1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

bài thảo luận môn học triết học mac lenin đề số 7 tồn tại xã hội và ý thức xã hội

15 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tồn tại xã hội và ý thức xã hội
Tác giả Nhóm 07
Người hướng dẫn Phạm Minh Ái
Trường học HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG
Chuyên ngành TRIẾT HỌC MAC-LENIN
Thể loại Bài Thảo Luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố HÀ NỘI
Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 101,6 KB

Nội dung

Tồn tại xã hội của con người là thực tại xã hội khách quan, là một kiểu vật chất xã hội, là các quan hệ xã hội vật chất được ý thức xã hội phản ánh.. Trong các quan hệ xã hội vật chất ấy

Trang 1

KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN LÍ

 BÀI THẢO LUẬN MÔN HỌC: TRIẾT HỌC MAC-LENIN

ĐỀ SỐ 7 Tồn tại xã hội và ý thức xã hội

Nhóm thực hiện : Nhóm 07

Lớp : D23CQMR05-B&D23CQTM03

Giảng viên : Phạm Minh Ái

HÀ NỘI 2023

Trang 2

MỤC LỤC

1.KHÁI NIỆM VỀ TỒN TẠI XÃ HỘI 3

2.CÁC YẾU TỐ CƠ BẢN CỦA TỒN TẠI XÃ HỘI 3

3.Ý THỨC XÃ HỘI 3

3.1.KHÁI NIỆM CỦA Ý THỨC XÃ HỘI 3

3.2.PHÂN BIỆT Ý THỨC XÃ HỘI VÀ Ý THỨC CÁ NHÂN 4

3.3.CÁC HÌNH THÁI CỦA Ý THỨC XÃ HỘI 4

3.4.TÍNH ĐỘC LẬP TƯƠNG ĐỐI CỦA Ý THỨC XÃ HỘI 5

3.5.MỐI QUAN HỆ GIỮA TỒN TẠI XÃ HỘI VÀ Ý THỨC XÃ HỘI 6

4.CÂU HỎI VÀ ĐÁP ÁN CỦA MINIGAME 7

Trang 3

NHÓM 7: TỒN TẠI XÃ HỘI VÀ Ý THỨC XÃ

1.KHÁI NIỆM VỀ TỒN TẠI XÃ HỘI

-Tồn tại xã hội là toàn bộ sinh hoạt vật chất và những điều kiện sinh hoạt vật chất

của xã hội Tồn tại xã hội của con người là thực tại xã hội khách quan, là một kiểu

vật chất xã hội, là các quan hệ xã hội vật chất được ý thức xã hội phản ánh Trong

các quan

hệ xã hội vật chất ấy thì quan hệ giữa con người với giới tự nhiên và quan hệ giữa

con người với con người là những quan hệ cơ bản nhất

2.CÁC YẾU TỐ CƠ BẢN CỦA TỒN TẠI XÃ HỘI

- Một là, phương thức sản xuất ra của cải vật chất của xã hội đó Ví dụ: phương

thức kỹ thuật canh nông lúa nước là nhân tố cơ bản tạo thành điều kiện sinh hoạt

vật chất truyền thống của người Việt Nam

-Hai là, các yếu tố thuộc về điều kiện tự nhiên - hoàn cảnh địa lý, như: các điều

kiện khí hậu, đất đai, sông hồ, tạo nên đặc điểm riêng có của không gian sinh tồn

của cộng đồng xã hội

Trang 4

- Ba là, các yếu tố dân cư, bao gồm: cách thức tổ chức dân cư, tính chất lưu dân

cư, môhình tổ chức dân cư, Các yếu tố đó tồn tại trong mối quan hệ thống nhất

biện chứng, tác động lẫn nhau tạo thành điều kiện sinh tồn và phát triển của xã hội,

trong đó phương thức sản xuất vật chất là yếu tố cơ bản nhất Bởi vì: trình độ của

phương thức sản xuất như thế nào sẽ quyết định sự tác động của con người đến

môi trường tự nhiên và quy mô phát triển dân số như thế ấy Ví dụ: trong điều kiện

địa lý tự nhiên nhiệt đới, gió mùa, nhiều sông ngòi, tất yếu làm hình thành nên

phương thức canh tác lúa nước là thích hợp nhất đối với người Việt Nam Để tiến

hành được phương thức đó, người Việt buộc phải co cụm lại thành tổ chức dân cư

làng, xã, cótính ổn định bền vững,

3.Ý THỨC XÃ HỘI

3.1.KHÁI NIỆM CỦA Ý THỨC XÃ HỘI

Ý thức xã hội là khái niệm triết học dùng đề chỉ phương diện sinh hoạt tỉnh thần

của xã hội (quan điểm, tư tưởng, tình cảm, tâm trạng, truyền thống ); mà những

bộ phận này nảy sinh từ tồn tại xã hội và phản ánh tồn tại xã hội trong những giai

đoạn phát triển nhất định

-Ví dụ: truyền thống lâu đời của dân tộc Việt Nam:

Trang 5

+) Tình thần yêu nước, đoàn kết

+) Hiếu học, cần cù, chăm chỉ

3.2.PHÂN BIỆT Ý THỨC XÃ HỘI VÀ Ý THỨC CÁ NHÂN

-Phân biệt giữa ý thức cá nhân và ý thức xã hội:

+Ý thức xã hội là mặt tinh thần của đời sống xã hội, bao gồm những quan

điểm, tư tưởng cùng những tình cảm, tâm trạng, thói quen, truyền thống

của những cộng đồng xã hội, nảy sinh từ tồn tại xã hội và phản ánh tồn tại

xã hội trong từng giai đoạn phát triển nhất định

(Ta cần thấy rõ sự khác nhau tương đối giữa ý thức xã hội và ý thức cá

nhân)

+Ý thức cá nhân là thế giới tinh thần của những con người riêng biệt, cụ

thể Ý thức của các cá nhân đều phản ánh tồn tại xã hội với những mức độ

khác nhau ; song ý thức cá nhân không phải bao giờ cũng thể hiện quan

điểm, tư tưởng, tình cảm phổ biến của một cộng đồng, một tập đoàn xã hội,

một thời đại xã hội nhất định

Trang 6

 Ý thức xã hội và ý thức cá nhân tồn tại trong mối liên hệ hữu cơ, biện

chứng với nhau, thâm nhập vào nhau và làm phong phú cho nhau nhưng

giữa chúng vẫn có sự khác nhau tương đối vì chúng thuộc hai trình độ

khác nhau

Ý thức xã hội và ý thức cá nhân tồn tại trong mối liên hệ hữu cơ, biện chứng với

VD: - Ý thức xã hội: Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam

- Ý thức cá nhân: Sự gần gũi gắn bó, lòng yêu quê hương, đất nước của mỗi

cá nhân, công dân Việt Nam

3.3.CÁC HÌNH THÁI CỦA Ý THỨC XÃ HỘI

- Ý thức chính trị: phản ánh các mối quan hệ kinh tế của xã hội bằng ngôn

ngữ chính trị cũng như mối quan hệ giữa các giai cấp, các dân tộc, các quốc

gia và thái độ của các giai cấp đối với quyền lực nhà nước

-Ý thức pháp quyền: phản ánh các mối quan hệ kinh tế của xã hội bằng

ngôn ngữ pháp luật Ý thức pháp quyền ra đời trong xã hội có giai cấp và

có nhà nước, vì vậy nó mang tính giai cấp

Trang 7

- Ý thức đạo đức: là toàn bộ những quan niệm về thiện, ác, tốt, xấu, lương

tâm, trách nhiệm, nghĩa vụ, công bằng, hạnh phúc, và về những quy tắc

đánh giá, những chuẩn mực điều chỉnh hành vi cùng cách ứng xử giữa các

cá nhân với xã hội

- Ý thức thẩm mỹ: là sự phản ánh hiện thực vào ý thức con người trong

quan hệ với nhu cầu thưởng thức và sáng tạo cái Đẹp

- Ý thức tôn giáo: đối với C.Mác và Ph.Ăngghen, tôn giáo có trước triết

học, nó là một hình thái ý thức xã hội trực tiếp thể hiện thế giới quan của

con người Tôn giáo là sự phản ánh hư ảo sức mạnh của giới tự nhiên bên

ngoài lẫn các quan hệ xã hội vào đầu óc con người

- Ý thức khoa học: khoa học là sự khái quát cao nhất của thực tiễn, là

phương thức nắm bắt tất cả các hiện tượng của hiện thực, cung cấp những

trí thức chân thực về bản chất các hiện tượng, các quá trình, các quy luật cỉa

tự nhiên và của xã hội Ý thức khoa học phản ánh sự vận động và sự phát

triển của giới tự nhiên, của xã hội loài người và của tư duy con người bằng

tư duy logic, thông qua hệ thống các khái niệm, các phạm trù, các quy luật

và các lý thuyết

Trang 8

- Ý thức triết học: triết học là hình thức đặc biệt của tri thức cũng như của ý

thức xã hội Cung cấp cho con người tri thức về thế giới như một chỉnh thế

thông qua việc tổng kết toàn bộ lịch sử phát triển của khoa học và của chính

bản thân triết học

3.4.TÍNH ĐỘC LẬP TƯƠNG ĐỐI CỦA Ý THỨC XÃ HỘI

Tính độc lập tương đối cảu ý thức xã hội là một trong những quy luật cơ

bản của chủ nghĩa duy vật lịch sử Nó được hiểu là sự phản ánh của ý thức

xã hội đối với tồn tại xã hội có tính khách quan, nhưng không phải là sự

phản ánh thụ động, máy móc, mà là sự phản ánh có tính chất sáng tạo, có

tính chọn lọc, có tính phê phán, có tính định hướng của con người

Trang 9

- YTXH thường lạc hậu hơn so với TTXH:

+ Nguyên nhân: _TTXH thường biến đổi nhanh _ Do tính bảo thủ

của một số hình thái YTXH _ YTXH mang tính giai cấp

+ Ý nghĩa: _ Thường xuyên đấu tranh xóa bỏ các tàn dư của xã hội

cũ _ Kế thừa, giữ gìn, phát huy tư tưởng, văn hóa tốt đẹp của dân tộc

- YTXH có thể vượt trước tồn tại xã hội:

+ Biểu hiện: _ Tư tưởng khoa học có thể vượt trước, dự báo sự phát

triển của TTXH( xuất phát từ TTXH) _ Tư tưởng vượt trước là phản

khoa học ( xuất phát từ ý muốn chủ quan)

+ Ý nghĩa: _ Tư tưởng khoa học vượt trước có vai trò định hướng,

chỉ đạo hoạt động của con người

- Tính kế thừa trong sự phát triển của YTXH:

+ Biểu hiện: _ Ý thức xã hội mới phản ánh tồn tại xã hội đương thời

_ YTXH mới tiếp thu cả YTXH cũ

+ Ý Nghĩa: _ Khi nghiên cứu các hình thái YTXH phải nghiên cứu

bối cảnh xuất hiện tư tưởng đó (TTXH) và cả những tư tưởng, ý thức

đã có từ trước ( tính kế thừa)

Trang 10

3.5.MỐI QUAN HỆ GIỮA TỒN TẠI XÃ HỘI VÀ Ý THỨC XÃ HỘI

-TỒN TẠI XÃ HỘI và Ý THỨC XÃ HỘI có mối quan hệ biện chứng(Dựa

trên nguyên lý:Vật chất quyết định ý thức bắt nguồn từ quan điểm về mối

quan hệ giữa vật chất và ý thức của CN Duy vật biện chứng ở chương 2)

->TỒN TẠI XÃ HỘI quyết định Ý THỨC XÃ HỘI đồng thời Ý THỨC

XÃ HỘI có tính độc lập tương đối và có thể tác động ngược trở lại TỒN

TẠI XÃ HỘI

-TỒN TẠI XÃ HỘI như thế nào sẽ quyết định Ý THỨC XÃ HỘI như thế

đó

-Khi TỒN TẠI XÃ HỘI(đặc biệt là phương thức sản xuất vật chất) thay đổi

thì Ý THỨC XÃ HỘI cũng thay đổi theo

+)VD:Phương thức sản xuất nông nghiệp->Nền văn minh lúa nước của

nước ta(Đề cao sức mạnh từ cơ bắp)->Phái nam có ưu thế hơn+tâm lý thích

nhiều con cái để làm được nhiều việc hơn->Tư tưởng "Trọng nam khinh

nữ"

Trang 11

 Tồn tại xã hội và ý thức xã hội là hai phương diện thống nhất biện chứng của

đời sống xã hội Vì vây, công cuộc cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hôi mới phải

được tiến hành đồng thời trên cả hai mặt tồn tại xã hội và ý thức xã hội

4.CÂU HỎI VÀ ĐÁP ÁN CỦA MINIGAME

Câu 1 : Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, ý thức xã hội là một phạm trù

dùng để chỉ khía cạnh nào của đời sống xã hội?

A.Ðời sống vật chất

B.Hiện thực khách quan

C.Ðời sống tinh thần

D.Hoạt động sản xuất vật chất

Câu 2: Hiện tượng trọng nam khinh nữ nói đến yếu tố nào của ý thức xã hội?

A.Tâm lí xã hội

B Tâm lí giai cấp

C Hệ tư tưởng

D Hệ giai cấp

Trang 12

Câu 3: Trong các yếu tố của tồn tại xã hội, yếu tố nào giữ vai trò quyết định?

A Sinh hoạt vật chất

B Những điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội

C Môi trường tự nhiên

D Phương thức sản xuất

Câu 4: Khi tồn tại xã hội thay đổi thì:

A.Ý thức tôn giáo sẽ không thay đổi

B.Ý thức triết học sẽ thay đổi triệt để

C.Ý thức xã hội sớm hay muộn cũng sẽ có những thay đổi nhất định

D.Ý thức xã hội sẽ thay đổi một cách hệ thống và đồng bộ.\

Câu 5: Đâu là nhận định sai về ý thức xã hội ?

A.Ý thức xã hội luôn lạc hậu hơn tồn tại xã hội

B.Ý thức xã hội có thể vượt trước tồn tại xã hội

Trang 13

C.Ý thức xã hội không thể tác động trở lại tồn tại xã hội.

D.Ý thức xã hội có tính độc lập tương đối với tồn tại xã hội

Câu 6: Lựa chọn phương án đúng về vai trò của tồn tại xã hội trong quan hệ biện

chứng với ý thức xã hội?

A.Ý thức xã hội hoàn toàn phụ thuộc một cách thụ động vào tồn tại xã hội

B.Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội

C.Khi tồn tại xã hội đã thay đổi thì toàn bộ các yếu tố cấu thành ý thức xã hội biến

đổi theo cùng tồn tại xã hội

D.Tồn tại xã hội có vai trò quyết định đối với các hình thái ý thức xã hội một cách

đơn giản, trực tiếp, không qua các khâu trung gian

Câu 7: Trong các yếu tố của ý thức xã hội, yếu tố nào phản ánh tồn tại xã hội một

cách toàn diện, khoa học, vạch ra bản chất của các mối quan hệ xã hội?

A Tâm lí xã hội

B Ý thức

Trang 14

C Ý thức xã hội.

D Hệ tư tưởng

Câu 8: Trong xã hội có giai cấp, vì sao ý thức xã hội lại mang tính giai cấp?

A.Sự truyền bá lý tưởng của giai cấp thống trị

B.Các giai cấp có quan niệm khác nhau về các giá trị

C.Do điều kiện sinh hoạt vật chất, địa vị và lợi ích các giai cấp khác nhau

D.Sự áp đặt lý tưởng của giai cấp thống trị

Câu 9: Các yếu tố cấu thành tồn tại xã hội bao gồm:

A.Phương thức sản xuất vật chất và điều kiện tự nhiên

B Phương thức sản xuất vật chất, điều kiện tự nhiên và dân cư

C.Phương thức sản xuất vật chất, xã hội và dân cư

D Điều kiện tự nhiên và dân cư

Trang 15

Câu 10: Nếu xét theo các hình thái ý thức xã hội thì kết cấu của ý thức xã hội bao

gồm các yếu tố?

A.Ý thức cá nhân, ý thức xã hội

B.Ý thức thẩm mỹ

C.Ý thức chính trị, ý thức pháp quyền, ý thức đạo đức, ý thức khoa học, ý thức

triết học, ý thức tôn giáo

D.Cả B và C

Ngày đăng: 20/08/2024, 11:46

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w