1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

đề tài lý luận của triết học mác lênin về con người và sự vận dụng của sinh viên

17 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Lý luận của Triết học Mác – Lênin về con người và sự vận dụng của sinh viên
Tác giả Ngô Phương Anh
Người hướng dẫn TS. Lê Ngọc Thông
Trường học Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Chuyên ngành Triết học
Thể loại Bài tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 689,48 KB

Nội dung

Tuy nhiên, hạn chế trong quan điểm của Phoiơbắc là chưa nhìn nhận được con người trong hoạt động thực tiễn, cải tạo thế giới.; đề cập đến bản chất con người ở mặt tự nhiên nhưng chưa đề

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC

BÀI TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC

ĐỀ TÀI:

LÝ LUẬN CỦA TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN VỀ CON NGƯỜI VÀ SỰ VẬN DỤNG CỦA SINH VIÊN

Người hướng dẫn : TS LÊ NGỌC THÔNG Người thực hiện đề tài : NGÔ PHƯƠNG ANH

Mã sinh viên : 11235410 Lớp học phần : LLNL1105(123)_43

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

NỘI DUNG 2

I – KHÁI LƯỢC CÁC QUAN ĐIÊM TRIẾT HỌC VỀ CON NGƯỜI 2

1.1 Quan điểm triết học phương Đông 2

1.2 Quan điểm triết học Phương Tây trước Mác 2

II – QUAN ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN VỀ CON NGƯỜI 4

2.1 Khái niệm con người 4

2.1.1 Con người là thực thể sinh học – xã hội 4

2.1.2 Con người là chủ thể, là sản phẩm của lịch sử và là chính bản thân con người 6

2.2 Bản chất con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội 8

III – SỰ VẬN DỤNG CỦA SINH VIÊN 9

3.1 Giới thiệu bản thân 9

3.2 Định hướng vận dụng 9

3.3 Những vận dụng thành công 9

3.4 Những vận dụng chưa thành công 11

3.5 Nguyên nhân và giải pháp 13

KẾT LUẬN 14

TÀI LIỆU THAM KHẢO 15

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Phát triển con người từ lâu đã được coi là mục tiêu quan trọng nhất của nhân loại Trải qua từng thời kỳ, con người đều có những tác động nhất định đến môi trường, biến đổi môi trường và làm cho nền kinh tế - xã hội ngày càng tiến bộ hơn

Từ xã hội nguyên thủy, khi con người kiếm sống chỉ đơn thuần dựa vào những gì có sẵn trong tự nhiên, để rồi tiến hóa hơn đến việc biết săn bắt, hái lượm và tạo ra lửa – một bước ngoặt

vĩ đại trong thời kỳ đó Bên cạnh việc săn bắt, con người đã biết cách trồng trọt và chăn nuôi, từ

đó hình thành nên một xã hội nông nghiệp Thế kỉ XVIII được coi là cột mốc của thời đại văn minh công nghiệp Việc con người chế tạo ra máy hơi nước sử dụng trong sản xuất, giao thông vận tải đã tạo điều kiện để chuyển từ sản xuất thủ công sang sản xuất bằng máy móc Như vậy có thể thấy, xã hội càng phát triển thì vai trò, vị trí của con người ngày càng được đề cao Trong thời đại hiện nay, muốn tăng trưởng kinh tế, duy trì một nền kinh tế phát triển lâu dài, bền vững thì chỉ

có con người có trí tuệ mới là nhân tố quyết định Con người có trí thức sẽ ngày càng có ý nghĩa quan trọng đến quá trình sản xuất tạo ra những sản phẩm tri thức; thúc đẩy sự phát triển của một

xã hội hiện đại

Khi đề cập đến con người trong lực lượng sản xuất, người ta thường chỉ chú ý đến một số yếu tố về mặt kiến thức, kỹ năng hay kinh nghiệm của người lao động Tuy nhiên, theo Các Mác, ông cho rằng con người trong lực lượng sản xuất phải là con người ngày càng được phát triển cao

về trí tuệ, khỏe mạnh về thể chất, giàu có về mặt tinh thần, trong sáng về đạo đức, văn minh trong ứng xử Nhận thấy tầm quan trọng của con người trong xã hội, em đã lựa chọn đề tài: “Lý luận của Triết học Mác – Lênin về con người và sự vận dụng của sinh viên”

Thời gian môn học tuy không dài, nhưng nhờ có sự chỉ dẫn tận tình của thầy Vũ Ngọc Thông, em đã hoàn thành bài tiểu luận của mình Em hi vọng sẽ nhận được ý kiến cùng sự góp ý

Trang 4

của thầy để bài tiểu luận của em được hoàn thiện một cách hoàn chỉnh nhất Em xin chân thành cảm ơn!

NỘI DUNG

I – KHÁI LƯỢC CÁC QUAN ĐIÊM TRIẾT HỌC VỀ CON NGƯỜI

1.1 Quan điểm triết học phương Đông

Tư những thế giới quan triết học, quan điểm chính trị, xã hội khác nhau thì các trường phái triết học đã có những kiến giải khác nhau về con người Triết học phương Đông nhận thức con người thiên về cơ sở thế giới quan duy tâm, thần bí hoặc nhị nguyên luận Trong Phật giáo, quan niệm con người là sự kết hợp giữa danh và sắc (tức vật chất và tinh thần) Cho rằng cuộc sống con người trên trần thế chỉ là sống nhờ, tạm bợ Một cuộc sống vĩnh cửu là phải hướng đến cõi Niết bàn, nơi con người được giải thoát để trở thành bất diệt

Khổng Tử thì lại cho rằng bản chất con người là do “thiên mệnh” (ý trời) chi phối quyết định Ông cho rằng bản tính con người là ngay thẳng, chính trực, đối đãi với người khác bẳng một tấm lòng chân thành

Mạnh Tử quy tính thiện của con người vào năng lực bẩm sinh, do ảnh hưởng của phong tục tập quán xấu mà trở nên xấu xa, rời bỏ cái tốt đẹp Chính vì vậy, để giữ được sự trong sáng trong tâm hồn, cần phải thông qua tu dưỡng, rèn luyện Khác với Mạnh Tử thì Tuân Tử lại có cái nhìn hoàn toàn khác, cho rằng bản chất con người sinh ra đã là ác, nhưng nhờ cải biến, giáo dục

mà dần trở nên thiện

Nhìn chung, các quan điểm triết học Phương Đông thể hiện sự đa dạng, phong phú về bản chất con người, là sự pha trộn giữa yếu tố duy tâm và tính duy vật chất phác ngây thơ Tuy nhiên, các quan điểm trên đều phản ánh sai lầm về bản chất con người, đề cao thế giới quan thần linh 1.2 Quan điểm triết học Phương Tây trước Mác

Trong suốt chiều dài lịch sử của phương Tây, những vấn đề triết học về con người vẫn là một đề tài tranh luận chưa có dấu hiệu chấm dứt Theo Kito giáo, số phận con người hoàn toàn

Trang 5

do đấng tối cao sắp đặt Con người bao gồm thể xác và linh hồn Thể xác sẽ hao mòn dưới sự trôi chảy của thời gian nhưng linh hồn thì tồn tại mãi mãi, vĩnh hằng Chính vì thế, để tiến đến một thiên đường vĩnh cửu thì phải chăm sóc cho phần linh hồn

Con người là sự mở đầu của tư duy triết học Triết học Hy Lạp cổ đại không tuyệt đối hóa vai trò của “thế giới bên kia” như trong triết học Phương Đông cổ đại hay đề cao đấng tối cao mà cho rằng con người và thế giới xung quanh sẽ phản chiếu lẫn nhau Con người chỉ là một phần nhỏ trong tiểu vũ trụ bao la, rộng lớn Dù đã có sự phân biệt con người với tự nhiên, nhưng Triết học

Hy Lạp cổ đại mới chỉ là hiểu biết bên ngoài, sơ khai về sự tồn tại của con người

Triết học Tây Âu thời trung cổ, con người bị kìm hãm bởi sự hà khác của cường quyền, vua chúa phong kiến và các giáo hội Cho nên, thời đại này quan niệm con người do Thượng đế tạo ra, mọi hoạt động của loài người đều phải do Ngài và phải hướng về Ngài Sứ mệnh, số phận hay cảm xúc buồn vui của con người đều do Thượng đế sắp đặt, Trí thông minh của con người thấp hơn lý chí anh minh sáng suốt của Thượng đế

Triết học cổ điển Đức được coi là đỉnh cao của triết học phương Tây cận đại Các nhà triết học tiêu biểu của nền triết học này đã có một cái nhìn mới về các hiện tượng tự nhiên cũng như là tiến trình lịch sử của nhân loại Hêghen coi thế giới vật chất chính là con người vô cơ, ở giai đoạn chưa hình thành Còn con người bằng xương, bằng thịt là con người đã phát triển đầy đủ, là con người trở về chính bản thân nó với tất cả những đặc tính vốn có của mình Con người vừa là chủ thể, vừa là kết quả của chính quá trình hoạt động của mình Con người là mục đích của sự phát triển lịch sử, ý thức của con người là sản phẩm của lịch sử xã hội, do vậy, hoạt động của con người càng phát triển thì ý thức của nó càng mang bản chất xã hội Vì thế, Hêghen chỉ chú ý đến vai trò của các vĩ nhân trong lịch sử vì họ mới là những người biết suy nghĩ và hiểu được những gì cần thiết và hợp thời Tuy nhìn nhận con người ở góc độ duy tâm khách quan nhưng Hêghen đã thấy được con người là chủ thể của lịch sử, là kết quả của quá trình phát triển lịch sử

Phoiơbắc thì có quan điểm trái ngược với Hêghen Ông cho rằng con người không phải là

nô lệ của thượng đế hay tinh thần tuyệt đối, mà là sản phẩm, kết quả phát triển lâu dài của tự nhiên

Trang 6

Con người trong quan niệm của Phoiơbắc mang tính hiện thực Đó là những con người đang sống

và đang làm việc Những điều kiện, môi trường và hoàn cảnh sống có tác động rất lớn đến tư duy

và ý thức của con người Do vậy, việc nhận thức con người là nền tảng, chìa khóa vạn năng để nhận thức thế giới Ông khẳng định con người chính là chủ thể của tư duy, tư duy là chức năng của bộ óc con người – một khí quan vật chất Quan điểm của Phoiơbắc đã đề cao tính cá thể con người, khẳng định con người chính là sản phẩm của tự nhiên, là sự phát triển hoàn thiện nhất của

tự nhiên Tuy nhiên, hạn chế trong quan điểm của Phoiơbắc là chưa nhìn nhận được con người trong hoạt động thực tiễn, cải tạo thế giới.; đề cập đến bản chất con người ở mặt tự nhiên nhưng chưa đề cập về mặt xã hội

Nhìn chung, các quan điểm triết học về con người trước Mác vẫn còn nhiều hạn chế Các quan điểm này xem xét con người một cách trừu tượng, phiến diện, tách phần “xác” hay phần

“hồn” ra khỏi con người thực và biến chúng thành bản chất con người Tuy nhiên, một số trường phái vẫn đạt được thành tựu nhất định trong việc quan sát, phân tích con người Những hạn chế

đó sau này đã được khắc phục và phát triển hơn bởi quan niệm duy vật biện chứng của triết học Mác – Lênin về con người

II – QUAN ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN VỀ CON NGƯỜI

2.1 Khái niệm con người

2.1.1 Con người là thực thể sinh học – xã hội

Trong lịch sử tiến hóa của loài người, sự phát triển về mặt sinh học và xã hội có sự thống nhất, chặt chẽ Hai mặt này hỗ trợ, tương tác lẫn nhau giúp cho con người có thể phát triển hoàn thiện không chỉ về mặt thể chất mà còn về mặt tinh thần, làm nâng vao khả năng thích ứng với môi trường, phát triển kinh tế- xã hội

Theo Các-Mác, về phương diện sinh học, con người trước hết là một thực thể sinh vật, là sản phẩm của giới tự nhiên, là một động vật xã hội “Bản thân cái sự kiện là con người từ loài động vật mà ra, cũng đã quyết định việc con người không bao giờ hoàn toàn thoát ly khỏi những đặc tính vốn có của con vật.” Như vâỵ, con người cũng giống những loài động vật khác phải đi tìm

Trang 7

kiếm thức ăn, nước uống, phải sinh tồn để có thể tồn tại và phát triển Nhưng không nên tuyệt đối hóa điều đấy, giới tự nhiên hay sự đấu tranh để sinh tồn trên thế giới này không phải điều duy nhất tạo nên bản chất của con người Con người chính là thực thể “song trùng” của tự nhiên và xã hội

Vì vậy, khi xem xét con người, chúng ta phải biết liên kết giữa phương diện xã hội và và phương diện sinh học vì con người còn mang bản chất của một thực thể xã hội

Con người là kết quả của một quá trình tiến hóa lâu dài trong giới tự nhiên Cơ sở này đã được chứng minh qua học thuyết của Đácuyn về sự tiến hóa Chính vì thế, những biến đổi của tự nhiên sẽ tác động đến sự tồn tại của loài người và ngược lại, các hoạt động của con người sẽ làm biến đổi tự nhiên Đây là mối quan hệ biện chứng giữa con người và các tồn tại khác của tự nhiên

Về phương diện thực thể sinh học, con người cũng phải tuân theo các nguyên tắc của giới tự nhiên như di truyền, tiến hóa, biến dị, tình dục,…Về phương diện tâm lý – ý thức, thể hiện qua quá trình hình thành tình cảm, khát vọng, hi vọng, ý chí,…Về mặt thể xác, con người sinh sống dựa vào nhu cầu sinh học (ăn uống, ăn mặc, nhà ở) và các nhu cầu xã hội (nhu cầu làm đẹp, nhu cầu tình cản, nhu cầu khẳng định chính mình, nhu cầu tận hưởng các giá trị văn hóa tinh thần,…)

Mác nhiều lần so sánh con người với các loài động vật có bản năng gần giống con người

và ông cũng đã chỉ ra được sự khác biệt ở nhiều chỗ như chỉ có con người mới biết cách biến đổi

tự nhiên, con người là thước đo của vạn vật, có thể tạo ra tư liệu sản xuất Nhưng trong đó, nhân

tố cơ bản nhất chính là nhân tố lao động, nhờ có lao động sản xuất mà con người vượt qua được các loài động vật khác để tiến hóa thành loài người như bây giờ “Điểm khác biệt căn bản giữa xã hội loài người với xã hội loài vật là ở chỗ: loài vượn may mắn lắm chỉ hái lượm trong khi con người lại sản xuất” Nhờ có lao động mà về mặt sinh học con người có thể trở thành một thực thể

xã hội, còn giới tự nhiên từ khi có con người và trong khuôn khổ tác động của con người đã trở nên có tính người Lao động đã góp phần làm cho con người trở thành con người đúng nghĩa của

nó Lao động là điều kiện tiên quyết, chủ yếu để quyết định sự hình thành và phát triển của con người cả về phương diện sinh học lẫn phương diện xã hội

Trang 8

Con người không chỉ có quan hệ sản xuất, mà còn có hàng loạt các quan hệ xã hội khác Tính xã hội của con người không chỉ tồn tại bên ngoài xã hội, con người không thể tách rời xã hội, đây là điểm cơ bản để có thể phân biệt con người với các loài động vật khác Các hoạt động của con người gắn với các quan hệ xã hội không chỉ phục vụ cho chính bản thân họ mà còn phục vụ cho cả xã hội, còn con vật chỉ phục vụ cho bản năng sinh học trực tiếp của nó Các hoạt động lao động và giao tiếp đã hình thành và phát triển nên ngôn ngữ và tư duy; xác lập nên quan hệ xã hội Bởi vậy, lao động là yếu tố quyết định hình thành bản chất xã hội con người, hình thành nhân cách

cá nhân trong cộng đồng xã hội

Bằng phương pháp luận duy vật biện chứng, chúng ta thấy được quan hệ giữa mặt sinh học

và mặt xã hội, cũng như nhu cầu sinh học và nhu cầu xã hội trong mỗi con người là thống nhất Xét các quan hệ xã hội, không chỉ xét ở từng hình thái xã hội riêng biệt mà phải khái qiats được những quan hệ xã hội chung thể hiện qua từng thời đại riêng biệt, Các quan hệ xã hội diễn ra theo

cả chiều ngang và chiều dọc của lịch sử Mặt sinh học là cơ sở tất yếu tự nhiên của con người, còn mặt xã hội chính là đặc trưng cơ bản nhất để có thể phân biệt con người với loài vật Mặt sinh học của con người được cải tạo, nâng cao nhờ mặt xã hội Hai mặt trên thống nhất với nhau, hòa quyện vào nhau để tạo thành con người trong các mặt tự nhiên – xã hội

2.1.2 Con người là chủ thể, là sản phẩm của lịch sử và là chính bản thân con người Trong quan niệm của Các Mác, con người không chỉ là chủ thể của hoạt động sản xuất, mà còn là chủ thể của hoạt động lịch sử, là người sáng tạo nên lịch sử Bằng hoạt động thực tiễn, con người đã in dấu ấn sáng tạo của bàn tay và trí tuệ của mình vào giới tự nhiên, cải tạo đời sống xã hội, từ đó phát triển và hoàn thiện chính bản thân mình Bản thân con người vừa là chủ thể, lại vừa

là đối tượng của quá trình phát triển lịch sử Con người làm nên lịch sử của chính mình Do vậy, lịch sử là lịch sử của con người, do con người và vì con người Lịch sử đó không chỉ được tạo nên bởi những điều kiện khách quan, mà còn là một chuỗi hoạt động do con người thực hiện Bằng hoạt động thực tiễn năng động và sáng tạo, con người làm thay đổi không chỉ bộ mặt tự nhiên, mà

cả bộ mặt xã hội của chính mình

Trang 9

Bản chất con người chính là một hệ thống mở, tương ứng với điều kiện tồn tại của con người Thông qua đó, bản chất con người cũng vận động biến đổi cho phù hợp với lịch sử Mỗi sự vận động và phát triển của lịch sử sẽ quy định sự vận động và biến đổi của bản chất con người Để phát triển bản chất con người theo chiều hướng tích cực, cần phải làm cho hoàn cảnh ngày càng mang tính người nhiều hơn Từ đó, con người có thể tiếp nhận hoàn cảnh một cách tích cực và tác động trở lại hoàn cảnh trên nhiều phương diện khác nhau: hoạt động thực tiễn, quan hệ ứng xử, hành vi con người, sự phát triển của phẩm chất trí tuệ và năng lực tư duy, các quy luật nhận thức hướng con người tới hoạt động vật chất Đó là biện chứng của mối quan hệ giữa con người và hoàn cảnh trong bất kỳ giai đoạn nào của lịch sử xã hội loài người

Con người tồn tại và phát triển luôn luôn ở trong một hệ thống môi trường xác định Trong môi trường tự nhiên, một mặt, con người chính là bộ phận của giới tự nhiên, chịu sự chi phối tác động của giới tự nhiên, phải biết thu nhận và cải biến giới tự nhiên sao cho phù hợp với nhu cầu của bản thân Một mặt khác, con người phải tuân theo các quy luật của tự nhiên, các trình tự tự nhiên như cơ học, vật lý, hóa học, y học, sinh học,…So với các loài động vật khác, con người biến đổi và phát triển không ngừng, thay đổi và thích nghi khá nhanh trước những biến đổi của môi trường Con người dễ dàng hòa nhập với giới tự nhiên và bằng cách đó cũng cải biến giới tự nhiên

để thích ứng và biến đổi chính mình Con người cũng tồn tại trong môi trường xã hội, nhờ đó mà con người trở thành một thực thể xã hội và mang bản chất xã hội Môi trường xã hội chính là điều kiện và tiền đề để con người có thể thực hiện quan hệ với giới tự nhiên ở một quy mô lớn và hữu hiệu hơn So với môi trường tự nhiên thì môi trường xã hội sẽ có ảnh hưởng trực tiếp và quyết định đến con người, môi trường tự nhiên muốn tác động vào từng cá thể con người cần phải thông qua các nhân tố trong môi trường xã hội Nhân tố xã hội cũng như con người cần phải có quan hệ với môi trường tự nhiên và tồn tại trong mối quan hệ tác động qua lại, chi phối nhau

Ngày nay, do sự phát triển của công nghiệp, cách mạng khoa học và công nghệ, nhiều loại môi trường khác đã và đang được khám phá ra Đó là những môi trường như môi trường thông tin, kiến thức, môi trường từ tính, điện, môi trường hấp dẫn,… Vì mới phát hiện ra và đang trong quá

Trang 10

trình nghiên cứu nên vẫn còn những quan niệm khác nhau, đối lập nhau Dù vậy, nhưng tất cả

những môi trường môi trường tự nhiên, hoặc thuộc về môi trường tự nhiên

Mác đã khẳng định con người vừa là sản phẩm của sự phát triển lâu dài của giới tự nhiên,

vừa là sản phẩm của lịch sử xã hội loài người và của chính bản thân con người Mỗi người đều có

những điều kiện và hoàn cảnh sống khác nhau, do đó việc lựa chọn cách sống, cách theo đuổi

những lý tưởng và giá trị cuộc sống như thế nào là do chính bản thân họ quyết định Điều đó tùy

thuộc vào nhận thức, thái độ, hành vi, hành động của họ đối với cuộc đời mình Gieo hành vi gặt

thói quen, gieo thói quen gặt tính cách, gieo tính cách gặt số phận Chẳng hạn như bất cứ người

thành công nào cũng phải trải qua một quá trình học tập, trau dồi kinh nghiệm, kỹ năng sống, phải

vấp ngã rất nhiều lần, gặp bao nhiêu khó khăn, trở ngại Tuy nhiên, có một số người không thể đạt

được thành công bởi vì thói sống lười nhác, ngại thử thách, không dám chiến thắng bản thân mình,

không dám bước ra khỏi vùng an toàn của chính mình

2.2 Bản chất con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội

Các quan hệ xã hội là những quan hệ giữa cộng đồng xã hội của con người, xuất hiện trong

quá trình sản sinh và tái sản sinh ra bản thân con người với tư cách là một chủ thể xã hội hoàn

chỉnh Yếu tố đặc trưng trong nhân cách con người - yếu tố đặc thù để phân biệt con người và con

vật Xét bản chất con người là tổng hoà các quan hệ xã hội tức là xem con người với tất cả các

quan hệ xã hội của nó trong một tổng thể với những mối liên hệ biện chứng, vì trong lịch sử của

mình, con người phải kế thừa những di sản, những truyền thống đã thúc đẩy con người vươn lên

hay ngược lại Theo C.Mác, bản chất con người không phải là sinh thành bất biến mà có sự vận

động, phát triển phù hợp với sự biến đổi của hoàn cảnh, của thời đại Cụ thể là bản chất xã hội của

con người luôn luôn thay đổi cùng với những chế độ chính trị khác nhau

Mỗi con người dù muốn hay không, vừa cất tiếng khóc chào đời đã bị khoác bởi cái áo xã

hội họ đang sống, đó là những mối quan hệ xã hội Các quan hệ xã hội có nhiều loại: quan hệ quá

khứ, quan hệ hiện tại, quan hệ vật chất, quan hệ tinh thần, quan hệ trực tiếp,…Tất cả các quan hệ

đó đều góp phần hình thành nên bản chất con người Nếu các quan hệ xã hội thay đổi – dù ít hay

Ngày đăng: 14/08/2024, 11:48

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w