CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỌC THUYẾT ĐẠI DIỆN AGENCY THEORY1.1 NGUỐN GỐC - Học thuyết đại diện là một nguyên tắc dùng để xử lý các vấn đề cần được giải quyếttrong mối quan hệ giữa cổ đông người
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BÀI KIỂM TRA CUỐI KỲ HỌC PHẦN: NHẬP MÔN KINH TẾ LUẬT
ĐỀ BÀI: Hãy viết một bài luận phân tích về Học thuyết đại diện (agency theory) trong
luật công ty Việt Nam
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: NGUYỄN THÀNH TRÂN.
SINH VIÊN THỰC HIỆN: PHẠM ĐỨC THÁI BẢO.
MSSV: 88224020122.
LỚP: 23D3LAW51109501.
EMAIL: thaibao240904@gmail.com.
Thành phố Hồ Chí Minh năm 2023.
LỜI NÓI ĐẦU
Trang 2Trong bối cảnh toàn cầu hóa và sự phát triển không ngừng của nền kinh tế, các lĩnh vực về doanh nghiệp đã trở nên rộng rãi và là một phần quan trọng trong hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia Luật doanh nghiệp không chỉ điều chỉnh hoạt động của các doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh, quyền và trách nhiệm của các bên liên quan Trong bối cảnh này, học thuyết đại diện là một khía cạnh quan trọng trong việc hiểu rõ và áp dụng hiệu quả Luật doanh nghiệp Không những thế , học thuyết đại diện còn có ý nghĩa rất sâu sắc trong việc xác định vai trò và trách nhiệm của các cá nhân hoặc tổ chức đại diện cho doanh nghiệp và cách họ tương tác với hệ thống pháp luật Bài tiểu luận này tập trung vào việc nghiên cứu học thuyết đại diện trong ngữ cảnh Luật doanh nghiệp ở Việt Nam Chúng ta sẽ đi sâu vào việc khám phá các nguyên tắc và khái niệm của học thuyết đại diện được áp dụng để giải quyết các vấn đề pháp lý liên quan đến doanh nghiệp và tổ chức kinh doanh Bằng cách tìm hiểu sâu hơn về cách mà học thuyết đại diện có thể thúc đẩy sự hiểu biết và tuân thủ luật doanh nghiệp, chúng ta sẽ có cái nhìn rõ ràng hơn về vai trò quan trọng trong việc xây dựng và thực thi pháp luật trong kinh doanh Trong tình hình nền kinh tế và xã hội Việt Nam đang trải qua sự biến đổi và phát triển đáng kể, việc nắm vững và áp dụng học thuyết đại diện trong lĩnh vực kinh doanh có thể mang lại sự minh bạch, công bằng và bền vững cho các hoạt động kinh doanh Bài tiểu luận này sẽ cung cấp cái nhìn sâu rộng về học thuyết đại diện trong ngữ cảnh Luật doanh nghiệp ở Việt Nam
Trang 31 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỌC THUYẾT ĐẠI DIỆN ( AGENCY THEORY) 1.1 NGUỐN GỐC
- Học thuyết đại diện là một nguyên tắc dùng để xử lý các vấn đề cần được giải quyết trong mối quan hệ giữa cổ đông (người ủy quyền) và người quản lý công ty (người đại diện)
- Học thuyết đại diện có nguồn gốc từ một lý thuyết cổ điển trong kinh tế học tổ chức,
do Ross(1973) là người đầu tiền khởi xướng Và sau đó được phát triển bởi Jensen và Meckling trong một công bố năm 1976 Jensen và Meckling (1976) cho rằng lý thuyết đại diện hay còn gọi là lý thuyết ủy quyền (Agency theory) tập trung vào mối quan hệ
Trang 4giữa bên ủy quyền (Principals) với bên đại diện (Agents), theo đó bên đại diện sẽ có một số quyền hạn nhất định dựa trên sự ủy quyền của bên ủy quyền
- Học thuyết đại diện phản ánh vấn đề giữa người ủy quyền và người đại diện trong
công ty không thống nhất được với nhau Con người thì luôn mang bản tính tư lợi, thích có được nhiều lợi ích và sợ rủi ro, nên việc người ủy quyền không giám sát được người đại diện thì người đại diện sẽ có xu hướng mang lợi ích đến phía mình nhiều hơn người ủy quyền, điều nay gây ra sự mâu thuẫn giữa cả hai bên Và để thống nhất được giữa người chủ và người đại diện thì học thuyết đại diện được ra đời như là cầu nối để lý giải những vấn đề tranh chấp của cả hai, nhằm tránh gây ra hậu quả xấu và đưa ra hướng giải quyết có lợi nhất giữa đôi bên
1.2 NỘI DUNG
Thuyết đại diện (Agency Theory) tập trung vào việc phân tích mối quan hệ phức tạp giữa người đại diện (agent) và người ủy quyền (principal) trong việc quản lý và điều hành Mối quan hệ này thường xuất phát từ sự bất cân xứng thông tin, trong đó người đại diện thường có kiến thức và nắm rõ thông tin nhiều hơn, chi tiết hơn so với người
ủy quyền Chính vì thế, việc người ủy quyền không thể hoàn toàn kiểm soát hay hiểu
rõ hành vi của người đại diện là điều tất yếu xảy ra Điều này dẫn đến nguy cơ người đại diện hành động trong lợi ích cá nhân thay vì lợi ích chung của tổ chức hoặc người
ủy quyền
Trang 5Bản chất của thuyết đại diện xuất phát từ sự tách biệt giữa quyền sở hữu và quyền quản lý nguồn lực, dẫn đến nguy cơ người quản lý hành động theo lợi ích cá nhân thay
vì lợi ích của người ủy quyền Mối quan hệ giữa cổ đông (người ủy quyền) và nhà quản lý (người đại diện) là một trong những ví dụ điển hình của thuyết đại diện, theo đó: Cổ đông thì luôn mong muốn hiệu suất làm việc của công ty luôn đạt mức tối đa
và hoàn thành một cách nhanh chóng, thu được nhiều lợi nhuận và tối thiểu chi phí chi trả cho người được thuê, còn người đại diện thì muốn làm việc được thoải mái, lương cao, được hưởng nhiều lợi ích nhất có thể từ công ty Sự mâu thuẫn này đến từ việc người đại diện là người có kiến thức chuyên môn cao hơn người ủy quyền nên việc trực tiếp điều hành và quản lý công ty trong việc kinh doanh hằng ngày được giao cho người được ủy quyền Trong quá trình quản lý, việc người đại diện có xu hướng mang lợi ích của công ty về phía mình nhiều hơn và ít quan tâm đến cái lợi chung của công ty
1.3 Ý NGHĨA
- Học thuyết đại diện được sử dụng trong các doanh nghiệp có ý nghĩa cực kì sâu sắc trong việc đảm bảo được các lợi ích của người ủy quyền cũng như người đại diện
- Đóng vai trò phân tích các tình huống có thể gây ra xung đột giữa hai bên Giúp công
ty ngăn chặn sớm các nguy cơ rủi ro có thể xảy đến với công ty
- Giúp người ủy quyền quản lý cũng như đưa ra chính sách lương thưởng hợp lý đến với người đại diện không gây ra xích mích sau này
Trang 6- Học thuyết đại diện được áp dụng rộng rãi trong quá trình quản lý doanh nghiệp hiện nay Việc này giúp các doanh nghiệp tổ chức được một bộ máy quản lý chặt chẽ, đảm bảo được tính trung thực của người được ủy quyền
2 CƠ CHẾ XỬ LÝ VẤN ĐỀ GIỮA ÔNG CHỦ VÀ NGƯỜI ĐẠI DIỆN
Xác định rõ vai trò và trách nhiệm của người đại diện:
Xác định rõ vai trò và trách nhiệm của người đại diện giúp xây dựng sự hiểu biết chung và định hình mối quan hệ làm việc Điều này là quan trọng để đảm bảo rằng người đại diện hành động theo hướng tốt nhất cho lợi ích chung và tránh xung đột lợi ích cá nhân Một số điểm quan trọng cần xem xét khi xác định vai trò và trách nhiệm của người đại diện:
+ Xác định mục tiêu chung: Đầu tiên, cần xác định mục tiêu chung mà cả người đại diện và người ủy quyền đồng thuận Điều này có thể liên quan đến lợi ích dài hạn và mục tiêu chiến lược của tổ chức hoặc doanh nghiệp
+ Nhiệm vụ cụ thể: Định rõ nhiệm vụ và công việc cụ thể mà người đại diện phải thực hiện Điều này bao gồm việc xác định các hoạt động, quyết định và trách nhiệm mà họ phải tiến hành
+ Quyền hạn và quyết định: Xác định quyền hạn và quyết định mà người đại diện có trong việc thực hiện nhiệm vụ Điều này bao gồm việc xác định mức độ tự chủ và quyền lực mà họ có để ra quyết định trong các tình huống khác nhau
Trang 7+ Trách nhiệm tài chính: Xác định trách nhiệm liên quan đến quản lý tài chính và nguồn lực của tổ chức hoặc doanh nghiệp Điều này bao gồm việc đảm bảo tính minh bạch trong việc quản lý tài chính và tránh sử dụng tài sản cho lợi ích cá nhân
+ Trách nhiệm báo cáo và thông tin: Xác định trách nhiệm liên quan đến việc báo cáo
và chia sẻ thông tin với người ủy quyền Điều này đảm bảo rằng người ủy quyền có được thông tin đầy đủ và chính xác để đánh giá hiệu suất của người đại diện
Thiết lập hệ thống giám sát và kiểm soát:
Thiết lập cơ chế giám sát để người ủy quyền có thể theo dõi và đánh giá hoạt động của người đại diện Giám sát có thể thông qua việc theo dõi kết quả tài chính, định kỳ báo cáo hoạt động, hoặc thậm chí là việc tham gia vào quyết định quan trọng Một số cách
để thiết lập hệ thống giám sát và kiểm soát:
+Báo cáo định kỳ: Để người ủy quyền (ông chủ) có cái nhìn chính xác về hoạt động của người đại diện, cần thiết lập hệ thống báo cáo định kỳ Người đại diện cần phải báo cáo về tiến độ, hiệu suất và các sự kiện quan trọng liên quan đến nhiệm vụ của mình
+ Kiểm tra và giám sát công việc: Người ủy quyền có thể thực hiện việc kiểm tra và giám sát trực tiếp hoặc gián tiếp công việc của người đại diện Điều này có thể thông qua việc xem xét tài liệu, thảo luận và hỏi thăm để đảm bảo rằng mọi việc đang diễn ra đúng theo kế hoạch
Trang 8+ Kiểm soát phê duyệt và quyết định: Thiết lập quy trình phê duyệt và quyết định để đảm bảo rằng các quyết định quan trọng được thông qua và giám sát một cách đúng đắn Điều này có thể bao gồm việc yêu cầu sự phê duyệt từ người ủy quyền trước khi thực hiện một quyết định quan trọng
+KPIs và mục tiêu cụ thể: Xác định các chỉ số hiệu suất quan trọng (KPIs) và mục tiêu
cụ thể mà người đại diện cần đạt được Điều này giúp đo lường hiệu suất và giám sát tiến độ theo đúng hướng mục tiêu
+ Kiểm tra nội bộ : Có thể sử dụng các cuộc kiểm tra nội bộ hoặc độc lập để đảm bảo tính minh bạch và tuân thủ các quy trình và quy định Việc này giúp phát hiện ra các vấn đề sớm và áp dụng biện pháp kiểm soát kịp thời
+Sử dụng công cụ công nghệ thông tin: Sử dụng công nghệ thông tin để theo dõi và tự động báo cáo hiệu suất hoặc các chỉ số quan trọng Công cụ này giúp tối ưu hóa quá trình giám sát và thông tin được cập nhật liên tục
+Khuyến khích sự minh bạch: Tạo ra môi trường khuyến khích minh bạch, nơi mọi người có thể tự do bày tỏ ý kiến, đưa ra góp ý và phản hồi về hoạt động của người đại diện
Xây dựng quy định về khen thưởng, khuyến khích
Tạo ra các cơ chế khen thưởng nhằm khuyến khích tinh thần cho người đại diện, đảm bảo rằng người đại diện sẽ hành động theo hướng tốt nhất cho lợi ích chung Bao gồm
Trang 9việc thiết lập các chương trình thưởng và phần thưởng dựa trên hiệu suất hoặc đạt được các mục tiêu cụ thể Một số cách để thiết lập hệ thống khen thưởng:
+ Cơ chế khen thưởng: Xác định các hình thức thưởng và phần thưởng dựa trên hiệu suất và đạt được mục tiêu cụ thể Điều này giúp tạo ra động lực để người đại diện làm việc chăm chỉ và đạt được kết quả tốt
+ Khuyến khích bằng tiền lương: Thiết lập một mức lương cơ bản ổn định và cung cấp các khoản trợ cấp hoặc phụ cấp dựa trên các yếu tố như trách nhiệm, kỹ năng và kinh nghiệm Điều này giúp đảm bảo mức thu nhập cơ bản cho người đại diện
+ Chia sẻ lợi nhuận: Trong trường hợp doanh nghiệp hoặc tổ chức có lợi nhuận, có thể thiết lập hệ thống chia sẻ lợi nhuận với người đại diện dựa trên hiệu suất hoặc đóng góp của họ
+ Cơ hội thăng tiến: Tạo ra cơ hội thăng tiến và phát triển sự nghiệp cho người đại diện dựa trên hiệu suất và đạt được các mục tiêu cụ thể Điều này giúp tạo động lực để
họ làm việc hết mình để đạt được những cơ hội này
+ Chia sẻ quyền quyết định: Cho phép người đại diện tham gia vào việc đưa ra quyết định quan trọng và góp ý trong quá trình quản lý Điều này tạo cảm giác tham gia và trách nhiệm, thúc đẩy sự tận tâm
+ Đào tạo và phát triển: Cung cấp cơ hội học tập, đào tạo và phát triển cá nhân để người đại diện có thể nâng cao kỹ năng và hiệu suất của mình
Trang 10+ Tạo ra môi trường làm việc cầu tiến, minh bạch, hiện đại: Tạo ra môi trường làm việc tích cực và thú vị, giúp người đại diện cảm thấy hài lòng với công việc của mình
Xây dựng quy định về xử phạt:
Xử phạt là một phần quan trọng trong việc quản lý mối quan hệ giữa người đại diện và người ủy quyền theo học thuyết đại diện (Agency Theory) Cơ chế này được sử dụng
để đảm bảo rằng người đại diện tuân thủ các quy tắc, quy định và đạt được mục tiêu của tổ chức hoặc doanh nghiệp Một số một số cách để thiết lập cơ chế trừng phạt: +Không thưởng hoặc giảm thưởng: Trong trường hợp người đại diện không đạt được các mục tiêu hoặc vi phạm các quy định, có thể áp dụng cơ chế trừng phạt bằng cách không thưởng hoặc giảm mức thưởng đã hứa hẹn
+ Hạn chế quyền quyết định: Trong một số trường hợp nghiêm trọng, người ủy quyền
có thể thu hẹp quyền lực và quyết định của người đại diện hoặc thậm chí tước họ khỏi các vị trí quản lý
+ Hạn chế tài chính: Cơ chế này có thể bao gồm việc giới hạn quyền truy cập vào nguồn lực tài chính hoặc giới hạn quyền sử dụng tài sản của tổ chức hoặc doanh nghiệp
+ Chấm dứt hợp đồng hoặc làm việc: Trong những trường hợp nghiêm trọng, người ủy quyền có thể chấm dứt hợp đồng làm việc hoặc cắt đứt mối quan hệ với người đại diện
Trang 11+ Lập biên bản và báo cáo vi phạm: Lập biên bản và báo cáo vi phạm để ghi nhận các hành vi không đúng quy định hoặc không tuân thủ
+ Truy cứu pháp lý: Trong những trường hợp nghiêm trọng, có thể sử dụng cơ chế truy cứu pháp lý để đòi lại thiệt hại hoặc bồi thường do vi phạm
Trang 12KẾT LUẬN
Tóm lại, học thuyết đại diện (Agency Theory) là một phần quan trọng trong lĩnh vực kinh tế học và quản trị, tập trung vào việc phân tích mối quan hệ phức tạp giữa người đại diện và người ủy quyền trong việc quản lý và điều hành Thuyết này nêu bật tầm quan trọng của xung đột lợi ích và sự bất cân xứng thông tin trong mối quan hệ này Bằng cách tập trung vào cơ chế xử lý, quản lý mâu thuẫn, và xây dựng hệ thống khuyến khích, động cơ, và trừng phạt, thuyết đại diện định hình cách mà người đại diện và người ủy quyền tương tác và hoạt động
Trong môi trường doanh nghiệp và tổ chức, thuyết đại diện giúp hiểu rõ hơn về cách
mà quản lý lợi ích và thông tin có thể ảnh hưởng đến quyết định và hành vi của người đại diện Từ đó, việc thiết lập cơ chế kiểm soát, hệ thống khuyến khích và động cơ hợp
lý trở thành quan trọng để đảm bảo tính minh bạch, trách nhiệm và hiệu quả trong quản lý
Tuy nhiên việc quản lý mối quan hệ đại diện đòi hỏi sự linh hoạt và hiểu biết về tình hình cụ thể Điều quan trọng là tạo ra môi trường làm việc đúng đắn, thúc đẩy sự tận tâm và đảm bảo rằng cả người đại diện và người ủy quyền đều cùng hướng đến mục tiêu chung
Trang 13DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO:
https://luanvans.com/ly-thuyet-dai-dien-agency-theory/
Luật doanh nghiệp 2020
https://thegioiluat.vn/bai-viet-hoc-thuat/HOC-THUYET-VE-DAI-DIEN-VA-MAY-VAN-DE CUA-PHAP-LUAT-CONG-TY-VIET-NAM-5563/
http://hocthuyetdoanhnghiep.edu.vn/hoc-thuyet-dai-dien/