Nguyễn Đình Chiểu, Lục Vân Tiên Tín ngưỡng ấy gần như trở thành một thứ tôn giáo của người Việt nhiều nơi gọi làđạo Ông Bà; kể cả những người dù không tin vào thánh thần thì trong nhà củ
Trang 1Mục lục:
1 Mở đầu trang 3
2 Tín ngưỡng sùng bái con người trang 3 2.1 Hồn và vía trang 3, 4 2.2 Thờ tổ tiên trang 5-7 2.3 Thờ Thổ Công trang 7, 8 2.4 Thờ Thành Hoàng trang 8-10 2.5 Thờ vua Hùng và tứ bất tử trang 11-15
3 Kết luận trang 15
4 Trích nguồn trang 15
1 Mở đầu:
Trang 2Tín ngưỡng là niềm tin của con người được thể hiện qua những nghi lễ gắn liền
với phong tục, tập quán truyền thống của dân tộc để đem lại sự bình yên về mặt tinh thần cho cá nhân hay cộng đồng Ở Việt Nam, tín ngưỡng thường phản ánh đời sống tâm linh phong phú, sự khoan dung, độ lượng, nhân ái ở con người và tinh thần đoàn kết của dân tộc Mỗi một tín ngưỡng đều mang những nét văn hóa riêng biệt, nhưng mục đích chung của chúng đều là hướng đến Chân- Thiện- Mỹ, tạo nên những nét đẹp cho nền văn hóa của dân tộc Việt Nam có ba tín ngưỡng chính: Tín ngưỡng phồn thực, tín ngưỡng sùng bái tự nhiên và tín ngưỡng sùng bái con người
2 Tín ngưỡng sùng bái con người:
2.1 Hồn và vía [1]:
Về tín ngưỡng sùng bái con người, người xưa quan niệm rằng linh hồn con người gồm có “hồn” và “vía” Họ cho rằng con người có 3 hồn, nhưng vía thì nam
có 7 vía, nữ có 9 vía Ba hồn, theo cách giải thích uyên bác, gồm có tinh, khí và thần Vía là khái niệm trung gian giữa xác cụ thể và hồn trừu tượng, là cái làm hoạt động các quan năng - những nơi cơ thể dễ tiếp xúc với môi trường xung quanh Hồn và vía dùng thể xác làm nơi trú ngụ, chúng được sử dụng để giải thích các hiện tượng như trẻ con đau ốm, hiện tượng ngủ mê, ngất, chết… Con người có thể
có người lành vía, người dữ vía, có người cứng vía, người yếu vía, Chẳng hạn do phần vía của trẻ con, trẻ sơ sinh còn rất mỏng manh, yếu ớt nên trước khi nói lời khen người lớn thường thêm “trộm vía” phía sau như 1 lời xin phép để tránh làm ảnh hưởng tới phần vía của các em Hoặc khi trở về từ những nơi như bệnh viện, nghĩa trang, đám tang, những nơi có mang âm khí nặng, độc thường phải đốt vía, giải vía, trừ vía, Khác với vía phụ thuộc vào thể xác, hồn trừu tượng hơn nên thường được cho là độc lập với thể xác Hiện tượng ngủ mê được giải thích là hồn
Trang 3tạm thời rời khỏi thể xác để chu du, còn khi chết cả hồn cả vía đều lìa khỏi xác mà
ra đi Chết tức là cơ thể từ trạng thái động thành tĩnh mà theo triết lý âm dương có nghĩa là đi từ cõi Dương (Dương gian) sang cõi Âm (Âm phủ) Con người chết chỉ
là mất phần xác do phần xác tuân thủ quy luật ngũ hành: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ Khi chết, phần xác sẽ bắt đầu quá trình tan rữa, thời gian nhanh hay chậm tùy thuộc vào cách an táng Ngược lại, do phần hồn nhẹ hơn và có tính độc lập hơn nên
sẽ không bị tan rữa mà sẽ tách khỏi phần xác và bay sang thế giới khác (thế giới bên kia) Cũng giống như trần thế, thế giới bên kia cũng là nơi sông nước, ngăn cách chúng ta bằng 9 suối, tới đó phải đi bằng thuyền Bởi vậy theo văn hóa Đông Sơn, quan tài làm bằng thân cây để tiễn đưa người chết thường được đẽo thành hình con thuyền [2] Bên trong thuyền không chỉ có thi thể mà còn có những đồ vật, của cải mà người chết khi còn sống hay sử dụng
Vùng đồng bằng Bắc Bộ và miền duyên hải Trung Bộ cũng vẫn giữ nghi lễ “chèo đưa linh” (hay chèo bả trạo), hát những câu tiễn đưa linh hồn về nơi chín suối
Trang 42.2 Thờ tổ tiên [3]:
Từ xa xưa người Việt luôn tin rằng người đã chết sẽ không biến mất hoàn toàn mà
họ sẽ được đưa về nơi chín suối cùng với ông bà tổ tiên Và họ cũng mang trong mình niềm tin rằng dù ông bà tổ tiên có ở nơi cách xa mình cả ngàn dặm, vẫn sẽ thường xuyên quay trở về dương gian để thăm nom, phù hộ bình an cho con cháu
Đó cũng chính là cơ sở hình thành nên tín ngưỡng thờ cúng ông bà tổ tiên
Thà đui mà giữ đạo nhà Còn hơn sáng mắt cha ông không thờ.
Nguyễn Đình Chiểu, Lục Vân Tiên
Tín ngưỡng ấy gần như trở thành một thứ tôn giáo của người Việt (nhiều nơi gọi là đạo Ông Bà); kể cả những người dù không tin vào thánh thần thì trong nhà của họ vẫn có bàn thờ tổ tiên Trong tục thờ cúng tổ tiên, người Việt rất coi trọng việc cúng giỗ hàng năm vào ngày mất (kỵ nhật), thường được tính theo lịch âm, vì họ luôn tin rằng đó là ngày mà con người đi vào cõi vĩnh hằng Không chỉ có ngày giỗ
mà việc cúng bái tổ tiên cũng được thực hiện đều đặn vào ngày mồng một và ngày
15 hàng tháng (theo lịch âm), ngày rằm (ngày vọng) và các dịp lễ Tết trong một
Trang 5năm: Tết Nguyên Đán, Tết Hàn thực, Tết Trung thu, Hoặc khi gia đình có những dịp quan trọng như xa nhà, thi cử, cưới hỏi, đều dâng nén hương lên tổ tiên để được che chở, phù hộ bình an hay tạ ơn khi công việc thành công Bản chất của việc thờ cúng tổ tiên bắt nguồn từ niềm tin rằng dù là người sống hay người đã khuất thì đều có mối liên kết chặt chẽ, mật thiết Con cháu khấn cầu tiền nhân, tổ tiên dẫn dắt, bảo vệ hậu thế Đây là một nghi lễ vô cùng quan trọng trong đời sống của mỗi người dân Việt, bởi nó thể hiện lòng thành kính, biết ơn những vong linh của người đã khuất, của những thế hệ đi trước
Tùy theo phong thủy, cách bài trí nhà của mỗi hộ gia đình người Việt mà bàn thờ
sẽ được đặt ở những vị trí khác nhau; tuy nhiên, dù là vị trí nào thì đó cũng là một nơi trang trọng, sạch sẽ Trên bàn thờ sẽ luôn bày biện đồ thờ cúng thiêng liêng như: bát hương, bài vị, chân đèn hay hình ảnh của người quá cố
Người Việt luôn quan niệm “dương sao âm vậy” nên khi thờ cúng tổ tiên, họ không chỉ dâng hương hóa, trà rượu, các món mặn mà còn có cả trang phục, tiền nong (vàng mã) Trên bàn thờ, chén rượu hay chén nước là một thứ vô cùng quan
Trang 6trọng, không thể thiếu bởi nó là những gì tinh khiết nhất, thuần khiết nhất, mang ý nghĩa tâm lặng như nước, thành tâm khi đứng trước vị trưởng bối Không chỉ có vậy nước còn là thứ sẵn có, quan trọng và quý nhất của dân trồng lúa nước Sau khi tàn ⅔ tuần hương, thì có thể hạ lễ và hóa vàng Đồ vàng mã được đem đi đốt, chén rượu cúng đem rót xuống đống tàn vàng, có như vậy tổ tiên mới nhận được đồ cúng tế Đó là hành động mang tính triết lý vô cùng sâu sắc: sự hòa quyện của Lửa- Nước (theo triết lý âm dương) và Trời- Đất- Nước (tam tài) Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là nét đẹp văn hóa, là đặc trưng vốn có của người Việt Việc thờ cúng
tổ tiên cũng phần nào ảnh hưởng đến hành động và cách xử xự của con người, họ thường tránh làm việc xấu vì sợ ông bà tổ tiên về quở trách, không còn phù hộ cho
họ nữa
2.3 Thờ Thổ Công:
Đất có Thổ Công, sông có Hà Bá
Ngoài thờ cúng tổ tiên, người Việt Nam còn thờ Thổ Công - một dạng của Mẹ Đất, là vị thần trông coi nhà cửa, định đoạt họa phúc cho một gia đình Con người thờ Thổ Công với niềm tin ngài sẽ che chở, giúp gia đình sống yên ổn, ngăn chặn
tà ma quấy rối vùng đất mà họ sinh sống [4] Tương truyền Thổ Công là một trong
ba vị Táo Quân xuất hiện trong sự tích Ông đầu rau (sự tích ông Công ông Táo) Người chồng cũ là Thổ Địa (Trọng Cao) - người trông coi việc nhà, việc cửa Thổ Công (Phạm Lang) là người chồng mới với nhiệm vụ trông coi việc bếp núc Người vợ là Thổ Kỳ (Thị Nhĩ) sẽ trông coi việc chợ búa [4] Hàng năm, vào đêm 23/12 âm, người Việt thường cúng tiễn đưa ông Táo về trời với các đồ lễ như vàng
mã, xôi, chè, và quan trọng nhất là cá chép sống
Trang 7Thổ Công (địa thần) và ông bà tổ tiên (nhân thần) có mối quan hệ thú vị: Thổ Công định đoạt họa phúc cho gia đình nên là vị thần quan trọng nhất, nhưng vì ông bà tổ tiên có công sinh ra ta nên sẽ được tôn kính nhất Để không làm mất lòng ai, người Việt đã xếp bàn thờ tổ tiên ở gian giữa, còn Thổ Công thì ở gian bên trái do theo ngũ hành, bên trái- phương Đông là nơi quan trọng thứ hai sau trung tâm Tuy nhiên, quyền lực của địa thần lại lớn hơn nhân thần, vậy nên mỗi khi giỗ cha, giỗ
mẹ, gia chủ đều phải khấn Thổ Công, xin phép ngài cho cha mẹ được về hưởng lộc
2.4 Thờ Thành Hoàng [5]:
Trang 8 Không chỉ đóng khung trong phạm vi gia đình, ngoài các vị gia tiên ra thì tín
ngưỡng thờ Thành Hoàng (thần làng) cũng là một loại hình tín ngưỡng phổ biến
ở làng xã của người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ Tín ngưỡng thờ Thành Hoàng là sự kết hợp độc đáo giữa tín ngưỡng sùng bái con người và tín ngưỡng sùng bái thần linh Thành Hoàng có thể là nhiên thần, nhân thần, … phân thành thượng đẳng thần, trung đẳng thần, hạ đẳng thần Thượng đẳng thần là những vị thần có công lớn với dân, với nước được nhà vua sắc phong và lập đền thờ như: Trần Hưng Đạo, Hai Bà Trưng, Lý Thường Kiệt, … và những thần được lưu truyền rộng rãi trong dân gian: Tản Viên, Liễu Hạnh công chúa, … Những vị thần có ơn với dân, có khi
là những vị thần mà dân làng thờ đã lâu nhưng không rõ tên tuổi, công trạng hoặc
họ có chút linh dị, cho tới khi vua cúng bái, cầu mưa, cầu nắng, nếu có ứng nghiệm thì triều đình phong làm Trung đẳng thần Cuối cùng là Hạ đẳng thần, là những vị thần được dân làng thờ cúng nhưng không rõ thần tích, nhưng cũng thuộc bậc chính thần Việc thờ cúng Thành Hoàng là thể hiện sự biết ơn của dân làng, là đạo
lý sống của hậu thế đối với các bậc tiền bối có công với làng xóm, đất nước Ngoài những vị thần được vua, được người dân thừa nhận, Thành Hoàng cũng có thể là trẻ con, ăn mày, ăn trộm, người chết nghẹn, … (nhưng con số này không nhiều), bởi người dân tin rằng, những người này do chết vào giờ thiêng nên thường ra oai
Trang 9bằng cách gây ra hỏa hoạn, dịch bệnh, … cho dân làng, khiến dân làng nể sợ Những người này được gọi là tà thần
Thành Hoàng có một uy quyền siêu việt, khiến cho người dân trong làng đều gắn
bó, đoàn kết với nhau, nếp sống truyền thống cũng được bảo tồn Mỗi khi muốn
mở hội hay tổ chức việc gì đều phải cúng bái Thành Hoàng để xin phép trước Giống như với tổ tiên, người dân cũng dành cho Thành Hoàng những sự tôn kính Đình làng là nơi thờ phụng Thành Hoàng và nó cũng trở thành biểu tượng văn hóa của mỗi người dân Việt Đình đồng thời cũng là nơi tụ họp, sinh hoạt của người dân Vậy nên, mỗi hoạt động diễn ra thường ngày đều được Thành Hoàng chứng kiến Đó cũng chính là mong muốn của mỗi người dân, họ đều tin rằng Thành Hoàng có thể bảo vệ, che chở và phù hộ làng của họ làm ăn phát đạt, khỏe mạnh
Để thờ Thành Hoàng, người dân đã lập nên miếu, đình, thờ Hàng năm, theo lịch
âm, lễ hội làng sẽ diễn ra với mục đích thờ cúng, tưởng nhớ Thành Hoàng, các vị tiền bối có công với nước, với làng Trong những ngày hội, rất nhiều nghi lễ sẽ được tổ chức như diễn lại sự tích về Thành Hoàng, rước kiệu cùng một số trò chơi dân gian như: đấu võ, chọi gà, thổi cơm, … Lễ hội có thể kéo dài cả ngày, một số nơi có thể là hai hoặc ba ngày Có thể nói tín ngưỡng thờ Thành Hoàng của người Việt là một trong những giá trị văn hóa tốt đẹp cần được kế thừa và phát huy
2.5 Thờ vua Hùng và tứ bất tử:
Trang 10Dù ai đi ngược về xuôi Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba.
Trong nhà thờ gia tiên, trong làng thờ Thành Hoàng, còn trong nước, người Việt Nam thờ vua Hùng - những vị vua có công khai quốc, sinh dân Mảnh đất Phong Châu, Phú Thọ là nơi đóng đô của các vua Hùng khi xưa, trở thành đất tổ Từ thời nguyên thủy, con người sống phụ thuộc vào thiên nhiên, sùng bái thiên nhiên nên
họ tin rằng vạn vật đều có linh hồn Xã hội ngày càng phát triển, của cải tích lũy dồi dào khiến nạn cướp bóc và nô lệ trong bộ lạc ngày càng tăng nên việc quản lý
xã hội, gia đình thuộc về người đàn ông Thủ lĩnh nhà nước cổ đại đầu tiên của ta chính là Hùng Vương Vì quan niệm Hùng Vương chính là tổ tiên của mình nên các nhà (thường là con trưởng) đều lập bàn thờ dòng dõi thờ Hùng Vương Ngày mùng 10 tháng 3 Âm lịch hàng năm được lấy làm ngày giỗ tổ Hùng Vương Năm
2012, tín ngưỡng thờ vua Hùng được UNESCO công nhận là văn hóa phi vật thể
của nhân loại [6]
[7] “Tản Viên Đại Vương đi từ biển lên núi Phù Đổng Thiên Vương cưỡi ngựa
bay lên không trung, Đồng Tử nhà họ Chử gậy nón lên trời, Từ Đạo Hạnh in dấu vào đá để đầu thai Ấy là An Nam tứ bất tử vậy.”
Người Việt Nam còn một tín ngưỡng đặc biệt là tục thờ Tứ bất tử: Tản Viên, Thánh Gióng, Chử Đồng Tử, và Liễu Hạnh Đây là bốn vị thánh biểu tượng cho sự trường tồn, bất diệt của dân tộc ta
Trang 11Đứng đầu tứ bất tử là thánh Tản Viên Tương truyền, ngài chính là Sơn Tinh được
làm rể vua Hùng (cha của Mị Nương) Thủy Tinh vì không thắng cuộc thi tài kén
rể do vua Hùng tổ chức mà đem lòng đố kỵ, dâng nước lũ và thủy quái để đánh phá Sơn Tinh cùng thần dân và muôn loài thú trên rừng đã chống trả quyết liệt Nước càng dâng thì núi lại càng cao khiến Thủy Tinh bại trận Cuộc chiến ác liệt
ấy cũng một phần nào phản ánh vấn đề tự nhiên của đất nước ta, quanh năm phải chống chọi với thiên tai địch họa Vậy nên, thờ Thánh Tản giống như lòng tin của người dân vào sức mạnh thiêng liêng chinh phục tự nhiên, đánh thắng thiên tai Cũng theo truyền thuyết, khi cuộc sống yên bình, Tản Viên cùng Mị Nương đi chu
du khắp nơi, dạy người dân làm ăn sinh sống: dệt vải, trồng lúa, săn bắt … Nên họ cũng được tôn vinh là Bách nghệ tổ sư của nước ta
Trang 12Phù Đổng Thiên Vương hay còn được biết đến với cái tên Thánh Gióng, là một
vị thần có sức mạnh phi thường, có công đánh đuổi giặc Ân vào đời vua Hùng thứ
6 Thánh Gióng là hình ảnh tượng trưng cho sức trẻ cùng tinh thần chống giặc ngoại xâm, bảo vệ non sông Cây tre mà Thánh Gióng nhổ bên vệ đường để đánh giặc cũng là một trong những biểu tượng của làng quê Việt Nam ta Trong tâm thức của người Việt, Thánh gióng là niềm tự hào, là hào khí của bản hùng ca hoành tráng từ ngàn xưa vọng lại
Khi đất nước đã yên bình thì con người luôn mong muốn có một sống phồn vinh
về vật chất và hạnh phúc về mặt tinh thần Chử Đồng Tử đi vào tâm thức dân gian
Trang 13không chỉ là người con hiếu thảo mà còn là biểu tượng của ý chí phát triển, làm giàu, chỉ với hai bàn tay trắng đã cùng vợ gây dựng nên phố xá sầm uất, đem vàng buôn bán với thương nhân nước ngoài
Liễu Hạnh là người làng Vân Cát, tương truyền là con của Ngọc Hoàng Thượng
Đế, 3 lần xin cha giáng trần để được sống cuộc sống của một người phụ nữ bình dị
Bà được các triều đại phong kiến từ thời nhà Hậu Lê đến thời nhà Nguyễn phong nhiều cấp Sắc: Mẫu nghi thiên hạ, Chế Thắng Bảo Hòa Diệu Đại Vương [8] Liễu Hạnh là một vị thần, một biểu tượng của khát vọng tự do, hạnh phúc, nhất là phụ
nữ muốn thoát khỏi sự ràng buộc của xã hội phong kiến, khát vọng vươn tới đạt được những ước vọng của hạnh phúc gia đình
3 Kết luận:
Từ xưa đến nay, trải qua biết bao nhiêu quá trình “nội sinh hóa các yếu tố ngoại sinh”, người dân Việt Nam vẫn giữ vững được những nét văn hóa của dân tộc, điển hình là tín ngưỡng sùng bái con người Đây là phong tục truyền thống của dân tộc,
là những niềm tin mang tính tích cực, bình dị và giàu tính thực tiễn Những giá trị truyền thống ấy của cũng phần nào bồi đắp lòng yêu thương, đạo lý “uống nước nhớ nguồn” cho người dân Việt Nam và xây dựng đời sống tinh thần phong phú
Trang 144 Trích nguồn:
https://salagarden.vn/thuong-thuc-doi-song/ly-giai-quan-niem-con-nguoi-co-3-hon-7-via.html
https://thanhnien.vn/van-hoa-dong-son-mo-thuyen-cho-tam-thuc-viet-185444318.htm
%E1%BB%9D_c%C3%BAng_t%E1%BB%95_ti%C3%AAn
https://frs.ussh.vnu.edu.vn/vi/news/tac-gia-tac-pham/gia-tri-trong-tin-nguong-tho-thanh-hoang-cua-nguoi-viet-o-dong-bang-bac-bo-129.html#_ftn1
%C3%B4ng_ch%C3%BAa