Đây là hoạt động cóđộng cơ, có đối tượng để chiếm lĩnh, được tổ chức bằng các việc làm cụ thể của họcsinh, giúp các em huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng của các môn học và lĩnh vựcgiá
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN
BÀI TẬP LỚN MÔN
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
Chủ đề: Xây dựng kế hoạch giáo dục trải nghiệm cho học sinh cấp1 năm học 2024 – 2025
Trang 2MỤC LỤC
A Sơ lược kiến thức về Hoạt động trải nghiệm 4
I Khái quát về hoạt động trải nghiệm 4
1 Khái niệm “Hoạt động trải nghiệm” 4
2 Đặc điểm của hoạt động trải nghiệm 4
3 Vai trò của hoạt động trải nghiệm với việc hình thành và phát triên nhân cách học sinh 5
4 Phương pháp và hình thức tổ chức trải nghiệm 6
II Nội dung Hoạt động giáo dục 7
1 Lập kế hoạch tổ chức hoạt động trải nghiệm 7
2 Tổ chức thực hiện hoạt động trải nghiệm 8
3 Chỉ đạo thực hiện 8
4 Kiểm tra đánh giá 9
B KẾ HOẠCH TỔ CHỨC GIÁO DỤC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM CẤP LỚP 10
I MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 10
II CÔNG TÁC CHUẨN BỊ 11
1 Giáo viên 11
2 Học sinh 11
III TRIỂN KHAI HOẠT ĐỘNG 12
IV KẾT THÚC 17
1 Bài học chung 17
2 Bài học cụ thể qua từng hoạt động 17
C KẾ HOẠCH TỔ CHỨC GIÁO DỤC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM CẤP TRƯỜNG 19
I MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 19
II NỘI DUNG 20
1 Chi tiết hoạt động Học kì I 20
2 Chi tiết hoạt động Học kì II 23
III TỔ CHỨC THỰC HIỆN 26
1 Ban Giám hiệu: 26
2 Tổng phụ trách Đội: 26
Trang 33 Giáo viên chủ nhiệm: 26
4 Giáo viên bộ môn: 26
5 Các lực lượng giáo dục khác: 26
Trang 4A Sơ lược kiến thức về Hoạt động trải nghiệm
I Khái quát về hoạt động trải nghiệm
1 Khái niệm “Hoạt động trải nghiệm”
Hoạt động trải nghiệm là hoạt động giáo dục được thực hiện bắt buộc từ lớp 1 đếnlớp 12; ở tiểu học được gọi là hoạt động trải nghiệm, ở trung học cơ sở và trung họcphổ thông được gọi là Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp Đây là hoạt động cóđộng cơ, có đối tượng để chiếm lĩnh, được tổ chức bằng các việc làm cụ thể của họcsinh, giúp các em huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng của các môn học và lĩnh vựcgiáo dục khác nhau để trải nghiệm thực tiền đời sống gia đình, nhà trường và xã hội;tham gia vào tất cả các khâu của quá trình hoạt động, từ thiết kế hoạt động đến chuẩn
bị, thực hiện và đánh giá kết quả hoạt động; trải nghiệm, bày tỏ quan điểm, ý tưởngsáng tạo, lựa chọn ý tưởng hoạt động; thể hiện và tự khẳng định bản thân, đánh giá và
tự đánh giá kếtquả hoạt động của bản thân, của nhóm và của các bạn dưới sự hướngdẫn, tổ chức của nhà giáo dục, qua đó hình thành và phát triển những phẩm chất chủyếu và năng lực
2 Đặc điểm của hoạt động trải nghiệm
Hoạt động trải nghiệm tạo cơ hội cho học sinh: huy động tổng hợp kiến thức, kĩnăng của các môn học và lĩnh vực giáo dục khác nhau để trải nghiệm thực tiễn từ đóhình thành và phát triển các năng lực cốt lõi, năng lực đặc thù của Hoạt động trảinghiệm
Hoạt động trải nghiệm được thực hiện dưới bốn loại hình hoạt động chủ yếu: Sinhhoạt dưới cờ, Sinh hoạt lớp, Hoạt động trải nghiệm theo chủ đề và Hoạt động câu lạc
bộ và thông qua bốn nhóm hình thức tổ chức: Hình thức có tính khám phá; hình thức
có tính thể nghiệm, tương tác; hình thức có tính cống hiến; hình thức có tính nghiêncứu, phân hóá Hoạt động trải nghiệm có thể được tổ chức trong và ngoài lớp học,trong và ngoài trường học theo quy mô cá nhân, nhóm, lớp học, khối lớp hoặc quy
mô trường
Trang 5Hoạt động trải nghiệm huy động sự tham gia, phối hợp, liên kết của nhiều lựclượng giáo dục trong và ngoài nhà trường như: giáo viên chủ nhiệm lớp, giáo viên bộmôn, cán bộ Đoàn, tổng phụ trách Đội, ban giám hiệu nhà trường, cha mẹ học sinh,chính quyền địa phương, các tổ chức, cá nhân và đoàn thể trong xã hội
Hoạt động trải nghiệm được tiến hành theo hai giai đoạn: giai đoạn giáo dục cơbản và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp Đối với giáo dục tiểu học,chương trình Hoạt động trải nghiệm được tích hợp một số nội dung sinh hoạt Sao Nhiđồng, sinh hoạt Đội, lồng ghép nội dung giáo dục địa phương Nội dung chương trìnhHoạt động trải nghiệm tập trung nhiều hơn vào các hoạt động phát triển bản thân, kĩnăng sống, quan hệ với bạn bè, thầy cô và người thân trong gia đình Bên cạnh đó,các hoạt động lao động, hoạt động xã hội và làm quen với một số nghề gần gũi cũngđược tổ chức thực hiện Chương trình Hoạt động trải nghiệm mang tính linh hoạt,mềm đẻo, các cơ sở giáo dục có thể thiết kế thành các chủ đề hoạt động phù hợp vớinhu cầu, đặc điểm học sinh, điều kiện của nhà trường, địa phương
3 Vai trò của hoạt động trải nghiệm với việc hình thành và phát triên nhân cách học sinh
Hoạt động trái nghiệm là các hoạt động giáo dục thực tiễn được tiến hành songsong với hoạt động dạy học trong nhà trường phổ thông Thông qua các hoạt độngthực hành, những việc làm cụ thể và các hành động của học sinh, hoạt động trảinghiệm là các hoạt động giáo dục có mục đích, có tổ chức được thực hiện trong hoặcngoài nhà trường nhằm phát triển, nâng cao các tố chất và tiềm năng của bản thân họcsinh, nuôi dưỡng ý thức sống tự lập, đồng thời quan tâm, chia sẻ tới những ngườixung quanh Thông qua việc tham gia vào các hoạt động trải nghiệm, học sinh đượcphát huy vai trò chủ thể, tính tích cực, chủ động, tự giác và sáng tạo của bản thân.Các em được chủ động tham gia vào tất cả các khâu của quá trình hoạt động: từ thiết
kế hoạt động đến chuẩn bị, thực hiện và đánh giá kết quả hoạt động phù hợp với đặcđiểm lứa tuổi và khả năng của bản thân Các em được trải nghiệm, được bày tỏ quan
Trang 6nhóm mình và của bạn bè, Từ đó, hình thành và phát triển cho các em những giá trịsống và các năng lực cần thiết Hoạt động trải nghiệm về cơ bản mang tính chất củahoạt động tập thể trên tinh thần tự chủ, với sự nỗ lực giáo dục nhằm phát triển khảnăng sáng tạo và cá tính riêng của mỗi cá nhân trong tập thê
Hoạt động trải nghiệm có nội dung rất đa dạng và mang tính tích hợp, tổng hợpkiến thức, kĩ năng của nhiều môn học, nhiều lĩnh vực học tập và giáo dục như: giáodục đạo đức, giáo dục trí tuệ, giáo dục kĩ nang song, giao duc gia tri song, giao ducnghe thuat, tham mi, giao duc thê chất, giáo dục lao động, giáo dục an toàn giaothông, giáo dục môi trường, giáo dục phòng chống ma túy, giáo dục phòng chốngHIV/AIDS và tệ nạn xã hội
Nội dung giáo dục của hoạt động trải nghiệm thiết thực và gần gũi với cuộc sốngthực tế, đáp ứng được nhu cầu hoạt động của học sinh, giúp các em vận dụng nhữnghiểu biết của mình vào trong thực tiễn cuộc sống một cách dễ dàng, thuận lợi Hoạtđộng trải nghiệm có thế tổ chức theo các quy mô khác nhau như: theo nhóm, theolớp, theo khối lớp, theo trường hoặc liên trường Tuy nhiên, tổ chức theo quy mônhóm và quy mô lớp có ưu thế hơn về nhiều mặt như đơn giản, không tôn kém, mất ítthời gian, học sinh tham gia được nhiều hơn và có nhiều khả năng hình thành, pháttriển các năng lực cho học sinh hơn Hoạt động trải nghiệm có khả năng thu hút sựtham gia, phối hợp, liên kết nhiều lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường như:giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, cán bộ Đoàn, tổng phụ trách Đội, ban giámhiệu nhà trường, cha mẹ học sinh, chính quyền địa phương, Hội Khuyến học, HộiPhụ nữ, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Cựu chiến binh, các cơ quan,
tổ chức, doanh nghiệp ở địa phương, các nhà hoạt động xã hội, những nghệ nhân,những người lao động tiêu biểu ở địa phương,
4 Phương pháp và hình thức tổ chức trải nghiệm
a Phương pháp tổ chức trải nghiệm
Trong quá trình tổ chức hoạt động trải nghiệm, giáo viên có thể lựa chọn và sửdụng các phương pháp khác nhau phù hợp với yêu cầu thực tế của địa phương Tuy
Trang 7nhiên, dù sử dụng phương pháp nào thì cũng cần phải đáp ứng các yêu cầu sau: Làmcho người học sẵn sàng tham gia trải nghiệm tích cực; giúp người học suy nghĩ vềnhững gì trải nghiệm; giúp người học phát triển kĩ năng phân tích, khái quát hóa cáckinh nghiệm có được; tạo cơ hội cho người học có kĩ năng giải quyết vấn đề và raquyết định dựa trên những tri thức và ý tưởng mới thu được từ trải nghiệm
Một số phương pháp thường sử dụng như: phương pháp giải quyết vấn đề, phươngpháp đóng vai, phương pháp động não, phương pháp dự án, phương pháp làm việcnhóm,
Tóm lại, chương trình Hoạt động trải nghiệm mang tính linh hoạt, mềm dẻo Các
cơ sở giáo dục có thể căn cứ vào bốn nội dưng hoạt động chính là Hoạt động pháttriển cá nhân, Hoạt động lao động, Hoạt động xã hội và phục vụ cộng đồng, Hoạtđộng giáo dục hướng nghiệp để thiết kế thành các chủ đề hoạt động phù hợp với nhucầu, đặc điểm học sinh, điều kiện của nhà trường, địa phương Một số nội dung sinhhoạt Sao Nhi đồng, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, Đoàn Thanh niên Cộngsản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam được tích hợp trong nội dungcác hoạt động trên
Trang 8II Nội dung Hoạt động giáo dục
1 Lập kế hoạch tổ chức hoạt động trải nghiệm
Hoạt động trải nghiệm là một hoạt động giáo dục tự chọn bắt buộc trong nhàtrường phổ thông được thực hiện từ lớp 1 đến lớp 12 Do đó, mỗi nhà trường cần phảilập kế hoạch thực hiện cụ thể Bản kế hoạch thể hiện trong năm học đối với hoạtđộng trải nghiệm Trong đó xác định rõ các chủ đề theo từng tháng đối với từng khốihọc sinh, các loại hình hoạt động cụ thể (sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt lớp, sinh hoạttheo chủ đề, câu lạc bộ), xác định vai trò, trách nhiệm của các lực lượng giáo dụctham gia (Ban giám hiệu, Tổng phụ trách, Bí thư đoàn thanh niên, GVCN, giáo viên
bộ môn, cha mẹ học sinh và các bộ phận phục vụ, hỗ trợ)
Trên cơ sở bản kế hoạch chung của nhà trường, các cá nhân, bộ phận có tráchnhiệm xây dựng kế hoạch thực hiện của mình theo năm học, học kỳ, tháng và từnghoạt động cụ thể
2 Tổ chức thực hiện hoạt động trải nghiệm
Hiệu trưởng quy định rõ trách nhiệm của phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môntrong việc sắp xếp thời khóa biểu cũng như xây dựng nội dung chương trình, phêduyệt chương trình thực hiện
Trách nhiệm cụ thể của các cá nhân khác như: Tổng phụ trách, Bí thư đoàntrường, GVCN
3 Chỉ đạo thực hiện
Hiệu trưởng chỉ đạo thực hiện thông qua sinh hoạt dưới cờ: Hoạt động chào cờđược thực hiện định kỳ 1 tuần 1 lần Bên cạnh các hoạt động tổng kết và báo cáo cáchoạt động và công tác thi đua trong nhà trường thì Tổng phụ trách Đội hoặc Bí thưĐoàn thanh niên cần phải tổ chức các hoạt động giáo dục trải nghiệm phù hợp chohọc sinh toàn trường hoặc mang tính định hướng cho các hoạt động trải nghiệm được
tổ chức ở từng khối lớp, từng lớp học
Hiệu trưởng chỉ đạo thực hiện thông qua sinh hoạt lớp: Giáo viên chú nhiệm lớpphối hợp với các lực lượng giáo dục khác thực hiện tổ chức hoạt động trải nghiệm
Trang 9cho học sinh thông qua tiết sinh hoạt lớp Đây là hình thức bắt buộc và được thựchiện 1 tuần 1 lần Giáo viên chủ nhiệm cũng cần lên kế hoạch và định hướng các hoạtđộng cụ thể cho học sinh để đảm bảo sự đa dạng, phong phú về nội dung và hình thứcthực hiện
Hiệu trưởng chỉ đạo thực hiện thông qua tổ chức hoạt động trải nghiệm theo chủđề: Hiệu trưởng chỉ đạo GVCN xây dựng chương trình và thiết kế giáo án các tiếthoạt động trải nghiệm theo chủ để có sự phê duyệt của Ban giám hiệu và thực hiệnchương trình theo đúng quy định Trong đó, khuyến khích các hình thức tổ chức gắnvới thực tiễn cuộc sống, lao động, tự nhiên
Hiệu trưởng chỉ đạo thực hiện thông qua sinh hoạt câu lạc bộ: Đây là hình thứckhuyến khích không bắt buộc đối với các nhà trường và giáo viên Các câu lạc bộđược thành lập và duy trì thực hiện theo sở thích của học sinh và đảm bảo tính giáodục, nhân văn Các câu lạc bộ được hoạt động bên ngoài giờ học chính khóa
4 Kiểm tra đánh giá
Công tác kiểm tra đánh giá đối với tổ chức hoạt động trải nghiệm trong nhàtrường phổ thông cũng được thực hiện khá đa dạng, linh hoạt Giáo viên thực hiệnđánh giá kết quả của học sinh dựa trên nhiều kênh thông tin khác nhau: học sinh tựđánh giá, đánh giá đồng đẳng, đánh giá của cha mẹ học sinh, giáo viên bộ môn, đánhgiá của giáo viên chủ nhiệm, Việc đánh giá kết quả của học sinh được thực hiệntheo từng hoạt động, chủ đề và được tổng hợp vào cuối mỗi học kỳ, năm học Kết quảxếp loại theo quy định về đánh giá, xếp loại kết quả đối với học sinh ở từng cấp học.Đồng thời, hiệu trưởng thực hiện các hoạt động kiểm tra đánh giá tổ chức hoạtđộng trải nghiệm thông qua báo cáo của giáo viên chủ nhiệm, Tổng phụ trách, Bí thưĐoàn thanh niên, thông qua công tác dự giờ, nghiên cứu sản phẩm của học sinh,qua phiếu điều tra, khảo sát
Trang 11B.KẾ HOẠCH TỔ CHỨC GIÁO DỤC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM CẤP LỚP
Phòng GD&ĐT Quận Nam Từ Liêm
Trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 01 tháng 01 năm 2024
KẾ HOẠCH
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TRẢI NGHIỆM
CHO HỌC SINH LỚP 4A VỚI CHỦ ĐỀ MÁI ẤM GIA ĐÌNH
I MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
Nội dung kế hoạch cụ thể, khả thi, rõ những nhiệm vụ, huy động được công sức,trí tuệ của tập thể, cá nhân trong nhà trường để tham gia giáo dục học sinh Tạo ra cơhội giúp học sinh trải nghiệm và học tập thông qua các hoạt động để đưa kiến thứctrong sách vở ra đời sống thực tế Thông qua đấy tác động đến sự phát triển năng lực
và hình thành nhân cách cho học sinh
Buổi học giáo dục hoạt động trải nghiệm với chủ đề Mái ấm gia đình hướng đến 3mục đích chính, cụ thể như sau:
- Hình thành ở học sinh lòng biết ơn, sự quan tâm, chăm sóc đến bố mẹ, ngườithân bằng lời nói, thái độ và việc làm cụ thể
- Hình thành cho học sinh những tri thức cần thiết về các mối quan hệ trong giađình và lối sống đúng mực
- Hình thành ở học sinh thái độ, tình cảm, niềm tin và động cơ tích cực khi thựchiện các yêu cầu trong sinh hoạt tại gia đình
Trang 12II CÔNG TÁC CHUẨN BỊ
1 Giáo viên
a Hoạt động 1
- Chuẩn bị video nhạc bài hát Bố ơi mình đi đâu thế của nhạc sĩ Hoàng Bách
- Chuẩn bị slide chiếu
- Kiểm tra các thiết bị đầu ra, đầu vào máy chiếu, loa đài để đảm bảo buổi họcdiễn ra trơn tru, thuận lợi
b Hoạt động 2
- Chuẩn bị 7 rổ nhựa đựng sợi dây len
- Chuẩn bị 100 sợi dây len các màu đựng vào trong rổ
- Chuẩn bị slide chiếu (slide ghi gợi ý thảo luận)
c Hoạt động 3
- Chuẩn bị giấy A0 ghi sẵn nội dung bảng
- Chuẩn bị cho mỗi nhóm 2 cái bút dạ màu xanh hoặc đen
- Chuẩn bị nam châm gắn bài lên bảng
- Chuẩn bị sách vở, hộp bút, tinh thần học tập nghiêm túc, sôi nổi
- Chủ động kê bàn ghế trước giờ học, cứ 2 ghép 2 bàn lại với nhau thành 1 nhóm
4 bạn học sinh
- Chủ động kê bàn ghế về lại chỗ cũ sau khi giờ học kết thúc
Trang 13- Chủ động thu lại giấy A0, bút, rổ, dây len còn thừa của các hoạt động trên vào
tủ đựng đồ của lớp theo sự hướng dẫn, chỉ đạo của Giáo viên chủ nhiệm
III TRIỂN KHAI HOẠT ĐỘNG
5 phút 1.
Khởi
động
- Bật 1 phút đoạn nhạc bài hát Bố ơi
mình đi đâu thế của nhạc sĩ Hoàng
Bách
- Cả lớp cùng đồng thanh hát
- Sau khi kết thúc, đặt câu hỏi cho
học sinh, cụ thể:
+ Tại sao trong bài hát vừa rồi bạn
nhỏ lại thích đi chơi cùng bố?
+ Em có thích đi chơi cùng bố và
gia đình giống bạn nhỏ trong bài hát
+ Bình thường gia đình em có hay
đi chơi cùng nhau không?
- Hát thật to và rõràng
- Nhiệt tình trả lờicác câu hỏi của giáoviên
Rút ra bài học: Trong mỗi một gia
đình thì việc dành thời gian cho
nhau là một khoảnh khắc vô cùng
đáng quý, là một món quà kỳ diệu
mà bất cứ ai cũng rất trân trọng
Các bạn học sinh lớp 5 đã hoàn toàn
Trang 14bài học ngày hôm nay sẽ giúp các
- Học sinh thảo luận theo nhóm 4
người trong thời gian 4 phút
- Gợi ý thảo luận:
+ Liệt kê những việc gia đình em
cùng nhau làm để gắn kết yêu
thương
+ Với mỗi việc kể được, em hãy rút
một sợi len cho mình (sợi len được
để trong giỏ học tập ở giữa bàn)
+ Chia sẻ cảm xúc của em sau khi
tham gia hoạt động đó
+ Kết các sợi len thành một chiếc
vòng thật đẹp
- Giáo viên mời 1 đến 2 bạn học
sinh lên chia sẻ cảm xúc trước lớp
và đặt thêm câu hỏi nếu có
- Tham gia thảoluận nhiệt tình, sôiđộng
- Khéo léo, sáng tạokhi kết các sợi lentheo ý tưởng, phongcách riêng của bảnthân
- Gợi ý trả lời:
+ Những việc giađình em cùng nhaulàm để gắn kết yêuthương là: cùngnhau nấu ăn, cùngnhau dọn dẹp nhàcửa, cùng nhau đichơi, cùng nhau đixem phim, cùngnhau đi dã ngoại,
Rút ra bài học: Sự gắn kết trong gia
đình các em cũng giống như sợi dây
len các em đang cầm, càng nhiều
dây thì càng chắc, càng làm nhiều
việc cùng nhau thì sẽ càng gắn kết
hơn Và sự gắn kết ấy sẽ giúp tình
cảm gia đình các em ngày càng gia
tăng, ngày càng yêu thương nhau
hơn
15 3 Mở - Học sinh thảo luận theo nhóm 4 - Học sinh tích cực