Những nội dung chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa của cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng ta đã đáp ứng đúng yêu cầu khách quan của lịch sử, đáp ứng khát vọng độc lập tự do của toàn
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP HỒ CHÍ MINH
LỊCH SỬ ĐẢNG Tiểu luận 1
Giảng viên hướng dẫn: Đào Thị Bích Hồng
Trang 2BÁO CÁO PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI CỦA TỪNG THÀNH VIÊN NHÓM 09 LỚP CC01
quả
Chữ ký
Trang 3
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
PHẦN NỘI DUNG 7
I Giai đoạn 1 (1930-1935) 7
1.1 Luận cương chính trị tháng 10/1930 7
1.1.1 Điều kiện lịch sử 7
1.1.2 Nhiệm vụ cách mạng 8
1.1.3 Lực lượng cách mạng 9
1.1.4 Phạm vi giải quyết vấn đề dân tộc 10
1.1.5 Hình thức đấu tranh 10
1.1.6 Nhận xét 10
1.2 Nghị quyết của Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ Nhất (3-1935) 13
1.2.1 Điều kiện ra đời 13
1.2.2 Nhiệm vụ cách mạng 13
1.2.3 Lực lượng cách mạng 15
1.2.4 Phạm vi giải quyết vấn đề dân tộc 15
1.2.5 Nhận xét 16
1.3 Tiểu kết 17
II Giai đoạn 2 (1936-1938) 18
2.1 Chủ trương đấu tranh đòi quyền dân chủ dân sinh (7-1936) 18
2.1.1 Điều kiện lịch sử 18
Tình hình thế giới 18
Trang 42.1.2 Nhiệm vụ cách mạng 19
2.1.3 Lực lượng cách mạng 20
2.1.4 Phạm vi giải quyết vấn đề dân tộc 21
2.1.5 Hình thức đấu tranh 21
2.1.6 Phân tích 21
2.1.7 Nhận xét 25
2.2 Chung quanh vấn đề chiến sách mới (10-1936) 26
2.2.1 Điều kiện ra đời 26
2.2.2 Nhiệm vụ cách mạng 26
2.2.3 Lực lượng cách mạng 27
2.2.4 Phạm vi giải quyết vấn đề dân tộc 27
2.2.5 Nhận xét 27
2.3 Tiểu kết 28
III GIAI ĐOẠN (1939-1945) 30
3.1 Hội nghị ban chấp hành trung ương Đảng 11/1939 30
3.1.1 Điều kiện lịch sử 30
3.1.2 Nhiệm vụ cách mạng 30
3.1.3 Lực lượng cách mạng 31
3.1.4 Phạm vi giải quyết vấn đề dân tộc 31
3.1.5 Nhận xét 32
3.2 Hội nghị ban chấp hành trung ương Đảng 11/1940 32
3.2.1 Điều kiện lịch sử 32
3.2.2 Nhiệm vụ cách mạng 32
Trang 53.2.3 Lực lượng cách mạng 33
3.2.4 Phạm vi giải quyết vấn đề dân tộc 33
3.2.5 Hình thức đấu tranh 34
3.2.6 Nhận xét 34
3.3 Hội nghị ban chấp hành trung ương Đảng 5/1941 34
3.3.1 Điều kiện lịch sử 34
3.3.2 Nhiệm vụ cách mạng 35
3.3.3 Lực lượng cách mạng 36
3.3.4 Phạm vi giải quyết vấn đề dân tộc 36
3.3.5 Nhận xét 36
3.4 Tiểu kết 37
PHẦN KẾT LUẬN 39
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 43
Trang 61
PHẦN MỞ ĐẦU
Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám và sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thắng lợi vĩ đại, là mốc son chói lọi của lịch sử cách mạng Việt Nam Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám 1945, gắn liền với
sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh - lãnh tụ thiên tài của Đảng và dân tộc ta
Sự lãnh đạo của Đảng đã tạo nên một đất nước độc lập, tươi đẹp ngày hôm nay Chính vì
sự hào hùng của đường lối cách mạng thành công là nguyên nhân chủ đề này được chọn để tìm hiểu kỹ càng Để cho lớp sinh viên trẻ, những trụ cột tương lai của đất nước hiểu rõ về quá khứ đầy đau thương cũng như vĩ đại của dân tộc Việt Nam
Đất nước đang trên đà phát triển, những đường lối, quá trình lãnh đạo trong quá khứ có
ý nghĩa rất lớn trong sự phát triển đất nước, đặc biệt là quá trình Đảng từng bước hoàn chỉnh đường lối cách mạng giải phóng dân tộc Một là tích lũy thêm kinh nghiệm, bài học quý giá không những cho các lãnh đạo mà còn cho nhân dân thực hiện đúng đắn trong sự nghiệp phát triển đất nước Hai là sự cỗ vũ về mặt tinh thần, niềm tự tôn dân tộc Việt Nam
từ thời khó khăn xưa nhưng vẫn kiên cường bước tiếp đến ngày hôm nay Ba là nhắc nhở thế
Trang 72
hệ sau phải luôn cố gắng xây dựng tương lai cho đất nước Như Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã nói: “Với tất cả sự khiêm tốn, chúng ta vẫn có thể nói rằng: Đất nước
ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay.”
II Nhiệm vụ của đề tài
1 Làm rõ được đặc điểm kinh tế, xã hội Việt Nam dưới chính sách thống trị, khai thác thuộc địa của thực dân Pháp và nội dung Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng
Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng do Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc soạn thảo và được Hội nghị thành lập Đảng 3/2/1930 thông qua đã xác định: Đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam là: “Làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản” Đây là quá trình phát triển lâu dài trải qua những thời kỳ, giai đoạn chiến lược khác nhau trong tiến trình cách mạng dân tộc, dân chủ và xã hội chủ nghĩa mà trước tiên là đấu tranh giành độc lập dân tộc Do đó, trong chánh cương vắn tắt, sách lược vắn tắt xác định nhiệm vụ chiến lược là “Đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến làm cho nước Nam hoàn toàn độc lập; dựng ra chính phủ công nông binh, tổ chức quân đội công nông; thu hết sản nghiệp lớn (như công nghiệp vận tải, ngân hàng…) của tư bản chủ nghĩa
đế quốc Pháp để giao cho chính phủ công nông quản lý; giao hết ruộng đất của đế quốc chủ nghĩa làm của công chia cho dân cày nghèo…; bỏ sưu thuế cho dân cày nghèo, thi hành luật ngày làm 8 giờ; dân chúng được tự do tổ chức, nam nữ bình quyền, phổ thông giáo dục theo công nông hóa
Những nội dung chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa của cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng ta đã đáp ứng đúng yêu cầu khách quan của lịch sử, đáp ứng khát vọng độc lập tự do của toàn đân tộc, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại mới mở ra sau thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga (1917), đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận định, thời đại mới là: “Thời đại cách mạng chống đế quốc, thời đại giải phóng dân tộc”[1] Cương lĩnh chính trị đầu tiên này đã xử lý đúng đắn vấn đề dân tộc và giai cấp trong chiến lược cách mạng giải phóng dân tộc Vì mâu thuẫn cơ bản và chủ yếu của xã hội Việt Nam thời kỳ này
là mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và tay sai phản động
Trang 8- Tình hình thế giới và cách mạng Đông Dương
- Những đặc điểm về tình hình ở Đông Dương
- Tính chất và nhiệm vụ của cách mạng Đông Dương
Trên cơ sở phân tích một cách khoa học tình hình thế giới và Đông Dương, Luận cương chính trị nêu rõ tính chất của cuộc cách mạng ở Đông Dương là cách mạng tư sản dân
quyền Cách mạng tư sản dân quyền là “thời kỳ dự bị để làm xã hội cách mạng”, bỏ qua thời
kỳ tư bản chủ nghĩa Nhiệm vụ cốt yếu của cách mạng tư sản dân quyền là đánh đổ đế quốc Pháp, giành độc lập dân tộc và đánh đổ giai cấp địa chủ phong kiến, đem lại ruộng đất cho nông dân Hai nhiệm vụ ấy có quan hệ khăng khít với nhau
Luận cương chính trị năm 1930 của Đảng đã đóng góp quan trọng vào kho tàng lý luận của cách mạng Việt Nam, vạch ra con đường đi lên của cách mạng nước ta Song, Luận cương còn một số mặt hạn chế, không nêu ra được mâu thuẫn chủ yếu là mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam và đế quốc Pháp, từ đó không nêu được nhiệm vụ chống đế quốc lên hàng đầu
Do vậy, chưa phát huy đầy đủ vị trí của yếu tố dân tộc, chưa nhận thức được đầy đủ vai trò của Mặt trận dân tộc thống nhất trong việc đoàn kết các lực lượng yêu nước Luận cương chưa đánh giá đúng khả năng cách mạng của giai cấp tiểu tư sản, tinh thần yêu nước của tư bản dân tộc và một bộ phận địa chủ nhỏ
3 Làm rõ những chủ trương của Đảng từ năm 1939 đến năm 1945 và sự hoàn chỉnh đường lối cách mạng giải phóng dân tộc của Đảng
Trong giai đoạn từ 1939-1945, Hội nghị ban chấp hành trung ương Đảng 11/1939 xác định rõ tính chất của cuộc cách mạng là cách mạng giải phóng dân tộc, lực lượng tiến hành
Trang 94 cuộc cách mạng này là toàn dân Việt Nam bao gồm mọi tầng lớp, mọi tổ chức chính trị, mọi giai cấp, mọi tôn giáo, dân tộc, mọi lứa tuổi được tập hợp trong mặt trận dân tộc thống nhất phản đế với tên gọi Mặt trận Việt Nam Độc lập đồng minh
Hội nghị ban chấp hành trung ương Đảng 11/1940 khẳng định nhiệm vụ trước mắt của Đảng là chuẩn bị lãnh đạo cuộc võ trang bạo động giành lấy quyền tự do độc lập sau khi nhận thấy cuộc chiến tranh đế quốc rất có thể chuyển thành chiến tranh giữa phát xít và Liên
Xô
Hội nghị ban chấp hành trung ương Đảng 5/1941 quyết định phải xúc tiến công tác chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang là nhiệm vụ trung tâm của Đảng và nhân dân ta và đi tới một quyết định cực kỳ quan trọng: giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước, cốt làm sao để thức tỉnh được tinh thần dân tộc của mỗi nước trên bán đảo Đông Dương
Như vậy, trong giai đoạn từ 1939-1945, Hội nghị đã xác định rõ tính chất của cuộc cách mạng là cách mạng giải phóng dân tộc, lực lượng tiến hành cuộc cách mạng này là toàn dân Việt Nam bao gồm mọi tầng lớp, mọi tổ chức chính trị, mọi giai cấp, mọi tôn giáo, dân tộc, mọi lứa tuổi được tập hợp trong mặt trận dân tộc thống nhất phản đế với tên gọi Mặt trận Việt Nam Độc lập đồng minh Đường lối chiến lược cách mạng giải phóng dân tộc đúc kết được qua các lần Hội nghị Trung ương Đảng là sự khẳng định kế thừa, tiếp thu và phát triển sáng tạo tư tưởng cách mạng của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc
4 Làm rõ ý nghĩa của việc hoàn chỉnh đường lối cách mạng giải phóng dân tộc đối với
sự phát triển của cách mạng Việt Nam
Sự lãnh đạo của Đảng ta đối với xã hội trước hết là bằng cương lĩnh, đường lối chính trị,
mà theo nguyên tắc hoạt động của Đảng Cộng sản thì cương lĩnh, đường lối chính trị của Đảng phải do Đại hội – cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng quyết định Trong thời kỳ 1930 – 1945 - thời kỳ đấu tranh giành chính quyền, Đảng phải hoạt động bí mật là chủ yếu, chính quyền thực dân liên tục, điên cuồng đàn áp khủng bố các tổ chức của Đảng nhất là Ban chấp hành Trung ương phải lập đi lập lại nhiều lần, giao thông liên lạc thường bị gián đoạn cho
Trang 105 nên trong thời kỳ này Đảng ta không thể tiến hành Đại hội thường kỳ như quy định của Điều
lệ Đảng để có thể phát huy trí tuệ của toàn Đảng trong việc hình thành cương lĩnh, đường lối chính trị Sau hội nghị hợp nhất thành lập Đảng 3/2/1930, trong thời kỳ này, Đảng ta chỉ tiến hành duy nhất Đại hội lần thứ I vào tháng 3/1935 Trong hoàn cảnh đó, Ban Chấp hành Trung ương có trọng trách vận dụng sáng tạo lý luận cách mạng vào thực tiễn để hình thành, phát triển, hoàn thiện đường lối chiến lược cách mạng giải phóng dân tộc
Để hình thành đường lối cách mạng đúng đắn nghĩa là phải vận dụng lý luận cách mạng vào điều kiện lịch sử cụ thể của xã hội thuộc địa Việt Nam để nhận thức đúng mâu thuẫn cơ bản, chủ yếu của xã hội Việt Nam, xác định đúng kẻ thù, quyết định nhiệm vụ chiến lược, các chủ trương chính sách để tập hợp lực lượng và phương pháp cách mạng giải phóng dân tộc đúng đắn Do đó, quá trình hình thành đường lối cách mạng giải phóng dân tộc giai đoạn
1930 – 1945, Đảng ta đã trải qua quá trình đấu tranh cách mạng kiên cường vừa trực tiếp tuyên truyền, giáo dục, vận động tổ chức quần chúng đấu tranh chống đế quốc thực dân, chống sưu cao thuế nặng, chống khủng bố dã man, vừa phát triển lực lượng bổ sung, tăng cường lãnh đạo các cấp của Đảng nhất là phải nhiều lần lập mới, bổ sung Ban chấp hành Trung ương của Đảng, vừa phải đẩy mạnh hoạt động “tự chỉ trích”, đấu tranh với tinh thần Bônsêvích để khắc phục những quan niệm cho rằng: Những nguyên lý về “giai cấp cách mạng” được coi như những giáo lý phải được tiếp thu vô điều kiện như chân lý bất biến khi vận dụng lý luận cách mạng vào điều kiện lịch sử cụ thể của xã hội thuộc địa Việt Nam Đây
là cuộc đấu tranh rất quyết liệt và phức tạp chống chủ nghĩa giáo điều, dập khuôn máy móc, chống chủ nghĩa chủ quan tách rời thực tiễn
Để làm rõ quá trình đảng từng bước hoàn chỉnh đường lối cách mạng giải phóng dân tộc, chúng ta nghiên cứu chi tiết các chủ trương của Đảng trong 3 giai đoạn: 1930 – 1935, 1936 –
1939 và 1939 – 1945
Trong giai đoạn đầu tiên (1930 – 1935), hai văn kiện cần xem xét là:
- Luận cương chính trị (10/1930)
Trang 116
- Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ Nhất (3-1935)
Giai đoạn thứ hai (1936 – 1939), Đảng ta có hai văn kiện vào tháng 7 và tháng 10:
- Chủ trương đấu tranh đòi quyền dân chủ dân sinh (7-1936)
- Chung quanh vấn đề chiến sách mới (10-1936)
Vào giai đoạn cuối cùng (1939 – 1945), chúng ta sẽ tìm hiểu 3 nghị quyết:
- Nghị quyết Hội nghị BCHTƯ lần thứ 6 (11-1939)
- Nghị quyết Hội nghị BCHTƯ lần thứ 7 (11-1940)
- Nghị quyết Hội nghị BCHTƯ lần thứ 8 (5-1941)
Trang 12Tình hình trong nước và trong khu vực:
Về những đặc điểm về tình hình ở Đông Dương lúc bấy giờ, Luận cương đã chỉ ra những mâu thuẫn gay gắt giữa các giai cấp và mâu thuẫn cơ bản trong xã hội Dân cày phải chịu đói khổ, phải chịu địa tô cao, ngày càng phụ thuộc và tư bản Thợ thuyền cũng chịu chung
số phận bị giai cấp tư bản ở các đồn điền, hầm mỏ bóc lột, đè nén cách dã man
Tuy nhiên, lực lượng cách mạng ở Đông Dương cũng đã và đang tham gia vào phong đấu tranh rầm rộ, mở rộng hàng ngũ công nông chống lại chủ nghĩa đế quốc Ngoài ra, các cuộc đấu tranh, phong trào cách mạng ở các nước trong khu vực Châu Á cũng đã ảnh hưởng mạnh đến phong trào cách mạng Đông Dương, làm cho cách mạng ngày càng lan rộng Do đó thể hiện mối liên hệ chặt chẽ giữa cách mạng Đông Dương và cách mạng thế giới
Đứng trước xu hướng cách mạng bùng nổ, Luận cương chính trị tháng 10/1930 của Đảng Cộng sản Đông Dương được soạn thảo bởi đồng chí Trần Phú cùng một số đồng chí khác ra đời, nhằm chuẩn bị cho hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng diễn ra từ ngày 14-30/10/1930 Hội nghị ban chấp hành Trung ương Đảng họp lần thứ nhất tại Hương Cảng dưới
sự chủ trì của đồng chí Trần Phú đã thông qua nghị quyết về tình hình và nhiệm vụ của Đảng
Trang 138 cũng như thảo luận về Luận cương chính trị của Đảng, điều lệ Đảng và điều lệ tổ chức quần chúng
Trong đó, nhiệm vụ cốt yếu của tư sản dân quyền cách mạng bao gồm: “tranh đấu để đánh đổ các di tích phong kiến, đánh đổ các cách bóc lột theo lối tiền tư bổn và để thực hành thổ địa cách mạng cho triệt để” và “tranh đấu để đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp, làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập” Luận cương cũng chỉ ra rằng hai nhiệm vụ này có mối quan hệ mật thiết và khăng khít với nhau
Để đạt được mục tiêu chiến lược đã đề ra, cần phải có những bước nhiệm vụ cụ thể nhằm từng bước phát triển cách mạng, gia tăng sức mạnh cho giai cấp vô sản nhằm lan rộng tầm ảnh hưởng của vô sản giai cấp thêm sâu, thêm rộng khắp trên Đông Dương
Các nhiệm vụ cụ thể được đặt ra nhằm thực hiện nhiệm vụ chiến lược gồm có:
-Đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp, phong kiến và địa chủ
-Lập chính phủ công nông
-Tịch ký hết thảy ruộng đất của bọn địa chủ ngoại quốc, bổn xứ và các giáo hội; giao ruộng đất ấy cho trung và bần nông, quyền sở hữu ruộng đất về chánh phủ công nông
-Sung công hết thảy các sản nghiệp lớn của bọn tư bổn ngoại quốc
-Bỏ các sưu thuế hiện thời, lập ra thuế lũy tiến
-Ngày làm công tám giờ, sửa đổi sự sanh hoạt cho thợ thuyền và quần chúng lao khổ
Trang 149 -Xứ Đông Dương hoàn toàn độc lập, thừa nhận dân tộc tự quyết
-Lập quân đội công nông
“động lực mạnh cho cách mạng tư sản dân quyền”, chiếm đại đa số ở Đông Dương
Tuy nhiên, đối với những giai cấp khác như tư bản thì Đảng xác định thành hai bộ phận; một bộ phận đã hợp tác với đế quốc chủ nghĩa, bộ phần còn lại thì đang còn tìm cách thỏa hiệp với đế quốc những quyền lợi riêng và đồng thời để lừa gạt quần chúng Quan điểm của Đảng
về cả hai bộ phận này là cả hai đều có ảnh hưởng “nguy hiểm cho sự phát triển của cách mạng”, cần phải có sự tranh đấu kịch liệt để làm cho quần chúng hiểu rõ tính chất phản cách mạng của giai cấp tư bản
Về phần giai cấp tiểu tư sản, trí thức thì bản Luận cương đã nêu rằng ban đầu họ còn ở trong địa vị quốc gia cách mạng nhưng rồi đây cũng hóa ra quốc gia cải lương Đối với đế quốc thì giai cấp trí thức tiểu tư sản và các đảng phái chủ trương quốc gia cách mạng, nhưng mục đích chính của họ “chỉ chủ trương sự phát triển tư bổn cho xứ Đông Dương mà thôi” Khi phong trào cách mạng lên cao, giai cấp này sẽ bỏ cách mạng mà chạy về cải lương và hiệp tác với đế quốc chủ nghĩa Vì vậy về mặt chính trị và tổ chức, Đảng chủ trương tách biệt, phân biệt rõ Đảng cộng sản và các đảng phái tiểu tư sản, bên cạnh đó phải đánh đổ các xu hướng tiểu tư sản ở trong Đảng Tuy nhiên, Đảng cũng chủ trương lợi dụng hết mọi cơ hội để mở rộng phong trào cách mạng, vì vậy có thể tạm thời hợp tác với các đảng phái tiểu tư sản có tính chất tranh đấu chống đế quốc chủ nghĩa và không ngăn trở sự cổ động tuyên truyền cộng sản trong quần chúng nhưng phải luôn dè chừng
Trang 1510
1.1.4 Phạm vi giải quyết vấn đề dân tộc:
Về phạm vi giải quyết vấn đề dân tộc, Luận cương chính trị tháng 10/1930 chỉ ra sự phụ thuộc của kinh tế Đông Dương vào kinh tế của đế quốc chủ nghĩa Pháp và đồng thời cũng cho rằng “Xứ Đông Dương cần phải phát triển một cách độc lập, nhưng vì là thuộc địa cho nên không phát triển độc lập được” Luận cương cũng chỉ ra một đặc điểm khác của khu vực Đông Dương là “sự mâu thuẫn giai cấp càng ngày càng kịch liệt: một bên thì thợ thuyền, dân cày và các phần tử lao khổ; một bên thì địa chủ, phong kiến tư bổn và đế quốc chủ nghĩa” Có thể thấy, Luận cương chính trị tháng 10/1930 đã xác định phạm vi giải quyết vấn đề dân tộc không chỉ gói gọn ở Việt Nam mà là trên toàn xứ Đông Dương
1.1.5 Hình thức đấu tranh:
Cách thức đấu tranh cách mạng cũng đã được Đảng nêu rõ thông qua Luận cương, bằng cách thực hiện bạo lực cách mạng, vũ trang bạo động dưới sự lãnh đạo của Đảng Thế nhưng Đảng cũng có những lưu ý để tránh tình trạng vũ trang bạo động quá sớm, manh động, mà cốt
là để huy động đại đa số quần chúng thực hiện bãi công, thị oai nhằm dự bị họ cho các cuộc
vũ trang bạo động sau này Đảng cũng khẳng định, cách mạng vô sản ở Đông Dương cần phải
có sự liên lạc mật thiết với vô sản thế giới, nhất là vô sản ở Pháp để làm mặt trận vô sản cho
“mẫu quốc” và thuộc địa nhằm tạo ra sức tranh đấu cho cách mạng
Luận cương chính trị khẳng định mâu thuẫn cơ bản chủ yếu chính là mâu thuẫn gay gắt giữa dân cày, thợ thuyền và các phần tử lao khổ với địa chủ phong kiến và tư bản đế quốc
1.1.6 Nhận xét
Thực hiện cách mạng tư sản dân quyền có tính chất thổ địa và phản đế, sau đó bỏ
Trang 1611 Nhiệm vụ của cách mạng
Nhiệm vụ chiến lược qua thời kỳ tư bản, tiến lên
con đường xã hội chủ nghĩa Trong đó, hai nhiệm vụ chống đế quốc và phong kiến có mối quan hệ khăng khít
Nhiệm vụ cụ thể
-Đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp, phong kiến và địa chủ -Lập chính phủ công nông
-Tịch ký hết thảy ruộng đất của bọn địa chủ ngoại quốc, bổn xứ và các giáo hội; giao ruộng đất ấy cho trung và bần nông, quyền sở hữu ruộng đất về chánh phủ công nông
-Sung công hết thảy các sản nghiệp lớn của bọn tư bổn ngoại quốc
-Bỏ các sưu thuế hiện thời, lập ra thuế lũy tiến
-Ngày làm công tám giờ, sửa đổi sự sanh hoạt cho thợ thuyền và quần chúng lao khổ
Trang 1712 -Xứ Đông Dương hoàn toàn độc lập, thừa nhận dân tộc
tự quyết -Lập quân đội công nông -Nam nữ bình quyền
-Ủng hộ Liên bang Xôviết; liên kết với vô sản giai cấp toàn thế giới và phong trào cách mạng thuộc địa và bán thuộc địa
Lực lượng cách mạng Công nhân, nông dân và các
phần tử lao khổ Phạm vi giải quyết vấn đề Trên toàn Đông Dương
Hạn chế:
Trang 1813 Tuy nhiên, bản luận cương cũng còn những hạn chế như việc không thể vạch ra được đâu mới chính là mâu thuẫn chủ yếu của xã hội thuộc địa khi quá đề cao vấn đề mâu thuẫn giai cấp và quá nhấn mạnh nhiệm vụ chống phong kiến Bên cạnh đó, trong vấn đề tập hợp lực lượng cách mạng, Luận cương chính trị tháng 10/1930 đã đánh giá không đúng vai trò vị trí của các giai cấp khác như phong kiến, tư sản, tiểu tư sản mà bỏ qua họ, dẫn đến không có khả năng lôi kéo được bộ phận có tinh thần yêu nước về phía mình mà gián tiếp để họ về phe đế quốc Về mặt phạm vi giải quyết vấn đề, bản luận cương cũng có những sai sót khi đề ra phạm
vi giải quyết vấn đề dân tộc trên toàn cõi Đông Dương, không phát huy được quyền tự quyết của các dân tộc ở những quốc gia trong khu vực Đông Dương
1.2 Nghị quyết của Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ Nhất (3-1935)
1.2.1 Điều kiện ra đời:
Sau năm năm thực hiện và triển khai chiến lược được đề ra trong Luận cương chính trị tháng 10/1930, Đảng đã tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ nhất của Đảng Cộng sản Đông Dương Đại hội diễn ra trong hoàn cảnh lực lượng cộng sản trong nước gần như bị triệt tiêu sau đợt khủng bố trắng của Pháp đang dần hồi phục trở lại Trong kì Đại hội, Đảng đã thông qua Nghị quyết về công tác phản đế liên minh
1.2.2 Nhiệm vụ cách mạng:
Về nhiệm vụ chiến lược, trong kì Đại hội lần thứ nhất, Đảng thừa nhận Luận cương chính trị tháng 10/1930, do đó nhiệm vụ chiến lược vẫn được giữ nguyên như đã đề ra trong Luận cương chính trị Bên cạnh đó, Đảng cũng cho rằng giữa hai nhiệm vụ chống phong kiến và đế quốc vẫn có mối liên hệ khăng khít với nhau.Thông qua Nghị quyết, Đại hội đã đề ra ba nhiệm
vụ chủ yếu của toàn Đảng trong khoảng thời gian tới Trước mắt là củng cố và phát triển Đảng, thâu phục quảng đại quần chúng lao động và chống đế quốc chiến tranh
Với mỗi nhiệm vụ chiến lược nêu trên, bản Nghị quyết cũng nêu ra các nhiệm vụ cụ thể trong việc thực hiện Đối với nhiệm vụ phát triển và củng cố Đảng, có hai nhiệm vụ cụ thể bao gồm:
Trang 1914 Khoách trương tổ chức của Đảng Củng cố lực lượng của Đảng, bằng cách kết nối “thiết pháp tìm những bộ phận cộng sản và những phần tử cộng sản lẻ tẻ mà Đảng hãy còn chưa khôi phục được mối liên lạc”, phân bổ lực lượng của Đảng tới những khu vực chưa phát triển được, tập trung chủ yếu ở các khu vực kỹ nghệ, nhà máy lớn và mỏ quan trọng với mục đích đặt ra là “cần phải biến mỗi sản nghiệp thành một thành lũy của Đảng” Tuy nhiên cũng cần phải có sự chọn lọc, dè chừng, tránh kết nạp vào Đảng những thành phần có những tính xấu
có thể gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động của Đảng Tiêu chí tuyển lựa Đảng viên được đề ra là: “vừa có tính chất quần chúng, vừa gồm những phần tử tranh đấu, hoạt động cương quyết, trung thành với cộng sản chủ nghĩa” Bên cạnh đó, Điều lệ mới của Đảng cũng quy định tổ chức các cơ quan chỉ đạo cho “thích hợp với điều kiện bí mật, cần phân quyền và phân công cho rõ rệt”, cần phải có mối liên kết với các đảng khác tuy nhiên cần phân định rõ ràng tránh lẫn lộn Ngoài ra, Đại hội cũng ủy quyền cho Ban Trung ương định kế hoạch đào tạo cán bộ mới phòng khi cán bộ cũ bị bắt Đi kèm với đó, cần tìm cách mở rộng tuyên truyền sách lược của Đảng trong quần chúng lao động, nói rõ chính sách bóc lột của đế quốc Pháp, truyền bá kinh nghiệm chống đế quốc, và truyền bá thắng lợi ở Xôviết Liên bang và Xôviết Tàu
Tranh đấu trên hai mặt trận Với mục đích bảo vệ cho sự trong sạch của chủ nghĩa Lênin, Đảng chủ trương thống nhất cả về lý thuyết lẫn thực hành cho hàng ngũ nên luôn luôn
Mác-mở rộng tự kiểm điểm, “chỉ trích bônsơvích trong các cấp đảng bộ” nhằm tìm ra và nghiên cứu các ưu điểm, khuyết điểm trong tổ chức đảng bộ Tiếp đó là đấu tranh nhằm gỡ mặt nạ lý thuyết phản động và lý thuyết cách mạng tiểu tư sản không triệt để cho quần chúng Giữ kỷ luật sắt cho Đảng, khai trừ những phần tử đi trái đường chính trị chung của Đảng, của Quốc
tế Cộng sản, không chịu sữa lỗi hay không chịu phục từng nghị quyết, điều lệ hoặc có hành vi phá hoại kỷ luật Đảng Cuối cùng là “tăng gia sức tranh đấu chống quốc gia cải lương”
Về nhiệm vụ thâu phục quảng đại quần chúng, Đảng đề ra các mục tiêu:
Bênh vực quyền lợi của quần chúng “Đảng phải tranh đấu chống các xu hướng đầu cơ, miệt thị cuộc tranh đấu hang ngày của quần chúng lao động”, “vạch ra các hình thức bóc lột của đế quốc cho quần chúng hay”
Trang 2015 Củng cố và phát triển các tổ chức quần chúng
Mặt trận thống nhất tranh đấu Đảng cần phải sử dụng triệt để các phương pháp khác nhau
để lôi kéo quần chúng sang phe cộng sản, kéo quần chúng ra khỏi ảnh hưởng của quốc gia cải lương, “tổ chức mặt trận thống nhất bên dưới với quần chúng”
Chống đế quốc chiến tranh, ra sức tuyên truyền nhằm vạch trần bộ mặt giả dối của chính sách “hòa bình” của đế quốc nhất là đế quốc Pháp ở Đông Dương Huấn luyện quần chúng những phương pháp chống đế quốc chiến tranh như: bãi công, thị oai, biểu tình, bạo động vũ trang lập chính quyền Xôviết
1.2.3 Lực lượng cách mạng
Lực lượng tham gia cách mạng được nêu ra trong Nghị quyết của Đại hội đại biểu lần thứ nhất là quần chúng lao động Đảng cũng khẳng định sức mạnh của Đảng “căn cứ vào ảnh hưởng và thế lực của Đảng trong quần chúng”, do đó cần có mối quan hệ mật thiết với quần chúng Bên cạnh đó Đảng cũng ra sức lôi kéo quần chúng trong các tổ chức quốc gia cải lương, phản động hoặc các đảng phái tiểu tư sản về phe cộng sản Đảng cũng nhấn mạnh thắng lợi của các phong trào đấu tranh phần nhiều phụ thuộc vào năng lực tranh đấu của vô sản giai cấp
và quần chúng lao động, nếu không đấu tranh bênh vực quyền lợi cho quần chúng, không tổ chức quần chúng thì ảnh hưởng của Đảng kém phát triển dẫn đến tranh đấu không thắng lợi
1.2.4 Phạm vi giải quyết vấn đề dân tộc
Nhìn chung, phạm vi giải quyết vấn đề dân tộc trong Nghị quyết vẫn có sự tương đồng so với Luận cương chính trị tháng 10/1930 Phạm vi tranh đấu của vô sản giai cấp vẫn nằm trên toàn cõi Đông Dương Đại hội cũng nhận định rằng vận động cách mạng ở Đông Dương sẽ ngày càng bành trướng và sâu sắc Đại hội cũng cho rằng nếu nghị quyết của đại hội được thảo luận và thực hành rộng rãi trong các đảng thì sẽ nắm chắc thắng lợi trong tay nhân dân Đông Dương
Trang 21Nhiệm vụ cụ thể
Đảng tập trung thực hiện ba nhiệm vụ chủ yếu bao gồm: -Củng cố và phát triển Đảng
-Thâu phục quảng đại quần chúng lao động
-Chống đế quốc chiến tranh
Lực lượng cách mạng Công nhân, nông dân và các
phần tử lao khổ Phạm vi giải quyết vấn đề Trên toàn Đông Dương
Phân tích nội dung của nghị quyết, có thể thấy được mặc dù Đảng đã có những chủ trương hợp lý với tình hình thực tế lúc bấy giờ, tuy nhiên vẫn chưa khắc phục được những hạn chế của Luận cương chính trị Trong kì Đại hội lần thứ Nhất, Đảng đã thừa nhận Luận cương chính
Trang 2217 trị tháng 10/1930 và do đó vẫn đứng trên những quan điểm sai lầm của bản Luận cương dẫn đến việc chưa khắc phục được các mặt hạn chế sau:
-Chưa đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu, trong khi đó vẫn đề cao vấn đề đấu tranh giữa các giai cấp
-Chưa đề ra chiến lược phù hợp cho việc tập hợp lực lượng rộng rãi trên phạm vi toàn dân tộc
-Chưa phát huy được quyền tự quyết của dân tộc trong cuộc đấu tranh chống đế quốc khi vẫn coi phạm vi giải quyết vấn đề dân tộc trải dài trên khắp Đông Dương
1.3 Tiểu kết
Nhìn chung, hai văn kiện Luận cương chính trị tháng 10/1930 và Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ Nhất (3-1935) đã có những xác định đúng đắn về chiến lược đấu tranh, phương thức thực hiện cách mạng cũng như có những định hướng cụ thể để phát triển cách mạng khu vực Thế nhưng, cả hai vẫn còn có những hạn chế trong việc đề ra các chiến lược phù hợp với tình hình thực tiễn của từng quốc gia Thay vào đó lại mở rộng phạm vi giải quyết vấn đề ra toàn khu vực Đông Dương dẫn đến có nhiều chiến lược không phù hợp Điển hình
là ở Việt Nam, Đảng đã bỏ qua phần lớn những lực lượng tranh đấu tiềm năng do không hiểu
rõ bối cảnh, mâu thuẫn ở Việt Nam Có thể nói bản Nghị quyết năm 1935 vẫn chưa khắc phục được những hạn chế của Luận cương chính trị, khi cả hai vẫn đứng trên cùng một quan điểm sai lầm, trái với thực tiễn cách mạng lúc bấy giờ Điều đó dẫn đến việc cả hai văn kiện không làm sáng tỏ được thực tiễn Việt Nam trong quãng thời gian từ năm 1930-1935
Trang 2318
II Giai đoạn 2 (1936-1938)
2.1 Chủ trương đấu tranh đòi quyền dân chủ dân sinh (7-1936)
2.1.1 Điều kiện lịch sử
Tình hình thế giới
Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, các nước tư bản chủ nghĩa trên thế giới lần lượt chịu những thiệt hại nặng cả về người và vật chất, dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế 1923-1933 Chính sự kiện này là tiền đề cho những chính sách bóc lột tàn bạo và quyết liệt hơn của các cường quốc, dẫn đến mâu thuẫn nội tại của chủ nghĩa tư bản ngày càng gia tăng Giữa bối cảnh rối ren này, chủ nghĩa Phát xít mọc lên như một phương thức mới phù hợp với cho nền kinh tế đang được quân phiệt hóa của các nước, dẫn đến sự thành công vang dội của nó trên thế giới
Tuy nhiên, tiềm ẩn bên dưới là những chính sách cai trị tàn ác chưa từng thấy, là ngòi nổ của cuộc chiến tranh thế giới kế tiếp Nhằm phát triển lớn mạnh và khuếch đại tầm ảnh hưởng, tập đoàn phát xít Đức, Ý, Nhật liên minh lại tạo thành một trục, là phe đối đầu trực tiếp với Quốc tế Cộng sản
Các nước còn lại đứng trước nguy cơ bị chiếm đoạt, nổi dậy, thành lập các mặt trận nhân dân chống lại Phát xít, trong đó Mặt trận nhân dân Pháp giành thắng lợi và nắm quyền trong chính phủ Pháp là một tấm gương sáng cũng như động lực cho phong trào đấu tranh trên thế giới Chính quyền mới của Pháp cho phép các nước thuộc địa có các quyền tự do, dân chủ cơ bản Đây cũng chính là một động lực lớn lao để Đảng ta mạnh dạn đưa ra các yêu sách đòi quyền dân chủ dân sinh
Tình hình trong nước và khu vực
Là một nước thuộc địa, nền kinh tế của chúng ta phụ thuộc rất lớn vào mẫu quốc Khi Pháp bị ảnh hưởng nặng nề, chúng chèn ép, khai thác tài nguyên thiên nhiên lẫn con người Lực lượng phản động ở Đông Dương ra sức vơ vét, bóc lột, khủng bố, đàn áp phong trào đấu
Trang 2419 tranh của nhân dân Những cuộc khủng bố được thực hiện bởi bọn phản động thuộc địa và tay sai, nhằm vào những người theo Cách mạng hoặc chỉ cần nghi ngờ họ mang tinh thần Xã hội Chủ nghĩa Họ bị bắt bớ, bỏ tù thậm chí thảm sát Vì thế tinh thần cách mạng không còn sôi sục, nhiều người e dè không dám đứng lên tham gia khởi nghĩa Các giai cấp trong nước đều đồng lòng với một mong muốn bức thiết nhất : Tự do, dân chủ, dân sinh, cơm áo, hòa bình
Vì vậy Đảng đã xem xét và đưa ra nhận định “Ở một xứ thuộc địa như Đông Dương, trong hoàn cảnh hiện tại, nếu chỉ quan tâm đến sự phát triển của cuộc đấu tranh giai cấp có thể sẽ nảy sinh những khó khăn để mở rộng phong trào giải phóng dân tộc”1
Đồng thời, hệ thống tổ chức Đảng và cơ sở cách mạng của quần chúng cũng đã được phục hồi Tư tưởng đã xác định rõ, lực lượng cũng đã chuẩn bị sẵn sàng, nhân lấy lý do chống lại bọn phản động thuộc địa, chống phát xít, Đảng ngay lập tức phát động phong trào đấu tranh mới, “Chủ trương đấu tranh đòi quyền dân chủ dân sinh” Vào tháng 7-1936, tại Thượng Hải (Trung Quốc) Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Đông Dương do đồng chí
Lê Hồng Phong chủ trì đã đề ra đường lối rõ ràng dựa trên Nghị quyết Đại hội VII của Quốc
tự do dân chủ - mặc dù không thỏa mãn nguyện vọng của dân chúng, nhưng có thể tạo nên
1 Văn kiện Đảng toàn tập – tập 6, Nhà xuất bản chính trị quốc gia Hà Nội (2000), tr 73