1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận môn kinh tế học quốc tế thực trạng thị trường nông sản việt nam năm 2023

16 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực Trạng Thị Trường Nông Sản Việt Nam Năm 2023
Tác giả Võ Thái Bảo Ngọc
Người hướng dẫn THS. Nguyễn Xuân Đạo
Trường học Trường Đại Học Ngân Hàng
Chuyên ngành Kinh Tế Học Quốc Tế
Thể loại Tiểu Luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 1,31 MB

Nội dung

Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài Mục tiêu của đề tài: Tìm hiểu về nông sản Việt Nam. Phân tích đánh giá thực trạng nông sản Việt Nam năm 2023. Nêu lên cơ hội, thách thức, khó khăn cho

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MÍNH

TIỂU LUẬN MÔN KINH TẾ HỌC QUỐC TẾ

ĐỀ TÀI THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG NÔNG SẢN VIỆT NAM

NĂM 2023

HỌ VÀ TÊN: VÕ THÁI BẢO NGỌC

MSSV: 050610220373

CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

LỚP HỌC PHẦN: INE302_231_10_L01

GV HƯỚNG DẪN: THS NGUYỄN XUÂN ĐẠO

TP HỒ CHÍ MINH, THÁNG 1 NĂM 2023

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỒ CHÍ MINH

TIỂU LUẬN MÔN KINH TẾ HỌC QUỐC TẾ

ĐỀ TÀI THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG NÔNG SẢN VIỆT NAM

NĂM 2023

HỌ VÀ TÊN: VÕ THÁI BẢO NGỌC

MSSV: 050610220373

CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

LỚP: INE302_231_10_L01

GV HƯỚNG DẪN: THS NGUYỄN XUÂN ĐẠO

TP HỒ CHÍ MINH – THÁNG 1 NĂM 2023

Trang 3

MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT iv

DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ v

I TIỂU LUẬN TỔNG QUAN 1

1 GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU 1

1.1 Lý do chọn đề tài 1

1.2 Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài 1

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1

1.4 Phương pháp và dữ liệu nghiên cứu 1

1.5 Kết cấu đề tài 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG NÔNG SẢN VIỆT NAM NĂM 2023 2

1.1 Tổng quan về thị trường nông sản Việt Nam năm 2023 2

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG NÔNG SẢN VIỆT NAM NĂM 2023 3

2.1 Kết quả sản xuất nông sản năm 2023 3

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU NÔNG SẢN VIỆT NAM NĂM 2023 5

3.1 Tình hình chung về xuất khẩu nông sản 5

3.2 Tình hình chung về nhập khẩu nông sản 5

3.3 Những lợi thế trong sản xuất của Việt Nam 7

3.3 Những thách thức trong xuất khẩu 7

CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU NÔNG SẢN CHO NĂM 2024 9

4.1 Các giải pháp cho doanh nghiệp 9

4.2 Các giải pháp về phía Nhà nước 9

KẾT LUẬN 10

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 11

Trang 4

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Bộ NN&PTNT Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH

Trang 5

I TIỂU LUẬN TỔNG QUAN

1 GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU

1.1 Lý do chọn đề tài

Thị trường nông sản đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong ổn định và phát triển của nền kinh tế các nước, kể cả đối với những nước đã có trình độ phát triển cao Năm 2023, trong bối cảnh thương mại toàn cầu sụt giảm do ảnh hưởng sau đại dịch COVID-19, xuất khẩu nông sản được đánh giá là “điểm sáng” của ngành nông nghiệp nói riêng và cả nước nói chung Mặc dù thị phần xuất khẩu có phần giảm so với năm 2022, tuy nhiên thị phần xuất khẩu nông sản nước ta của năm 2023 được coi

là điểm sáng nhất trên bức tranh xuất khẩu của cả nước

Với những kết quả đã gặt hái được trong năm 2023, Bộ Công Thương kỳ vọng năm 2024 thị phần xuất nhập khẩu của nước ta sẽ khởi sắc hơn Càng khó khăn thì người dân càng nỗ lực nhiều hơn để việc xuất khẩu tiếp tục là mũi nhọn, đầu tàu trong đóng góp vào mục tiêu tăng trưởng kinh tế chung của đất nước ta

1.2 Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài

 Mục tiêu của đề tài:

 Tìm hiểu về nông sản Việt Nam

 Phân tích đánh giá thực trạng nông sản Việt Nam năm 2023

 Nêu lên cơ hội, thách thức, khó khăn cho nông sản Việt Nam

 Nhiệm vụ nghiên cứu:

 Nắm bắt được thực trạng của nông sản Việt Nam năm 2023 (Diện tích trồng trọt, sản xuất, chế biến, xuất khẩu…)

 Đưa ra một số giải pháp để phát triển cho ngành nông sản của Việt Nam trong thời gian tới

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Thị trường nông sản Việt Nam về sản xuất, tiêu thụ nội địa, xuất khẩu, chính sách đầu tư,…

Về nội dung: Nghiên cứu thị trường nông sản

Về không gian: Tập trung nghiên cứu thị trường nông sản tại Việt Nam

Về thời gian: Phân tích, đánh giá thực trạng thị trường nông sản Việt Nam năm 2023

1.4 Phương pháp và dữ liệu nghiên cứu

Phương pháp thu thập số liệu: thu thập thông tin, số liệu từ nhiều nguồn như: báo, sách, Internet,…

1.5 Kết cấu đề tài

Chương 1: Tổng quan về thị trường nông sản Việt Nam năm 2023

Chương 2: Thực trạng thị trường nông sản Việt Nam năm 2023

Chương 3: Thực trạng thị trường xuất khẩu nông sản Việt Nam năm 2023

Chương 4: Giải pháp thúc đẩy nông sản cho năm 2024

Trang 6

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG NÔNG SẢN VIỆT NAM NĂM 2023 1.1 Tổng quan về thị trường nông sản Việt Nam năm 2023

Việt Nam đang trên đà phát triển hội nhập theo định hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước với xu hướng toàn cầu là tăng trưởng đa dạng trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là công nghiệp Tuy nhiên, nông nghiệp vẫn đang chiếm tỷ trọng cao trong GDP nền kinh tế và là thế mạnh của nước ta

Năm 2023, theo thông tin từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, GDP toàn ngành nông nghiệp cao nhất trong nhiều năm gần đây, ước đạt 3,83% Mặc dù kinh tế suy thoái nên việc xuất khẩu gặp nhiều trở ngại, nhưng với tổng giá trị kim ngạch năm

2023 đạt trên 53 tỷ USD thì xuất khẩu nông sản đã trở thành điểm sáng đáng ghi nhận

và bám đuổi đích đến là 54 tỷ USD Thặng dư thương mại toàn ngành đạt hơn 11 tỷ USD, chiếm trên 42,5% xuất siêu cả nước, mức cao nhất trong những năm gần đây Tính đến thời điểm 2023, ngành nông nghiệp đã có những mặt hàng đạt giá trị xuất khẩu cao trong đó có 5 mặt hàng và đạt giá trị xuất khẩu trên 3 tỷ USD, gồm: rau quả, gạo, cà phê, hạt điều, gỗ và sản phẩm gỗ Trong đó, xuất khẩu rau quả và gạo liên tục tăng vọt mạnh mẽ và có thể xem đây là hai “át chủ bài” trong năm 2023 của ngành nông nghiệp

Đối với lúa gạo, nhờ tiến bộ trong kỹ thuật canh tác nên mặc dù diện tích canh tác giảm nhưng năng suất và sản lượng lúa tiếp tục tăng Trong tháng 11/2023, Việt Nam đã đạt được con số kỷ lục từ trước tới nay Vừa rồi, gạo Việt Nam được Hội nghị Thượng đỉnh Lúa Gạo toàn cầu công nhận là gạo ngon nhất thế giới và trao giải “Gạo ngon nhất thế giới 2023” chính là ST25 của Việt Nam, một lần nữa khẳng định giá trị, thương hiệu gạo Việt Nam trên trường quốc tế

Trang 7

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG NÔNG SẢN VIỆT NAM NĂM 2023 2.1 Kết quả sản xuất nông sản năm 2023

Trong họp báo về kết quả của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn năm

2023, Phùng Đức Tiến - Thứ trưởng Bộ NN&PTNT nhận định: “Nông nghiệp tiếp tục khẳng định vị thế quan trọng, là trụ đỡ của nền kinh tế, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực, các cân đối lớn của nền kinh tế và góp phần ổn định kinh tế vĩ mô” Kết quả sản xuất một số loại cây như sau:

a) Cây hàng năm

- Cây lúa: Diện tích lúa cả năm 2023 ước đạt 7,12 triệu ha (tính gộp cả 3 vụ), tăng 10,1 nghìn ha so với năm trước Nhờ năng suất bình quân tăng 1 tạ/ha so với năm

2022, tổng sản lượng lúa thu hoạch năm 2023 cao kỷ lục, đạt 43,5 triệu tấn, tăng 0,8 triệu tấn so với năm trước

Trong 10 năm gần đây, nước ta đã ghi nhận giá trị xuất khẩu đạt mức cao kỷ lục Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tình hình xuất khẩu trong 6 tháng đầu năm 2023 Việt Nam ghi nhận sự bứt tốc mạnh với sản lượng đạt 4,27 triệu tấn (+22.2%YoY) và tổng giá trị vươn lên 2.3 tỷ USD (+34.7% YoY), đạt mức tăng trưởng nửa năm cao nhất trong giai đoạn 10 năm trở lại đây

- Cây sắn:

Theo Tổng cục Hải quan, trong tháng 10/2023, xuất khẩu sắn và sản phẩm từ sắn của Việt Nam đạt trị giá 136,49 triệu USD với sản lượng 268,37 nghìn tấn, với trị giá 136,49 triệu USD, tăng 2,1% về lượng, so với cùng kỳ năm 2022 tăng 12,6% và tăng 11,1% về trị giá so với tháng 9/2023 và tăng 33% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022 Trong tháng 10/2023, giá bình quân xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn ở mức 508,6 USD/tấn, tăng 8,8% so với tháng 9/2023 và tăng 18,1% so với tháng 10/2022

- Ngô, khoai lang, lạc, đậu tương: Diện tích gieo trồng tương giảm so với năm trước do hiệu quả kinh tế không cao, nông dân thu hẹp sản xuất để tập trung vào trồng

Trang 8

rau hoă ‘c chuyển sang trồng cây ăn quả, cây làm thức ăn chăn nuôi, thực hiện kinh tế nông nghiệp tuần hoàn

3.1.2 Cây lâu năm

Năm 2023, diện tích trồng cây lâu năm tăng 1,1% đạt 3.760,3 nghìn ha; trong đó nhóm cây công nghiệp giảm 0,9%, đạt 2.161,4 nghìn ha (so với năm 2022)

+ Cao su: Diện tích trồng trọt đạt 908,9 nghìn ha, giảm 1,1% so với năm trước.

Ước tính năm 2023, xuất khẩu cao su của Việt Nam đạt khoảng 2,14 triệu tấn, trị giá 2,89 tỉ USD, giảm 0,04% và giảm 12,7% lần lượt về lượng và về trị giá so với năm

2022 Giá xuất khẩu bình quân giảm 12,7% so với năm 2022, đạt 1.350 USD/tấn

+ Cà phê: Diện tích trồng đạt 715,8 nghìn ha, tăng 1%, sản lượng đạt 1.974,4

nghìn tấn, tăng 1%

Xuất khẩu cà phê trong 10 tháng đầu năm 2023 đạt 1,3 triệu tấn, trị giá hơn 3,3 tỷ USD, giảm lần lượt 9,5% và 0,2% về lượng và trị giá so với cùng kỳ năm ngoái

+ Chè: Diện tích trồng đạt hơn 120 nghìn ha, tăng 1,7%

Cả năm 2023, chè xuất khẩu ước đạt trị giá 211 triệu USD với, giảm lần lượt 16,9% và 10,9% về lượng và trị giá so với năm 2022 Giá chè xuất khẩu bình quân trong năm 2023 tăng 7,3% so với năm 2022, ước đạt 1.737,3 USD/tấn

+ Điều: Diện tích trồng đạt 301,1 nghìn ha, giảm 2,8%, sản lượng đạt 343,3

nghìn tấn, tăng 4,4%;

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) dẫn số liệu Tổng cục Hải quan cho biết, ước tính xuất khẩu hạt điều của Việt Nam trong tháng 11/2023 đạt 65 nghìn tấn, trị giá

358 triệu USD, tăng 34,5% về lượng và tăng 30,7% về trị giá (so với tháng 11/2022) Tính cả 11 tháng trong năm 2023, xuất khẩu hạt điều của nước ta trị giá 3,31 tỷ USD với số sản lượng 582 nghìn tấn, tăng 23,1% và tăng 17,4% về lượng và trị giá so với cùng kỳ năm ngoái

+ Hồ tiêu: Diện tích trồng đạt 113 nghìn ha

Năm 2023, Việt Nam sản lượng hồ tiêu xuất khẩu đạt 267 nghìn tấn, trị giá 912 triệu USD, tăng 16,6% về lượng, nhưng giảm 6,0% về trị giá (so với năm 2022) Trong 11 tháng năm 2023, kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam sang các khu vực như: châu Âu, châu Mỹ và châu Phi giảm lần lượt 22%, 22,2% và 9,7% (so với cùng kỳ năm ngoái) Tuy nhiên, xuất khẩu sang châu Đại Dương và châu Á tăng lần lượt 157,3% và 11,4% (so với cùng kỳ năm 2022)

+ Cây ăn quả: Diện tích trồng trọt đạt 1.267,3 nghìn ha, tăng 4,1% so với năm trước

Trang 9

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU NÔNG SẢN

VIỆT NAM NĂM 2023 3.1 Tình hình chung về xuất khẩu nông sản

Hội nhập kinh tế quốc tế đã góp phần thành công cho ngành nông nghiệp Việt Nam vào chuỗi giá trị toàn cầu Việt Nam đã trở thành một mắt xích quan trọng trong chuỗi giá trị nông sản của toàn cầu và đứng thứ 2 trong khu vực Đông Nam Á, nằm trong top 15 những nước xuất khẩu nông sản lớn nhất trên thế giới

Xuất khẩu nông sản liên tục tăng trưởng trong đó có 11 nhóm mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD (trong đó có 7 mặt hàng xuất khẩu đạt trên

3 tỷ USD): gỗ và sản phẩm từ gỗ đạt 17 tỷ USD; tôm 4,3 tỷ USD; cà phê 4 tỷ USD; gạo 3,5 tỷ USD; rau quả 3,3 tỷ USD; cao su 3,3 tỷ USD; hạt điều 3,1 tỷ USD Đã góp phần cải thiện cán cân thương mại của Việt Nam

Sản phẩm xuất khẩu ngày càng đa dạng, được chú trọng nâng cao chất lượng, tăng hàm lượng chế biến và tăng giá trị (xuất khẩu tiêu và điều đứng nhất, sắn và sản phẩm từ sắn đứng thứ hai, gạo đứng thứ ba, cà phê đứng thứ năm trên thế giới)

Bảng 3.1: Các mặt hàng xuất khẩu có giá trị lớn tháng 11/2023

(tỷ USD)

Tăng/giảm so với cùng

kỳ năm 2022 (+-%)

Nguồn: Trung tâm chuyển đổi số và thống kê nông nghiệp – Bộ NN và PTNN

Trang 10

3.2 Tình hình chung về nhập khẩu nông sản

Nhập khẩu một số mặt hàng chính như sau:

- Đậu tương: Khối lượng nhập khẩu tháng 11/2023, ước tính đạt 80 nghìn tấn, với

giá trị khoảng 54 triệu USD, đưa tổng khối lượng và giá trị nhập khẩu đậu tương 11 tháng của năm 2023 đạt đến 1,69 triệu tấn và 1,07 tỷ USD, tăng 3,4% về khối lượng nhưng giảm 5,7% về giá trị (so với cùng kỳ năm 2022)

- Lúa mì: Khối lượng lúa mì nhập khẩu tháng 11/2023 đạt 350 nghìn tấn với

giá trị nhập khẩu đến 103 triệu USD, đưa tổng khối lượng và giá trị nhập khẩu lúa

mì 11 tháng của năm 2023 đạt 4,09 triệu tấn và gần 1,4 tỷ USD, tăng 10,7% về khối lượng nhưng giảm 2% về giá trị (so với cùng kỳ năm 2022)

- Ngô: Khối lượng ngô nhập khẩu tháng 11/2023, ước tính đạt 1,1 triệu tấn

với giá trị đạt 286 triệu USD, đưa tổng khối lượng và giá trị nhập khẩu ngô 11 tháng trong năm 2023 đạt 8,85 triệu tấn và 2,65 tỷ USD, tăng 4,7% về khối lượng nhưng giảm 10,4% về giá trị (so với cùng kỳ năm 2022)

- Hạt điều: Khối lượng hạt điều nhập khẩu tháng 11/2023, ước tính đạt 100

nghìn tấn với giá trị nhập khẩu đến 104 triệu USD, đưa tổng khối lượng và giá trị nhập khẩu hạt điều 11 tháng của năm 2023 đạt 2,62 triệu tấn và 3,03 tỷ USD, tăng 44,4% về khối lượng và tăng 17,6% về giá trị (so với cùng kỳ năm 2022)

- Cao su: Khối lượng nhập khẩu cao su tháng 11/2023, ước tính đạt 250 nghìn

tấn với giá trị ước đến 299 triệu USD, đưa tổng khối lượng và giá trị nhập khẩu cao

su 11 tháng của năm 2023 đạt 1,6 triệu tấn và 2,06 tỷ USD, giảm 20,8% về khối lượng và giảm 29% về giá trị (so với cùng kỳ năm 2022)

- Rau quả: Ước giá trị nhập khẩu mặt hàng rau quả tháng 11/2023 đạt 160

triệu USD, đưa tổng giá trị nhập khẩu hàng rau quả 11 tháng năm 2023 đạt 1,78 tỷ USD, giảm 5,3% (so với cùng kỳ năm 2022)

- Sản phẩm chăn nuôi: Giá trị nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi tháng 11/2023

ước tính đạt 353 triệu USD, đưa tổng giá trị nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi 11 tháng trong năm 2023 đến 3,23 tỷ USD, giảm 4,8% (so với cùng kỳ năm 2022)

- Gỗ và sản phẩm gỗ: Giá trị nhập khẩu tháng 11/2023 ước đạt 250 triệu

USD, đưa tổng giá trị nhập khẩu gỗ và sản phẩm từ gỗ 11 tháng của năm 2023 đạt 2,03 tỷ USD, giảm 27,9% (so với cùng kỳ năm 2022)

Trang 11

- Phân bón các loại: Khối lượng nhập khẩu phân bón các loại trong tháng

11/2023 ước đạt 500 nghìn tấn với 185 triệu USD, đưa tổng khối lượng và giá trị nhập khẩu 11 tháng của năm 2023 đạt 3,86 triệu tấn và 1,32 tỷ USD, tăng 24,5% về khối lượng nhưng giảm 9,6% về giá trị (so với cùng kỳ năm 2022)

-Thuốc bảo vệ thực vật và nguyên liệu: Giá trị nhập khẩu tháng 11/2023, ước

đạt 90 triệu USD, đưa tổng giá trị của 11 tháng trong năm 2023 đạt 779 triệu USD, giảm 14,9% (so với cùng kỳ năm 2022)

Bảng 3.2: Các mặt hàng nhập khẩu có giá trị lớn tháng 11/2023

(tỷ USD)

Tăng/giảm so với cùng

kỳ năm 2022 (+-%)

Nguồn: Trung tâm chuyển đổi số và thống kê nông nghiệp – Bộ NN và PTNN

3.3 Những lợi thế trong sản xuất của Việt Nam

Việt Nam là quốc gia có vị trí địa lí thuận lợi với 3 mặt đều giáp biển, chiều dài

bờ biển khoảng 3200km Đặc biệt vị trí nước ta nằm trên ngã tư đường hàng hải, hàng không quốc tế, với các tuyến đường bộ, đường sắt xuyên Á tạo điều kiện giao lưu với các nước trong khu vực và cả trên thế giới

Nền nông sản Việt Nam đã và đang xuất khẩu tiếp cận hơn 180 thị trường trên thế giới đã tạo được tiếng vang lớn trên trường quốc tế, đặc biệt là ở các thị trường lớn như Hoa Kỳ, EU, Trung Quốc Nhờ nhiều lợi thế trong sản xuất nông sản trong đó phải kể đến đặc trưng khí hậu nhiệt đới của nước ta và tiêu chuẩn kỹ thuật cao, nông sản Việt đã dần chinh phục được những thị trường người tiêu dùng khó tính như EU,

và với trữ lượng lớn nước ta có thể cung ứng được cho cả những thị trường có yêu cầu cao hơn như Trung Quốc Điểm sáng là nhiều mặt hàng nông sản của Việt Nam nắm giữ vị trí hàng đầu thế giới về xuất khẩu như cà phê, gạo, chè, hạt điều…

Trang 12

Nông sản Việt Nam có những thế mạnh nhất định để cạnh tranh với nông sản quốc tế, trong đó chính là lợi thế về nông nghiệp và điều kiện tự nhiên

3.3 Những thách thức trong xuất khẩu

Thứ nhất là yêu cầu tiêu chuẩn của người tiêu dùng về chất lượng nông sản

xuất khẩu ngày càng cao Cán cân thị trường tiêu dùng nông sản dần hướng đến các sản phẩm tiết kiệm năng lượng, thân thiện môi trường Chính bởi vì những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu mà các quốc gia và người tiêu dùng trên thế giới bắt đầu đặt mục tiêu phát triển bền vững, giảm khí thải carbon Điều đó dẫn đến việc nông sản Việt Nam đang phải đối mặt với những nguy cơ chịu mức thuế đối với sản phẩm có mức phát thải lớn Trong khi hệ thống truy xuất nguồn gốc, quản lý khai thác chưa được thực hiện rõ ràng, thì đây thật sự là một trong những thách thức lớn đối với nền xuất khẩu nông sản Việt Nam, và trong đó nhiều nhà doanh nghiệp nông nghiệp đã bắt đầu quá trình đổi mới để thích ứng được với bối cảnh mới

Đồng thời, nền nông sản Việt Nam cũng sẽ phải đối mặt với nhiều rào cản thương mại, chính sách nhập khẩu của các nước với những yêu cầu khắt khe về chất lượng và an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc, bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng yêu cầu thực hiện các cam kết quốc tế về môi trường và

xã hội

Thứ hai là với những biến động xã hội, chính trị, kinh tế như đại dịch

COVID-19, xung đột giữa Nga và Ukraine, xung đột thương mại Trung Quốc – Hoa Kỳ, xung đột lãnh thổ trong các khu vực và giữa các nền kinh tế lớn, thay đổi chính sách thương mại của các quốc gia dẫn đến xu hướng bảo hộ gia tăng và sự trở lại của chủ nghĩa bảo hộ thương mại Đồng thời, giá nguyên liệu đầu vào tăng, đã ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành và hiệu quả sản xuất làm giảm đi lợi thế cạnh tranh về giá của nông sản Việt Nam, giá xăng dầu biến động, tạo bất ổn trong hệ thống sản xuất kinh doanh

Thứ ba là phải đáp ứng yêu cầu cao về công nghệ Đây vừa là thuận lợi, vừa

là khó khăn đối với phát triển công nghệ trong ngành nông nghiệp Để hiên thức hóa được điều này, cần đầu tư mạnh vào công nghệ, máy móc; ứng dụng nền tảng

số, công nghệ số; thiết bị tiên tiến, hiện đại vào quy trình sản xuất, kinh doanh Tuy đây là một thách thức nhưng đồng thời cũng là điều kiện để tạo ra năng lực cạnh tranh cho việc xuất khẩu nông sản của Việt Nam

Ngày đăng: 19/08/2024, 15:50

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 3.1: Các mặt hàng xuất khẩu có giá trị lớn tháng 11/2023 - tiểu luận môn kinh tế học quốc tế thực trạng thị trường nông sản việt nam năm 2023
Bảng 3.1 Các mặt hàng xuất khẩu có giá trị lớn tháng 11/2023 (Trang 9)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w