1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận tín ngưỡng sùng bái tự nhiên và những ảnh hưởng đến văn hóa việt nam

25 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tín Ngưỡng Sùng Bái Tự Nhiên Và Những Ảnh Hưởng Đến Văn Hóa Việt Nam
Tác giả Phan Ngọc Duyên, Đoàn Ngọc Thành Nhân, Trần Phương Thùy, Nguyễn Thị Mai Linh, Huỳnh Lê Trường
Người hướng dẫn ThS. Ngô Sĩ Tráng
Trường học Trường Đại Học Sư Phạm Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Lịch Sử
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2021
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 6,94 MB

Nội dung

Bắt nguồn từ tín ngưỡng ấy, con người Việt Namtôn thờ các vị thần tự nhiên, các thần động vật, thực vật với nhiều chủng loại khácnhau.. Ngày nay, tín ngưỡng sùng bái tự nhiên hay các tín

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA LỊCH SỬ -   -

TIỂU LUẬN

TÍN NGƯỠNG SÙNG BÁI TỰ NHIÊN

VÀ NHỮNG ẢNH HƯỞNG

ĐẾN VĂN HÓA VIỆT NAM

HỌC PHẦN: HIST2003 – CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8/2021

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA LỊCH SỬ -  -

TIỂU LUẬN TÍN NGƯỠNG SÙNG BÁI TỰ NHIÊN

VÀ NHỮNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN VĂN HÓA VIỆT NAM

HỌC PHẦN: HIST2003 – CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM

Nhóm thực hiện: Nhóm 2 Giáo viên hướng dẫn: ThS Ngô Sĩ Tráng

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8/2021

Trang 3

DANH SÁCH SINH VIÊN

Trang 4

MỤC LỤC

PH/N MỞ Đ/U 1

PH/N NÔ1I DUNG 2

1 Nguồn gốc và biểu hiện 2

1.1 Nguồn gốc 2

1.2 Đă c đim 2

2 CBc dDng cEa tHn ngưJng sLng bBi tM nhiên 3

2.1 Th cc hiê n tưng t nhiên 3

2.1.1 B Tri, B Đt, B Nưc 3

2.1.2 Bô  t Mây, Mưa, Sm, Chp 3

2.1.3 Th n thi gian, Th n không gian 4

2.2 Th đô ng vâ t v thc vâ t 7

2.2.1 R%n – Th'y th n c'a mô t s) v+ng sông nưc 7

2.2.2 Ng, H cai qu1n c2c phương hưng trong tri đt 8

2.2.3 T6c th M7 L9a, H:n L9a 9

2.2.4 T<n ngư=ng th ph6ng bô  t Long, Lân, Quy, Ph6ng 10

2.2.5 Chim HBc – Qu)c ĐiCu c'a ngưi Viê t c 11

3 Ảnh hưởng cEa tHn ngưJng đối với văn hóa Việt Nam 12

3.1 Giai đoạn Văn Lang – Âu Lạc 13

3.1.1 Lĩnh vực kinh tế 13

3.1.2 Lĩnh vực văn hóa 13

3.1.3 Lĩnh vực sinh hoBt đi s)ng cộng đ:ng 13

3.1.4 Lĩnh vực nghệ thuật 13

3.2 Giai đoạn Việt Nam hiện nay 14

3.2.1 Lĩnh vực kinh tế 14

3.2.2 Lĩnh vực văn hóa 14

3.2.3 Lĩnh vực sinh hoBt đi s)ng cộng đ:ng 15

3.2.4 Lĩnh vực nghệ thuật 15

4 Vai trX và Y nghZa 16

KẾT LUÂ1N 17

Trang 5

PH/N MỞ Đ/U

Việt Nam là một quốc gia lâu đời gắn liền với nền nông nghiệp trồng lúa nước

Do đó cuộc sống con người nông nghiệp phụ thuộc khá nhiều vào thiên nhiên nên sinh

ra việc sùng bái tự nhiên là điều dễ hiểu Từ đó, những ước nguyện và sự ngưỡng mộcủa con người đối với thiên nhiên dần tạo thành một niềm tin mãnh liệt với trời đấtđược gọi là tín ngưỡng dân gian Ngày nay, tín ngưỡng dân gian của người Việt đượcphân thành ba loại: Tín ngưỡng phồn thực, tín ngưỡng sùng bái tự nhiên và tín ngưỡngsùng bái con người Trong đó, tín ngưỡng sùng bái tự nhiên có vai trò vô cùng quantrọng trong đời sống của con người nông nghiệp lúa nước

Hầu hết người Việt có niềm tin mãnh liệt vào thiên nhiên là vì vào thời xa xưa,con người sinh sống chủ yếu dựa vào việc khai thác tự nhiên Cho nên người Việt đãxem thiên nhiên là chỗ dựa về mặt tinh thần không thể thiếu để chống chọi lại bao taiách, biến động của tự nhiên và xã hội Chính vì vậy mà con người lúc này tin vào thầnlinh, có thể là các vị thần thiên nhiên, linh hồn người chết, cây cối, con vật hay bất kìthứ gì trong tự nhiên Từ đó, tín ngưỡng bản địa Việt Nam chủ đạo là tín ngưỡng đathần với đặc trưng sùng bái vật linh Bắt nguồn từ tín ngưỡng ấy, con người Việt Namtôn thờ các vị thần tự nhiên, các thần động vật, thực vật với nhiều chủng loại khácnhau

Ngày nay, tín ngưỡng sùng bái tự nhiên hay các tín ngưỡng còn lại đều đóng vaitrò quan trọng trong đời sống văn hoá tinh thần và vật chất của dân tộc Việt Nam Nó

là một phần không thể thiếu trong nền văn hoá nước nhà, góp phần tạo dựng niềm tincủa từng cá nhân và cộng đồng Vì vậy, tín ngưỡng sùng bái tự nhiên hay các tínngưỡng tiêu biểu còn lại đều có những giá trị riêng biệt khiến đời sống con người nôngnghiệp thêm phần “phong phú” và thoải mái về mặt tinh thần

Với mong muốn tìm hiểu được những giá trị văn hoá cốt lõi trong đời sống của

dân tộc Việt Nam, đề tài “THn ngưJng sLng bBi tM nhiên và những ảnh hưởng đến văn hoB Việt Nam” sẽ giúp người xem có thể dễ dàng tìm hiểu rõ nguồn gốc và đặc

điểm của tín ngưỡng sùng bái tự nhiên trong dân gian Từ đó, đề tài sẽ phân tích cụ thểvai trò của tín ngưỡng sùng bái tự nhiên có ảnh hưởng như thế nào đến đời sống vănhoá của người Việt Mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên gắn bó mật thiết rasao, “ai phụ thuộc vào ai” cũng sẽ được đề tài làm rõ

Trang 6

đó tức là văn hóa Văn hóa là tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểuhiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống vàđòi hỏi của sự sinh tồn” Nên có thể nói tín ngưỡng tự nhiên được sinh ra như một tất1yếu trong quá trình phát triển của con người.

Sùng bái tự nhiên là mô zt quá trình tất yếu trong xuyên suốt sự phát triển của

mô zt nền văn hóa, đă zc biê zt là con người Viê zt Nam – mô zt dân tô zc gắn liền lâu đời vớinền nông nghiê zp lúa nước, đi cùng đó là con trâu k{o cày Sự hô z trợ và ưu đãi từ tựnhiên và sự thân thuô zc đến từ các yếu tố bên ngoài khiến cho tín ngưỡng sùng bái tựnhiên của người Viê zt ngày mô zt phát triển Viê zc đồng thời phụ thuô zc vào nhiều yếu tốkhác nhau của tự nhiên dẫn đến hâ zu quả trong lĩnh vực nhâ zn thức là lối tư duy tổnghợp, và trong lĩnh vực tín ngưỡng là tín ngưỡng đa thần

mà là các vị Mẫu thần.2

Lâu dần các tín ngưỡng địa phương dần phát triển trở thành mô zt hê z thống tínngương, thờ phụng lớn gọi là tín ngưỡng thờ Mẫu Tín ngưỡng thờ Mẫu Việt Nam làviệc tôn thờ nữ thần phải do người nữ thực hiện, tuyệt đối không là người nam, thờThánh Mẫu, thờ Mẫu tam phủ, tứ phủ xuất hiện khá phổ biến và có nguồn gốc lịch sử

và xã hội sâu xa Tuy tất cả đều là sự tôn sùng thần linh nữ tính, nhưng giữa thờ nữthần, Thánh Mẫu, Mẫu tam phủ, tứ phủ không hoàn toàn đồng nhất Tín ngưỡng thờMẫu Việt Nam là một tín ngưỡng bản địa cùng với những ảnh hưởng ngoại lai từ đạogiáo, tín ngưỡng lấy việc tôn thờ Mẫu (Mẹ) làm thần tượng với các quyền năng sinhsôi, bảo trợ và che chở cho con người Tín ngưỡng mà ở đó đã được giới tính hoámang khuôn hình của người Mẹ, là nơi mà ở đó người phụ nữ Việt Nam đã gửi gắm

1 Đặng Sỹ Đức TÍN NGƯỠNG, doi-song-ca-nhan/tin-nguong/

Trang 7

http://ditichlichsu-vanhoahanoi.com/co-so-van-hoa-viet-nam/van-hoa-to-chuc-những ước vọng giải thoát của mình khỏi http://ditichlichsu-vanhoahanoi.com/co-so-van-hoa-viet-nam/van-hoa-to-chuc-những thành kiến, ràng buộc của xã hội Nhogiáo phong kiến.

2 CBc dDng cEa tHn ngưJng sLng bBi tM nhiên

2.1 Th cc hiê n tưng t nhiên

Chính vị sự gắn bó mâ zt thiết với thiên nhiên, và nhiều sự mong đợi đến từ thờitiết trong viê zc làm nông mà trong văn hóa Viê zt Nam hình thành rất nhiều các vị thần

liên quan đến các hiê zn tượng sự nhiên (mây, gió, mưa, sm,…) Mà điển hình là thể

hiê zn qua tín ngưỡng thờ Mẫu

Tín ngưỡng thờ Mẫu là một tín ngưỡng dân gian thuần Việt, phổ biến, có lịch

sử lâu đời, biến chuyển thích ứng với sự thay đổi của xã hội Việt Nam Thờ Mẫu chính

là sự tin tưởng, ngưỡng mộ, tôn vinh và thờ phụng những vị nữ thần gắn với các hiệntượng tự nhiên, vũ trụ; được người đời cho rằng có quyền năng sáng tạo, bảo trợ vàche chở cho sự sống của con người như: trời, đất, sông nước, rừng núi…

2.1.1 B Tri, B Đt, B Nưc

Đầu tiên phải nói đến các yếu tố cơ bản cấu thành nên cuô zc sống chính là trời,đất và nước, theo đó mà cũng hình thành bô z ba Bà Trời được thờ dưới dạng Mẫu CửuTrùng, Bà Đất được thờ dưới dạng Địa Mẫu và Bà Nước dưới dạng Bà Thủy Với sự

đa dạng khác nhau về văn hóa, phong tục, vị trí địa l† mà mỗi vùng lại có mô zt sự hìnhtượng thần khác nhau, tuy nhiên tất cả đều dựa trên ba yếu tố cơ bản Ở nhiều vùngngười ta còn thờ Bà Đất và Bà nước dưới dạng các vị thần khu vực, bảo hô z cho nhữngyếu tố địa phương như Bà Chúa Xứ, Bà Chúa Sông, Bà Chúa Lạch

Ba bà trên còn được thờ dưới dạng mô zt bô z tam tài trong t<n ngư=ng Tam Ph'

cai quản ba vùng trời, đất và nước, lần lượt dưới dạng sau: Bà Trời là Mẫu ThươngThiên, Bà Đất là Mẫu Thượng Ngàn và Bà Nước là Mẫu Thoải (đọc trại từ chữ Thủy).Tín ngưỡng Thờ Mẫu Tam phủ là một hình thức thờ cúng người Mẹ hóa thân ở cácmiền trời, sông nước, rừng núi được hình thành trên nền tảng của tín ngưỡng thờ Nữthần Người dân thờ cúng Thánh Mẫu Liễu Hạnh cùng với các vị Thánh Mẫu cai quảnmiền trời, rừng, nước, những nhân vật lịch sử hoặc huyền thoại có công với nước, vớidân

2.1.2 Bô  t Mây, Mưa, Sm, Chp

Nền nông nghiệp Việt Nam cổ xưa được thể hiện qua câu tục ngữ: nhất nước,nhì phân, tam cần, tứ giống Vì vâ zy mà có thể hiểu rằng nước là yếu tố quan trọnghàng đầu trong một nền nông nghiệp thuộc văn minh lúa nước Nguồn nước chínhphục vụ nông nghiệp phần lớn đến từ mưa, muốn có mưa thì phải có mây, trước khi cómưa thì phải có sấm chớp Vì thế mà những vị thần tự nhiên của người Việt bản địađược hình thành sơ khai từ ước muốn mô zt vụ mùa bô zi thu, và các vị thần lần lượt là

Trang 8

thần mây, thần mưa, thần sấm, thần chớp Sau đó, với sự du nhâ zp và giao thoa với Phâ ztgiáo mà xuất hiê zn cụm từ mới – Tứ Pháp

Tứ Pháp là các vị Phật - Bồ Tát có nguồn gốc từ các nữ thần trong tín ngưỡngdân gian Việt Nam gồm: Mây - Mưa - Sấm - Chớp, đại diện cho các hiện tượng tựnhiên có vai trò quan trọng trong xã hội nông nghiệp Các vị Tứ Pháp vừa là Phật, vừa

là Bồ Tát, vừa là Thần, lại mang tính nữ Vì vậy, tín ngưỡng Tứ pháp là sự kết hợpnhuần nhuyễn giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian qua câu chuyện nhà sư Ấn Độ và

cô gái Man Nương Những nữ thần nông nghiệp của người Việt cổ đã được Phật giáohoá trở thành những vị Phật Bà, hay việc thờ các vị thần tự nhiên trong dân gian đã trởthành những vị thần Tứ Pháp để cầu mong mưa thuận gió hoà, sự sinh sôi nẩy nở củavạn vật.3

Tứ Pháp lần lượt là: Pháp Vân (chủ quản mây) thờ ở chùa Bà Dâu, Pháp Vũ(chủ quản mưa) thờ ở chùa Bà Đâ zu, Pháp Lôi (chủ quản sấm) thờ ở chùa Bà Tướng vàPháp Điê zn (chủ quản chớp) thờ ở chùa Bà Dàn Đời sống của người dân Viê zt cổ bởi vìgắn bó mô zt cách mâ zt thiết với nông nghiê zp theo đó mà tín ngưỡng thờ Tứ Pháp cũngphát triển rất mạnh mẽ

2.1.3 Th n thi gian, Th n không gian

X,t v- phương diê n không gian, thần không gian được hình tượng theo ngữ

hành có Ngũ Hành Nương Nương, còn có Ngũ Phương Chi Thần cai quản các phươngtrời, Ngũ Đạo chi thần đảm nhâ zn trọng trách coi sóc các neo đường trên mă zt đất.4

Bà Chúa Ngũ Hành là các vị thần đại diê zn cho các hành trong trời đất, có nhiê zm

vụ coi sóc sự hòa hợp của trần gian Ngũ Hành là khái niệm bắt nguồn từ quan niệmtriết học của người Trung Quốc cổ Theo đó, quan niệm này chỉ ra rằng trời đất, vũ trụđược vận hành bởi 5 yếu tố: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ Tức biểu trưng lần lượt chokim loại, gỗ, nước, lửa và đất Gọi tắt 5 yếu tố này là Ngũ Hành Mỗi yếu tố lại có sựtương sinh tương khắc theo quy luật nhất định Quy luật này đã được phát triển và ứngdụng rộng rãi trong rất nhiều lĩnh vực thuộc đời sống xã hội như y học, ẩm thực, thiênvăn,…

Dần dần, thuyết Ngũ Hành được tín ngưỡng hóa, trở thành sự thờ phụng mangtính chất tâm linh thiêng liêng phổ biến tại rất nhiều nước Á Đông, trong đó có ViệtNam Với sự tiếp nhận có chọn lọc hòa quyện với những tín ngưỡng dân gian đã cótrước, người Việt cổ đã đưa thuyết này vào thờ phụng với hình tượng đại diện là Chúa

Bà Ngũ Hành hay 5 mẹ Ngũ Hành Cũng từ đó, tục thờ Ngũ Hành Nương Nương đượchình thành

3 Trương Quốc Chính (2017) Tứ Pháp – Tín ngưỡng đô zc đáo của người Viê zt, họ Trương Việt Nam, http://truongtoc.com.vn/public/index.php/tu-phap-tin-nguong-doc-dao-cua-nguoi-viet?yy=2019&mm=8 ,truy cập ngày 20/05/2017

Trang 9

Vâ zn dụng thuyết Ngũ Hành rồi hòa quyện vào tín ngưỡng dân gian bản địa,cùng các yếu tố tự nhiên gắn liền với cuộc sống như Ðất, Nước, Lửa, Cây, Kim loại,người Việt cổ đã thần hóa các yếu tố này và thờ phụng qua hình tượng năm vị nữ thần.Chẳng hạn như ở vùng nóng bức quanh năm, thường xảy ra hỏa hoạn, thì hành Hỏađược lập miếu thờ; vùng duyên hải, sông rạch thì thờ Thủy thần; vùng rừng núi thì thờ

Bà Chúa Thượng Ngàn; vùng trồng lúa, làm vườn, làm rẫy thì thờ Thổ thần 5

Năm loại vật chất này được thần hóa thành các nữ thần xuất phát từ tư duy sơkhai của các dân tộc trồng lúa nước, sống phụ thuộc vào các yếu tố thiên nhiên, vớiước mong vạn vật sinh sôi phong phú, tất phải phụ thuộc vào yếu tố âm - nữ tính của

tự nhiên Năm vị nữ thần Ngũ Hành được tôn thờ với niềm xác tín các Bà có nhữngquyền năng nhất định liên quan đến đất đai, củi lửa, kim khí, nước nôi và cây trái Các6

vị Chúa Bà Ngũ Hành được thờ tự bao gồm: đệ nhất Chúa Bà Kim Tinh Thần Nữ, đệnhị Chúa Bà Mộc Tinh Thần Nữ, đệ tam Chúa Bà Thủy Tinh Thần Nữ, đệ tứ Chúa BàHỏa Phong Thần Nữ, đệ ngũ Chúa Bà Thổ Đức Thần Nữ Chúa Bà Ngũ Hành đượctôn thờ phổ biến trong nhân gian bởi người ta tin rằng các Bà có những quyền năngliên quan tới mọi ngành nghề như đất đai, củi lửa, kim khí,… có thể phù hộ và ban lộccho ngư dân, thợ thủ công, nông dân,… giúp họ làm ăn thuận lợi, có của ăn, của để Vìviệc thờ cúng Chúa Bà Ngũ Hành trở thành một tục lệ phổ biến nên Chúa Bà được thờ

tự rất nhiều tại các đền miếu, đặc biệt là ở khu vực phương Nam, việc sắm lễ, cúng lễcũng gần như tương tự nhau

X,t v- phương diê n thi gian, nhân gian thờ Thâp nhQ hnh khiCn là

thần thời gian coi sóc viê zc chăm sóc nhân gian vào mô zt thời gian cố định Trong vũ trụ

có sao Mô zc (木星 Mộc tinh) mà phương Đông gọi là sao Thái Tuế (太歲), 12 nămquanh hết một vòng mặt trời Hàng năm đi ngang qua mô zt cung trên đường Hoàngđạo, ứng với 12 cung từ T† đến Hợi Khi sao Mô zc đi vào cung T† năm đó gọi là nămT†, đến cung Sửu năm đó là năm Sửu, vào cung Hợi là năm Hợi Người xưa, với quan7niệm phong phú về thần linh đã không coi đơn giản đó là một ngôi sao mà thần linhhoá thành 12 vị thần hành khiển (quan văn), hành binh (quan võ) gọi là thập nhị Đạivương hành khiển và tin rằng đó là những người thay mặt Ngọc Hoàng – vị vua củathiên giới trông coi mọi việc trên thế gian, mỗi vị một năm theo chu kỳ của 12 congiáp Bắt đầu là năm T†, năm cuối cùng là năm Hợi, hết năm Hợi lại quay trở lại với vịĐại vương hành khiển của 12 năm trước Các vị đại vương này còn gọi là đương niênchi thần, mỗi vị có trách nhiệm cai trị thế gian trong cả năm, xem x{t mọi việc hay dởcủa từng người, từng gia đình, từng thôn xã cho đến từng quốc gia để định công luậntội, tâu lên Thượng đế Thượng đế, căn cứ vào bản công tội đó để chỉ thị cho ngườimới xuống cai trị biết để định công, tội Bên cạnh mười hai vị hành khiển là mười haiphán quan Đại vương hành khiển lo việc thi hành những mệnh lệnh của Ngọc Hoàng

5 Huỳnh Hà (2021) Tục thờ Bà Ngũ Hành ở Nam bô z, Báo Cần Thơ, hanh-o-nam-bo-a131894.html ,truy câ zp ngày 04/04/2021.

https://baocantho.com.vn/tuc-tho-ba-ngu-6 Nguyễn Hữu Hiếu: Tục thờ thần qua am miếu Nam Bộ, NXB ÐHQG Hà Nội, Hà Nội, 2015, trang 175-17https://baocantho.com.vn/tuc-tho-ba-ngu-6.

7 Hạ Trúc (2012) Giới thiê zu về 12 vị thần Hành Binh, Hành Khiển và Phán Quan, Hội Khoa học lịch sử Bình Dương, http://sugia.vn/portfolio/detail/142/gioi-thieu-ve-12-vi-than-hanh-binh-hanh-khien-va-phan-quan.html ,

Trang 10

còn phán quan thì lo việc ghi ch{p công, tội của mọi người, mọi gia đình, mọi thôn xã.Trong các vị hành khiển, có vị nhân từ, có vị cương trực và cũng có vị khắc nghiệt.Nếu năm đó gặp vị hành khiển nhân từ, cương trực, đức độ thì nhân dân no đủ, khangthái, ít thiên tai, dịch bệnh Ngược lại, năm nào đói k{m nhiều, bệnh tật, tai ách, loạnlạc triền miên người ta tin rằng đó là hoạ do vị hành khiển năm đó giận dữ giángxuống.

Song song, do thời gian luôn có tính chất bền vững, k{o dài vô tâ zn nên ngườiđời còn ví thời gian như dòng đời con người nối tiếp, theo đó mà sinh ra thêm các vịthần coi sóc viê zc sinh nở của con người – 12 B M6 Theo như các tư liệu xưa cũngnhư quan niệm dân gian cho rằng việc tạo nên bào thai một phần là do cha mẹ, nhưngbên cạnh đó còn có sự tham gia của các Bà Mụ, Bà đã tạo ra hình hài thai nhi có gái,

có trai, có xấu, có đẹp,… chính vì thế mà những người lớn tuổi thường l† giải cho việcsinh con trai, con gái, mập hay gầy đều là do 12 Bà Mụ quyết định Vì những quanniê zm trên mà tục thờ các Bà Mụ cũng bắt đầu có xu hướng rô zng rãi hơn ở Viê zt Namxưa, vì con người ai cũng có mong muốn về mô zt hâ zu thế mạnh mẽ, tài giỏi, xinh đẹp,phù hợp với mong muốn của họ nên viê zc thờ cúng 12 Bà Mụ khi đang mang thai trởthành mô zt tâ zp tục khá phổ biến

12 Bà Mụ có nhiê zm vụ chủ yếu là nhào nă zn nên hình hài cụ thể của mô zt conngười, có nhiều thuyết cho rằng 12 bà thì mỗi người mô zt công viê zc, có người làm tai,

có người làm mắt, mũi, có người thì quyết định là đứa b{ là nam hay nữ, nhưng nhiềunơi lại nói rằng cả 12 bà cùng hô z trợ nhau làm như mô zt tâ zp thể mà không phân công cụthể 12 Bà Mụ bao gồm: Mụ bà Trần Tứ Nương coi việc sanh đe (chú sanh), Mụ bàVạn Tứ Nương coi việc thai ngh{n (chú thai), Mụ bà Lâm Cửu Nương coi việc thụ thai(thủ thai), Mụ bà Lưu Thất Nương coi việc nặn hình hài nam, nữ cho đứa b{ (chú namnữ), Mụ bà Lâm Nhất Nương coi việc chăm sóc bào thai (an thai), Mụ bà L† ĐạiNương coi việc chuyển dạ (chuyển sanh), Mụ bà Hứa Đại Nương coi việc khai hoa nởnhụy (hộ sản), Mụ bà Cao Tứ Nương coi việc ở cữ (dưỡng sanh), Mụ bà Tăng NgũNương coi việc chăm sóc tre sơ sinh (bảo tống), Mụ bà Mã Ngũ Nương coi việc ẵmbồng con tre (tống tử), Mụ bà Trúc Ngũ Nương coi việc giữ tre (bảo tử), Mụ bàNguyễn Tam Nương coi việc chứng kiến và giám sát việc sinh đe (giám sanh).8

2.2 Th đô ng vâ t v thc vâ t

Ngoài hình thượng hóa các hiê zn tượng tự nhiên không nắm bắt được thành các

vị thần, người Viê zt còn nhân cách hóa những loài đô zng vâ zt và thực vâ zt xung quanh họthành các vị thần khác nhau, có loài thì được thờ phụng từ sự biết ơn vì đã giúp đỡcuô zc sống con người, nhưng cũng có thần khiến con người e dẹ, khiếp sợ nên phải lâ zpđền thờ hương khói để đảm bảo sự an toàn của mình Do nền văn hóa gắn bó với nôngnghiê zp và vị trí địa l† bao quanh bởi nhiều kênh đào, sông, suối, nên hầu hết các vị

thần của người Viê zt là các loài chim, rắn, cá sấu như người Viê zt xưa có câu “Nht

8 Nguyễn Đổng Chi (2017) Mười hai bà Mụ, Truyện Xưa Tích Cũ,

Trang 11

http://truyenxuatichcu.com/than-thoai-viet-điSu, nhT x, tam ngư, t tưVng” hoă zc cây cối chính là cây lúa, hay ít phổ biến hơn làcây tràu, cây cau, cây đa, cây đề,…

2.2.1 R%n – Th'y th n c'a mô t s) v+ng sông nưc

Trong văn hóa của người Việt cổ, tín ngưỡng phổ biến và quan trọng bậc nhất,phản ánh quan niệm, ứng xử của họ với nước là tục thờ thủy thần Đó không chỉ lànguồn nước uống cho con người và vạn vật mà nước còn gây ra những tai họa khủngkhiếp Nước có thể hủy diệt mọi thứ nhưng đồng thời đánh thức sự hồi sinh Một trongnhững nỗi kinh hoàng nhất đến từ thiên nhiên đối với con người chính là lũ lụt Sự tànphá kinh khủng của hiểm họa thiên nhiên này làm cho con người vừa muốn chế ngựvừa muốn sùng bái Tục thờ rắn ra đời trên cơ sở tâm l† ấy Rắn là con vật có sức ảnhhưởng mạnh mẽ đối với phong tục, tín ngưỡng của con người Xuất phát từ môi trường

tự nhiên gắn với điều kiện sông nước, hình tượng rắn đã được đồng hóa với thủy thần,

đi vào tâm thức dân gian Việt Nam từ rất sớm và thường gắn với tục thờ các vị thần tựnhiên.9

Tục thờ rắn phổ biến nhất của người Việt là ở đồng bằng Bắc Bộ Có thể tìmthấy các đền thờ thần rắn dọc theo sông Hồng, sông Cầu, sông Đuống và qua các ditích, lễ hội như Thần tích và hội làng Linh Đàm thờ vị thủy thần Bảo Ninh Đây vốn làthần Rồng, hóa thành người học trò để học đạo Trong lúc trời hạn hán, thiên đìnhngưng việc làm mưa, vâng lời thầy, thần đã làm mưa chống hạn và bị thiên đình phạt,nhân dân nhớ ơn nên phụng thờ

Một lễ hội khác có liên quan đến tín ngưỡng thờ rắn là hội làng Thủ Lệ Theothần tích và truyền thuyết nơi đây thì Linh Lang Đại Vương vốn là một rắn thần Saukhi lập công giúp nước, ngài hoá thành giao long trườn xuống Hồ Tây Hội làng NhậtTân (thờ Uy Linh Đại Vương, vốn là anh cả của bảy anh em rắn thần, sau đó đầu thailàm hoàng tử Uy Đô Linh Lang) thể hiện những dấu vết của tín ngưỡng thờ rắn Ngoài

ra, có thể kể đến một số lễ hội khác như hội làng Yên Nội ở Từ Liêm, Hà Nội thờ ThổLệnh Bạch Hạc Tam Giang

Tục thờ rắn - thờ thủy thần không chỉ phổ biến ở đồng bằng Bắc Bộ mà còn có

ở miền Trung, Tây Nguyên và miền Tây Nam Bộ Người M’nông thờ rắn như một vịthủy thần có sức mạnh và sự ảnh hưởng to lớn đối với cộng đồng Người Mường ởThanh Hóa cũng có tục thờ rắn Ngôi đền thờ thần rắn được biết đến hiện nay ở thônLương Ngọc, xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thuỷ

Ở đồng bằng sông Cửu Long ngày nay vẫn lưu truyền nhiều giai thoại về rắn.Người ta sợ rắn, muốn cầu thân với rắn và thờ rắn Tại xã Định Thủy, huyện Mỏ Cày,Bến Tre có một ngôi đình gọi là Đình Rắn, tại đây vẫn lưu truyền về đôi rắn thầnkhổng lồ, hiền lành Người dân Rạch Giá, Kiên Giang vẫn kể về đôi rắn thần ở đền

9 VnExpress (2013) Rắn và tục thờ thủy thần của người Viê zt, Báo Gia Lai,

https://baogialai.com.vn/channel/742/201302/ran-va-tuc-tho-thuy-than-cua-nguoi-viet-2219285/ ,truy câ zp ngày

Trang 12

Vĩnh Hòa bằng một niềm tin và thái độ tôn kính Trong tâm thức của người dân RạchGiá, khi đôi rắn thần xuất hiện cũng là lúc Ngài báo cho người dân về mô zt vụ mùa bô zithu.

2.2.2 Ng, H cai qu1n c2c phương hưng trong tri đt

Ng, H Tưng Quân là năm vị thần Hổ cai quản ngũ phương, ngũ hành trong

tín ngưỡng thờ Mẫu Tứ Phủ Các Ngài là chư vị sơn thần biểu tượng cho sức mạnhthiêng liêng, là bộ hạ của Mẫu giữ vai trò gác cổng cho các đền phủ, tiêu diệt tà ma,đem lại sự cân bằng cho ngũ phương trời đất Theo các nhà nghiên cứu văn hóa dângian, tục thờ này bắt nguồn từ một cuộc sống nguyên thủy, khi con người còn sốngtrong điều kiện săn bắt, hái lượm hoặc giai đoạn đầu của cuộc sống nông nghiệp, hổchính là sức mạnh thiên nhiên gần gũi và là tai họa đối với con người Do đó, conngười thờ hổ Ngũ Hổ Thần Quan bao gồm năm vị với năm màu sắc khác nhau, danh10xưng cấu trúc theo thứ tự: Ngũ Phương – Can – Ngũ Hành – Ngũ Sắc Các Ngài baogồm: Đông Phương Giáp Ất Mộc Đức Thanh Hổ Thần Quan, Nam Phương Bính ĐinhHỏa Đức Xích Hổ Thần Quan, Trung Ương Mậu Kỷ Thổ Đức Hoàng Hổ Thần Quan,Tây Phương Canh Tân Kim Đức Bạch Hổ Thần Quan, Bắc Phương Nhâm Qu† ThủyĐức Hắc Hổ Thần Quan.11

Như vậy, các Ngài trấn giữ ngũ phương tuân theo quy luật ngũ hành: Hoàng Hổ(màu vàng - hành thổ) ở vị trí chính giữa ứng với trung ương chính điện, Thanh Hổ(màu xanh - hành mộc) ứng với phương Đông, Bạch Hổ (màu trắng - hành kim) ứngvới phương Tây, Xích Hổ (màu đỏ - hành hỏa) ứng với phương Nam, Hắc Hổ (màuxám đen - hành thủy) ứng với phương Bắc Hình tượng Ngũ Hổ không chỉ tượng trưngcho ngũ hành với mối quan hệ tương sinh, tương khắc trong vũ trụ mà còn để thể hiệnquyền uy của mỗi vị thần trong ph{p nhà thánh Trong đó, Hoàng Hổ tướng quân giữvai trò trưởng trung cung, có nhiều quyền ph{p, trấn giữ điều lệnh các phương Ông là

vị lãnh chúa cao nhất, thâu tóm mọi uy quyền, quyết định âm phù dương trợ cho dângian

Quan Ngũ Hổ được thờ ở hạ ban trong điện thờ Mẫu, hình ảnh về các ngài cũngrất hay xuất hiện trong các tranh thờ, đặc biệt là bộ tranh dân gian Hàng Trống Ngũ

Hổ và Ông Lốt là hàng cuối cùng trong Công Đồng Tứ Phủ, rất ít khi các ngài về ngựđồng vì bóng các ngài rất nặng, hiếm thanh đồng đủ khả năng hầu được Khi về ngự,Quan Hổ vật lộn, gầm gừ, khuôn mặt hết sức dữ tợn, tay chân tạo dáng như thế hổ vồ,

có khi nhai đĩa sành, mắt mở to, trào bọt m{p để thị uy sức mạnh

2.2.3 T6c th M7 L9a, H:n L9a

10 ĐCSVN (2010) Ngũ hổ trong tranh dân gian Hàng Trống, Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, https://dangcongsan.vn/tu-tuong-van-hoa/ngu-ho-trong-tranh-dan-gian-hang-trong-7103.html ,truy câ zp ngày 13/02/2010.

11 Văn hoá tâm linh (2021) Sự tích quan Ngũ Hổ trong tín ngưỡng thờ Tứ Phủ, Văn Hoá Tâm Linh,

Ngày đăng: 02/08/2024, 16:20

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
(1) Đặng Sỹ Đức. TÍN NGƯỠNG, http://ditichlichsu-vanhoahanoi.com/co-so-van-hoa-viet-nam/van-hoa-to-chuc-doi-song-ca-nhan/tin-nguong/ Link
(3) Trương Quốc Chính (2017). Tứ Pháp – Tín ngưỡng đô zc đáo của người Viê zt, họ Trương Việt Nam, http://truongtoc.com.vn/public/index.php/tu-phap-tin-nguong-doc-dao-cua-nguoi-viet?yy=2019&amp;mm=8,truy cập ngày 20/05/2017 Link
(5) Huỳnh Hà (2021). Tục thờ Bà Ngũ H ành ở Nam bô z, Báo Cần Thơ, https://baocantho.com.vn/tuc-tho-ba-ngu-hanh-o-nam-bo-a131894.html ,truy câ zp ngày 04/04/2021 Link
(7) Hạ Trúc (2012). Giới thiê zu về 12 vị thần Hành Binh, Hành Khiển và Phán Quan, Hội Khoa học lịch sử Bình Dương, http://sugia.vn/portfolio/detail/142/gioi-thieu-ve-12-vi-than-hanh-binh-hanh-khien-va-phan-quan.html , truy câ zp ngày 24/07/2012 Link
(8) Nguyễn Đổng Chi (2017). Mười hai bà Mụ, Truyện Xưa Tích Cũ, http://truyenxuatichcu.com/than-thoai-viet-nam/muoi-hai-ba-mu.html, truycâ zp ngày 22/01/2017 Link
(9) Vnexpress (2013). Rắn và tục thờ thủy thần của người Viê zt, Báo Gia Lai, https://baogialai.com.vn/channel/742/201302/ran-va-tuc-tho-thuy-than-cua-nguoi-viet-2219285/,truycâ zp ngày 16/02/2013 Link
(10)ĐCSVN (2010). Ngũ hổ trong tranh dân gian Hàng Trống, Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, https://dangcongsan.vn/tu-tuong-van-hoa/ngu-ho-trong-tranh-dan-gian-hang-trong-7103.html ,truy câ zp ngày 13/02/2010 Link
(11)Văn hoá tâm linh (2021). Sự tích quan Ngũ Hổ trong tín ngưỡng thờ Tứ Phủ, Văn Hoá Tâm Linh, https://vanhoatamlinh.com/su-tich-quan-ngu-ho-trong-tin-nguong-tho-tu-phu/,truycâ zp ngày 29/04/2021 Link
(12)Lê Thoa (2019). Tục thờ lúa trong các lễ hô zi dân gian gắn với tín ngưỡng t hờ cúng Hùng Vương trên vùng Đất Tổ, Báo Phú Thọ, http://baophutho.vn/den-hung/201911/tuc-tho-lua-trong-cac-le-hoi-dan-gian-gan-voi-tin-nguong-tho-cung-hung-vuong-tren-vung-dat-to-164066 ,truy câ zp ngày 25/11/2019 Link
(13)Thành Hưng (2012). Chim Hạc vào biểu tượng Logo chính thức Adasia 2013, Báo Nhân Dân, https://nhandan.vn/tin-tuc-kinh-te/chim-hac-vao-bieu-tuong-logo-chinh-thuc-adasia-2013-582751/?fbclid=IwAR0CSLR0YYspfBqcpDDDODwqZb38UbJSasil_PfOpG3GV4RtjYgu1JpjJrw ,truy câ zp ngày 21/08/2012 Link
(14)Hiê zp Vân (2018). Hình tượng bát vâ zt trong kiến trúc tâm linh, Báo Quảng Bình, https://www.baoquangbinh.vn/van-hoa/201802/hinh-tuong-bat-vat-trong-kien-truc-tam-linh-2153927/,truy câ zp ngày 19/02/2018 Link
(15)Hà Ngà (2016). Giải mã biểu tượng văn hóa phần 2: Hình ảnh hạc đứng trên lưng rùa có † nghĩa gì?, Báo Pháp Luật Việt Nam, https://www.phapluatplus.vn/van-hoa-giai-tri/giai-ma-bieu-tuong-van-hoa-phan-2-hinh-anh-hac-dung-tren-lung-rua-co-y-nghia-gi-d13892.html?fbclid=IwAR39Ghb1Uqh3dTxRfoLGIgboV0HWFnzL0f4WP_xE93wyahfm6bDDUp-ZpTY ,truy câ z p ngày 23/05/2016 Link
(16)ĐặngThị Lan Anh (2019). Tín ngưỡng nông nghiệp và hình mẫu anh hùng văn hóa, Lược Sử Tộc Việt, https://luocsutocviet.com/2019/07/03/366-tin-nguong-nong-nghiep-va-hinh-mau-anh-hung-van-hoa/,truy cập ngày 03/07/2019 Link
(2) Trần Ngọc Thêm: Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nhà xuất bản Giáo dục, TP. Hồ Chí Minh, 1999, trang 133 Khác
(4) Trần Ngọc Thêm: Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nhà xuất bản Giáo dục, TP. Hồ Chí Minh, 1999, trang 134 Khác
(6) Nguyễn Hữu Hiếu: Tục thờ thần qua am miếu Nam Bộ, NXB ÐHQG Hà Nội, Hà Nội, 2015, trang 175- 176 Khác
(17)Chu Quang Trứ: Di sản văn hóa dân tộc trong tín ngưỡng và tôn giáo ở Việt Nam, NXB Thuận Hóa, Huế, 1996, trang 9 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w