1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận phân tích các yếu tố cơ bản khi đánh giá một chính sách tín dụng của công ty giải thích các loại chi phí liên quan hàng tồn kho và cách sử dụng chúng trong mô hình eoq

22 8 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Nhận thứcđược tầm quan trọng của việc đánh giá chính sách tín dụng và quản lý hàng tồn kho,nhóm chúng tôi thực hiện bài báo cáo này với mong muốn phân tích các yếu tố cơ bảnảnh hưởng đến

Trang 1

KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ - -

BÁO CÁO BÀI TẬP NHÓMĐỀ TÀI:

Phân tích các yếu tố cơ bản khi đánh giá một chính sách tín dụng của công ty? Giải thích các loại chi phí liên quan hàng tồn kho và cách sử dụng chúng trong

mô hình EOQ?

Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Hoà Nhân

Sinh viên thực hiện: Lê Thị Cẩm ĐoanTrần Thị Thục HạnhNguyễn Thị Hồng DuyênNguyễn Phương NhiTrần Ngọc MaiĐỗ Thị Mỹ HuyềnLê Thị Phúc Uyên

Đà Nẵng, 2024

Trang 2

4 Khả năng sinh lợi của khoản không thanh toán: 4

5 Chiết khấu tiền mặt: 4

PHẦN 2: GIẢI THÍCH CÁC LOẠI CHI PHÍ LIÊN QUAN HÀNG TỒN KHO VÀ CÁCH SỬ DỤNG CÁC CHI PHÍ TRÊN TRONG MÔ HÌNH EOQ 4

I Các loại chi phí liên quan hàng tồn kho: 4

1 Định nghĩa hàng tồn kho: 4

2 Ưu điểm và nhược điểm khi lưu trữ hàng tồn kho: 5

3 Các chi phí liên quan hàng tồn kho: 6

3.1 Chi phí nắm giữ hàng tồn kho: 6

3.2 Chi phí thiếu hàng tồn kho 8

3.3 Các biện pháp để giảm thiểu chi phí liên quan hàng tồn kho 9

II Cách sử dụng chúng trong mô hình EOQ: 10

1 Mô hình EOQ (Economic Order Quantity Model) 10

2 Cách sử dụng các loại chi phí trong EOQ: 11

3 Ưu điểm và nhược điểm của mô hình EOQ 16

Trang 3

3.2 Nhược điểm 16

PHẦN 3: KẾT LUẬN 16TÀI LIỆU THAM KHẢO 18

Trang 4

Tài Chính Công Ty GVHD: PGS.TS Nguyễn Hòa Nhân

LỜI MỞ ĐẦU

Trong bối cảnh kinh tế hiện nay, đặc biệt là trong lĩnh vực tài chính doanhnghiệp, việc quản lý tài chính hiệu quả đóng vai trò then chốt cho sự thành công của bấtkỳ doanh nghiệp nào Quản lý tài chính hiệu quả giúp doanh nghiệp sử dụng nguồn vốnhợp lý, tối ưu hóa chi phí, và gia tăng lợi nhuận Hai khía cạnh quan trọng trong quản lýtài chính bao gồm đánh giá chính sách tín dụng và quản lý hàng tồn kho Nhận thứcđược tầm quan trọng của việc đánh giá chính sách tín dụng và quản lý hàng tồn kho,nhóm chúng tôi thực hiện bài báo cáo này với mong muốn phân tích các yếu tố cơ bảnảnh hưởng đến việc đánh giá chính sách tín dụng của doanh nghiệp, từ đó giúp doanhnghiệp đưa ra quyết định cho vay phù hợp Bên cạnh đó giải thích các loại chi phí liênquan đến hàng tồn kho và cách sử dụng chúng trong mô hình EOQ, giúp doanh nghiệptối ưu hóa chi phí quản lý hàng tồn kho Cũng như là các lưu ý để cải thiện hiệu quảđánh giá chính sách tín dụng và quản lý hàng tồn kho trong doanh nghiệp.

Để hoàn thành bài báo cáo, nhóm chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứugồm thu thập dữ liệu từ các nguồn tài liệu tham khảo như sách, báo, tài liệu và cácnguồn thông tin uy tín khác Bài báo cáo được trình bày theo các phần sau:

Phần 1: Phân tích các yếu tố cơ bản khi đánh giá chính sách tín dụng của công ty

● Phần 2: Giải thích các loại chi phí liên quan hàng tồn kho và cách sử dụng chúng

trong mô hình EOQ

● Phần 3: Kết luận

your phone? Save

to read later onyour computer

Save to a Studylist

Trang 5

PHẦN 1: PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ CƠ BẢN KHI ĐÁNH GIÁ MỘT CHÍNHSÁCH TÍN DỤNG CỦA CÔNG TY

I Chính sách tín dụng thương mại:1 Định nghĩa:

Chính sách tín dụng thương mại là một tập hợp các quy tắc và quy định đượcdoanh nghiệp áp dụng để quản lý việc cho vay, mua bán chịu, trả chậm hoặc trả góphàng hóa, dịch vụ cho khách hàng.

- Hạn mức tín dụng (credit limit): Số tiền tối đa mà doanh nghiệp cho phép kháchhàng vay

- Chính sách thu hồi nợ (collection procedures): xem xét khi nào và bằng cách nàocông ty sẽ thực hiện việc thu hồi khoản phải thu.

II Các yếu tố cơ bản khi đánh giá một chính sách tín dụng công ty:

2

Trang 6

- Tuy nhiên, doanh nghiệp vẫn có thể tính giá cao hơn nếu nó tài trợ tín dụng và nócó thể tăng được doanh số bán Dẫn đến tổng thu nhập có thể tăng lên.

Ví dụ: Một khách hàng không được tài trợ tín dụng khi mua một sản phẩm điện tử với

giá 1000 đô la và phải thanh toán ngay Trong khi đó, một khách hàng được tài trợ tíndụng có thể mua cùng sản phẩm với giá 1100 đô la và được trả tiền sau 30 ngày Dựa trên ví dụ này, mặc dù có thể xảy ra sự chậm trễ trong việc thu hồi thu nhập từkhách hàng được tài trợ tín dụng, công ty điện tử có thể tăng tổng thu nhập bằng cáchtính giá cao hơn (cụ thể là 100 đô la) cho các khách hàng này Điều này giúp tăngtrưởng doanh số bán và tạo ra lợi nhuận cao hơn cho công ty.

2 Ảnh hưởng chi phí:

- Mặc dù doanh nghiệp có thể có kinh nghiệm về chậm trễ của thu nhập nếu có tàitrợ tín dụng, nó sẽ vẫn gánh chịu các chi phí của bán hàng ngay lúc đó Hoặcdoanh nghiệp sẽ bán lấy tiền mặt hoặc là cho nợ, nó vẫn sẽ thu mua hoặc sảnxuất hàng hóa (và phải chi trả cho nó).

- Yếu tố ảnh hưởng chi phí trong chính sách tín dụng giúp công ty định giá lãisuất, quản lý rủi ro tín dụng và xác định các chi phí liên quan đến hoạt động vàdịch vụ Điều này giúp đảm bảo thu nhập và sự bền vững của công ty trong lĩnhvực tín dụng.

3 Chi phí nợ:

- Khi một doanh nghiệp huy động vốn bằng cách vay nợ thì doanh nghiệp cần phảitrả lãi cho khoản vay của mình được gọi là chi phí nợ.

3

Trang 7

- Doanh nghiệp cung cấp tín dụng cho khách hàng cần đảm bảo nguồn vốn để tàitrợ cho khoản phải thu Do đó, chi phí vay vốn ngắn hạn của doanh nghiệp sẽ ảnhhưởng đến quyết định cấp tín dụng.

- Phân tích chi phí nợ cẩn thận và toàn diện sẽ giúp nhà đầu tư, ngân hàng và cácbên liên quan khác đánh giá hiệu quả chính sách tín dụng của công ty, đưa raquyết định đầu tư, cho vay hoặc hợp tác hiệu quả.

4 Khả năng sinh lợi của khoản không thanh toán:

- Khả năng sinh lợi của khoản không thanh toán (hay còn gọi là khả năng sinh lợicủa khoản nợ) là một tỷ số tài chính được sử dụng để đánh giá hiệu quả sử dụngvốn vay của công ty

- Doanh nghiệp cung cấp tín dụng cho người mua đồng nghĩa với việc chấp nhậnmột tỷ lệ nợ xấu nhất định Rủi ro này không tồn tại khi bán hàng bằng tiền mặt - Khả năng sinh lợi của khoản không thanh toán là một yếu tố quan trọng cần xem

xét khi đánh giá chính sách tín dụng của công ty Nó thể hiện khả năng sử dụngvốn vay để tạo ra lợi nhuận và thanh toán khoản vay đúng hạn.

5 Chiết khấu tiền mặt:

- Chiết khấu tiền mặt là khoản trợ cấp hoặc chiết khấu do người bán đưa ra chongười mua Hình thức chiết khấu này được cung cấp để khuyến khích người muathanh toán sớm để hưởng ưu đãi.

- Doanh nghiệp có thể sử dụng chiết khấu tiền mặt như một công cụ để khuyếnkhích khách hàng thanh toán trước hạn, từ đó cải thiện dòng tiền và giảm thiểurủi ro nợ xấu.

Ví dụ: Nếu người bán ghi là "2/10 net 30" có nghĩa việc thanh toán được kéo dài trong

vòng 30 ngày, nhưng người mua có thể được lợi 2% trên giá nếu thanh toán hóa đơntrong vòng 10 ngày.

PHẦN 2: GIẢI THÍCH CÁC LOẠI CHI PHÍ LIÊN QUAN HÀNG TỒN KHO VÀCÁCH SỬ DỤNG CÁC CHI PHÍ TRÊN TRONG MÔ HÌNH EOQ

I Các loại chi phí liên quan hàng tồn kho:1 Định nghĩa hàng tồn kho:

4

Trang 8

- Hàng tồn kho là những hàng hóa, sản phẩm được doanh nghiệp dự trữ để bán vànhững thành phần tạo nên sản phẩm đó.

- Hàng tồn kho có thể được phân thành 3 loại:

 Nguyên liệu thô: là những nguyên liệu được bán đi hoặc giữ lại để sảnxuất trong tương lai, được gửi đi gia công chế biến và đã mua đang đitrên đường về.

 Bán thành phẩm: là những sản phẩm được phép dùng cho sản xuất nhữngvẫn chưa hoàn thành và sản phẩm hoàn thành chưa làm thủ tục nhập khothành phẩm.

 Thành phẩm: là sản phẩm hoàn chỉnh hoàn thành sau quá trình sản xuất,sẵn sàng để chuyển đi hoặc bán.

- Ba loại hàng tồn kho này sẽ được duy trì khác nhau từ công ty này đến công tykhác tùy thuộc vào tính chất khác nhau của từng doanh nghiệp.

- Trong quản trị hàng tồn kho có một sự đánh đổi cơ bản tồn tại là do chi phí nắmgiữ hàng tồn kho tăng cùng mức độ hàng tồn kho, trong khi đó thì chi phí thiếudự trữ hay chi phí bổ sung thì lại giảm cùng với mức độ tồn kho Mục đích cơbản quản lý hàng tồn kho là cực tiểu hóa 2 loại chi phí này

2 Ưu điểm và nhược điểm khi lưu trữ hàng tồn kho:

- Ưu điểm:

 Tránh tình trạng hết hàng đột ngột: một điều tồi tệ đó là khi khách hàngcần nhưng doanh nghiệp không thể đáp ứng được, điều đó sẽ làm chodoanh nghiệp sẽ mất một khoảng lợi nhuận, bên cạnh đó sẽ bị kháchhàng quay lưng Khi cung ứng đủ với chất lượng ổn kịp thời thì doanhnghiệp vừa có lợi nhuận cao vừa có thể làm vừa lòng khách hàng. Giảm chi phí đặt hàng: Việc đặt một đơn hàng lớn thay vì nhiều đơn

hàng nhỏ lẻ sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm đáng kể chi phí đặt hàng nhưcác phí vận chuyển, đánh máy hay phê duyệt

 Đạt được những mục tiêu đề ra và nâng cao hiệu quả sản xuất: Việc lưutrữ hàng tồn kho, đặc biệt là nguyên liệu thô sẽ đảm bảo cho quá trìnhsản xuất được diễn ra một cách liên tục và đạt hiệu suất cao Nhiều

5

Trang 9

doanh nghiệp không dự trữ nguyên liệu trong kho nên thường xuất hiệntình trạng gián đoạn sản xuất

- Nhược điểm: Khi mà mức tồn kho quá lớn, thời gian dự trữ lâu sẽ gây ra các rủiro về hàng bị lỗi thời, hư hỏng, hao hụt về chất lượng hay về các chi phí tồn khokhác Vì vậy, doanh nghiệp cần cân nhắc kĩ về mức tồn kho và quản lý một cáchhiệu quả để giảm thiểu rủi ro và tối ưu hóa lợi nhuận

3 Các chi phí liên quan hàng tồn kho:

- Là những khoản chi phí mà doanh nghiệp phải chịu khi dự trữ thành phẩm vànguyên liệu để phục vụ khách hàng nhanh chóng và tránh những gián đoạn trongsản xuất do thiếu nguyên vật liệu.

- Có hai dạng chi phí liên quan đến hàng tồn kho: chi phí nắm giữ hàng tồn kho vàchi phí thiếu hàng tồn kho.

3.1 Chi phí nắm giữ hàng tồn kho:- Chi phí lưu kho và theo dõi:

+ Phí lưu kho là chi phí phát sinh trong quá trình lưu trữ và bảo quản hànghóa tại kho trong một khoảng thời gian nhất định, có thể là khoản phí trựctiếp hoặc gián tiếp mà doanh nghiệp phải chi cho việc lưu kho hàng hóa.+ Nó bao gồm tất cả các loại chi phí liên quan đến việc lưu trữ hàng chưa

được bán trong kho và được tính như một phần của tổng chi phí hàng tồnkho trong một chuỗi cung ứng

+ Chi phí này bao gồm: chi phí kho bãi, thiết bị, chi phí nhân công, chi phíquản lý, chi phí vốn, chi phí khấu hao,

- Bảo hiểm và thuế:

+ Là khoản chi phí mà doanh nghiệp phải trả cho công ty bảo hiểm để đượcbảo vệ khỏi những rủi ro có thể xảy ra đối với hàng tồn kho, như hỏahoạn, mất cắp, hư hỏng,

+ Mức chi phí bảo hiểm phụ thuộc vào nhiều yếu tố, như giá trị hàng tồnkho, loại hình bảo hiểm, mức độ rủi ro,

+ Loại hình bảo hiểm:

6

Trang 10

● Bảo hiểm cháy nổ, rủi ro mở rộng.● Bảo hiểm vận chuyển hàng hóa.● Bảo hiểm thất thoát, trộm cắp

+ Doanh nghiệp phải nộp thuế đối với hàng tồn kho, bao gồm:

● Thuế giá trị gia tăng (VAT): Doanh nghiệp phải nộp thuế VAT đốivới giá trị hàng tồn kho khi bán ra.

● Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN): Doanh nghiệp phải nộp thuếTNDN đối với lợi nhuận thu được từ việc bán hàng tồn kho.

- Mất mát do lỗi thời, hư hỏng, hoặc mất cắp:

+ Là khoản chi phí mà doanh nghiệp phải chịu khi hàng tồn kho không thểsử dụng được hoặc bị mất đi do các nguyên nhân như:

● Lỗi thời: Doanh nghiệp không thể bán được hàng tồn kho do nhucầu thị trường thay đổi, sản phẩm lỗi mốt hoặc công nghệ mới rađời khiến sản phẩm cũ trở nên lỗi thời.

● Hư hỏng: Hàng tồn kho bị hư hỏng do các yếu tố như thiên tai, hỏahoạn, tai nạn, hoặc do bảo quản không tốt.

● Mất cắp: Hàng tồn kho bị mất cắp bởi nhân viên hoặc người ngoài.+ Chi phí mất mát do lỗi thời, hư hỏng hoặc mất cắp hàng tồn kho bao gồm:● Giá trị của hàng tồn kho bị mất: là khoản chi phí trực tiếp nhất mà

doanh nghiệp phải chịu.

● Chi phí xử lý hàng tồn kho: Doanh nghiệp phải chi phí để tiêu hủyhoặc bán thanh lý hàng tồn kho bị lỗi thời, hư hỏng

● Chi phí cơ hội: Doanh nghiệp mất đi cơ hội bán hàng và thu lợinhuận từ hàng tồn kho bị mất mát.

- Chi phí cơ hội của vốn trên khoản đầu tư:

+ Là lợi nhuận bị bỏ qua khi đầu tư vốn vào hàng tồn kho chứ không phảinơi khác như: gửi tiết kiệm ngân hàng, mua trái phiếu, đầu tư vào các dựán khác,

7

Trang 11

+ Nó được tính bằng tỷ suất lợi nhuận yêu cầu nhân với chi phí để có đượcmỗi đơn vị hàng tồn kho

+ Ý nghĩa của việc tính chi phí cơ hội:

● Giúp doanh nghiệp đánh giá hiệu quả của khoản đầu tư vào hàngtồn kho.

● Giúp doanh nghiệp ra các quyết định về hàng tồn kho trong quátrình mua sắm, sử dụng và dữ trữ nó.

● Giúp doanh nghiệp lựa chọn phương án sử dụng vốn hiệu quả nhất.

3.2 Chi phí thiếu hàng tồn kho

Chi phí thiếu hàng tồn kho là chi phí liên quan đến việc nắm giữ không đủ hàngtồn kho, bao gồm hai thành phần là chi phí bổ sung và chi phí liên quan đến dự trữ antoàn.

- Chi phí bổ sung:

+ Dựa vào việc kinh doanh của doanh nghiệp, chi phí bổ sung hoặc đặt hànglà những chi phí đặt hàng với nhà cung cấp hay chi phí để tiếp tục sảnxuất, bao gồm:

Chi phí đặt hàng với nhà cung cấp:

● Chi phí mua hàng: chi phí trực tiếp của việc mua sản phẩm hoặcnguyên liệu từ nhà cung cấp.

● Chi phí liên hệ và xử lý: liên quan đến việc liên hệ với nhà cungcấp, đặt hàng, nhập dữ liệu, xử lý thanh toán, các thủ tục giấy tờ, ● Chi phí vận chuyển: vận chuyển hàng hóa từ nhà cung cấp đến kho

của doanh nghiệp.

● Chi phí kiểm tra chất lượng: nếu cần thiết, doanh nghiệp có thểphải chi trả cho việc kiểm tra chất lượng sản phẩm từ nhà cung cấp,đặc biệt là trong trường hợp cần đảm bảo chất lượng cao hoặc tuânthủ các tiêu chuẩn cụ thể của sản phẩm.

Chi phí tiếp tục sản xuất:

8

Trang 12

● Chi phí nguyên liệu, vật liệu sản xuất: chi phí cho việc muanguyên, vật liệu cần thiết để tiếp tục sản xuất, cũng như vận chuyểnvà xử lý đơn hàng.

● Chi phí lao động: bao gồm tiền lương nhân viên, đào tạo nhân viên,lợi ích và bất kỳ chi phí nào liên quan đến lao động cần thiết để vậnhành dây chuyền sản xuất.

● Chi phí vận hành và thiết bị: chi phí vận hành hàng ngày của nhàmáy và thiết bị, bao gồm điện, nước, bảo dưỡng và sửa chữa.● Chi phí quản lý sản xuất: liên quan đến việc quản lý và giám sát

quá trình sản xuất, bao gồm cả chi phí của các nhóm quản lý và cáccông cụ quản lý.

- Chi phí liên quan đến dự trữ an toàn:

+ Là những mất mát, cơ hội như mất bán hàng và mất khách hàng tốt dohàng tồn kho không dự trữ đủ.

3.3 Các biện pháp để giảm thiểu chi phí liên quan hàng tồn kho

Để giảm thiểu hóa chi phí liên quan hàng tồn kho, các doanh nghiệp có thể ápdụng các biện pháp sau đây:

- Quản lý hàng tồn kho hiệu quả:

+ Áp dụng công nghệ thông tin giúp tự động hóa các quy trình, tăng cườngkhả năng dự đoán và giảm thiểu sai sót.

+ Phân loại hàng tồn kho: Phân loại hàng tồn kho theo các tiêu chí như loạihàng hóa, giá trị, mức độ tiêu thụ để có chiến lược quản lý phù hợp chotừng loại hàng hóa.

+ Kiểm kê hàng tồn kho định kỳ: Thực hiện kiểm kê hàng tồn kho định kỳđể đảm bảo số lượng và chất lượng hàng hóa được cập nhật chính xác.

Ví dụ: Sử dụng hệ thống quản lý kho hàng WMS để tối ưu hóa trong việc kiểm soát

thay đổi lượng ra vào của hàng hóa, từ lúc chọn hàng tới sắp xếp theo đơn đặt hàng đếnvận chuyển hàng hóa, bổ sung và quản lý hàng tồn kho, hướng dẫn nhân viên quy trình

9

Trang 13

thực hiện nhận và đặt hàng tồn kho, bên cạnh đó thì WMS còn tối đa hóa không gianchứa hàng và giảm thiểu các thao tác thông qua các quy trình xếp hàng tự động tại kho.

- Dự báo nhu cầu hàng hóa, xác định mức tồn kho hợp lý.

- Quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả, như tối ưu hóa quy trình chuỗi cung ứng bằngcách tăng cường liên kết với nhà cung cấp, tăng cường thông tin và quản lý rủi rotrong chuỗi cung ứng giúp giảm thiểu thiếu hụt, đảm bảo rằng hàng tồn kho luôncó sẵn, đúng lúc và hợp lý.

- Thanh lý hàng tồn kho (do lỗi thời, hư hỏng nhẹ) với giá thấp hơn giá vốn để thuhồi vốn, các chương trình khuyến mãi, ưu đãi cho khách hàng.

- Ứng dụng các phương pháp quản lý, như phương pháp ABC và mô hình sốlượng đặt hàng hiệu quả (EOQ) để phân loại hàng hóa theo mức độ quan trọng vàthứ tự ưu tiên, giúp tập trung nguồn lực vào việc quản lý những mặt hàng quantrọng nhất.

- Xây dựng kế hoạch dự phòng, tăng cường quản lý rủi ro để ứng phó với các tìnhhuống bất ngờ như thiếu hụt nguyên vật liệu, gián đoạn sản xuất, v.v.

- Đào tạo và huấn luyện nhân viên về quản lý hàng tồn kho và kỹ thuật quản lýchuỗi cung ứng để cải thiện hiệu suất và hiệu quả.

II Cách sử dụng chúng trong mô hình EOQ:

1 Mô hình EOQ (Economic Order Quantity Model)

Yếu tố quyết định trong quản trị hàng tồn kho là dự báo chính xác khối lượng cácloại hàng hóa cần dự trữ trong kỳ nghiên cứu – thường là một năm Những doanhnghiệp có nhu cầu mang tính hàng hóa thời vụ có thể chọn kỳ dự trữ phù hợp với đặcđiểm kinh doanh của mình Sau khi đã có số liệu dự báo chính xác về mức dự trữ hàngnăm, doanh nghiệp có thể xác định số lần đặt hàng trong năm và khối lượng hàng hóatrong mỗi lần đặt hàng Mục đích là tìm được cơ cấu tồn kho có tổng chi phí nằm ở mứctối thiểu.

Như vậy, vấn đề quan trọng của việc quản lý hàng tồn kho là quyết định cần đặtmua bao nhiêu đối với một loại hàng nhất định Mô hình số lượng đặt hàng hiệu quả(EOQ) là mô hình quyết định lượng tồn kho tối ưu hay lượng đặt hàng tối ưu sao cho

10

Ngày đăng: 03/06/2024, 19:44

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN