1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

môn luật kinh doanh chủ đề giải quyết tranh chấp kinh doanh tại toà án

18 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giải Quyết Tranh Chấp Kinh Doanh Tại Toà Án
Tác giả Đào Thuỳ Hương, Dương Diễm Thuý, Đỗ Văn Khang, Phạm Ngọc Trúc Quỳnh, Nhâm Xuân Tân, Võ Quốc Đạt, Nguyễn Hoàng Thái Bảo, Nguyễn Đức Tiến, Phạm Vũ Gia Hân, Hà Trần Trung Hiếu
Người hướng dẫn ThS. Trịnh Thị Bích Xuyên
Trường học Trường Đại Học Công Nghệ TP.HCM
Chuyên ngành Luật Kinh Doanh
Thể loại Bài Báo
Năm xuất bản 2023
Thành phố TP.HCM
Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 158,37 KB

Nội dung

Tranh chấp kinh doanh là gì?...61.Các phương thức giải quyết tranh chấp kinh doanh?...62.Giải quyết tranh chấp kinh doanh tại toà án là như thế nào?...63.Đặc điểm của phương thức giải qu

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

MÔN: LUẬT KINH DOANH CHỦ ĐỀ: GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH DOANH TẠI

TOÀ ÁN

Nhóm: 9

Lớp: HOCHE_800

GVHD: ThS Trịnh Thị Bích Xuyên

TP.HCM, ngày 31 tháng 07 năm 2023

Trang 2

DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 9

MỤC LỤC

I Tranh chấp kinh doanh là gì? 6

1 Các phương thức giải quyết tranh chấp kinh doanh? 6

2 Giải quyết tranh chấp kinh doanh tại toà án là như thế nào? 6

3 Đặc điểm của phương thức giải quyết tranh chấp kinh doanh tại tòa án7 II Các chủ thể trong tố tụng kinh doanh tại tòa án 7

1 Chủ thể tham gia tố tụng 7

a Doanh nghiệp 7

b Khách hàng: 8

c Các bên liên quan: 8

d Cơ quan tiến hành kiểm tra, giám sát: 8

e Luật sư và cố vấn pháp lý: 8

2 Chủ thể tiến hành tố tụng 8

III Các trình tự giải quyết tranh chấp kinh doanh tại toà án 9

1 Cơ sở pháp lý 9

Trang 3

2 Các bước trong trình tự giải quyết tranh chấp kinh doanh tại tòa án: .9

I Tranh chấp kinh doanh là gì?

Tranh chấp kinh doanh là tình huống mâu thuẫn hoặc xung đột phát sinh giữa các bên liên quan đến hoạt động kinh doanh Tranh chấp kinh doanh có thể xảy ra giữa các doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp và khách hàng, giữa doanh nghiệp và đối tác hoặc giữa các bên có liên quan khác

1 Các phương thức giải quyết tranh chấp kinh doanh?

Pháp luật hiện hành công nhận các phương thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh sau:

Trang 4

- Thương lượng;

- Hòa giải;

- Trọng tài;

- Tòa án

2 Giải quyết tranh chấp kinh doanh tại toà án là như thế nào?

Là hình thức giải quyết tranh chấp thông qua hoạt động của cơ quan tài phán Nhà nước, nhân danh quyền lực Nhà nước để đưa ra phán quyết buộc các bên có nghĩa

vụ thi hành, kể cả bằng sức mạnh cưỡng chế, hay nói cách khác, các tranh chấp kinh

doanh, thương mại được giao cho Tòa án giải quyết theo trình tự gọi là Tố tụng Tòa án.

3 Đặc điểm của phương thức giải quyết tranh chấp kinh doanh tại tòa án

- Được tiến hành khi việc áp dụng cơ chế thương lượng, hoà giải không có hiệu quả

và các bên tranh chấp cũng không thoả thuận đưa vụ tranh chấp ra giải quyết tại trọng tài;

- Đặc trưng cơ bản của thủ tục giải quyết tranh chấp bằng toà án là thông qua hoạt động của bộ máy tư pháp và nhân danh quyền lực nhà nước để đưa ra phán quyết;

Trang 5

- Phạm vi và thẩm quyền của Toà án trong việc giải quyết tranh chấp trong kinh doanh được pháp luật các nước quy định khác nhau

II Các chủ thể trong tố tụng kinh doanh tại tòa án

1 Chủ thể tham gia tố tụng

- Các đương sự như nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan;

- Những người tham gia tố tụng khác như người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch, người đại diện;

- Trong tố tụng kinh doanh, một số chủ thể tham gia vào quá trình tố tụng sau:

a Doanh nghiệp : là những chủ thể chủ động tiến hành tố tụng khi có tranh chấp

liên quan đến hoạt động kinh doanh của họ Các doanh nghiệp có thể là công ty, cửa hàng, tổ chức phi lợi nhuận, v.v Họ có quyền và nghĩa vụ bảo vệ quyền lợi của mình

và đưa ra yêu cầu trong quá trình tố tụng;

b Khách hàng: là những người tiêu dùng hoặc đơn vị mua hàng, dịch vụ từ doanh nghiệp Trong một số trường hợp, khách hàng có thể đưa ra yêu cầu tố tụng khi gặp vấn đề về chất lượng sản phẩm, dịch vụ, hoặc vi phạm hợp đồng từ phía doanh nghiệp;

Trang 6

c Các bên liên quan: như đối tác kinh doanh, nhà cung cấp, nhà thầu, khách hàng, cổ đông, v.v Những bên liên quan này có thể tham gia vào tố tụng để bảo vệ quyền lợi của mình hoặc gây sự khó khăn cho các chủ thể khác;

d Cơ quan tiến hành kiểm tra, giám sát: các cơ quan như cơ quan quản lý kinh doanh, cơ quan tiêu chuẩn hay cơ quan thuế có thể được nhận yêu cầu tố tụng hoặc tham gia vào tố tụng để giám sát và xử lý vi phạm pháp luật kinh doanh;

e Luật sư và Cố vấn pháp lý: Các chủ thể trong tố tụng thường được đại diện bởi luật sư và cố vấn pháp lý chuyên nghiệp Họ đại diện cho lợi ích và quyền lợi của chủ thể trong quá trình tố tụng và cung cấp tư vấn pháp luật về quy trình và chiến lược tố tụng

2 Chủ thể tiến hành tố tụng

- Cơ quan tiến hành tố tụng: Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân;

- Người tiến hành tố tụng: Chánh án toà án, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thư kí toà án, Viện trưởng viện kiểm sát, Kiểm sát viên

Trang 7

III Các trình tự giải quyết tranh chấp kinh doanh tại Toà án

1 Cơ sở pháp lý

Việc giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại tại tòa án được thực hiện theo

trình tự, thủ tục được quy định tại BLTTDS 2015:

- Xác định thẩm quyền giải quyết theo vụ việc: căn cứ theo Điều 30 BLTTDS 2015

thì đối với tranh chấp liên quan đến kinh doanh thương mại thuộc thẩm quyền xét

xử của Tòa án;

- Xác định thẩm quyền theo cấp của tòa án: những tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp huyện Những tranh chấp

về kinh doanh thương mại còn lại sẽ do Tòa án cấp tỉnh xét xử;

- Xác định thẩm quyền theo lãnh thổ: Các bên trong tranh chấp căn cứ theo quy định

tại Điều 39 BLTTDS 2015 để xác định cụ thể tòa án nơi nào có thẩm quyền giải

quyết

2 Các bước trong trình tự giải quyết tranh chấp kinh doanh tại Tòa án:

Bước 1: Người khởi kiện chuẩn bị hồ sơ và nộp đơn khởi kiện

Trang 8

-Người khởi kiện nộp Đơn khởi kiện (theo mẫu quy định tại Nghị quyết số

01/2017/NQ-HĐTP) tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền Thông thường, các tranh

chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại sẽ được Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn có trụ sở Các trường hợp đặc biệt khác như tranh chấp về bất động sản, hay không biết trụ sở của bị đơn, … thì Tòa án có thẩm quyền được xác định theo

các Điều 39, Điều 40 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015;

-Đơn khởi kiện: phải có đầy đủ thông tin liên quan của nguyên đơn, bị đơn, những

người có liên quan, chứng cứ, và các thông tin cụ thể khác… (Tham khảo khoản 4,

điều 198, BLTTDS 2015);

- Các giấy tờ, tài liệu nộp kèm theo đơn khởi kiện thường bao gồm:

 Các giấy tờ nhằm xác định địa vị pháp lý của người khởi kiện như: giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, quyết định thành lập, điều lệ…;

 Các giấy tờ nhằm xác định tư cách đại diện của người ký đơn kiện: quyết định bổ nhiệm, biên bản bầu, giấy ủy quyền…;

 Các giấy tờ, tài liệu chứng minh cho yêu cầu của người khởi kiện

Trang 9

- Đối với tranh chấp hợp đồng: bản hợp đồng, các phụ lục hợp đồng, hóa đơn chứng

từ liên quan đến quá trình giao nhận hàng hóa, cung ứng dịch vụ và thanh toán; công văn, giấy tờ mà các bên trao đổi với nhau;

- Đối với tranh chấp công ty: điều lệ công ty, danh sách thành viên; biên bản bầu

các chức danh, biên bản định giá tài sản góp vốn; biên bản các cuộc họp của cơ quan quản lý; các quyết định quản lý liên quan đến quan hệ đang tranh chấp;

- Đối với tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ: hợp đồng (nếu có), văn bằng bảo hộ

đối với đối tượng sở hữu công nghiệp và quyền tác giả; các tài liệu, chứng cứ chứng minh sự vi phạm bản quyền đã được bảo hộ;

- Các giấy tờ, tài liệu nộp kèm đơn khởi kiện có thể là bản chính hoặc bản sao hợp

lệ

Bước 2: Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án

Xử lý đơn khởi kiện:

Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, Chánh

án Tòa án phân công một Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện;

-Nếu hồ sơ khởi kiện thiếu thông tin thì Tòa án yêu cầu đương sự bổ sung thêm thông tin;

Trang 10

-Nếu đơn kiện không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa thì trả hồ sơ hoặc chuyển hồ sơ cho Tòa án có thẩm quyền, đồng thời thông báo cho người khởi kiện

Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án (Điều 191, BLTTDS 201 5 )

Nếu hồ sơ hợp lệ, đúng thẩm quyền, đủ thông tin thì tiến hành thủ tục thụ lý vụ

án (Có thể tiến hành thủ tục thông thương hoặc thủ tục rút gọn – Điều kiện, thủ tục

thực hiện thủ tục rút gọn được thực hiện theo khoản 1 Điều 317 – BLTTDS 2015).

Tạm ứng án phí cho Tòa án

-Sau khi đã kiểm tra tính hợp lệ, đủ thông tin, thuộc thẩm quyền giải quyết thì Tòa

án thông báo cho người khởi kiện biết để nộp tạm ứng án phí;

-Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được giấy báo của Tòa án, người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí cho Tòa án;

-Mức án phí tạm ứng phải nộp: Thẩm phán sẽ dự tính số tiền tạm ứng án phí này và thông báo cho người khởi kiện (khi nộp tạm ứng án phí thì tất cả đều phải có biên lai);

-Trường hợp người khởi kiện được miễn án phí thì Thẩm phán phải thụ lý vụ án khi nhận được đơn khởi kiện hợp lệ và đầy đủ;

(Khoản 1 điều 195 – BLTTDS 2015).

Thông báo về việc thụ lý vụ án

Trang 11

-Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý vụ án, Thẩm phán phải thông báo cho tất cả các bên có liên quan, đồng thời thông báo Viện kiểm sát cùng cấp về việc Tòa án đã thụ lý vụ án;

-Các thông báo này sẽ được thực hiện bằng văn bản cụ thể

Bước 3: Chuẩn bị xét xử

Phân công Thẩm phán giải quyết vụ án

-Trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý vụ án, Chánh án Tòa án quyết định phân công Thẩm phán giải quyết vụ án (Chánh án phân công cho thẩm phán bảo đảm nguyên tắc vô tư, khách quan, ngẫu nhiên);

Đối với vụ án phức tạp, việc giải quyết có thể phải kéo dài thì Chánh án Tòa án phân công Thẩm phán dự khuyết để bảo đảm xét xử đúng thời hạn theo quy định của luật;

-Trong quá trình giải quyết vụ án, nếu Thẩm phán được phân công không thể tiếp tục tiến hành được nhiệm vụ thì Chánh án Tòa án phân công Thẩm phán khác tiếp tục nhiệm vụ;

-Trường hợp đang xét xử mà không có Thẩm phán dự khuyết thì vụ án phải được xét xử lại từ đầu và Tòa án phải thông báo cho đương sự, Viện kiểm sát cùng cấp

Trang 12

Lập hồ sơ vụ án

-Thẩm phán lập hồ sơ vụ án, tiến hành xác minh, thu thập chứng cứ, làm rõ những tình tiết khách quan của vụ án;

-Thẩm phán tổ chức phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ

và hòa giải (Trừ những trường hợp thuộc điều cấm của luật không được hòa giải)

Tiến hành hòa giải

-Nếu hòa giải thành công (Trong 7 ngày mà không có ai phản đối) thì thẩm phán ra quết định công nhận hòa giải và gửi quyết định cho các đương sự và viện kiểm sát cùng cấp;

-Nếu hòa giải không thành công thì thẩm phán lập biên bản không thành công, đồng thời quyết định đưa vụ án ra xét xử

Bước 4: Xét xử sơ thẩm

Thành phần tham dự phiên toà sơ thẩm: Hội đồng xét xử gồm có 1 thẩm phán, 2 Hội thẩm nhân dân, trường hợp đặc biệt thì có 2 Thẩm phán, 3 Hội thẩm nhân dân;

Xét sử sơ thẩm là lần xét xử đầu tiên Trong lần này phải có đầy đủ các đương

sự ở Tòa án, nếu thiếu 1 trong các đương sự, người đại diện hợp pháp…của 1 trong các bên thì vụ án sẽ được hoãn (trừ trường hợp người đó có đơn vắng mặt);

Trang 13

-Nếu hoãn thì sẽ được triệu tập lần thứ 2, nếu lần 2 mà vẫn vắng mặt mà không có đơn vắng mặt, hoặc không vì trường hợp bất khả kháng thì bị coi là từ bỏ việc khởi kiện;

-Trường hợp vụ án vẫn được diễn ra theo hình thức xét xử vắng mặt thì lúc này bên

đó sẽ không có quyền phản bác cũng như không thể bảo vệ các quyền lợi hợp pháp của mình

Bước 5: Thủ tục xét xử phúc thẩm

Người có quyền kháng cáo, kháng nghị:

Đương sự, người đại diện của đương sự, cơ quan, tổ chức khởi kiện có quyền làm đơn kháng cáo bản án của Toà án sơ thẩm để toà án cấp trên trực tiếp giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm Nếu đơn kháng cáo hợp lệ thì người kháng cáo phải ứng trước

án phí phúc thẩm theo thông báo của Toà án

Thời hạn kháng cáo, kháng nghị:

Thời hạn kháng cáo đối với bản án của Toà án cấp sơ thẩm là 15 ngày kể từ ngày tuyên án;

Trang 14

Thời hạn kháng nghị của đối với bản án của toà án cấp sơ thẩm của Viện kiểm sát cùng cấp là 15 ngày, của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là 30 ngày, kể từ ngày tuyên án

Chuẩn bị xét xử phúc thẩm:

Ngay sau ngày nhận được hồ sơ vụ án, kháng cáo, kháng nghị và tài liệu, chứng

cứ kèm theo, Toà án cấp phúc thẩm phải vào sổ thụ lí và thành lập hội đồng xét xử phúc thẩm;

Trong thời hạn 2 tháng kể từ ngày thụ lí vụ án, tuỳ từng trường hợp, Toà án cấp phúc thẩm ra một trong các quyết định sau:

Đối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc do trở ngại khách quan thì Chánh án Toà án cấp phúc thẩm có thể quyết định kéo dài thời hạn chuẩn bị xét xử nhưng không được quá 1 tháng

Phiên toà phúc thẩm:

Trang 15

-Hội đồng xét xử phúc thẩm gồm có 3 thẩm phán;

trường hợp Viện kiểm sát kháng nghị hoặc đã tham gia phiên toà sơ thẩm;

-Bản án phúc thẩm có hiệu lực từ ngày tuyên án

Bước 6: Xem xét lại bản án có hiệu lực

Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật có thể bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc thủ tục tái thẩm;

Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật có thể bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm trong những trường hợp sau:

 Kết luận trong bản án, quyết định của Tòa án không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự;

 Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng làm cho đương sự không thực hiện được quyền, nghĩa vụ tố tụng của mình dẫn đến quyền, lợi ích hợp pháp của họ không được bảo đảm;

Trang 16

 Có sai lầm trong việc áp dụng pháp luật dẫn tới việc ra bản án, quyết định không đúng, dẫn tới quyền và lợi ích hợp pháp của họ không được bảo đảm, gây thiệt hại cho người thứ 3, lợi ích công cộng và lợi ích của Nhà nước

Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật có thể bị kháng nghị theo thủ tục tái thẩm trong những trường hợp sau:

Mới phát hiện được tình tiết mới của vụ án mà đương sự đã không thể biết được trong quá trình giải quyết vụ án;

Có cơ sở chứng minh kết luận của người giám định, lời dịch của phiên dịch không đúng sự thật hoặc có giả mạo chứng cứ;

Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Kiểm sát viên cố ý làm sai lệch hồ sơ vụ án, hoặc cố ý kết luận trái pháp luật;

Bản án, quyết định hình sự, hành chính, dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động của Tòa án hoặc quyết định của cơ quan Nhà nước căn cứ vào đó để giải quyêt vụ án đã bị hủy bỏ

Bước 7: Thi hành bản án, quyết định của Tòa án

Trang 17

-Đây là bước cuối cùng của vấn đề giải quyết tranh chấp kinh doang tại Tòa án Ở

bước này thì các bên có quyền thỏa thuận với nhau về việc thi hành án (Thỏa thuận

không được trái Pháp luật và Đạo đức xã hội);

Khi các bên thỏa thuận cách thức và hình thức thi hành án thì kết quả thỏa thuận này sẽ được công nhận;

Nếu đương sự không thực hiện đúng thỏa thuận thì có quyền yêu cầu cơn quan thi hành án áp dụng biện pháp thi hành án theo bản án, quyết định trước đó;

Nếu đương sự có điều kiện để thi hành án mà không tự nguyện thì sẽ bị thi hành án theo hình thức cưỡng chế

- Trong thời hạn 5 năm kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật, đương

sự có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định thi hành án;

- Sau 5 ngày kể từ ngày có yêu cầu, cơ quan thi hành án ra quyết định thi hành án

Trang 18

CÂU HỎI ÔN TẬP:

1 Có bao nhiêu phương thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh? (4 phương thức)

2 Kể từ ngày nhận được giấy báo của toà án, người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng

án phí cho Toà án trong thời hạn bao nhiêu ngày? (7 ngày)

3 Thời hạn kháng cáo để được xét xử phúc thẩm vụ án kinh doanh kể từ ngày tuyên

án hoặc kể từ ngày bản án được giao cho đương sự là ? (15 ngày)

4 Cơ quan xét xử cao nhất của nước ta là ? (Toà án nhân dân tối cao)

5 Xác định thẩm quyền giải quyết tranh chấp kinh doanh tại toà án được căn cứ theo

cơ sở pháp lý nào ? (Điều luật 30 BLTTDS 2015)

Ngày đăng: 14/08/2024, 11:39

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w