Với những ảnh hưởng của thiết kế đến chất lượng hàng hóa, do đó yêu cầu đối với thiết kế là: - Khi thiết kế sản phẩm cần căn cứ vào công dụng của nó.. Việc sử dụng các loại nguyên liệu k
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI HỌC KỲ II NĂM HỌC 2021 – 2022
(Phần dành cho sinh viên/ học viên)
Bài thi học phần: Tổng luận Thương phẩm
học
Mã số đề thi: 2
Ngày thi: 17/05/2022 Số trang: 7
Số báo danh: 25 Lớp: 2204ITOM1411
Họ và tên: Nguyễn Thị Hồng Thương
GV chấm thi 2:
Bài làm Câu 1:
Về mặt lý thuyết, chất lượng sản phẩm, hàng hóa là mức độ của các đặc tính của sản phẩm, hàng hóa đáp ứng yêu cầu trong tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng (Luật chất lượng sản phẩm, hàng hoá - ngày 21 tháng 11 năm 2007)
Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng hàng hóa
Thiết kế sản phẩm
Sản phẩm trước khi đưa vào sản xuất đều phải trải qua quá trình thiết kế Sản phẩm của thiết kế là bản vẽ, mô hình quy định kiểu dáng, kích thước của sản phẩm, nguyên vật liệu
và công nghệ chế tạo ra sản phẩm nhằm tạo cho sản phẩm một mức chất lượng nhưng còn
ở dạng tiềm ẩn
Ảnh hưởng của thiết kế đến hàng hóa nhiều hay ít phụ thuộc vào từng loại sản phẩm cụ thể Đối với những sản phẩm thông thường, đơn giản thì ảnh hưởng của thiết kế hầu như không đáng kể Còn đối với những sản phẩm hàng hóa phức tạp thì có ảnh hưởng lớn hơn
Trang 2Với những ảnh hưởng của thiết kế đến chất lượng hàng hóa, do đó yêu cầu đối với thiết
kế là:
- Khi thiết kế sản phẩm cần căn cứ vào công dụng của nó Ví dụ: với xe đạp thể thao, được thiết kế để chuyên phục vụ cho nhu cầu luyện tập thể thao thường thiết kế với khung xe to, dáng khỏe khoắn và khung xe cần chịu lực tốt nhằm đáp ứng những tiêu chí kỹ thuật đẩy tốc độ xe di chuyển êm ái trên đường, cũng như đảm bảo an toàn cho người tập
- Dựa vào hệ thống tiêu chuẩn để thiết kế Các sản phẩm phải đáp ứng được các tiêu chuẩn, đặc biệt là các tiêu chuẩn về chủng loại và thông số kích thước, có như thế mới tăng khả năng lắp lẫn, tính quốc tế hóa và nâng cao khả năng cạnh tranh cho sản phẩm Ví dụ: Nội thất Quang Ngãi chuyên sản xuất tủ quần áo 2 cánh với kích thước 1200 x 600 x 2200mm (rộng x sâu x cao), phù hợp với cá nhân ít quần áo nên được rất nhiều sinh viên thuê trọ 1 mình ưa chuộng
- Dựa vào các sản phẩm tiên tiến đang lưu thông trên thị trường trong nước và thế giới Các sản phẩm với đặc điểm nổi trội, có khả năng cạnh tranh, đáp ứng tốt yêu cầu của người tiêu dùng Dựa vào các sản phẩm này để thiết kế sẽ thừa hưởng được các ưu điểm nổi trội đồng thời sản phẩm mới thiết kế lại có tính sáng tạo, mới mẻ giúp tăng khả năng cạnh tranh và đáp ứng tốt hơn nhu cầu thị trường Ví dụ: Với dòng xe Vinfast Fadil có thiết kế tương tự Chevrolet Spark Activ tuy nhiên được cải tiến chú trọng thiết kế thanh lịch, toàn bộ ghế ngồi trên xe đều được bọc da cao cấp, mang tới sự tiện nghi, đẳng cấp và sang trọng hơn
Nguyên vật liệu
Trong thực tế, mỗi loại nguyên vật liệu có những tính chất, chất lượng xác định được quyết định bởi các thành phần hóa học và cấu trúc vật chất khác nhau Việc sử dụng các loại nguyên liệu khác nhau trong sản xuất hàng hoá sẽ đưa đến nhữg sản phẩm có những chất lượng không giống nhau Do đó, yếu tố nguyên vật liệu là yếu tố rất quan trọng quyết định tới chất lượng của sản phẩm
Yêu cầu đối với nguyên vật liệu:
Trang 3- Sử dụng đúng loại nguyên vật liệu, nếu có thay thế phải có tính năng tương đương Ví dụ: hiện nay ống hút nhựa đã dần được thay thế bằng ống hút giấy, ngoài chức năng tương tự còn giúp bảo vệ môi trường
- Sử dụng tối ưu nguyên vật liệu: sử dụng đúng nguyên vật liệu cho từng bộ phận Ví dụ: Bitis Hunter được thiết kế bằng chất liệu Liteknit cao cấp, một loại chất liệu êm ái và có độ đàn hồi tốt Đế giày được làm từ chất phylon, chất liệu “nhẹ như bay” mà vẫn có khả năng giảm sóc, hỗ trợ cho phần đế giày
- Sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu Ví dụ: thay vì nhập khẩu nguyên liệu từ nước ngoài có thể sử dụng nguyên liệu trong nước với chất lượng tương đương
- Sử dụng các nguyên vật liệu mới bao giờ cũng có các tính năng nổi trội, chi phí thấp Ví dụ: Công ty TNHH nước giải khát Delta sản xuất nước cam ép với nguyên liệu cam tươi sẽ cho ra thành phẩm tươi ngon hơn
Quá trình sản xuất
Quá trình sản xuất là khâu ảnh hưởng quyết định đến chất lượng sản phẩm, nó chính là quá trình biến cơ sở vật chất đầu tiên là nguyên vật liệu kết hợp với chất liệu tiềm ẩn ở khâu thiết kế để tạo nên chất liệu thực sự của hàng hoá
Quá trình sản xuất được chia làm hai loại:
- Sản phẩm làm bằng phương pháp thủ công: yếu tố quyết định là tay nghề người thợ
- Sản phẩm được sản xuất hàng loạt trên dây chuyền tự động thì yếu tố quyết định là công nghệ và thiết bị
Quá trình sản xuất cụ thể phụ thuộc vào từng loại sản phẩm cũng như quy trình công nghệ của từng doanh nghiệp tuy nhiên quá trình sản xuất có thể chia thành những dạng cơ bản dựa trên nguyên tắc sau:
- Từ nguyên liệu thô ban đầu => quá trình sản xuất =>s ản phẩm
Trang 4- Từ những nguyên liệu đã qua chế biến => quá trình sản xuất => tạo ra sản phẩm
- Từ các linh kiện, chi tiết đã được tiêu chuẩn hoá => đưa vào quá trình sản xuất (lắp ráp, điều chỉnh) => sản phẩm
Ví dụ: Với một đôi giày Biti’s Hunter, trước khi tung ra thị trường cần trải qua một quá trình bao gồm: thiết kế sản phẩm => bộ phận cắt => bộ phận may => cán luyện và ép đế => quy trình gò ráp – hoàn thiện giày => kiểm tra và đóng gói
Việc tuân thủ theo một quy trình sản xuất nghiêm ngặt sẽ đem đến một sản phẩm giày chất lượng cho khách hàng
Yếu tố con người (tổ chức)
Yếu tố con người có ảnh hưởng rất quan trọng đến chất lượng sản phẩm hàng hóa, bởi
vì với một số cơ cấu tổ chức hợp lý có thể:
- Giảm chi phí trung gian (chi phí quản lý)
- Phát huy được từng năng lực sở trường của từng thành viên trong bộ máy
- Tạo tiền đề cho việc phân phối kết quả lao động hợp lý và công bằng
Do đó trong từng doanh nghiệp khác nhau thì ảnh hưởng của các nhân tố trên đến chất lượng sản phẩm hàng hóa là khác nhau
Ví dụ: cơ sở sản xuất giày dép Quang Minh với các công nhân có trình độ chuyên môn, tay nghề, kinh nghiệm, ý thức trách nhiệm và tinh thần hợp tác giữa mọi thành viên và mọi bộ phận sẽ giúp doanh nghiệp tạo ra những sản phẩm giày dép chất lượng
Câu 2:
Hiểu một cách đơn giản, rào cản kỹ thuật là một nhóm các biện pháp yêu cầu về mặt kỹ thuật áp dụng đối với hàng hóa nhằm bảo vệ cuộc sống và sức khỏe của con người, của động thực vật, môi trường hoặc ngăn ngừa các hoạt động man trá và ở mức độ phù hợp
Trang 5 Mục đích của hàng rào kỹ thuật trong thương mại
Hàng rào kỹ thuật thúc đẩy các quy định chung về thương mại và thuế quan, thừa nhận tầm quan trọng của tiêu chuẩn quốc tế và các hệ thống quốc tế về đánh giá sự phù hợp trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất và kinh doanh trong thương mại, đảm bảo các tiêu chuẩn, quy định kỹ thuật và các quy trình đánh giá sự phù hợp không gây ra các trở ngại cho
thương mại quốc tế, cụ thể:
- Đảm bảo an ninh quốc gia: sản phẩm trước khi nhập khẩu phải qua các khâu kiểm tra kĩ càng, không chứa các chất cấm gây nguy hiểm đến quốc gia
- Để bảo vệ sức khoẻ và an toàn cho con người, động thực vật hoặc môi trường: mỗi sản phẩm được nhập khẩu vào cần đáp ứng đầy đủ các quy định về chất lượng để nhập khẩu những sản phẩm tốt nhất tiêu thụ trong nước
- Để ngăn ngừa các hành động man trá: việc gian lận thương mại, thuế quan hay buôn bán những động thực vật quý hiếm hoàn toàn có thể xảy ra nếu không có các quy định kiểm tra nghiêm ngặt
Khó khăn trong việc vượt rào cản kỹ thuật đối với xuất khẩu gạo của Việt Nam
sang thị trường Hoa Kỳ
Lúa gạo vừa là nguồn lương thực quan trọng, vừa là mặt hàng xuất khẩu chiến lược của Việt Nam Trung bình một năm, Việt Nam sản xuất khoảng 26 - 28 triệu tấn gạo, sau khi dành cho tiêu thụ trong nước, khối lượng gạo xuất khẩu khoảng 6 - 6,5 triệu tấn gạo/năm Xuất khẩu gạo có vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam Những năm gần đây, ngành gạo đã có những bước phát triển vượt bậc và đạt được nhiều kết quả Hàng năm, lượng gạo của Việt Nam xuất khẩu chiếm khoảng 15% tổng lượng gạo xuất khẩu toàn thế giới Hạt gạo Việt đã có mặt trên 150 nước và vùng lãnh thổ trong đó có Hoa
Kỳ Tuy nhiên để thuận lợi xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ, sản phẩm gạo Việt Nam phải
vượt qua hàng rào kỹ thuật vô cùng nghiêm ngặt
Trang 6 Khó khăn trong việc vượt rào cản kỹ thuật đối với xuất khẩu gạo của Việt Nam
sang thị trường Hoa Kỳ:
- Thiếu thông tin từ các tiêu chuẩn nhập khẩu gạo của Mỹ dẫn đến việc xuất khẩu gạo sang
Mỹ gặp khó khăn, thiếu sự đồng đều về chất lượng và các tiêu chuẩn Chẳng hạn như việc quản lý sử dụng chất cấm, hoạt chất có trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng ở Việt Nam nhưng lại vượt mức cho phép khi xuất khẩu sang Mỹ
- Các doanh nghiệp xuất khẩu không có sự kiểm soát chất lượng đầu vào trong quá trình thu hoạch và thu mua gạo, các doanh nghiệp thường nhập gạo đầu vào từ những nguồn khác nhau dẫn đến mất kiểm soát về chất lượng Các doanh nghiệp xuất khẩu gạo thường sau khi ký được hợp đồng với đối tác Mỹ mới bắt đầu tiến hành thu gom từ thương lái, doanh nghiệp không có vùng nguyên liệu riêng của mình Vùng nguyên liệu ở đây không phải là đất của doanh nghiệp mua để doanh nghiệp tự sản xuất, mà có thể bao gồm các khu vực mà doanh nghiệp ký hợp đồng thu mua với nông dân ngay từ khi nông dân bắt đầu tiến hành sản xuất Điều này dẫn tới tình trạng gạo xuất khẩu không chỉ bị lẫn lộn chủng loại
mà còn đặt ra nhiều vấn đề về an toàn thực phẩm
- Thiếu kinh nghiệm trong việc xuất khẩu gạo sang những nước phát triển như Mỹ vì doanh nghiệp Việt Nam vốn quen với những tiêu chuẩn dễ dàng khi xuất khẩu sang các nước Châu
Á đặc biệt là Trung Quốc vốn xuất khẩu gạo với lượng rất lớn hàng năm Hơn nữa các doanh nghiệp không cập nhật kịp với các tiêu chuẩn mới của Mỹ vì những tiêu chuẩn này thường thay đổi theo thời gian Các văn bản quy định về tiêu chuẩn hàng hóa chưa được chú trọng đúng mức, có nhiều văn bản đã cũ, không cập nhật mới, dẫn đến việc doanh nghiệp làm theo các tiêu chuẩn cũ mà không kịp cập nhật cái mới, hoặc cập nhật kịp nhưng việc đổi mới công nghệ phù hợp với tiêu chuẩn mới cần tốn rất nhiều tiền bạc và thời gian, cần phải có sự hỗ trợ của nhà nước
- Hiện nay Việt Nam chưa có cơ quan đạt chuẩn quốc tế để kiểm tra chất lượng gạo xuất khẩu, chỉ có một số cơ quan, phòng xét nghiệm đạt chuẩn quốc gia, nhưng chuẩn quốc gia thì chưa chắc đáp ứng được yêu cầu của thị trường nước ngoài bởi điều kiện kỹ thuật công
Trang 7nghệ tại Việt Nam chưa phát triển ngang tầm quốc tế, hệ thống các phòng xét nghiệm, thử nghiệm (LAB) để kiểm định chất lượng của nước ta còn khá phân tán và cơ bản chưa đáp ứng yêu cầu vì thế việc kiểm tra chất lượng tại các cơ sở kiểm tra chất lượng không được công nhận tại thị trường Mỹ Đây là lý do khiến cho nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam trước khi xuất hàng phải xin giấy kiểm dịch thực vật nhưng khi đến Mỹ thì những giấy phép này không được công nhận