Mục đích chính của việc phạt tiền là tạo lập khả năng tránh tái diễn hành vi viphạm của cá nhân, tổ chức và hàm ý không khuyến khích các cá nhân, tổ chức khácthực hiện hành vi tương tự,
Trang 1BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
TIỂU LUẬN MÔN: LUẬT HÀNH CHÍNH
ĐỀ BÀI:
“Hình thức xử phạt tiền và những yêu cầu đối với áp
dụng hình thức xử phạt tiền trong xử phạt vi phạm hành chính? Hãy lấy ví dụ vi phạm về thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt tiền”.
MỤC LỤC
Hà Nội
Trang 2M ĐẦẦU Ở 1
N I DUNG Ộ 1
I Một số khái niệm liên quan 1
1 Khái ni m vềề vi ph m hành chính, x ph t vi ph m hành chính ệ ạ ử ạ ạ 1
2 Khái ni m vềề h ệ ình th c x ph t tềền ứ ử ạ 1
II Hình thức xử phạt tiền và những yêu cầu đối với áp dụng hình thức xử phạt tiền trong xử phạt vi phạm hành chính 1
1 Hình th c x ph t tềền ứ ử ạ 1
2 Nh ng yều cầều đốối v i áp d ng hình th c x ph t tềền trong x ph t vi ữ ớ ụ ứ ử ạ ử ạ ph m hành chính ạ 2
III Ví dụ vi phạm về thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt tiền 7
KẾẾT LU N Ậ 8
DANH M C TÀI LI U THAM KH O Ụ Ệ Ả 9
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
VPHC: Vi phạm hành chính
UBND: Uỷ ban nhân dân
Trang 3MỞ ĐẦU
Thực tế cho thấy, hình thức xử phạt tiền đối với các hành vi vi phạm hành chính đóng vai trò vô cùng quan trọng vào việc duy trì kỷ cương, trật tự, an toàn xã hội Nhờ có hình thức xử phạt tiền mà số vụ tai nạn giao thông, các hành vi gây hại cho môi trường,… trong những năm gần đây giảm rõ rệt Nhận thức được vấn đề
trên, em xin đi sâu vào nghiên cứu đề bài: “Hình thức xử phạt tiền và những yêu
cầu đối với áp dụng hình thức xử phạt tiền trong xử phạt vi phạm hành chính? Hãy
lấy ví dụ vi phạm về thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt tiền”
NỘI DUNG
I Một số khái niệm liên quan
1 Khái niệm về vi phạm hành chính, xử phạt vi phạm hành chính
Khoản 1 Điều 2 Luật xử lí vi phạm hành chính (VPHC) năm 2012 đã đưa ra
định nghĩa trực tiếp về VPHC: “Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân,
tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lí nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính” 1
“Xử phạt vi phạm hành chính là việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính ” 2
2 Khái niệm về hình thức xử phạt tiền
Đây là hình thức buộc người vi phạm pháp luật phải nộp một số tiền nào đó
để sung vào công quỹ nhà nước khi họ có hành vi vi phạm pháp luật trong những trường hợp pháp luật có quy định hình thức phạt tiền.3
1 Trường Đại học Luật Hà Nội (2019), Giáo trình Luật Hành chính Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội trang 336
2 Khoản 2 Điều 2 Luật xử lí vi phạm hành chính năm 2012
3 https://hoidap.thuvienphapluat.vn/hoi-dap/1DCD8-hd-phat-tien-la-gi.html
1
Trang 4II Hình thức xử phạt tiền và những yêu cầu đối với áp dụng hình thức xử phạt tiền trong xử phạt vi phạm hành chính
1 Hình thức xử phạt tiền
Hình thức phạt tiền trong từng lĩnh vực sẽ có tính chất khác nhau Trong lĩnh vực hình sự có thể là hình phạt chính hoặc hình phạt bổ sung Khi áp dụng hình phạt này, người phạm tội sẽ được tính là có án tích và phải chịu trách nhiệm hình
sự Trong lĩnh vực hành chính, người vi phạm sẽ không bị coi là tội phạm và cũng4 không được tính là có án tích Đây là hình thức xử phạt chính được quy định tại Điều 21 Luật xử lí VPHC năm 2012, nhìn chung, các cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính nếu không bị xử phạt cảnh cáo thì bị xử phạt bằng hình thức xử phạt tiền Mục đích chính của việc phạt tiền là tạo lập khả năng tránh tái diễn hành vi vi phạm của cá nhân, tổ chức và hàm ý không khuyến khích các cá nhân, tổ chức khác thực hiện hành vi tương tự, tiết chế nhằm giảm thiểu tối đa mức độ sai phạm Hình thức xử phạt tiền đóng vai trò chủ yếu trong hệ thống các hình thức xử phạt hành chính, được áp dụng đối với hầu hết các loại VPHC Theo Khoản 1 Điều
21 Luật xử lí VPHC năm 2012 quy định các hình thức xử phạt VPHC bao gồm:
“Cảnh cáo; Phạt tiền; Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính (sau đây gọi chung là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính); Trục xuất” trong đó Cảnh cáo và Phạt tiền là hai
hình thức chính của xử phạt VPHC Bởi vậy “đối với mỗi vi phạm hành chính, cá
nhân, tổ chức vi phạm hành chính chỉ bị áp dụng một hình thức xử phạt chính”
(Khoản 3 Điều 21) tức không có VPHC nào vừa bị xử phạt cảnh cáo vừa bị xử phạt tiền, tuy nhiên đi kèm với các hình thức xử phạt tiền, người vi phạm có thể phải chịu các hình phạt bổ sung (ở điểm c, d và đ Khoản 1 Điều 21) đi kèm theo từng trường hợp cụ thể
Ngoài ra, mức phạt tiền tối đa hoặc tối thiểu, khung tiền phạt, thẩm quyền định khung tiền phạt và mức phạt ở các lĩnh vực hành chính được quy định tại Điều
23, Điều 24 Luật xử lí VPHC năm 2012 và những nghị định liên quan đến xử phạt hành vi VPHC (như Nghị định 126/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quản lý thuế,…)
4 https://luatminhkhue.vn/phat-tien-la-gi -quy-dinh-phap-luat-ve-phat-tien.aspx
2
Trang 52 Những yêu cầu đối với áp dụng hình thức xử phạt tiền trong xử phạt vi phạm hành chính
2.1 Yêu cầu về thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt tiền
Thẩm quyền định khung tiền phạt và mức phạt được quy định tại Khoản 2, Khoản 3 của Điều 23 Luật xử lí VPHC năm 2012 Theo đó, Chính phủ có thẩm quyền quy định khung tiền phạt hoặc mức tiền phạt cho các hành vi VPHC nhưng không vượt quá mức tiền phạt tối đa quy định tại Điều 24 Luật này Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc trung ương quyết định khung tiền phạt, mức tiền phạt cụ thể đối với hành vi vi phạm trong các lĩnh vực giao thông đường bộ, bảo vệ môi trường, an ninh trật tự, an toàn xã hội ở khu vực nội thành của thành phố trực thuộc trung ương dựa trên quy định của Chính phủ và đặc điểm của địa phương.5 Đối với thẩm quyền xử phạt VPHC đặt ra yêu cầu việc xử phạt phải đúng thẩm quyền, bảo đảm công bằng, đúng quy định của pháp luật Xử phạt VPHC là hoạt động
sử dụng quyền lực nhà nước để áp dụng các biện pháp cưỡng chế đối với người vi phạm nên chỉ người có thẩm quyền mới có quyền xử phạt VPHC và chỉ được xử phạt trong giới hạn thẩm quyền pháp luật quy định Thẩm quyền xử phạt VPHC là những6 người được quy định tại các Điều từ Điều 38 đến Điều 51 của Luật Xử lý VPHC 2012 Đây thẩm quyền áp dụng đối với một hành vi VPHC của cá nhân; trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt tổ chức gấp 2 lần thẩm quyền xử phạt cá nhân và được xác định theo tỉ lệ phần trăm quy định tại Luật Xử lý VPHC 2012 đối với chức danh
đó Theo đó, mỗi chủ thể được quy định trong điều luật sẽ có thẩm quyền xử phạt khác nhau
Ví dụ: Chiến sĩ Bộ đội biên phòng đang thi hành công vụ có quyền phạt tiền
đến 1% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này nhưng không quá 500.000 đồng 7tức chiến sĩ Bộ đội biên phòng là chủ thể có thẩm quyền xử phạt tiền và mức phạt tối đa của chủ thể này là 500.000 đồng Còn
Trạm trưởng, Đội trưởng của chiến sĩ Bộ đội biên phòng thì có quyền phạt tiền đến
5% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này nhưng không quá 2.500.000 đồng, tức chủ thể này cũng có thẩm quyền xử phạt tiền
5 https://luatthanhmai.com/ap-dung-hinh-thuc-phat-tien
6 http://lapphap.vn/Pages/tintuc/tinchitiet.aspx?tintucid=210448
7 Điểm b Khoản 1 Điều 40 Luật xử lí vi phạm hành chính năm 2012
3
Trang 6nhưng mức phạt tối đa là 2.500.000 đồng, khác với mức phạt tối đa của chiến sĩ Bộ đội biên phòng
Đồng thời các chủ thể có thẩm quyền xử phạt phải tuyệt đối tuân thủ Điều
52 Luật Xử lí VPHC 2012 quy định nguyên tắc xác định và phân định thẩm quyền
xử phạt VPHC và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả Theo Điều 52, trong việc xác định thẩm quyền xử phạt, nếu thuộc thẩm quyền của người thi hành công vụ thì
ra quyết định xử phạt VPHC; trường hợp không thuộc thẩm quyền thì chuyển biên bản VPHC đến người có thẩm quyền để ra quyết định xử phạt Trong trường hợp hành vi VPHC do nhiều cơ quan có thẩm quyền xử phạt thì cơ quan thụ lý đầu tiên
là cơ quan có thẩm quyền xử phạt Nếu là lĩnh vực chuyên ngành thì về nguyên tắc lĩnh vực quản lý của ngành nào thì ngành đó trực tiếp ra quyết định xử phạt và thẩm quyền phạt tiền quy định tại Khoản 1 Điều này được xác định căn cứ vào mức tối đa của khung tiền phạt quy định đối với từng hành vi vi phạm cụ thể
Không chỉ việc xử lý VPHC phải đúng thẩm quyền mà chủ thể xử phạt cũng cần đảm bảo việc xử phạt của mình công bằng, đúng quy định của pháp luật Ai vi phạm cũng đều bị xử phạt, vi phạm giống nhau thì bị xử phạt giống nhau, đồng thời
có tính đến các yếu tố đặc thù về người vi phạm, điều kiện, hoàn cảnh vi phạm để xem xét tăng nặng, giảm nhẹ hình phạt cho người vi phạm nhưng vẫn phải trong giới hạn pháp luật quy định Đồng thời người có thẩm quyền xử phạt phải có trách nhiệm chứng minh hành vi vi phạm pháp luật đó do cá nhân, tổ chức đã thực hiện hành vi vi phạm trên thực tế, nếu không chứng minh được thì không được xử phạt Đây là một điểm tiến bộ của Điều 61, Luật Xử lý VPHC năm 2012 cho phép cá nhân, tổ chức bị
xử phạt có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không VPHC nhằm hạn chế sự quan liêu và đảm bảo quyền lợi cho người vi phạm
2.2 Yêu cầu về đối tượng áp dụng hình thức xử phạt tiền
Chỉ có cá nhân từ đủ 16 tuổi trở lên, tổ chức VPHC mới là đối tượng áp dụng hình thức phạt tiền Theo Khoản 3 Điều 134 Luật Xử lý VPHC 2012, nguyên tắc xử
lý, đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi VPHC thì chỉ bị phạt cảnh cáo không
bị phạt tiền Trong đó, người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi VPHC bị phạt tiền thì mức tiền phạt không quá ½ mức tiền phạt áp dụng đối với người thành niên; trường hợp không có tiền nộp phạt thì cha mẹ hoặc người giám hộ phải thực hiện thay
4
Trang 72.3 Yêu cầu về thủ tục áp dụng hình thức xử phạt tiền
Yêu cầu đối với việc xử phạt tiền phải được tiến hành nhanh chóng, công khai, khách quan Nguyên tắc này được thể hiện ở cả hai thủ tục xử phạt VPHC Trong thủ tục xử phạt không lập biên bản, tức nếu mức phạt tiền đối với cá nhân đến 250.000 đồng và đối với tổ chức đến 500.000 đồng thì người có thẩm quyền xử phạt ra quyết định xử phạt ngay tại chỗ, ghi rõ mức tiền phạt và không cần lập biên bản (Theo
khoản 1 Điều 56 Luật xử lí VPHC 2012) thì trường hợp này quyết định hành chính
được ban hành ngay khi người có thẩm quyền phát hiện hành vi vi phạm Trong thủ tục xử phạt có lập biên bản, tức nếu mức phạt từ 250.000 đồng trở lên với cá nhân,
500.000 đồng trở lên với tổ chức (Khoản 1 Điều 58 Luật xử lí VPHC 2012) hoặc một
số hành vi VPHC xảy ra trên tàu bay, tàu biển, tàu hỏa thì người chỉ huy tàu bay, thuyền trưởng, trưởng tàu có trách nhiệm tổ chức lập biên bản, thì trong trường hợp này thời hạn ban hành quyết định xử phạt VPHC nói chung là 7 ngày; trong trường hợp pháp luật quy định có giải trình hoặc trường hợp không có giải trình nhưng phức
tạp thì thời hạn là 30 ngày kể từ ngày lập biên bản VPHC (Khoản 1 Điều 66) Với thời
hạn như vậy, việc xử phạt VPHC cần được thực hiện nhanh chóng vì nếu hết thời hạn thì người có thẩm quyền không được ban hành quyết định để xử phạt về hành vi vi
phạm đó nữa (Khoản 2 Điều 66) 8
Bên cạnh đó, việc xử phạt phải được tiến hành công khai, khách quan thể hiện
ở việc: biên bản VPHC phải có chữ kí của người vi phạm hoặc người đại diện, công khai việc xử phạt VPHC… Ngoài ra, việc xử phạt VPHC phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, đối tượng vi phạm và tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng Điều này giúp cho việc xử phạt tiền nghiêm minh, công bằng, có giá trị răn đe, giáo dục người phạm tội tùy thuộc vào tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm
Tính răn đe trong việc xử phạt tiền cũng là một yêu cầu quan trọng giúp nâng cao tinh thần tuân thủ pháp luật của người dân Bởi mục đích chính của việc phạt tiền
là đánh vào kinh tế nhằm tạo lập khả năng tránh tái diễn hành vi vi phạm của cá nhân,
tổ chức vì vậy việc xử phạt và mức tiền phạt phải tương xứng với mức độ vi phạm, không quá thấp nhưng cũng không được quá cao dẫn đến thiếu tính khả thi trên thực
tế Mức tiền phạt đối với những VPHC cần phải được truyền tải đến đông đảo cá nhân,
8 http://lapphap.vn/Pages/tintuc/tinchitiet.aspx?tintucid=210448
5
Trang 8tổ chức trong xã hội; phải “đủ mạnh” để có sự tác động nhất định đến lợi ích kinh tế và yếu tố tinh thần của người vi phạm đồng thời việc xử phạt phải đi kèm với việc phát hiện, ngăn chặn kịp thời và xử lý nghiêm minh, công bằng để đảm bảo tính răn đe.9
2.4 Yêu cầu về mức phạt tiền áp dụng hình thức xử phạt tiền
Thứ nhất, có sự phân biệt mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân và tổ chức
VPHC Theo Khoản 1 Điều 23 Luật xử lý VPHC 2012 “mức phạt tiền áp dụng đối
với cá nhân vi phạm hành chính là từ 50.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng; mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức vi phạm hành chính là từ 100.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng” như vậy, cùng một VPHC, mức phạt tiền áp dụng đối với tổ
chức cao gấp hai lần so với mức phạt áp dụng đối với cá nhân
Thứ hai, có sự phân biệt mức phạt tiền áp dụng đối với các vi phạm trong
lĩnh vực giao thông đường bộ, bảo vệ môi trường, an ninh trật tự, an toàn xã hội
xảy ra trong địa bàn khu vực nội thành các thành phố trực thuộc trung ương: mức
phạt tiền áp dụng đối với các vi phạm hành chính trong những trường hợp này có thể cao không quá hai lần so với mức phạt chung (Khoản 1 Điều 23 Luật xử lý
VPHC 2012)
Ví dụ: Theo Điểm a, Khoản 2, Điều 9 Nghị định số 34/2010/NĐ-CP của
Chính phủ quy định xử phạt VPHC trong lĩnh vực giao thông đường bộ: Hành vi chuyển làn đường không đúng nơi được phép hoặc không có tín hiệu báo trước thì bị
phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng Cũng xử phạt hành vi VPHC này nhưng
tại Khoản 1 Điều 44 của nghị định này xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe
mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm một số hành vi áp dụng riêng trong khu vực nội thành
của các đô thị loại đặc biệt thì mức phạt là từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng Như
vậy, đối với khu vực nội thành của những thành phố trực thuộc trung ương thì mức phạt tiền có thể cao hơn nhưng tối đa không quá 02 lần mức phạt áp dụng chung đối với cùng hành vi đó
Thứ ba, có sự phân biệt mức phạt tiền tối đa đối với các VPHC trong các lĩnh
vực quản lí nhà nước Trong những lĩnh vực khác nhau sẽ có mức phạt tiền khác
nhau Điều này được quy định tại Điều 24 Luật xử lí VPHC 2012 Ngoài ra, theo
9 http://lapphap.vn/Pages/tintuc/tinchitiet.aspx?tintucid=210434
6
Trang 9Khoản 3 Điều 24 mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực thuế; đo lường; sở hữu trí tuệ; an toàn thực phẩm; chất lượng sản phẩm, hàng hóa; chứng khoán; hạn chế cạnh tranh theo quy định tại các luật tương ứng Tuy nhiên, mức phạt tối đa trong các trường hợp trên không được vượt quá mức phạt tối đa đã được Luật xử lí VPHC năm
2012 quy định
Thứ tư, việc lựa chọn, áp dụng mức tiền phạt đối với người vi phạm phải
trong khung phạt cụ thể được VBPL quy định theo cách: “Mức tiền phạt cụ thể đối
với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó; nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tiền phạt tối đa của khung tiền phạt” (Khoản 4 Điều 23 Luật xử lí VPHC 2012).
III Ví dụ vi phạm về thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt tiền
Anh A, 30 tuổi, là nhân viên của công ty TNHH Sao Mai, cư trú tại xã Đại Mạch, huyện Đông Anh, TP Hà Nội Sự việc xảy ra vào ngày 15/07/2021, trong thời kì dịch bệnh Covid đang diễn biến phức tạp, trên đường đến công ty, vì thấy công ty rất gần nhà ở nên anh A đã không đeo khẩu trang mà điều khiển xe máy đến công ty Hành vi này đã nhanh chóng bị phát hiện và lập biên bản xử phạt bởi chiến sĩ Công
an nhân dân đang thi hành công vụ ở gần đó và chiến sĩ Công an nhân dân đã trực tiếp xử phạt hành vi của anh A là 2.000.000 theo Quy định tại điểm Điểm a Khoản 1 Điều 12 Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế
Hành vi của anh A đã vi phạm Điểm a Khoản 1 Điều 12 Nghị định 117/2020/NĐ-CP ngày 28/9/2020 (thay thế Nghị định số 176/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013) của Chính phủ quy định về xử phạt VPHC trong lĩnh vực y tế Hành vi này xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật hành chính bảo vệ Đồng thời, anh A đã 30 tuổi, có đầy đủ năng lực trách nhiệm hành chính, không mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác làm mất khả năng nhận thức và năng lực điều khiển hành vi Trong hoàn cảnh này, hành vi vi phạm của anh A là hành vi có lỗi và là lỗi cố ý, nhận thức được hành vi của mình là trái với quy định của pháp luật nhưng vẫn cố tình thực hiện Như vậy, hành vi của anh A có đủ yếu tố cấu thành VPHC
7
Trang 10Thẩm quyền phạt tiền của người có thẩm quyền xử phạt VPHC được xác định căn cứ vào mức tối đa của khung tiền phạt quy định đối với từng hành vi vi phạm cụ thể Dựa vào nguyên tắc này để đánh giá sự vi phạm về thẩm quyền áp dụng hình thức phạt tiền trong tình huống trên:
Việc anh A không đeo khẩu trang trên đường đi tới công ty đã bị chiến sĩ Công
an nhân dân đang thi hành công vụ lập biên bản và trực tiếp phạt tiền Hành vi VPHC của anh A đã vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 12 Nghị định
117/2020/NĐ-CP ngày 28/9/2020 (thay thế Nghị định số 176/2013/NĐ-117/2020/NĐ-CP ngày 14/11/2013) của
Chính phủ quy định về xử phạt VPHC trong lĩnh vực y tế: “Phạt tiền từ 1.000.000
đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện biện pháp bảo vệ cá nhân đối với người tham gia chống dịch và người có nguy cơ mắc bệnh dịch theo hướng dẫn của cơ quan y tế.” Như vậy, chiến sĩ Công an nhân dân đã áp dụng mức tiền phạt
trung bình là 2.000.000 đồng, không có tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ nào được áp dụng Tuy nhiên, theo Khoản 1 Điều 39 Luật xử lí VPHC năm 2012, thẩm quyền của Công an nhân dân thì chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành công vụ có quyền
“phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 1% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này nhưng không quá 500.000 đồng.” Tuy nhiên, mức
xử phạt cao nhất của hành vi vi phạm của anh A là 3.000.000 đồng, vậy đối với hành
vi vi phạm này không thuộc thẩm quyền xử phạt VPHC của chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành công vụ mà cần chuyển hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền cao hơn
xử phạt theo quy định của pháp luật Chủ thể có thẩm quyền xử phạt hành vi này phải
là chủ thể như Chủ tịch UBND xã Đại Mạch theo Khoản 1 Điều 38 hoặc Trưởng Công
an cấp huyện, Trưởng phòng Công an cấp tỉnh ở Khoản 4 Điều 39 hay Chánh Thanh tra Sở Y tế theo Khoản 2 Điều 46 Bởi đây là những chủ thể có thẩm quyền xử phạt và mức xử phạt tối đa của khung tiền phạt được quy định cao hơn 3.000.000 đồng Trong trường hợp này, hành vi VPHC của anh A do nhiều cơ quan có thẩm quyền có quyền
xử phạt thì chiến sĩ Công an nhân dân phải chuyển hồ sơ lên cơ quan có thẩm quyền cao hơn xử phạt và cơ quan nào thụ lý vụ án đầu tiên thì cơ quan đó có thẩm quyền xử phạt Ví dụ, chiến sĩ Công an nhân dân chuyển hồ sơ lên UBND cấp xã đầu tiên thì chủ tịch UBND cấp xã có thẩm quyền xử phạt, các chủ thể có thẩm quyền còn lại không được xử phạt hành vi này của anh A nữa Điều này là hoàn toàn hợp lý đối với
8