1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phân tích những biến đổi của gia đình việt nam hiện nay là một thành viên trong gia đình em thấy mình cần phải có trách nhiệm gì trước những biến đổi đó để gia đình mình thực sự là một tổ ấm

11 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích những biến đổi của gia đình Việt Nam hiện nay. Là một thành viên trong gia đình em thấy mình cần phải có trách nhiệm gì trước những biến đổi đó để gia đình mình thực sự là một tổ ấm mang lại các giá trị hạnh phúc và sự hài hòa trong đời sống cá nhân của mỗi thành viên.
Tác giả Phan Khánh Vy
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Hào
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Chuyên ngành CNXHKH
Thể loại Bài Tập Lớn
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 1,36 MB

Nội dung

Tuy nhiên, không ítngười vẫn chưa thấu hiểu đầy đủ về ý nghĩa, tầm quan trọng và vai trò của giađình, không đặt quan tâm đủ để xây dựng và phát triển gia đình một cách toàndiện, đặc biệt

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

-*** -BÀI TẬP LỚN MÔN CNXHKH

ĐỀ BÀI: Phân tích những biến đổi của gia đình Việt Nam hiện nay.

Là một thành viên trong gia đình em thấy mình cần phải có trách nhiệm gì trước những biến đổi đó để gia đình mình thực sự là một tổ

ấm mang lại các giá trị hạnh phúc và sự hài hòa trong đời sống cá nhân của mỗi thành viên.

Họ và tên SV: Phan Khánh Vy Lớp tín chỉ: LLNL1107

Mã SV: 11227008 GVHD: TS Nguyễn Thị Hào

.

Trang 2

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

NỘI DUNG 2

1.KHÁI NIỆM VÀ CHỨC NĂNG CỦA GIA ĐÌNH 2

1.1 Khái niệm 2

1.2 Chức năng 2

2 N HỮNG BIẾN ĐỔI CỦA GIA ĐÌNH V IỆT N AM HIỆN NAY 4

2.1 Thay đổi về quy mô, kết cấu 4

2.2 Thay đổi về chức năng của gia đình 4

2.3 Biến đổi trong các mối quan hệ gia đình 6

3 L IÊN HỆ TỚI BẢN THÂN 7

LỜI KẾT 8

TÀI LIỆU THAM KHẢO 9

Trang 3

Đặt vấn đề

Trong giai đoạn đổi mới nền kinh tế và chuyển tiếp đến chủ nghĩa xã hội, gia đình đã trở thành một trong những vấn đề xã hội được Đảng, Nhà nước và toàn dân quan tâm, vì gia đình là tế bào cấu thành nên xã hội và cầu nối giữa cá nhân

và xã hội Nó là nơi sinh ra và nuôi dưỡng thế hệ kế tiếp để duy trì dòng họ, là nơi định hình nhân cách và trí tuệ của từng con người Gia đình còn là "tổ ấm" chăm sóc cho đời sống tinh thần và là một đơn vị kinh tế, lao động sản xuất ra những tài sản có giá trị đáng kể cho gia đình và xã hội Tuy nhiên, không ít người vẫn chưa thấu hiểu đầy đủ về ý nghĩa, tầm quan trọng và vai trò của gia đình, không đặt quan tâm đủ để xây dựng và phát triển gia đình một cách toàn diện, đặc biệt trong thời đại hiện nay khi xã hội đang phát triển cùng với thế giới Mặc dù đất nước đã có nhiều tiến bộ trong tất cả các mặt về kinh tế, văn hóa và xã hội, song gia đình Việt Nam vẫn đối mặt với nhiều vấn đề còn tồn tại

và đưa ra những thách thức mới Vì vậy nên trong bài tập lớn này sẽ phân tích

về những biến đổi của gia đình Việt Nam hiện nay

Trang 4

Nội dung 1.Khái niệm và chức năng của gia đình

1.1 Khái niệm

Theo C Mác và Ph Ăng-ghen, “Quan hệ thứ ba tham dự ngay từ đầu vào quá trình phát triển lịch sử: hàng ngày tái tạo ra đời sống của bản thân mình, con người bắt đầu tạo ra những người kahcs, sinh sôi, nảy nở - đó là quan hệ giữa chồng và vợ, cha mẹ và con cái, đó là gia đình” Gia đình được hình thành dựa trên cơ sở hai mối quan hệ cơ bản, là quan hệ hôn nhân (vợ và chồng), với quan

hệ huyết thống (cha mẹ với con cái, ông bà với cháu chắt, )

Dù hình thành từ hình thức hay cơ sở nào thì trong gia đình không thể thiếu được sẽ nảy sinh ra quan hệ nuôi dưỡng Vậy nên có thể khái niệm rằng “gia đình là một hình thức cộng đồng xã hội đặc biệt, được hình thành, duy trì và củng cố chủ yếu dựa trên cơ sở hôn nhân, huyết thống và quan hệ nuôi dưỡng, cùng với những quy định về quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình”

1.2 Chức năng

1.2.1 Chức năng tái sản xuất ra con người

Đây là chức năng mà không chỉ đáp ứng nhu cầu tâm sinh lý và nhu cầu duy trì nòi giống của gia đình mà còn đáp ứng được nhu cầu về sức lao động cho xã hội

Việc thực hiện chức năng này sẽ góp phần cung cấp sức lao động cho xã hội Nguồn nhân lực cũ, đã đến tuổi về hưu cũng như không còn đủ khả năng lao động sẽ nhường chỗ cho nguồn nhân lực trẻ mới, linh hoạt, sáng tạo và năng động hơn Vì vậy đáp ứng được nhu cầu tồn tại và phát triển của xã hội Tùy vào mỗi nước, mỗi địa phương, mỗi môi trường xã hội khác nhau, mà chức năng này sẽ được thực hiện một cách khác nhau, có thể là hạn chế hoặc khuyến khích Ví dụ như ở Việt Nam nhiều năm qua thực hiện kế hoạch hóa gia đình theo khẩu hiệu “mỗi gia đình chỉ nên có từ 1-2 con”

Trang 5

1.2.2 Chức năng nuôi dưỡng giáo dục

Ngoài chức năng tái sản xuất ra con người, gia đình có nghĩa vụ và trách nhiệm phải nuôi dưỡng con cái trở thành công dân có ích cho gia đình và xã hội Chức năng này góp phần quan trọng trong quá trình hình thành nhân cách, đạo đức và lối sống của mỗi người công dân

Mặc dù, trong xã hội cũng tồn tại nhiều cộng đồng khác, như nhà trường, công

ty, chính quyền, , cũng có thể thực hiện được chức năng nuôi dưỡng giáo dục Tuy nhiên các cộng đồng đấy cũng không thể thay thế được vai trò của gia đình, bởi mỗi người chúng ta sinh ra trước tiên đều nhận sự giáo dục trực tiếp từ các thành viên trong gia đình mà từ đấy để lại một dấu ấn sâu sắc Vậy nên, các thành viên trong gia đình, đặc biệt là cha mẹ, cần phải có kiến thức cơ bản về văn hóa, học vấn và phương pháp giáo dục để có thể thực hiện tốt chức năng nuôi dưỡng giáo dục

1.2.3 Chức năng kinh tế và tổ chức tiêu dùng

Chức năng này bao gồm nhu cầu về cả vật chất lẫn tinh thần của các thành viên trong gia đình, bảo đảm được nguồn sinh sống luôn được ấm no

Không giống với các đơn vị kinh tế khác thì gia đình là đơn vị duy nhất trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất, tái sản xuất ra của cải vật chất, sức lao động cũng như tiêu dùng trong xã hội Việc tiêu dùng hàng hóa trong gia đình được thể hiện ở việc chi tiêu hợp lý các khoản thu nhập của các thành viên trong gia đình, cùng với việc sử dụng thời gian nhàn rỗi để tạo ra môi trường văn hóa lành mạnh nhằm nâng cao sức khỏe của mỗi người

Với mỗi một thời đại phát triển khác nhau của xã hội thì sẽ tồn tại các hình thức gia đình hay chức năng kinh tế của gia đình khác nhau Ví dụ như khác về việc

sở hữu tư liệu sản xuất hay cách thức tổ chức sản xuất và phân phối

1.2.4 Chức năng thỏa mãn nhu cầu tâm sinh lý, duy trì tình cảm gia đình

Ngoài việc đảm bảo về nhu cầu vật chất thì gia đình còn là nơi nương tựa về mặt tinh thần của mỗi người Chức năng này thỏa mãn được nhu cầu về mặt tình cảm, cũng như đảm bảo được sự cân bằng về mặt tâm lý Việc quan tâm và chăm sóc lẫn nhau trong gia đình vừa đảm bảo nhu cầu về tình cảm vừa là trách nhiệm và lương tâm của mỗi người Việc duy trì tình cảm gia đình có ý nghĩa quan trọng và quyết định sự ổn định và phát triển của xã hội Nếu không thể duy

Trang 6

trì được quan hệ trong gia đình cũng thì các mối quan hệ xã hội cũng có khả năng bị rạn nứt

Ngoài bốn chức năng cơ bản trên thì gia đình còn có những chức năng khác, như chức năng văn hóa, chính trị, Tuy nhiên, tất cả các chứng năng của gia đình đều thể hiện được rằng gia đình là sợi dây liên kết mối quan hệ của nhà nước với công dân Vậy nên không thể tách rời gia đình với nhà nước

2 Những biến đổi của gia đình Việt Nam hiện nay

2.1 Thay đổi về quy mô, kết cấu

Kết cấu gia đình Việt Nam hiện nay bị tác động nhiều bởi các tiến bộ khoa học

và công nghệ hiện đại vào sản xuất và đời sống xã hội Từ đó hấp dẫn lực lượng lao động gia đình vào các khu công nghiệp và đô thị, dẫn đến hình thành mô hình hạt nhân gồm hai thế hệ Loại mô hình này dần trở nên phổ biến hơn ở cả nông thôn và đô thị Ngoài ra, còn có thêm một loại hình mới là gia đình nửa hạt nhân, là gia đình chỉ bao gồm mẹ (hoặc bố) và con Ly hôn, không hoặc chưa kết hôn đã sinh con, là một số lý do hình thành nên loại hình gia đình này Một

mô hình mới khác xuất hiện ở Việt Nam hiện nay là gia đình đơn thân, độc thân Những loại hình gia đình như trên có thể dẫn đến sự khuyết thiếu và thiệt thòi đối với việc phát triển của trẻ cũng như sự phát triền của xã hội

Ngày nay quy mô gia đình cũng ngày càng thu nhỏ hơn so với ngày xưa, các gia đình cũng không sinh nhiều con như trước Sự thay đổi này được hình thành để trở nên phù hợp hơn với điều kiện thời đại mới Ví dụ như việc bình đẳng giữa nam và nữ, giảm được mâu thuẫn trong gia đình truyền thống Tuy nhiên, sự thay đổi này cũng gây nên sự ngăn cách giữa các thành viên, tạo khó khăn trong việc giữ gìn tình cảm, văn hóa truyền thống gia đình Đây là bởi mỗi người đều

bị cuốn vào vòng xoáy công việc để kiếm thu nhập, vậy nên có ít thời gian hơn cho gia đình

2.2 Thay đổi về chức năng của gia đình

2.2.1 Chức năng tái sản xuất con người

So với thời xưa, do bị ảnh hưởng bởi truyền thống, phong tục tập quán và nhu cầu sản xuất nông nghiệp, mà có nhu cầu là phải đẻ càng nhiều con càng tốt và nhất thiết phải có con trai; thì ngày nay nhu cầu sinh đẻ có sự thay đổi rõ rệt Từ

Trang 7

những năm 70 và 80 của thế kỷ XX cho đến ngày nay, Nhà nước đã thực hiện các chính sách, các Cuộc vận động động sinh đẻ có kế hoạch nhằm khuyến khích mỗi cặp vợ chồng chỉ nên có từ 1 đến 2 con Với các gia đình ở vùng có mức sinh thấp thì Nhà nước khuyến khích sinh đủ 2 con (Quyết định 588/QĐ-TTg)

2.2.2 Chức năng kinh tế và tổ chức tiêu dùng

Kinh tế gia đình đã thay đổi từ tự sản xuất rồi tự tiêu thụ thành sản xuất chủ yếu nhằm đáp ứng nhu cầu của người khác và xã hội, hay còn được gọi là kinh tế hàng hóa Ngoài ra cũng có sự thay đổi về quy mô kinh tế, từ việc kinh tế để đáp ứng nhu cầu của trị trường trong nước thành kinh tế nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường quốc tế

Dù bối cảnh toàn cầu hóa đang diễn ra, giá trị kinh tế gia đình vẫn rất quan trọng trong việc xây dựng và phát triển gia đình Gia đình vẫn là đơn vị kinh tế, cũng như là chủ thể kinh doanh và chủ thể tiêu dùng Các quan hệ xã hội liên quan đến quyền lực gia đình cũng đang thay đổi, kinh doanh và hợp tác không còn giới hạn trong phạm vi huyết tộc, mà còn mở rộng ra ngoài xã hội và quốc

tế

2.2.3 Chức năng giáo dục (xã hội hóa)

Trong gia đình truyền thống của Việt Nam xưa, con trẻ được giáo dục phần lớn

từ người thân trong gia đình, còn ngày nay các thành viên trong gia đình giữ vai trò giáo dục chính trong khoảng thời gian đầu đời của mỗi đứa trẻ còn sau này chúng sẽ được giáo dục bởi trường lớp, xã hội Giáo dục trẻ hiện nay tập trung theo xu hướng đầu tư tài chính cho giáo dục của con thay vì tự giáo dục trong gia đình

Ngoài ra, lĩnh vực giảng dạy cũng khác với thời xưa Nếu trước kia, con trẻ chỉ cần tập trung về giáo dục đạo đức, ứng xử thì thời nay còn được mở rộng thêm giáo dục về các kiến thức khoa học hiện đại, các kỹ năng cần thiết để hòa nhập với xã hội

Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ hiện đại mà chức năng giáo dục của gia đình cũng có nhiều sự thay đổi Khoa học công nghệ phát triển hơn giúp cho trẻ con có thể tiếp cận sớm với các thiết bị hiện đại, cập nhật xu thế và các kiến thức mới nhất Nhờ có vậy, ngoài gia đình và trường học thì trẻ em còn

Trang 8

được học thông qua mạng lưới điện tử Tuy nhiên đi cùng với các mặt tích cực, thì việc tiếp xúc sớm với công nghệ điện tử hiện đại cũng gây nên một số điều tiêu cực tới trẻ em Ví dụ như việc do tiếp xúc với thiết bị điện tử từ quá sớm khi chưa có đủ nhận thức về đúng hay sai nên khi đọc và xem các thông tin trên mạng, nhiều em còn chưa phân biệt được nên hay không nên học theo cái gì

2.2.4 Chức năng thỏa mãn nhu cầu tâm sinh lý, duy trì tình cảm

Ngày nay thì gia đình không chỉ phụ thuộc vào mỗi mối quan hệ về trách nhiệm, nghĩa vũ giữa các thành viên trong gia đình mà còn phụ thuộc vào mối quan hệ về mặt tình cảm, để có thể đảm bảo được sự đầm ấm, hạnh phúc trong một gia đình Chức năng này đóng vai trò vô cùng quan trọng đến sự bền vững trong hôn nhân và gia đình

Tuy nhiên thì trong xã hội hiện nay, mỗi người lại dần tập trung hơn vào sự nghiệp, giảm thời gian dành cho gia đình cũng như sinh ít con hơn; vậy nên, nhu cầu về tâm sinh lý, tình cảm trở nên khó để thỏa mãn hơn trước Ngoài ra, trong một gia đình thì người già và trẻ em là 2 đối tượng cần được quan tâm và chú ý nhất về đời sống tâm lý nhưng trong xã hội ngày nay lại it được để ý hơn Điều này tạo nên khoảng cách giữa các thành viên trong gia đình

2.3 Biến đổi trong các mối quan hệ gia đình

2.3.1 Thay đổi về mối quan hệ vợ chồng

Việc dành nhiều thời gian cho sự nghiệp hơn khiến cho tình cảm giữa các thành viên trong gia đình trở nên phai nhạt, dẫn tới tỷ lệ ly hôn, ngoại tình, cao hơn xưa Đồng thời, các bi kịch, thảm án gia đình như bao hành gia đình, xâm hại tình dục, người già neo đơn hay trẻ mồ côi xuất hiện nhiều hơn Điều này khiến cho những giá trị của gia đình trở nên lung lay, hoặc thậm chí bị phá vỡ Khác với gia đình truyền thống ngày trước là người đàn ông sẽ là trụ cột, nắm giữ mọi quyền lực cũng như quyền quyết định trong gia đình; thì giờ đây xuất hiện 2 loại mô hình gia đình khác Đó là mô hình do người phụ nữ làm chủ và

mô hình cả vợ cả chồng làm chủ Với mô hình cả vợ cả chồng làm chủ, vai trò của cả người vợ và người chồng trở nên bình đẳng, từ đó tạo nên sự tôn trọng lẫn nhau giữa các thành viên trong gia đình

Trang 9

2.3.2 Thay đổi về quan hệ giữa các thế hệ, giá trị và chuẩn mực văn hóa gia đình

Ngày trước, cha mẹ có uy quyền tuyệt đối và con cái phải nghe theo, chấp nhận mọi quyết định của cha mẹ, như công việc tương lai hay việc lấy chồng (hoặc vợ) Trong mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái, người ta nhấn mạnh vào bổn phận, trách nghiệm của con cái đối với cha mẹ; điều này bắt nguồn từ quan niệm về đạo hiếu mà con cái phải thành kính, tôn trọng và phụng dưỡng cha mẹ Tuy nhiên với xã hội hiện nay thì người ta quan tâm hơn tới trách nhiệm của cha mẹ với con cái Đây là bởi xuất hiện nhiều các trường hợp cha mẹ sinh con nhưng lại không có trách nhiệm nuôi dưỡng, giáo dục cho con cái của mình Vì vậy có những tình huống trẻ em phải lao động nặng nhọc từ bé, khuyết thiếu tuổi thơ hay thậm chí là bị đánh đập, bao hành trong chính căn nhà của mình Ngoài ra, trẻ em trong gia đình truyền thống ngày xưa bị kiểm soát hơn bởi cha

mẹ dẫn đến tình trạng nhiều em không được tiếp xúc nhiều với xã hội, phát triển các kỹ năng sống cần thiết cho tương lai Ngược lại, với trẻ em ngày nay thì cha

mẹ thường bận rộn với công việc và không có thời gian để quản lý, kiểm soát, dẫn đến việc trẻ em sống tự do hơn Tuy nhiên điều này vừa mang ý nghĩa tích cực vừa mang ý nghĩa tiêu cực đến do trẻ em Việc sống tự do hơn giúp trẻ em tiếp thu được các kiến thức, kinh nhiệm sống một cách chủ động hơn cũng như học được cách trở nên tự lập Nhưng đồng thời việc thiếu sự quản lý của cha me

có thể gây ra những hệ quả xấu cho xã hội, ví dụ như: trẻ em dễ phạm tội và sa

đà vào các tệ nạn xã hội, hay bạo lực học đường; từ đó dẫn tới sự bất ổn trong phát triển về mặt đạo đức và tính cách của trẻ

3 Liên hệ tới bản thân

Với cương vị là một công dân thì mỗi chúng ta cần phải trước hết phải quan tâm, để ý công việc cũng như vấn đề về mặt tâm lý, tình cảm của gia đình, từ đó mới có thể giúp ích được cho cộng đồng, xã hội Để đảm bảo hạnh phúc cho gia đình, chúng ta cần giữ gìn và phát huy những truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam Đồng thời, cần tôn trọng các thành viên trong gia đình, bao gồm ông

bà, cha mẹ và các thành viên khác Chúng ta cũng cần đảm bảo chăm sóc và giáo dục con em trong gia đình Quan trọng hơn nữa, chúng ta cần tích cực phòng chống bạo lực gia đình và xóa bỏ các phong tục, tập quán lạc hậu về hôn nhân và gia đình

Trang 10

Lời kết

Như vậy, trong bối cảnh nào thì gia đình vẫn là giá trị vô cùng quý báu của nhân loại nói chung và Việt Nam nói riêng Việc giữ gìn, kế thừa và phát huy truyền thống gia đình người Việt không chỉ là trách nhiệm của riêng cá nhân nào mà là trách nhiệm của toàn xã hội

Chúng ta cần phân biệt rõ ràng những truyền thống gia đình không còn phù hợp với thời đại và những truyền thống có thể chuyển biến theo hướng tích cực, phù hợp với bối cảnh lịch sử hiện tại Đồng thời cũng cần duy trì, bảo tồn và phát triển những giá trị truyền thống dân tộc có bản sắc riêng để góp phần vào sự phát triển của xã hội

Những giá trị mà gia đình hiện nay cần phải kế thừa là những truyền thống tốt đẹp như kính trên nhường dưới, phụng dưỡng ông bà, cha mẹ, sống tình nghĩa, xây dựng gia đình hạnh phúc đồng thời cũng phải kế thừa, tiếp thu những tư tưởng tiến bộ như bình đẳng, công bằng, tự do kết hôn, hôn nhân một vợ một chồng…Ngược lại, cần phải loại bỏ những hủ tục, quan niệm lạc hậu như trọng nam khinh nữ, đa thê đa thiếp, đồng thời cũng không chấp nhận lối sống buông thả, nam nữ chung sống không kết hôn, ly hôn không chính đáng, cần chống lại

sự xâm nhập của đồng tiền vào các mối quan hệ tình nghĩa gia đình… Chỉ khi chúng ta thực hiện được điều đó thì mới có thể đẩy mạnh giá trị truyền thống của gia đình Việt, đóng góp cho sự phát triển xã hội

Ngày đăng: 13/08/2024, 16:14

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN