Hội nghị ban chấp hành trung ương Đảng 11/1940

Một phần của tài liệu Tiểu luận LỊCH sử ĐẢNG làm rõ được đặc điểm kinh tế, xã hội việt nam dưới chính sách thống trị, khai thác thuộc địa của thực dân pháp và nội dung cương lĩnh chính trị đầu tiên của đảng (Trang 37 - 39)

III. GIAI ĐOẠN (1939-1945)

3.2. Hội nghị ban chấp hành trung ương Đảng 11/1940

3.2.1 Điều kiện lịch sử

Hội nghị họp từ ngày 6 đến ngày 9-11-1940, trong bối cảnh dù có mâu thuẫn, nhưng Pháp và Nhật câu kết chặt chẽ với nhau để cùng áp bức, bóc lột nhân dân Đơng Dương. Các tầng lớp nhân dân bị đẩy đến tình trạng vơ cùng cực khổ, mâu thuẫn dân tộc ta với chủ nghĩa đế quốc phát xít càng thêm sâu sắc.

Ngày 17-1-1940, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ bị địch bắt. Nhiều đồng chí Trung ương cũng sa vào tay giặc.

Hơn một tháng sau khi Nhật vào Đông Dương, Hội nghị cán bộ Trung ương diễn ra vào tháng 11-1940 tại Đình Bảng (Từ Sơn, Bắc Ninh). Tham gia Hội nghị có các đồng chí Trường Chinh, Phan Đăng Lưu, Hoàng Văn Thụ, Hoàng Quốc Việt, Trần Đăng Ninh.

3.2.2. Nhiệm vụ cách mạng

Về nhiệm vụ chiến lược:

Hội nghị nhận định cuộc chiến tranh thế giới càng lan rộng và ác liệt, đế quốc Pháp đã bị bại trận, phát xít Nhật sẽ nhân cơ hội này mở rộng chiến tranh cướp lấy các thuộc địa của

33 Pháp, Mỹ, Anh ở Viễn Đơng. Cuộc chiến tranh đế quốc rất có thể chuyển thành chiến tranh giữa phát xít và Liên Xơ. Bọn đế quốc hiếu chiến sẽ mau chóng bị Hồng qn Liên Xơ và cách mạng thế giới tiêu diệt. Khẳng định nhiệm vụ trước mắt của Đảng là chuẩn bị lãnh đạo cuộc võ trang bạo động giành lấy quyền tự do độc lập.

Về nhiệm vụ cụ thể:

Quan trọng nhất là mở rộng mặt trận phản đế, tổ chức các đội tự vệ, trực tiếp vũ trang cho dân chúng, tổ chức nhân dân cách mạng quân, tiến lên vũ trang bạo động.

Thứ hai, tại hội nghị, Ban Chấp hành Trung ương cho rằng: “Cách mạng phản đế và cách mạng thổ địa phải đồng thời tiến, không thể cái làm trước, cái làm sau”. “Mặc dù lúc này khẩu hiệu cách mạng phản đế-cách mạng giải phóng dân tộc cao hơn và thiết dụng hơn song nếu khơng làm được cách mạng thổ địa thì cách mạng phản đế khó thành cơng”24

Thứ ba, phải lựa chọn người trong các đoàn thể Mặt trận đặng mở rộng các đội tự vệ. “Trong giờ tranh đấu quyết liệt, Mặt trận phải trực tiếp võ trang cho dân chúng cùng Đảng tổ chức nhân dân cách mệnh quân, trực tiếp tham gia điều khiển bạo động.”25

3.2.3. Lực lượng cách mạng

Nhân dân trên tồn Đơng Dương, trong đó duy trì, phát triển lực lượng vũ trang Bắc Sơn, thành lập những đội du kích, dùng hình thức vũ trang cơng tác, khi cần thì chiến đấu chống khủng bố, bảo vệ sinh mạng tài sản của nhân dân.

3.2.4. Phạm vi giải quyết vấn đề dân tộc

Liên minh giữa các lực lượng cách mạng phản đế không phân biệt giai cấp, đảng phái, dân tộc, tơn giáo, mục đích là thực hiện việc thống nhất hành động giữa các lực lượng ấy đặng tranh đấu lên võ trang bạo động đánh đổ đế quốc Pháp, Nhật và các lượng lượng phản động ngoại xâm, làm cho Đơng Dương được hồn tồn giải phóng…

24 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Tồn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tập 6, trang 536, 538.

34

3.2.5. Hình thức đấu tranh

Tiến đến đấu tranh vũ trang đồng thời vẫn kết hợp các hình thức bí mật, nửa bí mật, công khai, nửa công khai.

3.2.6. Nhận xét

Hội nghị Trung ương tháng 11/1939 đã chủ trương tạm gác khẩu hiệu “cách mạng ruộng đất” và đề ra khẩu hiệu “tịch thu ruộng đất của đế quốc và địa chủ phản bội quyền lợi dân tộc, chống tô cao, chống lãi nặng”. Đặt ra nhiệm vụ, mục tiêu trước mắt: Đánh đổ đế quốc và tay sai; giải phóng các dân tộc ở Đơng Dương, làm cho Đơng Dương hồn tồn độc lập. Đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu.

Nghị quyết của Hội nghị Trung ương tháng 11/1940 đã đưa ra quan niệm về “Mặt trận Dân tộc thống nhất phản đế là sự liên minh giữa các lực lượng cách mệnh phản đế không phân biệt giai cấp, đảng phái, dân tộc, tôn giáo, mục đích là thực hiện thống nhất hành động giữa các lực lượng ấy đặng tranh đấu tiến lên vũ trang bạo động đánh đổ đế quốc Pháp, Nhật và các lực lượng phản động ngoại xâm và các lực lượng phản bội quyền lợi dân tộc làm cho Đông Dương được hồn tồn giải phóng”.

Có thể thấy rằng, hội nghị tháng 11/1940 khẳng định: chủ trương chuyển hướng về chỉ đạo chiến lược, nêu cao nhiệm vụ giải phóng dân tộc, tạm rút khẩu hiệu cách mạng ruộng đất của Hội nghị Trung ương Đảng năm 1939 là đúng.

Một phần của tài liệu Tiểu luận LỊCH sử ĐẢNG làm rõ được đặc điểm kinh tế, xã hội việt nam dưới chính sách thống trị, khai thác thuộc địa của thực dân pháp và nội dung cương lĩnh chính trị đầu tiên của đảng (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)