Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 102 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
102
Dung lượng
774,21 KB
Nội dung
LUẬNVĂN:KiểmtoánNhànướctrongnềnkinhtếthịtrườngởViệtNam MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá X đã xác định rõ mục tiêu phát triển nềnkinhtếthịtrường định hướng xã hội chủ nghĩa ởnước ta là nhằm thực hiện: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh; giải phóng mạnh mẽ và không ngừng phát triển sức sản xuất, nâng cao đời sống nhân dân; đẩy mạnh xoá đói, giảm nghèo, khuyến khích mọi người vươn lên làm giàu chính đáng, giúp đỡ người khác thoát nghèo và từng bước khá giả hơn. Tuy nhiên, quá trình xây dựng nềnkinhtếthịtrường định hướng xã hội chủ nghĩa còn chậm, chưa theo kịp yêu cầu của công cuộc đổi mới và hội nhập kinhtế quốc tế. Nguyên nhân do hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách chưa đầy đủ, đồng bộ và thống nhất Để khắc phục được những tồn tại, yếu kém đó và đạt được mục tiêu đã đề ra, ngoài những yếu tố và định hướng cần thiết khác, vấn đề quan trọng là nâng cao vai trò và hiệu lực quản lý của Nhà nước, vai trò quản lý của Nhànước là yếu tố quan trọng đảm bảo định hướng xã hội chủ nghĩa của nềnkinh tế. Để giúp Nhànướctrong việc quản lý và điều hành nềnkinhtế có hiệu quả theo định hướng xã hội chủ nghĩa, Nhànước cần phải có những công cụ mạnh để kiểm tra, kiểm soát. Một trong những công cụ đó là KiểmtoánNhà nước, KiểmtoánNhànước là cơ quan kiểm tra tài chính công của Nhà nước, góp phần làm trong sạch và minh bạch nền tài chính quốc gia. Trong quá trình đổi mới đất nước, xây dựng Nhànước pháp quyền, xoá bỏ nềnkinhtế tập trung quan liêu bao cấp chuyển sang nềnkinhtếthịtrường định hướng xã hội chủ nghĩa, KiểmtoánNhànước ra đời là một tất yếu khách quan do nhu cầu quản lý của Nhànước đối với việc phát huy hiệu quả các nguồn lực kinhtế đất nướctrong thời kỳ chuyển giao cơ chế, trong đó quản lý tài chính là một nhiệm vụ quan trọng của Nhà nước, cùng với các công cụ quản lý khác, KiểmtoánNhànướckiểm tra, kiểm soát về lĩnh vực tài chính công, góp phần tham mưu cho Quốc hội, Chính phủ trong việc hoạch định chính sách, đường lối kinhtế của đất nước, trong việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực về tài sản và công quỹ quốc gia. KiểmtoánNhànướcViệtNam ra đời theo Nghị định số 70/CP ngày 11 tháng 7 năm 1994 của Chính phủ, là cơ quan trực thuộc Chính phủ, đã từng bước khẳng định được vai trò, vị trí của mình như một công cụ quản lý hữu hiệu của Nhà nước. Luật Kiểmtoánnhànước được Quốc hội khoá XI thông qua ngày 14 tháng 6 năm 2005 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2006. Theo đó, Điều 13 quy định: “Kiểm toánNhànước là cơ quan chuyên môn về lĩnh vực kiểm tra tài chính nhànước do Quốc hội thành lập, hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật”, Điều 14 quy định: “Kiểm toánNhànước có chức năng kiểmtoán báo cáo tài chính, kiểmtoán tuân thủ, kiểmtoán hoạt động đối với cơ quan, tổ chức quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước” [18,tr.12]. KiểmtoánNhànước là cơ quan kiểm tra tài chính công của nhà nước, hoàn toàn độc lập với Quốc hội và Chính phủ, không nằmtrong 3 hệ thống quyền lực là lập pháp, hành pháp và tư pháp của Nhà nước. Điều đó, cũng đã khẳng định vai trò của KiểmtoánNhànướctrong quản lý vĩ mô nềnkinhtế là công cụ kiểm tra tài chính công của Nhànước nhằm đưa việc chi tiêu Ngân sách Nhànước và công quỹ quốc gia tiết kiệm và có hiệu quả, ngăn ngừa lãng phí và tiêu cực góp phần làm lành mạnh nền tài chính quốc gia. KiểmtoánNhànướcViệtNam ra đời và đi vào hoạt động được 15 năm, so với nhiều cơ quan KiểmtoánNhànước trên thế giới thì vẫn còn rất non trẻ, những thành tựu và kết quả mà KiểmtoánNhànướcViệtNam đạt được trong lĩnh vực kiểm tra tài chính công những năm vừa qua là rất đáng ghi nhận. Với chức năng, nhiệm vụ của mình, KiểmtoánNhànước góp phần thiết lập trật tự kỷ cương trong hoạt động thu- chi Ngân sách Nhà nước, nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính và tiết kiệm chi Ngân sách Nhà nước. Như vậy, thông qua hoạt động của mình KiểmtoánNhànước góp phần phát hiện những bất cập và đề xuất các giải pháp hoàn thiện thể chế kinhtếthị truờng; phát hiện các gian lận tham nhũng, các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động kinhtế và kiến nghị xử lý theo quy định của pháp luật; góp phần khắc phục các khuyết tật của cơ chế thịtruờng và nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công. Hiện nay, ởViệtNam chưa có một công trình khoa học nào thực hiện nghiên cứu riêng biệt về vai trò của KiểmtoánNhànướctrongnềnkinhtếthị trường. Để góp phần nâng cao và tăng cường vai trò của KiểmtoánNhà nước, đồng thời xây dựng KiểmtoánNhànước trở thành công cụ kiểm tra tài chính công quan trọng của nhà nước, việc nghiên cứu một cách đầy đủ đề tài "Kiểm toánNhànướctrongnềnkinhtếthịtrườngởViệt Nam" là hết sức cần thiết. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài - Trong nước, hiện nay cũng có một số tác giả nghiên cứu về vai trò của KiểmtoánNhànướctrong cải cách hành chính như: CN.Hà Ngọc Son, PGS.TS Nguyễn Đình Hựu và TS.Mai Vinh viết về “Vai trò của KiểmtoánNhànướctrong công cuộc cải cách hành chính nhà nước” - Ngoài nước, do đặc điểm kinhtế xã hội và thể chế chính trị của mỗi quốc gia trên thế giới khác nhau nên vai trò của KiểmtoánNhànướctrongnềnkinhtếthịtrường của các quốc gia cũng không giống nhau; mỗi cơ quan KiểmtoánNhànước trên thế giới đều có đặc thù về địa vị pháp lý, chức năng và nhiệm vụ. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu của nước ngoài là kinh nghiệm và bài học quý báu đối với KiểmtoánNhànướcViệt Nam. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục tiêu nghiên cứu Đề xuất phương hướng và các giải pháp nâng cao vai trò của KiểmtoánNhànướctrongnềnkinhtếthịtrườngởViệtNam hiện nay. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện được mục tiêu trên, Luận văn tập trung giải quyết một số vấn đề sau: - Làm rõ những vấn đề chung về KiểmtoánNhà nước, trên cơ sở đó, xác định vị trí, vai trò của nó trongnềnkinhtếthịtrườngởViệt Nam. - Đánh giá thực trạng về hoạt động của KiểmtoánNhànướctrong công tác kiểm tra, kiểm soát việc quản lý và sử dụng ngân sách, tiền và tài sản Nhànước của các cơ quan, tổ chức và cá nhân trongnềnkinh tế. - Tìm ra nguyên nhân, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nâng cao vai trò của KiểmtoánNhànướctrongnềnkinhtếthịtrườngởViệt Nam. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là hoạt động kiểmtoán của KiểmtoánNhànướctrongnềnkinhtếthịtrườngởViệt Nam. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu các quy định của pháp luật về địa vị pháp lý, chức năng, nhiệm vụ, vị trí của KiểmtoánNhànướctrongnềnkinhtếthịtrường và thực trạng hoạt động của KiểmtoánNhànước từ năm 1994 đến nay. Trong đó có tham khảo một số kinh nghiệm của KiểmtoánNhànước của một số nước trên thế giới. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu - Đề tài sử dụng các phương pháp của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để phân tích các vấn đề lý luận và thực tiễn. - Sử dụng các phương pháp thống kê, phân tích, lôgíc kết hợp với lịch sử, tổng kết, đánh giá quá trình hình thành, phát triển và hoạt động của KiểmtoánNhànướcởViệt Nam. - Kế thừa một cách có chọn lọc kết quả của các công trình nghiên cứu trước đây có liên quan và cập nhật những thông tin mới về chủ đề nghiên cứu. 6. Đóng góp về lý luận và thực tiễn của luận văn - Trên cơ sở nghiên cứu một cách có hệ thống, kết quả nghiên cứu của Luận văn sẽ đóng góp quan trọngtrong việc xác định đúng vị trí và vai trò của KiểmtoánNhànướctrongnềnkinhtếthịtrườngởViệt Nam. - Góp phần thúc đẩy quá trình hoàn thiện thể chế kinhtếthịtrường định hướng xã hội chủ nghĩa theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ X của Đảng Cộng sản Việt Nam. 7. Kết cấu của luận văn Để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu của đề tài, ngoài phần mở đầu, kết luận danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn gồm có 3 chương, 8 tiết: - Chương 1: Những vấn đề chung về KiểmtoánNhànướctrongnềnkinhtếthị trường. - Chương 2: Thực trạng hoạt động của KiểmtoánnhànướcởViệt Nam. - Chương 3: Quan điểm và giải pháp nâng cao vai trò của KiểmtoánNhànướctrongnềnkinhtếthịtrườngởViệt Nam. Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KIỂMTOÁNNHÀNƯỚCTRONGNỀNKINHTẾTHỊTRƯỜNG 1.1. TỔNG QUAN VỀ KIỂMTOÁNNHÀNƯỚC 1.1.1. Các khái niệm cơ bản 1.1.1.1. KiÓm to¸n Kiểmtoán có gốc từ Latinh là: "Audit" gắn liền với nền văn minh Ai Cập và La Mã cổ đại, xuất hiện vào thế kỷ thứ III trước công nguyên. Auditing có nghĩa là "nghe", do các nhà cầm quyền La Mã tổ chức để kiểm tra độc lập về tình hình tài chính. Hình ảnh của kiểmtoán cổ điển là việc kiểm tra về tài sản, phần lớn được thể hiện bằng cách người ghi chép đọc to lên cho một bên độc lập "nghe" rồi chấp nhận. Cho đến những năm 30 của thế kỷ XX, kiểmtoán với nghĩa là kiểm tra độc lập và bày tỏ ý kiến mới được phát triển ở các nước Bắc Mỹ và Tây Âu. Ngày nay, hoạt động kiểmtoán đã vượt khỏi phạm vi của từng địa phương, từng quốc gia và phát triển theo hướng đa phương hoá, đa dạng hoá từ đó hình thành các tổ chức nghề nghiệp kiểmtoán quốc tế, các tập đoàn kiểmtoán mang tầm quốc tế hoạt động xuyên quốc gia. Một số tập đoàn kiểmtoán xuyên quốc gia đứng đầu thế giới như: Coopers Lybrand, Ersnt and Young, Price Water House và Deloitte Touch Tomatsu Mặc dù khái niệm kiểmtoán đã xuất hiện khá lâu đời nhưng cho đến nay vẫn còn có những cách hiểu khác nhau, đôi khi chưa có sự đồng nhất: Vương quốc Anh đã đưa ra khái niệm: " Kiểmtoán là sự kiểm tra độc lập và là sự bày tỏ ý kiến về những bản khai tài chính của một xí nghiệp do một kiểmtoán viên được bổ nhiệm để thực hiện những công việc đó theo đúng với bất kỳ nghĩa vụ pháp định có liên quan"[23, tr.30]; Với khái niệm này, các nhà khoa học ở Anh quan niệm kiểmtoán là sự kiểm tra độc lập và bày tỏ ý kiến về bản khai tài chính của kiểmtoán viên theo nghĩa vụ pháp định. Hoa Kỳ lại quan niệm: "Kiểm toán là một quá trình mà qua đó một người độc lập, có nghiệp vụ tập hợp và đánh giá rõ ràng về một thông tin có thể lượng hoá có liên quan đến một thực thể kinhtế riêng biệt nhằm mục đích xác định và báo cáo mức độ phù hợp giữa thông tin có thể lượng hoá với những tiêu chuẩn đã được thiết lập" [23, tr.30-31]; các nhà khoa học về kiểmtoán Hoa Kỳ cũng khẳng định sự kiểm tra độc lập của kiểmtoán viên, tuy nhiên nhấn mạnh hơn đến khía cạnh chuyên môn tức là các kiểmtoán viên không chỉ độc lập mà phải “có nghiệp vụ”; khái niệm của Hoa Kỳ cũng nhấn mạnh đến sự phù hợp giữa thông tin với các tiêu chuẩn đã được thiết lập. Còn các nhàkinhtếnước Cộng hoà Pháp lại quan niệm rằng: "Kiểm toán là việc nghiên cứu và kiểm tra các tài khoản niên độ của một tổ chức do một người độc lập, đủ danh nghĩa gọi là một kiểmtoán viên tiến hành để khẳng định rằng những tài khoản đó phản ánh đúng tình hình tài chính thực tế không che dấu sự gian lận và chúng được trình bày theo mẫu chính thức của luật định" [23, tr.31]. Theo định nghĩa của Liên đoàn quốc tế các nhà kế toán (International Federation of Accountants –IFAC) thì “ Kiểmtoán là việc các kiểmtoán viên độc lập kiểm tra và trình bày ý kiến của mình về các bản báo cáo tài chính”. Trong giáo trình kiểmtoán của các tác giả Alvin A.Rens và James K.Loebbecker đã định nghĩa: Kiểmtoán là quá trình các chuyên gia độc lập và có thẩm quyền thu thập và đánh giá các bằng chứng về các thông tin có thể định lượng được của một đơn vị cụ thể nhằm mục đích xác nhận và báo cáo về mức độ phù hợp giữa các thông tin này với các chuẩn mực đã được thiết lập; Định nghĩa khác nêu: Kiểmtoán là thủ pháp xem xét và kiểm tra một cách khách quan về từng khoản mục bao gồm việc thẩm tra những thông tin đặc trưng được xác định bởi kiểmtoán viên hoặc thiết lập bởi thực hành chung. Nói tổng quát, mục đích của kiểmtoán là trình bày ý kiến hoặc đi đến kết luận về cái được kiểm toán. (Auditing - Theory & Practice của John Dunn, University of Strathclyde, Glasgow nhà xuất bản Prentice Hall). Như vậy, các khái niệm trên phản ánh tương đối đầy đủ về các đặc trưng cơ bản của kiểmtoán truyền thống đã phát triển lâu đời. Các khái niệm khẳng định rằng: Kiểmtoán là sự kiểm tra và bày tỏ ý kiến về bản khai tài chính hoặc các tài khoản của một tổ chức, cơ quan, xí nghiệp; việc kiểmtoán được thực hiện bởi kiểmtoán viên có chuyên môn nghiệp vụ, độc lập; đánh giá mức độ trung thực, phù hợp của các thông tin so với các tiêu chuẩn đã được thiết lập; các thông tin kiểmtoán được trình bày theo một cách thức nhất định. Các khái niệm đó mới chỉ tập trung ở việc kiểmtoán các bản khai tài chính, mang tính truyền thống khi kiểmtoán được xuất hiện. Ngày nay, khái niệm kiểmtoán hết sức rộng mở, phát triển vượt ra ngoài khuôn khổ quan niệm truyền thống. Bằng chứng là kiểmtoán ngày nay không chỉ dừng lại ở việc kiểm tra các bản kê khai tài chính, các tài khoản mà đã phát triển trên phạm vi rộng lớn. Thông qua hoạt động kiểmtoán có thể kiểm tra, kiểm soát việc tuân thủ các quy định của pháp luật; nội quy, quy chế của mọi chủ thể kinhtế cũng như kiểm tra, giám sát vĩ mô tình hình phát triển của nềnkinh tế; hiệu lực và hiệu quả quản lý các nguồn lực ỞViệt Nam, khái niệm kiểmtoán mới xuất hiện vào cuối thập kỷ 80 của thế kỷ XX, với sự ra đời của các công ty kiểmtoán và tư vấn tài chính trực thuộc Bộ Tài chính. Ngày 11/7/1994 cơ quan KiểmtoánNhànước được thành lập đã ghi nhận một dấu mốc quan trọng đối với sự phát triển của hệ thống kiểmtoánởViệt Nam. Thuật ngữ kiểmtoán đã được nhiều nhàkinhtế học bàn tới, trong đó, nổi bật là các khái niệm kiểmtoán sau: theo giáo trình Lý thuyết kiểmtoán của Trường Đại học Kinhtế quốc dân quan niệm: " Kiểmtoán là xác minh và bày tỏ ý kiến về thực trạng hoạt động được kiểmtoán bằng hệ thống phương pháp kỹ thuật của kiểmtoán chứng từ và ngoài chứng từ do các kiểmtoán viên có trình độ nghiệp vụ tương xứng thực hiện trên cơ sở hệ thống pháp lý có hiệu lực" [23, tr.30]; quan niệm cho rằng kiểmtoán không chỉ là bản khai tài chính mà là “ xác minh và bày tỏ ý kiến về thực trạng hoạt động”; đồng thời, khái niệm cũng đề cập đến việc sử dụng phương pháp kiểmtoán khi kiểmtoán viên thực thi nhiệm vụ. Học viện Tài chính Hà Nội lại nêu khái niệm: ''Kiểm toán là quá trình các chuyên gia độc lập và có thẩm quyền, có kỹ năng nghiệp vụ, thu thập và đánh giá các bằng chứng về các thông tin có thể định lượng của một đơn vị nhằm mục đích xác nhận và báo cáo về mức độ phù hợp giữa các thông tin này với các chuẩn mực đã được xây dựng'' [29, tr.5]. Đại học Kinhtế thành phố Hồ Chí Minh cho rằng: “Kiểm toán là một quá trình do Kiểmtoán viên đủ năng lực và độc lập tiến hành nhằm thu thập bằng chứng về những thông tin có thể định lượng của một tổ chức và đánh giá chúng nhằm thẩm định và báo cáo về mức độ phù hợp giữa những thông tin đó với các chuẩn mực đã được thiết lập” [30, tr.7]. Qua việc phân tích các khái niệm kiểm toán, có thể thống nhất với quan niệm kiểmtoán của Học viện Tài chính Hà Nội, đây là khái niệm diễn đạt đầy đủ nội dung của hoạt động kiểm toán: Kiểmtoán là một quá trình chứ không phải là một hoạt động đơn lẻ; quá trình đó phản ánh hoạt động của các chuyên gia độc lập, có thẩm quyền, có kỹ năng nghiệp vụ; thông qua hoạt động kiểm toán, các chuyên gia có thể thu thập, định lượng, đánh giá các thông tin về chủ thể kinhtế (so với chuẩn mực đã xác định) và có thể kiểm tra, kiểm soát được các hoạt động kinhtế cả ở tầm vi mô và vĩ mô. Quan niệm về kiểmtoán như trên rất rộng mở về nội dung đã thoát ly được quan niệm truyền thống về kiểm toán, đó là chỉ kiểm tra các bản kê khai tài chính, các tài khoản mà đã phát triển việc kiểmtoán tuân thủ các quy định của pháp luật; nội quy, quy chế của chủ thể kinhtế cũng như kiểmtoán hoạt động nhằm đánh giá tính kinh tế, hiệu lực và hiệu quả trong việc quản lý các nguồn lực của một tổ chức, đơn vị, xí nghiệp. Như vậy, Kiểmtoán là quá trình các chuyên gia độc lập và có thẩm quyền, có kỹ năng nghiệp vụ, thu thập và đánh giá các bằng chứng về các thông tin có thể định lượng của một đơn vị nhằm mục đích xác nhận và báo cáo về mức độ phù hợp giữa các thông tin này với các chuẩn mực đã được xây dựng. 1.1.1.2. KiÓm to¸n Nhµ níc Để hiểu được khái niệm KiểmtoánNhà nước, trước hết cần phân biệt hoạt động kiểmtoánnhànước và cơ quan KiểmtoánNhà nước. Hoạt động kiểmtoán của KiểmtoánNhànước là việc kiểm tra, đánh giá và xác nhận tính đúng đắn, trung thực của báo cáo tài chính; việc tuân thủ pháp luật; tính kinh tế, hiệu lực và hiệu quả trong quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước. Hoạt động kiểmtoánnhànước được thực hiện bởi KiểmtoánNhànước là cơ quan chuyên môn về lĩnh vực kiểm tra tài chính nhànước do Quốc hội thành lập, hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. KiểmtoánNhànước là công cụ kiểm tra tài chính công quan trọng của Nhà nước. Hoạt động của KiểmtoánNhànước góp phần phân bổ, quản lý, sử dụng các nguồn lực tài chính nhànước và tài sản công một cách hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả. KiểmtoánNhànước góp phần ngăn ngừa các hành vi tiêu cực, tham nhũng, lãng phí công quỹ quốc gia, xây dựng nềnkinhtếthịtrường và nhànước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Lịch sử KiểmtoánNhànước của các nước trên thế giới đã hình thành và phát triển hàng trăm năm nay. Các quốc gia trên thế giới đều sử dụng KiểmtoánNhànước như một công cụ hữu hiệu nhằm kiểm tra, kiểm soát các hoạt động kinhtế tài chính của Nhà nước, là bộ phận không thể thiếu được trong cơ cấu nhànước pháp quyền. Mục đích hoạt động của KiểmtoánNhànước là cung cấp các thông tin tin cậy về quản lý tài chính của quốc gia phục vụ các cơ quan quản lý nhà nước, Chính phủ và Quốc hội. Ngoài ra, KiểmtoánNhànước còn cung cấp thông tin cho xã hội, công chúng trong việc tham gia giám sát các hoạt động tài chính, ngân sách của quốc gia. Hoạt động của KiểmtoánNhànước không vì mục đích lợi nhuận mà chủ yếu và trước hết là bảo vệ quyền lợi của nhànước và xã hội trong việc quản lý, sử dụng nguồn lực. Ngăn ngừa các hành vi xâm hại đến lợi ích của quốc gia, lợi ích của cộng đồng, xã hội. Do đó, có thể quan niệm KiểmtoánNhànước là một loại hình dịch vụ công. KiểmtoánNhànước hoạt động theo nguyên tắc độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. Như vậy, KiểmtoánNhànước là một tổ chức kiểmtoán thuộc cơ cấu của bộ máy nhànước của một quốc gia. KiểmtoánNhànước có thể là một tổ chức nằmtrong Chính phủ hay cơ quan trực thuộc Quốc hội hoặc là cơ quan độc lập với cả Chính phủ và Quốc hội như hiện nay. 1.1.2. Sự hình thành KiểmtoánNhànước Sự xuất hiện của kiểmtoán nói chung và KiểmtoánNhànước nói riêng ở các nước khác nhau vào những thời điểm khác nhau và không giống nhau. ë Trung Quốc, kiểmtoán xuất hiện cách đây 3000 năm và đến năm 92 trước Công nguyên vào thời nhà Tống đã có Toà Kiểmtoán của triều đình. Ở Pháp, vua Arlemagne (768 - 814) đã tuyển dụng quan chức các cấp phụ trách giám sát công việc quản lý, đặc biệt là đối với các nghiệp vụ tài chính của các quan chức địa phương và trình bày lại kết quả với Hoàng đế hoặc các vị quan cận thần. Hoạt động kiểmtoán mới chỉ phát triển mạnh mẽ và mang tính phổ biến trong khoảng vài trăm năm gần đây. Ở Đức, vào năm 1714, Vua Phổ đã ra sắc lệnh thành lập Phòng Thẩm kế Tối cao. Kiểmtoán hiện diện như một công cụ không thể thiếu được đối với bất cứ mô hình kinhtế nào, một hình thái xã hội nào và không hề bị chi phối bởi kiến trúc thượng tầng. Sự tồn tại và phát triển của kiểmtoán đã khẳng định tính hiệu lực, hiệu quả, kinhtế và tiết kiệm cũng như ý nghĩa thiết thực của kiểmtoán đối với mọi quốc gia. Song những kết quả mà kiểmtoán đạt được trong tất cả các lĩnh vực thực sự có ý nghĩa quan trọng đối với quá trình lành mạnh hoá nền tài chính quốc gia kể từ sau các cuộc cách mạng về kinhtế và hiện đại hoá vào những năm sau của thế kỷ XX. Hiện nay, các khu vực trên thế giới đều hình thành tổ chức cơ quan Kiểmtoán tối cao và gia nhập INTOSAI. Tuỳ theo từng quốc gia, cơ quan KiểmtoánNhànước có nhiều [...]... nước, đơn vị có công nợ được Nhànước bảo lãnh mà không phải là doanh nghiệp nhànước có thể thuê doanh nghiệp kiểmtoán thực hiện kiểm toán; doanh nghiệp kiểmtoán phải thực hiện việc kiểmtoán theo chuẩn mực, quy trình kiểmtoánnhànước và gửi báo cáo kiểmtoán cho KiểmtoánNhànước b) Đối tượng kiểm toán của KiểmtoánNhànước Đối tượng kiểmtoán của KiểmtoánNhànước là hoạt động có liên quan... quả kiểmtoán và kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán của KiểmtoánNhànước Ngoài ra, KiểmtoánNhànước còn thực hiện kiểmtoán đối với một số hoạt động thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh theo quy định của Luật Kiểmtoánnhànước và Uỷ ban Thường vụ Quốc hội 1.2.1.3 Các loại hình kiểmtoán Theo quy định của Luật Kiểmtoánnhà nước, KiểmtoánNhànước thực hiện các loại hình kiểm toán: kiểm. .. lượng KiểmtoánNhànước chuyên ngành, khu vực trong từng thời kỳ được xác định trên cơ sở yêu cầu nhiệm vụ kiểmtoán do Tổng KiểmtoánNhànước trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội quyết định - Bộ máy điều hành gồm lãnh đạo KiểmtoánNhà nước, Văn phòng KiểmtoánNhà nước, Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ Tổng hợp, Vụ Chế độ và kiểm soát chất lượng kiểm toán, Vụ Pháp chế và Vụ Quan hệ quốc tế - KiểmtoánNhà nước. .. định kế hoạch kiểmtoán hàng năm, báo cáo với Quốc hội, Chính phủ trước khi thực hiện và loại hình kiểmtoán của từng cuộc kiểmtoán Để triển khai thực hiện kiểmtoán theo nội dung kiểm toán, Tổng KiểmtoánNhànước quyết định thành lập các Đoàn kiểm toán, Đoàn kiểmtoán có trưởng, phó đoàn, tổ trưởng và các thành viên đoàn kiểmtoán Đoàn kiểmtoán triển khai kiểmtoán theo quy trình kiểm toán, bảo đảm... có liên quan đến quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhànước 1.2.1.4 Sự khác nhau giữa KiểmtoánNhànướcViệtNam với KiểmtoánNhànước các nước trên thế giới và kiểmtoán độc lập a) Sự khác nhau giữa KiểmtoánNhànướcViệtNam và KiểmtoánNhànước các nước trên thế giới - Về địa vị pháp lý: địa vị pháp lý của mỗi cơ quan kiểmtoán tối cao trên thế giới do mỗi quốc gia quy định phù hợp... của Nhànước hay ngoài hệ thống nhànước có nhu cầu kiểmtoánthìkiểmtoán độc lập sẽ thực hiện kiểm toán; còn đối với KiểmtoánNhànướcthì phạm vi hoạt động kiểmtoán lại hẹp hơn, nghĩa là chỉ trong phạm vi các cơ quan, tổ chức của Nhànước - KiểmtoánNhànước không được phép thu phí hoạt động; còn kiểmtoán độc lập thực hiện kiểmtoán theo hợp đồng và thu phí theo thoả thuận 1.2.2 Vai trò của Kiểm. .. biệt, ở Trung Quốc hiện nay đang rất quan tâm đến kiểmtoán trách nhiệm kinhtế các nhà lãnh đạo các cấp của Nhànước và doanh nghiệp trước khi bổ nhiệm, bãi nhiệm và nghỉ hưu, kết quả kiểmtoán đã góp phần rất lớn cho phát triển kinhtếthịtrường mang màu sắc Trung quốc KiểmtoánNhànướcViệtNam đã và đang nghiên cứu và học tập kinh nghiệm của KiểmtoánNhànước Trung Quốc trong lĩnh vực kiểm toán. .. nhau giữa KiểmtoánNhànước và Kiểmtoán độc lập Để hiểu được sự khác nhau giữa hai loại hình kiểm toán, chúng ta nên tìm hiểu về hai khái niệm: KiểmtoánNhànước và Kiểmtoán độc lập Điều 4 Luật Kiểmtoánnhànước quy định " Hoạt động kiểmtoán của KiểmtoánNhànước là việc kiểm tra, đánh giá và xác nhận tính đúng đắn, trung thực của báo cáo tài chính; việc tuân thủ pháp luật; tính kinh tế, hiệu... qua việc thực hiện các nhiệm vụ quan trọng mà pháp luật trao cho KiểmtoánNhànướcViệtNam đã thấy rõ một phần cơ bản về vai trò to lớn của KiểmtoánNhànướctrongnềnkinhtế nói chung và kinh tếthịtrườngởViệtNam nói riêng 1.1.3.3 Quyền hạn của KiểmtoánNhànước Để thực hiện được các nhiệm vụ quan trọng của mình, cơ quan Kiểmtoán tối cao nói chung có quyền được tiếp cận với tất cả các thông... động của KiểmtoánNhànước đối với nềnkinhtế 1.2.3.1 Đối với quản lý Ngân sách Nhànước - KiểmtoánNhànước thúc đẩy nâng cao tính kinhtế và tính hiệu quả của việc quản lý, sử dụng nguồn lực tài chính và tài sản công trong các cơ quan Nhànước Thực hiện kiểmtoán và cung cấp thông tin cho Quốc hội, Hội đồng nhân dân để xem xét, phê chuẩn quyết toán ngân sách nhànước Kết quả kiểmtoánNhànước không . Kiểm toán Nhà nước trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam. Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 1.1. TỔNG QUAN VỀ KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC 1.1.1 về Kiểm toán Nhà nước trong nền kinh tế thị trường. - Chương 2: Thực trạng hoạt động của Kiểm toán nhà nước ở Việt Nam. - Chương 3: Quan điểm và giải pháp nâng cao vai trò của Kiểm toán Nhà. trí của Kiểm toán Nhà nước trong nền kinh tế thị trường và thực trạng hoạt động của Kiểm toán Nhà nước từ năm 1994 đến nay. Trong đó có tham khảo một số kinh nghiệm của Kiểm toán Nhà nước của