1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

tiểu luận kinh tế đầu tư xây dựng chủ đề đánh giá tác động môi trường trong lập dự án đầu tư

52 4 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đánh giá tác động môi trường trong lập dự án đầu tư
Tác giả Lê Quý Huy Hoàng, Hà Thanh Tùng
Người hướng dẫn TS. Vũ Kim Yến
Trường học Trường Đại học Xây dựng
Chuyên ngành Kinh tế Đầu tư Xây dựng
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 52
Dung lượng 458,07 KB

Cấu trúc

  • 1. Khái quát về đánh giá tác động môi trường (5)
    • 1.1. Khái niệm (5)
    • 1.2. Đối tượng thực hiện (5)
    • 1.3. Căn cứ pháp luật và kỹ thuật thực hiện đánh giá tác động môi trường (5)
    • 1.4. Phương pháp đánh giá tác động môi trường (10)
    • 1.5. Quy trình lập đánh giá tác động môi trường (11)
  • 2. Mô tả tóm tắt dự án (11)
    • 2.1. Thông tin về dự án (11)
    • 2.2. Các hạng mục công trình của dự án (13)
    • 2.3. Nguyên, nhiên, vật liệu, hóa chất sử dụng của dự án; nguồn cung cấp điện, nước và các sản phẩm của dự án (13)
    • 2.4. Công nghệ sản xuất, vận hành (14)
  • 3. Hiện trạng môi trường khu vực thực hiện dự án (14)
    • 3.1. Hiện trạng thành phần môi trường và đa dạng sinh học khu vực thực hiện dự án (14)
    • 3.2. Nhận dạng các đối tượng bị tác động, yếu tố nhạy cảm về môi trường khu vực thực hiện dự án (19)
  • 4. Đánh giá, dự báo tác động môi trường của dự án và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường, ứng phó sự cố môi trường (22)
    • 4.1. Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường (22)
    • 4.2. Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường (35)
    • 4.3. Đánh giá tác động môi trường và đề xuất các biện pháp giảm thiểu trong (45)
    • 4.4. Tổ chức thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường (48)
    • 4.5. Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các kết quả đánh giá dự báo (50)
  • 5. Kết luận (51)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (0)

Nội dung

Khái quát về đánh giá tác động môi trường- Dự án đầu tư nhóm I, bao gồm: Dự án thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễmmôi trường với quy mô, công suất lớn;

Khái quát về đánh giá tác động môi trường

Khái niệm

Đánh giá tác động môi trường là quá trình phân tích, đánh giá, nhận dạng, dự báo tác động đến môi trường của dự án đầu tư và đưa ra biện pháp giảm thiểu tác động xấu đến môi trường (Khoản 7 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2020)

Đối tượng thực hiện

- Dự án đầu tư nhóm I, bao gồm:

 Dự án thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với quy mô, công suất lớn; dự án thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại; dự án có nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất;

 Dự án thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với quy mô, công suất trung bình nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường; dự án không thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với quy mô, công suất lớn nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;

 Dự án sử dụng đất, đất có mặt nước, khu vực biển với quy mô lớn hoặc với quy mô trung bình nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;

 Dự án khai thác khoáng sản, tài nguyên nước với quy mô, công suất lớn hoặc với quy mô, công suất trung bình nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;

 Dự án có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất quy mô trung bình trở lên nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;

 Dự án có yêu cầu di dân, tái định cư với quy mô lớn.

- Một số dự án đầu tư nhóm II, bao gồm:

 Dự án sử dụng đất, đất có mặt nước, khu vực biển với quy mô trung bình hoặc với quy mô nhỏ nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;

 Dự án khai thác khoáng sản, tài nguyên nước với quy mô, công suất trung bình hoặc với quy mô, công suất nhỏ nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;

 Dự án có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất với quy mô nhỏ nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;

 Dự án có yêu cầu di dân, tái định cư với quy mô trung bình.

 Lưu ý: Các đối tượng trên thuộc dự án đầu tư công khẩn cấp theo quy định của pháp luật về đầu tư công không phải thực hiện đánh giá tác động môi trường.(Điều 30 Luật Bảo vệ môi trường 2020)

Căn cứ pháp luật và kỹ thuật thực hiện đánh giá tác động môi trường

a) Các văn bản pháp lý

- Liên quan đến công tác thực hiện ĐTM:

Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17/11/2020.

Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.

Nghị định số 45/2022/NĐ-CP ngày 07/7/2022 của Chính phủ quy định về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

Thông tư số 10/2021/TT-BTNMT ngày 30/6/2021 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định kỹ thuật quan trắc môi trường và quản lý thông tin, dữ liệu quan trắc môi trường.

Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.

- Liên quan đến môi trường, sử dụng đất và các lĩnh vực có liên quan:

Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân số 21/LCT/HĐNN8 ngày 30/6/1989.

Luật Phòng cháy và chữa cháy số 27/2001/QH10 ngày 29/06/2001.

Luật Giao thông đường bộ số 23/2008/QH12 ngày 13/11/2008.

Luật khoáng sản số 60/2010/QH12 ngày 17/11/2010.

Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 ngày 21/6/2012.

Luật Phòng, chống thiên tai số 33/2013/QH13 ngày 19/6/2013.

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy số 40/2013/QH13 ngày 22/11/2013.

Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013.

Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 08/06/2014.

Luật An toàn vệ sinh lao động số 84/2016/QH13 ngày 25/06/2015.

Luật Thủy lợi số 08/2017/QH14 ngày 19/6/2017.

Luật Đầu tư công số 39/2019/QH14 ngày 13/6/2019.

Bộ Luật Lao động số 45/2019/QH14 ngày 20/11/2019.

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật đê điều số 60/2020/QH14 ngày 17/6/2020.

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng số 62/2020/QH14 ngày 17/6/2020.

Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 của Chính phủ về quy định quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.

Nghị định số 100/2013/NĐ-CP ngày 03/9/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.

Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước.

Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 01/07/2014 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Đất đai.

Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 06/08/2014 của Chính phủ về thoát nước và xử lý nước thải.

Nghị định 35/2015/NĐ-CP ngày 13/04/2015 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa.

Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06/01/2017 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai.

Nghị định số 62/2019/NĐ-CP ngày 11/7/2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định 35/2015/NĐ-CP ngày 13/4/2015 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa.

Nghị định số 40/2020/NĐ-CP ngày 06/4/2020 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đầu tư công.

Nghị định số 135/2020/NĐ-CP ngày 24/11/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy.

Nghị định số 148/2020/NĐ-CP ngày 18/12/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số nghị định chi tiết thi hành Luật Đất đai.

Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26/01/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng.

Nghị định số 10/2021/NĐ-CP ngày 09/02/2021 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng.

Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03/3/2021 của Chính phủ quy định quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng.

Thông tư số 37/2014/TT-BTNMT ngày 30/06/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc Quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.

Thông tư số 04/2015/TT-BXD ngày 03/4/2015 của Bộ Xây dựng hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 06/8/2014 của Chính phủ về thoát nước và xử lý nước thải.

Thông tư số 50/2015/TT-BGTVT ngày 23/9/2015 của Bộ Giao thông vận tải về hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.

Thông tư số 33/2017/TT-BTNMT ngày 29/9/2017 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc Quy định chi tiết Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06/01/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai và sửa đổi, bổ sung một số điều của các thông tư hướng dẫn thi hành Luật Đất đai.

Thông tư số 02/2018/TT-BXD ngày 06/02/2018 của Bộ Xây dựng quy định về bảo vệ môi trường trong thi công xây dựng công trình và chế độ báo cáo công tác bảo vệ môi trường ngành xây dựng.

Thông tư số 28/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ Nông nghiệp Phát triển nông thôn quy định về quản lý rừng bền vững.

Thông tư số 06/2021/TT-BXD ngày 30/6/2021 của Bộ Xây dựng Quy định về phân cấp công trình xây dựng và hướng dẫn áp dụng trong quản lý hoạt động đầu tư xây dựng.

Thông tư số 16/2021/TT-BGTVT ngày 12/08/2021 của Bộ Giao thông vận tải quy định về kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.

Thông tư số 12/2021/TT-BXD ngày 31/08/2021 của Bộ Xây dựng ban hành định mức xây dựng.

Quyết định số 55/2019/QĐ-UBND ngày 20/12/2019 của UBND tỉnh Hải Dương ban hành bảng giá đất giai đoạn 2020 - 2024 trên địa bàn tỉnh Hải Dương. b) Các quy chuẩn, tiêu chuẩn và hướng dẫn kỹ thuật về môi trường

Table 1 Quy chuẩn, tiêu chuẩn và hướng dẫn kỹ thuật về môi trường

Chỉ tiêu Tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng

Môi trường không khí, vi khí hậu

- QCVN 05:2013/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh.

- QCVN 06:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh.

- QCVN 02:2019/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bụi - Giá trị giới hạn tiếp xúc cho phép bụi tại nơi làm việc.

- QCVN 03:2019/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bụi - Giá trị giới hạn tiếp xúc cho phép của 50 yếu tố hóa học tại nơi làm việc.

- QCVN 19:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ.

- QCVN 20:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với một số chất hữu cơ.

- QCVN 26:2016/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về vi khí hậu, giá trị cho phép nơi làm việc.

- QCVN 26:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn.

- QCVN 27:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về rung động.

- QCVN 24:2016/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn - mức tiếp xúc cho phép tiếng ồn tại nơi làm việc.

- QCVN 27:2016/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung - mức tiếp xúc cho phép độ rung tại nơi làm việc.

- QCVN 14:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt.

- QCVN 40:2011/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp.

- QCVN 08-MT:2015/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt.

- QCVN 09-MT:2015/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước dưới đất.

- QCVN 02:2009/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước cấp sinh hoạt.

- TCXDVN 33:2006: Cấp nước - Mạng lưới đường ống và Công trình. Tiêu chuẩn thiết kế.

- - QCVN 03-MT:2015/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới

- hạn cho phép của một số kim loại nặng trong đất.

Chất thải rắn, chất thải nguy hại

- QCVN 07:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất thải nguy hại.

- QCVN 50:2013/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng nguy hại đối với bùn thải từ quá trình xử lý nước.

- TCVN 6707:2009: Chất thải nguy hại - Dấu hiệu cảnh báo phòng ngừa.

- TCVN 6705:2009: Chất thải rắn thông thường.

- TCVN 6706:2009: Phân loại chất thải nguy hại.

Các TCVN, - QCVN 01:2021/BXD: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây

QCVN có liên quan khác dựng.

- 22 TCN 263-2000: Quy trình khảo sát đường ô tô.

- TCVN 9437:2012: Quy trình khoan thăm dò địa chất.

- 22 TCN 262-2000: Quy trình khảo sát, thiết kế nền đường ô tô trên nền đất yếu.

- 22 TCN 171-87: Quy trình khảo sát địa chất công trình và thiết kế, biện pháp ổn định nền đường vùng có hoạt động trượt, sụt lở.

- TCVN 7572:2006: Cốt liệu cho bê tông và vữa - phương pháp thử.

- TCVN 4054:2005: Đường ô tô - Yêu cầu thiết kế.

- TCVN 11823:2017: Tiêu chuẩn thiết kế cầu.

- QCVN 41:2019/BGTVT: Quy chuẩn báo hiệu đường bộ.

- 22 TCN 273-01: Tiêu chuẩn thiết kế đường (Phần nút giao).

Phương pháp đánh giá tác động môi trường

a) Phương pháp đánh giá nhanh trên cơ sở hệ số ô nhiễm

Là phương pháp dùng để xác định nhanh tải lượng, nồng độ các chất ô nhiễm trong khí thải, nước thải, mức độ gây ồn, rung động phát sinh từ hoạt động của dự án Việc tính tải lượng chất ô nhiễm được dựa trên các hệ số ô nhiễm do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thiết lập b) Phương pháp mô hình hóa

Sử dụng các mô hình tính toán để dự báo lan truyền các chất ô nhiễm trong môi trường không khí, từ đó xác định mức độ, phạm vi ô nhiễm môi trường không khí do các hoạt động của dự án gây ra c) Phương pháp thống kê

Thu thập và xử lý các số liệu về khí tượng thuỷ văn, KT - XH khu vực thực hiện dự án d) Phương pháp kế thừa

Trên cơ sở so sánh các công đoạn thi công xây dựng các tuyến đường giao thông trên địa bàn tỉnh như đường trục Bắc Nam; đường trục Đông Tây để phân tích đặc tính các dòng thải e) Phương pháp so sánh

Dùng để đánh giá các tác động trên cơ sở tiêu chuẩn, quy chuẩn Việt Nam. f) Phương pháp lấy mẫu ngoài hiện trạng và phân tích trong phòng thí nghiệm Đây là phương pháp sử dụng chủ yếu trong phần đánh giá hiện trạng môi trường, bao gồm: chọn vị trí đo và đo đạc các thông số về môi trường nước, không khí, tiếng ồn, tốc độ gió; quá trình phân tích xử lý mẫu trong phòng thí nghiệm.

Quá trình đo đạc, lấy mẫu ngoài hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm luôn tuân thủ các quy định của Việt Nam. g) Phương pháp điều tra xã hội học và tham vấn các bên có liên quan Điều tra, phỏng vấn trực tiếp cán bộ của các huyện về tình hình KT - XH, chất thải và yêu cầu, nguyện vọng của các bên có liên quan đến dự án được sử dụng trong phần tham vấn cộng đồng thuộc phụ lục của báo cáo.

Quy trình lập đánh giá tác động môi trường

Bước 1: Khảo sát điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội liên quan đến dự án

Bước 2: Xác định các nguồn có thể gây ô nhiễm như: khí thải, nước thải, chất thải rắn, tiếng ồn Xác định các loại chất thải có thể phát sinh trước và sau quá trình xây dựng và hoạt động của dự án

Bước 3: Thu thập các mẫu khí thải, chất thải, … đã xác định từ trước đó sau đó đem phân tích tại phòng thí nghiệm

Bước 4: Đánh giá mức độ tác động ảnh hưởng của các nguồn ô nhiễm đến môi trường, xã hội và con người

Bước 5: Xây dựng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường

Bước 6: Đề xuất phương án xử lý nước thải, khí thải, phương án thu gom và xử lý chất thải rắn từ hoạt động của dự án

Bước 7: Tiến hành tham vấn ý kiến UBND và UBMTTQ phường nơi thực hiện dự án Bước 8: Xây dựng chương trình quản lý và giám sát môi trường

Bước 9: Nộp lên cơ quan có thẩm quyền và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM

Mô tả tóm tắt dự án

Thông tin về dự án

a) Tên dự án: Dự án cải tạo nâng cấp đường tỉnh 391 đoạn từ Km24+600-Km28+400 b) Chủ đầu tư:

- Tên chủ dự án: Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh Hải Dương.

- Địa chỉ: Số 16 đường Lê Viết Hưng, phường Ngọc Châu, thành phố Hải Dương, tỉnhHải Dương.

- Người đại diện theo pháp luật: Ông Nguyễn Hoài Long

- Điện thoại: 0220.3845410 Fax: 0220.3845410 c) Địa điểm xây dựng:

Dự án cải tạo nâng cấp đường tỉnh 391 đoạn từ Km24+600-Km28+400 có chiều dài đoạn tuyến khoảng 4 km thuộc xã Cộng Lạc, xã Nguyên Giáp, xã Quang Trung, huyện

Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương. d) Mục tiêu dự án:

Cải tạo, nâng cấp tỉnh lộ 391 đoạn từ Km24+600- Km28+400; nâng cao hiệu quả khai thác tuyến đường, đảm bảo an toàn giao thông và đáp ứng yêu cầu lưu thông ngày càng cao trên tuyến; đảm bảo đồng bộ về quy mô toàn tuyến và phát huy hiệu quả các dự án liên quan đến tỉnh lộ 391 đang triển khai đầu tư; tạo kết nối giao thông thuận lợi cửa ngõ phía Đông Nam tỉnh Hải Dương với tỉnh Thái Bình, hoàn thiện trục giao thông kết nối liên vùng Hưng Yên - Hải Dương - Thái Bình; Thông qua đường trục Đông - Tây, tỉnh Hải Dương, tỉnh lộ 391 và quốc lộ 10, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội huyện Tứ Kỳ nói riêng và tỉnh Hải Dương nói chung. e) Quy mô dự án:

+ Phần đường: cải tạo, nâng cấp tuyến đường theo quy mô đường cấp III đồng bằng với 4 làn xe; Bnền = 17,5m, Bmặt = 15,5m Tiêu chuẩn thiết kế TCVN 4054:2005, mặt đường bê tông nhựa cấp cao A1, tải trọng thiết kế cống HL93 Tốc độ thiết kế 80 km/h.

+ Phần cầu: Giữ nguyên quy mô hiện trạng (chưa đầu tư 01 đơn nguyên cầu Xe).

+ Thiết kế các cống ngang được nối dài hoặc xây dựng mới tại các vị trí cần thoát nước lưu vực và tại các vị trí cắt qua kênh, mương thủy lợi Bố trí hệ thống rãnh thoát nước dọc và chiếu sáng các đoạn qua khu dân cư Thiết kế hoàn chỉnh hệ thống đảm bảo an toàn giao thông theo quy định.

+ Xây dựng hoàn trả các công trình hạ tầng bị ảnh hưởng bởi dự án (thông tin liên lạc, điện, kênh mương…) f) Loại hình dự án:

- Nhóm dự án: Dự án nhóm B.

- Loại, cấp công trình: Công trình giao thông cấp II Dự án nâng cấp, cải tạo.

- Tổng mức đầu tư: 257.770.000.000 đồng (Hai trăm năm mươi bảy tỷ, bảy trăm bảy mươi triệu đồng)

- Nguồn vốn: Ngân sách tỉnh, trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025.

- Thời gian thực hiện: Trong giai đoạn 2021-2025 và theo kế hoạch cấp vốn hàng năm.

Các hạng mục công trình của dự án

- Phần đường: cải tạo, nâng cấp tuyến đường theo quy mô đường cấp III đồng bằng với 4 làn xe; Bnền = 17,5m, Bmặt = 15,5m, Vtk = 80km/h Trong đó:

 Bề rộng mặt đường xe cơ giới: Bmặt = 2x3,5m = 7,0m.

 Bề rộng mặt đường xe hỗn hợp: Bhh = 2x4,0m = 8,0m.

 Bề rộng phần phân cách 2 chiều xe chạy dùng vạch sơn liền kẻ kép: Bppc=0,5m.

 Bề rộng lề đất: Blề đất = 2x1,0m = 2,0m.

 Độ dốc ngang: mặt đường Imặt = 2%, Ilề đất = 6%.

Riêng đối với các đoạn qua khu dân cư thiết kế vỉa hè Bvh=2,0m và hệ thống thoát nước dọc

- Phần cầu: Giữ nguyên quy mô hiện trạng (chưa đầu tư 01 đơn nguyên cầu Xe).

- Nút giao trên tuyến: 01 nút giao dạng ngã ba với ĐT.194 tại Km25+100; 01 nút giao ngã tư với đường đê phía Nam cầu Xe Mới tại Km25+920; 01 nút giao với trục đường khu dân cư Nguyên Giáp (không thực hiện trong dự án này), tất cả các nút được thiết kế nút giao bằng.

- Hệ thống thoát nước dọc, ngang đường: Cống dọc: khối lượng cống D1.5m:108m, khối lượng cống D0.6m:4.046m; cống ngang: b) Công trình phụ trợ:

- Công trường, đường công vụ.

- Công trình phòng hộ và an toàn giao thông.

- Thiết kế cấp điện, chiếu sáng. c) Các công trình xử lý chất thải và bảo vệ môi trường:

- Hệ thống thoát nước ngang, thoát nước dọc.

- Bãi đổ đất đá loại.

Nguyên, nhiên, vật liệu, hóa chất sử dụng của dự án; nguồn cung cấp điện, nước và các sản phẩm của dự án

Các mỏ vật liệu phục vụ thi công xây dựng công trình sử dụng các mỏ đang phục vụ thi công các công trình trong khu vực dự án

- Các nguyên vật liệu sử dụng trong quá trình xây dựng bao gồm: đất đào, đắp tạo mặt đường, bê tông thương phẩm, bê tông nhựa, sắt thép, vải địa kỹ thuật được mua tại các đại lý trên địa bàn bàn huyện và các vùng lân cận Đất, cát đắp nền khai thác tại các mỏ, cát trong khu vực (tại các mỏ hoặc bãi tập kết có cấp phép)

Ngoài ra, nước sinh hoạt cũng có thể được mua bằng téc nước phục vụ sinh hoạt trong công trường Chủ dự án sẽ làm việc hoàn thiện các thủ tục với đơn vị quản lý điện, nước của địa phương

- Nguồn cấp nước cho hoạt động thi công:

Nguồn nước được lấy từ nguồn nước cấp (đoạn qua khu dân cư, đơn vị thi công sẽ làm việc đơn vị có chức năng để đồng ý về việc lấy nước phục vụ trong thi công và sinh hoạt) Như vậy, lượng nước sử dụng cho công trường khoảng 2,25 m3/ngày/công trường ứng với 50 công nhân/công trường Đối với việc thi công dự án: Nước sử dụng chủ yếu cho công tác rửa xe và xông nước làm ẩm chống bụi gần khu vực thi công Dự án và trong công trường

- Nguồn điện cấp cho hoạt động thi công:

Chủ dự án và đơn vị thi công sẽ làm việc với cơ quan quản lý điện lực của huyện để thỏa thuận về việc cung cấp nguồn sử dụng điện cho sinh hoạt hàng ngày tại trường và thi công Công trường cũng bố trí máy phát điện dự kiến phòng điều hành công việc. Theo thuật toán TMĐT thì khối lượng điện dự kiến sử dụng khoảng 900.125 kWh

- Nguồn điện cấp trong giai đoạn doạn vận hành:

Nguồn điện cung cấp cho chiều dọc tuyến được lấy từ lưới điện Quốc gia, qua các trạm biến áp cung cấp cho khu vực của dự án.

Công nghệ sản xuất, vận hành

Sau khi Dự án hoàn thành, Chủ đầu tư thực hiện quản lý, bảo quản, sử dụng theo đúng mục tiêu đề ra Công tác quản lý bao gồm:

- Khơi thông cống, rãnh dọc tuyến trước mùa mưa.

- Kiểm tra, đánh giá hiện trạng tuyến đường để phát hiện các hư hỏng và kịp thời sửa chữa khắc phục.

- Định kỳ duy tu, bảo dưỡng các công trình và trang thiết bị dọc tuyến.

Hiện trạng môi trường khu vực thực hiện dự án

Hiện trạng thành phần môi trường và đa dạng sinh học khu vực thực hiện dự án

- Nguồn điện cấp cho hoạt động thi công:

Chủ dự án và đơn vị thi công sẽ làm việc với cơ quan quản lý điện lực của huyện để thỏa thuận về việc cung cấp nguồn sử dụng điện cho sinh hoạt hàng ngày tại trường và thi công Công trường cũng bố trí máy phát điện dự kiến phòng điều hành công việc. Theo thuật toán TMĐT thì khối lượng điện dự kiến sử dụng khoảng 900.125 kWh

- Nguồn điện cấp trong giai đoạn doạn vận hành:

Nguồn điện cung cấp cho chiều dọc tuyến được lấy từ lưới điện Quốc gia, qua các trạm biến áp cung cấp cho khu vực của dự án

2.4 Công nghệ sản xuất, vận hành

Sau khi Dự án hoàn thành, Chủ đầu tư thực hiện quản lý, bảo quản, sử dụng theo đúng mục tiêu đề ra Công tác quản lý bao gồm:

- Khơi thông cống, rãnh dọc tuyến trước mùa mưa.

- Kiểm tra, đánh giá hiện trạng tuyến đường để phát hiện các hư hỏng và kịp thời sửa chữa khắc phục.

- Định kỳ duy tu, bảo dưỡng các công trình và trang thiết bị dọc tuyến.

3 Hiện trạng môi trường khu vực thực hiện dự án

3.1 Hiện trạng thành phần môi trường và đa dạng sinh học khu vực thực hiện dự án a) Hiện trạng chất lượng môi trường không khí:

Table 2 Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí

- K1: Khu vực đầu tuyến Km0 (Km42+775 QL18), tọa độ: X(m): 2337493,39; Y(m):649088,80.

- K2: Khu vực trong tuyến 1 (xã Cộng Lạc, huyện Tứ Kỳ), tọa độ: X(m): 2338295,17; Y(m): 649299,73.

- K3: Khu vực trong tuyến 2 (xã Cộng Lạc, huyện Tứ Kỳ), tọa độ: X(m): 2338789,13; Y(m): 649431,68.

- K4: Khu vực trong tuyến 3 (xã Cộng Lạc, huyện Tứ Kỳ), tọa độ: X(m): 2340136,80; Y(m): 649594,88.

- K5: Khu vực trong tuyến (vị trí cầu vượt đường sắt, xã Nguyên Giáp), tọa độ: X(m): 2341604,68; Y(m): 650843,37.

- K6: Khu vực cuối tuyến Km 3+380, tọa độ: X(m): 2343071,68; Y(m):650765,88.

- QCVN 05:2013/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh, trung bình 1 giờ.

- (1) QCVN 26:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn.

- (2) QCVN 06:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh.

- Mẫu kết quả ghi “20m3 Tấm quây hướng về các đối tượng nhạy cảm, cao hơn bề mặt bãi khoảng 0,3m, được gia cố bằng các cọc sao cho khỏi đổ.

- Giảm thiểu ô nhiễm bụi từ phát thải của các phương tiện tham gia thi công

 Để là giảm thiểu tình trạng ô nhiễm bụi, khí độc phát thải từ các phương tiện máy móc tham gia thi công tại khu vực dự án Các biện pháp sau sẽ được áp dụng:

 Sử dụng phương tiện đảm bảo tiêu chuẩn khí thải: các phương tiện tham gia thi công đảm bảo tiêu chuẩn khí thải theo “Quyết định số 249/2005/QĐ-TTg ngày 10/10/2005 của Thủ tướng Chính phủ về quy định lộ trình áp dụng tiểu chuẩn khí thải đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ”.

 Quy định khu vực di chuyển: các phương tiện tham gia thi công tại mỗi khu vực thi công chỉ được phép di chuyển trong phạm vi thi công theo quy định (phạm vi GPMB, đường công vụ).

- Giảm thiểu ô nhiễm không khí từ hoạt động vận chuyển vật liệu

 Nhằm giảm thiểu tình trạng ô nhiễm không khí bởi bụi dọc các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ, phát sinh từ các phương tiện vận chuyển vật liệu đến khu vực Dự án. Các biện pháp sẽ được áp dụng:

 Sử dụng phương tiện đảm bảo tiêu chuẩn khí thải và các yêu cầu khi vận chuyển:

 Làm sạch đường khu vực gần các cửa ra vào khu vực thi công: đoạn đường quốc lộ, tỉnh lộ nơi có các cửa ra vào khu vực thi công thường xuyên làm vệ sinh, đảm bảo bùn đất rơi vãi trên mặt đường từ lốp xe không gây bẩn mặt đường, không gây ô nhiễm bụi và lầy hoá.

- Kiểm soát ô nhiễm bụi do hoạt động đổ đất loại và phế thải

 Nhằm ngăn ngừa nguy cơ ô nhiễm bụi tích luỹ tại khu vực dân cư dọc tuyến, do hoạt động đổ đất loại, phế thải các biện pháp sau sẽ được thực hiện:

 Xe chở đúng trọng tải, phủ bạt kín thùng xe; đổ đúng quy định theo thỏa thuận giữa chủ đầu tư và địa phương có bãi đổ thải.

 Giám sát môi trường trong thi công: thực hiện giám sát môi trường tại các điểm dân cư tập trung, các đối tượng nhạy cảm khác Nếu thấy nồng độ bụi vượt GHCP, sẽ thực hiện các biện pháp bổ sung bao gồm: truy xét tìm nguyên nhân, tăng cường các biện pháp kiểm soát từ các hoạt động gây bụi lớn nhất cho đến khi bụi tại đối tượng nhạy cảm đạt GHCP hoặc ít nhất như trước khi thi công.

- Giảm thiểu ô nhiễm bụi tại các công trường thi công

 Với mục đích ngăn ngừa và xử lý phát tán bụi từ các hoạt động thi công, bãi chứa cốt liệu (đá và cát) và các hoạt động vận chuyển trong phạm vi công trường thi công, sẽ thực hiện các biện pháp sau:

 Che phủ các bãi chứa: các bãi chứa sẽ được phủ bạt hoặc vải địa kỹ thuật và gia cố chặt tránh gió làm bay bạt, chỉ để chừa ra khoảng hở vừa đủ để có thể lấy vật liệu thuận tiện Khi lấy vật liệu, nếu thấy bụi bốc lên, thực hiện ngay việc phun nước làm ẩm.

 Kiểm soát bụi khi đổ vật liệu: khi dùng xe ben để đổ vật liệu tại các bãi chứa, nếu thấy bụi bốc lên, sẽ thực hiện ngay việc phun nước làm ẩm.

 Làm ẩm đường ngăn ngừa phát tán bụi: đường đất trong công trường, nơi các xe tải ra vào sẽ được tưới nước làm ẩm ít nhất 01 lần/ngày.

- Giảm thiểu bụi trong quá trình xây dựng

 Thi công theo phương pháp cuốn chiếu, san gạt, đào đắp đến đâu đầm lèn chặt đến đó.

 Xe không chở quá đầy và có bạt che phủ

 Quy định tốc độ khi xe chạy trong khu vực dự án và qua khu dân cư với vận tốc dưới 20 km/h để hạn chế tối đa sự phát tán bụi.

Đánh giá tác động môi trường và đề xuất các biện pháp giảm thiểu trong

4.3.1 Đánh giá, dự báo các tác động

Table 14 Tóm lược các nguồn gây tác động môi trường trong giai đoạn vận hành

Nguồn tác động liên quan đến chất thải

Các hoạt động Loại chất thải có khả năng phát sinh

1 Hoạt động của các phương tiện giao thông

1.1 Phát thải từ hoạt động của động cơ xe Bụi, khí thải

1.2 Vận hành dòng xe Bụi, khí nhà kính

2 Tác động do nước mưa chảy tràn Chất bẩn trên mặt đường

II Nguồn tác động không liên quan đến chất thải

Các hoạt động Yếu tố gây tác động

1 Vận hành dòng xe Ồn, rung

4.3.2 Đề xuất các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường

- Giảm thiểu tác động của khí thải

Giai đoạn hoạt động của dự án, tác động đến môi trường không khí lớn nhất là bụi từ vận hành dòng xe Khi đoạn tuyến được đưa vào khai thác, dòng xe chạy trên đường sẽ trở thành nguồn chính tác động lâu dài tới chất lượng không khí, tiếng ồn và rung động Trong quá trình hoạt động của dự án, các biện pháp sau đây được thực hiện để giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí do giao thông:

 Lập kế hoạch giám sát chất lượng không khí và so sánh với các quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia hiện hành nhằm phát hiện những ô nhiễm tại những khu vực nhạy cảm, nếu phát hiện thấy nguy cơ gây ô nhiễm trầm trọng phải có ngay những biện pháp khống chế ô nhiễm như hạn chế lượng xe hoặc điều chỉnh khí thải.

 Đảm bảo khoảng lưu thông an toàn của tuyến đường.

 Kiểm tra giám sát chất lượng môi trường nếu cần thiết.

 Giảm tốc độ, cấm bóp còi khi đi qua các khu vực.

 Trang bị các biển báo, gương cầu tại các khu vực khúc cua, đường vòng.

 Lắp đặt đầy đủ hệ thống biển báo, biển hướng dẫn theo đúng quy định của Luật giao thông đường bộ.

- Biện pháp giảm thiểu đối với nước mưa, nước thải

 Ô nhiễm nguồn nước mặt từ nước mưa chảy tràn còn rửa trôi các chất bẩn phát sinh do bề mặt asphalt bị thoái hóa và từ quá trình mài mòn lốp xe, tích tụ bụi ống xả, rò rỉ, do vậy để hạn chế mức thấp nhất các tác động này, dự án sẽ tiến hành xây dựng hệ thống cống rãnh đảm bảo thoát nước, không gây ứ đọng trong mùa mưa lũ, cụ thể khẩu độ cống được thiết kế theo nguyên tắc như sau:

 Khẩu độ cống phải đủ lớn để đảm bảo yêu cầu nạo vét khi cống bị bồi lắng.

 Cống thiết kế mới theo tiêu chuẩn vĩnh cửu phù hợp với quy mô mặt cắt ngang.

 Tại những vị trí do yêu cầu khẩu độ lớn và chiều cao đất đắp nhỏ dùng cống hộp cho xe chạy trực tiếp trên mặt cống.

 Rãnh dọc đậy đan được bố trí tại một số đoạn cục bộ để đảm bảo khả năng thoát và tiêu nước mặt đường.

 Khẩu độ cống thiết kế đảm bảo lưu lượng thiết kế, khẩu độ cống tối thiểu của cấp đường, phù hợp với việc nâng cấp cải tạo trong tương lai.

 Thường xuyên vệ sinh tuyến đường sạch sẽ để hạn chế các chất bẩn bị nước mưa rửa trôi vào nguồn tiếp nhận

 Các cống ngang, rãnh dọc được bố trí và lắp đặt trong giao đoạn thi công đảm bảo tiêu thoát nước cho tuyến đường (số liệu được thể hiện chi tiết tại chương 1).

- Biện pháp giảm thiểu đối với chất thải

 Thường xuyên vệ sinh mặt đường nhằm đảm bảo vệ sinh môi trường cho tuyến đường: Sau khi hoàn thiện Chủ dự án sẽ có kế hoạch, phương án cụ thể để vận hành, duy tu, bảo dưỡng và sử dụng tuyến đường theo đúng mục đích, đúng quy định Tiến hành tưới cây, rửa đường đảm bảo vệ sinh cũng như hoạt động lưu thông toàn tuyến, tần suất 1-2 ngày/lần tùy thuộc vào đơn vị quản lý.

 Chính quyền địa phương yêu cầu người dân không vứt rác sinh hoạt ra vỉa hè, lòng đường làm ảnh hưởng tới mỹ quan và môi trường sống trong khu vực.

- Biện pháp giảm thiểu tác động trong quá trình tu sửa, cải tạo đường

Trong quá trình hoạt động, dự án chỉ phát sinh các chất thải trong các lần tu sửa, cải tạo tuyến đường Các biện pháp giảm thiểu cụ thể như sau:

 Đối với bụi, khí thải từ các phương tiện, thiết bị thi công: Biện pháp giảm thiểu như trong giai đoạn xây dựng.

 Đối với bụi, khí thải từ các hoạt động thi công: Biện pháp giảm thiểu như trong giai đoạn xây dựng.

 Đối với nước mưa rửa trôi:

+ Tiến hành nạo vét hệ thống hố ga, rãnh thoát nước mưa trên vỉa hè

+ Lập kế hoạch cụ thể cho từng hạng mục thi công phù hợp với điều kiện thời tiết của khu vực và chủ động lập kế hoạch bảo vệ các công trình khi có mưa lớn.

+ Thi công theo phương pháp cuốn chiếu và bê tông hóa tại các vị trí thiết kế trong thời gian sớm nhất.

+ Che đậy và không để cát đá tại các vị trí dễ bị nước cuốn trôi khi mưa.

 Đối với rác thải xây dựng: Biện pháp giảm thiểu tương tự như trong giai đoạn xây dựng.

 Đối với chất thải rắn xây dựng:

+ Lập kế hoạch thi công cụ thể, tránh lãng phí, hạn chế rơi vãi các loại phế liệu xây dựng;

+ Các loại chất thải vật liệu xây dựng phát trinh trong quá trình xây dựng bao gồm: Đất đá thải, gạch vỡ, bê tông rơi vãi…

+ Các loại khác như vỏ bao xi măng, mẩu sắt, nhựa thừa được tận dụng bán phế liệu cho các cơ sở trên địa bàn.

- Giảm thiểu ô nhiễm do tiếng ồn và rung

 Đặt các biển báo về hạn chế tốc độ, cấm dùng còi (còi hơi) khi đi qua các vị trí nhạy cảm cao với tiếng ồn và rung động.

 Bảo dưỡng thường xuyên chất lượng mặt đường, trồng các dải cây xanh Tiến hành nâng cấp mặt đường, trải nhựa giảm ồn gây ra do ma sát, hạ độ dốc tại những vùng này để giảm tiếng ồn khi tăng hoặc giảm tốc.

- Các công trình, biện pháp giảm thiểu đối với các sự cố

 Cắm biển cảnh báo an toàn giao thông;

 Quy định tốc độ tối đa cho phép;

 Đảm bảo hệ thống đèn chiếu giao thông trên tuyến đường, thường xuyên bảo dưỡng, thay thế kịp thời các thiết bị hỏng, tránh gây chập, cháy nổ và đảm bảo tiến độ chiếu sáng;

 Đảm bảo tuyến đường được sơn kẻ phân luồng đường giao thông để đảm bảo an toàn cho các phương tiện tham gia giao thông.

- Công trình phòng ngừa, ứng phó sự cố về sụt lún

 Quét dọn, khơi thông dòng chảy

 Thường xuyên tiến hành kiểm tra tuyến đường

 Gia cố kịp thời những đoạn có dấu hiệu sạt lở, đặc biệt trước mùa mưa bão

- Công trình phòng ngừa, ứng phó sự cố về xói lở, sạt lở

 Đảm bảo thoát nước: Bố trí hệ thống rãnh/cống dọc, cống ngang… đảm bảo thoát nước mặt tránh gây xói lở ở phía taluy dương.

 Gia cố taluy, tường chắn

 Tại một số vị trí nền đường đắp cao, taluy nền đường đắp mỏng và kéo dài, các vị trí đào sâu Các vị trí nền đường này không đảm bảo sự ổn định và an toàn của nền đường trong quá trình khai thác sử dụng và ngay cả trong quá trình thi công xây dựng Các vị trí này, thiết kế tường chắn, rọ đá, neo và khung bê tông cốt thép, trồng cỏ…

 Tại các vị trí men theo rừng/chân núi thường xuyên giám sát và kiểm tra nhằm phát hiện kịp thời các rủi ro liên quan đến xói lở, sạt lở.

Tổ chức thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường

a) Danh mục công trình, biện pháp bảo vệ môi trường của dự án

TT Danh mục công trình, biện pháp bảo vệ môi trường của Dự án

1 Nước thải - Hệ thống thu gom nước mưa, nước thải riêng biệt

- Nhà vệ sinh lưu động: 02 nhà, dung tích 2,5 m 3 /nhà

- Trang bị các thùng chứa rác thải sinh hoạt ở các khu vực công

CTNH trường: 03 thùng dung tích 50 -100 lít tại công trường; 02 thùng chứa dung tích 200-500 lít để thu gom chất thải rắn xây dựng

- Trang bị 3 thùng chứa chất thải nguy hại, dung tích 1m3/thùng Thời gian thực hiện: Trong suốt quá trình thực hiện dự án b) Tổ chức, bộ máy quản lý, vận hành các công trình bảo vệ môi trường

Việc thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường trong giai đoạn thi công dự án được tuân thủ theo các quy định hiện hành của nhà nước và cam kết trong báo cáo ĐTM của dự án Phương án tổ chức thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường trong quá trình triển khai hoạt động của dự án do chủ đầu tư thực hiện, kèm theo các quy định cụ thể, bao gồm:

- Trách nhiệm của chủ đầu tư:

 Giao thầu, yêu cầu thực hiện và giám sát việc thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đối với nhà thầu thi công.

 Chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường của nhà thầu thi công theo quy định của nhà nước.

 Phối hợp với cơ quan chức năng trong việc thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường trong suốt quá trình thi công dự án.

- Trách nhiệm của Ban quản lý dự án:

 Lựa chọn nhà thầu thi công, quản lý, giám sát việc thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường của nhà thầu thi công.

 Chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư về các kết quả thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường trong thi công dự án.

 Trong suốt quá trình xây dựng giám sát việc tuân thủ các biện pháp bảo vệ môi trường được đề ra trong báo cáo ĐTM và công việc này được tiến hành bởi tổ giám sát kỹ thuật của Ban quản lý dự án.

- Trách nhiệm của nhà thầu tham gia:

 Chịu trách nhiệm thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường theo đúng nội dung đề xuất trong hồ sơ thầu thi công và quy định của nhà nước về bảo vệ môi trường.

 Chịu trách nhiệm thực hiện trước chủ đầu tư về kết quả thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường trong suốt quá trình thi công dự án.

 Thành lập tổ công tác thực hiện chuyên trách về các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường trong thi công dự án.

 Báo cáo kịp thời các sự cố môi trường phát sinh trong quá trình xây dựng các hạng mục của dự án cho các giám sát kỹ thuật để có biện pháp khắc phục kịp thời.

Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các kết quả đánh giá dự báo

Bản báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án được xây dựng dựa trên các phương pháp ĐTM đang được áp dụng phổ biến hiện nay và dựa trên các tài liệu, số liệu có độ tin cậy cao.

- Về các phương pháp ĐTM:

 Các phương pháp đánh giá tác động môi trường được sử dụng trong báo cáo là những phương pháp phổ biến hiện nay Tuy mỗi phương pháp đều có những ưu nhược điểm riêng xong chúng lại bổ trợ cho nhau để xây dựng lên một bức tranh tổng thể, chi tiết về các tác động môi trường khi thực hiện dự án cả về định tính và định lượng Cụ thể như sau:

 Phương pháp đánh giá nhanh trên cơ sở hệ số ô nhiễm của WHO: Phương pháp này do WHO thực hiện nhằm ước tính tải lượng các chất ô nhiễm từ hoạt động của Dự án Các hệ số ô nhiễm đối với từng loại máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ, loại hình sản xuất đã được WHO quan trắc, phân tích, nghiên cứu, thống kê từ nhiều nguồn qua nhiều năm nên có mức độ tin cậy cao Tuy nhiên, do sự phát triển của khoa học công nghệ ngày càng nhanh nên các số liệu có phần lạc hậu so với hiện tại song vẫn có thể chấp nhận được trong phạm vi của ĐTM.

 Phương pháp thống kê: Là phương pháp đơn giản do chỉ cần thu thập và liệt kê từ các tài liệu, báo cáo khoa học đã có sẵn Mức độ tin cậy của các số liệu phụ thuộc vào các tổ chức, cơ quan thống kê, nghiên cứu.

 Phương pháp so sánh: Là phương pháp đơn giản và có độ tin cậy cao bởi chỉ cần so sánh kết quả quan trắc và phân tích môi trường với các quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành.

 Phương pháp kế thừa: Kế thừa các tài liệu liên quan và báo cáo ĐTM của các dự án đường giao thông và hoạt động thực tế của một số đường giao thông tương tự trên địa bàn tỉnh Hải Dương.

 Phương pháp lấy mẫu ngoài hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm các thông số về chất lượng môi trường: Các phương pháp này được tiến hành theo đúng quy định hiện hành của các TCVN tương ứng Tuy nhiên có các sai số không thể tránh khỏi như sai số thiết bị, sai số do khâu phân tích Tuy nhiên việc tiến hành lấy mẫu ngoài hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm đều được thực hiện bởi đơn vị có nhân lực được đào tạo cơ bản và có trang thiết bị phân tích hiện đại nên kết quả phân tích có độ tin cậy cao.

 Phương pháp mô hình hoá: Phương pháp này đòi hỏi các thông số đầu vào chính xác và được thống kê liên tục trong thời gian dài nhưng khi tính toán thường giả thiết để đơn giản hóa nên kết quả không chính xác và chỉ có tính chất dự báo.

- Về các tài liệu sử dụng trong ĐTM:

 Tất cả các nguồn tài liệu, dữ liệu tham khảo trên đều được tham chiếu từ các tư liệu chính thống đã và đang được áp dụng tại Việt Nam Các sách giáo khoa, giáo trình đang được sử dụng làm tài liệu giảng dạy và tham khảo tại các trường Đại học như ĐHBK Hà Nội, ĐH Xây dựng, ĐH Kiến trúc Các tài liệu, dữ liệu thống kê về tình hình kinh tế - xã hội khu vực dự án được các nhà khoa học, cơ quan chính quyền theo dõi, tính toán, đo đạc rất cụ thể nên kết quả cũng đáng tin cậy.

- Về nội dung của ĐTM:

 Thực hiện đầy đủ theo hướng dẫn tại mẫu số 04, Phụ lục II, phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.

 Nêu được chi tiết và đánh giá đầy đủ về các tác động môi trường, các rủi ro về sự cố môi trường có khả năng xảy ra trong quá trình hoạt động của dự án.

Ngày đăng: 06/08/2024, 13:52

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w