Đồng thời, việcsử dụng các công nghệ tiên tiến và quy trình sản xuất hợp lý, cũng như việc kiểm soát vàxử lý chất thải, cũng là cách hiệu quả để giảm thiểu ô nhiễm môi trường.Bên cạnh đó
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Môi trường
1 Khái niệm của môi trường
Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên (Theo Điều 1, Luật Bảo vệ Môi trường của Việt
Môi trường sống của con người theo chức năng được chia thành các loại:
Môi trường tự nhiên bao gồm các nhân tố thiên nhiên như vật lý, hoá học, sinh học, tồn tại ngoài ý muốn của con người, nhưng cũng ít nhiều chịu tác động của con người Đó là ánh sáng mặt trời, núi, sông, biển cả, không khí, động, thực vật, đất, nước Môi trường tự nhiên cho ta không khí để thở; đất để xây dựng nhà cửa, trồng trọt, chăn nuôi; cung cấp cho con người các loại tài nguyên khoáng sản cần cho sản xuất, tiêu thụ và là nơi chứa đựng, đồng hoá các chất thải; mang đến cảnh đẹp làm cho cuộc sống con người thêm phong phú.
Môi trường xã hội là tổng thể các quan hệ giữa người với người Đó là những luật lệ, thể chế, cam kết, quy định, ước định ở các cấp khác nhau như: Liên Hợp Quốc, Hiệp hội các nước, quốc gia, tỉnh, huyện, cơ quan, làng xã, họ tộc, gia đình, tổ nhóm, các tổ chức tôn giáo, tổ chức đoàn thể, Môi trường xã hội định hướng hoạt động của con người theo một khuôn khổ nhất định, tạo nên sức mạnh tập thể thuận lợi cho sự phát triển, làm cho cuộc sống của con người khác với các sinh vật khác.
Ngoài ra, người ta còn phân biệt khái niệm môi trường nhân tạo, bao gồm tất cả các nhân tố do con người tạo nên, làm thành những tiện nghi trong cuộc sống như ôtô, máy bay, nhà ở, công sở, các khu vực đô thị, công viên nhân tạo
2 Chức năng và vai trò của môi trường
Môi trường chính là “ngôi nhà chung” của con người và toàn thể sinh vật trênTrái Đất Nếu không có môi trường, chúng ta chẳng thể nào sinh sống và phát triển được Tuy nhiên, chính sự phát triển của khoa học công nghệ và nhu cầu đời sống nâng cao của con người đã vô tình gây nên hàng loạt những tác động xấu, làm môi trường ngày càng tồi tệ đi
Môi trường là nguồn cung ứng tài nguyên cần thiết cho đời sống, các hoạt động sản xuất của con người Đây chính là một trong những chức năng vô cùng quan trọng của môi trường Nhờ có chức năng này, cuộc sống con người mới được đảm bảo, phát triển.
Rừng: cung cấp nước, bảo tồn độ phì nhiêu và đa dạng sinh học của đất, cung cấp nguồn củi gỗ, dược liệu và cải thiện điều kiện sinh thái.
Động, thực vật: cung cấp lương thực, thực phẩm và các nguồn gen quý hiếm.
Các nguồn thủy lực: cung cấp dinh dưỡng, nước, nguồn thủy hải sản và nơi vui chơi giải trí.
Không khí, nhiệt độ, nước, gió, năng lượng mặt trời có chức năng duy trì các hoạt động trao đổi chất
Các quặng kim loại: cung cấp nguyên liệu cho hoạt động sản xuất.
Môi trường là nơi chứa đựng các loại chất thải phát sinh trong quá trình sống, lao động và sản xuất Chất thải và nước thải từ các hoạt động sinh hoạt, công nghiệp sẽ được phân hủy thành các thành phần nhỏ hơn sẽ tham gia vào các quá trình sinh địa hóa Tuy nhiên, quá trình này không còn đi theo con đường tự nhiên nữa Sự tăng trưởng nhanh chóng của dân số và sự phát triển nhanh chóng của công nghiệp đã dẫn đến việc thải chất thải ra môi trường vượt quá tầm kiểm soát của môi trường, cộng với những hành động vô ý thức của con người đã gây ra những tác động xấu đến môi trường ở mức độ đáng lo ngại
Các nhà khoa học thậm chí còn dự đoán rằng nếu con người không có hành động phòng ngừa và giáo dục bản thân về việc bảo vệ thiên nhiên, thiên nhiên sẽ quay lại trừng phạt con người Hiện nay, sự phát triển của nhiều tổ chức môi trường tại TP.HCM đang góp phần đáp ứng nhu cầu xử lý rác thải ngày càng cao.
Môi trường còn là nơi lưu trữ, cung cấp nguồn thông tin cho con người:
Cung cấp sự ghi chép và lưu trữ lịch sử trái đất, lịch sử tiến hoá của vật chất và sinh vật, lịch sử xuất hiện và phát triển văn hoá của loài người.
Cung cấp các chỉ thị không gian và tạm thời mang tính chất tín hiệu và báo động sớm các hiểm hoạ đối với con người và sinh vật sống trên trái đất như phản ứng sinh lý của cơ thể sống trước khi xảy ra các tai biến tự nhiên và các hiện tượng tai biến tự nhiên, đặc biệt như bão, động đất, núi lửa
Cung cấp và lưu giữ cho con người các nguồn gen; các loài động thực vật; các hệ sinh thái tự nhiên và nhân tạo; các vẻ đẹp, cảnh quan có giá trị thẩm mỹ để thưởng ngoạn; các tôn giáo và văn hoá khác.
Môi trường là nơi bảo vệ con người và sinh vật khỏi những tác động từ bên ngoài: Nơi con người sinh sống và phát triển chính là một trong những hành tinh của hệ mặt trời – Trái Đất Chính vì vậy, hành tinh này cũng sẽ chịu các tác động từ vũ trụ như tầng Ozon trong khí quyển có nhiệm vụ hấp thụ và phản xạ trở lại các tia cực tím từ năng lượng mặt trời, lực hút… Nhờ có môi trường, chúng ta hoàn toàn an toàn trước các tác nhân nguy hiểm.
3 Tình trạng tổng quan về môi trường tại khu vực dọc sông Tô Lịch
Tuyến đường đi bộ ven sông Tô Lịch, thành phố Hà Nội đang dần xuống cấp, trở thành nơi tập kết rác thải gây mất mỹ quan đô thị Tuyến đường đi bộ bị chia cắt bởi những tấm tường tôn quây lại, phục vụ thi công xây dựng hệ thống xử lý nước thải Yên Xá Nhưng tại thời điểm ghi nhận, không có người thi công, cũng không hề có máy móc hay những lối vào tuyến đường đi bộ cũng trở thành nơi tập kết rác.
Theo quan sát, tuyến đường đi bộ dọc sông Tô Lịch so với trước đây khá vắng người qua lại Cỏ dại mọc um tùm tràn qua dải phân cách và không được cắt tỉa Rác thải gồm đủ loại từ phế thải xây dựng cho đến rác thải sinh hoạt, đồ dùng từ bàn thờ, lư hương, đồ nội thất đều được bỏ lại trên mặt đường.
Hình 2: Đường đi bộ ven sông Tô Lịch ô nhiễm nặng nề.
Nguồn: Báo VNEXPRESS Đặc biệt dọc sông còn số tuyến đường bị ô nhiễm nghiêm trọng như Nguyễn Khang, Nguyễn Ngọc Vũ, đường Vũ Tông Phan
Hình 3: Dọc đường Nguyễn Khang (Cầu Giấy), cứ khoảng 500m lại xuất hiện một điểm tập kết rác.
Nguồn: Báo điện tử VTC News
Bảo vệ môi trường
Bảo vệ môi trường là những hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp, cải thiện môi trường, bảo đảm cân bằng sinh thái, ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường, khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.
2 Tầm quan trọng của bảo vệ môi trường
Bảo vệ sức khỏe con người: Các hoạt động gây ô nhiễm môi trường, như khói bụi, khí thải ô tô, hóa chất độc hại và nước uống ô nhiễm có thể gây hại cho sức khỏe con người Bảo vệ môi trường giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến ô nhiễm, như bệnh phổi, ung thư, các vấn đề tiêu hóa và các bệnh nhiễm khuẩn.
Bảo vệ đa dạng sinh học: Môi trường là nơi sinh sống của hàng triệu loài động vật, cây cỏ và vi khuẩn Bảo vệ môi trường giúp duy trì và bảo toàn sự đa dạng sinh học, tránh tình trạng tuyệt chủng đối với các loài quý hiếm.
Bảo vệ nguồn tài nguyên: Môi trường cung cấp cho chúng ta nguồn cung cấp nước tưới, không khí trong lành và nguồn thực phẩm Bảo vệ môi trường giúp bảo vệ và tận dụng tài nguyên này một cách bền vững, đảm bảo rằng chúng ta có đủ nguồn tài nguyên cho thế hệ hiện tại và tương lai. Ứng phó với biến đổi khí hậu: Biến đổi khí hậu là một thách thức lớn đối với toàn cầu Bảo vệ môi trường có vai trò quan trọng trong việc giảm khí thải nhà kính và tạo ra các giải pháp thích ứng để ứng phó với tác động của biến đổi khí hậu, như nâng cao cường độ cảnh quan tự nhiên, phục hồi các hệ sinh thái và sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo.
Kinh tế và phát triển bền vững: Bảo vệ môi trường không chỉ có lợi cho sức khỏe và môi trường tự nhiên, mà còn có thể mang lại lợi ích kinh tế và phát triển bền vững Đầu tư vào các ngành công nghiệp và công nghệ sạch và thân thiện với môi trường có thể tạo ra cơ hội việc làm mới và thúc đẩy sự phát triển kinh tế ở các vùng nông thôn và đô thị.
THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG DỌC KHU VỰC SÔNG TÔ LỊCH
Thực trạng
Sông Tô Lịch là một dòng sông chảy qua nhiều quận nội thành của Thủ đô
Hà Nội Ngày nay, với sự phát triển công nghiệp, đô thị và sự bùng nổ dân số đang làm cho con sông này ngày càng bị ô nhiễm nguồn nước trầm trọng.
Sự ô nhiễm nguồn nước của sông Tô Lịch đã ảnh hưởng lớn tới đời sống sinh hoạt của người dân xung quanh khu vực đó, có tác động không tốt đến hệ sinh thái thủy sinh, ngoài ra sự ô nhiễm nguồn nước đã tác động gián tiếp tới sức khỏe của người dân thông qua hoạt động sản xuất nông nghiệp tại một số vùng.
Tốc độ tăng dân số quá nhanh
Hầu hết, tại các sông hồ – nơi có mật độ dân cư đông đúc ở các thành phố lớn như Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đều bị ô nhiễm, thậm chí nhiều những nơi có mức độ ô nhiễm nghiêm trọng, điển hình như ô nhiễm nguồn nước tại sông
Dưới sức ép của quá trình đô thị hóa, quy hoạch xây dựng không đồng bộ đã khiến cho diện tích đất ở hai bên bờ sông Tô Lịch ngày càng thu hẹp lại, nhiều đoạn hành lang bảo vệ bị lấn chiếm.
Hiện nay, mật độ dân cư ngày càng đông và ngày càng tăng dày đặc 2 bên bờ sông Tô Lịch điều này dẫn đến lượng nước thải sinh hoạt hàng ngày ngày càng cao.
Sông Tô Lịch “nghiễm nhiên” trở thành nơi tập kết rác và xả nước thải bừa bãi khiến chất lượng nước sông bị ô nhiễm nghiêm trọng Bên cạnh đó, nước thải sinh hoạt quá tải và không có hệ thống xử lí tập trung mà trực tiếp xả ra sông khiến cho tình trạng ô nhiễm nguồn nước càng thêm nặng nề.
Sau một thời gian dài phải gánh chịu bởi các nguồn nước thải sinh hoạt,nước thải công nghiệp độc hại, cùng với phế liệu và rác thải,… thì từ một con sông đẹp, sông Tô Lịch đã nhanh chóng trở thành một dòng sông “chết” bốc mùi hôi thối nồng nặc, ô nhiễm nguồn nước đang ở mức độ báo động mạnh.
Theo thống kê của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà nội, hiện nay trung bình mỗi ngày, sông Tô Lịch phải tiếp nhận khoảng 150.000 mét khối nước thải công nghiệp (chỉ có khoảng 10% được xử lí) và nước thải sinh hoạt đổ trực tiếp ra dòng sông Chỉ trên 1 đoạn sông có chiều dài chưa đến 15km mà đã có hàng trăm cống nước thải ra dòng sông.
Hạ lưu sông Tô Lịch phải tiếp nhận nguồn nước thải “bẩn”, gây ô nhiễm của các cơ sở sản xuất công nghiệp ở Vĩnh Tuy, Mai Động, Văn Điển
Hình 4: Sông Tô Lịch xuất hiện nhiều loại rác thải.
Mặt khác còn rất nhiều cơ sở không xử lí được nước thải, phần lớn các bệnh viện và cơ sở y tế lớn chưa có hệ thống xử lí nước thải, một lượng rác thải rắn lớn trong thành phố không thu gom hết được… là những nguyên nhân quan trọng gây ra ô nhiễm nguồn nước.
Lượng bùn tích tụ, lắng đọng lâu ngày gây ra mùi hôi thối nồng nặc bốc lên.Lượng nước thải chưa qua xử lý đổ xuống sông hàng ngày quá lớn và không có dòng chảy khiến cho sông Tô Lịch đã trở thành một dòng sông “chết” - dòng sông chứa nước thải. Đặc biệt, một số chất gây ô nhiễm nguồn nước đã vượt quá tiêu chuẩn cho phép Điều đáng nói ở đây là dòng nước bị ô nhiễm chảy về trạm bơm và bơm ra sông Hồng, sông Đáy, gây ảnh hưởng đến các nhà máy nước sạch ở các khu vực lân cận.
Bên cạnh đó nước sông Tô Lịch vẫn được sử dụng hàng ngày để phục vụ cho hoạt động sản xuất tại huyện ngoại thành của thành phố Hà Nội Điều này sẽ tác động xấu đến sức khỏe của người dân vì sự ô nhiễm nguồn nước của dòng sông này.
Mặc dù hàng ngày các công nhân vệ sinh luôn thường xuyên dọn dẹp, đi thuyền vớt rác nhưng vẫn không thể làm sạch dòng sông vì tình trạng xả rác tiếp diễn liên tục.
Nguyên nhân chủ yếu đến từ sự thiếu ý thức của một số bộ phận người dân. Thay vì để rác trực tiếp vào thùng thì họ lại “tiện tay” ném thẳng xuống dòng sông.
Vì không đặt mình vào hoàn cảnh chung của xã hội nên họ không có trách nhiệm với cuộc sống cộng đồng.
Ngoài ra, tình trạng họp chợ còn diễn ra rất phổ biến và thường xuyên ở dọc hai bên bờ sông Vì vậy, thói quen “tiện tay” vứt mọi thứ xuống dòng sông như là túi ni lông, chai nhựa, thùng xốp khiến cho tình trạng ô nhiễm nguồn nước ngày càng trầm trọng.
Hình 5: Người dân vô tư xả rác xuống sông.
Mỗi khi trời đổ mưa, rác lại tràn xuống, khiến dòng sông vốn dĩ đã bẩn nay lại càng ô nhiễm hơn.
Với một lượng lớn rác thải đổ dồn xuống sông Tô Lịch qua hàng chục năm nay như vậy thì việc nguồn nước bị ô nhiễm nặng nề, bốc mùi hôi hám là điều không thể tránh khỏi khiến người dân mỗi khi đi qua đây đều phải đeo khẩu trang hoặc bịt mũi, thậm chí là nín thở.
Hậu quả
Hậu quả đối với động vật, thực vật
Việc các chất thải chưa được xử lý mà xả thẳng ra môi trường khiến nguồn sống của các sinh vật bị ô nhiễm nghiêm trọng
Các hóa chất, vi khuẩn tồn tại trong lòng sông khiến cho các sinh vật dưới nước chết dần chết mòn, gây mất cân bằng hệ sinh thái Hiện nay trên các con sông, ao hồ hiện tượng cá, tôm chết trắng sông không còn xa lạ với người dân gần đó Nguồn nước bị ô nhiễm cũng khiến cho các thực vật ngày càng còi cọc, khó phát triển và thậm chí là không phát triển được.
Việc con người ăn phải các loài cá sống trong nguồn nước bị ô nhiễm cũng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, thậm chí dẫn đến ưng thư nếu ăn phải cá, tôm bị ô nhiễm trong thời gian dài.
Ảnh hưởng đến nguồn nước ngầm
Hình 6: Tình trạng đen ngòm, bốc mùi của sông Tô Lịch.
Nguồn nước bị ô nhiễm chứa các chất độc hại, lâu dần tích tụ lại ngấm xuống các mạch nước ngầm bên dưới lòng đất và gây biến đổi tính chất của nước. Khi nguồn nước này được con người sử dụng sẽ gây ra rất nhiều hậu quả nghiêm trọng.
Ảnh hưởng đến thực vật
Hậu quả của ô nhiễm nguồn nước đến thực vật chủ yếu bắt nguồn từ việc xả thải từ các nhà máy Ngoài ra còn do người dân sử dụng quá nhiều các thuốc hóa học, phân bón và các chất bảo vệ thực vật trong quá trình sản xuất nông nghiệp. Dẫn đến tình trạng cây bị chết hay không lớn được, trực tiếp thiệt hại về hoạt động sản xuất của người dân.
Ảnh hưởng đến kinh tế
Khi con người sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm sẽ khiến sức khỏe bị giảm sút, kéo theo năng suất làm việc ngày càng kém Làm mất mỹ quan đô thị khi lượng rác thải và nước thải bốc mùi hôi thối khó chịu Chính những tác nhân đó làm kìm hãm sự phát triển kinh tế của xã hội Việc nguồn nước đen ngòm bốc mùi hôi thối cũng khiến các du khách nước ngoài cảm thấy e ngại khi tới đây phần nào đã làm mất đi hình tượng đẹp của Việt Nam trong mắt họ.
Ảnh hưởng tới cuộc sống của người dân xung quanh
Hình 7: Rác, rong rêu ô nhiễm phủ lớp dày trên mặt sông Tô Lịch.
Mùi hôi tanh bốc lên nồng nặc cả một vùng Ô nhiễm nguồn nước ở sông Tô Lịch ảnh hưởng tới sức khỏe và sinh hoạt của người dân sống ở khu vực dọc 2 bên sông trong nhiều năm qua Hơn nữa, nó còn có tác động xấu tới hệ sinh thái thủy sinh, làm giảm khả năng phục hồi đa dạng sinh học.
Sau mỗi trận mưa, trời nắng lên hoặc nổi gió, mùi thối từ dưới sông bốc lên rất khó chịu Các hộ kinh doanh hàng quán dọc bờ sông luôn bị nhức đầu, hắt hơi, sổ mũi Không ít gia đình vì không chịu nổi đành phải cho thuê lại nhà, chuyển tới nơi khác sinh sống.
Người dân sử dụng nước ô nhiễm từ con sông không qua xử lý dễ mắc các bệnh đường ruột và bệnh ngoài da Theo đánh giá của chuyên gia, trong các loại chất thải nguy hiểm thì chất thải công nghiệp nguy hại và chất thải y tế là mối hiểm họa đặc biệt Nhiều bệnh như đau mắt, bệnh về đường hô hấp, bệnh ngoài da, tiêu chảy, dịch tả, thương hàn… do loại chất thải rắn gây ra Một số người dân dùng nước sông Tô Lịch để tưới rau, nơi có nguồn nước ô nhiễm nặng thì nguy cơ cao họ sẽ mắc phải các căn bệnh như: bệnh thận, thần kinh, bệnh cao huyết áp, bệnh tim mạch, gây viêm đường hô hấp, bệnh viêm xương, thiếu máu…
Ngoài ra, các chất trong nước còn có thể giết chết nhiều loài sinh vật sống trong nước làm cho dòng sông rất nghèo các loài cá, các loài thủy sinh.
BIỆN PHÁP VÀ THÔNG ĐIỆP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Các biện pháp bảo vệ môi trường
Sử dụng bình đựng nước cá nhân Để môi trường thêm xanh, thay vì sử dụng cốc nhựa một lần hay cốc giấy thì chúng ta nên dùng bình đựng nước cá nhân Chúng thân thiện hơn với môi trường vì có khả năng tái sử dụng cao và là cách giảm rác thải Để đựng thực phẩm lỏng hay đồ uống thì bên trong cốc giấy thường được phủ một lớp nhựa polyethylene hoặc polymer hữu cơ để tránh thấm nước, thấm chất lỏng vào thành cốc Vì vậy, dù được cấu thành chủ yếu từ giấy, cốc giấy lại không có khả năng phân hủy hoàn toàn và phải mất hàng trăm năm để có thể phân hủy sinh học Bởi thế, cốc giấy chắc chắn không phải là giải pháp tối ưu nhất thay thế cho những chiếc cốc nhựa mà chỉ có tác dụng giảm bớt khối lượng nhựa chúng ta thải ra môi trường Vậy nên, chúng ta nên sử dụng bình nước cá nhân và tốt nhất nên là bình nước được làm bằng inox Loại bình này có nhiều ưu điểm hơn bình nhựa thông thường Thứ nhất, chúng giữ cho nước mát hoặc ấm trong nhiều giờ nếu được cách nhiệt tốt.Thứ hai, bình inox không tạo ra mùi khó chịu sau một vài lần sử dụng Hơn hết,bạn không cần lo lắng về việc nước uống của mình nhiễm BPA (chất hóa học độc hại thường được sử dụng để sản xuất các loại nhựa rẻ tiền)
Sử dụng túi vải và tái sử dụng túi nilon
Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết bình quân một hộ gia đình Việt Nam sử dụng 1 kg túi nilon/ hộ/ tháng Theo ước tính, tổng lượng túi nilon thải ra môi trường chiếm hơn 1/3 số lượng rác thải nhựa ở Việt Nam Sử dụng túi vải thay thế cho túi nilon là một giải pháp tuyệt vời để giảm thiểu rác thải nhựa Chính vì thế, chúng ta nên mang theo túi vải đựng đồ bất cứ khi nào đi chợ, siêu thị Những chiếc túi này bền hơn và có thể được sử dụng nhiều lần, giảm nhu cầu về túi sử dụng một lần và giảm thiểu chất thải Trong những trường hợp buộc phải sử dụng túi nilon, bạn có thể rửa sạch, phơi khô và tái sử dụng chúng bằng cách: dùng để đựng thực phẩm, đồ dùng, tái chế thành những món đồ trang trí nhà cửa xinh xắn, đựng rác, làm thành chổi quét màng nhện…
Tái sử dụng lại các loại chai lọ
Tái chế có ý nghĩa lớn đối với gia đình, xã hội và thiên nhiên Bằng cách tái chế các loại chai lọ chúng ta có thể tiết kiệm được một khoản tiền lớn; giảm chất thải ra môi trường; cân bằng sinh thái và bảo tồn tài nguyên, phát huy khả năng sáng tạo của bản thân… Nếu khéo léo, biết may vá, chỉ cần một sợi dây kéo và 2 đáy chai sẽ thành chiếc ví nhỏ xinh đựng tiền, kim chỉ hay những vật bé xinh Chỉ cần rửa sạch, phơi khô chai nhựa, dán thêm giấy màu là bạn đã có ngay giá để đồ dùng hay giá đỡ điện thoại độc đáo “có một không hai” Dùng thân chai làm hộp đựng dụng cụ học tập hay lọ đựng bút thước, nắp chai nhựa còn có thể làm đồ chơi hay công cụ tính toán cho trẻ em Một cách đơn giản nhưng hiệu quả, chai nhựa dễ dàng có thể biến thành các chậu cây nhỏ xinh ngôi nhà thêm sinh động hơn.
Phân loại rác đúng cách
Phân loại rác thải đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý chất thải, góp phần tiết kiệm tài nguyên, giảm chi phí cho công tác thu gom và xử lý rác thải. Cùng với đó, phân loại rác thải cũng giúp đảm bảo rằng: rác hữu cơ, rác tái chế không bị đổ vào các bãi chôn lấp Chất hữu cơ phân hủy trong các bãi chôn lấp có thể giải phóng khí nhà kính, gây hiệu ứng nhà kính Bên cạnh đó, việc phân loại rác thải còn góp phần giảm thiểu nguy cơ phát tán các tác nhân gây bệnh, những yếu tố độc hại, nguy hiểm
Nhiều người có thói quen để nguyên phích cắm trong ổ điện ngay cả khi không dùng đến các thiết bị điện (TV, quạt, sạc điện thoại, máy tính…) Hành động này vô tình gây lãng phí một lượng điện tương đối lớn vì ngay cả trong chế độ chờ các thiết bị này cũng làm tiêu hao năng lượng điện Do đó, tốt hơn hết, các bạn nên nhớ rút phích cắm ra khỏi ổ hoặc tắt nguồn tất cả các thiết bị điện khi không sử dụng.
Các hành động, công việc bảo vệ môi trường mà sinh viên trường Đại học Thủ Đô có thể làm:
Không xả rác bừa bãi, vứt rác đúng nơi quy định.
Hạn chế sử dụng túi nilon: Phải mất hàng trăm năm túi nilon mới có thể phân hủy, nếu chôn chúng dưới đất thì sẽ làm cản trở sự sống của sinh vật dưới đất và khiến nguồn nước ngầm của con người bị ô nhiễm, do vậy học sinh, sinh viên bảo vệ môi trường bằng việc hạn chế sử dụng túi nilon là hành động nhỏ nhưng có ý nghĩa lớn Có thể sử dụng giấy báo, các nguyên liệu để gói, đựng đồ như các loại túi tự phân hủy, túi vải sử dụng nhiều lần cũng rất tốt, hoặc hãy mang theo một chiếc hộp đựng thức ăn nhỏ xinh mỗi khi mua đồ.
Tham gia các phong trào bảo vệ môi trường: Tích cực tham gia các hoạt động dọn vệ sinh dưới nhiều hình thức khác nhau do phường, trường hay các hoạt động xã hội tổ chức Tham gia các phong trào, hoạt động liên quan đến các vấn đề bảo vệ môi trường sẽ giúp chúng ta có cơ hội hoàn thiện bản thân, nâng cao kiến thức.
Lên án những hành vi phá hoại môi trường: Là sinh viên chúng ta nên có những hành động lên án, báo cáo cho chính quyền địa phương về các hành động phá hoại môi trường như: xả rác bừa bãi, bẻ cành cây, mua bán động vật hoang dã… Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ tương lai, là bảo vệ ngôi nhà chung của mọi người.
Hạn chế chai nước dùng 1 lần: Ngày nay, những chai nước nhựa dùng 1 lần vừa tiện, vừa rẻ với đủ mọi mẫu mã, kiểu dáng xuất hiện khắp nơi Và mỗi chai nhựa này có thể mất khoảng 1000 năm để phân hủy hoàn toàn – đặc biệt là những chỗ nhựa đặc như cổ chai, nút chai… Vì vậy, cách đơn giản mà ai cũng có thể làm là hãy mua những loại chai sử dụng được nhiều lần, và tập cho mình thói quen tự mang những chai nước này khi hoạt động ngoài trời, khi đi du lịch hay đi chơi.
Nguyên tắc 3R (Reduce - Reuse - Recycle): Giảm thiểu - Tái sử dụng - Tái chế Giảm tiêu thụ các sản phẩm dùng một lần như túi nhựa, ống hút và chai nước Thay vào đó, hãy chọn những lựa chọn thay thế có thể tái sử dụng như túi vải, ống hút kim loại và chai nước có thể tái sử dụng Tái sử dụng các đồ vật bất cứ khi nào có thể, chẳng hạn như sử dụng cả hai mặt giấy, tái sử dụng các vật liệu cũ và những đồ vật vẫn còn trong tình trạng tốt Tái chế càng nhiều càng tốt, bao gồm giấy, nhựa, thủy tinh và đồ điện tử.
Các thông điệp bảo vệ môi trường
Môi Trường Hôm Nay – Cuộc Sống Ngày Mai.
Môi Trường Là Cuộc Sống – Cuộc Sống Là Môi Trường.
Mỗi người đều có thể làm cho thế giới sạch hơn.
Hạn chế sử dụng các thiết bị điện khi không cần thiết.
Tắt hết các thiết bị điện khi không sử dụng nữa.
Hãy giữ gìn vệ sinh chung không vứt rác bừa bãi.
Phân loại rác đúng quy định, giảm lượng khác thải.
Vì tương lai quê hương đất nước, hãy giữ lấy màu xanh và làm sạch môi trường.
Rác thải nhựa đang giết chết sinh vật.
Hành động hôm nay – an toàn cho tương lai.
Nước là máu của sự sống.
Hãy bảo vệ nguồn nước!
Trước khi chặt một cây, hãy trồng một rừng cây.
Vì một môi trường xanh không có rác.
Để tương lai tương sáng Hãy hành động hôm nay.
Xanh biển, xanh rừng, xanh đất nước; Sạch làng, sạch bản, sạch đường phố.
Sống tốt cho môi trường là sống tốt cho chính mình.
Gây ô nhiễm nguồn nước là tự sát.
Phá hoại môi trường là coi thường mạng sống.
Nhặt rác để sống khác.
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN MỘT CHƯƠNG TRÌNH “ CHUNG TAY VÌ CỘNG ĐỒNG – BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG XANH ” CHO SINH VIÊN KHOA KINH TẾ VÀ ĐÔ THỊ
Xây dựng kế hoạch chương trình “ CHUNG TAY VÌ CỘNG ĐỒNG – BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG XANH ” cho sinh viên khoa Kinh Tế và Đô Thị
Dự án nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường do rác thải nhựa gây ra, góp phần mang lại môi trường sống xanh – sạch – đẹp cho người dân Thủ đô tại các khu vực bị chịu các ảnh hưởng nặng do hậu quả của ô nhiễm môi trường của sông
Tô Lịch và tạo ra một sản phẩm hữu ích từ tài nguyên tái chế.
Nâng cao ý thức của sinh viên khoa Kinh Tế và Đô Thị nói riêng và sinh viên Trường Đại học Thủ Đô Hà Nội nói chung về vấn đề bảo vệ môi trường.
Lập group bảo vệ môi trường.
Tuyên truyền, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường và tham gia hoạt động vì môi trường cho sinh viên khoa Kinh Tế và Đô Thị.
Tổ chức hoạt động bảo vệ môi trường.
Lập group và quảng bá về hình ảnh, hoạt động của group
+ Lập ban quản trị viên group.
+ Đăng tải các hành động, việc làm đẹp, chia sẻ các kiến thức về bảo vệ môi trường.
+ Chia sẻ, kêu gọi mọi người tham gia vào group
+ Đối tượng: sinh viên khoa Kinh Tế và Đô Thị, bạn bè, người thân,…
+ Lập page, đặt tên group, lập ban quản trị viên: Lê Nguyễn Ngọc Ngân. + Thiết kế trang bìa: Đặng Thúy Nga.
+ Đăng bài: Tất cả các thành viên của group.
Thời gian thực hiện: ngày 28/10/2023
Tuyên truyền, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường và tham gia hoạt động vì môi trường cho sinh viên khoa Kinh Tế và Đô Thị
Thiết kế và in tờ rơi tuyên truyền các hành động bảo vệ môi trường kèm link và mã QR group.
Thực hiện tuyên truyền và kêu gọi tham gia bảo vệ môi trường tại Trường Đại học Thủ Đô Hà Nội đến các cá nhân, nhóm sinh viên về:
+ Hành động bảo vệ môi trường.
+ Các thói quen sống hướng đến bảo vệ môi trường.
+ Những hoạt động bảo vệ môi trường sẽ được tổ chức và thông tin trên group.
+ Thiết kế tờ rơi: Đặng Thúy Nga.
+ In ấn: Nguyễn Thị Nhàn.
+ Tuyên tuyền và kêu gọi tham gia: 9 thành viên của nhóm.
Tổ chức hoạt động bảo vệ môi trường
Dụng cụ chuẩn bị và phân công:
+ Kéo: 2 cái ( Lê Nguyễn Ngọc Ngân và Vũ Lê Vân).
+ Găng tay: 9 đôi ( Lưu Thị Linh Chi).
+ Gậy, đũa dài: 9 chiếc ( Đỗ Bùi Phương Anh và Trần Bảo Ngọc).
+ Xà bông, bàn chải: 1 cái ( Nguyễn Thị Nhàn và Nguyễn Minh Hạnh).+ Túi đựng rác: 10 túi ( Đặng Thúy Nga và Nguyễn Thị Phương).
Hoạt động 1: Nhặt rác tại các điểm ô nhiễm nặng ven 2 bên đường dọc sông
+ Địa điểm: 3 điểm nhặt : Đường Bưởi – Nguyễn Khang – Đường đi bộ tại đường Láng.
• Di chuyển ra hai bên đường dọc sông Tô Lịch và chia nhau ra để thu gom rác thải
• Tập kết và phân loại các loại rác thải.
Hoạt động 2: Làm gạch sinh thái
+ Tìm hiểu quy trình làm gạch.
+ Tìm hiểu về tổ chức thu nhận gạch sinh thái và mục đích thu nhận gạch của tổ chức đó.
• Từ số rác thải nhựa như: bao nilon, chai nhựa đã thu được từ hoạt động 1 trưng dụng làm gạch để gửi đến tổ chức Eco-Brick School thu nhận để xây nhà tình thương.
• Gửi số gạch đã làm được đến tổ chức thu nhận gạch xây nhà tình thương.+ Thời gian: ngày 1/11/2023.
Tổ chức chương trình “ CHUNG TAY VÌ CỘNG ĐỒNG – BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG XANH ” cho sinh viên khoa Kinh Tế và Đô Thị
1 Tuyên truyền, vận động tham gia bảo vệ môi trường
Kêu gọi mọi người tham gia qua mạng xã hội:
Sử dụng phương tiện truyền thông xã hội (Facebook) để tuyên truyền và vận động mọi người chung tay tham gia bảo vệ môi trường
Nhóm đã lập ra một Fanpage công khai Save Us Save Earth trên Facebook từ ngày 15/10/2023 và nhanh chóng đạt 130 thành viên tham gia nhóm Mục đích xây dựng ban đầu của fanpage là để truyền tải thông điệp chung tay gìn giữ môi trường xanh - sạch - đẹp tới mọi người đồng thời nâng cao ý thức cộng đồng về tầm quan trọng của môi trường sống Fanpage cũng mong muốn trở thành một kênh kết nối, hỗ trợ, chia sẻ các hoạt động sống xanh và tích cực xây dựng lối sống xanh trên khắp mọi miền đất nước.
Hình 11: Fanpage kêu gọi mọi người chung tay bảo vệ môi trường.
Những bài viết trên fanpage của các thành viên tích cực truyền đi thông điệp về tác hại của túi nilon, kêu gọi cộng đồng "tái sử dụng túi nilon, mang theo túi của bạn khi mua sắm, tái chế các vỏ chai nhựa" Bên cạnh đó bài viết còn chia sẻ những biện pháp, mẹo hay tái chế để giảm thiểu đến mức tối đa các lượng rác thải, khí thải bảo vệ môi trường được nhiều người đón nhận và nhiệt tình hưởng ứng.
Gần đây nhất nhóm đã lên bài chia sẻ cách tái sử dụng rác thải nhựa thành những viên gạch sinh thái Ecobrick và kêu gọi mọi người quyên góp những viên gạch này về cho Fanpage Số gạch nhóm kêu gọi được là 22 viên tuy không nhiều nhưng đây đã phần nào thể hiện tinh thần tích cực của mọi người đã hưởng ứng và tham gia phong trào bảo vệ môi trường nhất là trong việc cắt giảm rác thải độc hại.
2 Kêu gọi mọi người tham gia thông qua poster, tờ rơi
Nhóm tự thiết kế mẫu poster “Let’s protect our planet!” và in thành các tờ rơi trao đến tay mọi người đặc biệt là giới trẻ với mục đích nâng cao nhận thức và lan tỏa thông điệp chung tay bảo vệ sự sống - dừng ngay việc xả rác Trong đó bao gồm các biện pháp bảo vệ môi trường như: Vứt rác đúng nơi quy định; Tái chế, tái sử dụng; Trồng cây xanh; Tiết kiệm điện nước
Hình 12: Poster tuyên truyền bảo vệ môi trường.
3 Công tác tổ chức buổi nhặt rác:
Chuẩn bị dụng cụ nhặt rác: Túi đựng rác và dụng cụ bảo hộ như găng tay, khẩu trang.
Phân công nhiệm vụ: Chia nhóm thành các đội nhỏ và phân công nhiệm vụ cho từng đội, bao gồm việc thu gom rác và phân loại rác thải.
Hướng dẫn an toàn khi nhặt rác, đảm bảo sự tham gia của mọi người không gặp rủi ro.
Địa điểm nhặt rác: khu vực đường đi bộ ven sông Tô Lịch, Đường Bưởi,Nguyễn Khang.
Hình 13: Các thành viên cùng nhau tham gia buổi nhặt rác.
4 Thu gom và phân loại rác thải:
Phân loại rác thải là quá trình phân chia các loại rác thành nhóm tương ứng dựa trên tính chất và nguồn gốc của chúng Mục đích của việc phân loại rác thải là để thuận tiện trong việc xử lý, tái chế và tái sử dụng rác thải, từ đó giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường Có nhiều cách phân loại rác thải, và nhóm chúng em đã phân chia thành 7 nhóm:
Rác thải hữu cơ: Đây là loại rác thải bao gồm các chất hữu cơ như thức ăn thừa, lá cây, cành cỏ, bã hèm, vỏ trái cây và các chất sinh học khác Rác thải hữu cơ có thể được tái chế thành phân bón hữu cơ hoặc sản xuất năng lượng sinh học thông qua quá trình phân huỷ hay công nghiệp sinh học.
Rác thải không hữu cơ: Loại rác này bao gồm các chất không hữu cơ như giấy, nhựa, kim loại, thủy tinh và gốm sứ Rác thải không hữu cơ có thể được tái chế thành nguyên liệu mới hoặc sử dụng trong quá trình sản xuất.
Rác thải nguy hiểm: Đây là loại rác thải có tính chất độc hại hoặc gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng Rác thải nguy hiểm bao gồm các chất như thuốc trừ sâu, hóa chất công nghiệp, pin, bình ắc quy, thuốc nhuộm và các chất phóng xạ Việc xử lý rác thải nguy hiểm yêu cầu quy trình đặc biệt để đảm bảo an toàn cho môi trường và con người.
Rác thải y tế: Đây là loại rác thải phát sinh từ các cơ sở y tế như bệnh viện, phòng khám và nhà thuốc Rác thải y tế bao gồm kim tiêm, vật liệu y tế bị nhiễm khuẩn, thuốc hết hạn sử dụng và các vật liệu sử dụng trong quá trình điều trị bệnh Việc xử lý rác thải y tế cần tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn nghiêm ngặt để đảm bảo an toàn cho nhân viên y tế và môi trường.
Rác thải điện tử: Loại rác này bao gồm các thiết bị điện tử đã hỏng hoặc không còn sử dụng được như máy tính, điện thoại di động, máy ảnh, máy in và các linh kiện điện tử khác Rác thải điện tử chứa các chất có thể gây ô nhiễm môi trường như chì, thủy ngân và các hợp chất halogen Việc tái chế và xử lý rác thải điện tử đòi hỏi quy trình đặc biệt để phân tách và loại bỏ các chất gây ô nhiễm.
Rác thải xây dựng: Loại rác này bao gồm các vật liệu xây dựng như bê tông,gạch, xi măng, thép và gỗ Rác thải xây dựng có thể được tái chế hoặc sử dụng lại trong các công trình xây dựng khác.
Rác thải hỗn hợp: Đây là loại rác thải không thuộc vào bất kỳ nhóm nào cụ thể và bao gồm các chất liệu không thể tái chế hoặc không thuộc vào các loại rác thải khác.
Hình 14: Thành quả đạt được sau khi thu hoạch rác của nhóm.
5 Tái chế rác thải nhựa thành gạch sinh thái:
Gạch sinh thái là loại gạch được làm hoàn toàn từ rác thải nhựa, ra đời với dự án có tên là Ecobrick (“Eco” có nghĩa là sinh thái và ‘brick” là một loại vật liệu xây dựng đó là gạch) Đây là một dự án tuyệt vời để tái chế rác thải nhựa, biến thành một công cụ hữu ích Rất nhiều tổ chức, cá nhân đã cùng nhau phát triển giải pháp tái chế chai nhựa và nilon này.
Rác thải nhựa sau khi được nhóm thu gom và phân loại về sẽ được tái chế thành các viên gạch sinh thái Chúng được làm từ 2 thành phần chính đó là vỏ chai nhựa và rác thải nhựa không có khả năng tái chế hàng ngày như túi nilon, vỏ bánh kẹo, ống hút….
Dụng cụ chuẩn bị kèm theo gồm: kéo, bao tay, que hoặc đũa dài.
Bước 1: Làm sạch vỏ chai, rác thải nhựa.
Nguyên liệu để chế tạo nên gạch sinh thái phải được chọn lọc, bao gồm: Chai nhựa được phơi khô, sạch còn nguyên hình dạng không bị thủng, vỡ (có thể dùng chai 500ml – 1,5l), túi ny lông mềm hoặc cứng, hộp xốp, cốc nhựa dùng 1 lần, vỏ bao bì, giấy bọc nhựa, ống hút… Để viên gạch cứng, không bị bục vỡ hoặc nấm mốc sinh sôi thì những nguyên liệu trên bắt buộc phải khô và sạch.
Bước 2: Làm gạch sinh thái.