XÃ HỘI HÓA CÁ NHÂN ● Khái niệm:❖ Hiện nay thuật ngữ xã hội hóa được sử dụng với nghĩa bao hàm rộng đểdiễn tả đa số các lĩnh vực trong xã hội, 1 số vấn đề trước đó chỉ được mộtsố bộ phận
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA NGÔN NGỮ HỌC MÔN: XÃ HỘI HỌC ĐẠI CƯƠNG
BÀI TIỂU LUẬN
QUÁ TRÌNH XÃ HỘI HÓA SỰ TÁC ĐỘNG QUA LẠI GIỮA CÁC MÔI TRƯỜNG VÀ LIÊN HỆ
THỰC TIỄN.
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: ThS: NGUYỄN HỮU BÌNH
NHÓM: 4
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2022
Trang 2TÊN VÀ MSSV THÀNH VIÊN
HỌ VÀ TÊN MÃ SỐ SINH VIÊN Nguyễn Minh Phú 2256020062
Dương Gia Thảo Nguyên 2256020056
Lê Thị Diễm Thương 2256020083
Bùi Thị Thanh Thúy 2256020077
Phạm Huyền Linh 2256020045
Lê Kim Vinh 2256020096 Nguyễn Thị Kim Anh 2256020006
Trần Thị Thu Hà 2256020025
Đỗ Nguyễn Bảo Thy 2256020084
Bùi Nguyễn Nhất Huy 2256020038
Nguyễn Hoàng Kim Anh 2256020003
MỤC LỤC
XÃ HỘI HÓA CÁ NHÂN, Ý NGHĨA CỦA QUÁ TRÌNH XÃ HỘI HÓA SỰ TÁC
ĐỘNG QUA LẠI GIỮA CÁC MÔI TRƯỜNG VÀ LIÊN HỆ
THỰC TIỄN.
II Ý NGHĨA CỦA QUÁ TRÌNH XÃ HỘI HÓA 5 III CÁC GIAI ĐOẠN CỦA QUÁ TRÌNH XÃ HỘI HÓA 5
IV CÁC MÔI TRƯỜNG XÃ HỘI HÓA 7
V SỰ TÁC ĐỘNG QUA LẠI GIỮA CÁC MÔI TRƯỜNG 10
Trang 3I XÃ HỘI HÓA CÁ NHÂN
● Khái niệm:
❖ Hiện nay thuật ngữ xã hội hóa được sử dụng với nghĩa bao hàm rộng để diễn tả đa số các lĩnh vực trong xã hội, 1 số vấn đề trước đó chỉ được một
số bộ phận xã hội quan tâm giờ đây đã được chia sẻ rộng rãi như lĩnh vực giáo dục, y tế, truyền thông… thì trước đây, xã hội hóa chỉ hướng đến cá nhân, tức chỉ quá trình thay đổi từ một chỉnh thể sinh vật có bản chất xã hội thành một chỉnh thể khác là con người xã hội, đây thực chất là quá
trình xã hội hóa cá nhân [1]
❖ Khi nói đến xã hội hóa cá nhân, có rất nhiều cách hiểu khác nhau, nhưng
chúng ta tạm chia thành hai quan niệm như sau:
➢ Thứ nhất: cá nhân tích lũy, thu nhận những kinh nghiệm xã hội, cá nhân gần như bị đóng khung với các khuôn mẫu (các giá trị, biểu tượng, chân lý, chuẩn mực) có sẵn mà không thể né tránh hay
kháng cự
➢ Thứ hai: trái ngược với quan niệm thứ nhất con người gần như rơi vào thế bị động thì quan niệm thứ hai khẳng định rõ tính chủ động của cá nhân trong quá trình xã hội hóa: cá nhân không chỉ tiếp nhận kinh nghiệm xã hội mà còn tích cực tham gia và sáng tạo ra
các kinh nghiệm xã hội khác
→ Chung quy lại, cá nhân bị động hay chủ động đều nằm trong quá
trình xã hội hóa.
❖ Để nhận xét về quá trình xã hội hóa một nhà xã hội học người Nga tên là G.Andreeva đã định nghĩa: “Xã hội hóa là quá trình hai mặt Một mặt, cá nhân tiếp nhận kinh nghiệm xã hội bằng cách thâm nhập vào môi trường,
hệ thống các quan hệ xã hội Mặt khác, cá nhân tái sản xuất một cách chủ động hệ thống các mối quan hệ xã hội thông qua chính việc họ tham gia vào các hoạt động và thâm nhập vào các mối quan hệ xã hội” [1]
❖ Liên quan đến khái niệm của xã hội hóa Fichter một nhà xã hội học Mỹ
đã viết: “Xã hội hóa là một quá trình tương tác giữa người này với người khác, kết quả là một sự chấp nhận những khuôn mẫu hành động và thích nghi với những khuôn mẫu hành động đó” Một định nghĩa khác của các nhà xã hội học thuộc trường đại học Tennessee: “Xã hội hóa là một quá
Trang 4trình học hỏi để cho một con người động vật trở thành một con người xã
hội” [1]
➔ Từ những dẫn luận trên mà ta có thể tổng hợp lại một khái niệm
ngắn gọn sau: Xã hội hóa là quá trình mà qua đó cá nhân học hỏi, lĩnh hội nền văn hóa của xã hội như các khuôn mẫu xã hội Quá trình mà nhờ đó cá nhân đạt được những đặc trưng xã hội của bản thân, học được cách suy nghĩ và ứng xử phù hợp với vai trò xã hội của mình, qua đó nhằm giúp cá nhân có thể hòa nhập vào xã hội chung hay một
nhóm xã hội cụ thể nào đó [1]
● Mục tiêu:
❖ Trong quá trình xã hội hóa, con người học cách để trở thành thành viên của một nhóm, một cộng đồng hoặc xã hội Quá trình này không chỉ giúp mọi người làm quen với các nhóm xã hội mà nhờ đó các nhóm xã hội này
có khả năng tự duy trì theo thời gian Ở tầm vĩ mô, xã hội hóa đảm bảo rằng chúng ta có một quá trình phát triển mà qua đó các chuẩn mực và phong tục của xã hội được truyền tải Xã hội hóa dạy cho mọi người những chuẩn mực, cách ứng xử đúng đắn đáp ứng những mong đợi của
xã hội, cộng đồng hoặc một tình huống cụ thể Nói cách khác, nó là một
hình thức kiểm soát xã hội [2]
❖ Xã hội hóa có nhiều mục tiêu cho cả thanh thiếu niên và người lớn Nó dạy trẻ em những vấn đề nền tảng cho sự nhận thức bản thân và thế giới xung quanh Quá trình xã hội hóa cũng giúp các cá nhân hình thành nhân cách để thích ứng, phù hợp với các giá trị chuẩn mực xã hội Qua đó cá
nhân duy trì được khả năng hoạt động xã hội [2] [3]
● Vai trò:
❖ Vai trò của xã hội hóa là tạo ra nhân cách cho mỗi cá nhân [4]
❖ Không những vậy, xã hội hóa còn góp phần giúp mỗi con người hoàn
thiện, phát triển để phát huy vai trò của mình trong xã hội [4]
● Những cách tiếp cận:
❖ Tâm lý học: khác với các nhà xã hội học, các nhà tâm lý học giải thích quá trình xã hội hoá từ sự phát triển của nhân cách và nhận thức, trong đó
nhấn mạnh đến các yếu tố sinh học
Trang 5❖ Triết học cho rằng xã hội hóa cá nhân là quá trình biến đổi con người từ
thực thể sinh học thành thực thể xã hội, là quá trình người hóa
❖ Giáo dục học lại cho rằng xã hội hóa là một số chức năng cơ bản của giáo
dục, tức là dạy học , đào tạo( của gia đình, nhà trường,…)
II Ý NGHĨA CỦA QUÁ TRÌNH XÃ HỘI HÓA
● Là nền tảng quan trọng của con người Con người cần phải có hiểu biết xã
hội để sống
● Có thể tạo ra nhân cách của mỗi con người trong xã hội [5]
● Tạo ra sự hoàn thiện, phát triển nhân cách mỗi người [5]
III CÁC GIAI ĐOẠN CỦA QUÁ TRÌNH XÃ HỘI HÓA
Xã hội hóa bao gồm các giai đoạn khác nhau, mỗi giai đoạn có đặc điểm riêng, vấn đề được các nhà xã hội học giải quyết theo các khía cạnh khác nhau Quá trình xã hội hóa cá nhân bắt đầu từ khi con người được sinh ra và kết thúc quá trình khi con người mất đi Có nhiều nhà xã hội học chia quá
trình này thành các giai đoạn khác nhau
Như sự phân đoạn quá trình xã hội hóa:
● Theo Nhà xã hội học người Nga G.Andreeva đã phân chia quá trình xã hội hóa thành ba giai đoạn là giai đoạn trước lao động, giai đoạn lao động
và giai đoạn sau lao động
➢ Trước lao động: Bao gồm toàn bộ thời kì con người được sinh ra
cho đến khi họ bắt tay vào lao động [3]
➢ Lao động: Bắt đầu từ khi cá nhân tham gia lao động và kết thúc khi
không tham gia lao động (về hưu)
➢ Sau lao động: Đó là khi cá nhân kết thúc quá trình lao động của
mình về nghỉ hưu
● Theo Nhà xã hội học người Mỹ G.Mead quá trình xã hội hóa trải qua 3
giai đoạn chính là bắt chước, đóng vai và trò chơi [3]
➢ Bắt chước: Đây là giai đoạn mà con người sao chép hành vi của
người khác một cách bị động hoặc chủ động
Trang 6➢ Đóng vai: Đây là giai đoạn mà con người đã nhân thức được những hành vi tương ứng với vai trò xã hội nhất định, đặc biệt là các vai
trò trong phạm vi quan sát được
➢ Trò chơi: Ở giai đoạn này con người cần biết sự đòi hỏi không phải chỉ một cá nhân nào đó mà là của cả xã hội chung Giai đoạn này giúp cho con người thấy rõ được cái tôi chủ động, cái tôi bị động
và cái chúng ta, phân biệt rõ mình, người khác và cộng đồng Song, dù có những cách chia giai đoạn xã hội hóa khác nhau, nhưng đều chú ý vào 2 dạng chủ yếu: xã hội hóa trẻ em và xã hội hóa người lớn:
● Xã hội hóa trẻ em [2]
Xã hội hoá trẻ em được phân tích qua bộ máy tâm lý gồm 4 giai đoạn:
➢ Sự bắt chước: đây là giai đoạn trẻ sao chụp lại hành vi của những
người xung quanh
➢ Sự đồng nhất: là quá trình lĩnh hội vị trí cuộc sống của những người thân thuộc nhất với trẻ Qua đó trẻ nhận biết có những hành
vi ứng xử với các vai trò khác nhau
➢ Sự xấu hổ: Là cơ chế cảm xúc khi đứa trẻ nhận biết hành vi của
chúng là vi phạm đến những chuẩn mực xã hội
➢ Sự biết lỗi: Trẻ cảm thấy mình có lỗi với mọi người và xấu hổ trước hành vi của mình Chính nhờ cơ chế xấu hổ đứa trẻ tự điều chỉnh hành vi, cách ứng xử của mình cho phù hợp với các chuẩn mực chung nó có sức mạnh điều tiết, củng cố hành vi tích cực,
ngăn chặn hành vi sai lệch
● Xã hội hóa người lớn [2]
Khác với xã hội hóa trẻ em, xã hội hóa người lớn diễn ra theo 2 khuynh
hướng thích nghi và phát triển
➢ Khuynh hướng thích nghi: Bởi nó được xem thời kỳ trưởng thành, thời kỳ mà người lớn phải trải qua nhiều những đòi hỏi, thách thức
và những khủng hoảng trong cuộc sống (khá khác biệt so với trẻ em) Cuộc sống của người lớn được biết đến với hàng loạt những
Trang 7cuộc khủng hoảng mong đợi và bất ngờ mà cần phải nhận thức
được và vượt qua
➢ Khuynh hướng phát triển: Bởi đó là quá trình xã hội hóa người lớn không kết thúc bằng sự vượt qua một cuộc khủng hoảng này và
chuyển sang cuộc khủng hoảng khác
IV CÁC MÔI TRƯỜNG XÃ HỘI HÓA
● Môi trường gia đình:
❖ Quá trình xã hội hoá của một người của những năm tháng đầu tiên của cuộc đời có ảnh hưởng tới quyết định thái độ và hành vi khi đã lớn [6]
❖ Phần ảnh hưởng của gia đình trong giai đoạn sơ khai trong quá trình xã hội hoá có thể được thực hiện một cách không chính thức và không có chủ đích Nó là sản phẩm tương tác xã hội của những người gần gũi nhất
và tinh thần và thể chất Chúng ta được học nhiều điều thông qua việc quan sát và kinh nghiệm y hệt như cái mà người thân trong gia đình
hướng dẫn một cách có chủ đích [6]
❖ Lúc đầu sẽ là sự bắt chước những hành động trực quan, sau nữa là nhận thức được ý nghĩa của những cách ứng xử nào cho phù hợp với hoàn cảnh, ví dụ: khi còn nhỏ, đứa trẻ thường bắt chước bố mẹ cách cầm đũa, được bố mẹ dạy từ những cái nhỏ nhặt như phải biết chào hỏi, lễ phép khi gặp người lớn, chơi đồ chơi xong biết dọn để về vị trí cũ,… Nhờ đó mà đứa trẻ sau này sẽ biết cách lịch sự, tính gọn gàng, ngăn nắp, Vì thế, có thể nói gia đình tác động một phần không nhỏ, xuyên suốt trong quãng
đường đời mỗi chúng ta [6]
→ Gia đình là tác nhân xã hội hóa đầu tiên và quan trọng Có thể nói những
kinh nghiệm xã hội, kiến thức, giá trị, chuẩn mực của văn hóa hay xã hội ta
được tiếp nhận đầu tiên là từ gia đình [7]
Tuy nhiên quá trình xã hội hóa của những năm đầu trong cuộc đời có tầm ảnh hưởng quyết định nhưng không chỉ giới hạn trong gia đình mà còn ở nhóm
tương đương [6]
● Môi trường trường học:
Trang 8❖ Khi chúng ta lớn hơn, đi kèm theo đó là ở trong xã hội ngày càng phát triển, đòi hỏi nhiều kĩ năng, nếu kiến thức chỉ được truyền đạt bằng gia đình và những phương tiện xã hội hoá không chính thức thì không đủ Vì thế có nhiều thiết chế được lập ra một cách có chủ đích (ví dụ như trường đại học, trường phổ thông, ) nhằm chỉnh đốn, phố biến các kiến thức và
kĩ năng cần thiết một cách chính thức [6]
❖ Dưới sự nhìn nhận của các nhà xã hội học, các thiết chế trên chính là các
cơ quan xã hội hóa cơ bản Ở trường học, các đứa trẻ không chỉ tiếp thu các kiến thức khoa học, những môn học truyền thống mà được học cả những quy tắc và những cách thức quy định hành vi bởi xã hội [6]
➢ Nhà trường là nơi con người bắt đầu được tiếp xúc với tính đa dạng
xã hội, tương tác với những người khác chứ không phải các thành viên gia đình mình; được dạy dỗ nhiều điều khác với trong gia đình Ví dụ: cách làm việc nhóm, tham gia tổ chức các sự kiện, sự
tự tin khi nói trước đám đông,… [7]
➢ Nhà trường cung cấp cho trẻ em những kiến thức và kỹ năng từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, tổ chức vui chơi, hoạt động ngoại khóa, tạo điều kiện tham gia vào các câu lạc bộ và học hỏi
các kỹ năng mềm từ quá trình tham gia [7]
➢ Và trong quá trình học tập chúng ta cũng hiểu thêm khía cạnh khác
xã hội: giới tính, sự phân hóa, giàu nghèo, tôn giáo, Và trường học cũng là bộ máy hành chính đầu tiên mà hầu hết chúng ta được
tiếp xúc [7]
→ Vì thế trong trường học cũng như trong gia đình và các nhóm tương
đương, quá trình xã hội hoá được thực hiện như kết quả mọi tương tác
giữa các thành viên [6]
● Môi trường xã hội:
❖ Khi cá nhân trưởng thành, phần lớn quá trình xã hội hóa cũng không chính thức thông qua các chuẩn mực phi chính thức trong nội bộ các
nhóm [6]
❖ Theo quan điểm xã hội học, mỗi nhóm xã hội bất kể vì mục đích gì, đều
thực hiện các hành vi theo một khuôn mẫu xác định [6]
Trang 9➢ Theo George Herbert Mead, nhóm bạn cùng lứa tuổi là những người khác quan trọng Hầu hết trẻ em đã có nhóm bạn, thường là cùng lứa tuổi, cùng sở thích, có thể có tính cách khá giống nhau, và gần nơi ở Nhóm bạn cũng tạo ra cơ hội cho các thành viên chia sẻ, thảo luận về các mối quan tâm mà trong đó có những cái thường không làm được điều tương tự với cha mẹ hay các thầy cô giáo Tuy nhiên, trong khi tham gia nhóm bạn, các thành viên dễ có xu hướng tuân thủ và đánh giá tích cực về nhóm của mình đồng thời nhận dạng một cách đối lập thậm chí tiêu cực với nhiều nhóm
khác [7]
➢ Davies và Kandel, 1981, đã chỉ ra rằng ảnh hưởng của gia đình lên
cá nhân vẫn rất đáng kể, kể cả khi trong thời gian dậy thì và có sự ảnh hưởng từ nhóm thành viên Trong khi nhóm thành viên chỉ định hình những mối quan tâm nhất thời như gu thời trang, âm nhạc, gia đình lại có ảnh hưởng lớn hơn với những mục tiêu dài
hạn, ví dụ như nguyện vọng đại học [7]
→ Các giai đoạn gia đình, môi trường, xã hội luôn đan xen với nhau.
❖ Trong thực tế, xã hội hoá chính là diện mạo của tất cả các quan
hệ xã hội → Nó là một quá trình khó khăn đầy phức tạp, cũng là một
quá trình tất yếu và kéo dài suốt cuộc đời con người [6]
❖ Bên cạnh đó, thông tin đại chúng với mọi hình thức như báo chí, mạng xã hội, phim ảnh, là các cơ chế ảnh hưởng đến tư tưởng, giá trị và niềm tin
mà xã hội mong muốn, tác động đến các cá nhân trong xuyên suốt cuộc đời Đối với những thông tin không được kiểm chứng từ người đăng tải
và sàng lọc từ người tiếp cận thì sẽ dễ gây méo mó suy nghĩ và ảnh hưởng
tiêu cực tới những người đón nhận thông tin [6]
V SỰ TÁC ĐỘNG QUA LẠI GIỮA CÁC MÔI TRƯỜNG
● Ba môi trường xã hội hoá: gia đình, nhà trường, xã hội thường diễn ra đồng thời và đan xen lẫn nhau Chúng có những mối quan hệ chặt chẽ để giúp chúng ta có những suy nghĩ, hành động phù hợp với những người
xung quanh [8]
Trang 10➢ Gia đình là môi trường xã hội hoá quan trọng bậc nhất của mỗi cá nhân Nơi đây hình thành những nền tảng giáo dục trẻ ban đầu, tạo
nên nền móng hình thành nhân cách trẻ
➢ Nhà trường là môi trường xã hội hoá tiếp theo trẻ được tiếp xúc Đây là nơi trang bị kiến thức về nhiều mặt, từ tự nhiên cho đến xã hội Chúng ta được tham gia vào những hoạt động, tương tác với mọi người nằm ngoài phạm vi gia đình Từ đó học được cách ứng
xử, những hành vi đạo đức cho phép trong trường học
➢ Xã hội hoá trong môi trường xã hội được chia thành những môi trường nhỏ khác nhau: các nhóm xã hội, truyền thông đại chúng,
các thiết chế xã hội…
● Xã hội hoá là quá trình con người tiếp nhận và truyền tải Nếu gia đình là
sự giáo dục nền móng ban đầu, hướng trẻ tới lợi ích bản thân, gia đình, dòng dõi thì nhà trường hướng trẻ đến mục tiêu chung, phục vụ lợi ích xã hội, các nhóm xã hội giúp trẻ tự tin, độc lập, chủ động, thể hiện những suy nghĩ, cá tính, những phẩm chất mới được hình thành và phát triển Cả
ba môi trường bổ khuyết cho nhau, mang đến những kinh nghiệm, trải nghiệm trong đời sống mỗi cá nhân Ba môi trường này cùng tồn tại trong quá trình xã hội hoá con người sẽ tạo nên những giá trị lý tưởng, vừa quy chuẩn theo yêu cầu và định hướng của xã hội, lại vừa là duy nhất, cá tính,
không lặp lại [8]
● Nếu một cá nhân sống thiếu một môi trường xã hội hoá nào cũng sẽ ảnh hưởng đến việc hình thành nhân cách, dẫn đến sự què quặt, khiếm khuyết,
phát triển lệch lạc của con người [8]
● Gia đình nuôi dạy con người từ thuở ban sơ, nhà trường truyền tải kiến thức, chấn chỉnh những điều không phù hợp khi con người tiếp nhận từ gia đình và xã hội, xã hội rèn luyện, bổ sung những kĩ năng, thông tin mà
trong quá trình xã hội hoá gia đình, nhà trường không có [8]
➔ Ba môi trường xã hội hoá có quan hệ và tương tác đa chiều với
nhau Sự kết hợp, hỗ trợ, bổ khuyết lẫn nhau sẽ mang lại một sức mạnh tổng lực, một hiệu quả tốt đẹp trong quá trình xã hội hoá của
con người.