1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài tập lớn văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp đề tài tổng công ty xi măng vicem

27 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tổng công ty Xi măng Vicem
Tác giả Hoàng Đức Quõn, Nguyễn Tuấn Khải, Bùi Nhật Tôn, Trần Văn Trung, Trần Học Uyên, Nguyễn Anh Tuấn
Trường học Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
Chuyên ngành Văn hóa Kinh doanh và Tinh thần Khởi nghiệp
Thể loại Bài tập lớn
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 1,74 MB

Nội dung

Văn hóa kinh doanh không chỉ là văn hóa mà các chủ thể kinh doanh sử dụng trong kinh doanh của họ mà còn là giá trị sản phẩm văn hóa mà các chủ thể kinh doanh là doanh nhân, doanh nghiệp

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ

***

BÀI TẬP LỚN HỌC PHẦN: VĂN HÓA KINH DOANH VÀ TINH THẦN KHỞI

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU

Ngày nay, trong lao động kinh doanh chúng ta đã có một lực lượng hùng hậu hàng chục vạn doanh nghiệp và doanh nhân tài năng, trí tuệ Họ chính là những người đóng vaitrò to lớn và trực tiếp trong việc thay đổi bộ mặt của cuộc sống xã hội Khi đất nước hội nhập toàn cầu thì doanh nghiệp và doanh nhân là những người đứng mũi chịu sào, điều

đó đòi hỏi họ không chỉ phải có khoa học công nghệ, thường xuyên học hỏi, sáng tạo và

tự đổi mới mình mà còn buộc phải là những người am hiểu văn hóa Vì vậy, vấn đề văn hóa của doanh nhân là một vấn đề rất quan trọng Khi nói đến trình độ văn hóa của một nhà doanh nghiệp người ta thường nghĩ ngay đến vốn học vấn của người đó, xem anh ta học lớp mấy, có biết ngoại ngữ hay không Như vậy thật chưa chính xác Chúng ta cần phân biệt học vấn hay vốn văn hóa chung với văn hóa như là một trình độ lao động, như

là sự lành nghề và tính chuyên nghiệp cao Việc đánh giá không đầy đủ tầm quan trọng của kiểu văn hóa này đã dẫn đến những quan niệm và việc làm không đúng Khuynh hướng chạy theo bằng cấp đổ xô vào đại học, coi nhẹ đào tạo nghề đang lan tràn Không hiếm doanh nhân ít chú ý học hỏi về nghề nghiệp mà chạy theo những kiến thức có tính trang sức, những bằng cấp, chứng chỉ, danh hiệu Rốt cuộc là nhiều trường hợp cho thấy chủ doanh nghiệp thì có đủ thứ tước hiệu nhưng bản thân doanh nghiệp thì làm ăn thua

lỗ, kém hiệu quả Đó mới chỉ là yêu cầu thứ nhất đối với nhà doanh nghiệp có văn hóa, tức là yêu cầu về trình độ, kĩ năng, tay nghề của doanh nhân Song doanh nhân không chỉ

là người sản xuất ra hàng hóa, tạo ra sản phẩm, mà còn là người phân phối, lưu thông sản phẩm ấy trong thị trường Bởi vậy họ bắt buộc phải nắm được những kiến thức về luật pháp luật kinh doanh Đó là những luật chơi trên thương trường mà nếu không hiểu nó, doanh nhân không thể được xem là người kinh doanh có văn hóa

Trên đây là hai yêu cầu về văn hóa trực tiếp gắn liền với hoạt động kinh doanh Tuy nhiên

ở đây còn một yêu cầu nữa, nó không phải là những kiến thức trực tiếp cần thiết cho doanh nhân trong việc điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh mà là những tri thức, sự hiểu biết về những vấn đề chính trị-xã hội, về tôn giáo, môi trường, về dân tộc, lịch sử, vềkhoa học, giáo dục, nghệ thuật Đó là văn hóa của đạo đức, của sự làm người, văn hóa của tâm linh, của cái đẹp Chỉ khi đạt đến văn hóa đó, nhà kinh doanh mới thực sự làm chủ được đồng tiền, đứng cao hơn đồng tiền, nhìn xa hơn, thấy được nhiều thứ khác ngoài đồng tiền, ngoài lợi nhuận Khi đó nhà kinh doanh không chỉ biết làm giàu và làm giàu một cách có văn hoá, theo đúng “luật chơi” của thị trường kinh tế mà còn biết “chơi đẹp”, biết đóng góp vào hoạt động phúc lợi xã hội, vào công tác từ thiện, vào những việc khác có thể giúp đồng bào mình, dân tộc mình ngày càng có cuộc sống tốt đẹp hơn

Đề tài: “Hãy lựa chọn một doanh nhân và phân tích văn hóa doanh nhân của người đó” làmột đề tài rất rộng bởi nước ta có vô số những doanh nhân thành đạt Họ không những giỏi trong việc làm giàu mà giỏi trong cả cách làm giàu Trong bài này, nhóm em xin được phân tích về Tổng công ty xi măng Vicem

Trang 3

MỤC LỤC Phần I: Giới thiệu nhóm, nhiệm vụ của nhóm, đề tài, đánh giá nhận xét kết quả thực

hiện của nhóm

Phần II: Trình bày đề tài

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ VĂN HÓA KINH DOANH VÀ TINH THẦN KHỞI NGHIỆP

1.1 Tổng quan văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp

1.2 Triết lý kinh doanh

1.3 Đạo đức kinh doanh và tinh thần trách nhiệm với xã hội

1.4 Văn hóa doanh nhân

1.5 Văn hóa doanh nghiệp

1.6 Tinh thần khởi nghiệp

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VĂN HÓA KINH DOANH VÀ TINH THẦN KHỞI NGHIỆP CỦA DOANH NGHIỆP VICEM THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG 2.1 Giới thiệu sơ lược về thành phố Hải phòng

2.2 Giới thiệu sơ lược về doanh nghiệp xi măng Vicem

2.3 Triết lý kinh doanh của doanh nghiệp

2.4 Đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

2.5 Văn hóa doanh nhân của nhà lãnh đạo doanh nghiệp

2.6 Văn hóa doanh nghiệp của Vicem

2.7 Tinh thần khởi nghiệp của doanh nghiệp

2.8 Đánh giá chung về văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp của doanh nghiệp và các doanh nghiệp thành phố Hải phòng

CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN VÀ RÚT RA BÀI HỌC

3

Trang 4

PHẦN I

I Lý do lựa chọn doanh nghiệp

- Xi măng là một loại vật liệu kết dính vô cơ, được sử dụng rộng rãi trong ngành xây dựng Tại Việt Nam, VICEM là thương hiệu xi măng hàng đầu, chiếm thị phần lớn nhất trên thị trường Vicem Hải Phòng là một trong những đơn vị thành viên của Tổng Công ty

Xi măng Việt Nam (Vicem) Công ty có trụ sở chính tại Hải Phòng

- Xi măng VICEM có vai trò quan trọng trong đời sống và kinh tế - xã hội của Việt Nam

Xi măng VICEM được sử dụng trong xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân

- Nhìn chung, với quy mô sản xuất lớn, sản phẩm có chất lượng tốt, Vicem Hải Phòng có

vị thế dẫn đầu thị trường xi măng tại Hải Phòng và khu vực phía Bắc

II Nhiệm vụ của nhóm

- Tìm hiểu về doanh nghiệp VICEM

- Tìm hiểu về văn hóa doanh nhân, doanh nghiệp, tinh thần khởi nghiệp

- Đánh giá và đưa ra nhận xét

III Giới thiệu thành viên nhóm

Họ và tên Mã số sinh

viên Nhiệm vụ Mức độ hoàn thành

Nguyễn Tuấn Khải 20225862 Phần 1

Chương 1: 1.1,1.2,1.3

100%Trần Văn Trung 20200649 Chương 1:1.4,1.5,1.6

Chương 2: 2.1 100%Hoàng Đức Quân 20202678 Chương 2: 2.2,2.3,2.4,2.5 100%Bùi Nhật Tân 20195625 Chương 2: 2.6,2.7,2.8

Trần Học Uyên 20223334 Tổng hợp, chỉnh sửa nội dung

SlideThuyết trình

100%Nguyễn Anh Tuấn 20214129 Chỉnh sửa nội dung

Thuyết trình 100%

Trang 5

PHẦN IICHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ VĂN HÓA KINH DOANH VÀ TINH THẦN KHỞI NGHIỆP

1.1 Tổng quan văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp

- Văn hoá kinh doanh là toàn bộ các giá trị văn hoá được chủ thể kinh doanh sử dụng vàtạo ra trong hoạt động kinh doanh tạo nên bản sắc kinh doanh của chủ thể đó Văn hóa kinh doanh không chỉ là văn hóa mà các chủ thể kinh doanh sử dụng trong kinh doanh của họ mà còn là giá trị sản phẩm văn hóa mà các chủ thể kinh doanh (là doanh nhân, doanh nghiệp) sáng tạo ra trong hoạt động kinh doanh của họ

- Văn hoá kinh doanh là những giá trị văn hoá gắn liền với hoạt động kinh doanh thể

hiện trong hình thức mẫu mã và chất lượng sản phẩm, trong thông tin quảng cáo về sản phẩm, trong cửa hàng bày bán sản phẩm, trong cách chọn và cách bố trí máy móc và dây chuyền công nghệ, trong cách tổ chức bộ máy về nhân sự, trong quan hệ giao tiếp ứng xửgiữa các thành viên trong doanh nghiệp, trong phong cách giao tiếp ứng xử của người bánđối với người mua, trong tâm lý và thị hiếu tiêu dùng, rộng ra là trong cả quá trình tổ chức sản xuất kinh doanh, phương thức tiến hành kinh doanh, phương thức quản lý kinh doanh với toàn bộ các khâu, các điều kiện liên quan của nó nhằm tạo ra những chất lượng – hiệu quả kinh doanh nhất định

- Tinh thần khởi nghiệp là sự chủ động, sáng tạo, dám nghĩ dám làm, chấp nhận rủi ro

để tạo dựng một doanh nghiệp mới hoặc phát triển một ý tưởng kinh doanh mới.Tinh thần khởi nghiệp bao gồm những yếu tố sau:

· Sự chủ động: Tinh thần khởi nghiệp bắt đầu từ sự chủ động của cá nhân trong việc tìm kiếm cơ hội kinh doanh, phát triển ý tưởng kinh doanh và thực hiện ý tưởng đó

· Sự sáng tạo: Tinh thần khởi nghiệp đòi hỏi sự sáng tạo trong việc tìm kiếm giải pháp mới, giải quyết vấn đề mới, tạo ra những sản phẩm, dịch vụ mới đáp ứng nhu cầu của thị trường

1.2 Triết lý kinh doanh

1.2.1 Khái niệm

5

Trang 6

- Theo vai trò: là những tư tưởng khái quát sâu sắc được chắt lọc, đúc rút từ thực tiễn kinh doanh có tác dụng định hướng, chỉ dẫn cho hoạt động của các chủ thế kinh doanh

- Theo yếu tố cấu thành: TLKD phương châm hành động, là hệ giá trị và mục tiêu của doanh nghiệp chỉ dẫn cho hoạt động kinh doanh

- Theo cách thức hình thành: TLKD là những tư tưởng phản ánh thực tiễn kinh doanh qua con đường trải nghiệm, suy ngẫm và khái quát hóa của các chủ thể kinh doanh và chỉ dẫn cho hoạt động kinh doanh

=> Có thể nói triết lý kinh doanh là một trong những biểu hiện của văn hoá tronghoạt động kinh doanh Vì vậy, lãnh đạo doanh nghiệp cần phải lựa chọn một hệthống các giá trị và triết lý hành động đúng đắn đủ để có thể làm động lực lâu dài

và mục đích phấn đấu chung cho tổ chức Hệ thống các giá trị và triết lý này cũngphải phù hợp với mong muốn và chuẩn mực hành vi của các đối tượng hữu quan

1.2.2 Các hình thức biểu hiện của Triết lý kinh doanh

Thông thường, triết lý kinh doanh của doanh nghiệp thường biểu hiện trong bản sứ mệnh của doanh nghiệp; Hệ thống mục tiêu của doanh nghiệp; Hệ thống các giá trị của doanh nghiệp

1 Sứ mệnh của doanh nghiệp: Một văn bản triết lý doanh nghiệp thường bắt đầu

bằng việc nêu ra sứ mệnh của doanh nghiệp hay còn gọi là tôn chỉ, mục đích của nó.Đây là phần nội dung có tính khái quát cao, được chắt lọc, sâu sắc Sứ mệnh kinh doanh là một bản tuyên bố “lý do tồn tại” của doanh nghiệp, còn gọi là quan điểm, tôn chỉ, nguyên tắc, mục đích kinh doanh của doanh nghiệp Nó là lời tuyên bố mô

tả doanh nghiệp là ai, doanh nghiệp làm những gì, làm vì ai và làm như thế nào

* Thực chất của nội dung này trả lời cho các câu hỏi :

• Doanh nghiệp của chúng ta là gì?

• Doanh nghiệp muốn thành một tổ chức như thế nào?

• Công việc kinh doanh của chúng ta là gì?

• Tại sao doanh nghiệp tồn tại? (Vì sao có công ty này?)

• Doanh nghiệp của chúng ta tồn tại vì cái gì?

• Doanh nghiệp có nghĩa vụ gì? Doanh nghiệp sẽ đi về đâu?

• Doanh nghiệp hoạt động theo mục đích nào?

Trang 7

Sứ mệnh thể hiện vai trò quan trọng của nó ở việc xác định phương hướng của doanh nghiệp một cách nhất quán tới tất cả các thành viên của tổ chức, từ đó giúp cho các thành viên có được định hướng rõ ràng và gắn kết công việc của họ với phương hướng của tổ chức.

Sứ mệnh của một số công ty Honda Hiến dâng mình cho việc cung cấp những sản phẩm hiệu quả

cao với giá phải chăng trên toàn thế giới

Samsung Hoạt động kinh doanh là để đóng góp vào sự phát triển đất nước

Unilever Tôn chỉ của tập đoàn Unilever chúng ta là thoả mãn các nhu cầu

hàng ngày của con người ở mọi nơi, nắm bắt được nguyện vọng

đó một cách sáng tạo và hiệu quả thông qua các dịch vụ và nhãnhàng danh tiếng nhằm nâng cao chất của cuộc sống

Trung Nguyên Tạo dựng thương hiệu hàng đầu qua việc mang đến cho người

thưởng thức cafe và là nguồn cảm hứng sáng tạo và niềm tự hàotrong phong cách Trung Nguyên đậm đà văn hoá Việt

FPT “FPT mong muốn trở thành một tổ chức kiểu mới, giàu mạnh

bằng nỗ lực lao động sáng tạo trong khoa học kỹ thuật và công nghệ, làm khách hàng hài lòng,

góp phần hưng thịnh quốc gia Mục tiêu của công ty là nhằm đem lại cho mỗi thành viên của mình điều kiện phát triển tốt nhất về tài năng, một cuộc sống đầy đủ về vật chất, phong phú

về tinh thần”

2 Hệ thống các mục tiêu cơ bản của doanh nghiệp:

Sứ mệnh của doanh nghiệp thường được cụ thể hoá bằng các mục tiêu chính, có tính chiến lược của nó Các mục tiêu là những điểm cuối của nhiệm vụ của doanh nghiệp; mang tính cụ thể và khả thi cần thực hiện thông qua các hoạt động của doanh nghiệp Việc xây dựng các mục tiêu cơ bản rất có ý nghĩa đối với sự thành công và tồn tại lâudài của doanh nghiệp Những mục tiêu này thường tập trung ở các vấn đề như: vị thế của doanh nghiệp trên thị trường, những sự đổi mới, năng suất, các nguồn tài nguyên vật chất và tài chính, khả năng sinh lời, thành tích và trách nhiệm của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp, thành tích và thái độ của công nhân và trách nhiệm xã hội

3 Hệ thống các giá trị của doanh nghiệp:

Giá trị của một doanh nghiệp là những niềm tin căn bản của những người làm việc

trong doanh nghiệp Hệ thống các giá trị của doanh nghiệp xác định thái độ của doanhnghiệp với những đối tượng hữu quan như: người sở hữu, những nhà quản trị, đội ngũnhững người lao động, khách hàng và các đối tượng khác có liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp

7

Trang 8

• Giá trị cốt lõi của doanh nghiệp: là yếu tố quy định những chuẩn mực chung và là niềm tin lâu dài của một tổ chức.

• Các nguyên lý hướng dẫn hành động, định hướng cho hành vi của tổ chức,

có vai trò rất quan trọng trong nội bộ tổ chức

* Có 2 cách xây dựng hệ thống giá trị:

• Các giá trị đã hình thành theo lịch sử, được các thế hệ lãnh đạo cũ lựa chọnhoặc hình thành một cách tự phát trong doanh nghiệp

• Các giá trị mới mà thế hệ lãnh đạo đương nhiệm mong muốn xây dựng để

doanh nghiệp ứng phó với tình hình mới

Hệ thống giá trị là cơ sở để quy định, xác lập nên các tiêu chuẩn về đạo đức trong hoạtđộng của công ty Nói cách khác, nó là một bảng các tiêu chuẩn đạo đức trong kinh doanh của công ty

4 Tầm nhìn: Là bức tranh tổng thể về tương lai mà doanh nghiệp muốn đạt được 1.2.3 Vai trò của triết lý kinh doanh trong quản lý và phát triển doanh nghiệp

- Triết lý kinh doanh là cốt lõi của văn hoá doanh nghiệp, tạo ra phương thức phát triển bền vững của doanh nghiệp

- Triết lý kinh doanh là công cụ định hướng và cơ sở để quản lý chiến lược của doanh nghiệp

- Triết lý kinh doanh là một phương tiện để giáo dục, phát triển nguồn nhân lực và tạo ra một phong cách làm việc đặc thù của doanh nghiệp

1.2.4 Cách thức xây dựng triết lý kinh doanh của doanh nghiệp:

Việc xây dựng triết lý kinh doanh, với tư cách là tài sản tinh thần của doanh nghiệp không phải là một điều dễ dàng mà nó phải là sự nỗ lực của người lãnh đạo và các thành viên của doanh nghiệp Thông thường, triết lý kinh doanh của doanh nghiệp

có thể hình thành theo ba cách:

- Cách thứ nhất: Thông qua quá trình hoạt động của doanh nghiệp, người chủ doanh

nghiệp tổng kết, đúc rút kinh nghiệm rồi khái quát hóa thành những quan điểm mang tính triết lý để chỉ đạo hoạt động kinh doanh

- Cách thứ hai: Ở một số doanh nghiệp, do nhận thức được vai trò của văn hóa kinh

doanh, có nhu cầu cấp thiết phải xây dựng triết lý kinh doanh, người chủ doanh

Trang 9

nghiệp hoặc bộ phận chuyên trách sẽ soạn thảo triết lý kinh doanh của doanh nghiệp, sau đó lấy ý kiến đóng góp của tập thể thành viên của doanh nghiệp để hoàn thiện.

- Cách thứ ba: Một số doanh nghiệp trên thế giới lại xây dựng triết lý kinh doanh của

mình bằng cách mời chuyên gia tư vấn, là những người am hiểu và có kinh nghiệm xây dựng văn hóa doanh nghiệp Để có thể tư vấn xây dựng triết lý kinh doanh cho doanh nghiệp, các chuyên gia sẽ đến tìm hiểu về các hoạt động của doanh nghiệp, tìm hiểu phong cách lãnh đạo, định hướng giá trị của doanh nghiệp, lắng nghe tâm tư, tìnhcảm của lãnh đạo doanh nghiệp và của cả các thành viên của doanh nghiệp Sau đó, dựa trên kiến thức và kinh nghiệm đã có, các chuyên gia sẽ đưa ra một số phương án

để doanh nghiệp lựa chọn bằng cách thảo luận giữa những người trong ban lãnh đạo của doanh nghiệp hoặc tham khảo ý kiến rộng rãi của các thành viên trong doanh nghiệp

1.3 Đạo đức kinh doanh và tinh thần trách nhiệm với xã hội

1.3.1 Khái niệm:

- Đạo đức kinh doanh là một tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực có tác dụng điều chỉnh, đánh giá, hướng dẫn và kiểm soát hành vi của các chủ thể kinh doanh Đạo đứckinh doanh chính là đạo đức được vận dụng vào trong hoạt động kinh doanh

- Đạo đức kinh doanh là một dạng đạo đức nghề nghiệp: Đạo đức kinh doanh có tínhđặc thù của hoạt động kinh doanh – do kinh doanh là hoạt động gắn liền với các lợi ích kinh tế

- Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là cam kết của công ty đóng góp cho việc

phát triển kinh tế bền vững, thông qua việc tuân thủ chuẩn mực về bảo vệ môi trường,bình đẳng về giới, an toàn lao động, quyền lợi lao động, trả lương công bằng, đào tạo

và phát triển nhân viên, phát triển cộng đồng…theo cách có lợi cho cả công ty cũng như phát triển chung của xã hội”

- Trách nhiệm xã hội là nghĩa vụ mà một doanh nghiệp phải thực hiện đối với xã hội

nói chung

1.3.2 Các khía cạnh của trách nhiệm xã hội

Ngày nay một doanh nghiệp có trách nhiệm xã hội liên quan đến mọi khía cạnh vận hành của một doanh nghiệp

Trách nhiệm xã hội bao gồm 4 khía cạnh: kinh tế, pháp lý, đạo đức và lòng bác ái

9

Trang 10

1.3.3 Vai trò của đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội

- Đạo đức trong kinh doanh góp phần điều chỉnh hành vi của các chủ thể kinh doanh: Đạo đức kinh doanh bổ sung và kết hợp với pháp luật điều chỉnh các hành vi kinh

doanh theo khuôn khổ pháp luật và quỹ đạo của các chuẩn mực đạo đức xã hội

- Đạo đức kinh doanh góp phần vào chất lượng của doanh nghiệp: Phần thưởng cho

một công ty có quan tâm đến đạo đức là được các nhân viên, khách hàng và công luận công nhận là có đạo đức Phần thưởng cho trách nhiệm đạo đức và trách nhiệm xã hội trong các quyết định kinh doanh bao gồm hiệu quả trong các hoạt động hàng ngày tăng cao, sự tận tâm của các nhân viên, chất lượng sản phẩm được cải thiện, đưa quyết định đúng đắn hơn, sự trung thành của khách hàng, và lợi ích về kinh tế lớn hơn

- Đạo đức kinh doanh góp phần vào sự cam kết và tận tâm của nhân viên: Sự cam

kết làm các điều thiện và tôn trọng nhân viên thường tăng sự trung thành của nhân viên đối với tổ chức và sự ủng hộ của họ với các mục tiêu của tổ chức

Tạo được bầu tâm lý làm việc hiệu quả của nhân viên (nhân viên cảm thấy thoả mãn về doanh nghiệp cũng như chính mình, tăng lòng trung thành và trách nhiệm chuyên môn, làm việc hết mình vì sự thành đạt của doanh nghiệp)

- Đạo đức kinh doanh góp phần làm hài lòng khách hàng: Các hành vi vô đạo đức có

thể làm giảm lòng trung thành của khách hàng và khách hàng sẽ chuyển sang mua hàng của các thương hiệu khác, ngược lại hành vi đạo đức có thể lôi cuốn khách hàng đến với sản phẩm của công ty Các khách hàng thích mua sản phẩm của các công ty có danh tiếngtốt, quan tâm đến khách hàng và xã hội

- Đạo đức kinh doanh góp phần tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp:

Tối thiểu hoá các thiệt hại do sự phá hoại ngầm của nhân viên

Doanh nghiệp ít phải hầu toà do tránh được các vụ kiện tụng

Trang 11

- Đạo đức kinh doanh góp phần vào sự vững mạnh của nền kinh tế quốc gia: Các thể

chế xã hội, đặc biệt là các thể chế thúc đẩy tính trung thực, là yếu tố vô cùng quan trọng

để phát triển sự phồn vinh về kinh tế của một xã hội Các nước phát triển ngày càng trở nên giàu có hơn vì có một hệ thống các thể chế, bao gồm đạo đức kinh doanh, để khuyến khích năng suất Trong khi đó, tại các nước đang phát triển, cơ hội phát triển kinh tế và xãhội bị hạn chế bởi độc quyền, tham nhũng, hạn chế tiến bộ cá nhân cũng như phúc lợi xã hội

1.4 Văn hóa doanh nhân

1.4.2 Văn hóa doanh nhân:

- Văn hóa doanh nhân là một hệ thống các giá trị, các chuẩn mực, các quan niệm và hành

vi của doanh nhân trong quá trình lãnh đạo và quản lý doanh nghiệp

- Văn hóa doanh nhân là hạt nhân, là bộ phận quan trọng nhất của văn hóa doanh nghiệp

1.4.3 Các nhân tố tác động đến văn hóa doanh nhân

- Nhân tố văn hóa:

+) Văn hóa của môi trường sống chính là cái nôi nuôi dưỡng văn hóa cá nhân, nó còn ảnhhưởng sâu rộng đến nhận thức và hành động của doanh nhân trên thương trường.+) Văn hóa là điều kiện để văn hóa doanh nhân tồn tại và phát triển đồng thời là động lực thúc đẩy doanh nhân hoạt động kinh doanh

+) Văn hóa có vai trò như một hệ điều tiết quan trọng đối với lối sống và hành vi của mỗi doanh nhân

+) Sự kết hợp của văn hóa dân tộc, văn hóa tổ chức và tính cách cá nhân sẽ tạo nên một đặc trưng riêng cho mỗi doanh nhân

- Nhân tố kinh tế:

+) Văn hóa của doanh nhân hình thành và phát triển phụ thuộc vào mức độ phát triển của nền kinh tế và mang đặc thù của lĩnh vực mà doanh nhân hoạt động kinh doanh.+) Hoạt động của các hình thái đầu tư cũng là một trong những yếu tố kinh tế quyết định đến văn hóa của đội ngũ doanh nhân

11

Trang 12

+) Một nền kinh tế năng động là một nền kinh tế mở, thông thoáng từ bên trong và hội nhập với bên ngoài Nền kinh tế như vậy sẽ là động lực cho doanh nhân thăng tiến.

- Các bộ phận cấu thành văn hóa doanh nhân:

- Năng lực của doanh nhân:

+) Trình độ chuyên môn

+) Năng lực lãnh đạo

+) Trình độ quản lý kinh doanh

- Tố chất của doanh nhân:

+) Tầm nhìn chiến lược

+) Khả năng thích ứng với môi trường, nhạy cảm, linh hoạt, sáng tạo

+) Tính độc lập, quyết đoán, tự tin

+) Năng lực quan hệ xã hội

+) Có nhu cầu cao về sự thành đạt

+) Say mê, yêu thích kinh doanh, sẵn sàng chấp nhận mạo hiểm, có đầu óc kinh doanh.+) Xác định hệ thống giá trị đạo đức làm nền tảng hoạt động

+) Nỗ lực vì sự nghiệp chung

+) Kết quả công việc mà mức độ đóng góp cho xã hội

- Phong cách doanh nhân

+) Phong cách doanh nhân là sự tổng hợp các yếu tố, diện mạo, ngôn ngữ, cách cư xử, hành động

+) Những yếu tố làm nên phong cách doanh nhân

1 Văn hóa cá nhân

2 Tâm lý cá nhân

3 Kinh nghiệm cá nhân

Trang 13

4 Nguồn gốc đào tạo

5 Môi trường xã hội, sự hội nhập và thách thức

+) Những nguyên tắc định hình một phong cách tốt của doanh nhân:

Luôn bị thôi thúc bởi sự hoàn hảo

Vượt qua mọi rào cản để tìm ra chân lý một cách nhanh chóng

Vận dụng mọi khả năng và dồn mọi nỗ lực của mình cho công việc

Biến công việc thành nhu cầu và sở thích của mọi người

Hiểu được và biết dữ liệu đến những tiểu tiết

1.5 Văn hóa doanh nghiệp:

1.5.1 Khái niệm: Văn hóa doanh nghiệp là một hệ thống các giá trị, các chuẩn

mực, các quan niệm và hành vi của doanh nghiệp, chi phối hoạt động của mọi thành viên trong doanh nghiệp và tạo nên bản sắc kinh doanh riêng của doanh nghiệp

1.5.2 Các cấp độ văn hóa doanh nghiệp

- Cấp độ thứ nhất (biểu trưng trực quan-hữu hình): các quá trình và cấu trúc hữu hình

+) Đó là những biểu trưng trực quan giúp con người dễ dàng nhìn thấy, nghe thấy, sờ thấycác giá trị triết lý cần được tôn trọng

+) Những giá trị sâu hơn và những nhận thức được hình thành bởi các thành viên của tổ chức

- Cấp độ thứ hai: (biểu trưng phi trực quan-vô hình): những giá trị được tuyên bố

+) Bất kể doanh nghiệp nào cũng có các quy định, nguyên tắc, triết lý, mục tiêu và chiến lược hoạt động riêng của mình; nhưng chúng được thể hiện với nội dung, phạm vi mức

độ khác nhau giữa các doanh nghiệp mà thôi

+) Những giá trị được công bố cũng có tính hữu hình vì người ta có thể nhận biết và diễn đạt chúng một cách rõ ràng, chính xác Chúng thực hiện chứng năng hưỡng dẫn cho các nhân viên trong doanh nghiệp các thức đối phó với các tình huống cơ bản

- Cấp độ thứ ba: những quan niệm chung

+) Trong bất kì hình thức văn hóa nào cũng đều có các quan niệm chung, được tồn tại trong thời gian dài, chúng ăn sâu vào trong tâm trí của hầu hết các thành viên thuộc nền văn hóa đó và trở thành mặc nhiên đc công nhận

1.5.3 Tác động của văn hóa doanh nghiệp tới hoạt động của doanh nghiệp.

13

Ngày đăng: 17/06/2024, 17:07

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w