1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài Tập Lớn Môn Nguyên Lý Kế Toán.pdf

14 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

HỌC VIỆN NGÂN HÀNGKHOA KẾ TOÁN-KIỂM TOÁN

BÀI TẬP LỚN

MÔN NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN

Gi ng viên hướng dẫn: Đặng Minh HiềnDanh sách nhóm:

NHÓM LỚP: K25TCA-BN

Trang 2

MỤC LỤC

BẢNG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG NHÓM 2

Câu 1: Tìm các khái niệm liên quan đến khởi nghiệp 3

Câu 2: Lập kế hoạch phát triển nghề nghiệp (theo 7 bước) và chỉ rõ các điều kiện cần thiết để lập kế hoạch cụ thể (trong bước 7) 7

Bước 1: Đánh giá bản thân 7

Bước 2: Xác định mục tiêu nghề nghiệp 8

Bước 3: Nghiên cứu công việc 9

Bước 4: Cân nhắc tình hình tài chính 11

Bước 5: Suy nghĩ về kinh nghiệm học vấn khi bước vào ngành mới 12

Bước 6: Cân nhắc tính ổn định của công việc 13

Bước 7: Lập kế hoạch và những hành động rõ ràng 13

TÀI LIỆU THAM KHẢO 14

Trang 3

BẢNG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG NHÓM

Mức độ đónggóp

Ý thức tham gia

tốt33 Lữ Hà Nguyên Bước 5 16,67% Đúng hạn,

tốt1 Hoàng Vĩnh An Bước 6 16,67% Đúng hạn,

tốt

Trang 4

Câu 1: Tìm các khái niệm liên quan đến khởi nghiệp.

- Khởi nghiệp tức là bạn đã ấp ủ một công việc kinh doanh riêng, thường thì bạn sẽ thành lập một doanh nghiệp mà tại đó bạn là người quản lý, là người sáng lập hoặc đồng sáng lập Việc cung cấp những sản phẩm mới, dịch vụ mới hay thậm chí kinh doanh những mặt hàng đã có mặt trên thị trường nhưng theo ý tưởng có riêng mình đều được gọi là khởi nghiệp.

- Khởi nghiệp là thuật ngữ chỉ về những công ty đang trong giai đoạn bắt đầu kinh doanh nói chung.

- “Khởi nghiệp” hiểu nôm na là bắt đầu (khởi) một nghề nghiệp, sự nghiệp (nghiệp).

- “Startup" là một danh từ chỉ một nhóm người, một tổ chức con người cùng nhau làm một điều không chắc chắn thành công.

- “Lập nghiệp” - “Entrepreneur” là một người kiếm tiền bằng cách bắt đầu công việc kinh doanh hoặc vận hành công việc kinh doanh, đặc biệt là khi việc này bao gồm sự chấp nhận rủi ro về tài chính.

- “Kinh doanh nhỏ” - “small business” là một tổ chức tự tồn tại được thiết kế với mục đích tạo ra doanh số, thậm chí là lợi nhuận, ngay từ ngày đầu tiên Nó không đòi hỏi nhiều đầu tư và ít rủi ro hơn so với “startup”.

* Các loại hình khởi nghiệp- Khởi nghiệp hướng xã hội- Khởi nghiệp trong công ty lớn

- Khởi nghiệp có khả năng chuyển nhượng- Khởi nghiệp có khả năng mở rộng/ tăng trưởng- Kinh doanh nhỏ

- Kinh doanh cá thể* Hệ sinh thái khởi nghiệp

Bao gồm: (1) Các startup, (2) Các định chế tài chính, quỹ đầu tư, nhà đầu tư…cungcấp vốn cho startup, (3) Nhà nước ban hành cơ chế chính sách, tạo hành lang pháp lý thuận lợi để kiến tạo hệ sinh thái khởi nghiệp; (4) Các cơ sở cung cấp các dịch vụ hỗ trợ startup (Incubator, Accelerators, CoworkingSpace), (5) Các sự kiện và truyền thông về startup.

- Cố vấn dẫn dắt khởi nghiệp (Startup Cuouch): Là những cá nhân/nhóm có hiểu biết sâu rộng về lĩnh vực khởinghiệp đổi mới sáng tạovĐóng vai trò

Trang 5

quan trọng trong việc hỗ trợ, định hướng, dẫn dắt, tưvấn các Doanh nghiệp khởi nghiệp ĐMST trong công tác thành lập, phát triển và điều hành Họ trực tiếp làm nhiệm vụ đào tạo, hướng dẫn, cung cấp kiến thức, kĩ năng, công cụ cần thiết cho các đối tượng khác trong hệ sinh tháikhởi nghiệp đổi mới sáng tạo.

- Nhà đầu tư thiên thần (Angel Investor): Là các nhà đầu tư cá nhân cung cấp vốn đầu tư cho các doanh nghiệp khởi nghiệp dưới dạng khoản vay có thể chuyển đổi thành cổ phần (convertible debt) hoặcmua cổ phần (ownership equity) của doanh nghiệp.

- Cơ sở ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ (Business Incubator): Là các tổ chức có chức năng hỗ trợ cá nhân, nhóm cá nhân, doanh nghiệp để họ đi từ bước có ý tưởng ĐMST đến hoàn thiện công nghệ hoặc một mục đích nhất định của cá nhân, nhóm cá nhân, doanh nghiệp đó.* Những yếu tố quan trọng để khởi nghiệp

- Năng lực sáng tạo:

Yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất khi bắt đầu con đường làm giàu của mình đó là bản thân bạn phải có một sự sáng tạo vượt bậc Bởi vì chỉ có sự sáng tạo mới làm nên sự khác biệt giữa bạn và đối thủ, chỉ có sự sáng tạo hơn người mới có thể giúp bạn nhìn thấu toàn bộ thị trường hiện tại, tìm ra những nhu cầu chưa được đáp ứng,từ đó đưa ra kế hoạch kinh doanh cho riêng mình Kế hoạch này không nhất thiết phải bao gồm những ý tưởng kinh doanh chưa ai biết đến hay những ý tưởng mới hoàn toàn chưa ai nghĩ đến, mà nó phải tạo nên sự đột phá và lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp của bạn.

Sự khác biệt trong sản phẩm, dịch vụ mà bạn cung cấp là điểm tựa quan trọng cho bạn trên thị trường cạnh tranh đầy khốc liệt này Vậy thì, thay vì tranh giành miếngbánh với các đối thủ lớn trên thị trường ra đời sớm hơn mình, mạnh hơn mình, nhiều kinh nghiệm hơn mình thì chúng ta có thể tự tìm ra một miếng bánh mới – mà tại đó chúng ta chính là người dẫn đầu.

- Vốn khởi nghiệp kinh doanh:

Một trong những yếu tố quan trọng khác khi bạn muốn khởi nghiệp đó là vốn khởi nghiệp kinh doanh Đây là nguồn nuôi dưỡng cho kế hoạch kinh doanh và là một đòn bẩy cho sự thành công của bạn.

Trang 6

- Sự kiên trì:

Sở dĩ sự kiên trì là một yếu tố quan trọng bởi vì trong quá trình khởi nghiệp không phải ai cũng có được thành công trong lần đầu bắt tay vào làm, có những người thất bại rất nhiều lần nhưng họ vẫn không từ bỏ, vẫn tiếp tục đứng dậy để thực hiệný tưởng của mình Chính sự quyết tâm và lòng kiên trì trong con người đó đã tạo nên sự thành công về sau này của họ như câu nói: “Thất bại là mẹ thành công” Thật sự, thực tế đã chứng minh rằng những doanh nhân thành công là những ngườicó tinh thần quyết tâm cao hơn những người bình thường để vượt qua những trở ngại, có sự đam mê và kiên trì hơn người để đứng lên từ những thất bại trong thời gian ngắn.

- Kiến thức nền t ng cơ b n về kiến thức chuyên môn:

Hiện nay muốn làm bất cứ một việc gì trong bất cứ một ngành nghề nào bạn cũng cần phải có kiến thức về ngành nghề đó, vì thế nếu muốn khởi nghiệp trong một lĩnh vực nào đó bạn cũng nên tìm hiểu kĩ các kiến thức xung quanh lĩnh vực đó Vídụ: bạn muốn khởi nghiệp bằng cách mở phòng thu âm cho ca sĩ bạn cần phải có những kiến thức cơ bản trong thanh nhạc, cách mix nhạc và biết sử dụng một số nhạc cụ cơ bản Hay bạn muốn trở thành một nhà buôn thời trang lớn bạn cần có những kiến thức cơ bản về xu hướng thời trang, về bán hàng

Việc hiểu biết các kiến thức cơ bản, chuyên môn trong lĩnh vực mình hoạt động hay nhiều khía cạnh khác nhau trong doanh nghiệp như sản phẩm, nhân lực, công nghệ, thị trường, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan là một bước đệm quan trọng giúp bạn tránh khỏi sự thất bại trong việc thiếu chuyên môn và những lído ngoài ý muốn Vì thế nếu bạn có ý định khởi nghiệp trước tiên hãy trang bị đầy đủ cho mình những kiến thức này.

- Kỹ năng nghiên cứu thị trường:

Nghiên cứu thị trường sẽ cung cấp cho người khởi nghiệp những thông tin quan trọng về lĩnh vực thị trường mà mình hoạt động Ngoài ra, việc này giúp khởi nghiệp phát triển kế hoạch kinh doanh và thích ứng với thị trường trong tương lai Những yếu tố được ưu tiên khi nghiên cứu thị trường sẽ là:

+ Xu hướng thị trường, mức độ hấp dẫn, mức độ cạnh tranh, tốc độ tăng trưởng, xuhướng bán hàng

Trang 7

+ Kiểm tra hồ sơ các đối thủ cạnh tranh và đối chiếu với doanh nghiệp mình

+ Nhân khẩu học của khách hàng, vị trí địa lý, khách hàng điển hình, khách hàng tiềm năng.

- Kỹ năng qu n lý tài chính:

Đây là một kỹ năng cực kỳ quan trọng đối với người khởi nghiệp Quá trình khởi nghiệp sẽ cần một lượng tiền nhất định để xây dựng cơ sở vật chất, đầu tư nhân lựctrong khi chưa thể hoạt động để có doanh thu ngay được Do đó, cần có kế hoạch chi tiêu tiết kiệm và hợp lý ngay từ giai đoạn đầu cũng như trong suốt quá trình phát triển sau này của doanh nghiệp.

- Kỹ năng ủy quyền:

Ủy quyền liên quan tới việc phân bổ trách nhiệm cho mọi người để hoành thành công việc Điều kiện lý tưởng mà bạn muốn đạt được là khi các nhân viên của bạn có thể thực hiện được tất cả các hoạt đồng hàng ngày trong doanh nghiệp mình Ủythác một cách hiệu quả sẽ giúp đạt được sự cân bằng giữa hiệu quả quản lý và hiệu quả hoàn thành công việc của mọi người Nhân tố chìa khóa là biết cách làm sao đểdoanh nghiệp của bạn làm việc cho mình, chứ không phải là bạn tất bật chạy theo quá trình hoạt động của doanh nghiệp mình.

- Kỹ năng hoạch định chiến lược:

Hoạch định chiến lược là một hoạt động rất quan trọng trong kinh doanh Nó là quátrình xác định chiến lược công ty của bạn hay phương hướng và quyết định việc phân bổ nguồn vốn cũng như nhân sự Bí quyết ở đây là việc biết làm thế nào để dự kiến được khả năng hoạt động của công ty bạn trong tương lai từ 3 đến 5 năm tới với kế hoạch kinh doanh chi tiết.

Ngoài những yếu tố đã được nêu trên thì các kỹ năng mềm của bản thân bạn như quản lý thời gian, quản lý cảm xúc, kỹ năng giao tiếp… cũng là một trong những yếu tố không thể thiếu Kỹ năng mềm tuy không mang ý nghĩa quyết định đối với sự thành bại của doanh nghiệp nhưng nó là yếu tố hỗ trợ giúp gia tăng khả năng thành công cho quá trình khởi nghiệp của bạn và tạo thế chủ động cho doanh nghiệp của bạn trong các tình huống khó khăn có thể gặp phải.

Trang 8

Câu 2: Lập kế hoạch phát triển nghề nghiệp (theo 7 bước) và chỉ rõ các điều kiện cần thiết để lập kế hoạch cụ thể (trong bước 7).

Nghề nghiệp liên quan đến chuyên ngành tài chính: chuyên viên phân tích tài chính

Bước 1: Đánh giá bản thân

Bước đầu rất quan trọng vì cần xác định xem bản thân đang có những gì, thiếu những gì, và có phù hợp với công việc hay không Có thể tự đặt ra câu hỏi cho bản thân để hiểu rõ mình hơn, có 4 loại câu hỏi cần tập trung:

Thứ nhất, điểm mạnh của b n thân Các câu hỏi như “Bạn làm tốt việc gì?”, “Bạn có những kỹ năng gì?”, “Tính cách nào của bạn nổi trội nhất?” có thể dùng để tự xác nhận lại bản thân có những điểm mạnh gì, từ đó xem mình phù hợp với công việc nào.

Thứ hai, điểm yếu của b n thân Có thể trả lời các câu hỏi như “Bạn không thích loại công việc nào?”, “Những kỹ năng nào bạn không giỏi?”, “Bạn có những hạn chế gì?” Thể hiện ra những điểm yếu cần khắc phục, và cân nhắc công việc có thể làm.

Thứ ba, những yếu tố cần c i thiện Câu hỏi “Bạn muốn học thêm những kiến thức gì?”, “Bạn cần rèn luyện thêm những kỹ năng gì? ” sẽ giải đáp thắc mắc này Sau khi xem xét bản thân có nhừn điểm mạnh và điểm yếu nào thì có thể suy nghĩ về việc muốn học thêm những kiến thức gì hay rèn luyện thêm kỹ năng gì Thứ tư, đam mê của b n thân “Bạn thích làm công việc gì?”, “Điều gì làm cho công việc của bạn có ý nghĩa?” Nếu ai yêu thích sự ổn định thì nên chọn công việcmà bản thân đam mê, sẽ có thể gắn bó lâu dài với công việc đó hơn

Một chuyên viên cần có chuyên môn rất cứng trong lĩnh vực của mình, có những kỹ năng, kiến thức, kinh nghiệm hơn so với những người khác Kỹ năng được xem là yếu tố quan trọng nhất giúp các chuyên viên phân tích tài chính có thể đưa ra những quyết định chính xác Điều này góp phần rất lớn vào sự phát triển chung củacác doanh nghiệp Theo đó, một số kỹ năng quan trọng cần trang bị đó là: kỹ năng phân tích toán học tốt, tư duy logic; kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng ứng xử linhhoạt, giảii quyết vấn đề tốt; nhạy cảm với các biến số tài chính; Ngoài ra cũng

Trang 9

phải có kỹ năng nghiên cứu và tổng hợp thông tin, phản biện và đánh giá khách quan các nguồn thông tin,… thay vì ngay lập tức lấy nội dung đó về sử dụng

Bước 2: Xác định mục tiêu nghề nghiệp.

-Mục tiêu của phân tích tài chính doanh nghiệp bao gồm:

1 Đánh giá hiệu suất tài chính: Mục tiêu chính của phân tích tài chính là đo lường và đánh giá hiệu suất tài chính của doanh nghiệp Bằng việc phân tích các chỉ số tàichính quan trọng như lợi nhuận, doanh thu, tỷ lệ sinh lời, tỷ suất đầu tư, người phân tích có thể đánh giá xem doanh nghiệp đang hoạt động hiệu quả hay không.

2 Xác định điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp: Phân tích tài chính giúp xác định được điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp Bằng cách so sánh các chỉ số tài chính với các ngành công nghiệp tương tự hoặc các đối thủ cạnh tranh, người phân tích có thể nhận ra những lĩnh vực mà doanh nghiệp đang làm tốt và những lĩnh vực cần cải thiện.

3 Dự báo và lập kế hoạch tài chính: Phân tích tài chính cung cấp thông tin quan trọng để dự báo và lập kế hoạch tài chính cho doanh nghiệp Từ việc phân tích các mô hình tài chính và xu hướng tài chính hiện tại, người phân tích có thể đưa ra dự báo về tương lai của doanh nghiệp và xây dựng kế hoạch tài chính phù hợp.

4 Định giá doanh nghiệp: Phân tích tài chính cung cấp thông tin cần thiết để định giá doanh nghiệp Bằng cách phân tích các báo cáo tài chính, người phân tích có thể đánh giá giá trị thực của doanh nghiệp và đưa ra giá trị định giá cho cổ phiếu hoặc doanh nghiệp.

5 Hỗ trợ quyết định đầu tư: Mục tiêu của phân tích tài chính còn là hỗ trợ quyết định đầu tư Người phân tích có thể sử dụng thông tin từ phân tích tài chính để đánh giá tiềm năng đầu tư và xác định xem có nên đầu tư vào doanh nghiệp hay không.

Tóm lại, mục tiêu của phân tích tài chính doanh nghiệp là đánh giá hiệu suất tài chính, xác định điểm mạnh và điểm yếu, dự báo và lập kế hoạch tài chính, định giádoanh nghiệp và hỗ trợ quyết định đầu tư.

Trang 10

Bước 3: Nghiên cứu công việc.

Lập kế hoạch nghiên cứu công việc là một phần quan trọng trong quá trình phát triển nghề nghiệp Đây là cách bạn có thể tiến hành:

1 Xác định mục tiêu nghiên cứu: Đầu tiên, hãy xác định rõ mục tiêu nghiên cứu của bạn trong việc phát triển nghề nghiệp Điều này có thể bao gồm việc khám phámột lĩnh vực mới, tìm hiểu về các xu hướng và phát triển trong ngành, hoặc nghiêncứu về những vị trí và vai trò nghề nghiệp mà bạn quan tâm.

2 Đặt câu hỏi nghiên cứu: Xác định các câu hỏi nghiên cứu cụ thể mà bạn muốn trả lời Các câu hỏi này nên liên quan đến mục tiêu nghiên cứu của bạn và giúp bạntìm hiểu sâu hơn về lĩnh vực hoặc ngành nghề bạn quan tâm Ví dụ, nếu bạn muốn nghiên cứu về xu hướng công nghệ trong ngành của mình, một câu hỏi có thể là "Công nghệ mới nào đang ảnh hưởng đến ngành công việc của tôi và làm thế nào để chuẩn bị cho chúng?"

3 Tiến hành nghiên cứu: Dựa trên câu hỏi nghiên cứu, xác định các phương pháp và nguồn tài liệu để thu thập thông tin Các phương pháp nghiên cứu có thể bao gồm việc tìm hiểu từ sách, bài báo, báo cáo, tài liệu trực tuyến, hoặc phỏng vấn chuyên gia trong lĩnh vực của bạn Đảm bảo đánh giá tính tin cậy và đáng tin cậy của các nguồn thông tin mà bạn sử dụng.

4 Tổ chức và phân tích thông tin: Sau khi thu thập thông tin, hãy tổ chức và phân tích nó để trả lời các câu hỏi nghiên cứu của bạn Sắp xếp thông tin một cách logic và tổ chức thành các mục tiêu nghiên cứu riêng biệt Áp dụng các phương pháp phân tích thích hợp để đưa ra kết luận và phát hiện mô hình hoặc xu hướng quan trọng.

5 Đánh giá kết quả và rút ra những bài học: Xem xét kết quả nghiên cứu và đánh giá mức độ đạt được mục tiêu nghiên cứu ban đầu Rút ra những bài học và nhận thức mới từ quá trình nghiên cứu Xác định các ý kiến cá nhân và quan điểm của bạn và so sánh chúng với thông tin đã thu thập được.

Trang 11

6 Ứng dụng kết quả nghiên cứu vào phát triển nghề nghiệp: Sử dụng kết quả nghiên cứu để định hình kế hoạch phát triển nghề nghiệp của bạn Áp dụng những hiểu biết mới và kỹ năng đã học để cải thiện nghề nghiệp của mình Điều chỉnh mục tiêu và hành động dựa trên những phát hiện từ nghiên cứu.

Lưu ý rằng quá trình nghiên cứu công việc có thể thay đổi tùy thuộc vào mục tiêu và ngành nghề cụ thể mà bạn quan tâm Điều quan trọng là bạn cần có một kế hoạch cụ thể và tuân thủ nó để đạt được mục tiêu nghiên cứu và phát triển nghề nghiệp của mình.

Bước 4: Cân nhắc tình hình tài chính.

Tình hình tài chính của một chuyên viên phân tích tài chính có thể được cân nhắc từ các khía cạnh sau đây:

1 Lương và phúc lợi: Tầm quan trọng của tình hình tài chính cá nhân phần lớn phụthuộc vào thu nhập từ công việc Chuyên viên phân tích tài chính thường được trả lương cố định và có thể nhận được các khoản thưởng hoặc phụ cấp dựa trên thành tích làm việc Ngoài ra, cũng cần xem xét các phúc lợi khác như bảo hiểm, hỗ trợ ytế và lợi ích hưu trí.

2 Đầu tư và tiết kiệm: Như một chuyên viên phân tích tài chính, việc có kiến thức và kỹ năng về đầu tư và quản lý tài chính cá nhân là rất quan trọng Cân nhắc tình hình đầu tư và tiết kiệm của bạn để đảm bảo rằng bạn đang xây dựng và duy trì một cơ sở tài chính vững chắc.

3 Nợ nần: Xem xét tình hình nợ nần của bạn, bao gồm cả các khoản vay và nợ tín dụng Quản lý nợ nần một cách có trách nhiệm và đảm bảo rằng bạn có khả năng trả nợ một cách đúng hẹn là rất quan trọng để duy trì tình hình tài chính ổn định.

4 Dự phòng tài chính: Cân nhắc khả năng của bạn để tiết kiệm và tích luỹ dự phòng tài chính Có một quỹ dự phòng có thể giúp bạn đối phó với các tình huống khẩn cấp hoặc không mong đợi, như mất việc làm hoặc chi phí y tế không mong đợi.

5 Đầu tư vào bản thân: Để phát triển trong ngành chuyên viên phân tích tài chính, đầu tư vào bản thân là rất quan trọng Cân nhắc các khoản chi tiêu để nâng cao kỹ

Ngày đăng: 24/06/2024, 17:48

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w