1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đề án môn học đề tài phân tích tình hình tài chính tại tổng công ty phón và hóa chất dầu khí

33 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích tình hình tài chính tại Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí
Tác giả Lê Phạm Mỹ Linh
Người hướng dẫn THS. Trần Ngọc Anh
Trường học Trường Đại Học Mở Hà Nội
Chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng
Thể loại Đề án môn học
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 2,93 MB

Nội dung

Nhận thức được tầm quan trọng của việc phân tích tình tình tài chính của doanhnghiệp, em đã chọn đề tài: “ Phân tích tình hình tài chính tại Tổng công ty Phân bónvà Hóa chất Dầu khí – CT

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG

Họ tên sinh viên: LÊ PHẠM MỸ LINH

Khoa: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG

Lớp: 1945ATC1

Giáo viên hướng dẫn: THS TRẦN NGỌC ANH

Trang 2

MỤC LỤC

DANH MỤC VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

LỜI MỞ ĐẦU

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

I-Tổng quan về tài chính doanh nghiệp:

1.1 Khái niệm cơ bản về phân tích tài chính doanh nghiệp:

1.1.1 Khái niệm về phân tích tài chính doanh nghiệp

1.1.2 Mục tiêu của phân tích tài chính doanh nghiệp

1.1.3 Ý nghĩa của phân tích tài chính doanh nghiệp

1.2 Phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp

1.2.1 Phương pháp so sánh

1.2.2 Phương pháp phân tích tỷ lệ

1.3 Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp

1.3.1 Phân tích bảng cân đối kế toán:

1.3.2 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh

1.3.3 Phân tích các chỉ tiêu tài chính

1.3.3.1 Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán

1.3.3.2 Nhóm chỉ tiêu đánh giá cơ cấu vốn

1.3.3.3 Nhóm chỉ tiêu đánh giá khả năng hoạt động

1.3.3.4 Nhóm chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời

1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến phân tích tài chính doanh nghiệp

1.4.1 Nhân tố khách quan

1.4.2 Nhân tố chủ quan

CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI TỔNG CÔNG TY PHÂN BÓN VÀ HÓA CHẤT DẦU KHÍ– CTCP 2.1 Khái quát chung về Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí – CTCP

Trang 3

2.2 Phân tích thực trạng tình hình tài chính tại Tổng công ty Phân bón và Hóa

chất Dầu khí - CTCP

2.2.1 Phân tích Bảng cân đối kế toán

2.2.1.1 Phân tích tình hình biến động tài sản

2.2.1.2 Phân tích tình hình biến động nguồn vốn

2.2.2 Phân tích Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

2.2.3 Phân tích tình hình tài chính thông qua các chỉ tiêu

2.2.3.1 Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán

2.2.3.2 Nhóm chỉ tiêu phản ánh cơ cấu vốn:

2.2.3.3 Nhóm chỉ tiêu về năng lực hoạt động:

2.2.3.4 Nhóm chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời

2.3 Đánh giá tình hình tài chính tại Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí – CTCP:

2.3.1 Những kết quả đạt được:

2.3.2 Hạn chế:

2.2.3 Nguyên nhân của những hạn chế………

2.3.3.1 Nguyên nhân khách quan………

2.3.3.2 Nguyên nhân chủ quan………

CHƯƠNG 3 : MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI TỔNG CÔNG TY PHÂN BÓN VÀ HÓA CHẤT DẦU KHÍ- CTCP 3.1 Mục tiêu kế hoạch tổng thể của Tổng công ty Phân bón Hóa chất và Dầu khí - CTCP trong thời gian tới

3.2 Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hạt động kinh doanh của công ty 3.3 Một số kiến nghị tạo điều kiện thực hiện các biện pháp một cách hiệu quả: 3.3.1 Đối với nhà nước:

3.3.2 Đối với doanh nghiệp:

KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

DANH MỤC VIẾT TẮT

Trang 4

DANH MỤC BẢNG

Trang 5

Bảng 2.1 Bảng quy mô và cơ cấu tài sản của công ty giai đoạn 2020-2022 Bảng 2.2 Bảng quy mô và cơ cấu nguồn vốn của công ty giai đoạn 2020-2022 Bảng 2.3 Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2020-2022 Bảng 2.4 Các chỉ tiêu tài chính chủ yếu của công ty giai đoạn 2020-2022

Trang 6

Trong tình hình nền kinh tế vô cùng phát triển như hiện nay, có rất nhiều các, doanh nghiệp được hình thành kinh doanh về rất nhiều các lĩnh vựa khác nhau, với nhiêu quy

mô lớn nhỏ Trong các doanh nghiệp đó, có một số doanh nghiệp do chưa tìm được hướng đi đứng đắnvà gặp nhiều vấn đề vướng mắc nên không thể tồn tại Bên cạnh

đó, có rất nhiều đã kinh doanh vô cùng thành công khiến chúng ta nhìn vào đó và cảm thấy ngưỡng mộ Một trong nhưng lí do để các doanh nghiệp có thể tồn tại, đứng vững

và ngày càng phát triển đó là phải có một tiềm lực tài chính mạnh mẽ để tiến hành sản xuất và cạnh tranh có hiệu quả Mặt khác theo đà phát triển của nền kinh tế, các mối quan hệ tài chính ngày càng trở nên phong phú Là một doanh nghiệp mục tiêu đề ra của họ là làm thế nào để tối đa hóa lợi nhuận hay gia tăng giá trị cho doanh nghiệp Vìthế để tồn tại và phát triển vững mạnh, các doanh nghiệp cần đặt ra hướng đi chiến lược vững chắc cho mình, đồng thời tạo sức cạnh tranh cao không chỉ với các doanh nghiệp trong nước và còn với các doanh nghiệp nước ngoài Từ thực tế đó, một doanh nghiệp muốn nhận thức rõ khả năng tồn tại của mình để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh thì phải đi vào phân tích kĩ lưỡng tình hình tài chính hàng năm Nhờ vậy, những chủ doanh nghiệp hay những nhà đầu tư sẽ có được những thông tin căn bản cho việc ra quyết định cũng như định hướng cho tương lai được tốt hơn

Nhận thức được tầm quan trọng của việc phân tích tình tình tài chính của doanhnghiệp, em đã chọn đề tài: “ Phân tích tình hình tài chính tại Tổng công ty Phân bón

và Hóa chất Dầu khí – CTCP ” làm chuyên đề cho đề án môn học của mình

2, Mục tiêu nghiên cứu

- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về phân tích tình hình tài chính củacông ty chứng khoán

- Phân tích thực trạng về tình hình tài chính Tổng công ty Phân bón và Hóa chấtDầu khí – CTCP

- Chỉ ra những ưu, nhược điểm về tài chính của công ty, những thuận lợi và khókhăn mà công ty gặp phải trong quá trình hoạt động kinh doanh

- Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến tình hình tài chính của công ty, đưa ranhững nguyên nhân về những biến động tài chính

Trang 7

- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Tổng công tyPhân bón và Hóa chất Dầu khí – CTCP

3, Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu : Tình hình tài chính của Tổng công ty Phân bón và Hóa

chất Dầu khí – CTCP

- Phạm vi nghiên cứu: Tại Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí – CTCP

giai đoạn năm 2019-2021

4, Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu được vận dụng chủ yếu trong đề tài là phương pháp

so sánh và phương pháp phân tích tỷ lệ để đưa ra những đánh giá, kết luận từ cơ sở làcác số liệu thu thập và tổng hợp được của công ty

5, Kết cấu của đề tài

Chương I: Cơ sở lý luận về phân tích tài chính doanh nghiệp

Chương II: Thực trạng phân tích tình hình tài chính tại Tổng công ty Thép ViệtNam – CTCP

Chương III: Một số giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính tại Tổng công ty ThépViệt Nam – CTCP

Trang 8

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH

NGHIỆP I-Tổng quan về tài chính doanh nghiệp:

1.1.Khái niệm cơ bản về phân tích tài chính doanh nghiệp:

1.1.1 Khái niệm về phân tích tài chính doanh nghiệp

Phân tích tài chính doanh nghiệp là tổng thể các phương pháp đánh giátình hình tài chính đã qua và hiện nay, dự đoán tình hình tài chính trong tươnglai của doanh nghiệp, giúp cho các nhà quản lý đưa ra các quyết định quản lýhữu hiệu, phù hợp mục tiêu mà họ quan tâm,

1.1.2 Mục tiêu của phân tích tài chính doanh nghiệp

- Là công cụ để kiểm soát hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

 Mục tiêu quan tâm của các đối tượng:

- Nhà quản lý

- Nhà đầu tư

- Nhà cho vay, nhà cung cấp

1.1.3.Ý nghĩa của phân tích tài chính doanh nghiệp

Phân tích tài chính cho phép nhận định tổng quát tình hình phát triển của doanhnghiệp, hiệu quả sản xuất kinh doanh, khả năng thanh toán, sự hình thành và phát triểncủa vốn, vạch rõ khả năng tiềm tàng của vốn để có biện pháp nâng cao chất lượnghiệu quả sử dụng vốn

Việc thường xuyên phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp sẽ giúp chocác nhà quản lý, chủ đầu tư cũng như những người sử dụng thông tin khác thấy rõ hơnbức tranh về thực trạng hoạt động tài chính, xác định đầy đủ, đúng đắn những nguyên

Trang 9

nhân, mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tình hình tài chính của doanh nghiệp Từ

đó có những giải pháp hiệu quả để ổn định và tăng cường tài chính doanh nghiệp

1.2 Phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp

1.2.1 Phương pháp so sánh

So sánh là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích tài chính doanhnghiệp nhằm xác định (đánh giá ) mức độ biến dộng tương đối và tuyệt đối của chỉ tiêu phân tích

Khi áp dụng phương pháp so sánh cần chú ý những yếu tố sau:

 Thứ nhất: điều kiện vận dụng phương pháp

- Phải tồn tại ít nhất 2 đại lượng ( 2 chỉ tiêu ) so sánh

- Các đại lượng, các chỉ tiêu đem so sánh phải đảm bảo tính chất có thể so sánhđược với nhau: nội dung kinh tế, công thức, đơn vị, trong cùng 1 khoảng thờigian

 Thứ 2: xác định gốc để so sánh: Kỳ gốc so sánh phụ thuộc vào mục đích củaphân tích

 Thứ 3: kỹ thuật so sánh

- So sánh theo chiều ngang: là sự so sánh tinhg hinhg biến động trên từng chỉtiêu kinh tế - tài chính giữa kỳ phân tích với kỳ trước hoặc cái kì trước

- So sánh theo chiều dọc: là sự so sánh tình hình biến động về số tương đối, tưc

so sánh biến động về cơ cấu hay qun hệ tỷ lệ giữa chỉ tiêu tổng hợp và chỉ tiêucấu thành

Trang 10

các định mức để nhận xét, đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp trên cơ sở sosánh các tỷ lệ của doanh nghiệp với giá trị các tỷ lệ tham chiếu

1.3 Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp

1.3.1 Phân tích bảng cân đối kế toán:

Việc phân tích tình hình biến động tài sản, nguồn vốn thông qua BCĐKT sẽ cho biếtmột cách khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp thông qua các chỉ tiêu về tổng tàisản, tổng nguồn vốn cũng như cơ cấu tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp So sánhmức tăng, giảm của các chỉ tiêu tài sản và nguồn vốn thông qua số tuyệt đối và tươngđối giữa các kỳ, từ đó nhận xét về quy mô tài sản của doanh nghiệp tăng hay giảm vàảnh hưởng như thế nào đến kết quả và hiệu quả kinh doanh, cũng như sự tăng giảmcủa các chỉ tiêu nguồn vốn và nhận xét về quy mô vốn cùng sự ảnh hưởng của nó đếntính độc lập hay phụ thuộc của doanh nghiệp trong hoạt động tài chính

1.3.2 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh

Từ bảng báo cáo kết quả kinh doanh và việc so sánh số tuyệt đối, tương đối năm này

so với năm khác, ta có thể biết được:

-Tình hình chi phí của doanh nghiệp trong kỳ, bao gốm giá vốn hàng bán, chiphí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp

- Tình hình thu nhập của doanh nghiệp trong kỳ bao gốm thu nhập từ hoạt độngsản xuất kinh doanh, từ hoạt động tài chính và thu nhập bất thường

- Tình hình doanh thu của doanh nghiệp trong kỳ, tình hình biến động củadoanh thu qua mỗi giai đoạn

- Tính được số thuế thu nhập doanh nghiệp mà doanh nghiệp phải nộp cho cơquan thuế

1.3.3 Phân tích các chỉ tiêu tài chính

1.3.3.1 Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán

 Hệ số khả năng thanh toán nhanh :

Hệ số khả năng thanh toán nhanh = TSNHHàng tồnkho

Tổng nợ ngắn hạn

Là chỉ tiêu được dùng để đánh giá khả năng thanh toán tức thời (thanh toánngay) các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp bằng tiền và các khoản tương đươngtiền Hệ số này nói lên việc công ty có khả năng đáp ứng việc thanh toán nợ ngắn hạn

Trang 11

vì công ty không gặp khó khăn nào trong việc chuyển từ tài sản lưu động khác về tiềnmặt

 Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn :

Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn = Tổng nợ ngắn hạn TSNH

Cho biết khả năng của một công ty trong việc dùng các tài sản ngắn hạn nhưtiền mặt, hàng tồn kho hay các khoản phải thu để chi trả cho các khoản nợ ngắn hạncủa mình Hệ số này càng cao chứng tỏ công ty càng có nhiều khả năng sẽ hoàn trảđược hết các khoản nợ Hệ số này nhỏ hơn 1 cho thấy công ty đang ở trong tình trạngtài chính tiêu cực, có khả năng không trả được các khoản nợ khi đáo hạn

1.3.3.2 Nhóm chỉ tiêu đánh giá cơ cấu vốn

Cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp được thể hiện qua các chỉ tiêu chủ yếu sauđây:

 Hệ số nợ trên tổng tài sản

Hệ số nợ = Tổngtài sản Nợ phải trả

Hệ số nợ phản ánh nợ phải trả chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng nguồnvốn của doanh nghiệp, hay trong tài sản của doanh nghiệp bao nhiêu phần trăm đượchình thành bằng nguồn nợ phải trả Nếu hệ số này cao chứng tỏ doanh nghiệp phụthuộc về mặt tài chính, ngược lại nếu hệ số thấp thì doanh nghiệp đang độc lập về mặttài chính

Vòng quay Tổng tài sản: đo lường giá trị doanh thu hoặc doanh số của công ty

so với giá trị tài sản của công ty Tỉ lệ vòng quay tổng tài sản có thể được sử dụng nhưmột chỉ số thể hiện hiệu quả sử dụng tài sản của một công ty để tạo ra doanh thu

Trang 12

Vòng quay tổng tài sản =

Tổng tài sản bq

Tỉ lệ vòng quay tổng tài sản càng cao đồng nghĩa với việc sử dụng tài sản củacông ty vào các hoạt động sản xuất kinh doanh càng hiệu quả Ngược lại, nếu mộtcông ty có số vòng quay tổng tài sản thấp, điều đó cho thấy công ty không sử dụnghiệu quả tài sản của mình để tạo ra doanh số

Vòng quay Hàng tồn kho:

Chỉ tiêu đo lường khả năng hoạt động của vốn lưu động trong khâu dự trữ chosản xuất và tiêu thụ, nó cho ta biết trong kỳ hàng tồn kho của doanh nghiệp đã quayđược mấy vòng để tạo ra doanh thu về bán hàng và cung cấp dịch vụ, hoặc cho ta biếtgiá vốn hàng đã bán trong kỳ gấp mấy lần hàng tồn kho bình quân Hệ số này đượcxác định bằng cách lấy giá vốn hàng bán chia cho hàng tồn kho trong kỳ

Vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán

Hàng tồnkho

Vòng quay hàng tồn kho quá cao, doanh thu bán hàng sẽ bị mất vì không cóhàng để bán Ngược lại nếu vòng quay hàng tồn kho quá thấp, chi phí phát sinh liênquan đến HTK sẽ gia tăng Vòng quay HTK có sự khác nhau đáng kể giữa các ngànhhàng kinh doanh Nó sẽ tác động trực tiếp đến dòng tiền trong hoạt động kinh doanh,ảnh hưởng đến vòng quay vốn, do đó ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp1.3.3.4 Nhóm chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời

Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA):

Cho biết với một đống tài sản, doanh nghiệp tạo được bao nhiêu đồng lợinhuận sau thuế Chỉ tiêu này cao chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng và quản lý tài sản tốt

Hệ số này thường có sự chênh lệch giữa các ngành, vì vậy khi phân tích các nhà quản

lý nên xem đến ngành nghề kinh doanh của xí nghiệp để đánh giá được chính xác hơn

Tỷ suất sinh lời tổng tài sản (ROA) = Lợi nhuận sau thuế

Tổng tài sản

Tỷ suất sinh lợi trên Vốn chủ sở hữu (ROE):

Cho biết với 1 đồng vốn chủ sở hữu doanh nghiệp tạo được bao nhiêu đồng lợinhuận sau thuế Các nhà đầu tư và quản lý doanh nghiệp đặc biệt quan tâm tới chị tiêunày vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến số vốn mà họ đầu tư vào doanh nghiệp Qua tính

Trang 13

toán họ sẽ quyết định có nên đầu tư vào doanh nghiệp nữa hay không Chỉ tiêu nàycàng cao càng chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng có hiệu quả vốn chủ sở hữu.

Tỷ suất sinh lời trên VCSH (ROE) = Lợi nhuận sau thuế

VCSH

Tỷ suất sinh lời trên doanh thu (ROS):

Cho biết trong 1 đồng doanh thu doanh nghiệp thu được bao nhiêu đồng lợinhuận sau thuế Hệ số này càng cao càng chứng tỏ doanh nghiệp kinh doanh và quản

lý hiệu quả Nếu hệ số này thấp thì doanh nghiệp nên xem xét lại chính sách giá vốnhàng bán và các khoản chi phí kinh doanh trong kỳ

Tỷ suất sinh lời trên doanh thu (ROS) = Lợi nhuận sau thuế

- Chế độ kế toán hiện hành: Việc thay đổi chính sách thuế, chế độ kế toán ápdụng, hướng dẫn thực hiện,… cũng gây ảnh hưởng rất lớn đến việc xác định và tínhtoán các chỉ tiêu tài chính

- Chính sách, pháp luật của Nhà nước: Môi trường pháp lý có thể tác động đếntình hình tài chính doanh nghiệp theo hướng tích cực hoặc tiêu cực Việc tạo ra khuônkhổ pháp lý phù hợp trong lĩnh vực tài chính sẽ giúp doanh nghiệp có định hướng rõràng hơn

1.4.2 Nhân tố chủ quan

- Thông tin sử dụng trong phân tích: Đây là yếu tố quan trọng hàng đầu quyếtđịnh chất lượng phân tích tài chính Tính kịp thời, giá trị dự đoán là đặc điểm cần thiếtlàm nên sự phù hợp của thông tin Thiếu đi sự phù hợp và chính xác, thông tin khôngcòn độ tin cậy và điều này tất yếu ảnh hưởng đến chất lượng phân tích tài chính doanhnghiệp

- Yếu tố khoa học – công nghệ: Việc PTTC đòi hỏi phải thu thập và xử lý mộtlượng thông tin vô cùng lớn, được thu thập từ nhiều nguồn, có nhiều phép tính phức

Trang 14

tạp phải tính toán nhiều, đòi hỏi độ chính xác cao Trong thời đại khoa học hiện đại vàphát triển như hiện nay, việc ứng dụng các thành quả công nghệ thông tin có vai tròquan trọng trong việc nâng cao chất lượng, cập nhật các thông tin và những sáng chếmới, giúp cho doanh nghiệp có khả năng phát triển một cách vững vàng.

- Trình độ và chuyên môn của cán bộ thực hiện phân tích Nhiệm vụ của ngườiphân tích là phải gắn kết, tạo lập mối liên hệ giữa các chỉ tiêu, kết hợp với các thôngtin về điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của doanh nghiệp để lý giải tình hình tài chính củadoanh nghiệp, xác định thế mạnh, điểm yếu cũng như nguyên nhân dẫn đến điểm yếutrên Chính tầm quan trọng và sự phức tạp của PTTC đòi hỏi cán bộ phân tích phải cótrình độ chuyên môn cao

Trang 15

CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI TỔNG CÔNG TY THÉP VIỆT NAM – CTCP

2.1 Khái quát chung về Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí – CTCP

- Lịch sử hình thành: Tiền thân là CT Phân đạm và hóa chất dầu khí, thành viêncủa Tập đoàn Dầu khí VN thành lập theo QĐ số 02/2003/QĐ-VPCP ngày 28/03/2003 của Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, bắt đầu đi vào hoạt động từ ngày 19/01/2004.- Ngày 31/08/2007 Công ty chuyển đổi thành CTCP - Ngày 05/11/2007 giao dịch đầu tiên trên sàn HOSE với giá tham chiếu 95,000 đồng- Ngày 15/5/2008 Công ty chuyển thành Tổng công ty theo mô hình công ty mẹ - công ty con.+

- Lĩnh vực kinh doanh: Sản xuất, kinh doanh phân bón, hoá chất nông dược và dầu khí - Tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng.- Sản xuất hóa chất công nghiệp

- Vị thế công ty: Hiện nay DPM là công ty sản xuất Phân đạm lớn nhất Việt Nam, có khả năng sản xuất khoảng trên 740.000 tấn Urê/năm, tương ứng với 39% thị phần (Hà Bắc chiếm khoảng 8%, nhập khẩu chiếm khoảng trên 50%) Trong năm

2008 DPM sẽ đẩy mạnh hoạt động nhập khẩu, nếu tính cả phần nhập khẩu, DPM sẽ chiếm khoảng 50% thị phần

2.2 Phân tích thực trạng tình hình tài chính tại Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí - CTCP

2.2.1 Phân tích Bảng cân đối kế toán

Bảng 2.1 Bảng quy mô và cơ cấu tài sản của công ty giai đoạn 2019 – 2021

(Đơn vị: triệu đồng)

Trang 16

(Nguồn: Báo cáo tài chính của Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí – CTCP

(2019-2021)

Trong giai đoạn năm 2019 - 2021 giá trị tổng tài sản của Tổng Công ty Phân bón vàHóa chất Dầu khí - CTCP có sự biến động cụ thể như sau: Tổng tài sản năm 2020 sovới năm 2019 giảm 1,23% (từ 11,440,308 triệu đồng xuống còn 11,299,941triệuđồng, giảm 140,367 triệu đồng) Song năm 2021 lại tăng 23,17% so với năm 2020, (từ11,299,941 triệu đồng lên 13,917,930 triệu đồng, tăng 2,617,898 triệu đồng) Nguyênnhân là do:

a Về quy mô tài sản:

* Về quy mô tài sản Tài sản ngắn hạn: Năm 2020, tài sản ngắn hạn tăng370,309 triệu đồng tương ứng với 6,23% so với năm 2019 (từ 5,943,854 triệu đồnglên 6,314,163 triệu đồng) Cụ thể là:

- Tiền và các khoản tương đương tiền: năm 2020 công ty đã điều chỉnh lượngtiền mặt tại quỹ giảm 947,453 triệu đồng tương ứng với 31,84% Có thể thấy lượngtiền mặt tồn tại tương đối ít , làm tăng khả năng sinh lời nhưng lại làm giảm khả năng

tự chủ trả các khoản nợ đến hạn dẫn đến có thể làm giảm uy tín của công ty

- Khoản phải thu khách hàng năm 2020 so với năm 2019 giảm 19,132 triệuđồng tương ứng với 6,75% Điều này cho thấy công ty đã có những thay đổi trongchính sách bán hàng, tình hình quản lý công nợ tốt, sản phẩm dễ dàng tiêu thụ hơn

- Hàng tồn kho năm 2020 tăng 117,721triệu đồng tương ứng với 8,72% so vớinăm 2019 Hàng tồn kho biến động mạnh mẽ, đảm bảo khả năng cung ứng của công

ty, tránh tình trạng thiếu hụt hàng hóa nếu nhu cầu người tiêu dùng tăng cao hoặc nhà

Ngày đăng: 19/08/2024, 15:46

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
3. Nguyễn Tấn Bình dịch (2008), “Higgins: Phân tích quản trị tài chính”, NXB ĐHQG TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Higgins: Phân tích quản trị tài chính
Tác giả: Nguyễn Tấn Bình dịch
Nhà XB: NXB ĐHQG TP. Hồ Chí Minh
Năm: 2008
13. Trang Vietstockfinance: https://finance.vietstock.vn/ Link
1. Nhiều tác giả (2020), Giáo trình Phân tích tài chính doanh nghiệp, Trường Đại học Mở Hà Nội Khác
2. Nguyễn Tấn Bình (2009), Phân tích hoạt động doanh nghiệp – Phân tích kinh doanh – Phân tích báo cáo tài chính – Phân tích hiệu quả các dự án, NXB Thống kê Khác
4. Báo cáo thường niên các năm 2019, 2020, 2021 của Tổng công ty Cổ phầnPhân bón và Hóa chất Dầu khí – CTCP Khác
5. Giáo trình phân tích tài chính doanh nghiệp, Hà Nội 2020 (Nguyễn Công Nhự ) Khác
6. Giáo trình Phân tích báo cáo tài chính, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội 2008, chủ biên: PGS.TS. Nguyễn Năng Phúc Khác
7. Giáo trình phân tích tài chính doanh nghiệp, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội 2008, chủ biên: GS.TS. Ngô Thế Chi Khác
8. Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh, Viện Đại học Mở Hà Nội, NXB Thống kê, Hà Nội 2010, chủ biên: Phan Quang Niệm Khác
9. Phân tích và sử dụng báo cáo tài chính, Học viện Ngân hàng, Hà Nội 2010 (tài liệu dịch) Khác
10. Nhiều tác giả (2009), Phân tích tài chính doanh nghiệp, NXB ĐHQG TP. Hồ Chí Minh Khác
11. Nhiều tác giả (2008), Quản trị tài chính đầu tư – Lý thuyết và ứng dụng, NXB Lao động xã hội Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w