Nhưng những vấn đề triết học, dù có được tìm hiểu sâu xa đến đâu, cũng đều xoay quanh vật chất và tinh thần, và mối quan hệ giữa 2 cặp phạm trù này đã luôn là cơ sở, nền móng vững chắc c
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐẠO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
BÀI TẬP LỚN HỌC PHẦN: TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN
TÊN ĐỀ TÀI:
Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức Và sự
vận dụng của Đảng ta hiện nay.
Giảng viên: Nguyễn Văn Thuân
Sinh viên thực hiện: Phú Đặng Gia Thái
Mã sinh viện: 11232061
Lớp học phần: Digital marketing 65E
HÀ NỘI, NĂM 2023
Trang 2MỤC LỤC
A LỜI MỞ ĐẦU 3
B NỘI DUNG 4
I QUAN NIỆM VỀ VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC 4
1 VẬT CHẤT 4
a Các quan điểm trước Mác về vật chất 4
b Quan điểm của Lênin về vật chất 4
c Phương thức và hình thức tồn tại của vật chất 5
d Tính thống nhất vật chất của Thế giới 6
2 Ý THỨC 6
a Nguồn gốc của ý thức (2 loại) 6
b Bản chất của ý thức 7
c Kết cấu của ý thức (2 chiều) 7
II MỐI QUAN HỆ GIỮA VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC 8
III Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN 8
IV SỰ VẬN DỤNG CỦA ĐẢNG TA HIỆN NAY 9
Tầm quan trọng của vật chất và ý thức trong việc xây dựng đất nước. 9
Sự vận dụng của đảng ta. 9
Ví dụ thực tế. 10
C KẾT LUẬN 11
D NGUỒN VÀ TÀI LIỆU THAM KHẢO 12
Trang 3A LỜI MỞ ĐẦU
Hêghen đã từng nói rằng:
“Triết học là khoa học của mọi khoa học.”
Khẳng định này quả thật không sai, bởi lẽ triết học bao trùm lên mọi hiện tượng tự nhiên, xã hội và tư duy Triết học cung cấp cho chúng ta những góc nhìn về thế giới, để rồi sử dụng nó mà định hướng cho những hoạt động của con người Nhưng những vấn đề triết học, dù có được tìm hiểu sâu xa đến đâu, cũng đều xoay quanh vật chất và tinh thần, và mối quan hệ giữa 2 cặp phạm trù này
đã luôn là cơ sở, nền móng vững chắc cho những hoạt động thực tiễn để con người chúng ta có thể dựa vào mà đề ra những phương hướng xây dựng, phát triển đất nước sao cho phù hợp và hiệu quả nhất
Trong suốt quá trình hình thành và phát triển của con người, đã có không
ít những quan điểm triết học ra đời để định nghĩa về mối quan hệ giữa vật chất
và ý thức, song có lẽ Triết học Mác – Lênin chính là quan điểm khoa học có tính phổ biến rộng rãi cũng như những khái quát đúng đắn nhất về 2 cặp phạm trù này
Theo những dữ liệu cụ thể gần đây cho thấy, Việt Nam hiện đang là 1 trong những Quốc gia kém phát triển nhất trên thế giới, điều này có lẽ phần nào xuất phát từ việc chưa thể đề ra đường lối đúng đắn, cho nên việc tìm hiểu rõ hơn về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức càng trở nên quan trọng Vậy theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, vật chất và ý thức, cái nào có trước ? Mối quan hệ giữa chúng là như thế nào ? Chúng có ý nghĩa ra sao đối với phương pháp luận và thực tiễn ? Để làm rõ những vấn đề trên, em xin phép được trình bày về đề tài: “Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, bên cạnh đó là sự vận dụng của Đảng ta hiện nay”
Do thời gian nghiên cứu có hạn, cùng kiến thức chuyên môn còn nhiều hạn chế, bài làm không tránh khỏi nhiều thiếu sót Kính mong nhận được những đóng góp của thầy để bài tiểu luận của em được hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 4B NỘI DUNG
I QUAN NIỆM VỀ VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC
1 VẬT CHẤT
a Các quan điểm trước Mác về vật chất.
- Những người theo chủ nghĩa duy tâm, cho rằng “Thượng đế” chính là người tạo ra Trái đất, hay nói cách khác, họ cho rằng vật chất chỉ là sản phẩm của ý thức, ý thức ra đời trước và quyết định vật chất
- Đến thời kì cổ đại, các nhà triết học theo chủ nghĩa duy vật, đã đồng nhất vật chất nói chung với 1 dạng cụ thể của nó Nổi bật trong số đó có thể
kể đến như là:
+ Talet cho rằng vật chất là nước
+ Anaximen cho rằng vật chất chính là không khí
+ Heraclit cho rằng vật chất là lửa
+ Đặc biệt, Democrit cho rằng vật chất chính là nguyên tử
- Đến thời kì cận đại, các nhà triết học duy vật hiện giờ đã có những bước phát triển mới, mặc dù họ vẫn có chung quan điểm với các nhà duy vật cổ đại, thế nhưng họ đồng nhất vật chất với khối lượng của nó (bởi lẽ theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật thì “vật chất là thứ tồn tại vĩnh cửu tạo nên mọi sự vật hiện tượng với những thuộc tính vốn có của nó”, mà khối lượng của nguyên tử thì không thay đổi, vậy nên họ đã đồng nhất vật chất với khối lượng của nó)
Qua đó, ta có thể thấy rõ ràng rằng quan điểm của các nhà duy vật trước Mác về vật chất đều có hạn chế và sai lầm nhất định
Điều này càng phần nào củng cố cho chiến thắng của chủ nghĩa duy tâm
=> Các nhà khoa học khủng hoảng thế giới quan.
Đứng trước tình hình đó, V.I.Lênin với tinh thần kế thừa những điều đúng đắn và loại bỏ những điều sai để đưa ra định nghĩa về vật chất
b Quan điểm của Lênin về vật chất
Theo V.I.Lênin: “vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh, và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”
Trang 5 Phạm trù triết học: là những phạm trù chung nhất tồn tại trong mọi lĩnh vực
Vật chất với tư cách là phạm trù triết học là vật chất nói chung, vô tận, vô hạn, không sinh ra cũng không mất đi
Còn các dạng vật chất của các khoa học cụ thể thì có sinh ra, mất đi
Khách quan: là thuộc tính cơ bản để phân biệt giữa vật chát và ý thức
Chung quy lại, định nghĩa của Lênin bao hàm 3 nội dung cơ bản:
o vật chất là thực tại khách quan
o vật chất là tất cả những gì con người có thể cảm biết được khi nó trực tiếp hoặc gián tiếp tác động lên giác quan của con người
o ý thức chỉ là sự phản ánh vật chất
c Phương thức và hình thức tồn tại của vật chất
Phương thức tồn tại của vật chất: vận động
- “Vận động là mọi sự thay đổi và mọi quá trình diễn ra trong vũ trụ,
kể từ sự thay đổi vị trí đơn giản cho đến tư duy” _Ăng-ghen _
- Vận động đồng thời cũng là thuộc tính cố hữu của vật chất, bởi lẽ không ở đâu, không nơi nào lại có thể có vật chất không vận động
- Vận động được Ăng-ghen chia thành 5 loại:
Vận động cơ học: biến đổi vị trí
Vận động lý học: biến đổi nhiệt, điện, trường…
Vận động hóa học: biến đổi các chất vô cơ, hữu cơ
Vận động sinh học: biến đổi cơ thể
Vận động xã hội: biến đổi các quan hệ kinh tế, chính trị,…
Đứng im: chỉ là trạng thái đặc biệt của vận động – vận động trong thế cân
bằng và ổn định
Hình thức tồn tại của vật chất
- Không gian: dùng để chỉ vị trí, hình thức và kết cấu của sự vật.
- Thời gian: chỉ sự biến đổi nhanh chậm, kế tiếp nhau của sự vật hiện
tượng
Thời gian và không gian luôn gắn liền với nhau
Trang 6 thời gian và không gian xét về phạm vi và tính chất thì chúng là vô tận, thế nhưng khoa học hiện đại đã chứng minh rằng chúng hoàn toàn hữu hạn
d Tính thống nhất vật chất của Thế giới
Theo Triết học Mác – Lênin, bản chất của thế giới là vật chất, thế giới thống nhất ở tính vật chất của nó bởi:
Chỉ có 1 thế giới duy nhất là thế giới vật chất, tồn tại khách quan
Mọi tồn tại của thế giới vật chất thì đều có mối liên hệ với nhau, chúng không ngừng vận động và phát triển
Thế giới vật chất tồn tại vĩnh viễn, vô tận, vô hạn, không sinh ra cũng không mất đi
2 Ý THỨC.
a Nguồn gốc của ý thức (2 loại)
- Theo Triết học Mác – Lênin: “ý thức là sự phản ánh thế giới khách quan vào óc người”
- Nguồn gốc tự nhiên não người: và thế giới khách quan
Não người là nguồn gốc tự nhiên của ý thức vì nó là dạng vật chất
có tổ chức cao nhất, và não người cũng là cơ quan duy nhất sinh ra
ý thức (định nghĩa ở trên chưa đúng hẳn khi sử dụng từ óc, bởi
lẽ não người có gần 15 tỉ nơ ron thần kinh, trong khi óc chỉ chứa khoảng 4 triệu…)
Thế giới khách quan là nguồn gốc tự nhiên thứ 2 của ý thức vì nó
là cái sinh ra hình ảnh trong não bộ của con người
- Nguồn gốc xã hội: lao động ngôn ngữ.và
Lao động: nhờ có lao động mà cấu trúc cơ thể và bộ não người
phát triển, họ không ngừng phát hiện ra những thuộc tính của tự nhiên để từ đó hình thành ra ý thức cho mình
Ngôn ngữ: trong quá trình lao động, con người nảy sinh nhu cầu
truyền đạt kinh nghiệm và giao tiếp với nhau => vì vậy mà ngôn ngữ xuất hiện, ý thức ra đời, vì vậy mà Mác nói:
“Ngôn ngữ là vỏ bọc vật chất của tư duy”
Trang 7b Bản chất của ý thức
- Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan: tùy theo lăng
kính của mỗi người mà ta có thể thu được những góc nhìn, hình ảnh khác nhau
- Ý thức là sự phản ánh sáng tạo: nó chỉ phản ánh bản chất, thông tin, từ
đó đưa ra các dự báo hoặc các mô hình lý thuyết
- Ý thức mang bản chất xã hội: nó chỉ được hình thành thông qua hoạt
động thực tiễn xã hội của con người
c Kết cấu của ý thức (2 chiều)
- Kết cấu hết sức phức tạp, gồm nhiều yếu tố cấu thành
- Xét theo chiều ngang:
Tri thức: hiểu biết
Tình cảm: rung động của chủ thể đối với khách thể
Ý chí: là sức mạnh giúp con người vượt qua mọi rào cản để đạt
được mục đích
TRI THỨC chính là bộ phận quan trọng nhất của ý thức bởi:
o Tri thức là phương thức tồn tại của ý thức
(để đánh giá ý thức 1 người, ta dựa vào tri thức)
o Tri thức quyết định tình cảm và ý chí
- Xét theo chiều dọc:
Tự ý thức: ý thức về bản thân trong MQH với thế giới
Tiềm thức: ý thức dưới dạng tiềm tàng hay, bản năng.
Vô thức: là trạng thái tâm lý nằm ngoài tầm kiểm soát của con
người
Trang 8II MỐI QUAN HỆ GIỮA VẬT CHẤT VÀ Ý
THỨC
Quan điểm của Mác – Lênin:
“Vật chất và ý thức có mối quan hệ biện chứng, trong đó vật chất quyết định ý thức, còn ý thức tác động tích cực trở lại vật chất.”
- Vật chất là cái có trước và quyết định ý thức vì:
Nguồn gốc của ý thức là vật chất
Vật chất thay đổi thì sớm muộn gì cũng thay đổi theo
Nội dung của ý thức là do vật chất quy định
- Vật chất và ý thức có mối liên hệ biện chứng bởi lẽ chúng tác động qua lại lẫn nhau Vật chất quyết định ý thức, còn ý thức thì có tính độc lập và có thể tác động ngược lại vật chất thông qua hoạt động thực tiễn theo 2 hướng sau:
Ý thức phản ánh đúng điều kiện vật chất thì sẽ thúc đẩy sự phát triển của đối tượng vật chất
Ý thức phản ánh không đúng điều kiện vật chất thì sẽ kìm hãm sự phát triển của đối tượng vật chất
(Lưu ý: để tác động ngược trở lại vật chất thì ý thức NHẤT ĐỊNH phải thông qua hoạt động thực tiễn của con người.)
III Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN
- Từ mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, Đảng đã xác định rằng: “phải luôn luôn xuất phát từ thực tế tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan”, bởi lẽ vật chất là cái có trước, nên khi xem xét sự vật hiện tượng cần phải tôn trọng và xuất phát từ thực tế khách quan
- Tuy nhiên, ý thức có tính độc lập tương đối, có thể tác động ngược lại vật chất, và là sự phản ánh sáng tạo nên khi xem xét sự vật hiện tượng, chúng
ta cần phát huy tính năng động sáng tạo trong ý thức mỗi người để thích nghi với nhu cầu phát triển của xã hội
Tôn trọng tính khách quan kết hợp phát huy tính năng động sáng tạo
Trang 9IV SỰ VẬN DỤNG CỦA ĐẢNG TA HIỆN NAY
Tầm quan trọng của vật chất và ý thức trong việc xây
dựng đất nước.
- Vật chất và ý thức có mối quan hệ biện chứng, vật chất quyết định ý thức,
ý thức tác động trở lại vật chất, chúng có ảnh hưởng rất to lớn đến việc xây dựng và phát triển đất nước
Nền kinh tế của quốc gia là cơ sở để đưa ra các kế hoạch, chính sách phát triển kinh tế hay những biện pháp bảo vệ, xây dựng đất nước sao cho phù hợp nhất
Hệ thống chính trị thì chính là nhận thức của quốc gia để xây dựng đất nước, vậy nên cần ổn định chính trị thì mới có thể phát triển kinh tế
Qua đó, ta có thể đưa ra kết luận rằng đất nước, khi nghèo thì cần đưa ra các chính sách phát triển, khi giàu thì cần phải đưa ra các chính sách để giữ ổn định, chứ không thể không dựa vào nền kinh tế của đất nước để đưa ra chính sách kinh tế Và bên cạnh đó, dù cho đất nước có giàu mạnh,
mà bất ổn về chính trị thì sẽ luôn tồn tại những đấu tranh, dù chỉ là nhỏ rồi
về sau sẽ để lại hậu quả khôn lường, vậy nên cần phải tôn trọng cả yếu tố vật chất lẫn tinh thần, và kết hợp chúng lại với nhau, có như vậy thì thái bình mới thịnh trị, xã hội mới thật sự giàu mạnh và phát triển
Sự vận dụng của đảng ta
- Đất nước ta suốt mấy thập kỉ qua vẫn không ngừng cố gắng để phục hồi
và phát triển tình hình kinh tế sau những năm tháng mưa bom bão đạn, với những hạn chế hiện hữu như: cơ sở vật chất kém, cơ cấu kinh tế mất cân đối, năng suất lao động thấp, dẫn đến thiếu kinh nghiệm và kỹ thuật,
do đó sản xuất nông – công nghiệp đều chưa đảm bảo để đáp ứng cho nhu cầu của nhân dân…
Nhận thấy điều đó, Đảng Cộng sản Việt Nam đã rút ra bài học “mọi đường lối, chủ trương của Đảng phải xuất phát từ thực tế, tôn trọng quy luật khách quan”
- Hiện nay, đất nước ta đã bước vào thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa và hiện đại hóa, đề cao việc nâng cao năng lực lãnh đạo và toàn lực thực hiện công cuộc đổi mới, để sớm hiện hiện thực hóa việc đưa nước ta ra khỏi tình trạng “ là 1 trong những nước có nền kinh tế kém phát triển nhất trên
Trang 10thế giới” Đảng đề nghị đẩy cao việc giải quyết các vấn đề văn hóa xã hội còn tồn tại, cũng như điều chỉnh cơ cấu kinh tế và đồng thời đảm bảo an ninh quốc phòng để tạo điều kiện cho đất nước phát triển toàn
diện
Ví dụ thực tế
- Kiểm soát tốt lạm phát cơ bản và lạm phát CPI:
CPI tháng 12/2023 tăng 3,58% so với tháng 12 của năm ngoái; trong khi đó bình quân chỉ tăng 3,25%
Lạm phát cơ bản tháng 12/2023 tăng 0,17% so với tháng trước, tăng 2,98% so với cùng kỳ năm ngoái (đạt mục tiêu Quốc hội đề ra)
- Theo số liệu của Tổng Cục Thống kê, GDP quý IV/2023 ước tính tăng 6,72% so với cùng kỳ năm trước GDP cả năm 2023 ước tính tăng 5,05%
so với năm trước
- Quan hệ kinh tế đối ngoại được mở rộng theo hướng đa dạng hóa: Hiện, Việt Nam có quan hệ buôn bán với hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới Trong đó, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất, kế đến là Liên minh châu Âu (EU), Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)
…
Trang 11C KẾT LUẬN.
Bài tiểu luận trên đã giúp chúng ta phần nào hiểu sâu sắc hơn về mối quan hệ tương trợ lẫn nhau vật chất và tinh thần, trong đó, chủ nghĩa Mác – Lênin khẳng định rằng vật chất có trước và quyết định ý thức, còn ý thức sinh ra sau và phản ánh vật chất, đồng thời tác động ngược trở lại ý thức Tuy vậy chúng ta cần phải phối hợp tôn trọng thực tại khách quan và phát huy tính năng động sáng tạo chứ không được coi thường 1 trong 2 yếu tố trên
Tiếp theo đó, sự vận dụng của Đảng ta hiện hữu rõ trong những kế hoạch phát triển đất nước và xây dựng nền kinh tế nước nhà Áp dụng quan điểm chủ nghĩa Mác – Lênin, Đảng đã nhìn nhận lại những lỗi sai dẫn đến thất bại, làm đất nước kém phát triển để rồi dựa vào tình hình kinh tế - chính trị của đất nước,
và đặc biệt là những hoạt động thực tiễn mà đưa ra những hoạch định phù hợp hơn, giúp nước nhà ngày càng bền vững và hưng thịnh
Trên đây là bài tiểu luận của em về đề tài “Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức Và sự vận dụng của Đảng ta hiện nay” Tuy đã được phân tích cụ thể, song có lẽ không thể tránh khỏi những sai sót, em hi vọng sẽ nhận được những đánh giá chi tiết của thầy để em có thể hoàn thiện bài làm của em hơn
Em xin chân thành cảm ơn!