1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

công tác xã hội đề tài một số quan điểm lý thuyết ứng dụng trong công tác xã hội

31 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Một số quan điểm lý thuyết ứng dụng trong công tác xã hội
Tác giả Nguyễn Đào Bích Lê, Nguyễn Tiến Danh, Diệp Phúc Toàn, Vũ Đức Trung, Tseng Bội Mi, Nguyễn Lê Khoa Việt, Đào Thị Thuỳ Linh, Lê Thị Phương Thảo, Nguyễn Phước Đạt, Nguyễn Huỳnh Trà Mi, Nguyễn Thị Ngọc Hân, Nguyễn Xuân Bảo
Người hướng dẫn ThS. Phan Thị Cẩm Giang
Trường học Trường Đại học Công nghệ TP. HCM
Chuyên ngành Tâm lý học
Thể loại Bài tập nhóm giữa kỳ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 699,14 KB

Cấu trúc

  • 1. THUYẾT NHÂN VĂN HIỆN SINH (5)
  • 2. THUYẾT THÂN CHỦ TRỌNG TÂM (7)
  • 3. THUYẾT NHU CẦU (9)
  • 4. THUYẾT HÀNH VI (12)
  • 5. THUYẾT NHẬN THỨC – HÀNH VI (13)
  • 6. THUYẾT ĐỘNG NĂNG TÂM LÝ (16)
  • 7. THUYẾT HỆ THỐNG GIA ĐÌNH (20)
  • 8. QUAN ĐIỂM SINH THÁI (22)
  • 9. THUYẾT HỌC TẬP XÃ HỘI (24)
  • 10. THUYẾT KIẾN TẠO XÃ HỘI (26)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (30)

Nội dung

Tác giả Quan điểm nhân văn hiện sinh được nhà tâm lý học trị liệu người Mỹ Carl Rogers 1902-1987 đưa ra, ông có ảnh hưởng rất lớn đến công tác xã hội thông qua việc xây dựng nền tảng lý

THUYẾT NHÂN VĂN HIỆN SINH

Quan điểm nhân văn hiện sinh được nhà tâm lý học trị liệu người Mỹ Carl Rogers (1902-1987) đưa ra, ông có ảnh hưởng rất lớn đến công tác xã hội thông qua việc xây dựng nền tảng lý thuyết dựa trên việc lấy thân chủ làm trung tâm trong tham vấn Ngoài Carl Roger, nhiều nhà tâm lý học và nhà trị liệu theo trường phái nhân văn đã có nhiều ảnh hưởng trong thập kỷ 60 và 70 của thế kỷ XIX, như Carkhuff và các cộng sự của ông", những người có công bổ sung và nâng cao tính ứng dụng những lý thuyết của Carl Roger

Brandon (1976) nhấn mạnh tấm quan trọng của Phật giáo thiền, một đóng góp không nhỏ trong công tác xã hội Brandon nhấn mạnh mỗi liên hệ bến chặt giữa vấn đề cá nhân này sinh trong mối quan hệ xã hội và những đặc tính bên trong của Phật giáo thiền để giúp đỡ con người Ông đặc biệt khẳng định rằng sự quan tâm và tình thương yêu của những người làm công tác xã hội đóng góp quan trọng trong việc giúp đỡ con người hơn là những lý thuyết và kỹ năng khoa học Theo đó, nhân viên xã hội khi thực hiện nghề nghiệp của mình cần phải có lòng trắc ẩn

Một vài tác giả đi theo England (1986) cho rằng cần phải nhìn nhận công tác xã hội giống như một công việc đậm tính nghệ thuật chứ không đơn thuần chỉ là sự áp dụng lý thuyết khoa học Theo đó, rất nhiều tác giả coi trọng tính nghệ thuật trong việc thấu hiểu thế giới và giúp đỡ con người (Rose, 1992; Sanders, 1993) Với quan điểm này, họ coi khả năng thấu hiểu người khác chính là nền tảng của việc giúp đỡ Ở điểm này, England đã mở rộng trường phái nghệ thuật của mình sang quan điểm nhân vân trong công tác xã hội

- Điểm cốt lõi mà quan điểm nhân văn hiện sinh muốn tập trung nhắc đến, đó là việc đánh giá cao khả năng của con người trong việc làm chủ thế giới Quan điểm hiện sinh phản đối mọi sự kỳ vọng về việc con người và xã hội sống ra sao Các cá nhân cũng có những chủ định của mình, nghĩa là họ có khả năng hành động theo những mục tiêu của họ và theo cách họ mong muốn trong cuộc sống tương lai

- Những người theo quan điểm nhân văn hiện sinh luôn tin tưởng vào các giá trị của con người và việc bản thân họ quyết định cuộc sống của mình

- Quan điểm nhân văn hiện sinh coi con người là mỗi quan tâm hàng đầu của xã hội, và đây cũng được lấy làm nền tảng triết lý cơ bản trong nghề công tác xã hội

- Quan điểm nhân văn hiện sinh nhấn mạnh khả năng của con người trong việc làm chủ thế giới và bản thân cuộc sống của họ Con người hoàn toàn có thể tự quyết định và tự giải quyết được các vấn đề của mình Công tác xã hội lấy tư tưởng này làm nền tảng triết lý của nghề, cho rằng: môi con người cần được phát huy hết tiềm năng của mình và cần phải thực hiện trách nhiệm của mình đối với xã hội thông qua sự tích cực tham gia vào xã hội

1.3 Ứng dụng trong công tác xã hội

Hoạt động công tác xã hội chuyên nghiệp được đặt trên tiền đề về niềm tin rằng tất cả con người (không phân biệt giới tính, tuổi tác, dân tộc, chủng tộc, tín ngưỡng, trình độ học vấn, tính cách, tình trạng kinh tế, địa vị chính trị ) đều có giá trị và nhân phẩm vốn có Con người cần được tôn trọng và có một điều kiện nhất định cho cuộc sống có lợi cho họ Công tác xã hội đặt niềm tin về khả năng thay đổi của con người và môi trường xã hội cần cho cuộc sống của con người và sự phát triển của xã hội Đứng trên quan điểm này, các nhà công tác xã hội có thể áp dụng lý thuyết nhân văn hiện sinh bằng cách tập trung vào mối quan hệ với khách hàng, tạo ra một môi trường an toàn và hỗ trợ, giúp khách hàng khám phá những suy nghĩ và cảm xúc của họ, và giúp họ xác định mục tiêu và giá trị của họ:

+ Nhân viên xã hội cần giúp cá nhân tháo bỏ rào cản trong môi trường xã hội, giúp Thân chủ hiểu được chính mình, chấp nhận hoàn cảnh và tự điều chỉnhbản thân để đạt được trạng thái cân bằng

+ Nhân viên xã hội không mang tính áp đặt, không phán xét Thân chủ mà cần lắng nghe một cách tích cực, thấu cảm và chấp nhận Thân chủ

+ Nhân viên xã hội luôn có niềm tin vào thân chủ, vào sự thay đổi của thân chủ do đó sau khi xác định được vấn đề của thân chủ nhân viên xã hội luôn khích lệ, động viên thân chủ để họ tự tin tham gia tích cực vào quá trình giải quyết vấn đề của mình

+ Nhân viên xã hội phải thể hiện mình sao cho thân chủ cảm thấy an tâm, đáng tin cậy: tình cảm hay thái độ của nhân viên xã hội phù hợp với hoàn cảnh cũng như đối tượng.

THUYẾT THÂN CHỦ TRỌNG TÂM

Thuyết thân chủ trọng tâm theo trường phái nhân văn ra đời vào những năm 40 của thế kỷ XX Carl Rogers (1902 - 1987) là đại diện tiêu biểu cho thuyết thân chủ trọng tâm, là một trong những nhà tâm lý học lớn nhất thế kỷ XX

Phương pháp tham vấn thân chủ trọng tâm lúc đầu được gọi là liệu pháp thân chủ trọng tâm (Carl Rogers, 1951) và sau đó được gọi là phương pháp tham vấn tập trung vào cá nhân (Person – Centered counseling)

Rogers tin rằng bản chất con người là thiện với những khuynh hướng tiến đến phát triển tiềm năng và xã hội hoá mà nếu đặt trong môi trường thuận lợi sẽ phát triển nhận thức và hiện thực hoá tiềm năng đầy đủ Sở dĩ một cá nhân nào đó (thân chủ) phát triển những hành vi kém thích nghi là do sự tập nhiễm những mẫu ứng xử sai lệch Bởi vì mỗi cá nhân đều có nhu cầu mạnh mẽ được người khác chấp nhận, coi trọng nên anh ta hoặc cô ta có thể hành động một cách không tự nhiên, không thực tế và phát triển những cảm giác sai lệch về bản thân, về những điều mình mong muốn

Mục đích của phương pháp tham vấn tập trung vào cá nhân không phải là chữa trị cho thân chủ hoặc tìm kiếm những nguyên nhân từ quá khứ mà cái chính là khuyến khích thân chủ sự tự hiện thực hoá những tiềm năng của bản thân, tạo điều kiện dễ dàng cho sự phát triển tâm lý lành mạnh ở thân chủ Thân chủ được xem như là một chủ thể có hiểu biết, họ phải được hiểu, được chấp nhận để nhà tham vấn có thể cung cấp những loại hình giúp được tốt hơn Điểm cốt lõi trong thuyết thân chủ trọng tâm là việc nhấn mạnh vào sức mạnh của

“cái tôi” tự khẳng định chính mình, dù trong mọi hoàn cảnh Mọi can thiệp bên ngoài chỉ ở mức độ khuyến khích và hỗ trợ tháo bỏ những rào cản để cái tôi tự bộc lộ khả năng của mình Để làm được điều này cần phải có niềm tin tuyệt đối vào con người với khả năng thay đổi của họ, cùng với sự tôn trọng giá trị con người Trong công tác xã hội, thân chủ trọng tâm được coi như cơ sở của hành vi, thái độ và phương pháp làm việc của người nhân viên xã hội đối với thân chủ

2.3 Ứng dụng trong công tác xã hội

Thân chủ được xem như là một chủ thể có hiểu biết, họ phải được hiểu, được chấp nhận vô điều kiện Vì thế, nhiệm vụ của nhân viên xã hội (NVXH) theo phương pháp tiếp cận này là tạo ra một môi trường thuận lợi, cho phép thân chủ học cách hành động để họ có thể tự giúp chính bản thân mình, bằng cách:

- NVXH giúp cá nhân tháo bỏ rào cản trong môi trường xã hội, giúp thân chủ hiểu được chính mình, chấp nhận hoàn cảnh và tự điều chỉnh bản thân để đạt được trạng thái cân bằng

- NVXH thể hiện sự lắng nghe một cách tích cực, thấu cảm và chấp nhận thân chủ; không áp đặt, không phán xét thân chủ

- NVXH luôn khích lệ, động viên thân chủ để họ tự tin tham gia tích cực vào quá trình giải quyết vấn đề của mình

Một số lưu ý đối với NVXH theo phương pháp tiếp cận thân chủ – trọng tâm:

- NVXH phải có niềm tin vào thân chủ, vào sự thay đổi của thân chủ

- NVXH phải thể hiện mình sao cho thân chủ cảm thấy an tâm, đáng tin cậy thông qua các kỹ năng: lắng nghe, phản hồi Sự thể hiện tình cảm hay thái độ của NVXH phù hợp với mỗi hoàn cảnh cũng như đối tượng

- NVXH cần phải diễn tả đầy đủ giúp thân chủ hiểu rõ ràng, thông suốt vấn đề

- NVXH phải linh hoạt trong việc xử lý tình huống, không được để tình cảm cá nhân chi phối, phải có nhân cách đủ mạnh để biệt lập với thân chủ

- NVXH cần luôn đặt mình vào tâm trạng của thân chủ, lắng nghe, quan sát để hiểu thân chủ sâu sắc, hiểu cảm xúc, suy nghĩ của đối tượng

- NVXH chấp nhận mọi hoàn cảnh của thân chủ, không phán xét mà để thân chủ cảm nhận được sự thấu cảm để họ tự tin chia sẻ

Ngoài ra, NVXH còn đem lại cho thân chủ những tác động tích cực sau:

- NVXH sẽ mang lại cho thân chủ những kinh nghiệm của NVXH và giúp thân chủ hiểu được những phương diện của chính mình mà trước đây họ chưa khám phá ra, hoặc biết nhưng chưa phát huy được

- Giúp thân chủ thấy mình trở nên quan trọng hơn, thấy được giá trị của bản thân

Từ đó, thân chủ thấy tự chủ và tự tin vào bản thân mình

- Giúp thân chủ cảm thấy mạnh mẽ và có nhiều khả năng hành động hữu hiệu hơn

Từ đó họ có thể đương đầu với những vấn đề của đời sống một cách thích đáng và dễ chịu hơn

- Giúp thân chủ hiểu người khác và biết chấp nhận người khác hơn

Như vậy, Thuyết thân chủ trọng tâm không chỉ được sử dụng trong quá trình thay đổi nhận thức, suy nghĩ, hành vi mà còn được thể hiện xuyên suốt quá trình trợ giúp thân chủ Thuyết này giúp thân chủ tự nhận thức ra được vấn đề của mình để họ tự lựa chọn cách giải quyết vấn đề của mình NVXH chỉ đóng vai trò là người xúc tác, khuyến khích, động viên, định hướng Sự hài hòa cũng như hiện diện của NVXH chính là yếu tố tối hậu góp phần vào tiến trình thay đổi nơi thân chủ.

THUYẾT NHU CẦU

Abraham Maslow (1908 – 1970) tâm lý gia người Mỹ, được nhìn nhận là người có công làm cho tâm lý học nhân văn trở thành một ngành tâm lý học chính thức Ông là con cả trong gia đình có 7 người con, là 1 học sinh xuất sắc nhưng có tuổi thơ cô đơn, nhút nhát và không gần gũi với cha mẹ Theo ý cha ông học luật sau đó bỏ học và học Tâm lý học (1927), hoàn tất tiến sĩ (1934); ban đầu chịu ảnh hưởng của trường phái Hành vi Abraham Maslow lần đầu tiên giới thiệu khái niệm về tháp nhu cầu trong bài báo năm 1943 của ông, có tiêu đề "A Theory of Human Motivation" (Lý thuyết về Động lực Con người), và sau đó trong cuốn sách "Motivation and Personality" (Động lực và

Tính cách) của ông Tháp này gợi ý rằng con người được thúc đẩy để đáp ứng các nhu cầu cơ bản trước khi tiến đến các nhu cầu cao cấp hơn

Maslow cho rằng con người có một khao khát tự nhiên để tự hiện thực hóa, tức là phát triển đến mức tối đa tiềm năng của bản thân, nhưng để đạt được điều này, các nhu cầu cơ bản như thức ăn, an toàn, tình yêu và lòng tự trọng phải được thỏa mãn trước Ông tin rằng những nhu cầu này giống như bản năng và thúc đẩy hành vi

Tháp nhu cầu của Maslow có năm cấp độ:

Nhu cầu sinh lý (Physiological Needs): Ăn uống, ngủ, hít thở, và duy trì thân nhiệt để duy trì sự sống

Nhu cầu an toàn (Safety Needs): An toàn vật lý và tâm lý, nơi ở ổn định, an toàn công việc, tài chính và tránh khỏi các mối đe dọa

Nhu cầu xã hội (Social Needs): Tình cảm, tình bạn, mối quan hệ gia đình và tình yêu, gắn kết xã hội và cảm giác thuộc về một nhóm

Nhu cầu được kính trọng (Esteem Needs): Được tôn trọng, công nhận từ người khác, tự trọng và lòng tự tin Chia thành sự tôn trọng từ bên ngoài (danh tiếng, công nhận) và từ bên trong (tự tin, độc lập)

1 Nguồn: https://pos.nvncdn.com/4e732c-26/art/20230603_gwak93aN.png

Nhu cầu tự thể hiện (Self-Actualization Needs): Thực hiện và khai thác hết tiềm năng cá nhân, phát triển bản thân và theo đuổi mục tiêu, đam mê cá nhân

3.3 Ứng dụng trong công tác xã hội

Hiểu thuyết nhu cầu: Dựa trên thuyết nhu cầu của Maslow, con người cần đáp ứng các nhu cầu cơ bản (ăn, mặc, nhà ở, chăm sóc y tế) trước khi tiến đến các nhu cầu cao hơn (an toàn, thuộc về nhóm, được tôn trọng, tự hoàn thiện) Mỗi người có nhu cầu khác nhau tùy theo hoàn cảnh và tình huống cá nhân Ví dụ, trẻ lang thang có thể do sự sao nhãng của cha mẹ, do nghèo khó, hoặc do muốn khẳng định bản thân

Tiếp nhận và thu thập thông tin: Khi làm việc với cá nhân, nhân viên xã hội cần tiếp nhận ca và thu thập thông tin về hoàn cảnh, nhu cầu và vấn đề của thân chủ Đánh giá và xác định vấn đề: Đánh giá nhu cầu cụ thể của từng cá nhân thông qua các công cụ như sơ đồ phả hệ, sơ đồ sinh thái, cây vấn đề Nhân viên xã hội cần lắng nghe và khám phá nhu cầu thực sự của thân chủ

Sơ đồ tiến trình công tác xã hội cá nhân tiếp cận theo thuyết nhu cầu 2

Lập kế hoạch hỗ trợ: Sau khi xác định nhu cầu và vấn đề của thân chủ, nhân viên xã hội lập kế hoạch hỗ trợ phù hợp với từng cá nhân, đảm bảo rằng các nhu cầu ưu tiên được giải quyết trước

Trị liệu và thực hiện kế hoạch: Thực hiện các biện pháp trị liệu và hỗ trợ theo kế hoạch đã lập để giúp thân chủ đạt được các nhu cầu của mình

2 Nguồn: Giáo trình công tác xã hội cá nhân và gia đình ThS Nguyễn Thị Thái Lan - TS Bùi Thị Xuân Mai

Lượng giá và kết thúc: Đánh giá hiệu quả của các biện pháp hỗ trợ, điều chỉnh kế hoạch nếu cần thiết và kết thúc quy trình khi các nhu cầu của thân chủ đã được đáp ứng đầy đủ.

THUYẾT HÀNH VI

Ivan Pavlov (1849-1936): Nhà sinh lý học người Nga, nổi tiếng với công trình về điều kiện hóa cổ điển Ông đã thực hiện các thí nghiệm nổi tiếng với chó, cho thấy cách mà một kích thích trung tính có thể được kết hợp với một kích thích có điều kiện để tạo ra một phản ứng có điều kiện

B.F Skinner (1904-1990): Nhà tâm lý học người Mỹ, nổi tiếng với lý thuyết điều kiện hóa thao tác Skinner đã thực hiện nhiều nghiên cứu về hành vi học được thông qua các thí nghiệm với động vật, đặc biệt là bồ câu và chuột

Quan điểm hành vi trong tâm lý học cho rằng hành vi của con người được hình thành và thay đổi do sự tương tác với môi trường

Thuyết hành vi cổ điển lập luận rằng hành vi là là kết quả của tương tác môi trường Con người học các hành vi mới và thay đổi hành vi là để thích nghi với hiện có thông qua môi trường xung quanh

Một hành vi mới có thể được học bằng cách ghép nối một kích thích trung tính với một kích thích có ý nghĩa Ví dụ, tiếng chuông (kích thích trung tính) kết hợp với thức ăn (kích thích có ý nghĩa) sẽ dẫn đến việc phản xạ tiết nước bọt khi nghe tiếng chuông

Hành vi được củng cố hoặc bị loại bỏ thông qua phần thưởng và hình phạt Nếu một hành vi được thưởng, nó có xu hướng được lặp lại; ngược lại, nếu bị phạt, hành vi đó sẽ giảm dần

Con người học hành vi bằng cách quan sát và bắt chước hành vi của người khác gọi là mô hình hoá (Modeling) Ví dụ, trẻ em có thể học cách cư xử bằng cách quan sát và bắt chước cha mẹ hoặc thầy cô

Nhìn chung, quan điểm hành vi quan tâm nhiều đến các khuôn mẫu và tìm cách tạo môi trường để con người có thể lặp lại các khuôn mẫu tích cực bằng việc tác động vào nhận thức, hay sử dụng các biện pháp củng cố Quan điểm hành vi không chú trọng nhiều đến cảm nhận của thân chủ và quá trình hình thành cảm xúc của thân chủ

4.3 Ứng dụng trong công tác xã hội

Các nhà công tác xã hội sử dụng phần thưởng và hình phạt để củng cố hành vi tích cực và loại bỏ hành vi tiêu cực ở thân chủ

Thay đổi môi trường sống và làm việc của thân chủ để hỗ trợ hành vi tích cực Ví dụ, tạo môi trường học tập yên tĩnh và không có yếu tố gây xao lãng cho học sinh

Sử dụng mô hình hóa để giáo dục và huấn luyện, dạy kỹ năng và hành vi mới cho thân chủ Ví dụ, hướng dẫn thân chủ quan sát và bắt chước các hành vi giao tiếp xã hội hiệu quả

Hướng dẫn các thành viên trong gia đình cách sử dụng điều kiện hóa hành vi để hỗ trợ thân chủ Ví dụ, khuyến khích phụ huynh khen ngợi và thưởng cho trẻ em khi chúng thực hiện tốt công việc nhà

Phân tích cụ thể trong trường hợp hỗ trợ trẻ em có hành vi sai lệch

Dẫn chứng: Trường học sử dụng hệ thống phần thưởng: Một trường học có thể sử dụng hệ thống điểm thưởng cho học sinh Mỗi khi học sinh hoàn thành bài tập đúng hạn, giúp đỡ bạn bè hoặc tham gia tích cực vào lớp học, các em sẽ nhận được điểm thưởng

Số điểm này có thể được quy đổi thành các phần quà hoặc đặc quyền như thời gian chơi thêm, quyền chọn trò chơi trong giờ giải lao Ứng dụng: Điều chỉnh hành vi học sinh: Hệ thống này khuyến khích học sinh thực hiện các hành vi tích cực và giảm các hành vi không mong muốn Học sinh sẽ học cách liên kết các hành vi tích cực với phần thưởng, từ đó hình thành thói quen tốt.

THUYẾT NHẬN THỨC – HÀNH VI

Thuyết nhận thức hành vi ra đời vào giữa thế kỷ 20, cũng như tên gọi của nó, đó là sự kết hợp giữa 2 lý thuyết hành vi và lý thuyết nhận thức Đầu thế kỷ 20, John Broadus Watson đã khởi xướng đầu tiên cho hướng tiếp cận hành vi với chủ nghĩa hành vi Theo đó là sự đóng góp của 2 lý thuyết nền tảng: thuyết điều kiện hóa cổ điển của Pavlov và thuyết điều kiện hóa tạo tác của Skinner

Vào những năm 1950, thuyết hành vi chính thức được hoàn thiện với sự đóng góp của Joseph Wolpe, Hans Jurgen Eysensk và Burrhus Frederic Skinner Cuối những năm

1960, thuyết học tập xã hội của Albert Bandura cũng đã được bổ sung vào hệ thống lý thuyết hành vi Bên cạnh đó, hướng tiếp cận nhận thức cũng ra đời và phát triển mạnh mẽ Thành tựu nghiên cứu của G Kelly, Magda Arnold và Arnold Lazarus đã đặt nền móng cho sự ra đời của thuyết nhận thức

Kế đó là sự phổ biến rộng rãi của 2 đóng góp to lớn là thuyết trị liệu cảm xúc hành vi hợp lý của Albert Ellis và thuyết trị liệu nhận thức của Aaron Beck, người được xem là cha đẻ của liệu pháp nhận thức hành vi Sau một quá trình làm việc nghiên cứu, Aaron Beck nhận thấy có nhiều mối tương quan và bổ sung cho nhau giữa các lý thuyết về nhận thức và hành vi, ông đã đổi tên liệu pháp của mình với tên gọi mới là trị liệu nhận thức hành vi, liệu pháp được sử dụng rộng rãi sau những năm 1990 và phổ biến cho đến ngày nay

Trị liệu cảm xúc hành vi hợp lý (REBT) của Albert Ellis: ông cho rằng khi một sự kiện A xảy ra, nhận thức sẽ mô tả, giải thích và suy luận về nó dựa trên niềm tin B và dẫn đến hậu quả C về cảm xúc và hành vi Niềm tin đó có thể hợp lý hoặc phi lý và hậu quả nó gây ra cho nhận thức có thể là các suy luận phán đoán chủ quan về thực tế, gây ra các cảm xúc tiêu cực và đưa ra hành vi không phù hợp tương ứng để ứng phó Vì thế, trị liệu của ông nhấn mạnh việc giúp thân chủ thay đổi các niềm tin sâu sắc của họ về bản thân và thế giới xung quanh

Trị liệu đa phương diện của Lazarus: ông cho rằng nhân cách con người bao gồm

7 phương diện: hành vi, cảm xúc, cảm giác, tưởng tượng, nhận thức, quan hệ liên cá nhân và sinh học, viết tắt là BASIC ID Các thành phần đều tác động qua lại và vấn đề rối loạn tâm lý phát sinh khi có sự tương tác không phù hợp giữa 7 phương diện với nhau và với môi trường bên ngoài Tương tự như trị liệu REBT, trị liệu đa phương diện tập trung giúp thân chủ nhận diện niềm tin phi lý, thay thế các xúc cảm tiêu cực và lựa chọn hành vi phù hợp hơn

Trị liệu nhận thức của Beck: theo bộ ba nhận thức của Beck, khi một sự kiện hoặc tình huống kích hoạt xảy ra, chúng ta sẽ nảy sinh các suy nghĩ tự động để lý giải về nó và đưa ra các hệ quả gồm phản ứng cơ thể, cảm xúc và hành vi Suy nghĩ tự động không tự nhiên mà có, nó làm việc dựa trên các niềm tin trung gian và ẩn chứa đằng sau nhất của cả 2 là niềm tin cốt lõi ở một cá nhân Niềm tin cốt lõi là quan điểm bền vững và ổn định của chúng ta về bản thân, về thế giới và tương lai, nó khó xác định và cũng khó điều chỉnh

Các lý thuyết của nhận thức hành vi đều khá đồng nhất với quan điểm về rối loạn sức khỏe tâm lý ở cá nhân thường là sự diễn dịch sai lệch quá mức với các tình huống vấn đề kích hoạt, hướng cá nhân lựa chọn các cảm xúc tiêu cực, bất lợi và hành vi phi lý không phù hợp Vì thế, trị liệu nhận thức hành vi nhấn mạnh việc thay đổi hệ thống niềm tin ở thân chủ theo hướng có lợi, tái cấu trúc các nhận thức, giúp họ có các góc nhìn và trải nghiệm mới ở tình huống vấn đề họ gặp phải, nâng cao năng lực ứng phó, hướng cảm xúc theo hướng có lợi và thay thế các hành vi kém thích ứng

5.3 Ứng dụng trong công tác xã hội

Nâng cao kỹ năng ứng phó với các tình huống: theo quan niệm các khó khăn đến từ việc thiếu sót trong khả năng ứng phó, vì thế khi làm việc với thân chủ cần cung cấp các thông tin và kiến thức cần thiết cho từng trường hợp cụ thể để cải thiện kỹ năng ứng phó ở họ Ngoài ra môi trường bên ngoài cũng là yếu tố không thể bỏ sót, chúng ta nên chú trọng cải tạo môi trường cho họ có được các điều kiện thuận lợi để thực hành các thay đổi

Giải quyết vấn đề theo mục tiêu và vấn đề cụ thể: làm việc với các cá nhân dựa trên việc đặt ra các mục tiêu cụ thể cần đạt được, tập trung nguồn lực và năng lượng vào giải quyết từng vấn đề cụ thể gây ra khó khăn cho việc hoàn thành mục tiêu đó, từ đó quản lý các vấn đề dễ dàng hơn

Tái cấu trúc nhận thức cho các cá nhân: giúp thân chủ nhận diện các suy nghĩ có hại, chỉ ra cho họ các góc nhìn đa chiều về vấn đề, có thể áp dụng các kỹ thuật điều chỉnh nhận thức như đối thoại Socrate, khám phá có dẫn dắt… cho họ tư duy lại vấn đề của bản thân, đồng thời cung cấp thêm kiến thức giúp họ gia tăng củng cố các nhận thức có lợi

Xây dựng lại hệ thống niềm tin phù hợp: các tầng bậc hệ thống niềm tin được xem là nguyên nhân chính gây nên các rối loạn sức khỏe tâm thần Trong đó niềm tin cốt lõi đóng vai trò là cái gốc rễ thúc đẩy hình thành tất cả các niềm tin trung gian và suy nghĩ tự động Tìm hiểu về niềm tin và các trải nghiệm hình thành niềm tin đó, xây dựng lại niềm tin hợp lý sẽ tạo nhiều thuận lợi cho chúng ta hướng tới các nhận thức cảm xúc hành vi tích cực Có thể áp dụng đối thoại Socrate để kiểm tra các loại niềm tin tiêu cực và suy nghĩ tự động ở thân chủ.

THUYẾT ĐỘNG NĂNG TÂM LÝ

Quan điểm tâm lý sinh động (the psychodynamic perspective) bắt nguồn từ lý thuyết phân tâm học (psychoanalysis) của Sigmund Freud Do vậy, trong nhiều tài liệu các thuật ngữ phân tâm học và tâm lý sinh động thường được sử dụng thay thế cho nhau Tuy nhiên, không thể đánh đồng hai học thuyết này là một, hai học thuyết này có một điểm khác biệt quan trọng Cụ thể, phân tâm học chỉ đề cập đến các lý thuyết do Freud phát triển, trong khi đó tâm lý sinh động lại đề cập đến cả lý thuyết của Freud và những lý thuyết dựa trên ý tưởng của ông, bao gồm: lý thuyết tâm lý phân tích (analytical psychology) của Carl Jung; lý thuyết tâm lý cá nhân (individual psychology) của Alfred Adler; tân lý thuyết phân tâm Freud (neo-Freudians) của Karen Horney, Harry Stack Sullivan và Erich Fromm; lý thuyết liên hệ đối tượng (object relations) của Melanie Klein, Ronald Fairbain và Margaret Mahler; lý thuyết tâm lý học cái Tôi (Ego- Psychology) của Anna Freud và Erik Erikson; lý thuyết tâm lý học bản ngã (self psychology) của Heinz Kohut, Với thực tế rằng, có rất nhiều lý thuyết được bao trùm bởi lý thuyết tâm lý sinh động, đến nỗi nó thường được gọi là một cách tiếp cận (approach) hoặc một quan điểm (perspective) thay vì một lý thuyết (Greelane, 2019)

Bên cạnh đó, tâm lý sinh động tin rằng mọi hành vi của cá nhân dù là bình thường hay bất thường đều bị tác động và thúc đẩy bởi những động lực tâm lý (psychological forces) tiềm ẩn bên trong cá nhân ấy ở những mức độ khác nhau tùy từng trường hợp Những động lực tâm lý vô thức này tương tác với nhau (xung khắc, hạn chế, bù trừ, phối hợp, ) trong một tình huống được mô tả là liên tục và rất sinh động để kết quả là làm phát sinh những ý tưởng, cảm nghĩ và hành vi của các nhân ấy (Phạm Toàn, 2022)

Ngoài ra, tâm lý sinh động cũng cho rằng những hành vi hay triệu chứng bất thường, bệnh là hậu quả của một quá trình xung khắc và tranh chấp giữa các động lực tâm lý VÀ sự xuất hiện của những hành vi hay triệu chứng bất thường này cũng có mục đích tâm lý của chúng, là cố gắng (vô thức hay ý thức) để giải quyết hay làm giảm thiểu sự tranh chấp đó (Phạm Toàn, 2022)

Quan điểm tâm lý sinh động truyền thống có một số giả định chính như sau (Online MSW Programs, 2023):

+ Mọi hành vi đều có nguyên nhân tiềm ẩn

+ Nguyên nhân của hành vi của một người bắt nguồn từ vô thức của họ

+ Nhân cách được tạo thành từ nhiều phần tương tác và tạo ra các động lực mâu thuẫn Freud đề xuất rằng tâm trí được chia thành ba phần: cái nó, cái tôi và cái siêu tôi Nếu những phần này không cân bằng, chúng có thể gây ra lo lắng

+ Những trải nghiệm trong quá khứ, đặc biệt là những trải nghiệm thời thơ ấu, đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nhân cách của một người

+ Cả các quá trình bẩm sinh bên trong và môi trường bên ngoài đều góp phần hình thành nhân cách của người trưởng thành

Tuy nhiên, với nền tảng là lý thuyết phân tâm học (psychoanalysis), trải qua sự phát triển của lịch sử và sự đóng góp của nhiều nghiên cứu của nhiều lý thuyết khác nhau Quan điểm tâm lý sinh động đã sớm có những thay đổi và biến chuyển so với ban đầu Ngày nay, các nhà tâm lý sinh động không còn đặt nặng vào một số ý tưởng của Freud, chẳng hạn như cái tôi, cái tôi và siêu phàm Thay vào đó, quan điểm này ở hiện tại tập trung vào một tập hợp các nguyên lý cốt lõi mà cả hai đều nảy sinh và mở rộng dựa trên các lý thuyết của Freud Cụ thể, theo Drew Weston, các nguyên lý cốt lõi của quan điểm tâm lý sinh động bao gồm (Greelane, 2019):

+ Phần lớn đời sống tinh thần là vô thức Điều này có nghĩa là những suy nghĩ, cảm xúc và động cơ của con người thường không được biết đến

+ Các cá nhân có thể trải qua những suy nghĩ và cảm xúc mâu thuẫn đối với một người hoặc một tình huống bởi vì các phản ứng tinh thần xảy ra độc lập nhưng song song Xung đột nội bộ như vậy có thể dẫn đến những động cơ mâu thuẫn, đòi hỏi sự thỏa hiệp về tinh thần

+ Nhân cách bắt đầu hình thành từ thời thơ ấu và nó tiếp tục bị ảnh hưởng bởi những trải nghiệm thời thơ ấu đến khi trưởng thành, đặc biệt là trong việc hình thành các mối quan hệ xã hội

+ Tương tác xã hội của mọi người bị ảnh hưởng bởi sự hiểu biết tinh thần của họ về bản thân, người khác và các mối quan hệ

+ Sự phát triển nhân cách bao gồm học cách điều chỉnh các động cơ tình dục và hung hăng, cũng như phát triển từ trạng thái phụ thuộc xã hội sang trạng thái phụ thuộc lẫn nhau, trong đó người ta có thể hình thành và duy trì các mối quan hệ thân mật về mặt chức năng

+ Quan hệ đối tượng: mối quan hệ đối tượng cho rằng mối quan hệ ban đầu của một người đặt ra kỳ vọng cho những mối quan hệ sau này Cho dù chúng tốt hay xấu, mọi người phát triển mức độ thoải mái với sự năng động của các mối quan hệ ban đầu của họ và thường bị thu hút bởi những mối quan hệ có thể tái tạo chúng theo một cách nào đó Điều này hoạt động tốt nếu các mối quan hệ ban đầu của một người là lành mạnh nhưng sẽ dẫn đến vấn đề nếu các mối quan hệ ban đầu đó có vấn đề theo một cách nào đó

+ Sự chuyển giao: bất kể một mối quan hệ mới là như thế nào, một cá nhân sẽ nhìn vào một mối quan hệ mới thông qua lăng kính của những mối quan hệ cũ của họ Điều này được gọi là "sự chuyển giao" và cung cấp một lối tắt tinh thần cho những người đang cố gắng hiểu một mối quan hệ mới năng động Do đó, mọi người đưa ra những suy luận có thể chính xác hoặc không chính xác về một mối quan hệ mới dựa trên những kinh nghiệm trong quá khứ của họ

6.3 Ứng dụng trong công tác xã hội Đối với ngành công tác xã hội, quan điểm tâm lý sinh động có thể giúp nhân viên công tác xã hội hiểu và tìm ra những xung đột vô thức và những trải nghiệm thời thơ ấu nào đang ảnh hưởng đến hành vi và cảm xúc của thân chủ Bên cạnh đó, nhân viên công tác xã hội còn có thể giúp thân chủ hiểu sâu hơn về thế giới nội tâm của thân chủ, từ đó có thể tìm ra các phương pháp trị liệu hiệu quả Đồng thời, sự hiểu biết của thân chủ về thế giới nội tâm của bản thân, có thể giúp thân chủ tạo ra những thay đổi hiệu quả và lâu dài (SocialWorkin Team, 2023) Cụ thể như sau:

+ Hiểu được hành vi của thân chủ: nhân viên công tác xã hội thường phải làm việc với thân chủ có hành vi phức tạp và đầy thử thách Quan điểm tâm lý sinh động có thể giúp các nhân viên công tác xã hội hiểu được nguyên nhân cơ bản của những hành vi này bằng cách đi sâu vào những trải nghiệm vô thức và những xung đột chưa được giải quyết của thân chủ

+ Hình thành các mối quan hệ trị liệu: Xây dựng một liên minh trị liệu mạnh mẽ là rất quan trọng trong công tác xã hội Các nguyên tắc tâm lý sinh động có thể hướng dẫn nhân viên xã hội tạo ra một môi trường an toàn và đồng cảm, nơi thân chủ cảm thấy thoải mái khi khám phá những suy nghĩ và cảm xúc bên trong của mình

+ Nguyên tắc chăm sóc dựa trên sự nhận thức về chấn thương (Trauma-Informed Care): Nhiều thân chủ tìm kiếm các dịch vụ công tác xã hội đã trải qua sang chấn cuộc sống Lý thuyết tâm lý sinh động có thể hỗ trợ nhân viên xã hội nhận ra tác động của những sang chấn trong quá khứ đối với hoạt động và hành vi hiện tại của thân chủ

THUYẾT HỆ THỐNG GIA ĐÌNH

Tiến sĩ Murray Bowen (1913 – 1990), bác sĩ tâm thần người Mỹ, là bác sĩ tâm thần đầu tiên và duy nhất mô tả một lý thuyết giải thích hành vi của con người Ông được đào tạo tại Menninger và vào năm 1954, Bowen trở thành giám đốc đầu tiên của Bộ phận Gia đình tại Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia (NIMH) Bowen chỉ trích xu hướng chẩn đoán và điều trị bệnh tâm thần của các nhà tâm thần học là có giới hạn hữu ích và cuối cùng là ngõ cụt Công trình của ông đã vượt ra ngoài các lý thuyết hệ thống gia đình khác, và tương phản rõ rệt với Freud

“Gia đình” theo Bowen là hệ thống các mối quan hệ về cảm xúc, cá nhân dễ bị phụ thuộc vào hệ thống dẫn đến việc cá nhân không khẳng định được cảm xúc riêng và không có khả năng giải quyết hiệu quả các vấn đề trong đời sống

Quá trình xã hội hóa cảm xúc: Bowen quan sát các quá trình cảm xúc trên cùng hoạt động trong xã hội lớn hơn Các điều kiện của căng thẳng mãn tính (thất nghiệp, thiên tai, nghèo đói và bất ổn chính trị) gây ra một bầu không khí xã hội đặc trưng như lo lắng, nhiều áp lực hơn cho sự gắn kết, tuân thủ và ít chỗ cho cá nhân, tạo ra một vòng trong luẩn quẩn của lo lắng và hành vi thoái lui lớn hơn trong gia đình

Cá biệt hóa bản ngã: ông phân ra 3 loại cá biệt hóa bao gồm cá biệt hóa kém, có thể biệt định hóa các chức năng về cảm xúc và trí năng của mình và cá biệt hóa tốt

+ Cá biệt hóa kém: Lẫn lội giữa các chứng năng cảm xúc và trí năng Tạo lập một

“khối những cái tôi cá biệt hóa kém trong gia đình” làm cản trở tiến trình trưởng thành của các cá nhân

+ Cá biệt hóa tốt: Cá nhân sẽ có chứng năng cảm xúc và trí năng tương đối độc lập Có khả năng hài lòng với các mối quan hệ xã hội và sự lựa chọn các mục đích sống của đời mình

Tam giác quan hệ: Tam giác xảy ra khi một người bên ngoài can thiệp hoặc bị lôi kéo vào một mối quan hệ mâu thuẩn hoặc căng thẳng giảm bớt căng thẳng và tạo điều kiện giao tiếp Tam giác có thể dẫn đến các vấn đề trong các mối quan hệ và các thành viên cá nhân của mối quan hệ tam hợp có thể bị căng thẳng, lo lắng hoặc các mối quan tâm về sức khỏe tâm thần khác do kết quả của tam giác Mối quan hệ tay ba thường gặp nhất là giữa bộ ba: Bố - mẹ - con

Tiến trình phóng chiếu trong gia đình: Sự truyền sang 1 đối tượng, sự yếu kém trong việc cá biệt hóa sự yếu kém của mình và mức độ khó khăn của các vấn đề bên gia đình

Tiến trình truyền lan đa thế hệ: Tiến trình trong đó có sự tái diễn của tiến trình phóng chiếu bên trong gia đình và lặp đi lặp lại các vấn đề xung đột qua nhiều thế hệ trong gia tộc Chúng ta có xu hướng kết hôn với những người có mức độ khác biệt tương tự

Chia cách cảm xúc: Mô tả một hình huống mà một người quyết định để quản lý tốt nhất những khó khăn về tình cảm hay mối quan tâm khác trong hệ thống gia đình bằng tình cảm xa cách mình từ các thành viên khác của gia đình Là một nỗ lực để giảm căng thẳng và căng thẳng trong mối quan hệ và xử lý các vấn đề giữa các cá nhân chưa được giải quyết Bowen tin việc cắt đứt cảm xúc sẽ khiến mọi người chú trọng hơn vào các mối quan hệ mới

Quá trình cảm xúc gia đình hạt nhân: Bowen cho rằng chúng chủ yếu là kết quả của hệ thống tình cảm gia đình Phản ánh niềm tin của ông cho rằng gia đình hạt nhân có xu hướng đến các vấn đề kinh nghiệm trong 4 lĩnh vực: khoảng cách tình cảm, thân mật đối tác mâu thuẫn, hành vi có vấn đề hoặc mối quan tâm trong một đối tác, chức năng bị suy giảm ở trẻ em

Vị trí anh em: Bowen đồng ý với Walter Toman rằng vị trí anh em có tác động đáng kệ đến tính cách và mô hình đặc trưng của họ, con cả thường phát triển nhiều phẩm chất lãnh đạo, ý thức trách nhiệm cao,… Con út có xu hướng tự do, phụ thuộc, độc đáo và sáng tạo Con giữa có thể cảm thấy bị bỏ rơi trong gia đình và thường đóng vai trò là người hòa giải

7.3 Ứng dụng trong công tác xã hội

Thuyết hệ thống giúp nhân viên công tác xã hội sắp xếp, tổ chức được lượng thông tin lớn thu thập được một cách có trình tự, hệ thống rõ ràng, từ đó để xác định mức độ nghiêm trọng của vấn đề và tìm cách can thiệp hiệu quả

Trong công tác xã hội, phải xem xét đối tượng như là một hệ thống nằm trong hệ thống lớn hơn là gia đình, hệ thống gia đình lại nằm trong hệ thống cộng đồng nhất định

Nên chú ý nhiều đến các quan hệ giữa các phần tử nằm trong hệ thống hơn là chú ý tới trong phần tử là mỗi cá nhân có các thuộc tính riêng rẽ

Nhìn nhận vấn đề theo hệ thống giúp cho nhân viên xã hội tổ chức tư duy về một vấn đề phức tạp, chia tình huống phức tạp thành một tập hợp những hệ thống, phân tích sự tác động của hệ thống này đến hệ thống khác và theo dõi sự tương tác giữa các hệ thống Ứng dụng trong vai trò cầu nối giữa các hệ thống chính thức, hệ thống không chính thức và hệ thống xã hội để cung cấp các dịch vụ xã hội cho đối tượng.

QUAN ĐIỂM SINH THÁI

Quan điểm sinh thái có nguồn gốc từ quan điểm của Lewinian (1936) rằng hành vi là một hoạt động của con người có sự tương tác với môi trường của họ Sau đó được Carel Bailey Germain, giáo sư ngành Công tác xã hội, Trường Đại học Columbia, Mỹ đề xướng vào năm 1973 - tác giả đầu tiên phát triển các khái niệm về một “quan điểm sinh thái” trong khi giảng dạy tại Columbia vào giữa những năm 70, và sau dựa trên nền tảng đó mà phát triển lý thuyết này với sự hỗ trợ của các đồng nghiệp của mình như Alex Gitterman Mục đích của Germain là đưa lý thuyết này áp dụng vào công tác xã hội với cá nhân Bởi lẽ mặc dù nhân viên xã hội cơ bản từ lâu đã biết rằng con người tồn tại trong một ma trận xã hội và sự chuyển biến tâm lý sâu rộng và phức tạp, song nghề công tác xã hội lúc đó lại thiếu một khái niệm nhằm liên kết các ảnh hưởng môi trường và văn hóa rộng lớn đối với mỗi con người, giúp nhân viên Công tác xã hội có đủ kiến thức để đối mặt với những khó khăn của thân chủ Đến năm 1983, Meyer tiếp tục xây dựng và mở rộng để đáp ứng nhu cầu tại Mỹ Theo thời gian, Germain và Alex nhận thấy quan điểm sinh thái không chỉ áp dụng trong công tác xã hội cá nhân mà còn thích hợp áp dụng cho công tác xã hội nhóm, công tác xã hội cộng đồng và họ đã dựa trên thành quả nghiên cứu có được để phát triển mô hình đời sống (Life mode) dùng trong thực hành

Môi trường là yếu tố quan trọng đối với mỗi cá nhân và càng quan trọng hơn trong công tác xã hội Con người luôn chịu tác động của môi trường và các tác nhân khác nhau, các hệ thống khác nhau Quan điểm sinh thái cho rằng con người chịu tác động ở ba cấp độ:

+ Cấp độ vi mô trong cuộc sống của cá nhân đó: lớp học, gia đình, cơ quan, bạn bè, v.v

+ Cấp độ trung mô là những tương tác giữa các hệ thống vi mô có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến cá nhân: mối liên lạc giữa gia đình và nhà trường, mối quan hệ giữa cha mẹ và nơi làm việc, …

+ Cấp độ vĩ mô được xem xét trên bình diện kinh tế, chính trị, văn hoá có ảnh hưởng đến cá nhân: các thiết chế, chính sách của nhà nước, v.v

Cá nhân gắn chặt với gia đình, với cộng đồng, có những cá nhân rất mạnh có thể lay chuyển cả một hệ thống lớn Hành vi con người rất phức tạp , không có một yếu tố nào duy nhất giải thích về hành vi con người Khi xét trên quan điểm sinh thái cần phải xác định những điểm nào của môi trường sinh thái thực sự gây nên vấn đề của thân chủ để có những tác động hợp lý

8.3 Ứng dụng trong công tác xã hội

Thông qua quan điểm sinh thái cho thấy cuộc sống và những vấn đề của mỗi con người trong xã hội đều ít nhiều chịu ảnh hưởng của các mối quan hệ xung quanh họ Do vậy, trong quá trình thực hiện công tác xã hội, công việc đầu tiên của nhân viên công tác xã hội cần làm là xác định được các hệ thống xung quanh hệ thống thân chủ có những ảnh hưởng quan trọng đến việc phát sinh các vấn đề hoặc việc giải quyết các vấn đề của khách hàng để có thể có được biện pháp tiếp cận và can thiệp hợp lý

Quan điểm sinh thái can thiệp theo 3 hướng: thân chủ; môi trường; và sự tiếp xúc giữa thân chủ và môi trường

+ Can thiệp tới thân chủ: Nhân viên công tác xã hội cần thực hiện hỗ trợ thân chủ nâng cao sự tự trọng của bản thân giảm bớt sự lo lắng Đồng thời, nhân viên công tác xã hội cũng cần cung cấp các kỹ năng ứng phó với vấn đề; cung cấp cơ hội thực hành các kỹ năng về mặt không gian lẫn thời gian cho thân chủ

+ Can thiệp tới môi trường: Nhân viên công tác xã hội cần tác động tới môi trường vật lý và môi trường xã hội của thân chủ, nhằm mở rộng mạng lưới và các nguồn tài nguyên Thông qua cách làm này, thân chủ nâng cao khả năng tự tạo được các mối quan hệ với môi trường, nâng cao năng lực đối phó, khả năng tự quản lý và sự tự trọng của bản thân

+ Can thiệp vào sự tiếp xúc giữa thân chủ và môi trường: Nhằm nâng cao chất lượng và duy trì sự trao đổi qua lại theo hướng tích cực giữa thân chủ và môi trường Áp dụng quan điểm sinh thái trong nghiên cứu về vai trò của công tác xã hội trong bệnh viện, qua đó có thể đánh giá một cách khái quát về tình hình của thân chủ, giúp nhân viên công tác xã hội nâng cao hiệu quả làm việc, đồng thời có cái nhìn bao quát tới các mối quan hệ và những vấn đề liên quan tới thân chủ của mình.

THUYẾT HỌC TẬP XÃ HỘI

Albert Bandura sinh ngày 4 tháng 12 năm 1925 tại thành phố Nundare phía bắc Alberta, nước Canada Ông được giáo dục trong một trường tập trung dạy gộp từ bậc tiểu học đến hết cấp trung học Sau khi tốt nghiệp cấp 3, ông đã làm việc suốt một mùa hè lấp những lỗ vỡ trên con đường xa lộ Alaska ở Yukon Ông tốt nghiệp cử nhân tâm lý ở Trường đại học British Columbia năm 1949 Ông tiếp tục học ở trường đại học Iowa và nhận được bằng tiến sĩ vào năm 1952 Tại đây ông đã ảnh hưởng rất lớn của những học thuyết hành vi truyền thống và học thuyết học tập Tại Iowa, ông gặp Virginia Varns, một giảng viên thuộc khoa Y tá của trường Họ làm đám cưới và sau đó có 2 con gái Sau khi tốt nghiệp, ông được nhận vào học ở bậc hậu tiến sĩ tại Trung tâm Hướng dẫn thành phố Wichita, tiểu bang Kansas Năm 1953, ông bắt đầu dạy tại trường Đại học Standford Ở đó, ông cộng tác với người học trò bậc hậu đại học đầu tiên của mình là Richard Walters, kết quả là họ đã hoàn thành cuốn sách đầu tiên: Nổi Loạn Nơi Tuổi Dậy Thì (Adolescent Agression) vào năm 1959 Bandura đã từng giữ chức chủ tịch Hiệp hội Tâm lý Hoa Kỳ APA vào năm 1973, và đã nhận được bằng khen của Hiệp hội này vì đã có những đóng góp cống hiến khoa học xuất sắc Ông tiếp tục làm việc tại trường đại học Stanford cho đến hiện nay

Học thuyết học tập xã hội của Albert Bandura nhấn mạnh rằng con người học hỏi lẫn nhau thông qua quan sát, bắt chước và mô phỏng Học thuyết này kết nối khoảng cách giữa các lý thuyết học tập hành vi và học tập nhận thức bằng cách xem xét sự chú ý, trí nhớ và động lực Dưới đây là những điểm chính của học thuyết:

+ Học tập qua quan sát: Con người có thể học hỏi bằng cách quan sát người khác

Hình thức học này có thể thông qua các mô hình sống (người thật biểu diễn hành vi), các mô hình biểu tượng (nhân vật trong sách, phim, v.v.) và hướng dẫn bằng lời

Một trong những thí nghiệm nổi tiếng nhất trong lịch sử tâm lý học liên quan đến một con búp bê tên là Bobo Bandura đã chứng minh rằng trẻ em học và bắt chước những hành vi mà chúng quan sát được ở người khác.Trẻ em trong nghiên cứu của Bandura đã quan sát một người lớn hành động bạo lực với một con búp bê Bobo Khi những đứa trẻ sau đó được phép chơi trong phòng có búp bê Bobo, chúng bắt đầu bắt chước những hành động hung hăng mà chúng đã quan sát trước đó

+ Trạng thái tâm lý: Trạng thái tâm lý nội tại rất quan trọng đối với quá trình học tập Bandura giới thiệu khái niệm củng cố nội tại, như niềm tự hào và cảm giác thành tựu, giúp kết nối các lý thuyết học tập với các lý thuyết phát triển nhận thức

Bandura lưu ý rằng sự củng cố bên ngoài, môi trường không phải là yếu tố duy nhất ảnh hưởng đến việc học và hành vi Và ông nhận ra rằng sự củng cố không phải lúc nào cũng đến từ các nguồn bên ngoài Trạng thái tinh thần và động lực của riêng bạn đóng vai trò quan trọng trong việc xác định một hành vi có được học hay không Sự nhấn mạnh vào suy nghĩ và nhận thức bên trong này giúp kết nối các lý thuyết học tập với các lý thuyết phát triển nhận thức

+ Thay đổi hành vi: Học tập không nhất thiết dẫn đến thay đổi hành vi Con người có thể học thông tin mới mà không ngay lập tức biểu hiện nó

Trong nhiều trường hợp, việc học có thể được nhìn thấy ngay lập tức khi hành vi mới được thể hiện Khi bạn dạy trẻ đi xe đạp, bạn có thể nhanh chóng xác định xem việc học đã diễn ra hay chưa bằng cách để trẻ tự đi xe đạp mà không cần trợ giúp Nhưng đôi khi chúng ta có thể học được những điều mặc dù việc học đó có thể không rõ ràng ngay lập tức Trong khi các nhà hành vi học tin rằng việc học dẫn đến sự thay đổi vĩnh viễn trong hành vi, thì việc học quan sát chứng minh rằng mọi người có thể học thông tin mới mà không cần thể hiện hành vi mới

Học thuyết chỉ ra rằng học tập bao gồm bốn quá trình: chú ý, ghi nhớ, tái tạo và động lực

9.3 Ứng dụng trong công tác xã hội

Giảm bạo lực và hành vi gây hấn: Thuyết Học tập xã hội giúp giải thích và can thiệp vào các hành vi bạo lực và gây hấn, đặc biệt là ở trẻ em Nhờ vào việc hiểu rõ cách trẻ em học hỏi và mô phỏng hành vi từ người lớn, nhân viên xã hội có thể thiết kế các chương trình giáo dục và can thiệp để ngăn chặn và thay đổi hành vi bạo lực Điều trị các vấn đề về hành vi: Trong công tác xã hội, lý thuyết này được sử dụng để hiểu và điều trị các vấn đề hành vi như nghiện ngập, lo âu xã hội, và hành vi tội phạm Nhân viên xã hội có thể áp dụng các kỹ thuật từ lý thuyết này để giúp khách hàng nhận diện và thay đổi các mô hình hành vi tiêu cực, đồng thời thúc đẩy các hành vi tích cực thông qua việc tăng cường sự tự tin và động lực

Thúc đẩy mô hình vai trò tích cực: Thuyết Học tập xã hội nhấn mạnh vai trò quan trọng của các mô hình vai trò tích cực Nhân viên xã hội có thể sử dụng phương pháp phản hồi bằng video để cải thiện mối quan hệ cha mẹ-con cái và giảm các vấn đề về hành vi của trẻ em

Phát triển cá nhân và kỹ năng xã hội: Lý thuyết này giúp nhân viên xã hội hiểu rõ cách các cá nhân học hỏi và phát triển kỹ năng xã hội thông qua quan sát và mô phỏng Điều này đặc biệt quan trọng trong việc phát triển các chương trình giáo dục và huấn luyện kỹ năng sống cho thanh thiếu niên và người trưởng thành.

THUYẾT KIẾN TẠO XÃ HỘI

Lev Vygotsky (1896 - 1934) là cha đẻ của Thuyết kiến tạo xã hội (Social Constructivism) Thuyết này ra đời trong bối cảnh Chủ nghĩa kiến tạo về nhận thức phát triển mạnh mẽ vào đầu thế kỷ XX Khác với lý thuyết kiến tạo nhận thức khi nhấn mạnh vai trò độc lập của cá nhân trong việc xây dựng tri thức (có thể tách việc học ra khỏi bối cảnh xã hội của nó), Vygotsky lại đề cao tầm quan trọng của văn hóa và sự tương tác xã hội trong quá trình tạo ra tri thức ở mỗi cá nhân

Vygotsky cũng nhấn mạnh vai trò quan trọng của ngôn ngữ, văn hóa và người có kiến thức cao hơn - More Knowledge Other (MKO) trong phát triển nhận thức của cá nhân

Học tập là quá trình cá nhân tương tác với xã hội

Theo Vygotsky, học tập là một quá trình xã hội và văn hóa, nơi kiến thức và kỹ năng được phát triển thông qua tương tác với người khác Việc học không chỉ đơn giản bao gồm sự tiếp thu và điều chỉnh kiến thức mới của người học, mà còn là quá trình người học được hòa nhập vào một cộng đồng tri thức

Vai trò quan trọng của ngôn ngữ và văn hóa

Vygotsky tin rằng ngôn ngữ và văn hóa đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong sự phát triển trí tuệ của con người và trong cách mà con người nhìn nhận thế giới, vì chúng là các khuôn khổ thông qua đó con người trải nghiệm, giao tiếp và hiểu thực tế

Vùng Phát Triển Gần - Zone of Proximal Development (ZPD)

ZPD được định nghĩa là “khoảng cách giữa mức độ phát triển thực tế được xác định thông qua giải quyết vấn đề độc lập và mức độ phát triển tiềm năng được xác định thông qua giải quyết vấn đề dưới sự hướng dẫn của người lớn, hoặc hợp tác với bạn đồng học có khả năng cao hơn” Vygotsky cho rằng người học nên được giảng dạy trong ZPD Một giáo viên giỏi hoặc một người có kiến thức hơn - More Knowledge Other (MKO) xác định ZPD của người học và giúp họ vươn xa hơn vùng ZPD đó Sau đó, MKO từ từ rút lui sự hỗ trợ cho đến khi người học có thể thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập

Lý thuyết Giàn Giáo - Scaffolding

Thuật ngữ “Giàn giáo” được giới thiệu bởi Wood, Bruner và Ross (1976) Các nhà tâm lý học khác đã áp dụng phép ẩn dụ của giàn giáo vào lý thuyết của Vygotsky

Scaffolding là sự hỗ trợ tạm thời mà MKO cung cấp cho người học (kiến thức, công nghệ, công cụ, kinh nghiệm…) để thực hiện một nhiệm vụ nào đó

Vygotsky cũng tin rằng, các tương tác xã hội giữa người hướng dẫn, giáo viên có trình độ cao hơn và người học có thể giúp họ phát huy tiềm năng học tập, phát triển trí tuệ tốt hơn thay vì để người học tự mày mò tìm hiểu

Vùng Phát triển Gần ZPD và Giàn Giáo - Scaffolding 3

10.3 Ứng dụng trong công tác xã hội Áp dụng Vùng Phát Triển Gần (ZPD) trong công tác giáo dục và đào tạo

Trong công tác xã hội, việc hỗ trợ và hướng dẫn những người cần giúp đỡ để họ có thể tự giải quyết vấn đề là rất quan trọng Nhân viên công tác xã hội có thể nhận diện ZPD của người cần sự giúp đỡ và cung cấp sự hỗ trợ cần thiết để họ có thể tự thực hiện

Hỗ trợ giải quyết vấn đề cá nhân thông qua Scaffolding

Nhân viên công tác xã hội có thể cung cấp sự hỗ trợ từng bước ban đầu, để giúp các cá nhân có thể giải quyết vấn đề của mình Ví dụ: giúp đỡ thanh thiếu niên tự kỷ, chậm phát triển tạo lập cuộc sống tốt hơn, bằng cách giúp các em học nghề làm bánh (Mô hình hướng nghiệp làm bánh cho thanh thiếu niên tự kỷ, chậm phát triển ở Sao Mai)

Phát triển nhận thức cho cộng đồng thông qua tương tác xã hội, văn hóa

Nhân viên công tác xã hội có thể tổ chức các hoạt động, sự kiện, các buổi gặp mặt để tăng cường sự gắn kết trong cộng đồng, nâng cao sự hiểu biết lẫn nhau thông qua giao lưu văn hóa, cuộc sống, công việc… từ đó khuyến khích sự tương tác và hợp tác giữa các thành viên Tạo ra các chương trình giáo dục và đào tạo cho cộng đồng, giúp các thành viên học hỏi, phát triển tri thức, các kỹ năng cần thiết để cải thiện cuộc sống của mình.

Ngày đăng: 20/08/2024, 14:02

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w