1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

nâng cao tỷ lệ tuân thủ dùng thuốc điều trị tăng huyết áp ở người trưởng thành tại xã quy đức huyện bình chánh thành phố hồ chí minh

93 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

LÊ NGUYỄN YẾN NHI

-NG

Trang 2

LÊ NGUYỄN YẾN NHI

Trang 3

thuốc điều trị tăng huyết áp ở người trưởng thành tại xã Quy Đức, huyện Bình Chánh,Thành phố Hồ Chí Minh”, không có sự đạo văn các tài liệu đó dưới bất kỳ hình thứcnào, các kết quả được trình bày trong đề án là trung thực và khách quan.

Tác giả đề án

Lê Nguyễn Yến Nhi

MỤC LỤC

Trang 4

2.1.1 Căn cứ pháp lý có liên quan đến đề án 5

2.1.2 Kiến thức, khái niệm liên quan đến đề án 6

2.1.3 Các nghiên cứu khoa học liên quan đến đề án 20

2.1.4 Bối cảnh thực tế liên quan đến đề án 23

2.2 Nhiệm vụ của đề án và giải pháp thực hiện 25

2.2.1 Nội dung thực hiện của đề án 25

2.2.2 Mô tả chi tiết các nhiệm vụ cụ thể để đạt được mục tiêu đề án 28

2.3 Tổ chức thực hiện đề án 33

2.4 Quy trình thực hiện 38

2.5 Đạo đức trong nghiên cứu 39

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN 40

3.1 Kết quả và bàn luận 40

Trang 5

3.2 Các khó khăn, vướng mắc khi thực hiện đề án 48

3.3 Tính ứng dụng, khả năng nhân rộng và phát triển đề án 48

Trang 6

Bảng 2.3: Hoạt động theo dõi/giám sát/đánh giá 33

Bảng 2.4: Tổ chức thực hiện đề án 34

Bảng 2.5: Kinh phí thực hiện 36

Bảng 2.6: Tiến độ thực hiện 37

Bảng 2.7: Các giai đoạn của nghiên cứu 38

Bảng 3.1 Đặc điểm dân số xã hội (N=250) 40

Bảng 3.2 Tuân thủ sử dụng thuốc điều trị theo thang điểm Morisky-8 (N=250) 41

Bảng 3.3 Tuân thủ sử dụng thuốc theo các đặc điểm của bệnh nhân (N=250) 44

Bảng 3.4 Kết quả tập huấn nâng cao kiến thức cho NVYT (N=7) 46

Bảng 3.5 Mức độ tuân thủ sử dụng thuốc (N=250) 48

Trang 7

người ở các nước đang phát triển Trong năm 2008 trên toàn cầu, tỷ lệ tăng huyết ápở những người từ 25 tuổi trở lên chiếm khoảng 40%, dự kiến sẽ tăng lên 60% vàonăm 2025 Do đó, tăng huyết áp đã trở thành thách thức về sức khỏe cộng đồng trêntoàn cầu Tăng huyết áp cũng là nguyên nhân chính gây ra tai biến mạch máunão, nhồi máu cơ tim, suy tim và là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong.Điều đáng lo ngại nhất là số người mắc bệnh chủ yếu ở tuổi trung niên, độ tuổi làlực lượng lao động chính cho xã hội 1.

Tại Việt Nam, năm 2000 có khoảng 16,3% người trưởng thành bị tăng huyếtáp, đến năm 2009 là 25,4% và năm 2016 ở mức báo động là 48%, một mức báođộng đỏ trong thời điểm hiện tại Đặc biệt, trong số những người bị tăng huyết áp,có 39,1% người chưa từng biết mình bị tăng huyết áp, có 7,2% người bị tăng huyếtáp không điều trị, và có 69,0% người bị tăng huyết áp chưa kiểm soát được 2 Tănghuyết áp nếu không được điều trị đúng và đầy đủ sẽ có rất nhiều biến chứng nặngnề, thậm chí có thể gây tử vong hoặc để lại các di chứng ảnh hưởng đến sức khỏe,sức lao động của người bệnh và trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội.

Trong các báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và các tổ chức phòngchống tăng huyết áp đã chỉ ra 3 nghịch lý đang tồn tại đó là: (i) tăng huyết áp pháthiện dễ nhưng tỷ lệ chủ động phát hiện thấp, (ii) điều trị đơn giản nhưng tỷ lệ đượcđiều trị chỉ chiếm khoảng 30% và quan trọng hơn nữa (iii) tỷ lệ đạt được huyết ápmục tiêu rất hạn chế Nguyên nhân của tình trạng này là do tính chất âm thầm củabệnh nên thường bị bỏ qua ở giai đoạn chưa biến chứng, sự tác động của nhiều yếutố liên quan đến lối sống, thói quen ăn uống và tập thể dục, lạm dụng rượu bia vàhút thuốc lá Đặc biệt, mặc dù việc duy trì dùng thuốc hạ huyết áp đóng vai trò quantrọng nhất trong việc giúp đạt được huyết áp mục tiêu ở bệnh nhân thì qua nhiềunghiên cứu trên thế giới cũng như ở Việt Nam cho thấy việc không điều trị và tuânthủ điều trị kém phổ biến ở hầu hết các khu vực Theo Trung tâm kiểm soát và

Trang 8

định kỳ và theo dõi/kiểm tra chỉ số bệnh lý là 55% 4 Khảo sát tình trạng bỏ điều trịở bệnh nhân đã từng khám và điều trị ở bệnh viện Trưng Vương, Thành phố Hồ ChíMinh, Lý Huy Khanh cho biết sau khi rời phòng khám 6 tháng đã có tới 79% bệnhnhân bỏ trị Điều này cho thấy tình trạng bỏ điều trị và không tuân thủ điều trị thuốcở bệnh nhân ngoại viện hết sức đáng lo ngại và cần có những can thiệp kịp thời 5.

Một số can thiệp tại Việt Nam đã chọn cách tiếp cận như: truyền thông giáodục sức khỏe, cải thiện việc phát hiện sớm, tăng cường khả năng tiếp cận điều trịtăng huyết áp cho bệnh nhân và xây dựng mô hình quản lý điều trị tại y tế tuyến cơsở; một số can thiệp dùng thuốc tập trung lựa chọn các thuốc ít tác dụng phụ, điềutrị người bệnh dựa trên phân tầng các yếu tố nguy cơ tim mạch đã mang lại nhữngcải thiện đáng kể, đặc biệt đã cải thiện tỷ lệ người tăng huyét áp được chẩn đoánsớm hơn; dễ dàng tiếp cận điều trị tại TTYT và bệnh viện đa khoa huyện Tất cả cácmô hình trên đều tác động vào việc nâng cao chất lượng, hoạt động chủ động từphía cơ quan và cán bộ y tế Nhưng cho đến nay, mô hình với chiến lược can thiệptăng cường sự tham gia của chính người bệnh vào việc tự theo dõi bệnh tật củachính họ tại cộng đồng, phát hiện dấu hiệu nguy cơ và nâng cao chất lượng tươngtác giữa thầy thuốc và người bệnh vẫn là một cách tiếp cận mới mẻ tại Việt Nam.Mặc dù, cấp độ dự phòng này là cấp độ dự phòng số I, đã được Tổ chức Y tế thếgiới (WHO) và Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC)khuyến nghị vì thấy được vai trò của nó trong cải thiện tỷ lệ tuân thủ thuốc và hiệuquả điều trị bệnh không lây nhiễm nói chung trong đó có tăng huyết áp 5.

Trên tinh thần của Chiến lược Quốc gia Phòng chống Bệnh không lây nhiễmgiai đoạn 2015-2025, huyện Bình Chánh, TPHCM đã thực hiện chương trình như“Tầm soát và tư vấn Tăng huyết áp” vào năm 2023 Tại xã Quy Đức đã phát hiện335 người mắc bệnh tăng huyết áp trên tổng số người được sàng lọc là 1679 người.Số bệnh nhân được phát hiện sẽ được hỗ trợ quản lý điều trị tăng huyết áp tại tuyến

Trang 9

vậy, chúng tôi xây dựng đề án “Nâng cao tỷ lệ tuân thủ dùng thuốc điều trị tănghuyết áp ở người trưởng thành tại xã Quy Đức, huyện Bình Chánh, Thành phố HồChí Minh” nhằm khuyến khích người bệnh họ tuân thủ dùng thuốc điều trị tănghuyết áp tốt hơn.

1.2.Mục tiêu của đề án1.2.1 Mục tiêu tổng quát

Nâng cao tỷ lệ tuân thủ dùng thuốc điều trị tăng huyết áp ở người trưởngthành tại xã Quy Đức, huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh năm 2024.

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

Mục tiêu 1: Mô tả thực trạng tuân thủ dùng thuốc điều trị tăng huyết áp ở

người trưởng thành tại xã Quy Đức, huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minhnăm 2024.

Mục tiêu 2: Xây dựng mô hình can thiệp nhằm tăng 20% tỷ lệ tuân thủ dùng

thuốc điều trị tăng huyết áp ở người trưởng thành tại xã Quy Đức, huyện BìnhChánh, Thành phố Hồ Chí Minh năm 2024.

1.3.Phạm vi đề án

1.3.1 Đối tượng

- Bệnh nhân tăng huyết áp sử dụng thuốc điều trị ngoại trú ở người trưởngthành chưa được quản lý tại Trạm y Tế xã Quy Đức, huyện Bình Chánh, Thành phốHồ Chí Minh.

Trang 10

CHƯƠNG 2 NỘI DUNG ĐỀ ÁN2.1.Cơ sở để xây dựng đề án

2.1.1 Căn cứ pháp lý có liên quan đến đề án

- Năm 2021, Uỷ ban nhân dân Thành Phố Hồ Chí Minh ban hành quyết địnhsố 2297/QĐ-UBND về về phê duyệt Đề án phát triển y tế cộng đồng thực hiện bảovệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe người dân tại Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn2021-2023, trong đó nhấn mạnh tầm quan trọng của tuân thủ điều trị bệnh tănghuyết áp, và tăng tỷ lệ quản lý điều trị bệnh tăng huyết áp trong cộng đồng Cũngnhư phát triển các mô hình truyền thông hiệu quả tại cộng đồng, mở rộng và đadạng hóa các hoạt động truyền thông để nâng cao nhận thức của mọi người về tráchnhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của mình trong chăm sóc sức khỏe với quan điểm"Mọi người vì sức khỏe" 6.

- Ngày 03 tháng 5 năm 2023 theo Công văn số 1638/TTKSBT-PCBKLN củaTrung Tâm Kiểm soát Bệnh tật Thành phố về việc hưởng ứng ngày “Thế giới phòngchống tăng huyết áp” ngày 17 tháng 5 năm 2023, Trung tâm y tế huyện Bình Chánhđã triển khai các hoạt động hưởng ứng ngày “Thế giới phòng chống tăng huyết áp”năm 2023 số 273 / KH - TTYT, trong đó mục tiêu chính là nâng cao nhận thức, thayđổi hành vi của mọi người về phòng chống bệnh tăng huyết, đối tượng là người dântừ 18 tuổi trở lên tại địa bàn 7.

- Căn cứ vào tình hình tăng huyết áp trên địa bàn huyện Bình Chánh năm2022 Theo kế hoạch tầm soát bệnh tăng huyết áp tại huyện Bình Chánh năm 2022-2023 ngày 21 tháng 11 năm 2022 số 828 / KH – TTYT, theo mục tiêu là xác định tỷlệ tăng huyết áp và tỷ lệ chưa được phát hiện tăng huyết áp ở người trên 18 tuổi tạiđịa bàn huyện Bình Chánh năm 2022.

- Tháng 6 năm 2023 theo kế hoạch số 2118/ KH – TTKSBT triển khai côngtác thông tin, truyền thông y tế năm 2023, trong đó nhấn mạnh việc nâng cao, cảithiện công tác truyền thông giáo dục sức khỏe, các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đếnsức khỏe, chủ động phòng ngừa bảo vệ sức khỏe cho bản thân.

Trang 11

- Hướng dẫn chuẩn đoán, điều trị và quản lý một số bệnh không lây nhiễm tạiTrạm Y Tế phường, xã – Ban hành kèm theo quyết định số 5904/ QĐ – BYT ngày20 tháng 12 năm 2019.

- Thông tư 05 /2016/TT-BYT quy định về đơn thuốc trong điều trị ngoại trú.

2.1.2 Kiến thức, khái niệm liên quan đến đề án

2.1.2.1 Định nghĩa bệnh về tăng huyết áp

Tăng huyết áp là bệnh lý nguy hiểm gây tổn thương tim, mạch máu, não,mắt, thận và nhiều bệnh mạn tính khác; và là nguyên nhân chính gây tử vong sớmtrên toàn cầu.

Tăng huyết áp còn được gọi là huyết áp cao hoặc huyết áp tăng được địnhnghĩa là khi áp suất trong mạch máu tăng được chẩn đoán khi huyết áp đo 2 lần ởhai ngày khác nhau có kết quả huyết áp tâm thu ≥ 140mmHg và/hoặc huyết áp tâmtrương ≥ 90mmHg.8,9

2.1.2.2 Phân độ tăng huyết áp

Bảng 2.1 Bảng phân độ THA theo hướng dẫn của Bộ Y tế

Phân độ huyết ápHuyết áp tâm thu(mmHg)Huyết áp tâm trương(mmHg)

Huyết áp bình thường 120-129 và/

Tiền tăng huyết áp

130-139 hoặcvà/ 85-89Tăng huyết áp độ 1 140-150 và/

Trang 12

Nếu huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương không cùng mức phân độ thìchọn mức cao hơn để xếp loại THA tâm thu đơn độc cũng được phân độ theo cácmức biến động của huyết áp tâm thu.

2.1.2.3 Triệu chứng của bệnh tăng huyết áp

Tăng huyết áp thường tiến triển âm thầm trong một thời gian dài, không gâyra triệu chứng rõ rệt ở giai đoạn đầu Điều này khiến nhiều người không hề hay biếtmình đang mắc bệnh cho đến khi xuất hiện biến chứng hoặc đi khám vì lý do khác.

Do đặc tính tiến triển âm thầm, tăng huyết áp thường được phát hiện tình cờtrong quá trình kiểm tra sức khỏe định kỳ hoặc khi bệnh nhân đã có các biến chứnglên các cơ quan khác.

- Triệu chứng liên quan đến huyết áp tăng: Người bệnh có thể cảm thấy nhứcđầu ở vùng phía sau đầu vào buổi sáng, chóng mặt, hồi hộp, mệt mỏi dễ dàng Cáctriệu chứng này thường giảm dần trong ngày.

- Triệu chứng liên quan đến tổn thương mạch máu: Tăng huyết áp có thể gâyra các vấn đề về mạch máu như chảy máu cam, nhìn mờ hoặc đôi khi nhìn thấychấm đen trước mắt do tổn thương võng mạc Trong trường hợp nặng, bệnh nhân cóthể cảm thấy đau ngực dữ dội do tổn thương động mạch chủ Ngoài ra, chóng mặtkhi thay đổi tư thế cũng là một dấu hiệu đáng lưu ý.

- Triệu chứng liên quan đến nguyên nhân gây tăng huyết áp: Tùy thuộc vàonguyên nhân gây bệnh, người bệnh có thể có các triệu chứng đặc trưng khác Ví dụ,những người bị tăng huyết áp do u tủy thượng thận thường hay đau đầu dữ dội, kèmtheo tim đập nhanh và mặt đỏ bừng Trong khi đó, bệnh nhân bị tăng huyết áp do hạkali máu (như bệnh Conn) có thể xuất hiện yếu cơ hoặc tê liệt10.

2.1.2.4 Điều trị tăng huyết áp

Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế thế giới, tuân thủ điều trị là từ để chỉ hànhvi của bệnh nhân trong việc thực hiện hướng dẫn điều trị của thầy thuốc như sửdụng thuốc, ăn kiêng hay thay đổi lối sống.11

a) Nguyên tắc chung điều trị tăng huyết áp

Trang 13

Trong điều trị THA việc phối kết hợp việc tuân thủ điều trị và chế độ ăn, lốisống, hành vi góp phần vào hiệu quả kiểm soát, các nguyên tắc cơ bản trong điều trịTHA như9:

- Điều trị THA cần theo dõi đều, điều trị đúng và đủ hàng ngày và lâu dài vớimục tiêu là đạt “huyết áp mục tiêu” và giảm tối đa “nguy cơ tim mạch”.

- “Huyết áp mục tiêu” cần đạt là < 140/90 mmHg và thấp hơn nữa nếu ngườibệnh vẫn dung nạp được Nếu nguy cơ tim mạch từ cao đến rất cao thì huyết áp mụctiêu cần đạt là < 130/80 mmHg Khi điều trị đã đạt huyết áp mục tiêu, cần tiếp tụcduy trì phác đồ điều trị lâu dài kèm theo việc theo dõi chặt chẽ, định kỳ để điềuchỉnh kịp thời.

- Điều trị cần hết sức tích cực ở bệnh nhân đã có tổn thương cơ quan đích.Không nên hạ huyết áp quá nhanh để tránh biến chứng thiếu máu ở các cơ quanđích, trừ tình huống cấp cứu.

- Trong điều trị các bệnh mãn tính nói chung và THA nói riêng thì việc cánhân hóa điều trị là điều cần thiết trên cơ sở đánh giá toàn diện huyết áp, hiệu quảkết hợp thay đổi hành vi, lối sống có lợi, hiệu quả, giá thành và khả năng tuân thủcủa bệnh nhân.

- Truyền thông giáo dục sức khỏe đóng vai trò quan trọng trong can thiệp giúpbệnh nhân có kiến thức đúng, nhận thức đúng để thúc đẩy sự thay đổi hành viphòng, chống bệnh tật nói chung Do đó đối với các bệnh mãn tính, trong đó THAthì có rất nhiều yếu tố thuộc về bản thân của người bệnh góp phần lớn vào hiệu quảđiều trị bệnh, cải thiện tình trạng sức khỏe của bệnh nhân như lối sống, chế độ ăn,luyện tập, tuân thủ sử dụng thuốc, tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ

b) Điều trị không dùng thuốc12

Điều trị không dùng thuốc hay thay đổi lối sống là điều trị nền tảng dù THAđang ở giai đoạn nào Ở một số bệnh nhân tiền THA, THA độ 1 việc tích cực thayđổi lối sống có thể giúp kiểm soát tốt huyết áp mà chưa cần sử dụng đến thuốc hạáp.

Trang 14

- Chế độ ăn hợp lý: giảm ăn muối (< 5g/ngày), đảm bảo đủ kali và các yếu tốvi lượng; tăng cường rau xanh, hoa quả tươi (400g/ngày); hạn chế thức ăn nhiềucholesterol, axit béo no (các loại thịt, trứng, mỡ động vật, thức ăn nhanh, sữa vàcác sản phẩm từ sữa), thức ăn chế biến sẵn và đồ uống có gas.

- Duy trì cân nặng lý tưởng: BMI 18.5-22.9 kg/m2; vòng bụng < 90 cm (nam)và < 80 cm (nữ) Chỉ số khối cơ thể (BMI) = cân nặng (tính bằng kg) / (chiều cao xchiều cao(tính bằng m)).

- Hạn chế tối đa rượu, bia: uống không quá 2 đơn vị cồn/ngày (nam), 1 đơn vịcồn/ngày (nữ)

- Ngừng hút thuốc cũng như tránh xa môi trường có khói thuốc.

- Tăng cường hoạt động thể lực: tối thiểu 150 phút/tuần; hoạt động ít nhất ởmức độ vừa phải (đi bộ, làm việc nhà) 5 ngày/ tuần, mỗi ngày 30-60 phút.

- Tránh lo âu, căng thẳng; thư giãn, nghỉ ngơi hợp lý, tránh bị lạnh đột ngột.

c) Điều trị dùng thuốc

Theo phác đồ dùng thuốc của điều trị THA của Bộ Y tế năm 2010 9

Chọn thuốc khởi đầu:

- THA độ 1: lựa chọn 1 thuốc trong số các nhóm: lợi tiểu thiazide liều thấp; ứcchế men chuyển, chẹn kênh canxi loại tác dụng kéo dài, chẹn beta giao cảm (nếukhông CCĐ).

- THA độ 2 trở lên: nên phối hợp 2 loại thuốc: lợi tiểu, chẹn kênh canxi, ứcchế men chuyển, ức chế thụ thể AT1 của angiotensin II, chẹn bêta giao cảm

- Từng bước phối hợp các thuốc hạ huyến áp cơ bản, bắt đầu từ liều thấp nhưlợi tiểu thiazide (hydrochlorothiazide 12.5mg/ngày), chẹn kênh canxi dạng phóngthích chậm (nifedipine chậm (retard) 10-20mg/ngày), ức chế men chuyển (enalapril5mg/ngày; perindopril 2,5-5 mg/ngày …)

- Cần lưu ý hướng dẫn bệnh nhân dùng thuốc huyết áp đúng, đủ, đều đặn theochỉ định của BS kết hợp với các biện pháp thay đổi lối sống và tái khám đúng lịchhẹn để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất

d) Thuốc điều trị tăng huyết áp

Trang 15

Thuốc bán theo đơn:

- Thuốc kê đơn là những thuốc khi cấp phát, bán lẻ và sử dụng phải có đơnthuốc, nếu sử dụng không theo đúng chỉ định của người kê đơn thì có thể nguy hiểmtới tính mạng, sức khỏe 3 .

- Kháng sinh là một trong những thuốc thuộc nhóm kê đơn Tuy nhiên, chúngta thường có thói quen tự mua kháng sinh để sử dụng khi sốt, ho, sổ mũi, đauhọng… Trong khi đó, kháng sinh hầu như không cần thiết phải sử dụng trong đa sốtrường hợp Do đó, tự dùng kháng sinh chỉ gây tốn kém tiền bạc, ảnh hưởng đến sứckhỏe mà còn làm tăng nguy cơ kháng thuốc cho bản thân và cộng đồng Bên cạnhkháng sinh, thuốc kháng viêm - giảm đau là nhóm thuốc thứ hai thường được sửdụng bừa bãi trong khi đó ngoại trừ Aspirin, Paracetamol (thường thấy là Tylenol,Hapacol, Efferalgan) và Ibuprofen.

Bên cạnh thuốc kháng sinh và thuốc kháng viêm- giảm đau còn có nhiều loạithuốc khác thuộc nhóm kê đơn như thuốc điều trị tim mạch, huyết áp, tiểu đường,hormon (ngoại trừ thuốc ngừa thai), kháng lao, kháng nấm, kháng virus, thuốc điềutrị rối loạn đông máu, thuốc điều trị hen suyễn,…

- Một thuốc phù hợp với người này không hẳn đã có hiệu quả và an toàn đốivới người kia Vì vậy, không nên dùng thuốc theo kiểu “truyền miệng” hay mượntoa thuốc của người khác khi thấy họ có những biểu hiện tương tự với mình Liềuđiều trị và liều gây độc của những thuốc thuộc nhóm kê đơn thường rất gần nhau dovậy chỉ sử dụng khi có ý kiến của bác sĩ Không tự ý tăng, giảm liều, ngưng độtngột hay kéo dài hơn so với đơn thuốc đã được chỉ định.

- Trong quá trình đang điều trị, nếu muốn dùng thêm thuốc khác ngay cả chỉlà thuốc vitamin hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để tránh tình trạng tương tác thuốchay thay đổi hiệu quả của thuốc điều trị.

Thuốc bán không theo đơn:

- Thuốc bán không kê đơn là những thuốc khi cấp phát, bán lẻ và sử dụngkhông cần đơn thuốc thuộc Danh mục thuốc không kê đơn do Bộ trưởng Bộ Y tếban hành 3 .

Trang 16

- Thuốc không kê đơn thường chỉ có tác dụng làm dịu triệu chứng như sốt,ho, sổ mũi, nhức đầu hay tăng cường sức đề kháng như vitamin và khoáng chất.

- Mặc dù thuốc có thể mua khi chưa có chỉ định của bác sĩ, nhưng điều nàykhông có nghĩa là thuốc hoàn toàn an toàn với người sử dụng Để không ảnh hưởngnhiều đến sức khỏe, cần phải đọc kỹ tên thuốc và các thông tin được in trên nhãnmác như thành phần, liệu lượng, cách dùng, những tác dụng phụ có thể gặp phải vànhững trường hợp nào cần hạn chế hay ngưng sử dụng sản phẩm này Khi sử dụngthuốc cần dùng đúng theo liều lượng do nhà sản xuất đưa ra Không nên dùng quáliều hay kéo dài hơn so với thời gian được khuyến cáo.

- Đa số các chuyên gia đều khuyên rằng nên chọn thuốc không kê đơn chỉ cótác dụng làm dịu một triệu chứng mà thôi Tránh sử dụng những thuốc phối hợpnhiều dược chất mặc dù chúng có thể giảm nhiều triệu chứng cùng một lúc nhằmhạn chế khả năng tương tác thuốc có hại cho cơ thể Hãy tham khảo ý kiến của dượcsĩ, bác sĩ trước khi phối hợp nhiều loại thuốc không kê đơn với nhau hoặc đangdùng thuốc để điều trị bệnh theo chỉ định của bác sĩ.

- Vitamin, khoáng chất đóng vai trò rất quan trọng trong việc duy trì và tăngcường sức khỏe Tuy nhiên thuốc bổ chỉ thật sự “ bổ” nếu được sử dụng đúng liềulượng và đúng đối tượng Dùng quá nhiều thuốc bổ trong một khoảng thời gian dàicó thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho cơ thể Đôi khi một số thành phần trongthuốc bổ có thể làm giảm hiệu quả và tăng độc tính của thuốc điều trị.

- Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi cho bé uống thuốc bổnếu bé đang phải dùng thuốc để điều trị bất kỳ một bệnh lý nào.

- Trong đợt điều trị, hãy cố gắng ghi nhận tất cả những thuốc không kê đơn,thuốc bổ, thực phẩm chức năng hay những loại thảo dược đã và đang dùng để cungcấp cho bác sĩ trong mỗi lần tái khám.

- Trước khi dùng bất kỳ thuốc nào hãy đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và thôngbáo ngay cho bác sĩ hoặc dược sĩ những bất thường xảy ra trong quá trình dùngthuốc Để thuốc luôn bảo đảm chất lượng, cần giữ thuốc ở nơi khô thoáng hay tủmát,tránh ánh sáng tùy theo yêu cầu của nhà sản xuất.

Trang 17

Cần chú ý đến hạn dùng và thời gian hủy thuốc sau khi mở nắp để thay thếthuốc mới ngay cả khi thuốc cũ vẫn còn nhiều.

e) Tuân thủ dùng thuốc điều trị tăng huyết áp

Tuân thủ điều trị được hiểu là mức độ hành vi của người bệnh thực hiện đúngcác hướng dẫn sử dụng thuốc, thay đổi chế độ ăn và lối sống phù hợp với tình hìnhbệnh đã được thống nhất giữa bệnh nhân và nhân viên y tế13.

Tuân thủ dùng thuốc điều trị tăng huyết áp là yêu cầu người bệnh nhận đượcthuốc thích hợp với nhu cầu lâm sàng, phù hợp với yêu cầu của cá nhân tại mộtkhoảng thời gian nhất định, ở mức độ chi phí thấp nhất đối với bản thân người bệnhvà cộng đồng, việc bệnh nhân không tuân thủ dùng thuốc là một trong những lý doquan trọng dẫn đến hậu quả không kiểm soát được huyết áp, từ đó có thể làm chotình trạng bệnh trở nên trầm trọng và dẫn đến các biên chứng khác14.

Để sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả cần đạt được 4 tiêu chuẩn sau:- Thứ nhất, thuốc cho hiệu quả điều trị tốt, khả năng khỏi bệnh cao

- Thứ hai, thuốc có tính an toàn cao, ít có khả năng xuất hiện các tác dụngkhông mong muốn (tác dụng phụ)

- Thứ ba, thuốc tiện dụng, dễ sử dụng, liều lượng phù hợp

- Thứ 4, việc sử dụng thuốc mang lại hiệu quả về kinh tế, tức người bệnh đượcsử dụng thuốc với giá thành hợp lý nhất Thông thường, giá thuốc có thể được tínhtheo nguồn gốc sản xuất (thuốc sản xuất trong nước hoặc ngoại nhập) Cũng cónhững trường hợp chi phí điều trị cả tiền của các xét nghiệm cận lâm sàng cần phảilàm khi sử dụng thuốc.

Trước hết, người sử dụng thuốc cần có một số kiến thức nhất định về loạithuốc mà mình đang sử dụng Hiểu rõ về thuốc sẽ giúp bạn sử dụng chúng đúngcách và hiệu quả Đối với mỗi loại thuốc mà bản thân đang dùng, cho dù là thuốckhông cần kê đơn hay thuốc kê đơn của bác sĩ, cần nắm rõ những thông tin về tênthuốc (cả tên thương mại và thuốc gốc); kích thước, màu sắc của viên thuốc; liềulượng sử dụng; tác dụng phụ thường gặp,…

Trang 18

Nếu không tìm thấy những thông tin nêu trên được in trên bao bì sản phẩmthuốc hoặc có thắc mắc hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ để được giải đáp.

Để sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả, chúng ta nên chỉ dùng thuốc khi thật cầnthiết; đọc kỹ đơn thuốc và hiểu hướng dẫn trước khi sử dụng; biết nơi sản xuất, hạnsử dụng, tác dụng, cách dùng và tác dụng phụ của thuốc (nếu có); dùng đúng liềulượng như trong hướng dẫn sử dụng hoặc chỉ định của bác sĩ; đảm bảo bác sĩ điềutrị biết được tất cả loại thuốc mà bạn hiện đang sử dụng; thông báo cho bác sĩ biếtnếu bạn hiện đang sử dụng thuốc không kê đơn, vitamin, chất bổ sung và thảo được;thông báo cho bác sĩ nếu thấy bệnh không thuyên giảm hoặc bị dị ứng,

Bên cạnh đó, chúng ta không nên tự ý mua và dùng thuốc qua thông tinquảng cáo; không tự ý thay đổi liều lượng và thời gian uống thuốc mà không hỏi ýkiến bác sĩ; không nên tự ý sử dụng thuốc khi không am hiểu về thuốc; không dùngthuốc theo cảm tính, thói quen hoặc nghe theo sự mách bảo của những người khôngcó kiến thức về y học; không nghiền nát thuốc trừ khi được bác sĩ chỉ định; khôngsử dụng thuốc đã quá hạn sử dụng,…

Đối với phụ nữ có thai, phụ nữ đang cho con bú, trẻ sơ sinh, người có bệnhmạn tính, người cao tuổi không nên tự ý dùng thuốc để điều trị hay dùng thuốc đểdự phòng bệnh theo phán đoán chủ quan, nhất là khi dùng thuốc có tác dụng mạnh,thuốc có độc tính; khi gặp các trường hợp cảm cúm thông thường, trước tiên ngườibệnh chỉ nên can thiệp bằng các phương thức như xông hơi, đánh gió, xoa bóp bằngdầu gió, dầu cao nếu không có hiệu quả thì mới đến các nhà thuốc, hiệu thuốc tincậy hoặc cơ sở y tế để mua và tiếp nhận sự tư vấn, hướng dẫn cụ thể về cách sửdụng thuốc.

Việc bảo quản thuốc theo đúng quy định cũng góp phần bảo đảm thuốckhông bị biến chất làm giảm tác dụng, đồng thời tránh việc nhầm lẫn không đángcó Tất cả các loại thuốc trong gia đình đều phải được để vào trong tủ thuốc riêng,giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và vật nuôi trong nhà Không bảo quản thuốc ởnhững nơi ẩm ướt, quá nóng hoặc quá lạnh Khi thuốc đã quá hạn sử dụng, cần xửlý và loại bỏ thuốc đúng cách.

Trang 19

Để nâng cao hiệu quả chữa bệnh, bên cạnh việc điều trị bằng thuốc, bệnhnhân cũng nên quan tâm, chú ý đến chế độ dinh dưỡng hợp lý; cân bằng tỷ lệ vềchất đường, đạm, mỡ, vitamin, chất khoáng, rau xanh phù hợp với từng thể bệnh;không nên hút thuốc lá, uống rượu bia Bên cạnh đó, mỗi người nên xây dựng mộtchế độ trong quá trình sử dụng thuốc cần duy trì thường kỳ chế độ vận động thểdục, thể thao một cách hợp lý.

Việc sử dụng thuốc không hợp lý, không cần thiết, không đúng liều lượng cóthể dẫn đến những tác động nghiêm trọng tới sức khỏe người sử dụng, chi phí chămsóc, cũng như chất lượng của trị liệu dùng thuốc và chăm sóc y tế Đồng thời làmgia tăng những tác dụng tiêu cực, làm tăng khả năng xảy ra phản ứng phụ và nhiềuhệ lụy khác tới bản thân và cộng đồng chính vì thế, mỗi cá nhân cần trang bị kiếnthức về sử dụng thuốc an toàn, hợp lý nhằm bảo vệ sức khỏe bản thân, tiết kiệm chiphí cho gia đình và xã hội.

Sử dụng thuốc hợp lý đòi hỏi người bệnh phải nhận được thuốc thích hợp vớiđòi hỏi của lâm sàng và liều lượng đáp ứng được yêu cầu cá nhân người bệnh trongmột khoảng thời gian thích hợp và với chi phí ít gây tốn kém nhất cho người bệnhvà cho cộng đồng13 Cụ thể hơn người sử dụng cần quan tâm đến số phận của thuốctrong cơ thể, quá trình tác dụng của thuốc lên cơ thể (dược lực học) và ngược lại làquá trình tác động của cơ thể lên thuốc (dược động học)

Trong đó vấn đề cần quan tâm nhất là: tương tác thuốc (làm giảm hiệu lực,gây độc ), phối hợp thuốc (bất lợi và có lợi) Thuốc chữa triệu chứng (hết triệuchứng có thể dừng thuốc) Thuốc điều trị căn nguyên (phải tuân theo phác đồnghiêm ngặt về liều lượng, thời gian dùng ) Người xưa có câu "cơm ba bát thuốcba thang” ngụ ý nói thuốc thang phải có liều lượng Thuốc cần phải dùng đúng theothời gian quy định một cách nghiêm ngặt theo nhịp sinh học để phát huy được tácdụng tốt nhất Ví dụ uống thuốc trước khi ăn, sau khi ăn và trong khi ăn, vào buổisáng, vào buổi tối trước khi đi ngủ người ta đưa ra khái niệm liên quan đến liềulượng, đó là "cửa sổ điều trị" Nó thể hiện nồng độ tối đa mà cơ thể có thể dung nạpđược trước khi xuất hiện tác dụng gây độc của thuốc

Trang 20

Như vậy độ rộng của "cửa sổ điều trị" hẹp thì độ an toàn của thuốc sẽ thấp vàngược lại Thuốc có "cửa sổ điều trị" hẹp phải cảnh giác vì liều điều trị và liều độcgần nhau Vấn đề tương tác thuốc có thể dự kiến được và có khi không dự kiếntrước được Tương tác giữa cơ thể tác động lên thuốc (tương tác dược động học),giữa thuốc và thụ thể (tương tác dược lực học) gián tiếp làm nhiễu tác dụng củathuốc Tuổi "49 chưa qua 53 đã tới" là tuổi thay đổi sinh lý và tuổi càng cao lượngthuốc lại dùng nhiều lên gây ra tương tác thuốc có ảnh hưởng lớn đến tương đươngsinh học của thuốc Phụ nữ có thai, cho con bú, trẻ em, trạng thái sinh lý bệnh lý củabệnh nhân, người nghiện rượu, thuốc lá, cà phê, chế độ dinh dưỡng, có tự dùngthuốc gì không, các bệnh mắc phải (rối loạn chuyển hóa, thần kinh, tim mạch, tâmthần kinh, chức năng gan, thận ) cũng như vậy Sử dụng thuốc cấp cứu, chống độc,chống sốc cũng có chuyên luận cụ thể và cần chú ý tất cả những vấn đề đã nêu ởtrên Ở đây quan tâm đến vấn đề thời gian dùng từng thuốc và giữa các thuốc, nhấtlà thuốc kháng sinh, hướng tâm thần, tim mạch Điều này được bác sĩ dặn kỹlưỡng Nó cũng có trong tờ hướng dẫn sử dụng ở trong hộp thuốc Bệnh nhân cũngcó thể tham khảo kỹ ở các sách hướng dẫn sử dụng thuốc và biệt dược Việc phốihợp thuốc có tỷ lệ thuận với nguy cơ cao, cho nên cần hạn chế vấn đề này "Trìnhđộ thầy thuốc không được đo theo độ dài của đơn" Không phối hợp trên năm loạithuốc và càng phối hợp ít càng tốt Không nên phối hợp thuốc khi lợi ích chưa đượcchứng minh Vấn đề tương tác thuốc (thuốc - thuốc, thuốc - thực phẩm, thuốc -nước uống), kể cả ở ngoài cơ thể (do quá trình sản xuất, bảo quản, lưu thông phânphối ) có khi là đối kháng hoặc cộng hưởng, có khi là do hiện tượng vật lý, hoáhọc (ôxy hoá khử, thuỷ phân, ), do dược lực (hoạt tính, ái lực do liên kết, thay đổivị trí ) có thể sẽ gây ra bất lợi, ảnh hưởng trực tiếp đến bệnh nhân, lợi bất cập hại

Trong cuộc sống hiện đại, thuốc đã không còn trở nên xa lạ với mỗi người.Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc làm sao cho an toàn, hợp lý thì đây là điều mà nhiềungười vẫn chưa nắm rõ.

f) Điều trị và quản lý THA tại tuyến xã12

Trang 21

- Cần điều trị đúng và đủ hàng ngày; quản lý và theo dõi đều, điều trị lâu dài,

chỉnh liều định kỳ.

- Mục tiêu điều trị THA nhằm ngăn ngừa hoặc làm chậm tiến triển các biếnchứng của THA trên cơ quan đích: nghĩa là cần đạt “HA mục tiêu” và giảm tối đa“nguy cơ tổn thương cơ quan đích”, cụ thể mục tiêu về HA tại trạm y tế như sau:

+ HA tâm thu từ 120 đến < 130 mmHg (người < 65 tuổi) và từ 130 đến < 140mmHg (người ≥ 65 tuổi), có thể thấp hơn nếu dung nạp được.

- Thời điểm khởi trị THA:

- Khởi trị khi HA ≥ 140/90 mmHg ở người < 80 tuổi hoặc ≥ 160/90 mmHg ởngười ≥ 80 tuổi;

- - Khi HA từ 130-139/85-89 mmHg: cần thay đổi lối sống, cân nhắc phối hợpvới điều trị thuốc khi nguy cơ tim mạch rất cao.

- Tiếp tục duy trì lâu dài phác đồ điều trị khi đã đạt HA mục tiêu, cũng nhưcần theo dõi chặt để định kỳ chỉnh thuốc.

- Kiểm soát đồng thời các yếu tố nguy cơ tim mạch khác như ĐTĐ, rối loạnlipid máu để tăng tối đa hiệu quả dự phòng tổn thương cơ quan đích và giảm thiểunguy cơ tim mạch tổng thể.

- Chú ý cá thể hóa điều trị trên cơ sở đánh giá toàn diện HA, hiệu quả/giáthành và khả năng tuân thủ điều trị.

g) Hậu quả của việc không tuân thủ sử dụng thuốc THA

Tuân thủ điều trị thuốc kết hợp với việc tuân thủ chế độ ăn, lối sống, hành viquyết định hiệu quả điều trị tình trạng bệnh của bệnh nhân mắc THA, ngăn chặn sựphát triển của các biến chứng, bệnh lý nguy hiểm gây tổn thương tim, mạch máu,

Trang 22

não, mắt, thận và nhiều bệnh mạn tính khác; và là nguyên nhân chính gây tử vongsớm trên toàn cầu 8,11.

Tuy nhiên thực tế lại cho thấy việc tuân thủ điều trị của bệnh nhân vẫn rấtthấp, nhiều nghiên cứu tại Việt Nam cũng chỉ ra rằng tỷ lệ tuân thủ điều trị sử dụngthuốc THA của bệnh nhân chỉ từ 33% đến khoảng 70% 1,4,15,16

c) Phương pháp thay đổi lối sống trong điều trị THA12,17,18

Thay đổi lối sống từ lâu đã giữ một vai trò quan trọng trong điều trị THA.Theo Hội Tim Mạch và THA Châu Âu, thay đổi lối sống có thể ngăn ngừa hoặc trìhoãn sự khởi phát bệnh THA, đồng thời cũng giúp giảm nguy cơ tim mạch Ngoàira, thay đổi lối sống tích cực cũng giúp nâng cao hiệu quả của các phương phápdùng thuốc và kéo dài thời gian bắt đầu dùng thuốc trên những bệnh nhân tănghuyết áp độ 1 Vậy nên, thực hiện lối sống tích cực, khoa học là một điều cần thiếtđối với tất cả BN THA

Các biện pháp lối sống được chứng minh có thể làm giảm huyết áp là hạnchế muối, tiêu thụ đồ uống có cồn ở mức hợp lí, chế độ ăn nhiều rau xanh và tráicây, giảm cân và duy trì trọng lượng cơ thể lý tưởng, hoạt động thể chất đều đặn.Ngoài ra, hút thuốc lá có tác dụng làm THA cấp tính trong một khoảng thời giantương đối dài, nó có thể gây THA ban ngày Việc ngưng thuốc và kiểm soát lối sốngkhông chỉ quan trọng trong ổn định huyết áp mà còn trên bệnh tim mạch, ung thư.- Hút thuốc lá : Hút thuốc lá có thể làm suy giảm chức năng nội mô, cứng độngmạch, viêm, làm biến đổi lipid và việc hút thuốc lá gây THA mạnh mẽ hơn do sựkích thích hệ thần kinh giao cảm Ngừng hút thuốc lá là phương pháp hiệu quả nhấttrong việc ngăn ngừa các bệnh lý tim mạch (trong đó có THA, nhồi máu cơ tim, ).Tất cả BN THA cần được nhắc nhở bỏ hoàn toàn thuốc lá trong mỗi lần tái khám - Giảm cân: Giảm cân được khuyến cáo ở những bệnh nhân THA thừa cân vàbéo phì để kiểm soát các yếu tố nguy cơ chuyển hóa, nhưng ổn định cân nặng có thểlà mục tiêu hợp lý cho nhiều người Mặc dù chỉ số BMI tối ưu không rõ ràng, nhưngviệc duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh (BMI khoảng 20 - 25 kg / m2 ở người<60 tuổi; cao hơn ở BN lớn tuổi hơn) và chu vi vòng eo (<94 cm đối với nam và

Trang 23

<80 cm đối với nữ) được khuyến cáo cho người không THA để ngăn ngừa THA, vàcho bệnh nhân THA để giảm huyết áp Giảm cân cũng có thể cải thiện hiệu quả củathuốc hạ huyết áp và nguy cơ tim mạch Nên sử dụng cách tiếp cận đa ngành baogồm tư vấn chế độ ăn uống, tập thể dục thường xuyên và tư vấn tâm lí Ngoài ra, kếtquả ngắn hạn thường không được duy trì trong thời gian dài Giảm cân cũng có thểđược thúc đẩy bằng các loại thuốc chống béo phì và, ở một mức độ tốt hơn, phẫuthuật giảm cân, dường như làm giảm nguy cơ tim mạch ở bệnh nhân béo phìnghiêm trọng

- Giảm muối trong thực đơn hằng ngày: Lượng natri thông thường là 3,55-5g mỗi ngày (tương ứng với 9 - 12 g muối mỗi ngày), với sự khác biệt rõ rệt giữa cácquốc gia và thậm chí giữa các khu vực trong một quốc gia

- Hiệp hội tim mạch châu Âu khuyến cáo hạn chế lượng natri ở mức 2g mỗingày (tương đương 5 g muối mỗi ngày)

- Cần hạn chế ăn nhiều các thức ăn chế biến sẵn như giò, chả, đồ xông khói,các món muối, tẩm ướp, vì trong quá trình chế biến thường cho nhiều muối Ví dụtrong 3-4 lát bánh mỳ gối đã chứa tới 2g muối ăn.

- Tăng vận động thể lực: BN THA được khuyến cáo tập thể dục 30 phút mỗingày với cường độ vừa phải (đi bộ, chạy bộ, đạp xe hoặc bơi lội) trong 5-7ngày/tuần.

- Hơn thế, để tăng hiệu quả sức khỏe ở người trưởng thành, nên tăng dầnhoạt động thể dục với cường độ trung bình lên 300 phút/tuần hoặc 150 phút/tuầncho các hoạt động thể dục cường độ mạnh, hoặc kết hợp song song cả hai

- Giảm rượu, bia: Có sự tương quan tuyến tính giữa lượng rượu tiêu thụ mỗingày và bệnh THA cũng như yếu tố nguy cơ tim mạch.

- Uống rượu không kiểm soát làm THA Uống đồ uống có cồn dồn dập gâyTHA mạnh.

- Đối với nam bị THA, mức tiêu thụ cồn nên được giới hạn ở mức 14 đơn vịmỗi tuần và phụ nữ chỉ 8 đơn vị mỗi tuần (1 đơn vị tương đương với 125 ml rượu

Trang 24

hoặc 250 ml bia, tương đương 10 lon bia/tuần đối với nam và 6 lon bia/tuần đối vớinữ).

- Ngoài ra, trong tuần nên có những ngày không dùng đồ uống có cồn vàkhông nên uống say

- Chế độ ăn cho BN THA : Bệnh nhân THA nên ăn chế độ ăn cân bằng lànhmạnh có chứa rau, đậu, trái cây tươi, các sản phẩm từ sữa ít béo, ngũ cốc nguyên hạ,cá và axit béo không bão hòa (đặc biệt là dầu ô liu), tiêu thụ ít thịt đỏ và bão hòaaxit béo

- Theo khuyến cáo của Trường tim mạch Hoa Kì (American College of

Cardiology), người THA nên áp dụng chế độ ăn DASH (The Dietary Approaches toStop Hypertension), được hướng dẫn theo bảng dưới đây và dựa trên chế độ ănkiêng với mức 2,000 calorie/ngày17

2.1.2.1.Đánh giá tuân thủ dùng thuốc

Có nhiều phương pháp đánh giá về TTĐT đối với các bệnh mắc các bệnhmạn tính không lây (NCDs), bao gồm cả bệnh THA.

Các biện pháp được áp dụng hiện nay chia làm 2 loại: đánh giá chủ quan vàđánh giá khách quan

Các biện pháp đánh giá khách quan bao gồm đếm liều dùng, quan sát trực tiếp,theo dõi đơn tái khám, định lượng nồng độ thuốc hay các chất chỉ điểm sinh học.Các biện pháp như đếm liều, quan sát trực tiếp hay định lượng thuốc thường cho kếtquả chính xác hơn so với biện pháp đánh giá chủ quan nhưng việc áp dụng thườngbị hạn chế do tốn kém hơn và khó áp dụng rộng rãi Phân tích cơ sở dữ liệu hồi cứucó ưu điểm là tiết kiệm thời gian và chi phí, tuy nhiên phương pháp này cũng có thểkhông chính xác

Mặc dù các biện pháp đánh giá chủ quan có thể cho kết quả tỉ lệ tuân thủ caohơn thực tế nhưng vẫn thường được áp dụng trong đánh giá tuân thủ điều trị bệnhTHA do ưu điểm dễ thực hiện, tiết kiệm thời gian và chi phí Các biện pháp này baogồm tự đánh giá thông qua bộ câu hỏi và ghi nhật ký sử dụng thuốc

Các bảng câu hỏi và thang đo khảo sát sự tuân thủ dùng thuốc:

Trang 25

Bảng câu hỏi tóm tắt về thuốc (BMQ): Đây là bảng câu hỏi nhằm khảo sát cảhành vi dùng thuốc của bệnh nhân và rào cản đối với việc tuân thủ điều trị của bệnhnhân, gồm 03 phần: sàng lọc phác đồ, sàng lọc niềm tin và sàng lọc nhớ lại Bảngcâu hỏi dùng để bệnh nhân tự đánh giá, tuy nhiên do mất thời gian ở khâu xem xétchế độ kê đơn trước khi dùng so với các bộ câu hỏi khác nên ít được sử dụng19.

Thang đo tuân thủ điều trị bằng thuốc Morisky 4 mục (MAQ), với 4 câu hỏingười bệnh tự điền để tìm hiểu lý do thiếu tuân thủ MAQ lần đầu được sử dụng chobệnh nhân tăng huyết áp, sau đó được sử dụng rộng rãi để đo lường sự tuân thủ điềutrị ở bệnh nhân mắc bệnh mạn tính khác Tuy nhiên so với phiên bản MMAS-8 thìMAQ có các thuộc tính tâm ký kém hơn với độ nhạy 81%, độ đặc hiệu 44% nên ítđược sử dụng hơn20,21

Thang đo tuân thủ dùng thuốc Morisky 8 mục (MMAS-8): được phát triểnthành bộ thang đo 8 câu hỏi về sự tuân thủ điều trị dùng thuốc của bệnh nhân dựatrên MQA Hiện nay MMAS-8 là một trong những công cụ được sử dụng rộng rãinhất để đánh giá sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân MMAS-8 được chuẩn hóa vàđo lường độ tin cậy, tính nhất quán ở mức vừa phải tại một nghiên cứu ở Malaysia,biện pháp đánh giá có thể sử dụng như một công cụ sàng lọc đối với bệnh nhânngoại trú THA nói riêng và các nhóm bệnh nhân mắc các bệnh mãn tính nói chung.Vì vậy MMAS-8 đã được sử dụng phổ biến để đánh giá mức độ tuân thủ dùng thuốccủa bệnh nhân điều trị bệnh mãn tính20,22,23.

Thang đo Medication Compliance Questionnaire (MCQ): đánh giá tuân thủdùng thuốc ở bệnh nhân mãn tính dựa trên thang đo MMAS, với chỉ số Cronbach’sAlpha là 0,782, thang đo này được sử dụng từ ngữ khảo sát đơn giản, gần gũi và dễhiểu nhưng dễ gặp phải sai lệch hồi tưởng nhớ lại của bệnh nhân do thời gian khảosát dài24.

2.1.3 Các nghiên cứu khoa học liên quan đến đề án

2.1.3.1.Trên Thế Giới

Năm 2020 một nghiên cứu cắt ngang được thực hiện tại miền trung Ethiopiakhảo sát việc tuân thủ điều trị của 989 bệnh nhân THA bằng thang đo MMAS-8, kết

Trang 26

quả có 36% bệnh nhân tuân thủ cao, 21,7% tuân thủ trung bình và tuân thủ thấp là32,3%, sự hỗ trợ của gia đình, nhận thức hậu quả của THA và độ nặng của bệnh cóliên quan tích cực đến việc tuân thủ điều trị của bệnh nhân THA25.

Nghiên cứu can thiệp truyền thông của Barnidg và cộng sự năm 2015 trên 794bệnh nhân THA ghi nhận được kết quả tỷ lệ tăng huyết áp nhóm điều trị trong thờigian đầu: 61,0% Tỷ lệ THA nhóm điều trị trung bình: 45,0%; Giá trị P bắt đầu sovới giữa < 0,01 Tăng huyết áp nhóm điều trị hoặc đầu so với giữa: 0,52; KTC 95%:(0,38; 0,71) Tỷ lệ THA nhóm chứng thời kỳ đầu: 46,7% Tỷ lệ THA nhóm chứngthời kỳ giữa: 49,8%; Giá trị P bắt đầu so với giữa = 0,39 Tăng huyết áp nhóm kiểmsoát hoặc lúc bắt đầu so với giữa: 1,11; KTC 95%: (0,81; 1,54)26.

Vào năm 2016, Sahli và cộng sự tiến hành nghiên cứu can thiệp truyền thôngtại Africa trên 2000 bệnh nhân THA với kết quả: Tất cả những người tham gia: Tỷlệ tăng huyết áp nhóm điều trị trong thời gian đầu: 37,3% Tỷ lệ THA nhóm điều trịgiai đoạn cuối: 33,7%; Giá trị P bắt đầu so với kết thúc: 0,1 Tỷ lệ tăng huyết ápnhóm chứng lúc đầu: 31,1% Tỷ lệ THA nhóm chứng giai đoạn cuối: 33,4% Giá trịP bắt đầu so với kết thúc: 0,28 Trong số những người tham gia dưới 40 tuổi: Tỷ lệTHA nhóm điều trị trong thời gian đầu: 22,8% Tỷ lệ THA nhóm điều trị giai đoạncuối: 16,2% Giá trị P bắt đầu so với kết thúc: 0,01 Tỷ lệ tăng huyết áp nhóm chứnglúc đầu: 14,0% Tỷ lệ THA nhóm chứng giai đoạn cuối: 15,1%; Giá trị P bắt đầu sovới kết thúc: 0,52 Trong số những người tham gia không béo phì: Tỷ lệ THA nhómđiều trị trong thời gian đầu: 31,4% Tỷ lệ THA nhóm điều trị giai đoạn cuối: 26,2%.Giá trị P bắt đầu so với kết thúc: 0,03 Tỷ lệ tăng huyết áp nhóm chứng lúc đầu:21,9% Tỷ lệ THA nhóm chứng giai đoạn cuối: 25,1%; Giá trị P bắt đầu so với kếtthúc: 0,1727

2.1.3.2.Tại Việt Nam

Nghiên cứu của Trần Thị Thu Thảo 404 bệnh nhân THA đến khám bệnhngoại trú tại phòng khám Tim mạch, bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM năm 2023cho thấy có đến 66,6% bệnh nhân không tuân thủ sử dụng thuốc điều trị THA theothang đo MMAS và tỷ lệ tuân thủ điều trị chung khá thấp (23,3%)15 Như vậy có

Trang 27

đến 1/3 bệnh nhân không tuân thủ sử dụng thuốc, kết quả này thấp hơn nhiều so với64% bệnh nhân tuân thủ dùng thuốc của bệnh nhân THA được quản lý của Trungtâm Y tế quận Tân Phú năm 2023 theo nghiên cứu của Nguyễn Hoàng HươngGiang, ngoài ra nghiên cứu chỉ ra rằng tuổi càng lớn tuân thủ càng kém, nhóm đãkết hôn có xu hướng tuân thủ hơn, nhóm người không nghèo tuân thủ hơn so vớinhóm nghèo/cận nghèo và nhóm bệnh có lần khám gần nhất > 1 tháng kém tuân thủhơn nhóm còn lại4

Năm 2018, Tại Bắc Ninh, Nguyễn Thị Thu Thủy và cộng sự đã tiến hànhđánh giá sự thay đổi kiến thức về bệnh và tuân thủ điều trị tăng huyết áp của ngườicao tuổi trước và sau can thiệp giáo dục Kết quả nghiên cứu ghi nhận trước canthiệp, kiến thức về bệnh và tuân thủ điều trị tăng huyết áp của người cao tuổi cònhạn chế với điểm trung bình kiến thức chỉ đạt 4,88 ± 1,75 điểm trên tổng số 10điểm Sau can thiệp, kiến thức của người cao tuổi về bệnh và tuân thủ điều trị tănghuyết áp đã được cải thiện rõ rệt đạt 9,34 ± 1,03 điểm và còn duy trì ở 9,04 ± 1,39điểm sau can thiệp 4 tuần (p < 0,05) Tỷ lệ người cao tuổi có kiến thức đạt trước canthiệp là 53,6% tăng lên 100% ngay sau can thiệp và còn duy trì với 99,1% sau canthiệp 4 tuần Kiến thức về bệnh và tuân thủ điều trị tăng huyết áp của người cao tuổicòn hạn chế tại thời điểm trước can thiệp nhưng đã được cải thiện đáng kể sau canthiệp28.

Nguyễn Thị Thúy và cộng sự năm 2022 tại Yên Bái, tiến hành can thiệptruyền thông cho người bệnh THA nhằm cải thiện tỷ lệ tuân thủ điều trị Nghiên cứutiến hành khảo sát tỷ lệ tuân thủ điều trị ở người bệnh THA trước can thiệp và sauđó tiến hành can thiệp truyền thông, cuối cùng đánh giá hiệu quả can thiệp của bệnhnhân THA Kết quả ghi nhận trước can thiệp, tuân thủ điều trị tăng huyết áp củangười bệnh còn hạn chế với điểm trung bình đạt 51,9 ± 12,3 điểm trên tổng số 76điểm Sau can thiệp, tuân thủ điều trị tăng huyết áp đã được cải thiện rõ rệt đạt 65,6± 9,7 điểm sau 1 tháng và còn duy trì ở 68,8 ± 8,2 điểm sau can thiệp 2 tháng (p <0,05) Trước can thiệp tỷ lệ TTĐT các nội dung tuân thủ dùng thuốc, tuân thủ chếđộ ăn, tuân thủ tái khám và tuân thủ thay đổi lối sống lần lượt là 33,3%, 29,2%,

Trang 28

19,8% và 50% Tỷ lệ các nội dung tuân thủ đều được cải thiện đáng kể và tăng caosau can thiệp 1 tháng và duy trì ở mức độ cao sau 2 tháng can thiệp Nghiên cứu nàycho thấy vai trò, tầm quan trọng và sự cần thiết của việc thường xuyên giáo dục sứckhỏe cho người bệnh về tuân thủ điều trị trong điều trị bệnh tăng huyết áp29.

Tóm lại, tuân thủ điều trị nói chung và quản lý tuân thủ sử dụng thuốc ở bệnhnhân THA là một vấn đề cần được quan tâm trong quản lý bệnh mãn tính Tỷ lệtuân thủ được khảo sát nhiều ở các quốc gia, khu vực và tỉnh thành của Việt Namcũng đưa ra các kết quả khác nhau tùy thuộc vào đặc điểm của mỗi nơi và các yếutố khác có liên quan đã có tác động đến hiệu quả điều trị THA Tại cấp độ địaphương như quận, huyện hoặc phường, xã cần theo dõi, quản lý tốt những bệnhnhân mãn tính nói chung, từ đó đưa ra các giải pháp can thiệp thiết thực để chămsóc tốt sức khỏe của bệnh nhân.

2.1.4 Bối cảnh thực tế liên quan đến đề án

2.1.4.1.Khái quát về đặc điểm xã Quy Đức, huyện Bình Chánh, TPHCM 30

- Về vị trí địa lý:

Quy Đức là một xã nằm ở vùng sâu thuộc phía nam huyện Bình Chánh, Thànhphố Hồ Chí Minh Phía đông giáp với xã Tân Kim Phía tây giáp với xã LongThượng (huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An) và xã Hưng Long Phía bắc giáp với xãĐa Phước qua sông Cần Giuộc Phía nam giáp với xã Mỹ Lộc (huyện Cần Giuộc,

tỉnh Long An) Diện tích tự nhiên: 647,88 ha, chiếm 7,82% diện tích tựnhiên của

Huyện, xã được chia thành 04 ấp (ấp 1, 2, 3 và 4).

- Về lao động: Tổng số người trong độ tuổi lao động: 7.060 người, trongđó:lao động đang làm việc 5.290 người (74,93%), đang đi học 1.520 người(21,53%), nội trợ - có việc làm nhưng chưa ổn định 250 người (3,54%) Cơ cấu laođộng ngành nông nghiệp: 25,73%; Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp: 5,23%; dịchvụ: 43,97%.

- Dân số: Tính đến 2023, toàn xã có 14.669 nhân khẩu, 2.298 hộ gia đình,mật độ dân số bình quân 1.647người/km2 Trong đó:Số hộ nông nghiệp: 659 hộ,chiếm 6,18%; số hộ phi nông nghiệp và dịch vụ khác:1.639 hộ, chiếm 71,32% Dân

Trang 29

số của xã phân bố không đồng đều tại các ấp, chủ yếu tập trung dọc theo các kênhrạch, trục đường chính trong xã (Quốc Lộ 50, ĐoànNguyễn Tuân) thuận lợi cho sảnxuất và kinh doanh.

- Về văn hóa - giáo dục: Năm 2010 xã có 04 ấp được công nhận đạt chuẩn ấpvăn hóa, đạt tỷ lệ 100% Số hộ dân được công nhận là hộ gia đình văn hóa là 1.900hộ, đạt tỷ lệ 82,86% Tỷ lệ đạt chuẩn xóa mù chữ đạt 99,71%; tỷ lệ học tiểu họcđúng độ tuổi đạt 95,80%; tỷ lệ phổ cập THCS đạt 98,2%; tỷ lệ phổ cập THPT đạt74,40%; tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT đạt 85,95% Tỷ lệ học sinh tốt nghiệpTHCS được tiếp tục học trung học (phổ thông, bổ túc, dạy nghề) là 97% Tỷ lệ laođộng qua đào tạo đạt 20%.

- Phát triển kinh tế: Nhân dân xã Quy Đức chuyên nghề nông Từ tổng diệntích chỉ canh tác được 1 vụ mùa chính đến những năm 1980 dần dần khai hoangphục hoá trên đồng ruộng, ngày nay nông dân xã Quy Đức phấn đấu trồng trọt 2 vụlúa với diện tích 405ha/405ha đạt 100% Nhân dân xã Quy Đức cơ bản hiện nay đãxoá được hộ nghèo (năm 2003) và không còn hộ đói phấn đấu đạt hộ khá và giàu.

2.1.4.2.Khái quát về Trạm Y tế xã Quy Đức, huyện Bình Chánh, TPHCM

- Chức năng nhiệm vụ của Trạm Y Tế xã, phường, thị trấn theo Thông tư số33/2015/TT-BYT ban hành ngày 27 tháng 10 năm 201531.

- Địa chỉ TYT xã Quy Đức: 24/1 Ấp 2, Quy Đức, Bình Chánh, Thành phốHồ Chí Minh.

- Nhân sự: TYT xã Quy Đức hiện có 7 nhân sự nhưng chỉ có 4 biên chế vàkhông có bác sĩ cơ hữu tại trạm mà được sự hỗ trợ từ TTYT huyện Bình Chánh Vềchuyên môn phần lớn là điều dưỡng và y sỹ Trưởng trạm hay người trực tiếp quảnlý chương trình bệnh không lây nói chung trong đó có bệnh THA đều là điều dưỡngviên, không có chuyên môn về khám và điều trị bệnh Do đó Trạm còn rất nhiềukhó khăn về nhân sự và chuyên môn trong công tác quản lý bệnh không lây trongđó có bệnh THA.

- Hoạt động bao gồm: + Hoạt động dự phòng

Trang 30

+ Thực hiện quản lý tiêm chủng

+ Thực hiện công tác kiểm soát dịch bệnh truyền nhiễm và quản lý bệnhkhông lây nhiễm

+ Tổ chức chương trình truyền thông, nâng cao sức khỏe, phòng chống bệnhtật trên địa bàn xã.

- Trang thiết bị: Điều kiện trang thiết bị y tế hiện nay đang được đầu tư xây

dựng, tuy nhiên cơ sở thiết bị vẫn còn thiếu, một số trang thiết bị còn cũ hoặc hưhỏng, chưa có trang thiết bị hiện đại Điều này khiến người bệnh đến TYT lại đượcgiới thiệu đến cơ sở y tế tuyến trên Đây có thể là một trong những nguyên nhânkhiến BN THA trên địa bàn chưa đến điều trị và sử dụng các dịch vụ từ TYT xã.

2.2.Nhiệm vụ của đề án và giải pháp thực hiện2.2.1 Nội dung thực hiện của đề án

Bảng 2.2 Mô tả các nhiệm vụ và các giải pháp thực hiện đề án

Mục tiêu 1: Mô tả thực trạng tuân thủ dùng thuốc điều trị tăng huyết áp ở người

trưởng thành tại xã Quy Đức, huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh năm2024.

Nhiệm vụ 1: Khảo

sát tỷ lệ tuân thủdùng thuốc điều trịtăng huyết áp ngoạitrú ở người trưởngthành tại xã QuyĐức, huyện BìnhChánh, Thành phốHồ Chí Minh năm2024 trước khi ápdụng mô hình canthiệp.

Nhiệm vụ 2: Xác

định một số yếu tốliên quan đến tỷ lệtuân thủ dùng thuốcđiều trị tăng huyếtáp ngoại trú ở ngườitrưởng thành tại xãQuy Đức, huyện

Hoạt động 1: Liên

hệ địa phươngtrình bày kế hoạchthực hiện, xin phépsự phê duyệt.

Hoạt động 2: Lập

danh sách người bịTHA từ chươngtrình sàng lọc thựchiện năm 2023

Hoạt động 3:

Xây dựng bộ câuhỏi khảo sát.

Hoạt động 4:

Thực hiện khảo sát.

Hoạt động 5:

Nhập liệu, thốngkê báo cáo thựctrạng.

Trang 31

Nhiệm vụGiải phápHoạt độngSản phẩm

Bình Chánh, Thànhphố Hồ Chí Minhnăm 2024 trước khiáp dụng mô hình canthiệp.

Mục tiêu 2: Xây dựng mô hình can thiệp nhằm tăng 20% tỷ lệ tuân thủ dùng thuốc

điều trị tăng huyết áp ở người trưởng thành tại xã Quy Đức, huyện Bình Chánh,Thành phố Hồ Chí Minh năm 2024.

Nhiệm vụ 3:

Xây dựng các giảipháp can thiệp nhằmtăng 20% tỷ lệ tuânthủ dùng thuốc điềutrị tăng huyết ápngoại trú ở ngườitrưởng thành tại xãQuy Đức, huyệnBình Chánh, Thànhphố Hồ Chí Minhnăm 2024.

Nhiệm vụ 4:

Đạt tỷ lệ 100% nhânviên y tế tại trạm ytế xã Quy Đức cókiến thức đúng về tưvấn dùng thuốc chobệnh nhân tănghuyết áp tại xã QuyĐức, huyện BìnhChánh, TP.HCMnăm 2024.

Giải pháp 1: Tập

huấn cho nhân viêny tế tại TYT trênđịa bàn xã QuyĐức về tư vấndùng thuốc điều trịtăng huyết áp

Hoạt động 1.1:

Biên soạn các nộidung tập huấn,truyền thông chonhân viên y tế,bệnh nhân và xinphê duyệt.

Hoạt động 1.2:

Tổ chức tập huấncho nhân viên y tếđang công tác tạiTYT xã Quy Đức.

Hoạt động 1.3:

Khảo sát kiến thứccủa nhân viên y tếtrước và sau tậphuấn.

- Nội dung, tài

liệu tập huấn,truyền thông.

- Buổi tập huấn

hoàn thành vớiđầy đủ ngườitham dự.

- Kết quả khảo

sát kiến thứccủa nhân viêny tế trước vàsau tập huấn.

Giải pháp 2: Tổ

chức tư vấn, GDSK về tuân thủdùng thuốc chobệnh nhân THAtrên địa bàn xãQuy Đức, huyệnBình Chánh bằngnhiều hình thức.

TT-Hoạt động 2.1:

Tổ chức 05 lớptruyền thông trựctiếp tại TYT xãQuy Đức.

Hoạt động 2.2:

Tư vấn trực tiếp sửdụng thuốc tạiTYT.

Hoạt động 2.3:

Truyền thông giántiếp bằng hệ thốngloa phát thanh củaxã, tối thiểu 01 lần/tuần.

- Buổi truyền

thông hoànthành với đầyđủ người thamdự.

- Đối tượng

được truyềnthông về tuânthủ sử dụngthuốc THA.

- Thống kê kết

quả tuân thủ sửdụng thuốc củađối tượng saucan thiệp.

Trang 32

Nhiệm vụGiải phápHoạt độngSản phẩm

điều trị dùng thuốctăng huyết áp.

trên nền tảng mạngxã hội (Zalo).

Hoạt động 3.2:

Tạo nhắc hẹn nhắcnhở sử dụng thuốcvà lịch khám bệnh,truyền thông địnhkỳ.

Hoạt động 3.3:

Chia sẻ kiến thứcliên quan đến sửdụng thuốc THAvà các kiến thứcliên quan.

can thiệptrước-sau

Nhiệm vụ 5:

Theo dõi, giám sát và đánh giá kết quả đề án.

Hoạt động 1: Theo

dõi, giám sát tiếnđộ thực hiện và cáchoạt động triểnkhai theo kế hoạchđể tránh bỏ sóthoạt động vàkhông kịp tiến độđề án.

Hoạt động 2:

Đánh giá tỷ lệ tuânthủ sử dụng thuốccủa

bệnh nhân THAtrước và sau canthiệp.

Hoạt động 3:

Đánh giá tỷ lệ kiếnthức của NVYTtrước và sau tậphuấn.

- Kết quả thu

thập thông tintheo bộ câu hỏiđược nhập liệuđầy đủ vàđúng.

- Các hoạt động

của đề án đượctriển khai đầyđủ.

- Thời gian thực

hiện đề ánđúng tiến độ.

2.2.2 Mô tả chi tiết các nhiệm vụ cụ thể để đạt được mục tiêu đề án

2.2.2.1 Nội dung thực hiện nhiệm vụ 1, 2

+ Thời gian triển khai lấy mẫu: từ tháng 1/2024 - 2/2024.

Trang 33

- Đối tượng nghiên cứu: Dựa trên sổ khám sàng lọc và theo dõi ngoại trú tại

TTYT huyện Bình Chánh để chọn bệnh nhân từ mới đến cũ, bệnh nhân trong độtuổi của nghiên cứu, nơi cư trú thuộc xã Quy Đức, loại trừ những bệnh nhân có biếnchứng nặng, lưu ý tên bệnh nhân lặp trong những lần tái khám Trên thực tế trongchương trình sàng lọc “Tầm soát và tư vấn Tăng huyết áp” vào năm 2023 củaTTYT huyện Bình Chánh phát hiện 335 người THA, có 271 người chưa được quảnlý và có điều trị thuốc, chỉ có 250 bệnh nhân tham gia đánh giá ban đầu và 250bệnh nhân sau can thiệp được đánh giá.

- Phương pháp thu thập số liệu:

- Nghiên cứu được thực hiện dưới sự đồng ý, hỗ trợ của Trung tâm Y tế huyện

Bình Chánh và TYT xã Quy Đức Các bước tiến hành như sau:

+ Bước 1: Lập kế hoạch và thông báo đến Trung tâm Y tế huyện BìnhChánh, Trạm Y tế Quy Đức để thống nhất kế hoạch, thời gian thực hiện.

+ Bước 2: Tiến hành họp với Trung tâm Y tế huyện Bình Chánh, Trạm Y tếQuy Đức để phổ biến quy trình thực hiện, mục đích nghiên cứu, kế hoạch và nộidung tiến hành

+ Bước 3: Chọn điều tra viên tham gia nghiên cứu là những người có kinhnghiệm phỏng vấn

+ Bước 4: Các ĐTV sẽ được tập huấn về nội bộ câu hỏi và kỹ năng phỏngvấn.

+ Bước 5: Các ĐTV phỏng vấn trực tiếp đối tượng bằng bộ câu hỏi, thời gianvào cuối tuần và ngoài giờ lao động.

- Công cụ thu thập số liệu: sử dụng bộ câu hỏi soạn sẵn tự điền Tuân thủ sử

điều trị của người bệnh được đánh giá theo thang Morisky-8 Bộ câu hỏi gồm 8 câuliên quan đến việc sử dụng thuốc được thiết kế để làm giảm sai số trả lời “Có” củangười bệnh Cách tính điểm: từ câu 1 đến câu 7 mỗi câu trả lời “có” được 0 điểm,“không” được 1 điểm, ngoại trừ câu 5 “có” được 1 điểm và “không” được 0 điểm.Câu 8: A- 1 điểm, B- 0,75 điểm, C- 0,5 điểm, D- 0,25 điểm, E- 0 điểm Điểm tuânthủ của người bệnh là tổng điểm 8 câu hỏi.

Trang 34

- Đánh giá tuân thủ sử dụng thuốc.

+ Tổng điểm 8 : Tuân thủ tốt

+ Tổng điểm 6 - 7 : Tuân thủ trung bình+ Tổng điểm < 6 : Tuân thủ kém

- Phân tích và xử lý số liệu: số liệu sau khi thu thập được nhập liệu vào phần

mềm Excel 2016 và phân tích xử lý số liệu bằng phần mềm Stata 14.0.

+ Thống kê mô tả: Mô tả bằng tần số và tỷ lệ %

2.2.2.1 Nội dung thực hiện nhiệm vụ 3,4

Giải pháp 1: Tập huấn cho nhân viên y tế tại TYT trên địa bàn xã Quy Đức vềtư vấn dùng thuốc điều trị tăng huyết áp.

a) Mục tiêu giải pháp

Tăng kiến thức, kỹ năng tư vấn dùng thuốc điều trị THA cho nhân viên y tếtại xã Quy Đức, huyện Bình Chánh, TPHCM.

b) Cách thực hiện

- Học viên Tham mưu với TYT xã Quy Đức và TTYT huyện Bình Chánh để

lên kế hoạch nâng cao kiến thức, kỹ năng tư vấn dùng thuốc điều trị THA củaNVYT ở xã Quy Đức cho bệnh nhân THA.

- Học viên thiết kế tổ chức và lên kế hoạch buổi tập huấn như thành phần tham

gia công tác, thời gian, địa điểm, số lượng người tham dự, cơ sở vật chất như hộitrường, văn phòng phẩm, máy tính, ghế ngồi, nước uống,…

- Học vên chuẩn bị tài liệu cho nhân viên y tế (Dự kiến 10 quyển).

- Chuẩn bị bộ câu hỏi lượng giá để khảo sát kiến thức, kỹ năng cho nhân viên

y tế trước buổi tập huấn ( khoảng 60 phút trước khi tiến hành tập huấn) và khảo sátlại kiến thức, kỹ năng của NVYT ngay sau buổi tập huấn.

- Địa điểm tập huấn ngay tại TYT xã Quy Đức.

- Người thực hiện: học viên, hỗ trợ của bác sĩ của TTYT huyện Bình Chánh

phụ trách chương trình bệnh không lây.

- Dự trù kinh phí buổi tập huấn (dự kiến 1 lớp).

Giải pháp 2: Tổ chức tư vấn, TT-GDSK về tuân thủ dùng thuốc cho bệnh

Trang 35

nhân THA trên địa bàn xã Quy Đức, huyện Bình Chánh bằng nhiều hình thức.

a) Mục tiêu giải pháp

Tăng kiến thức tuân thủ dùng thuốc điều trị THA cho người bệnh tăng huyếtáp tại xã Quy Đức, huyện Bình Chánh.

b) Cách thực hiện

- Học viên tham mưu với TYT xã Quy Đức và TTYT huyện Bình Chánh để

lên kế hoạch tư vấn, truyền thông giáo dục sức khỏe về tăng huyết áp bằng nhiềuhình thức.

- Học viên liên hệ với trung tâm y tế huyện Bình Chánh xin hỗ trợ mẫu tờ rơituyên truyền về tuân thủ điều trị cho bệnh nhân tăng huyết áp

- Lên kế hoạch dự trù số lượng tờ rơi, số người được nhận tờ rơi, thành phầntham gia vãng gia kết hợp phát tờ rơi tuyên truyền.

- Tổ chức tư vấn trực tiếp tại Trạm Y tế Quy Đức khi người dân đến táikhám, cuộc tư vấn phải đảm bảo đủ nội dung chính:

+ Dùng thuốc đầy đủ hàng ngày kể cả khi cảm thấy bình thường hoặc huyếtáp đo được ở ngưỡng bình thường.

+ Cùng bệnh nhân chọn loại thuốc tránh tác dụng phụ đã gặp và giá thànhđồng chi trả hợp lý.

+ Mỗi bệnh nhân đảm bảo thời gian được tư vấn tối thiểu 10 phút, đầy đủ cácnội dung trong bảng kiểm tư vấn.

- Thiết kế tổ chức buổi tuyên truyền cho bệnh nhân THA như thành phầntham gia công tác tập huấn, thời gian, địa điểm, số lượng người tham dự, cơ sở vậtchất như hội trường, văn phòng phẩm, máy tính, ghế ngồi, nước uống.

- Địa điểm tập huấn ngay tại TYT xã Quy Đức.

- Người thực hiện: học viên, hỗ trợ của bác sĩ của TTYT huyện Bình Chánhphụ trách chương trình bệnh không lây, NVYT TYT xã Quy Đức, CTV.

- Dự trù kinh phí buổi tập huấn (dự kiến 5 lớp).

- Trạm Y tế hỗ trợ học viên liên hệ Ủy ban nhân dân xã Quy Đức phát thanhbài truyền thông bệnh THA trên hệ thống loa phát thanh của xã định kỳ 1 lần/tuần

Trang 36

- Quá trình giám sát được thực hiện bởi lãnh đạo TTYT huyện Bình Chánh,Trưởng TYT xã Quy Đức và giám sát ngẫu nhiên của học viên dựa trên bảng kiểmkiểm tra nội dung tư vấn (gián tiếp bằng hỏi lại người bệnh sau khi tư vấn xong)trên ngẫu nhiên khoảng 10% mẫu can thiệp.

Giải pháp 3: Tạo nhóm hỗ trợ trong điều trị

a) Mục tiêu giải pháp

Tạo kênh liên lạc nhằm duy trì sự tương tác giữa nhân viên y tế với bệnhnhân, giữa bệnh nhân với nhau để nhắc hẹn uống thuốc hàng ngày, truyền thôngcung cấp thông tin chăm sóc sức khỏe THA, nhắc nhở lịch khám định kỳ.

b) Cách thực hiện

- Sau khi bệnh nhân đồng ý tham gia đề án, nhân viên y tế phụ trách chươngtrình bệnh không lây tại trạm Y tế hỗ trợ học viên tạo nhóm hỗ trợ trong điều trị,khoảng 50 người/nhóm, tạo 5 nhóm.

- Học viên tạo nhắc hẹn sử dụng thuốc THA hàng ngày (sáng, trưa, tối), họcviên thông báo lịch khám bệnh định kỳ và chia sẻ các kiến thức, thông tin về bệnhTHA, hỗ trợ bệnh nhân khi cần.

2.2.2.1 Nội dung thực hiện nhiệm vụ 5

- Nhiệm vụ theo dõi, giám sát và đánh giá kết quả đề án được thực hiện xuyênsuốt thời gian triển khai, thực hiện nhiệm vụ 1, 2, 3 và 4.

- Học viên trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ, hoạt động, trong quá trình thựchiện có sự hỗ trợ giám sát của trạm Y tế, khoa TT-GDSK và khoa KSBT, Trungtâm Y tế huyện Bình Chánh.

- Học viên lên kế hoạch rõ ràng, có tiến độ thực hiện nhằm có cơ sở theo dõi,thực hiện đầy đủ các nhiệm cụ, hoạt động và đúng tiến độ của đề án.

- Tổng thời gian can thiệp là 4 tháng liên tục tại xã Quy Đức, với sự phối hợpthực hiện của nhân viên y tế tại Trạm Y tế, cộng tác viên chương trình và đượcgiám sát chặt chẽ bởi học viên.

Trang 37

Bảng 2.3: Hoạt động theo dõi/giám sát/đánh giá

Hoạt động đánhgiá/ giám sát

Đánh giá trước can thiệp

Đánh giá Thứ nhất Theo dõi/Giám sát

Đánh giá giữa kỳ

Theo dõi/Giám sát Đánh giá cuối kỳ

 3 tuần

 2 tháng

4 tháng

Tỷ lệ BN tuân thủ điều trị sử dụngthuốc

- Tỷ lệ kiến thức đúng của NVYT saukhi tham gia tập huấn

- Tỷ lệ bệnh nhân được tư vấn điều trịđủ nội dung theo bảng kiểm.

- Tỷ lệ bệnh nhân thực hiện đo huyếtáp hàng ngày.

- Tỷ lệ bệnh nhân được thực hiện nhắcnhau theo nhóm

- Một số phát sinh trong thực tiễn.

Tỷ lệ BN tuân thủ sử dụng thuốc điềutrị sau khi thực hiện các giải pháp canthiệp

Đánh giá các kết quả đề án

Trang 38

2.3.Tổ chức thực hiện đề án2.3.1 Nội dung thực hiện đề án

Bảng 2.4: Tổ chức thực hiện đề án

SttphápGiảiHoạt động

Đơn vị/Người

Đơn vị/Ngườigiám sát

Vật lực(phương

tiện, cơsở hạtầng)

Kinh phí

chonhânviên y

tế tạiTYT xã

QuyĐức về

tư vấndùngthuốcđiều trị

Hoạt động 1.1:

Biên soạn cácnội dung tậphuấn, truyềnthông cho nhânviên y tế, bệnhnhân và xin phêduyệt.

Hoạt động 1.2:

Tổ chức tậphuấn cho nhânviên y tế đangcông tác tạiTYT.

Hoạt động 1.3:

Khảo sát kiếnthức của nhânviên y tế trướcvà sau tập huấn.

Học viên

Khoa TTGDSK của TTYT Bình Chánh.

- Máy tính, máy chiếu.- Tài liệu

tập huấn.- Bút/viết

2 Tổ chứcTT-GDSKvề tuân

thủdùngthuốcchobệnhnhânTHAtrên địa

bàn xã

Hoạt động 2.1:

Tổ chức 05 lớptruyền thôngtrực tiếp tạiTYT tần suất 01buổi/tháng.

Hoạt động 2.2:

Tư vấn trực tiếpsử dụng thuốctại TYT.

Hoạt động 2.3:

Truyền thônggián tiếp bằng

Học viên Khoa TTGDSK của TTYT Bình Chánh.

- Máy tính, máy chiếu- Tài liệu

truyền thông.- Bút/viết- Hội

Tháng3-6

Trang 39

Đơn vị/Người

Đơn vị/Ngườigiám sát

Vật lực(phương

tiện, cơsở hạtầng)

Kinh phí

hệ thống loaphát thanh củaxã, tối thiểu 01lần/tuần.

Tạonhómhỗ trợtrongđiều trị

Hoạt động 3.1:

Tạo 05 nhómdựa trên nềntảng mạng xãhội (Zalo).

Hoạt động 3.2:

Tạo nhắc hẹnnhắc nhở sửdụng thuốc vàlịch khám bệnh,truyền thôngđịnh kỳ.

Hoạt động 3.3:

Chia sẻ kiếnthức liên quanđến sử dụngthuốc THA vàcác kiến thứcliên quan.

- Phụ trách chươngtrình không lây tại TYT.- Học

Điện thoại thông minh.

0 Tháng3-6

2.3.2 Kinh phí thực hiện đề án

Bảng 2.5: Kinh phí thực hiện

1Hoạt động tập huấn cho NVYT tại TYT

Trang 40

SttNội dungĐVTSố lượngGiá tiền

2Hoạt động tập huấn cho người bệnh tăng huyết áp (5 lớp):

2.2 Tài liệu truyền thông Quyển 50 10.000 500.000

Tổng cộng1.150.000 vnđ * 5 lớp = 6.250.000 vnđ3Văn phòng phẩm

2Can thiệp tăng tỷ lệ tuân thủ dùng thuốc

2.1 Lập kế hoạch2.2 Xin phê duyệt kế

Ngày đăng: 16/08/2024, 15:14

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w