Khâu chuẩn bị cho buổi thuyết trình có nhiềuviệc cần phải làm, nhưng chúng ta cần phải tập trung vào một số nội dung chính như sau: - Lựa chọn vấn đề thuyết trình: Khi lựa chọn thuyết tr
Trang 1“Thầy cô hãy trình bày tiêu chí để đánh giá một bài thuyết trình"
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 3
1 Định nghĩa thuyết trình 3
2 Tầm quan trọng của việc đánh giá bài thuyết trình 3
CHƯƠNG 2: TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ BÀI THUYẾT TRÌNH 5
1 Phương diện đánh giá 5
1.1 Chuẩn bị bài thuyết trình 5
1.2 Trình bày bài thuyết trình 8
2 Tiêu chí cụ thể đánh giá bài thuyết trình 11
2.1 Nội dung thuyết trình 11
2.1.1 Bố cục và tổ chức 11
2.1.2 Tính khoa học 11
2.1.3 Tính giáo dục 11
2.1.4 Tính sáng tạo 12
2.2 Kỹ thuật thuyết trình 12
2.2.1 Kỹ năng giao tiếp 12
2.2.2 Kỹ năng tổ chức 13
2.2.3 Kỹ năng trình bày 13
2.2.4 Kỹ năng trả lời câu hỏi 13
2.3 Hình thức 13
3 Mẫu đánh giá thuyết trình 14
CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN 16
Trang 2LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế - xã hội thì việc tuyển chọn đội ngũ người lao động sẽ có những đòi hỏi khắt khe hơn Bên cạnh kiến thức chuyên môn nghề nghiệp thì đòi hỏi đội ngũ nhân sự tại các đơn vị còn phải được trang bị nhiều kỹ năng cần thiết khác, để hoạt động nghề nghiệp của bản thân được hiệu quả hơn Và một trong số những kỹ năng cần thiết đó chính là kỹ năng thuyết trình
Trong xã hội hiện đại ngày nay, kỹ năng thuyết trình được xem là một kỹ năng mềm vô cùng cần thiết Không chỉ có những nhà diễn thuyết, giảng viên đại học, giáo viên mới phải thành thạo kỹ năng thuyết trình, mà hầu hết người lao động trong các nghề nghiệp khác nhau, như: người bán hàng, nhân viên tiếp thị dịch vụ, cho đến giám đốc và mọi doanh nhân, ai cũng cần sử dụng đến kỹ năng quan trọng này Một bài thuyết trình chất lượng không chỉ cần có nội dung thông tin đáng tin cậy mà còn phải có khả năng tương tác, thuyết phục và gửi thông điệp cho người nghe một cách rõ ràng Vậy nên bài tiểu luận này tập trung vào giải quyết vấn đề trình bày các tiêu chí để đánh giá một bài thuyết trình Việc nắm vững những tiêu chí đánh giá này sẽ giúp cải thiện kỹ năng thuyết trình của giáo viên, để từ
đó nâng cao hiệu quả trong việc truyền đạt thông tin và giao tiếp trong một buổi thuyết trình.
Trang 3CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1 Định nghĩa thuyết trình
Thuyết trình là “trình bày bằng lời nói trước nhiều người về một vấn đề nào đó nhằm cung cấp thông tin hoặc thuyết phục, gây ảnh hưởng đến người nghe” Như vậy, bản chất
của thuyết trình được thể hiện rõ nét qua các yếu tố như: người nói, người nghe, nội dung nói và sử dụng những phương tiện nào và kết quả của việc nói.
Kỹ năng thuyết trình chính là năng lực sử dụng ngôn ngữ nói nhằm tạo ra hiệu quả cao
trong hoạt động giao tiếp giữa con người với con người Tuy nhiên, hiệu quả của bài thuyết
trình còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác như: phong cách của người thuyết trình; cấu trúc nội dung bài thuyết trình; khả năng sử dụng các công cụ, phương tiện hỗ trợ cho bài thuyết trình; không gian, thời gian hay địa điểm diễn ra buổi thuyết trình,….
2 Tầm quan trọng của việc đánh giá bài thuyết trình
Việc đánh giá bài thuyết trình là một hoạt động quan trọng trong quá trình nghiên cứu
và thực hiện bài tiểu luận về văn bằng sư phạm Đây là một phần không thể thiếu để kiểm tra
và cải thiện kỹ năng thuyết trình của người trình bày Trong bối cảnh việc trình bày thông tin
và diễn đạt ý kiến của cá nhân ngày càng trở nên quan trọng trong lĩnh vực giảng dạy, việc nắm vững các tiêu chí đánh giá bài thuyết trình là một yếu tố quan trọng để thành công trong
quá trình giảng dạy
Đánh giá bài thuyết trình giúp người trình bày nhận biết được ưu điểm và nhược điểm của bài thuyết trình, từ đó có thể khắc phục và hoàn thiện hơn Qua việc nhận được phản hồi
từ người nghe, người trình bày có thể đánh giá được mức độ hiệu quả, thuyết phục và hấp dẫn của bài thuyết trình Điều này giúp họ cải thiện khả năng truyền đạt thông điệp và tương
tác với người nghe
Ngoài ra, việc đánh giá bài thuyết trình cũng giúp người trình bày học hỏi nhiều kinh
nghiệm và kỹ năng từ người khác Những phản hồi và đánh giá xây dựng từ lãnh đạo cấp trên, bạn bè hoặc đồng nghiệp là một nguồn cẩm nang quý giá để khám phá những góc nhìn
Trang 4mới, phương pháp trình bày hiệu quả hơn và áp dụng những kỹ thuật tốt nhất vào các bài
thuyết trình sau này
Việc đánh giá bài thuyết trình không chỉ là một hoạt động định lượng mà còn là một quá trình phát triển cá nhân Nó giúp người trình bày nâng cao kỹ năng giao tiếp, sự tự tin và khả năng thuyết phục người khác Đồng thời, việc đánh giá bài thuyết trình cũng đóng vai
trò quan trọng trong quá trình đánh giá chất lượng đào tạo và giảng dạy, giúp người trình
bày trở thành những giáo viên xuất sắc và có khả năng tương tác tốt và hiệu quả với học
sinh
Trang 5CHƯƠNG 2: TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ BÀI THUYẾT TRÌNH
1 Phương diện đánh giá
1.1 Chuẩn bị bài thuyết trình
Như chúng ta đã biết, trong cuộc sống làm một việc nào đó mà không có sự chuẩn bị
người thuyết trình phải giải quyết nhiều tình huống phát sinh một cách linh hoạt Vì vậy, công tácchuẩn bị là khâu thiết yếu và quan trọng, nội dung chuẩn bị càng chu đáo, kỹ lưỡng,
dự kiến và giải quyết các tình huống có thể phát sinh càng nhiều thì tỉ lệ rủi ro càng nhỏ và
cơhội thành công càng lớn Khâu chuẩn bị cho buổi thuyết trình có nhiềuviệc cần phải làm, nhưng chúng ta cần phải tập trung vào một số nội dung chính như sau:
- Lựa chọn vấn đề thuyết trình: Khi lựa chọn thuyết trình một vấn đề nào đó thì cần phải cân nhắc kỹ lưỡng, xem xét vấn đề mà ta sắp thuyết trình có hấp dẫn, thiết thực, có ích
và phù hợp với người nghe hay không? Người nghe sẽ được trang bị những kiến thức nào trước khi nghe thuyết trình? Do đó, việc chọn lựa và đặt tên cho chủ đề thuyết trình là vấn
đề khá khó khăn, mỗi cá nhân phải tự suy nghĩ và nghiên cứu dựa trên: sở thích, năng lực, sở trường hay những ý tưởng của mình trước đó Khi đã có ý tưởng cho chủ đề thì tiến hành lựa chọn và đặt tên cho đề tài Để đảm bảo cho chất lượng bài thuyết trình, đề tài phải: Có ý nghĩa khoa học, có giá trị thực tiễn, có tính khả thi và phù hợp với sở thích, sở trường của người thuyết trình Việc đặt tên đề tài rất quan trọng vì tên đề tài phải chỉ rõ đối tượng và phạm vi trình bày Đối tượng sẽ trả lời cho câu hỏi thuyết trình cái gì, còn phạm vi sẽ chỉ rõ giới hạn về mặt không gian, thời gian và quy mô của vấn đề cần trình bày
Khi chọn chủ đề, thông thường ta có rất nhiều điều muốn nói Tuy nhiên, nếu cố gắng nói hết những điều đó, bài thuyết trình sẽ trở nên lan man và không trọng tâm Để tránh tình trạng này, ngay từ khâu chuẩn bị nội dung thì ta phải giới hạn các vấn đề thuyết trình, phải phân tích xem: Đâu là ý chính, đâu là ý phụ, ý nào “bắt buộc” phải nói, ý nào “cần nói”, ý nào nên nói và ý nào dự kiến người nghe có thể hỏi lại người thuyết trình Thông thường, ta
Trang 6sẽ ưu tiên nói những ý “bắt buộc” trước, còn thừa thời gian thì sẽ trình bày thêm các ý “cần”, các ý “nên nói” để thuyết trình sau cùng
- Thông tin thuyết trình có phong phú, chính xác và gây hấp dẫn với người nghe; có phù hợp với đối tượng, có giá trị thuyết phục Bài thuyết trình được xây dựng xung quanh
người nghe, lấy người nghe làm trung tâm Cùng một vấn đề nhưng thuyết trình cho các đối tượng khác nhau thì cách xây dựng bài nói, chọn lựa thông tin cho bài nói cũng khác nhau
Vì vậy, cần tìm hiểu người nghe là những ai, giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp, tín ngưỡng…
để chuẩn bị bài nói chuyện cho phù hợp
Để có bài thuyết trình hay, thông tin phong phú, người thuyết trình phải thường xuyên cập nhật thông tin liên quan đến chủ đề sẽ thuyết trình Điều này sẽ giúp ta tự tin hơn và trả lời linh hoạt các câu hỏi của thính giả khi thuyết trình Đặc biệt với những lĩnh vực nhạy cảm, thay đổi từng ngày, từng giờ, thì trước khi thuyết trình ta phải kiểm tra xem đến thời điểm nói, thông tin, dẫn chứng ta đưa ra đã phải là mới nhất và đúng nhất hay chưa
- Phân tích thính giả và diễn giả: Thành công của một bài thuyết trình không chỉ phụ
thuộc vào yếu tố chủ quan của diễn giả mà cả của thính giả Phân tích diễn giả và các đối tượng thính giả giúp chúng ta có những giải pháp hữu hiệu cho bài thuyết trình của mình với phương châm “Biết mình, biết người, trăm trận, trăm thắng”
+ Phân tích đối tượng thính giả (Người nghe): Càng hiểu về từng đối tượng thính giả thì chúng ta càng tự tin thuyết trình, đáp ứng nhu cầu thính giả Những thông tin cần thu thập
để phân tích thính giả: Tuổi tác, nghề nghiệp, trình độ học vấn và chuyên môn, vị trí công việc Khi phân tích thính giả, chúng ta cần trả lời một số câu hỏi: Đối tượng người nghe mình nói là ai? Họ làm công việc gì? Tại sao họ lại nghe mình? và họ sẽ nghe như thế nào? Ngoài ra, qui mô người nghe cũng ảnh hưởng đến kết cấu bài thuyết trình Nếu chỉ có ít người nghe, bạn có thể trả lời những câu hỏi của người nghe một cách cụ thể, hoặc đề nghị
họ cho biết ý kiến về vấn đề đang trình bày Nếu có đông người nghe, buổi thuyết trình phần lớn mang tính một chiều, trong trường hợp này, sự rõ ràng, chính xác và dễ hiểu là những yếu tố quan trọng để duy trì sự chú ý của người nghe trong suốt buổi thuyết trình
Trang 7+ Phân tích diễn giả (Người nói): Hãy đặt những câu hỏi cho chính mình để tìm hiểu:
Ta muốn gì? Mong đạt được gì? Quan hệ với thính giả ra sao? Có thể ảnh hưởng tới thính giả như thế nào? Ta đã am hiểu về vấn đề trình bày chưa? Đã nắm vững nội dung, có đủ tư liệu, thông tin để trình bày hay không? Năng lực, cương vị của bản thân có dễ được người nghe chấp nhận hay không? Từ đó, ta có thể xác định phương pháp tiếp cận hiệu quả nhất cho bài thuyết trình
- Đề cương mạch lạc, logic đảm bảo chuyển tải được nội dung và phù hợp có mục đích buổi thuyết trình
Xây dựng cấu trúc cho bài thuyết trình (bố cục): Một công trình tồn tại vững chắc với thời gian là nhờ thiết kế tạo ra một kết cấu hợp lý Tương tự như vậy, cùng một bài thuyết trình, có người nói hay, có người nói không hay Điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố, một trong những yếu tố quan trọng là việc lựa chọn nội dung và sắp xếp theo cấu trúc hợp lý Bất kỳ một bài văn hay một bài thuyết trình nào đó đều có 3 phần: Mở bài, thân bài và kết luận Nhưng việc tổ chức và thể hiện các phần như thế nào lại là vấn đề khác Khi chuẩn
bị bài thuyết trình, bất kỳ ai cũng có những câu hỏi trong đầu như: Làm thế nào để có một
mở bài hay, lôi cuốn người nghe? Làm thế nào để có một thân bài chặt chẽ, nội dung phong phú, phù hợp với đối tượng nghe mình? Làm thế nào để có một kết luận chắc chắn, dễ nhớ
và đi vào lòng người? Cả ba câu hỏi trên có thể trả lời bằng cách thiết kế được cấu trúc bài chặt chẽ, logic, trong đó:
+ Phần mở bài phải ngắn gọn, sắc sảo, bao hàm được chủ để thuyết trình để thu hút người nghe ngay từ đầu, tạo bầu không khí giúp người nghe chuyển từ trạng thái thiếu tập trung sang trạng thái lắng nghe
+ Phần thân bài cần chắc chắn, được thiết kế phù hợp với trình độ và kinh nghiệm của người nghe, thời gian và bối cảnh của hội trường, một bài thuyết trình quá ngắn với một khoảng thời gian quá dài là không phù hợp, và ngược lại một bài thuyết trình quá dài, nội dung phức tạp trong một khoảng thời gian quá ngắn cũng không phù hợp, vì vậy, muốn có bài thuyết trình hay, cần có một độ dài và nội dung phù hợp với người nghe
Trang 8+ Phần kết luận được nêu ra sau khi trình bày xong nội dung thân bài, nhất thiết người thuyết trình cần phải tóm tắt lại những nội dung chính của bài, giúp cho thính giả lưu lại những điểm quan trọng và có ấn tượng về diễn giả và bài thuyết trình
- Bài viết có luận điểm rõ ràng, luận cứ xác thực, luận chứng hợp lí
Bài viết cần được chuẩn bị một cách chu đáo Người thuyết trình có thể soạn thảo sẵn nội dung trình bày dưới hình thức một bản đề cương chi tiết các ý cần phải trình bày và những dẫn chứng, những số liệu để minh họa
- Chuẩn bị các phương tiện hỗ trợ
Trình bày một bài thuyết trình không phải nói không mà còn phải sử dụng các thiết bị
hỗ trợ, tuỳ vào điều kiện thực tế khi thuyết trình như: Đối tượng thuyết trình, hội trường, cơ
cở vật chất hiện có, cũng như năng lực bản thân để chuẩn bị và lựa chọn cho mình những phương tiện hỗ trợ phù hợp Các thiết bị hỗ trợ chủ yếu được sử dụng khi thuyết trình hiện nay là máy chiếu dùng để chiếu các slide đã chuẩn bị bằng phần mềm Power Point, Video hoặc các file sử dụng phần mềm khác; bảng viết bằng phấn; bảng viết bằng bút dạ (bảng trắng); bảng giấy (giấy A0 hoặc A1), thẻ màu…
- Chuẩn trước những tình huống phản hồi
Do thời lượng dành cho bài thuyết trình có hạn, chúng ta không thể nói được tất cả những vấn đề liên quan đến nội dung thuyết trình Do đó, phần đặt và trả lời câu hỏi sau bài thuyết trình có khi còn quan trọng hơn chính bài thuyết trình Để chủ động, người thuyết trình nên suy nghĩ trước những tình huống có thể sẽ bị hỏi hoặc đề nghị làm rõ sau khi thuyết trình; nếu không chuẩn bị trước, khi bị hỏi sẽ rơi vào tình trạng bị động, lúng túng, không trả lời được, đặc biệt là với những người ít kinh nghiệm trong thuyết trình
- Luyện tập trước bài thuyết trình và chỉnh sửa
Bước cuối cùng quan trọng nhất và thường hay bị bỏ qua nhất, đó là tập luyện thuyết trình trước khi bước vào buổi thuyết trình thực tế Sau khi đã chuẩn bị tất cả các nội dung ở dàn ý cơ bản thì người thuyết trình cũng nên tập trước bài thuyết trình, để có được buổi thuyết trình đủ tự tin và đạt kết quả tốt nhất
Trang 91.2 Trình bày bài thuyết trình
- Khi tiến hành thuyết trình, điều quan trọng là kiểm soát, làm chủ được nội dung đang trình bày Tránh tình trạng vì một số yếu tố khách quan bên ngoài tác động làm quên mất đi trình tự hay nội dung đang thuyết trình Để có được bài thuyết trình hay còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó không thể không kể đến những yếu tố sau:
+ Ngôn ngữ nói rõ ràng, biểu cảm, truyền đạt tốt những thông tin đến với người nghe.
+ Tư thế, tác phong, điệu bộ, cử chỉ: thể hiện sự tự tin, văn minh, lịch sự
+ Trang phục nghiêm túc, lịch sự, phù hợp với tính chất buổi thuyết trình Tránh những
bộ quần áo cầu kì, kiểu cách, xa lạ với người nghe Quần áo phù hợp sẽ làm cho người thuyết trình thêm sự tự tin Ngoài ra, dáng đi chững chạc cũng thể hiện sự đường hoàng, tự tin của người thuyết trình Khi bước ra chào, cần tiếp xúc bằng mắt và mỉm cười với người
nghe
+ Kết hợp hài hòa, hợp lí và sáng tạo, sinh động, hấp dẫn việc sử dụng đa phương tiện
khi thuyết trình
+ Khả năng dẫn dắt vấn đề, khả năng gây thiện cảm, khả năng xử lí tình huống có vấn
đề, …
- Để có bài thuyết trình hiệu quả lôi cuốn sự chú ý của người nghe, người thuyết trình
cũng cần phải tuân thủ theo một quy tắc nhất định khi thuyết trình là: Trình bày khái quát những gì SẼ trình bày (thuyết trình phần mở bài); trình bày những gì CẦN trình bày (thuyết trình phần thân bài); trình bày tóm tắt những gì ĐÃ trình bày (thuyết trình phần kết luận) + Thuyết trình phần mở bài:
Thuyết trình phần mở bài là rất quan trọng, người nghe sẽ tập trung vào người nói ngay
từ ban đầu, nếu chúng ta mở đầu không tốt, khó gây ấn tượng tốt cho người nghe, ảnh hưởng ngay đến tâm lý và mong đợi của họ Vì vậy, thuyết trình phần mở đầu phải thật sự ngắn gọn, sắc nét, tạo sự chú ý cho người nghe là rất quan trọng
Phần này cần thể hiện được những nội dung sau: (1) Tạo sự thích thú, thu hút sự chú ý của người nghe ngay từ ban đầu, người thuyết trình có thể sử dụng nhiều cách khác nhau,
Trang 10phổ biến là: Lấy một ví dụ, minh họa, kể một mẩu chuyện có liên quan đến chủ đề, số liệu thống kê, hoặc dẫn chứng, mở đầu bằng cách đặt câu hỏi, mở đầu bằng một câu châm ngôn,
mở đầu bằng một trò chơi…; (2) Nêu tầm quan trọng của buổi thuyết trình để người nghe biết được tại sao lại có buổi thuyết trình, nhằm khẳng định tầm quan trọng của nội dung thuyết trình đối với họ Như vậy, thu hút được sự quan tâm của họ vào chủ để mà họ sắp được nghe; (3) Sau khi nêu được sự cần thiết thì phải nêu ngay tên của bài thuyết trình; (4) Giới thiệu khái quát những nội dung chính sẽ trình bày giúp cho người nghe định hình được những nội dung họ sẽ được nghe, nếu thấy không phù hợp thì có thể không tiếp tục nghe nữa để không lãng phí thời gian, hoặc trong những nội dung sẽ trình bày thì nội dung nào họ thấy hay và hữu ích họ có thể tập trung cao hơn; (5) Mục tiêu yêu cầu của diễn giả đối với thính giả sau khi nghe bài thuyết trình cần nắm được vấn đề gì hoặc sau khi nghe xong họ có thể làm được gì
+ Thuyết trình phần thân bài:
Người thuyết trình cần phải xác định được đâu là thông tin quan trọng bắt buộc PHẢI truyền đạt, đâu là thông tin NÊN truyền đạt và cuối cùng đâu là thông tin CÓ THỂ truyền đạt Theo thứ tự này, căn cứ vào thời gian cho phép ta sắp xếp theo thứ tự từ thông tin bắt buộc, đến thông tin nên và cuối cùng là thông tin có thể biết
Chia phần thân bài thành các phần dễ tiếp thu, nhưng không nên chia quá nhiều phần, người nghe cảm thấy vấn đề vụn vặt, thiếu hệ thống và logic
Những nội dung được lựa chọn cho phần thân bài cần phải được sắp xếp với nhau theo trình tự lôgic nhất định Lôgíc có thể theo trình tự thời gian, có thể theo quan hệ nguyên nhân - kết quả hoặc có thể theo thứ, bậc vì vậy, người thuyết trình cần đọc kỹ nội dung để xâu chuỗi lại các nội dung giúp cho người nghe dễ hiểu, dễ nhớ
Căn cứ thời gian được cho phép, sau khi phân chia nội dung thành các phần cơ bản và sắp xếp logic thì người thuyết trình cần phải phân bổ thời gian sao cho phù hợp với từng nội dung Tùy theo độ dài, ngắn, khó, dễ khác nhau trong từng nội dung nhỏ, mà phân bổ thời gian cho phù hợp để người nghe dễ tiếp thu
+ Thuyết trình phần kết luận: