Sự kiến tạo của xã hội đối với các thực thể giới tính Sức mạnh của trật tự nam giới lộ rõ ở chỗ nó chẳng cần phải biện minh1: thế giới nhìn nhận sức mạnh của nam giới một cách áp đặt như
Trang 1HỌC VIỆN NGOẠI GIAO KHOA TRUYỀN THÔNG VÀ VĂN HOÁ ĐỐI NGOẠI
-
TIỂU LUẬN NHÓM CUỐI KÌ
MÔN HỌC: LÍ THUYẾT TRUYỀN THÔNG
Đề tài Pierre Bourdieu : Sự thống trị của nam giới và truyền thông
Giảng viên hướng dẫn: Thầy Đỗ Anh Đức
Lớp: TTQT48CLC (D)
Sinh viên thực hiện: Đặng Bùi Huyền Anh
Nguyễn Phạm Châu Anh
Lê Hải Yến
Hà Nội, tháng 1 năm 2022
Trang 22
MỤC LỤC
MỤC LỤC 2
A LỜI MỞ ĐẦU 3
B PHẦN NỘI DUNG 4
I Một hình ảnh phóng đại 4
1 Sự kiến tạo của xã hội đối với các thực thể giới tính 4
2 Bạo lực tượng trưng 6
II Hồi tưởng những hằng số ẩn giấu 9
III Những điều vĩnh cửu và sự đổi thay 13
1 Công việc phi lịch sử hóa mang tính lịch sử 13
2 Những nhân tố tạo thay đổi 15
3 Tổ chức - điều hành tài sản tượng trưng và các chiến lược tái sản xuất 17 4 Sức mạnh của cấu trúc 19
C PHẦN KẾT LUẬN 19
D DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 20
Trang 3đã tạo thành nên sự phân biệt bất bình đẳng đó và nó cung cấp nền tảng cho vẻ
bề ngoài vốn được coi là tự nhiên của sự vật, hiện tượng Cứ thế, một vòng tròn
tư tưởng luẩn quẩn lặp đi lặp lại được hình thành Người phụ tuy sống trong sự
áp bức, chịu nhiều thiệt thòi do chế độ trọng nam khinh nữ mang lại nhưng chính bản thân họ lại không nhận thức được những sự bất bình ấy Ngày nay, tuy phụ
nữ đã được công nhận trên nhiều lĩnh vực đời sống xã hội, có nhiều cơ hội thăng tiến hơn nhưng quan niệm bất bình đẳng giới vẫn chưa thể xóa bỏ hoàn toàn Và tất nhiên sự việc bất bình đẳng giới gây tranh cãi này không chỉ xuất hiện ở một cộng đồng người cụ thể mà nó còn xuất hiện ở những nơi chịu nhiều ảnh hưởng Nho giáo, Khổng giáo, điển hình nhất chính là châu Á
Từ đó, qua vấn đề hiện tượng nhức nhối này, nhóm chúng tôi muốn tìm hiểu kĩ hơn về những căn nguyên, nguyên lý sâu xa để trả lời cho những câu hỏi cho loại bạo lực “êm ái” này, bạo lực gắn liền với một sự phục tùng nghịch lý, không nhìn thấy hay cảm nhận được, thậm chí đối với cả những nạn nhân phải trải qua nó
2 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu đề tài
Đối tượng tham khảo là cuốn sách Masculine Domination (Sự thống trị của nam giới) – Pierre Bourdie
Phạm vi nghiên cứu nằm trong ba chương của cuốn sách:
Chương 1: A magnified image (Một hình ảnh phóng đại)
Chương 2: Anamnesis of the hidden constants (Hồi tưởng những hằng số ẩn
giấu)
Chương 3: Permanence and change (Những điều vĩnh cửu và sự đổi thay)
Trang 44
B PHẦN NỘI DUNG
I Một hình ảnh phóng đại
1 Sự kiến tạo của xã hội đối với các thực thể giới tính
Sức mạnh của trật tự nam giới lộ rõ ở chỗ nó chẳng cần phải biện minh1: thế giới nhìn nhận sức mạnh của nam giới một cách áp đặt như thể điều này mang tính trung lập, không còn cần bàn luận thêm và không cần tự phát biểu trong những diễn ngôn nhằm hợp thức hóa cách nhìn này Trật tự xã hội vận hanh bằng cách phê chuẩn sự thống trị của nam giới và phát triển tất cả mọi thứ dựa trên cơ sở này Đó chính là sự phân chia lao động trong nam giới hay sự phân phối nghiêm ngặt các hoạt động đồng thuận cho mỗi giới Chúng ta nhìn thấy sự đối lập giữa các môi trường làm việc giữa nam và nữ như: hội nghị, thương trường dành cho đàn ông, ngôi nhà, căn bếp danh cho đàn bà
“Chính ở suối nước người đàn ông đầu tiên gặp người đàn bà đầu tiên Cô đang múc nước thì người đàn ông, ngạo mạn, đến gần cô và đòi uống Nhưng cô là người đến trước tiên và cả cô cũng khát Bất bình, người đàn ông xô đẩy cô Cô hụt chân và ngã xuống đất Thế là người đàn ông nhìn thấy đùi người đàn bà, chúng khác với đùi anh ta Anh ta sững sờ kinh ngạc Người đàn bà, giảo hoạt hơn, dạy cho anh rất nhiều điều Cô bảo anh: “Hãy nằm xuống, tôi sẽ bảo anh các khí quan dùng để làm gì.” Người đàn bà nằm xuống đất và người đàn ông nằm lên trên cô Anh cảm thấy cùng lạc thú ấy và thế là bảo người đàn bà: “Ở suối nước, là em (thống trị); ở nhà, là tôi.” Ở đây ý định biện giải cho xã hội như nó hiện hữu tự khẳng định không hề quanh co: huyền thoại sáng lập đặt ra, tại chính khởi nguyên của văn hóa được hiểu như trật tự xã hội do nguyên lí nam thống trị, sự đối lập cấu thành (thực tế là, qua sự đối lập giữa suối nước và ngôi nhà chẳng hạn, sự đối lập cấu thành này đã tham gia những lí do dùng để biện minh cho nó) giữa tự nhiên và văn hóa, giữa “bản năng giới tính” tự nhiên
và “bản năng giới tính” văn hóa: đối lập với hành vi vô quy tắc, được thực hiện bên suối nước, nơi chốn mang tính nữ tột bậc, và phát khởi do người đàn bà, kẻ khai tâm bất chính, biết các chuyện tình ái một cách tự nhiên, là hành vi tuân
1D Merllié, Văn kiện nghiên cứu khoa học xã hội, 83, tháng Sáu 1990, tr.40-51
Trang 55
theo nomos (luật), thuộc về gia đình và được thuần dưỡng, được tiến hành theo yêu cầu của người đàn ông và phù hợp với trật tự của sự vật, với tôn ti đẳng cấp căn bản của trật tự xã hội và trật tự vũ trụ Trên hay dưới, hoạt động hay thụ động, những sự luân phiên song song này miêu tả hành vi tính dục như một quan hệ thống trị Chiếm hữu tính dục, đó cũng là một hình thức của sự thống trị theo nghĩa bắt phải phục, nhưng cũng là lừa lọc, dụ dỗ hoặc, hay như ta
thường nói, “thắng được” – trong tiếng Anh là “to win over” Không chỉ vì con gái và con trai, ngay trong các xã hội Âu-Mĩ ngày nay, có những quan điểm rất khác nhau về quan hệ yêu đương, thường hay được đàn ông tư duy nhiều nhất theo logic của sự chinh phục (nhất là trong những cuộc trò chuyện giữa bạn bè, thường dành vị trí quan trọng cho sự khoe khoang về chinh phục phụ nữ), mà còn vì bản thân hành vi tính dục được đàn ông quan niệm như một hình thức thống trị, chiếm hữu, “sở hữu” Sở hữu tình dục nam được thực thi trong các
“bản hợp đồng” tình dục Bằng cách này, kết hợp với xã hội hóa nam giới, nam giới cảm thấy có quyền tiếp cận và sử dụng cơ thể phụ nữ làm tài sản cho mục đích sinh sản / yêu đương hay hoàn toàn là tình dục Từ đó mà có độ chênh giữa những trông đợi có thể của đàn ông và đàn bà về vấn đề tính dục - và những hiểu lầm, liên quan đến những diễn giải sai về các “tín hiệu”, đôi khi cố tình mập mờ, hoặc lừa dối, dẫn tới hiểu lầm
Tiến sĩ Anna Machin giải thích: "Các khu vực của não tham gia vào suy nghĩ thay vì cảm thấy hoạt động tích cực hơn ở nam giới, cho thấy rằng đánh giá và xem xét các kịch bản lãng mạn là một quá trình nỗ lực hơn so với phụ nữ, nơi
nó bản năng hơn”2 Với phụ nữ, về phương diện xã hội được chuẩn bị để cảm nhận tính dục như một trải nghiệm sâu kín và chứa chất nhiều xúc cảm, nó không nhất thiết bao hàm sự thâm nhập mà có thể gồm một tổng thể rộng rãi các hoạt động (nói chuyện, sờ mó, vuốt ve, ôm siết, v.v )3, con trai thiên về “chia thành ngăn” tính dục, được quan niệm như một hành vi tấn công và đặc biệt là hành vi chinh phục thuộc thể chất hướng tới sự xâm nhập và cực khoái Và dù,
về điểm này cũng như mọi điểm khác, những sự biến thiên dĩ nhiên là rất lớn,
2 Nhà nhân chủng học Anna Machin của Đại học Oxford, Báo The Sun, tháng Mười Hai 2021
3 M Baca-Zinn, s Eitzen, Diversity in American Families (Sự đa dạng trong các gia đình Mĩ), New
York, Harper and Row, 1990, tr.249-254
Trang 66
tùy theo địa vị xã hội, tuổi tác - và các trải nghiệm trước đó -, ta có thể suy ra từ một loạt cuộc trao đổi rằng các cách làm bề ngoài có vẻ đối xứng có khuynh hướng mang những ý nghĩa rất khác biệt đối với đàn ông (thiên về nhìn thấy ở
đó những hành vi thống trị, do sự phục tùng hay do lạc thú đạt được) và đối với phụ nữ Lạc thú của nam giới/ một phần là lạc thú vì lạc thú của phụ nữ, vì quyền lực tạo nên lạc thú, “sự cực khoái giả vờ” (faking orgasm), một chứng nhận kiểu mẫu về quyền lực của nam giới khiến cho tác động tương hỗ giữa hai giới phù hợp với cách nhìn của đàn ông, họ chờ đợi ở sự cực khoái của phụ nữ một chứng cứ về khí lực nam nhi của họ và lạc thú được đảm bảo bởi hình thái phục tùng cực điểm này Nó cũng kết luận, một phần, rằng trong các tình huống bạo lực tiềm tàng, "sự cực khoái giả vờ” có thể là giải pháp khả thi duy nhất để chấm dứt một cuộc thâm nhập tình dục không mong muốn mà không kích động
sự tức giận trong đối tác của một người (hầu hết trong các trường hợp đều là nam giới) Lạc thú của nam giới, một phần là lạc thú vì quyền lực tạo nên lạc thú ở phụ nữ, có lẽ vì vậy mà “sự cực khoái giả vờ” là chứng nhận kiểu mẫu về quyền lực của nam giới – họ chờ đợi sự cực khoái ở nữ giới như một chứng cứ
về khí lực nam nhi của họ và lạc thú được đảm bảo bởi hình thái phục tùng cực điểm này
Do người đàn bà được kiến tạo như một thực thể tiêu cực, khiếm khuyết, nên các đức tính chỉ được tự khẳng định trong một phủ định kép, luôn luôn bị áp đặt
và có giới hạn Đạo đức phụ nữ tự áp đặt chủ yếu thông qua một kỷ luật thường xuyên, liên quan tới mọi bộ phân thân thể, tự nhắc nhở qua sự gò bó của y phục hay mái tóc ) Cũng như vậy, sự quấy rối tình dục không phải bao giờ cũng có mục đích là sự chiếm hữu tình dục mà dường như nó chuyên đeo đuổi: có khi
nó chỉ nhằm sự chiếm hữu thế thôi, sự khẳng định đơn thuần về ham muốn thống trị ở trạng thái thuần túy
2 Bạo lực tượng trưng
Bạo lực tượng trưng mô tả một loại bạo lực phi thể xác thể hiện trong sự khác
biệt quyền lực giữa các nhóm xã hội Nó thường được cả hai bên đồng ý một cách
vô thức và được thể hiện trong việc những người thuộc nhóm cấp dưới bị áp đặt bởi các chuẩn mực của nhóm sở hữu quyền lực xã hội lớn hơn Bạo lực mang tính
Trang 77
biểu tượng có thể được biểu hiện trên các lĩnh vực xã hội khác nhau như quốc tịch, giới tính, khuynh hướng tình dục hoặc bản sắc dân tộc Thuật ngữ này bắt đầu được sử dụng bởi các nhà xã hội học và tác giả khác vào đầu những năm
1990 Bourdieu đã nỗ lực nhấn mạnh rằng bạo lực mang tính biểu tượng nói chung không phải là một hành động có chủ ý của một cường quốc bá quyền, thay vào
đó là một sự củng cố vô thức hiện trạng được coi là "chuẩn mực" của những người tồn tại trong phân tầng xã hội đó
Như vậy, sự thống trị của nam giới thấy tất cả những điều kiện cho sự thực thi trọn vẹn của nó được tập hợp Quyền ngồi trên mà toàn thiên hạ thừa nhận cho đàn ông tự khẳng định trong tính khách quan của các cấu trúc xã hội và của các hoạt động sản xuất và tái sản xuất, đặt cơ sở trên một sự phân công theo giới tính về lao động sản xuất và tái sản xuất sinh học và xã hội Do đó, sự phân công này trao cho đàn ông phần tốt đẹp hơn, quyền ngồi trên ấy còn tự khẳng định cả trong những dạng thức cố hữu của mọi “habitus” 4được đào luyện bởi những điều kiện tương tự, vậy là hòa hợp một cách khách quan, những dạng thức này hoạt động như những khuôn đúc nên các tri giác, các tư tưởng và hành động của mọi thành viên của xã hội, những tiên nghiệm mang tính lịch sử, do được toàn thể mọi người cùng chia sẻ, nên tự áp đặt cho mỗi tác nhân với tư cách tiên nghiệm
Trong những thập kỷ sau khi Pierre Bourdieu tạo ra thuật ngữ bạo lực tượng trưng, sự phát triển nhanh chóng của công nghệ đã dẫn đến việc tạo ra các nền tảng truyền thông xã hội khác nhau như Facebook, Instagram và Twitter Sự ra đời của các cộng đồng kỹ thuật số này cung cấp một phương tiện bổ sung cho
sự lây lan của bạo lực mang tính biểu tượng thông qua hành động "trolling" mà theo Claire Hardaker được định nghĩa là "gửi hoặc gửi email khiêu khích, bài đăng trên phương tiện truyền thông xã hội hoặc 'tweet', với ý định kích động một phản ứng tức giận hoặc khó chịu từ mục tiêu dự định của nó, hoặc nạn
4Theo Pierre Bourdieu, habitus là một tổng thể các khuynh hướng, các sơ đồ cảm nhận, đánh giá và
hành động mà cá nhân lĩnh hội được qua trải nghiệm xã hội của mình, ông định nghĩa “habitus” như
“những cấu trúc được cấu trúc, chuẩn bị để tạo ra cấu trúc”
Trang 8sự xâm nhập và cực khoái
Điều này không chỉ gặp ở trong quan hệ nam nữ mà còn lan rộng ra cả cấu trúc
xã hội Ví dụ sự phân biệt này có thể thể hiện trong quan hệ quốc tế: một số nước được coi là “nam tính” hơn như: Mỹ, Anh, Đức (khoa học, công nghệ, luật
…) – nữ tính: Pháp, Ý (văn chương, triết học)…
Để thành công, phụ nữ không chỉ có những gì công việc đòi hỏi mà còn phải có những đặc trưng thường có của đàn ông: vóc người, giọng nói, dạn dĩ tự tin, uy thế, tính chiến đấu … những điều đàn ông đã được chuẩn bị và luyện tập ngấm ngầm từ nhỏ Việc đạt tới quyền lực, dù là quyền lực gì, cũng đặt phụ nữ vào tình thế hai lần trói buộc: Nếu xử sự như đàn ông, họ có nguy cơ mất đi những thuộc tính bắt buộc của nữ tính – nếu xử sự như phụ nữ, họ có vẻ như không có năng lực và không thích ứng với tình thế
Tiêu chuẩn cái đẹp tao nhã của nữ giới như lưng thẳng, bụng thót vào, chân không dang ra, mỉm cười, nhìn xuống, chấp nhận sự ngắt thu nhỏ” Y phục nữ cũng mang tính “cấm cố” hơn (giày cao gót, đồ bó, túi xách, váy làm cản trở chuyển động dễ dàng) Những cách thức giữ tư thế thân thể kết hợp sâu sắc với
“tư thái” tinh thần và sự giữ gìn thận trọng – tiếp tục tự áp đặt cho phụ nữ, ngoài
ý muốn của họ
5Lombard, Nancy, The Routlegde Handbook of Gender and Violence, 2018
Trang 99
II Hồi tưởng những hằng số ẩn giấu
Sự “vô thức” coi nam giới như là trung tâm là những biểu hiện được phát giác qua những ánh chớp, qua những hình ảnh ấn dụ, hoán dụ ở một vài bài thơ, tác phẩm văn học hay qua những so sánh quen thuộc, tưởng chừng như đây là điều hiển nhiên nên dường như không ai để ý Một xã hội Kabylie là một xã hội cung cấp cái nhìn khái quát, hoàn toàn không có trong tập quán của người bản địa - có thể đi từ một cảm giác hiển nhiên mà nếu ta suy nghĩ về nó thì chẳng có gì là hiển nhiên hết, cho đến một dạng chưng hửng
Việc nam tính hóa cơ thể nam giới và nữ tính hóa cơ thể nữ giới, hành động này
là sự cơ thể hóa mối quan hệ thống trị Ví dụ như chúng ta khuyến khích con trai nên tham gia, lựa chọn vào những công việc phát huy khí lực nam nhi như là chính trị, kinh doanh, khoa học,… và tất nhiên có sự tương phản ở việc khuyến khích nữ giới Điều này có thể được hiểu khái quát qua cụm từ tiếng Latin Libido
Dominandi, dịch nôm na là Dục năng thống trị, tức nghĩa là khao khát lên nắm
quyền, kiểm soát sự vật hay sự việc nào đó
Nam tính như là sự cao quý
Có sự thống kê những phân loại riêng biệt, đối với loại này hay loại kia, với người đàn ông hay đối với người phụ nữ Và không hề có sự cường điệu hóa khi so sánh Nam tính với một sự cao quý
Những điều đó được khắc ghi, hiện hữu trên những hình ảnh xuất hiện ở những môi trường quen thuộc, ghi lại sự đối lập nhất định giữa nam và nữ, nhiều nhất chính là xuất hiện hình ảnh ngôi nhà Ta có thể dễ dàng nhận ra rằng chúng xuất hiện trên những quảng cáo, bộ phim phát sóng trên truyền hình hay trên Internet, hình ảnh người phụ nữ luôn gắn liền với ngôi nhà thân thuộc, họ được đặt trong không gian gia đình, trái ngược lại với người đàn ông, được miêu tả và gắn liền với những nơi bên ngoài, thông thường không xuất hiện với hình ảnh ngôi nhà Ngoài ra, đàn ông thì được nhắc đến ở những nơi như quán rượu, câu lạc bộ của thế giới Anglo-Saxon, cùng với những tấm da, đồ vật nặng nề, cồng kềnh, cứng cỏi nam nhi và cái “nữ tính” được gắn với người phụ nữ cùng với hình ảnh các
đồ vật nhỏ nhỏ, các dải ren hay ruy băng gợi lên sự mỏng manh, yếu đuối hay thậm chí là sự phù phiếm
Trang 1010
Một ví dụ khác, ở trên sóng truyền hình, phụ nữ bao giờ cũng được “gắn mác” cho vai trò “thứ yếu”, giống như một “bà chủ nhà” khi họ không có bên cạnh mình một người đàn ông, họ có nhiệm vụ tương đương giống một “người dẫn chương trình” hoặc “người giới thiệu” Trên các phương tiện truyền thông Nhật Bản, như báo in hay truyền hình, một nam sinh đã bày tỏ lời nhận xét của mình:
“Chủ yếu là nam giới xuất hiện với tư cách là tác giả trên các trang op-ed của các
tờ báo Nó không phản ánh thực tế” Các sinh viên cũng lên tiếng phản đối cách nhiều chương trình truyền hình Nhật Bản đối xử với những người dẫn chương trình là nữ 6 Hoặc khi một người phụ nữ tham gia một cuộc tranh luận công khai, điều họ phải chịu đựng đó là việc không có tiếng nói, họ phải đấu tranh để giành lấy những cơ hội để được phát biểu, để có được sự chú ý ở mức tối thiểu Tất cả những hành động ấy góp phần kiến tạo tình thế sụt giảm giá trị của phụ nữ mà những kết quả dồn lại được ghi trong các thống kê về sự đại diện ít ỏi của phụ nữ tại các vị trí quyền lực, về kinh tế và nhất là về chính trị
Về mặt truyền thông, theo như nghiên cứu về nội dung các bài báo về những ứng
xử viên cho chức Thống đốc của bốn bang Arizona, Colorado, Maryland và Rhodes Island năm 1998 được thực hiện bởi nhà nghiên cứu James Dewitt, cho thấy rằng báo chí truyền thông vô cùng hào hứng, tập trung đưa tin về các kế hoạch, định hướng của những ứng cử viên nam về các chủ đề kinh tế, chính sách nhưng báo chí lại chỉ bị “thu hút” về tính cách cá nhân, ngoại hình của những ứng
cử viên nữ.7 Ngoài ra, các nhà nghiên cứu cũng phát hiện những bằng chứng về định kiến giới trong các sản phẩm truyền thông đại chúng, cũng như ảnh hưởng của các nội dung thiếu nhạy cảm giới này đối với nhận thức về giới của công chúng Ví dụ, phân tích các chương trình đối thoại trên các kênh truyền hình trong ngày chủ nhật tại Mỹ, Baitinger đã nhận thấy trong tổng số 1,007 nhân vật khách mời trong vòng ba năm từ 2009 đến 2011 bao gồm cả các nghị sĩ, chuyên gia chỉ