1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tên học phần chuyên đề kĩ năng sống giáo dục kĩ năng tự nhận thức bản thân trong chương trình giáo dục công dân lớp 6 cấp trung học cơ sở

29 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giáo dục kĩ năng tự nhận thức bản thân trong chương trình giáo dục công dân lớp 6 cấp Trung học cơ sở
Tác giả Trần Thị An
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Xiêm
Trường học Trường Đại học Thủ Đô Hà Nội
Chuyên ngành Giáo dục công dân
Thể loại Bài luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 2,84 MB

Nội dung

Nếu bạn tự nhận thức cao, bạn có thể đánh giá bản thân một cách khách quan, quản lý cảm xúc của mình, điều chỉnh hành vi của bạn với các giá trị tương ứng và hiểu chính xác cách người kh

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI

KHOA SƯ PHẠM

- 

TÊN HỌC PHẦN : CHUYÊN ĐỀ KĨ NĂNG SỐNG Giảng viên giảng dạy : TS Nguyễn Thị Xiêm Giáo dục kĩ năng tự nhận thức bản thân trong chương trình giáo dục công dân lớp 6 cấp Trung học cơ sở

Chuyên ngành : Giáo dục công dân Người thực hiện : Trần Thị An - 222000332 - GDCD D2022

HÀ NỘI – 2023 Mục lục 1 Lý do chọn đề tài 3

2.Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 4

2.1 Tài liệu nước ngoài 4

2.2 Tài liệu trong nước 4

Trang 2

Chương 1 : cơ sở lý luận về việc tự nhận thức bản thân cho học sinh lớp 6 cấp thcs 5

1.1.Các khái niệm cơ bản 5

1.1.1 Khái niệm về ý thức 5

1.1.2 Khái niệm về tự nhận thức bản thân 6

1.1.2.1 Khái niệm nhận thức 6

1.1.2.2.Khái niệm tự nhận thức bản thân 6

1.1.3 Khái niệm tự nhận thức bản thân của học sinh lớp 6 7

1.1.3.1 Đặc điểm tâm lý lứa tuổi của học sinh lớp 6 7

1.1.3.2 Đặc điểm tự ý thức của học sinh lớp 6 8

1.1.3.3 các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển sự tự nhận thức của bản thân .10

1.4.1 Kế hoạch xây dựng phát triển bản thân 14

1.1.4.1 Khái niệm kế hoạch phát triển bản thân 14

1.1.4.2 Tại sao chúng ta cần xây dựng kế hoạch phát triển bản thân? 14

1.1.4.3 Lên kế hoạch phát triển bản thân như thế nào cho hiệu quả? 16

Xác định mục tiêu bạn muốn đạt được 17

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 18

CHƯƠNG 2 : Nội dung chương trình môn GDCD cấp THCS 19

2.1 So sánh yêu cầu cần đạt và mục tiêu của các bộ sách giáo khoa 19

2.2 So sánh yêu cầu cần đạt và nội dung của các bộ sách giáo khoa 20

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Nhận thức về mình là sự kiện cơ bản và là điều kiện thiết yếu để con người sống đúng với bản chất của mình và thể hiện một đời sống ý

Trang 3

thức , tự do và có trách nhiệm Biết mình là yếu tố nền tảng để hiểu biết và tương tác với thế giới bên ngoài Không có nhận thức đúng

về mình thì cũng không thể có nhận thức và tương tác thích hợp với người khác và thế giới xung quanh Nhận thức ấy bắt đầu ngay từ giây phút hiện hữu đầu tiên nhưng nó cần được tiếp tục và phát triển qua tất cả các giai đoạn của cuộc đời VÌ giáo dục có một vai trò quyết định trong tiến trình nhận thức thức bản thân Con người không chỉ có khả năng biết, nhận thức về thế giới và các sự vật xung quanh Con người cũng có khả năng nhận thức về các tư tưởng, niềm tin, thái độ, cảm xúc và trạng thái bên trong của mình Đó là nhận thức bản thân hay tự nhận thức

Nội dung chương trình môn Giáo dục công dân được xem là một mônhọc có ích , có thể áp dụng vào đời sống thực tiễn , giúp các em trang

bị những kiến thức , hành trang để các bạn học sinh có thể ứng biến ,

xử lý những tình huống diễn ra xung quanh mình Bên cạnh đó , học sinh nhận thức được điểm mạnh , điểm yếu , biết rõ mong muốn , những khả năng , khó khan , thách thức bản thân để đặt ra những mụctiêu , ra quyết định và giải quyết vấn đề phù hợp Do vậy , tác giả đã chọn đề tài có nội dung “ Giáo dục kĩ năng tự nhận thức bản thân trong chương trình môn giáo dục công dân lớp 6 cấp Trung học cơ sở

“ làm đề tài nghiên cứu nhằm góp phần nâng cao tự nhận thức bản thân trong chương trình giáo dục môn Giaos dục công dân

2.Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

2.1 Tài liệu nước ngoài

Trên thế giới có nhiều công trình nghiên cứu về sự tự nhận thức bản thân như: Công trình nghiên cứu về quá trình phát triển tâm lý của trẻ em của nhóm tác giả JB Asendorpf, Jens B, Baudonniere, Pierre-Marrie năm 1993 có quan tâm đến sự phát triển bản thân ở trẻ hai tuổi, kết quả nghiên cứu cho thấy nhiều trẻ em bắt đầu có những dấu hiệu của sự tự nhận thức bản thân trước khi dùng các biểu tượng lời nói Theo một nghiên cứu khác của Kenneth B Clark và Mamie K Clark thuộc Đại học York, Toronto, Ontario cho rằng trẻ em khám phá chính mình thông qua việc so sánh sự phát triển của cơ thể mình với các cơ quan trên cơ thể người lhacs

Trang 4

Điều đó có thể liên quan đến việc trẻ bắt chước hành vi của người khác trong quá trình khám phá bản thân

2.2 Tài liệu trong nước

Ở Việt Nam có công trình nghiên cứu về sự tự ý thức của học sinh tiểu học như đề tài TS Vũ Thị Nho đã nghiên cứu đặc điểm về khả năng tự đánh giá của học sinh cuối bậc tiểu học Tác giả nhận định sự tự đánh giá của học sinh tiểu học chưa cao và tỉnh ổn định phụ thuộc vào trình

độ học lực của các em Nghiên cứu trên cũng có đề cập đến việc tự nhận thức của học sinh về bản thân mình và người khác để có thể đưa ra những đánh giá Tuy nhiên, công trình nguyên cứu chuyên sâu về tự nhận thức bản thân của cấp trung học cơ sở còn nhiều bỏ ngỏ

Chương 1 : cơ sở lý luận về việc tự nhận thức bản thân cho học sinh lớp 6 cấp thcs

1.1.Các khái niệm cơ bản

Trang 5

Ý thức là sự phản ánh năng động, sáng tạo thế giới khách quan vào đầu

óc con người, là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan Ý thức làtoàn bộ sản phẩm những hoạt động tinh thần của con người, bao gồmnhững tri thức, kinh nghiệm, những trạng thái tình cảm, ước muốn, hyvọng, ý chí niềm tin, của con người trong cuộc sống Ý thức là sảnphẩm của quá trình phát triển của tự nhiên và lịch sử - xã hội, là kết quảcủa quá trình phản ánh thế giới khách quan vào trong đầu óc của conngười

Theo Phân tâm học, tâm của con người chia làm hai là ý thức và vôthức Duy thức học thì phân làm tám và ý thức là một trong tám phần đó.Như vậy, nhìn theo quan điểm nào thì ý thức cũng chỉ là một phần củatâm Tuy vậy, ý thức rất năng động và có phạm vi hoạt động rất lớn

Ý thức theo định nghĩa của triết học Mác - Lênin là một phạm trù đượcquyết định với phạm trù vật chất, theo đó ý thức là sự phản ánh thế giớivật chất khách quan vào bộ óc con người và có sự cải biến và sáng tạo

Ý thức có mối quan hệ biện chức với vật chất

Theo tâm lý học được định nghĩa là hình thức phản ánh tâm lý cao nhấtchỉ có ở con người Ý thức là sự phản ánh bằng ngôn ngữ những gì conngười đã tiếp thu trong quá trình quan hệ qua lại với thế giới kháchquan

ý thức là ý thức về bản thân , bao gồm năng lực nhận thức và xác định thái độ với bản thân , năng lực tự điều khiển , điều chỉnh hành vi , thái

độ cũng như toàn bộ sự phát triển nhân cách

1.1.2 Khái niệm về tự nhận thức bản thân

1.1.2.1 Khái niệm nhận thức

Quá trình nhận thức giúp cho chúng ta phản ánh bản thân các sự vật,hiện tượng trong hiện thực khách quan – những khách thể tác độngvào con người trong quá trình hoạt động của họ Nhờ nhận thức màcon người có xúc cảm, tình cảm, đặt ra được mục đích và dựa vào đó

mà hành động Như vậy, quá trình nhận thức xuất phát từ hành động,làm tiền đề cho các quá trình tâm lý khác Đồng thời tính chân thựccủa quá trình nhận thức cũng được kiểm nghiệm qua hành động: hànhđộng có kết quả chứng tỏ chúng ta phản ánh đúng hành động, không

có kết quả chứng tỏ ta phản ánh sai Nhờ quá trình nhận thức, chúng

Trang 6

ta không chỉ phản ánh hiện thực xung quanh ta, mà cả hiện thực củabản thân ta nữa, không chỉ phản ánh cái bên ngoài mà cả cái bản chấtbên trong, không chỉ phản ánh cái hiện tại mà cả cái đã qua và cả cái

sẽ tới, cái quy luật phát triển của hiện thực nữa Như thế có nghĩa làquá trình nhận thức bao gồm nhiều quá trình khác nhau, ở những mức

độ phản ánh khác nhau: cảm giác, tri giác, trí nhớ, tư duy, tưởngtượng Những quá trình này sẽ cho chúng ta những sản phẩm khác

tượng, khái niệm) Đại thể có thể chia toàn bộ hoạt động nhận thứcthành 2 giai đoạn lớn: nhận thức cảm tính (gồm cảm giác và tri giác)

và nhận thức lý tính Trong hoạt động nhận thức của con người, giaiđoạn cảm tính và lý tính có quan hệ chặt chẽ và tác động tương hỗ lẫnnhau V.I.Lênin đã tổng kết quy luật đó của hoạt động nhận thức nói

chung như sau: “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ

tư duy trừu tượng đến thực tiễn – Đó là con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý, của sự nhận thức hiện thực khách quan”.

1.1.2.2.Khái niệm tự nhận thức bản thân

Những người đầu tiên đưa ra định nghĩa về chủ đề này là hai nhà tâm lý học Shelley Duval và Robert Wicklund Cụ thể:“Tự nhận thức là khả năng tập trung vào bản thân và cách hành động, suy nghĩ hoặc cảm xúc của bạn phù hợp hoặc không phù hợp với các tiêu chuẩn bên trong của bạn Nếu bạn tự nhận thức cao, bạn có thể đánh giá bản thân một cách khách quan, quản lý cảm xúc của mình, điều chỉnh hành vi của bạn với các giá trị tương ứng và hiểu chính xác cách người khác nhìn nhận về bạn” Nói một cách đơn giản, những người có khả năng tự nhận thức cao

có thể diễn giải hành động, cảm xúc và suy nghĩ của họ một cách khách quan Đó là một kỹ năng hiếm có, vì nhiều người trong chúng ta bị cuốn vào những diễn giải dựa trên cảm xúc về hoàn cảnh của mình Phát triển

sự tự nhận thức là rất quan trọng vì nó cho phép các nhà lãnh đạo đánh giá sự phát triển cũng như tính hiệu quả của họ và thay đổi hướng đi khi cần thiết

1.1.3 Khái niệm tự nhận thức bản thân của học sinh lớp 6 1.1.3.1 Đặc điểm tâm lý lứa tuổi của học sinh lớp 6

Trang 7

Ở độ tuổi lớp 6 THCS, HS vừa mới chuyển cấp Đặc điểm tâm lí nổi bật

ở các em là ý thức tự khẳng định mình, muốn tự lực độc lập trong mọi hoạt động Đây là lửa tuổi có bước nhảy vọt về cả thể chất lẫn tinh thần, các em đang tách dần khỏi thời thơ ấu để tiến sang giai đoạn phát triển cao hơn tạo nên nội dung cơ bản và sự khác biệt trong mọi mặt phát triễn về thể chất, trí tuệ, tình cảm, đạo đức Các em ở tuổi này dễ xúc động, tình cảm dễ chuyển hóa (vui, buồn), dễ thay đồi Nhìn chung các

em có tính bồng bột, sôi nổi, hăng say, dễ bị kích động Tính dễ bị kích động ở HS THCS đôi khi dẫn đến những xúc động rất mạnh mẽ ở các

em như vui quá trớn, buồn ủ rũ hoặc lúc thì quả hăng say, lúc thì dễ chánnản Tâm trạng thay đổi nhanh chóng, dễ dàng, đang vui đấy nhưng chỉ một tác động nhỏ nào đó lại buồn ngay, hoặc đang buồn bực nhưng gặp một điều gì thích thú lại vui vẻ ngay Do tình cảm dễ thay đổi như vậy nên ở các em đôi lúc có mâu thuẫn trong tình cảm Tình cảm của HS ở lứa tuổi này đã bắt đầu được hình thành trên cơ sở lí trí, có lí trí chi phối.Trong đời sống tình cảm của các em thì tình cảm đạo đức, tình cảm bạn

bè phát triển mạnh

1.1.3.2 Đặc điểm tự ý thức của học sinh lớp 6

Ở các em đã xuất hiện nhu cầu tự đánh giá, nhu cầu so sánh mình vớingười khác Các em đã bắt đầu xem xét mình, vạch cho mình một nhâncách tương lai, muốn hiểu biết mặt mạnh, mặt yếu trong nhân cách củamình

Sự bắt đầu hình thành và phát triển tự ý thức đã gây nhiều ấn tượng sâusắc đến toàn bộ đời sống tâm lí của lứa tuổi này, đến hoạt động học tập,đến sự hình thành mối quan hệ qua lại với mọi người Tự ý thức không

có nghĩa là tách rời khỏi thực tế, khỏi thế giới cảm xúc bên trong, khôngphải là sự thể hiện độc nhất nguyện vọng tự nhận thức, tự mổ xẻ, tựphân tích triền miên, vô bổ Nhu cầu tự ý thức này sinh từ nhu cầu cuộcsống, từ hoạt động thực tiễn, từ yêu cầu mong muốn của người lớn, củatập thể quy định Do sự phát triển mối quan hệ với tập thể, với đời sống

xã hội, mà học sinh trung học cơ sở nảy sinh nhu cầu đánh giá khả năngcủa mình, tìm kiếm vị trí của mình, hành vi của mình giúp cho các emhoặc ngăn cản các em đạt được lòng mong muốn trở thành người lớn

Trang 8

Sự tự ý thức của lứa tuổi này được bắt đầu tự sự tự nhận thức hành vìcủa mình Lúc đầu các em tự nhận thức những hành vi riêng lẻ, sau đótoàn bộ hành vi của mình Cuối cùng các em nhận thức về những phẩmchất đạo đức, tình cách và khả năng của mình.

Theo gia sư tiếng anh thì sự hình thành tự ý thức của các em là một quátrình diễn ra dần dần Cơ sở đầu tiên của sự tự ý thức của các em là sựnhận xét đánh giá của người khác, nhất là người lớn Vì thế các em ởđầu lứa tuổi này hình như nhận xét mình bằng con mắt của người khác.Tuổi các em càng nhiều, các em bắt đầu có khuynh hướng độc lập phântích và đánh giá nhân cách của mình hơn

Nhiều công trình nghiên cứu đã cho thấy, không phải toàn bộ những néttính cách được các em ý thức cũng một lúc Những phẩm chất được các

em ý thức được trước đó, đó là những phẩm chất có liên quan đến nhiệm

vụ học tập Ví dụ như tính kiên trì, sự chú ý, sự chuyên cần

- Sau đó là thể hiện thái độ với người khác Ví dụ: tình đồng chí, tìnhbạn, tính vị tha, tính nhẫn nại, tính bướng bỉnh

-Tiếp đến là những phẩm chất thể hiện thái độ đối với bản thân Ví dụ:tính khiêm tốn, tính tự cao, tính khoe khoang

- Cuối cùng là những nét tính cách tổng hợp thể hiện nhiều mặt của nhâncách Ví dụ: tình cảm trách nhiệm, lòng tự trọng, danh dự, tính nguyêntắc, tính mục đích,

Sở dĩ quá trình hình thành sự tự ý thức diễn ra như trên vì:

-Hoạt động học tập và thái độ đối với mọi người được các em xác định

là mặt biểu hiện chủ yếu của nhân cách

-Những nét tính cách như tính khiêm tốn, tính tự cao, tính khoekhoang là những nét tích cách các em dễ nhận thấy khi giao tiếp vớimọi người

- Còn những nét tính cách như tình cảm trách nhiệm, tính nguyên tắc,tính mục đích là những nét tính cách phức tạp tổng hợp do đó mà các emkhó nhận thấy ngay Đặc điểm quan trọng về tự ý thức của lứa tuổi này

là sự mâu thuẫn giữa nhu cầu tìm hiểu bản thân với kỹ năng chưa đầy đủ

để phân tích đúng đắn sự biểu lộ của nhân cách Trên cơ sở đó này sinh

Trang 9

những xung đột do mâu thuẫn giữa mức độ kì vọng của các em với địa

vị thực tế của chúng trong tập thể, mâu thuẫn giữa thái độ của các emvới bản thân, đối với những phẩm chất nhân cách của mình và thái độcủa các em đối với người lớn, đối với bạn bè cùng lứa tuổi Vì thếA.G.Coovalia nhận xét rằng, sự đánh giá đúng đắn nhân cách của lứatuổi này quan trọng như thế nào, để đừng gây cho các em hai rung cảmtrái ngược nhau: tự cao và kém cỏi Ý nghĩa quyết định nhất để pháttriển tự ý thức của lứa tuổi học sinh trung học cơ sở là cuộc sống tập thểcủa các em, nơi nhiều mối quan hệ giá trị đúng đắn Mối quan hệ này sẽhình thành ở các em lòng tự tin vào sự tự đánh giá của mình là nhữngyêu cầu ngày càng cao đối với hành vi, hoạt động của các em, nguyệnvọng tìm kiếm một vị trí trong hệ thống những mối quan hệ xã hội đúngđắn với các em, cũng đồng thời giúp cho sự phát triển về mặt tự ý thứccủa các em

Như vậy trên cơ sở phát triển tự ý thức và thái độ nhận thức thực tế, trên

cơ sở yêu cầu ngày càng cao đối với chúng, vị trí mới mẻ của các emtrong tập thể, đã làm nảy sinh khát vọng tự tu dưỡng nhằm mục đíchphát triển cho bản thân những nét tính cách tốt, khắc phục những néttính cách lạc hậu, những khuyết điểm sai lầm của mình

1.1.3.3 các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển sự tự nhận thức của bản thân

* Gia đình

hoá và kinh tế, thông qua đó mỗi cá nhân có sự liên hệ với gia đình Gia đình chính là môi trường văn hóa - xã hội đầu tiên của mỗi cá nhân Chính vì vậy, gia đình có ảnh hưởng đặc biệt tới sự hình thành và phát triển nhân cách nói chung, tự ý thức nói nâng ở mỗi cá nhân 1.X Kôn từng nhận định: “Những người đầu tiên có ý nghĩa nhất trong cuộc đời của đứa trẻ đĩ nhiên là bố mẹ Ảnh hưởng của họ không chỉ mạnh mẽ, toàn diện mà còn lâu dài nhất Phong cách giáo dục gia đình sẽ để lại dấu ấn không phai mờ trong tính cách của trẻ” Ông bà, bố mẹ chính là những người thầy đầu tiên trong cuộc đời của mỗi người, là tác nhân quan trọng chăm sóc, giáo dục cá nhân đạt được các giá trị xã hội cơ

Trang 10

bản; là màng lọc giúp trẻ em khắc phục được những ảnh hưởng tự phát

từ môi trường xã hội, là tấm gương để các em noi theo và phần đấu, dần dần thích ứng tích cực với cuộc sống xã hội Những giá trị được tiếpnhân từ tuổi thơ trong gia đình không chỉ là "hành trang" cho cá nhân bước vào cuộc sống xã hội mà còn là những giá trị có ảnh hưởng mạnh

mẽ đến tự ý thức , tự đánh giá của cá nhân

Tính chất và mức độ ảnh hưởng của môi trường gia đình đến sự phát triển của cá nhân phụ thuộc vào kiểu quan hệ trong gia đình, phong cáchchăm sóc và giáo dục con và các mô hình văn hóa gia đình Nhiều công trình nghiên cứu đã xác định được các kiểu quan hệ gia đình: Quan hệ nồng ấm – chấp nhận và yêu cầu cao đối với con, Quan hệ nồng ấm – dễdãi, hay cho phép, Quan hệ lạnh nhạt – chấp nhận và yêu cầu cao; Quan

hệ lạnh nhạt và dễ dãi Và mỗi kiểu gia đình có những tác động riêng đến sự phát triển của trẻ Chẳng hạn, trẻ em sống trong gia đình với kiểu quan hệ nồng ấm - chấp nhận và yêu cầu cao đối với con, thường phát triển tốt hơn về các mặt nhận thức, xúc cảm và ý chí, dễ dàng hòa nhập vào cuộc sống xã hội cũng như phát triển khả năng tự ý thức, tự đánh giábản thân tốt hơn so với trẻ em trong các gia đình nồng ấm nhưng dễ dãi hay gia đình lạnh nhạt

Còn về phong cách giáo dục: Có nhiều kiểu chăm sóc giáo dục con tronggia đình Trong đó có ba kiểu giáo dục dựa trên ba phong cách dạy con điển hình của cha, mẹ: phong cách độc đoán, phong cách dân chủ và phong cách tự do Theo nhiều công trình nghiên cứu cho thấy, đối với trẻ trước tuổi học nếu được giáo dục trong kiểu gia đình dân chủ thường

tự tin, vui vẻ, hòa đồng, có khả năng tự điều khiển, điều chỉnh hành vi, làm chủ bản thân cho phù hợp với yêu cầu của hoàn cảnh xã hội và có khả năng tự ý thức tốt hơn các trẻ em được nuôi dạy trong kiểu gia đình độc đoán hay tự do Hơn thế nữa thông qua mối quan hệ liên nhân cách trong gia đình đặc biệt là quan hệ bố mẹ - con cái, tính cách của ông bà,

bố mẹ, văn hóa gia đình có những ảnh hưởng nhất định đến tự ý thức của trẻ Trẻ thường xem những hành động lời nói, cách ứng xử của ông

bà, bố mẹ là những chuẩn mực, hình mẫu để trẻ học hỏi, là khung quy chiếu giúp trẻ so sánh, đánh giá những phẩm chất tâm lý của bản thân

Trang 11

Bên cạnh yếu tố gia đình bạn bè có ảnh hưởng nhất định đến sự hình thành và phát triển nhân cách của cả nhân nói chung, tự ý thức nói riêng.

Sự ảnh hưởng đó diễn ra theo các khía cạnh Thứ nhất, bạn bè là những

mô hình xã hội để trẻ thực hiện hành vi của mình Theo các nghiên cứu của nhà tâm lí học MA Bandura đã cho thấy ảnh hưởng của cơ chế học tập hành vi phổ biến ở trẻ em là bắt chước các khuôn mẫu hành vi của người khác, mà trước hết và gần gũi là hành vi của bạn Nếu đứa trẻ nhìnthấy bạn của mình cư xử như thế nào, trẻ sẽ bắt chước cách hành động

đó trong những tình huống tương tự Trên thực tế, trẻ em có thể bắt chước ở bạn những hành vi tốt và không tốt Đứa trẻ càng ít tuổi càng dễdàng bắt chước hành vi của bạn một cách không có chủ đích Thứ hai, bạn bè là chuẩn để trẻ so sánh hình vì xã hội của mình Bên cạnh sư đánh giá của người lớn, bạn bè là chuẩn để trẻ so sánh hành vi xã hội của bản thân Trẻ thường có khuynh hưởng so sánh bản thân với bạn bè

để lượng giá nhân ra những ưu điểm, khuyết điểm của mình

Thứ ba, bạn bè chính là tấm gương, phản chiếu, giúp mỗi người phát hiện ra chính mình trong nhóm, tập thể Trong quá trình tương tác với nhóm bạn, những hành vi của cá nhân sẽ được tiếp nhận và phản hồi theo sự cảm nhận của bạn, nhờ quan sát các phản ứng đáp lại đó, cả nhân có thể nhận ra hiệu quả tác động của mình, và từ đó điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp - Thứ tư, bạn bè cũng chính là những tác nhân củng cố hành vi xã hội được lặp lại ở cá nhân Những hành vì xã hội của cá nhân sẽ được duy trì nếu nó nhận được sự ủng hộ, tán thành của bạn bè xung quanh, và ngược lại hành vì sẽ bị dập tắt nếu bị bạn bè phản đối Nhà trường là một thiết chế xã hội, có chức năng đặc thù là xã hội hoá cá nhân So với tác động của gia đình, của nhóm bạn và của các lực lượng xã hội đối với sự phát triển của cá nhân, sự tác động của giáo dục nhà trường sâu sắc, mạnh mẽ, toàn diễn và triệt để nhất

Nhà trường ngoài việc cung cấp những kiến thức phổ thông cơ bản, nhà trường còn phải thực hiện nhiệm vụ giáo dục đạo đức, thẩm mĩ, lao động, tạo mọi điều kiện biến quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục cho mỗi cá nhân Để hình thành năng lực tự giáo dục cho mỗi cá nhân , trước hết nhà trường phải giúp cho học sinh phát triển năng lực tự

ý thức tích cực và phù hợp

Trang 12

Ảnh hưởng của nhà trường đến sự phát triển tự ý thức cá nhân thể hiện rất đa dạng, trong đó những yếu tố có tác động mạnh mẽ nhất chính là cách thức, nội dung giáo dục và môi trường văn hóa học đường Thông qua hoạt động dạy học và giáo dục, các mối quan hệ giao tiếp trong nhà trường (bạn bè, thầy – trò, ) mà cá nhân tiếp thu, lĩnh hội được các chuẩn mực ứng xử, hành vi xã hội, định hướng giá trị xã hội để hình thành ý thức cả nhân Đây chính là cơ sở nền tảng giúp cả nhân có được nhận thức, thái độ đúng đắn về bản thân, điều chỉnh hành vi của bản thâncho phù hợp với chuẩn mực xã hội dẫn tới sự hoàn thiện tự ý thức bản thân.

Môi trường xã hội ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách của con người bằng cơ chế xã hội hóa cá nhân Bên cạnh đó, xã hội còn tác động đến mỗi cá nhân thông qua dư luận xã hội Dư luận xã hội có tác dụng xây dựng và uốn nắn hành vi của con người, giúp con người có nhận thức, thái độ, cách ứng xử đúng đắn, phù hợp với chuẩn mực xã hội

Nền kinh tế theo cơ chế thị trường cùng với sự trao đổi, giao lưu văn hóa

đã kích thích mạnh mẽ tính tích cực, tính linh hoạt năng động và sáng tạo của con người Bên cạnh đó cũng không thể tránh khỏi những tác động tiêu cực như đề cao chủ nghĩa cá nhân, vị kỷ, lối sống thực dụng, sống gắp, sống với, Chính những tác động này đã dẫn đến sự mâu thuẫn trong hệ thống giả trị xã hội, gây không ít khó khăn cho giới trẻ trong việc xác định giá trị cho bản thân nói riêng và tự ý thức nói chungTruyền hình, máy tính, intenet và các phương tiện thông tin khác đang ngày càng có vai trò quan trọng, tác động mạnh mẽ tới sự phát triển của

cá nhân Thông qua truyền hình, máy vi tính, internet, ngay từ lúc còn

bé, trẻ đã có thể được tiếp cận với các khuôn mẫu xã

hội phong phú và đa dạng mà trẻ chưa có cơ hội tiếp cận thực tế bên ngoài Tuy nhiên, không phải lúc nào những gì trẻ tiếp cận đều phản ánh đúng khuôn mẫu thực Như vậy rất dễ tạo sự ngô nhân hay nghi ngờ

ở trẻ em Chẳng hạn, những hiện tượng tiêu cực trong xã hội, hình ảnh bạo lực, quan hệ giới tính lệch lạc, xuất hiện tràn lan trên các phương tiện thông tin sẽ dẫn đến sai lầm trong nhận thức của trẻ về khuôn mẫu nhân cách và hành vi xã hội được mong đợi Từ đó , trẻ sẽ có xu hướng

Trang 13

“ nhiễm “ những giá trị sai lệch chuẩn mực xã hội hay ứng xử thiếu phù hợp , dẫn đến sai lệch trong ý thức cá nhân.

Bên cạnh đó, Truyền hình, máy tính và phương tiện truyền thông hiện đại khác là công cụ giáo dục đắc lực Thông qua các kênh thông tin này trẻ được tiếp cận với nhiều nguồn kiến thức, thông tin khác nhau phong phú một cách sinh động hấp dẫn giúp nâng cao nhận thức cá nhân, hoàn thiện nhân cách nói chung và năng cao tự ý thức nói riêng Tuy nhiên, việc tiếp xúc với những thông tin không phù hợp cũng gây cản trở cho việc sai lệch trong ý thức trẻ đối với một vẫn đề xã hội nói chung và với bản thân nói riêng Tóm lại, nền kinh tế thị trường, môi trường đa văn hóa cùng với sự bùng nổ công nghệ thông tin dẫn đến những thay đổi đáng kể trong đời sống xã hội Sự thay đổi này đã tác động không nhỏ đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách của thế hệ trẻ nói chung

và sinh viên nói riêng

Lý luận tâm lý học đã chỉ ra rằng, trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách thì hoạt động của cá nhân đóng vai trò quyết định Những kinh nghiệm xã hội cách thì hoạt động của cá nhân đóng vai trò quyết định Những kinh nghiệm xã hội - lịch sử loài người, nền văn hoá

xã hội được cả nhân tiếp thu và lĩnh hội thông qua hoạt động, trong đó giáo dục giữ vai trò chủ đạo, yếu tố cá nhân đóng vai trò quyết định trong đó có sự tự giáo dục của cá nhân Như vậy, bản thân cá nhân cùng với tính tích cực hoạt động và giao lưu của mình chính là yếu tố quyết định tự ý thức Vai trò quyết định của cá nhân thể hiện ở việc thông qua

“bộ lọc cả nhân”, cá nhân tự nhận thức, tự lựa chọn, tiếp nhận những giátrị nào để theo đuổi, tiếp nhận sự đánh giá của những người xung quanh như thế nào? – đồng ý hay không đồng ý, biết định hướng và điều chỉnh bản thân như thế nào cho có ý nghĩa, biết lựa chọn những gì là đúng đắn,phù hợp với chính bản thân và với xã hội Con người là một thực thể xã hội luôn hoạt động tích cực không ngừng với mong muốn hoàn thiện bảnthân Sức mạnh của con người thể hiện ở chỗ bản thân nó có thể uốn nắnmình, phát triển và làm cho mình mỗi ngày một tốt đẹp hơn

1.4.1 Kế hoạch xây dựng phát triển bản thân

Trang 14

1.1.4.1 Khái niệm kế hoạch phát triển bản thân.

Kế hoạch phát triển bản thân là một bản kế hoạch tổng hợp tất cả những điều cần chuẩn bị, những việc cần làm với mục đích giúp bản thân mỗi người trở nên hoàn thiện, có giá trị hơn

Hành trình xây dựng kế hoạch phát triển cho bản thân mỗi người đềucần bắt đầu từ những thay đổi nhỏ nhặt nhất, từ nhận thức đến suy nghĩ,

từ tư tưởng đến thói quen, từ mục tiêu đến phương hướng hành động Để

có thể đạt đến mục tiêu cuối cùng, mỗi người sẽ có một lối đi riêng phùhợp với tính cách, năng lực, mơ ước của bản thân

1.1.4.2 Tại sao chúng ta cần xây dựng kế hoạch phát triển bản thân?

Xây dựng kế hoạch phát triển bản thân góp phần hoàn thiện chính conngười chúng ta Việc thiết lập một kế hoạch phát triển bản thân sẽ gópphần giúp bạn hoàn thiện chính con người mình Sự phát triển và tiến bộluôn là thành quả đến từ một quá trình phấn đấu, nỗ lực và vận độngkhông ngừng Là con người, chắc chắn ai cũng sẽ có những điểm yếucần hoàn thiện, việc nhận biết được chúng và lên kế hoạch cải thiện, bồiđắp đúng đắn sẽ giúp bạn trở thành một phiên bản tốt hơn mỗi ngày Nuôi dưỡng tiềm năng của bản thân để đạt đến những mục tiêu mơ ước

Để có thể tiến bộ và đi đến được thành công trong cuộc sống không chỉcần phải nhận biết và sửa đổi những nhược điểm của bản thân Màchúng ta còn cần phải nhận định đúng và nuôi dưỡng tiềm năng, thếmạnh của chính mình

Song song với những yếu điểm, bất cứ ai sinh ra trên đời đều sở hữunhững ưu điểm riêng biệt Những ưu điểm này nếu được khai thác mộtcách triệt để sẽ trở thành lợi thế cạnh tranh của mỗi chúng ta trên conđường đi đến thành công, chạm tay đến những thành tựu mà mình mơước Có hoạch định rõ ràng về đường hướng phát triển trong tương laiNhững hoạch định về phương hướng phát triển tương lai cũng giống nhưmột con đường đưa ta về đến đích Chính vì vậy, kế hoạch phát triển

Ngày đăng: 16/08/2024, 18:15

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w