1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

phát triển năng lực tư duy về hình học của học sinh khi giảng dạy môn toán 6 đủ 3 bộ sách

16 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phát triển năng lực tư duy về hình học của học sinh khi giảng dạy môn Toán 6
Chuyên ngành Toán
Thể loại Sáng kiến kinh nghiệm
Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 7,25 MB

Nội dung

Môn Toán nói chung và Toán lớp 6 nói riêng góp phần hình thành và phát triển các phẩm chất chủ yếu, năng lực chung và năng lực toán học cho học sinh; phát triển kiến thức, kĩ năng then c

Trang 1

PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TƯ DUY VỀ HÌNH HỌC CỦA HỌC

SINH KHI GIẢNG DẠY MÔN TOÁN 6

A MỞ ĐẦU 2

1 Lý do chọn đề tài 2

2 Mục đích nghiên cứu 3

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

4 Phương pháp nghiên cứu 3

B NỘI DUNG 4

1 Cơ sở lý luận 4

2 Cơ sở thực tiễn 5

3 Giải pháp thực hiện 7

Biện pháp 1 Tổ chức sưu tầm tranh ảnh, video trực quan giúp học sinh mở rộng hiểu biết về tính thực tiễn của hình học 7

Biện pháp 2 Vận dụng kỹ thuật công đoạn giúp học sinh học tập tích cực, năng động trong tiết Toán hình 10

Biện pháp 3 Xây dựng mô hình STEM giúp học sinh vận dụng kiến thức vào thực tiễn sáng tạo 11

Biện pháp 4 Tổ chức cho học sinh thảo luận thực hành làm bài tập trải nghiệm 15

4 Hiệu quả của sáng kiến 17

C KẾT LUẬN 19

1 Kết luận 19

2 Đề xuất, kiến nghị 19

TÀI LIỆU THAM KHẢO 21

Trang 2

A MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Toán là môn học bắt buộc trong chương trình học tập của học sinh Đây là môn học quan trọng giúp học sinh rèn luyện tư duy logic, khả năng phân tích, suy luận, và giải quyết vấn đề Môn Toán nói chung và Toán lớp 6 nói riêng góp phần hình thành và phát triển các phẩm chất chủ yếu, năng lực chung và năng lực toán học cho học sinh; phát triển kiến thức, kĩ năng then chốt và tạo cơ hội để học sinh được trải nghiệm, vận dụng toán học vào thực tiễn; tạo lập sự kết nối giữa các ý tưởng toán học, giữa Toán học với thực tiễn và với các môn học khác Tuy nhiên, nội dung môn Toán thường mang tính logic, trừu tượng, khái quát Do đó, để học sinh học tập tiếp thu kiến thức một cách hiệu quả nhất, đồng thời phát triển toàn diện bản thân thì cần có phương pháp giảng dạy phù hợp

Phương pháp giáo dục phát triển năng lực cho học sinh là một phương pháp giảng dạy tập trung vào việc khám phá và phát triển tối đa khả năng và tiềm năng của từng học sinh Phương pháp này giúp học sinh không chỉ tiếp thu kiến thức

mà còn khám phá và phát triển khả năng sáng tạo, tư duy logic, giao tiếp, tự tin

và nhiều năng lực khác Bằng cách phát triển các kỹ năng cốt lõi, phương pháp giáo dục này giúp học sinh xây dựng một nền tảng vững chắc cho sự phát triển toàn diện Bên cạnh đó, phương pháp giáo dục phát triển năng lực giúp tạo ra môi trường học tập tích cực, kích thích sự hứng thú và niềm đam mê trong việc học tập Vì vậy, có thể nói rằng phương pháp giáo dục phát triển năng lực cho học sinh rất phù hợp trong quá trình giảng dạy môn Toán lớp 6 để đảm bảo rằng các

em phát huy được tối đa tiềm năng của mình và đạt được thành công trong học tập và cuộc sống

Năng lực tư duy hình học có tầm quan trọng rất lớn trong học tập và cuộc sống vì nó giúp học sinh hiểu và tưởng tượng không gian, hình dáng, kích thước

và mối quan hệ giữa các đối tượng trong thế giới thực Bên cạnh đó, tư duy hình học giúp rèn luyện khả năng tư duy logic, tăng cường khả năng nhận biết mô hình

và quy tắc, cũng như khả năng vận dụng và diễn giải thông tin hình học Với tầm quan trọng của năng lực tư duy hình học, nó không chỉ là một kỹ năng cần thiết

DEMO M608 – SÁCH KNTT

Trang 3

trong học tập mà còn cho phép học sinh nhìn nhận và tương tác với thế giới xung quanh một cách sâu sắc hơn Chính vì vậy, rèn luyện năng lực tư duy hình học là một trong những việc làm cấp bách của giáo viên và học sinh trong quá trình giảng dạy và học tập môn Toán lớp 6

Từ những vấn đề nêu trên, tôi xin đề xuất giải pháp: “Phát triển năng lực tư duy về hình học của học sinh khi giảng dạy môn Toán 6” thông qua bộ sách Kết

nối tri thức với cuộc sống

2 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu các biện pháp giúp học sinh phát triển năng lực tuy duy về hình học khi học tập môn Toán lớp 6

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu năng lực tư duy hình học của học sinh khi học môn Toán lớp 6

- Phạm vi nghiên cứu: Học sinh lớp 6… Trường…

4 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp phân tích và tổng hợp

- Phương pháp quan sát khoa học

- Phương pháp điều tra

- Phương pháp phân tích và tổng kết thực nghiệm

- Phương pháp chuyên gia

Trang 4

B NỘI DUNG

1 Cơ sở lý luận

Phát triển năng lực trong giáo dục là quá trình hướng dẫn và tạo điều kiện cho học sinh phát triển các khả năng, kỹ năng và phẩm chất cá nhân Đây là một quá trình toàn diện, không chỉ tập trung vào kiến thức học thuật mà còn bao gồm

cả khía cạnh tinh thần, xã hội và văn hoá của học sinh Phát triển năng lực giáo dục bao gồm việc truyền đạt kiến thức và kỹ năng cần thiết để học sinh hiểu và áp dụng vào thực tế Điều này giúp các em rèn luyện kỹ năng sống bao gồm kỹ năng giao tiếp, tư duy logic, tư duy sáng tạo, phân tích và giải quyết vấn đề, kỹ năng làm việc nhóm, quản lý thời gian và tự quản lý Không những thế, năng lực giáo dục còn hướng đến việc xây dựng các phẩm chất cá nhân tích cực và đạo đức trong học sinh bao gồm lòng tự trọng, sự tự tin, đạo đức và trách nhiệm xã hội Các năng lực cần phát triển theo chương trình GDPT 2018 bao gồm 10 năng lực cốt lõi trong đó có 3 năng lực chung và 7 năng lực đặc thù 3 năng lực chung là: Tự chủ và tự học; Kỹ năng giao tiếp và hợp tác nhóm với các thành viên khác; Giải quyết vấn đề theo nhiều cách khác nhau một cách sáng tạo và triệt để 7 năng lực đặc thù hay còn gọi là năng lực chuyên môn: Ngôn ngữ; Tính toán; Tin học; Thể chất; Thẩm mỹ; Công nghệ; Tìm hiểu tự nhiên và xã hội 7 năng lực đặc thù hay còn gọi là năng lực chuyên môn gồm: Ngôn ngữ; Tính toán; Tin học; Thể chất; Thẩm mỹ; Công nghệ; Tìm hiểu tự nhiên và xã hội

Tư duy hình học là một khía cạnh quan trọng trong giáo dục toán học của học sinh lớp 6 Đây là quá trình cung cấp cho học sinh các khái niệm hình học cơ bản và khuyến khích họ suy nghĩ và tư duy theo cách hình học Học sinh được giới thiệu về các khái niệm cơ bản và học cách nhận biết và phân loại các hình như đường thẳng, đoạn thẳng, đường cong, các loại góc (góc vuông, góc tù, góc nhọn), tam giác, hình bình hành, hình vuông, hình chữ nhật, Ngoài ra, học sinh được khám phá các thuộc tính của các hình học, bao gồm số cạnh, số đỉnh, bề mặt

và thể tích Các em cũng học cách xác định các thuộc tính đặc trưng của các hình học như hình tròn có bán kính, hình vuông có cạnh, hình chữ nhật có đường chéo… Đồng thời, học sinh học cách sử dụng thước kẻ, compa và ống kính để vẽ

Trang 5

các hình học và xây dựng các hình học từ các yếu tố cơ bản như đoạn thẳng và góc Học sinh được khuyến khích tư duy về không gian và các quan hệ không gian thông qua việc diễn giải bản đồ, hệ tọa độ, và sự vị trí tương đối của các đối tượng trong không gian

2 Cơ sở thực tiễn

* Thực trạng

Năm học lớp 6 là giai đoạn đầu của việc chuyển giao từ hệ giáo dục tiểu học sang trung học Do đó, học sinh còn khá nhiều bỡ ngỡ, các em chưa theo kịp với chương trình học tập phức tạp và nhiều kiến thức ở bậc trung học Đặc biệt, kiến thức hình học trong môn Toán lớp 6 khá phức tạp Trong quá trình giảng dạy, tôi nhận thấy đa số học sinh trong lớp còn chậm trong việc nhận biết các góc và áp dụng làm các bài tập về hình học Bên cạnh đó, do việc duy trì giảng dạy theo phương pháp truyền thống khiến bài giảng trở nên khô khan, gây nhàm chán với học sinh Điều này dẫn đến việc học sinh trong giờ học không tập trung, các em học tập một cách máy móc, lớp học không sôi nổi, học sinh không có sự tư duy, trao đổi mà chỉ ghi chép thụ động

* Thuận lợi:

Một số thuận lợi trong quá trình giảng dạy môn Toán lớp 6 mà tôi nhận thấy như:

+ Nhà trường luôn quan tâm và ủng hộ giáo viên nghiên cứu xây dựng những phương pháp giảng dạy mới cho môn Toán lớp 6 giúp phát triển năng lực học sinh + Các thiết bị dạy học được nhà trường cung cấp đầy đủ, tạo điều kiện thuận lợi giúp giáo viên giảng dạy theo phương pháp tích cực

+ Môn Toán là môn học bắt buộc nên có nhiều tiết dạy hơn so với những môn học khác Nhờ đó, giáo viên có nhiều thời gian tiếp cận và kích thích niềm say mê học tập môn cho học sinh

+ Đa số các em học sinh trong lớp đều ngoan và nhận thức được tầm quan trọng của môn Toán

* Khó khăn:

Bên cạnh những thuận lợi kể trên, trong quá trình giảng dạy môn Toán tôi

Trang 6

nhận thấy vẫn còn một số vấn đề khó khăn cần được khắc phục:

+ Giáo viên đã quen với phương pháp giảng dạy truyền thống, do đó các phương pháp giảng dạy tích cực chưa có nhiều kinh nghiệm để áp dụng một cách hiệu quả nhất

+ Mỗi tiết học chỉ có 45 phút, trong khi đó kiến thức hình học trong môn Toán lớp 6 khá nhiều nên nếu tổ chức dạy theo phương pháp tích cực không phù hợp sẽ ảnh hưởng đến thời gian truyền đạt kiến thức cho học sinh

+ Học sinh ngoài việc học môn Toán còn phải đảm bảo rất nhiều môn học khác nên việc xây dựng các bài tập phát triển năng lực tư duy hình học bị hạn chế nhiều vì học sinh không đủ thời gian thực hiện

Để có cái nhìn khách quan nhất về thực trạng năng lực tư duy hình học của học sinh, tôi đã lập bảng khảo sát năng lực tư duy hình học của 30 học sinh lớp 6… trước khi áp dụng sáng kiến:

Bảng khảo sát năng lực tư duy hình học của học sinh lớp 6… trước khi áp

dụng sáng kiến

Học sinh hiểu biết về tính thực tiễn của hình học 10/30 33% Học sinh tích cực, sôi nổi trong giờ học hình học 6/30 20% Học sinh làm tốt các bài tập hình học 5/30 17% Học sinh biết áp dụng kiến thức hình học vào thực tế 3/30 10%

Nhìn vào bảng khảo sát có thể thấy năng lực tư duy hình học của học sinh lớp 6… còn rất yếu Cả lớp chỉ có 10 học sinh hiểu biết về tính thực tiễn của hình học, chiếm 33%; 6 học sinh tích cực, sôi nổi trong giờ học hình học chiếm 20%;

5 học sinh làm tốt các bài tập hình học chiếm 17% và 3 học sinh biết áp dụng kiến thức hình học vào thực tế chiếm 10% Điều này cho thấy phương pháp mà giáo viên đang giảng dạy chưa phù hợp, gây nhàm chán và không đạt hiệu quả cao trong việc giúp học sinh tiếp thu kiến thức cũng như phát triển phẩm chất năng

Trang 7

lực tư duy Nếu tình trạng này kéo dài, chất lượng học phần hình học nói riêng và học môn Toán lớp 6 nói chung của học sinh sẽ không đạt yêu cầu Do đó, cần phải

có những phương pháp mới kích thích học sinh tích cực học tập, tư duy giúp các

em nâng cao chất lượng học tập và nâng cao năng lực tư duy hình học

3 Giải pháp thực hiện

Biện pháp 1 Tổ chức sưu tầm tranh ảnh, video trực quan giúp học sinh

mở rộng hiểu biết về tính thực tiễn của hình học

* Mục đích:

Mục đích của việc tổ chức sưu tầm tranh ảnh và video trực quan trong việc giảng dạy hình học là giúp học sinh mở rộng hiểu biết về tính thực tiễn của hình học thông qua các tài liệu hình ảnh và video có liên quan Qua đó, các em hiểu được ý nghĩa của hình học đối với cuộc sống thực tế và giúp các em hiểu sâu về các khái niệm cũng như mối quan hệ hình học

* Nội dung và cách thực hiện:

Áp dụng: Bài 21 “Hình có trục đối xứng” - trang 106 SGK Toán 6 - bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 1

Trước khi vào bài học về trục đối xứng, giáo viên chia lớp thành 5 nhóm, mỗi nhóm có 6 học sinh Các nhóm sẽ được xem video về con bướm và thảo luận trả

Trang 8

lời các câu hỏi sau:

+ Nhận xét về tương quan hình dáng và màu sắc của 2 cánh bướm lúc đứng yên?

+ Khi cánh bướm chuyển động, có điều gì đặc biệt giữa 2 cánh bướm? + Có thể vẽ một đường thẳng chia con bướm thành 2 phần như nhau được không?

+ Tìm đường thẳng tương tự này ở các hình học đã học trong chương trước

https://youtu.be/fpsR_xWR9Fs

Sau khi xem video xong học sinh có 5 phút thảo luận nhóm Giáo viên gọi lần lượt mỗi nhóm trả lời một câu hỏi Sau đó, giáo viên dẫn dắt để đưa ra lý thuyết về trục đối xứng

Sau khi giới thiệu xong lý thuyết, giáo viên chiếu lên bảng các hình có trục đối xứng và yêu cầu học sinh xác định số lượng trục đối xứng của mỗi sự vật, hiện tượng đó:

Trang 9

Cuối giờ học, giáo viên sẽ giao nhiệm vụ về nhà cho các nhóm sưu tầm các

sự vật thực tiễn sử dụng trục đối xứng bao gồm: nghệ thuật hội hoạ, kiến trúc, sự vật thiên nhiên, Đồng thời giáo viên yêu cầu học sinh phân tích, giới thiệu chi tiết về các công trình kiến trúc, nghệ thuật hội hoạ đó để nâng cao thẩm mỹ và khiếu nghệ thuật của học sinh

Tác phẩm học sinh đã tìm hiểu được và cách học sinh phân tích để làm rõ lợi ích của trục đối xứng

Hình ảnh sưu tầm của học sinh

Học sinh giới thiệu: Đây là một trong những toà nhà nổi tiếng nhất trên thế giới – Taj Mahal Sự cân bằng đối xứng giúp gợi lên một cảm giác về truyền thống, cân đối, hài hòa và ổn định

* Kết quả đạt được: Trong quá trình tổ chức biện pháp, tôi nhận thấy học sinh chủ động và rất hào hứng trong việc sưu tầm tranh ảnh Bên cạnh đó, các em ghi nhớ kiến thức rất tự nhiên, không máy móc Đồng thời, thái độ học nhóm của học sinh rất tích cực, sôi nổi

* Điểm mới:

Điểm mới của biện pháp nằm ở chỗ giáo viên đã khéo léo liên hệ thực tế đời

Trang 10

sống vào bài học cho học sinh Nhờ đó, các em không chỉ học kiến thức lý thuyết

mà còn biết cách áp dụng và nhận biết trục đối xứng trong những hình ảnh đời thực Điều này giúp học sinh nâng cao năng lực tư duy hình học và hiểu được ý nghĩa của hình học đối với cuộc sống thực tế

Biện pháp 2 Vận dụng kỹ thuật công đoạn giúp học sinh học tập tích cực, năng động trong tiết Toán hình

* Mục đích:

Vận dụng kỹ thuật công đoạn trong giảng dạy Toán hình giúp tạo nên môi trường học tập tích cực, khuyến khích sự tương tác và khám phá của học sinh Bên cạnh đó, kỹ thuật công đoạn thúc đẩy học sinh giải quyết vấn đề, phát triển

tư duy logic và sự sáng tạo

* Nội dung và cách thực hiện:

Kỹ thuật công đoạn là hoạt động làm việc nhóm để giải quyết vấn đề giáo viên đưa ra sau đó chuyển kết quả các nhóm chéo nhau để nhận được góp ý Lợi ích của kỹ thuật công đoạn giúp học sinh có cơ hội làm việc nhóm giải quyết vấn đề Bên cạnh đó, mỗi nhiệm vụ giáo viên đưa ra học sinh sẽ khám phá được nhiều cách làm mới từ bạn bè của mình giúp nâng cao năng lực tư duy, giải quyết vấn đề

Áp dụng: Bài 19 “Hình chữ nhật Hình thoi Hình bình hành Hình thang cân”

- trang 89 SGK Toán 6 - bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống - tập 1

Trước tiên, giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm sẽ nhận nhiệm về các hình như sau:

Nhóm 1: Hình chữ nhật

Nhóm 2: Hình thoi

Nhóm 3: Hình bình hành

Nhóm 4: Hình thang cân

Các nhóm nhận phiếu và hoàn thành các nhiệm vụ trong phiếu như sau:

Ví dụ mẫu phiếu nhiệm vụ nhóm 1: Hình chữ nhật

Trang 11

- Nêu ra một số yếu tố

cơ bản của hình chữ

nhật

- Các ví dụ thực tiễn

- Vẽ hình chữ nhật

- Nêu ra các bước vẽ

Trong 10 phút, các nhóm hoàn thành phần nhiệm vụ của mình trong phiếu học tập rồi luân chuyển sang các nhóm khác Các nhóm khác xem và bổ sung ý kiến vào phần nhận xét Sau 25 phút, các nhóm nhận lại phiếu học tập đã có đầy

đủ nội dung Giáo viên chuẩn hoá kiến thức và các nhóm xem, điều chỉnh lại nội dung trong phiếu học tập của mình

Kết quả đạt được: Qua việc áp dụng kỹ thuật công đoạn, học sinh làm việc nhóm rất tích cực và hiệu quả Đa số các em đều hoàn thành nội dung nhiệm vụ giáo viên giao cho

* Điểm mới:

Điểm mới trong biện pháp này nằm ở chỗ giáo viên đã áp dụng phương pháp dạy học tích cực trong việc nâng cao năng lực tư duy hình học cho học sinh Việc này giúp các em có một môi trường học tập tích cực, học sinh có cơ hội làm việc cùng nhau Biện pháp này không chỉ giúp các em nâng cao năng lực tư duy hình học, học tập năng động mà còn rèn luyện khả năng làm việc nhóm

Biện pháp 3 Xây dựng mô hình STEM giúp học sinh vận dụng kiến thức vào thực tiễn sáng tạo

* Mục đích:

Mục đích của việc xây dựng mô hình STEM (Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật

và Toán học) là giúp học sinh vận dụng kiến thức vào thực tiễn sáng tạo Qua đó, các em vừa củng cố kiến thức vừa hiểu rõ hơn về cách áp dụng kiến thức trong các vấn đề thực tế

* Nội dung và cách thực hiện:

Hoạt động STEM trong Toán học là một phần của mô hình STEM, tập trung

Ngày đăng: 14/08/2024, 19:25

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w