Nghiên cứu ảnh hưởng của quá trình chuyển đổi sử dụng đất lâm nghiệp đến sinh kế hộ gia đình ở miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế.Nghiên cứu ảnh hưởng của quá trình chuyển đổi sử dụng đất lâm nghiệp đến sinh kế hộ gia đình ở miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế.Nghiên cứu ảnh hưởng của quá trình chuyển đổi sử dụng đất lâm nghiệp đến sinh kế hộ gia đình ở miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế.Nghiên cứu ảnh hưởng của quá trình chuyển đổi sử dụng đất lâm nghiệp đến sinh kế hộ gia đình ở miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế.Nghiên cứu ảnh hưởng của quá trình chuyển đổi sử dụng đất lâm nghiệp đến sinh kế hộ gia đình ở miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế.Nghiên cứu ảnh hưởng của quá trình chuyển đổi sử dụng đất lâm nghiệp đến sinh kế hộ gia đình ở miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế.Nghiên cứu ảnh hưởng của quá trình chuyển đổi sử dụng đất lâm nghiệp đến sinh kế hộ gia đình ở miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế.Nghiên cứu ảnh hưởng của quá trình chuyển đổi sử dụng đất lâm nghiệp đến sinh kế hộ gia đình ở miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế.Nghiên cứu ảnh hưởng của quá trình chuyển đổi sử dụng đất lâm nghiệp đến sinh kế hộ gia đình ở miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế.Nghiên cứu ảnh hưởng của quá trình chuyển đổi sử dụng đất lâm nghiệp đến sinh kế hộ gia đình ở miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế.Nghiên cứu ảnh hưởng của quá trình chuyển đổi sử dụng đất lâm nghiệp đến sinh kế hộ gia đình ở miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế.Nghiên cứu ảnh hưởng của quá trình chuyển đổi sử dụng đất lâm nghiệp đến sinh kế hộ gia đình ở miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế.Nghiên cứu ảnh hưởng của quá trình chuyển đổi sử dụng đất lâm nghiệp đến sinh kế hộ gia đình ở miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế.Nghiên cứu ảnh hưởng của quá trình chuyển đổi sử dụng đất lâm nghiệp đến sinh kế hộ gia đình ở miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế.Nghiên cứu ảnh hưởng của quá trình chuyển đổi sử dụng đất lâm nghiệp đến sinh kế hộ gia đình ở miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế.Nghiên cứu ảnh hưởng của quá trình chuyển đổi sử dụng đất lâm nghiệp đến sinh kế hộ gia đình ở miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế.Nghiên cứu ảnh hưởng của quá trình chuyển đổi sử dụng đất lâm nghiệp đến sinh kế hộ gia đình ở miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế.Nghiên cứu ảnh hưởng của quá trình chuyển đổi sử dụng đất lâm nghiệp đến sinh kế hộ gia đình ở miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế.Nghiên cứu ảnh hưởng của quá trình chuyển đổi sử dụng đất lâm nghiệp đến sinh kế hộ gia đình ở miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế.Nghiên cứu ảnh hưởng của quá trình chuyển đổi sử dụng đất lâm nghiệp đến sinh kế hộ gia đình ở miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế.Nghiên cứu ảnh hưởng của quá trình chuyển đổi sử dụng đất lâm nghiệp đến sinh kế hộ gia đình ở miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế.Nghiên cứu ảnh hưởng của quá trình chuyển đổi sử dụng đất lâm nghiệp đến sinh kế hộ gia đình ở miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế.Nghiên cứu ảnh hưởng của quá trình chuyển đổi sử dụng đất lâm nghiệp đến sinh kế hộ gia đình ở miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế.Nghiên cứu ảnh hưởng của quá trình chuyển đổi sử dụng đất lâm nghiệp đến sinh kế hộ gia đình ở miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế.Nghiên cứu ảnh hưởng của quá trình chuyển đổi sử dụng đất lâm nghiệp đến sinh kế hộ gia đình ở miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế.Nghiên cứu ảnh hưởng của quá trình chuyển đổi sử dụng đất lâm nghiệp đến sinh kế hộ gia đình ở miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế.Nghiên cứu ảnh hưởng của quá trình chuyển đổi sử dụng đất lâm nghiệp đến sinh kế hộ gia đình ở miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế.Nghiên cứu ảnh hưởng của quá trình chuyển đổi sử dụng đất lâm nghiệp đến sinh kế hộ gia đình ở miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế.Nghiên cứu ảnh hưởng của quá trình chuyển đổi sử dụng đất lâm nghiệp đến sinh kế hộ gia đình ở miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế.Nghiên cứu ảnh hưởng của quá trình chuyển đổi sử dụng đất lâm nghiệp đến sinh kế hộ gia đình ở miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế.
Trang 1TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
LUẬN ÁN TIẾN SỸ LÂM NGHIỆP
HUẾ - 2024
Trang 2TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
LUẬN ÁN TIẾN SỸ LÂM NGHIỆP
Chuyên ngành: Lâm sinh
Mã số: 9620205
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS TS TRẦN NAM THẮNG
TS NGUYỄN THỊ HỒNG MAI
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận án này là trung thực, khách quan và chưa từng dùng bảo
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận án, tôi đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của nhiều tập thể
và cá nhân Tôi cũng xin gửi lời cám ơn chân thành đến các thầy trong Ban Giám hiệu, phòng Đào tạo và Công tác sinh viên của Trường Đại học Nông lâm, Đại học Huế đã tạo mọi điều kiện thuận lợi trong quá trình thực hiện luận án
Tôi xin chân thành cảm ơn dự án FTViet, Chương trình Thụy Sĩ về Nghiên cứu các Vấn đề Toàn cầu cho Sự phát triển (r4d) đã tài trợ kinh phí nghiên cứu Đặc biệt xin chân thành cảm ơn GS Christian Kull; TS Roland CoChard, TS Ross Shackleton, TS Ngô Trí Dũng cùng với 2 nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Hải Vân và Trần Quốc Cảnh đã
hỗ trợ, góp ý cho tôi trong quá trình nghiên cứu và thực hiện luận án
Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình đến thầy cô giáo hướng dẫn trực tiếp là PGS.TS Trần Nam Thắng và TS Nguyễn Thị Hồng Mai đã định hướng, giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và thực hiện luận án
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới TS Hoàng Huy Tuấn, Trưởng khoa Lâm nghiệp, các thầy trực tiếp giảng dạy học phần bổ sung và hướng dẫn chuyên đề và các đồng nghiệp đã quan tâm, hỗ trợ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian học tập và hoàn thành luận án
Tôi cũng xin gửi lòng biết ơn chân thành tới lãnh đạo và cán bộ Chi cục Kiểm lâm Thừa Thiên Huế, các hạt Kiểm lâm, phòng Tài nguyên và Môi trường, phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Nam Đông và A Lưới Cùng với lãnh đạo và các cán bộ phụ trách chuyên môn tại Ủy ban nhân dân huyện Nam Đông và A Lưới, Ủy ban nhân dân xã Thượng Lộ, Hương Phú, Hồng Hạ và Hương Phong Đồng thời xin chân thành cảm ơn người dân địa phương của 4 xã đã cung cấp những thông tin hữu ích cho luận án
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới các anh, chị, bạn bè trong ngành cũng như các em sinh viên đã hộ trợ tôi rất nhiều trong quá trình thu thập số liệu và thực hiện luận án Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình, người thân và bạn bè đã luôn động viên, khuyến khích, hỗ trợ và giúp đỡ để tôi hoàn thành luận án này
Huế, ngày tháng 3 năm 2024
Tác giả luận án
Phạm Thị Phương Thảo
Trang 5MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Đặt vấn đề 1
2 Mục tiêu của đề tài 3
3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 4
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 5
1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 5
1.1.1 Các khái niệm liên quan 5
1.1.2 Cơ sở lý thuyết của chuyển tiếp rừng và khung sinh kế bền vững 6
1.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN 11
1.2.1 Các công trình nghiên cứu về chuyển tiếp rừng và sinh kế trên thế giới 11
1.2.3 Các công trình nghiên cứu về chuyển tiếp rừng và sinh kế tại Việt Nam 17
1.2.4 Lịch sử sử dụng đất lâm nghiệp và các chính sách liên quan tại Việt Nam và Thừa Thiên Huế 24
1.2.5 Các công trình nghiên cứu về chuyển tiếp rừng và sinh kế tại Thừa Thiên Huế 32 1.2.6 Nhận xét chung về tổng quan tài liệu nghiên cứu 36
CHƯƠNG 2 PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 38
2.1 PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 38
2.1.1 Phạm vi nghiên cứu 38
2.1.2 Đối tượng nghiên cứu 39
2.2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 40
2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 40
2.3.1 Tiêu chí chọn điểm nghiên cứu 40
2.3.2 Cách tiếp cận của luận án 40
2.3.3 Phương pháp nghiên cứu 41
CHƯƠNG 3 TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU 54
3.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KINH TẾ, XÃ HỘI CỦA HUYỆN NAM ĐÔNG VÀ A LƯỚI 54
3.1.1 Điều kiện tự nhiên 54
Trang 63.1.2 Điều kiện kinh tế, xã hội 57
3.1.3 Thuận lợi và khó khăn của điều kiện kinh tế xã hội tại khu vực nghiên cứu 59
3.2 THÔNG TIN CHUNG CỦA 4 XÃ NGHIÊN CỨU 60
3.2.1 Sơ lược về lịch sử hình thành của các xã nghiên cứu 60
3.2.2 Thông tin cơ bản của 4 xã nghiên cứu 61
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 63
4.1 THỰC TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT LÂM NGHIỆP TẠI ĐỊA HUYỆN NAM ĐÔNG VÀ A LƯỚI 63
4.1.1 Thực trạng sử dụng đất huyện Nam Đông và A Lưới 63
4.1.2 Thực trạng quản lý sử dụng đất lâm nghiệp tại huyện Nam Đông và A Lưới 63
4.1.3 Thực trạng sử dụng đất của các hộ gia đình tại các xã nghiên cứu 65
4.2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN RỪNG TRỒNG KEO HỘ GIA ĐÌNH TẠI CÁC XÃ NGHIÊN CỨU 67
4.2.1 Quá trình hình thành và phát triển rừng trồng keo hộ gia đình 67
4.2.2 Tình hình sinh trưởng rừng trồng keo hộ gia đình 68
4.3 SỰ THAY ĐỔI SỬ DỤNG ĐẤT LÂM NGHIỆP TẠI ĐỊA HUYỆN NAM ĐÔNG VÀ A LƯỚI 71
4.3.1 Thực trạng chuyển đổi hiện trạng rừng huyện Nam Đông và A Lưới giai đoạn 2005-2020 71
4.3.2 Thực trạng chuyển đổi diện tích 3 loại rừng huyện Nam Đông và A Lưới giai đoạn 2006-2020 77
4.3.3 Thực trạng chuyển đổi sử dụng đất của hộ gia đình tại Nam Đông và A Lưới 79
4.3.4 Nguy cơ chuyển đổi trái phép rừng tự nhiên để trồng rừng hộ gia đình 81
4.4 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THAY ĐỔI DIỆN TÍCH ĐẤT LÂM NGHIỆP HUYỆN NAM ĐÔNG VÀ A LƯỚI GIAI ĐOẠN 2005-2020 84
4.4.1 Ảnh hưởng của việc thực thi chính sách đến thay đổi sử dụng đất lâm nghiệp 84
4.4.2 Ảnh hưởng của sự gia tăng giá trị kinh tế rừng trồng và sự thay đổi kinh tế thị trường 94
4.4.3 Ảnh hưởng của nguồn lực sinh kế hộ gia đình đến sự thay đổi sử dụng đất hộ gia đình 98
Trang 74.5 ẢNH HƯỞNG CỦA SỰ CHUYỂN ĐỔI SỬ DỤNG ĐẤT LÂM NGHIỆP ĐẾN
SINH KẾ HỘ GIA ĐÌNH 101
4.5.1 Ảnh hưởng đến sự thay đổi cơ cấu thu nhập của hộ gia đình 101
4.5.2 Ảnh hưởng đến sự thay đổi chiến lược sinh kế của hộ gia đình 107
4.5.3 Ảnh hưởng đến sự thay đổi các hoạt động sinh kế dựa vào rừng tự nhiên 109
4.5.4 Ảnh hưởng đến sự thay đổi tri thức bản địa của người dân tộc thiểu số trong quản lý, sử dụng rừng 116
4.6 CÁC GIẢI PHÁP GÓP PHẦN QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT LÂM NGHIỆP, QUẢN LÝ BẢO VỆ RỪNG HIỆU QUẢ VÀ CẢI THIỆN SINH KẾ HỘ GIA ĐÌNH 118
4.6.1 Cơ sở khoa học của giải pháp 118
4.6.2 Giải pháp về cơ chế chính sách 118
4.6.3 Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng đất lâm nghiệp, quản lý bảo vệ rừng 120
4.6.4 Giải pháp cải thiện sinh kế hộ gia đình 121
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 123
5.1 KẾT LUẬN 123
5.2 ĐỀ NGHỊ 124
TÀI LIỆU THAM KHẢO 126
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA LUẬN ÁN 142 PHỤ LỤC 143
Trang 8DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
ADB Ngân hàng phát triển châu á (The Asian Development Bank) ANOVA Phân tích phương sai (Analysis of Variance)
BV&PTR Bảo vệ và phát triển rừng
CIFOR Trung tâm nghiên cứu Lâm nghiệp Quốc tế (Center for
International Forestry Research)
DFID Cơ quan Phát triển Quốc tế Vương quốc Anh (Department for
International Development – DFID)
FAO Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (Food and
Agriculture Organization of the United Nations
NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn
PAM Chương trình lương thực thế giới (Programme Alimentaire Mondial)
WB3 Dự án trồng rừng kinh tế hộ gia đình bằng vốn vay ưu đãi của
Ngân hàng Thế giới (World Bank)
Trang 9DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Thông tin người được phỏng vấn sâu 42
Bảng 2.2 Số lượng mẫu điều tra hộ gia đình 44
Bảng 2.3 Diện tích và ô tiêu chuẩn điển hình điều tra các chỉ tiêu sinh trưởng rừng keo hộ gia đình 45
Bảng 2.4 Mô tả biến sử dụng trong mô hình hồi quy tuyến tính bội 49
Bảng 3.1 Ví trí địa lý của huyện Nam Đông và A Lưới 54
Bảng 3.2 Thông tin cơ bản của các xã nghiên cứu năm 2020 62
Bảng 4.1 Thực trạng sử dụng đất của huyện Nam Đông và A Lưới năm 2020 63
Bảng 4.2 Hiện trạng rừng tại huyện Nam Đông và A Lưới năm 2020 64
Bảng 4.3 Thực trạng sử dụng đất của hộ gia đình năm 2020 tại 4 xã nghiên cứu 65
Bảng 4.4 Cơ cấu sử dụng đất của các nhóm hộ năm 2020 67
Bảng 4.5 Biện pháp kỹ thuật lâm sinh đối với rừng trồng hộ gia đình tại các xã nghiên cứu 69
Bảng 4.6 Các chỉ tiêu sinh trưởng của các diện tích rừng keo được chuyển đổi từ các loại đất khác 70
Bảng 4.7 Ma trận chuyển đổi diện tích các loại đất lâm nghiệp giai đoạn 2005-2020 tại huyện Nam Đông và A Lưới 71
Bảng 4.8 Sự thay đổi cơ cấu các loại đất của hộ gia đình tại các xã nghiên cứu 79
Bảng 4.9 Sự chuyển đổi các loại đất sang trồng keo tại các xã nghiên cứu 80
Bảng 4.10 Ma trận chuyển đổi diện tích các loại rừng huyện Nam Đông và A Lưới theo từng giai đoạn quy hoạch 84
Bảng 4.11 Chênh lệch giữa tỷ lệ che phủ rừng (%) bao gồm và không bao gồm diện tích cao su, cây đặc sản tại huyện Nam Đông và A Lưới 89
Bảng 4.12 Diện tích rừng được chuyển sang mục đích sử dụng khác từ 2006-2020 tại huyện Nam Đông và A Lưới 94
Bảng 4.13 Phân tích hiệu quả kinh tế 1ha cao su và 1ha keo theo các mức giá 95
Bảng 4.14 Kết quả phân tích hồi quy về ảnh hưởng của nguồn lực sinh kế đến sự thay đổi diện tích keo từ 2005-2020 99
Bảng 4.15 Sự khác nhau về diện tích rừng keo giữa các nhóm dân tộc và nhóm điều kiện kinh tế hộ gia đình 100
Trang 10Bảng 4.16 Sự thay đổi tỷ lệ đóng góp (%) các nguồn thu nhập của HGĐ theo từng xã, nhóm dân tộc và nhóm phân loại kinh tế hộ 103 Bảng 4.17 Sự thay đổi về thu nhập trung bình năm của hộ gia đình 106 Bảng 4.18 Thay đổi trong việc thu hái LSNG của các hộ gia đình 110 Bảng 4.19 Sự thay đổi tỷ lệ hộ (%) tham gia vào các hoạt động sinh kế dựa vào rừng 115
Trang 11DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1 Số hộ và diện tích rừng trồng keo theo năm trồng keo đầu tiên của mỗi hộ 68 Biểu đồ 4.2 Diễn biến tỷ lệ che phủ rừng và diện tích các loại rừng của huyện Nam Đông giai đoạn 2006-2022 76 Biểu đồ 4.3 Diễn biến tỷ lệ che phủ rừng và dện tích các loại rừng của huyện A Lưới giai đoạn 2006-2022 76 Biểu đồ 4.4 Diễn biến diện tích 3 loại rừng huyện Nam Đông giai đoạn 2006-2022 78 Biểu đồ 4.5 Diễn biến diện tích 3 loại rừng huyện A Lưới giai đoạn 2006-2022 78 Biểu đồ 4.6 Diện tích trung bình các loại đất của hộ gia đình năm 2020 so với 2005 79 Biểu đồ 4.7 Diện tích rừng tự nhiên bị mất hàng năm do bị phá và lấn chiếm tại huyện
A Lưới và Nam Đông 82 Biểu đồ 4.8 Sự thay đổi tỷ lệ đóng góp (%) các nguồn thu nhập của hộ gia đình giai đoạn 2005-2020 102 Biểu đồ 4.9 Sự thay đổi mức độ quan trọng của các nguồn thu theo đánh giá của hộ gia đình 104 Biểu đồ 4.10 Sự thay đổi nghề chính của chủ hộ tại các xã nghiên cứu 108
Trang 12DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1 Đường cong chuyển tiếp rừng tại một số quốc gia trên thế giới 8
Hình 1.2 Khung sinh kế bền vững của DFID, 2001 9
Hình 1.3 Sự thay đổi sử dụng đất trên thế giới 12
Hình 1.4 Chuyển tiếp rừng ở một số nước trên thế giới 13
Hình 1.5 Đường cong diễn biến rừng ở Việt Nam giai đoạn 1943 – 2020 18
Hình 2.1 Ví trí khu vực nghiên cứu 38
Hình 2.2 Khung nghiên cứu của Luận án 41
Hình 4.1 Bản đồ hiện trạng rừng huyện Nam Đông năm 2005 72
Hình 4.2 Bản đồ hiện trạng rừng huyện Nam Đông năm 2020 73
Hình 4.3 Bản đồ hiện trạng rừng huyện A Lưới năm 2005 74
Hình 4.4 Bản đồ hiện trạng rừng huyện A Lưới năm 2020 75
Hình 4.5 Các nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến thay đổi sử dụng đất của hộ gia đình 98
Hình 4.6 Bản đồ thay đổi khu vực khai thác LSNG xã Hương Phú 111
Hình 4.7 Bản đồ thay đổi khu vực khai thác LSNG tại xã Thượng Lộ 112
Hình 4.8 Bản đồ thay đổi khu vực khai thác LSNG xã Hồng Hạ 113
Hình 4.9 Bản đồ thay đổi khu vực khai thác LSNG xã Hương Phong 114
Trang 13MỞ ĐẦU
1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Chuyển tiếp rừng (Forest transition) là khái niệm mô tả một bước ngoặt quan trọng trong xu hướng sử dụng đất của một quốc gia hoặc khu vực từ phá rừng sang trồng lại rừng, hoặc từ mất tỷ lệ che phủ rừng sang tăng tỷ lệ che phủ và thường được gắn với các quá trình phát triển kinh tế - xã hội và chuyển đổi nông nghiệp [118], [131], [134], [198], [144] Việt Nam đã trải qua quá trình chuyển tiếp rừng này trong thời kỳ đầu những năm
1990 [143] Sự thay đổi về tỷ lệ che phủ của rừng đã được hiểu là chuyển tiếp rừng tại Việt Nam [100], [101] Từ tỷ lệ 43% năm 1943, tỷ lệ che phủ rừng cả nước đã giảm liên tục trong 40 năm tiếp theo và chỉ còn 22% vào năm 1983 Việt Nam trở thành nước có nạn phá rừng nhanh nhất trong số các nước Đông Nam Á với khoảng hai phần ba tỷ lệ che phủ rừng bị mất đi trong giai đoạn này [127] Bắt đầu từ năm 1992, chính phủ Việt Nam đã có nhiều nỗ lực làm ổn định và phục hồi tỷ lệ che phủ rừng Kể từ thời điểm này, tỷ lệ che phủ rừng của Việt Nam tăng đều đặn, từ 24,7% năm 1992 lên 38,2% năm
2005 [143] Hiện tại, tỷ lệ che phủ rừng hàng năm ở Việt Nam vẫn tăng nhưng tốc độ tăng đã chậm lại so với thập kỷ trước Tính đến ngày 31/12/2022, diện tích đất có rừng
đủ tiêu chuẩn để tính tỷ lệ che phủ toàn quốc là 13.923.108 ha, tỷ lệ che phủ là 42,02% [11] Việt Nam được xác định đang ở cuối đường cong diễn biến rừng với mức tịnh tiến tăng về diện tích, tuy nhiên chất lượng rừng lại bị giảm, tỷ lệ che phủ rừng tăng chủ yếu nhờ rừng trồng và tái sinh tự nhiên Các diện tích rừng trồng quy mô hộ gia đình được xem là nhân tố chính trong việc tăng tỷ lệ che phủ rừng ở Việt Nam [93] Hộ gia đình đã tích cực tham gia vào trồng cây và hiện kiểm soát khoảng 70% diện tích rừng trồng cả nước [140], trong đó rừng trồng keo hiện chiếm hơn 40% [130]
Ở nhiều tỉnh của Việt Nam, một trong những nguyên nhân chính gây mất rừng và suy thoái rừng là do việc lấn chiếm rừng, chặt phá rừng để sản xuất nông nghiệp, phát triển rừng trồng keo, cây công nghiệp (cao su, cà phê, tiêu), khai thác gỗ nhiên liệu và khai thác gỗ bất hợp pháp do hậu quả của tình trạng quá đông dân cư và các hoạt động sinh kế dựa vào rừng của người dân địa phương [41], [42], [43], [57] Trong khi chính sách quốc gia hỗ trợ để tăng tỷ lệ che phủ của rừng, các chương trình này lại đe dọa sinh
kế của người dân địa phương, những người phụ thuộc nhiều vào đất canh tác để sinh sống Người dân đã cố gắng thích nghi với môi trường và chính sách mới nhưng họ đã phải đối mặt với quá nhiều trở ngại đặt ra Đất sản xuất lương thực đã bị thu hẹp vì sự thay đổi từ cây lương thực chính sang cây trồng công nghiệp như sắn, cao su hoặc keo mang lại thu nhập tiền mặt cao Do thiếu đất, các hộ gia đình tăng cường các hoạt động chặt hạ, cắt tỉa và đốt rừng để dọn đất canh tác Kết quả là, rừng nguyên sinh bị suy thoái thành rừng thứ sinh và sự đa dạng sinh thái bị mất [149]
Trang 14Nam Đông và A Lưới là huyện miền núi thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế [44] có diện tích rừng và đất lâm nghiệp chiếm tỷ lệ lớn so với diện tích đất tự nhiên của huyện (Nam Đông: 85,95%; A Lưới: 89,44%) và tỷ lệ tỷ lệ che phủ rừng lớn (Nam Đông: 83,3%, A Lưới: 75,04%) [34], [35] Tài nguyên rừng tại đây chịu sự tàn phá của chiến tranh và việc khai thác gỗ từ rừng tự nhiên để phục vụ nhu cầu xây dựng và phát triển kinh tế Ngoài ra, áp lực dân số cùng với nhu cầu lương thực đã thúc đẩy người dân địa phương tiếp cận các khu rừng nhiều hơn [175], [152] Các nguyên nhân này dẫn đến sự suy thoái nhanh chóng của rừng tự nhiên Để khắc phục tình trạng này, huyện Nam Đông và A Lưới đã thực hiện hàng loạt các dự án phát triển rừng trồng và cao su như Chương trình
327, dự án Đa dạng hóa Nông nghiệp, Dự án Phát triển ngành Lâm nghiệp (WB3) (chỉ
ở huyện Nam Đông), Dự án Hỗ trợ đầu tư trồng rừng sản xuất (Dự án 417) (chỉ ở huyện
A Lưới) từ những năm 1990 đến năm 2015 Kết quả là đã hình thành rộng rãi các loài nhập nội trên đất rừng du canh du cư và bị suy thoái trước đây
Những năm 2000, lợi ích từ rừng trồng keo cao và ổn định đã tạo động lực thúc đẩy người dân địa phương chuyển đổi mạnh mẽ đất lâm nghiệp sang trồng rừng [149], [171] Việc phát triển rừng trồng còn dẫn đến tình trạng người dân xâm lấn rừng tự nhiên
và một phần diện tích rừng bị chuyển đổi sang mục đích tác nương rẫy hoặc mở rộng diện tích canh tác Mặc dù việc thực hiện các chính sách giao đất lâm nghiệp không có rừng cho các hộ gia đình để trồng rừng (từ 1995) và giao rừng tự nhiên cho nhóm hộ, cộng đồng quản lý (từ 2003) đã xúc tiến việc trao quyền cho người dân địa phương trong quản lý rừng với hi vọng có thể dẫn đến quản lý rừng và đất rừng bền vững [61], nhưng tài nguyên rừng tự nhiên của huyện Nam Đông và A Lưới đã và đang tiếp tục bị suy giảm và suy thoái Theo Quỹ bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Thừa Thiên Huế, tính riêng trong 5 năm từ 2010 đến 2015 huyện Nam Đông có 678,90 ha rừng bị mất và 359,29 ha rừng bị suy thoái, huyện A Lưới có 1.271,01 ha bị mất và 508,18 ha suy thoái rừng Bên cạnh đó, vẫn còn nhiều diện tích rừng tại hai huyện này có khả năng mất rừng cao với khoảng 8.988 ha tại huyện A Lưới và 5.304 ha tại huyện Nam Đông, chiếm khoảng 11,4% diện tích rừng tự nhiên tại đây [172]
Nam Đông và A Lưới là hai huyện có tỷ lệ lớn người dân tộc thiểu số (DTTS) Cơ
tu, Paco, Tà ôi, Pahy…sinh sống (A Lưới: 77,5%; Nam Đông: trên 70%), phần còn lại
là người Kinh [81], [87] Rừng đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động sinh kế của người dân địa phương thông qua việc thu hái lâm sản ngoài gỗ (LSNG), khai thác gỗ và canh tác trên đất lâm nghiệp Đặc biệt, các hộ nghèo và DTTS vẫn dựa vào rừng để kiếm sống thông qua các hoạt động như trồng trọt và thu hái LSNG [60] Trong bối cảnh bùng
nổ rừng trồng, người dân địa phương tìm mọi cách để có được đất, kể cả lấn chiếm rừng tự nhiên để chuyển sang trồng rừng [151], [157] Điều này gây áp lực rất lớn trong công tác quản lý sử dụng đất lâm nghiệp, đặc biệt là bảo tồn rừng tự nhiên Ngoài ra, việc đẩy mạnh chương trình trồng rừng tại địa phương cũng được đánh giá là có tác động nhiều đến tình
Trang 15hình sử dụng đất đai và sinh kế của hộ gia đình Hoạt động trồng rừng trên địa bàn càng phát triển, diện tích rừng trồng càng tăng thì diện tích đất canh tác nông nghiệp của địa phương càng giảm vì phần lớn rừng được trồng trên đất có khả năng canh tác nông nghiệp của địa phương Chính điều này đã khiến cho đất đai ở địa phương sử dụng không hiệu quả [66], [67] Bên cạnh đó việc phát triển rừng trồng có nguy cơ tạo ra sự bất bình đẳng trong tiếp cận đất và thu nhập giữa các nhóm hộ gia đình (hộ người kinh và DTTS; hộ nghèo/cận nghèo và không nghèo) [156], [130]
Trong bối cảnh đó, việc đảm bảo phát triển sinh kế bền vững cho hộ gia đình ở miền núi trong điều kiện không để mất rừng và suy thoái rừng là một thách thức rất lớn hiện nay
Trước thực tế đó, đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của quá trình chuyển đổi sử dụng đất lâm nghiệp đến sinh kế hộ gia đình ở miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế” đã được thực hiện
Những đóng góp mới của luận án gồm: (1) Luận án đóng góp tài liệu về chuyển tiếp rừng quy mô địa phương bằng cách mô tả sự chuyển đổi đất nương rẫy, vườn hộ, cao su và rừng
tự nhiên qua rừng trồng hộ gia đình; (2) Với việc áp dụng kết hợp lý thuyết Chuyển tiếp rừng và Khung sinh kế bền vững, luận án đã bổ sung vào phương pháp luận nghiên cứu, đánh giá quản lý sử dụng đất lâm nghiệp và sinh kế hộ gia đình miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế; (3) Luận án đã xác định được các nhóm giải pháp có ý nghĩa tham khảo cho chính quyền địa phương, các cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành trong việc quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp, thực thi các chính sách quản lý bảo vệ rừng gắn với sinh kế người dân địa phương
2 MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
1) Mục tiêu chung
Phân tích được quá trình chuyển đổi sự dụng đất lâm nghiệp nhằm cung cấp tài liệu về chuyển tiếp rừng quy mô địa phương, đồng thời đánh giá được ảnh hưởng của quá trình chuyển đổi sử dụng đất lâm nghiệp đến sinh kế hộ gia đình Từ đó đề xuất các giải pháp góp phần quản lý, sử dụng đất lâm nghiệp hợp lý và phát triển bền vững sinh
kế hộ gia đình ở miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế
Trang 163 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
1) Ý nghĩa khoa học:
Luận án đã hệ thống hóa cơ sở lý luận có liên quan và áp dụng lý thuyết Chuyển tiếp rừng kết hợp với Khung sinh kế bền vững để phân tích tác động qua lại giữa chuyển đổi sử dụng đất lâm nghiệp, sinh kế và tài nguyên rừng tại địa phương Từ đó bổ sung vào phương pháp luận nghiên cứu, đánh giá quản lý sử dụng đất lâm nghiệp và sinh kế hộ gia đình ở miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế, góp phần làm cơ sở để mở rộng áp dụng cho khu vực miền núi của các tỉnh miền Trung
2) Ý nghĩa thực tiễn
Những phát hiện của luận án có giá trị tham khảo cho các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành trong việc ban hành chính sách và các hướng dẫn thực thi chính sách về quản lý sử dụng đất lâm nghiệp gắn với sự bền vững xã hội và sinh thái
Các kết quả nghiên cứu của luận án góp phần cung cấp cơ sở cho chính quyền địa phương trong việc quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp bền vững và thực hiện các giải pháp cải thiện sinh kế của người dân miền núi
Đây cũng là tài liệu tham khảo đáng tin cậy cho các nghiên cứu về lâm nghiệp cũng như công tác giảng dạy với nhiều số liệu chính thống được thu thập tại cơ quan chức năng và dữ liệu quy mô hộ gia đình đa dạng được thu thập với nhiều phương pháp nghiên cứu
Trang 17CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1.1 Các khái niệm liên quan
- Đất nông nghiệp: Theo Luật đất đai của Việt Nam năm 2013, căn cứ vào mục
đích sử dụng, đất nông nghiệp bao gồm các loại đất sau: Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác; Đất trồng cây lâu năm; Đất rừng sản xuất; Đất rừng phòng hộ; Đất rừng đặc dụng; Đất nuôi trồng thủy sản; Đất làm muối và Đất nông nghiệp khác (đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt; xây dựng chuồng trại chăn nuôi; đất ươm tạo cây giống, con giống…) [50]
- Đất lâm nghiệp: Trong luật đất đai 2013 không có khái niệm riêng về đất lâm
nghiệp, tuy nhiên theo Điều 8, Thông tư 27/2018/TT-BTNMT quy định về thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất có quy định về đất lâm nghiệp Cụ thể, đất lâm nghiệp bao gồm đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng Trong đó gồm đất có rừng tự nhiên, đất có rừng trồng và đất đang được sử dụng để bảo
- Theo Khoản 3, Điều 2, Luật Lâm nghiệp 2017, Rừng là một hệ sinh thái bao gồm
các loài thực vật rừng, động vật rừng, nấm, vi sinh vật, đất rừng và các yếu tố môi trường khác, trong đó thành phần chính là một hoặc một số loài cây thân gỗ, tre, nứa, cây họ cau có chiều cao được xác định theo hệ thực vật trên núi đất, núi đá, đất ngập nước, đất cát hoặc hệ thực vật đặc trưng khác; diện tích liên vùng từ 0,3 ha trở lên; độ tàn che từ 0,1 trở lên [51]
- Theo Khoản 6, Điều 2, Luật Lâm nghiệp 2017, Rừng tự nhiên là rừng có sẵn trong
tự nhiên hoặc phục hồi bằng tái sinh tự nhiên hoặc tái sinh có trồng bổ sung [51]
- Theo Khoảng 8, Điều 2, Luật Lâm nghiệp 2017, Rừng trồng là rừng được hình
thành do con người trồng mới trên đất chưa có rừng; cải tạo rừng tự nhiên, trồng lại hoặc tái sinh sau khai thác rừng trồng [51]
- Theo Khoản 5, Điều 2, Luật Lâm nghiệp 2017, Tỷ lệ che phủ rừng là tỷ lệ phần
trăm giữa diện tích rừng so với tổng diện tích đất tự nhiên hoặc tái sinh có trồng bổ sung [51]
Trang 18- Theo Khoản 31, Điều 2, Luật Lâm nghiệp 2017, Suy thoái rừng là sự suy giảm
về hệ sinh thái rừng, làm giảm chức năng của rừng [51]
- Theo Khoản 16, Điều 2, Luật Lâm nghiệp 2017, Lâm sản là sản phẩm khai thác
từ rừng bao gồm thực vật rừng, động vật rừng và các sinh vật rừng khác gồm cả gỗ, LSNG, sản phẩm gỗ, song, mây, tre, nứa đã chế biến [51]
- Theo điều 57, Luật đất đai 2013, những trường hợp chuyển mục đích sử dụng
đất liên quan đến đất lâm nghiệp được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền gồm:
+ Chuyển đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng
+ Chuyển đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất sang sử dụng vào mục đích khác trong nhóm đất nông nghiệp
+ Chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp [50]
Điều 127, Luật đất đai 2013, quy định về thời hạn sử dụng đất khi chuyển đổi mục
đích sử dụng đất đã nêu rõ thêm các trường hợp chuyển đổi mục đích sử dụng đất
+ Trường hợp chuyển đất nông nghiệp sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp [50]
1.1.2 Cơ sở lý thuyết của chuyển tiếp rừng và khung sinh kế bền vững
1.1.2.1 Lý thuyết về chuyển tiếp rừng (Forest transition):
Lý thuyết chuyển tiếp rừng (Forest transition) do Mather đề xuất năm 1992, là một khung cơ sở lý thuyết để giải thích quá trình chuyển tiếp rừng xảy ra cùng với quá trình
đô thị hóa và công nghiệp hóa được quan sát ở một số nước châu Âu [135] Sau đó lý thuyết này được cải tiến bởi các tác giả khác bao gồm Mather và Needle, 1998 [136]; Rudel et al 2000 [153]; Meyfroidt và Lambin, 2008a [132]; Pfaff và Walker 2010 [153] Theo đó, tỷ lệ che phủ rừng (%) hay tỷ lệ mất rừng của một quốc gia hay một khu vực nhất định sẽ bắt đầu giảm dần theo thời gian, tới một điểm nào đó tốc độ sẽ giảm dần, tiến tới dừng hẳn rồi sau đó tăng trở lại do chuyển sang trạng thái rừng trồng, rừng
Trang 19được tái sinh Mức tăng tỷ lệ che phủ rừng sau đó cũng sẽ dần tiến tới trạng thái bền vững và ổn định trong tương quan với các nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội khác của quốc gia [135]
Thuật ngữ “Chuyển tiếp rừng” biểu thị một quá trình thay đổi sử dụng đất ở một quốc gia hoặc khu vực bắt đầu bằng một giai đoạn suy giảm tỷ lệ che phủ rừng trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển kinh tế, sau đó là giai đoạn tăng và phục hồi rừng tiếp theo [118], [135], [144], [154] Do đó, quá trình chuyển tiếp rừng mô tả giai đoạn quan trọng của sự đảo ngược hoặc quay vòng trong các xu hướng sử dụng đất dài hạn đối với một quốc gia hoặc khu vực từ mất diện tích rừng sang phục hồi lại trở lại [134], [137]
Rudel và cộng sự (2000) đã đề xuất hai mô hình phổ biến để mô tả chuyển tiếp rừng của một quốc gia hoặc khu vực: (1) Mô hình phát triển kinh tế được mô tả là sự tăng trưởng kinh tế của một quốc gia dẫn đến tạo ra nhiều việc làm phi nông nghiệp, các hoạt động kinh tế chuyển từ khai thác tài nguyên sang tập trung vào kinh tế công nghiệp, dịch vụ công với thâm canh nông nghiệp, đô thị hóa đã kéo người nông dân ra khỏi ruộng đất Kết quả là các vùng đất nương rẫy bị bỏ hoang và rừng được phục hồi trở lại (Ví dụ ở các nước Châu Phi, Đông Nam Á); (2) Mô hình chuyển tiếp rừng do việc khan hiếm rừng Theo đó, việc khai thác rừng mạnh mẽ trong giai đoạn đầu dẫn đến giảm rất nhanh khả năng cung cấp các sản phẩm và dịch vụ từ rừng, giá các sản phẩm và dịch vụ này sẽ tăng mạnh trong khi nhu cầu vẫn còn cao Xu thế này khiến cho các chính sách của quốc gia đó tập trung nhiều hơn vào bảo vệ rừng tự nhiên, trồng và phát triển rừng Kết quả là diện tích rừng dần tăng lên (Điển hình như ở Ấn Độ, Niger) [131], [155], [137], [91]
Các nghiên cứu thực nghiệm sau đó cho rằng hai con đường này không đủ để giải thích quá trình chuyển đổi rừng Vì vậy, Lambin và Meyfroidt (2010) đã bổ sung ba mô hình
có ảnh hưởng quyết định đến xu hướng chuyển đổi rừng: (3) Toàn cầu hóa; (4) Chính sách lâm nghiệp quốc gia; (5) Vai trò của nông hộ nhỏ và thâm canh nông nghiệp Theo
đó, mô hình toàn cầu hóa là một phiên bản hiện đại của con đường phát triển kinh tế, trong đó các nền kinh tế quốc gia ngày càng hội nhập và chịu ảnh hưởng của các hệ tư tưởng và thị trường toàn cầu Mô hình thứ 4 lập luận rằng các chính sách lâm nghiệp quốc gia đóng vai trò trung tâm trong việc thúc đẩy quá trình chuyển đổi [142] Thâm canh nông nghiệp và sản xuất hộ gia đình có liên quan chặt chẽ đến việc chuyển đổi rừng do khan hiếm vì cả hai đều được thúc đẩy bởi sự khan hiếm đất đai Đồng thời, con đường này tương ứng với bước phát triển kinh tế đầu tiên [142] Nhìn chung, các lý thuyết này không loại trừ nhau tức chuyển tiếp rừng của một quốc gia hay khu vực có thể được diễn giải bởi hai hay nhiều mô hình tương tác với nhau Hơn nữa, đường cong chuyển tiếp rừng không giống nhau cho mọi quốc gia do phụ thuộc vào bối cảnh tự
Trang 20Hình 1.1 Đường cong chuyển tiếp rừng tại một số quốc gia trên thế giới [39] 1.1.2.2 Sinh kế và khung sinh kế bền vững
Khái niệm sinh kế được Robert Chambers và Gordon Conway đề xuất năm 1992
và đã được áp dụng phổ biến nhất ở cấp hộ gia trong các nghiên cứu về vấn đề này [98] Theo đó, sinh kế bao gồm con người, khả năng và phương tiện sinh sống của họ, bao gồm lương thực, thu nhập và tài sản Một sinh kế bền vững về mặt môi trường khi nó duy trì hoặc tăng cường các tài sản địa phương và toàn cầu mà sinh kế phụ thuộc vào, đồng thời có tác động có lợi ròng đối với các sinh kế khác Một sinh kế bền vững về mặt
xã hội có thể đối phó và phục hồi sau những căng thẳng và cú sốc, đồng thời cung cấp cho các thế hệ tương lai [98] Định nghĩa này, sau đó được Cơ quan Phát triển Quốc tế Vương quốc Anh (Department for International Development – DFID) năm 1999 chuyển thể lại “Sinh kế bao gồm năng lực, tài sản (kể cả cả vật chất và tài nguyên xã hội) và các hoạt động cần thiết cho một phương tiện sinh sống Sinh kế là bền vững khi
nó có thể đối phó với và phục hồi từ những căng thẳng và những cú sốc và duy trì hoặc tăng cường khả năng của nó và tài sản cả bây giờ và trong tương lai, trong khi không làm suy yếu cơ sở tài nguyên thiên nhiên [107]
Khung sinh kế là một công cụ được xây dựng nhằm xem xét một cách toàn diện tất cả các yếu tố khác nhau ảnh hưởng như thế nào đến sinh kế của con người, đặc biệt
là các cơ hội hình thành nên chiến lược sinh kế của con người Đây là cách tiếp cận toàn diện nhằm xây dựng các lợi thế hay chiến lược đặt con người làm trung tâm trong quá trình phân tích Tiếp cận sinh kế theo khung sinh kế bền vững được trình bày trong các nghiên cứu của Chamber và Conway (1992) [98], Scoones (1998) [163] Trong đó, khung phân tích sinh kế bền vững do DFID được các học giả và cơ quan triển ứng dụng rộng rãi trong phân tích về sinh kế và đói nghèo (Hình 1.2)
Trang 21Hình 1.2 Khung sinh kế bền vững của DFID, 2001 [108]
Thành phần cơ bản của khung phân tích sinh kế gồm các nguồn vốn (tài sản), tiến trình thay đổi cấu trúc, bối cảnh thay đổi bên ngoài, chiến lược sinh kế và kết quả của chiến lược sinh kế đó
Nguồn vốn hay tài sản sinh kế là toàn bộ năng lực vật chất và phi vật chất mà con người có thể sử dụng để duy trì hay phát triển sinh kế của họ Nguồn vốn sinh kế được chia làm 5 loại nguồn vốn chính:
1.) Vốn nhân lực (Human capital) là sự kết hợp giữa các kỹ năng, kiến thức, khả năng lao động và sức khỏe cho phép con người theo đuổi các chiến lược sinh kế khác nhau nhằm đạt được các mục tiêu sinh kế của họ Ở cấp độ hộ gia đình, vốn con người biểu hiện ở số lượng và chất lượng lao động sẵn có của gia đình Điều này thay đổi tùy theo quy mô hộ gia đình, trình độ kỹ năng, tiềm năng lãnh đạo, tình trạng sức khỏe,…[129], [108] Vốn nhân lực tạo điều kiện thuận lợi cho nhóm dễ bị tổn thương bằng cách cải thiện cơ hội việc làm, cam kết phi nông nghiệp và các hình thức cam kết khác hỗ trợ kết quả sinh kế và giúp chống lại tình trạng dễ bị tổn thương hoặc đe dọa đến sinh kế [178];
2.) Vốn tài chính (Financial capital) bao gồm các nguồn kinh tế cho phép các hộ gia đình và cá nhân dễ bị tổn thương tạo ra thu nhập và đầu tư để đảm bảo tính bền vững của các kết quả sinh kế [163] Vốn tài chính là các nguồn tài chính mà người ta sử dụng nhằm đạt được các mục tiêu trong sinh kế [108] Các nguồn đó bao gồm nguồn dự trữ hiện tại, dòng tiền theo định kỳ và khả năng tiếp cận các nguồn vốn tín dụng từ bên ngoài như từ người thân hay từ các tổ chức tín dụng khác nhau Các nguồn đó bao gồm
dự trữ tiền mặt trong ngân hàng, tài sản dùng một lần như gia súc, các nguồn thu nhập
Trang 22vốn tín dụng…để cải thiện kết quả sinh kế [94], [108], [122];
3.) Vốn tự nhiên (Natural capital) là tập hợp các tài nguyên thiên nhiên mà các hộ gia đình và cá nhân có thể khai thác và sử dụng cho các mục đích kinh tế để tạo ra sinh
kế và từ đó giúp đạt được các kết quả sinh kế [107], [108], [116] Những nguồn tài nguyên thiên nhiên này bao gồm nước sông suối, hồ cho mục đích đánh cá và tưới tiêu, đất canh tác và xây dựng, tài nguyên rừng, chăn nuôi, khoáng sản và cả cây kinh tế, cỏ
và cây bụi mà con người sử dụng để kiếm sống [110];
4.) Vốn vật chất (Physical capital) bao gồm cơ sở hạ tầng cơ bản và hàng hóa sản xuất cần thiết để hỗ trợ sinh kế [108] Ở góc độ hộ gia đình, vốn vật chất là trang thiết
bị sản xuất như máy móc, dụng cụ sản xuất, nhà xưởng hay các tài sản nhằm phục vụ nhu cầu cuộc sống hàng ngày như nhà cửa, phương tiện đi lại, phương tiện liên lạc và thiết bị sinh hoạt gia đình [95], [164];
5.) Vốn xã hội (Social capital): Trong bối cảnh của khung sinh kế bền vững, vốn
xã hội được hiểu là các nguồn lực xã hội mà mọi người sử dụng để theo đuổi các mục tiêu sinh kế của họ [108] Vốn xã hội là hiện thân của một loại niềm tin và lợi ích đối ứng, lợi ích chung và quan hệ xã hội hợp tác [103] Vốn xã hội là kết quả của các mối quan hệ xã hội giữa các thành viên trong một gia đình, các nhóm ngang hàng và những người có cùng chí hướng trong xã hội bị ràng buộc bởi lợi ích chung [108] Samsudin
và Kamaruddin (2013) [163] cho rằng vốn xã hội liên quan đến sự tương tác giữa các thành viên hoặc cá nhân trong hộ gia đình và hệ thống xã hội, mạng lưới xã hội, các đảng phái chính trị cũng như các hiệp hội có trụ sở tại địa phương hoặc quốc tế Những quan niệm này cho rằng vốn xã hội là một nguồn lực xã hội gắn liền với các mối quan
hệ cá nhân cùng có lợi và tin tưởng với mọi bên tham gia đều có cổ phần và cơ hội như nhau mà không ảnh hưởng đến lợi ích của bên tham gia khác trong các mối quan hệ tương hỗ [122]
Cấu trúc và Quy trình (Structure and processes) Đây là yếu tố thể chế, tổ chức, chính sách và luật pháp xác định hay ảnh hưởng khả năng tiếp cận đến các nguồn vốn, điều kiện trao đổi của các nguồn vốn và thu nhập từ các chiến lược sinh kế khác nhau Các cấu trúc là các tổ chức (cả tư nhân và cộng đồng) thiết lập và thực hiện chính sách
và pháp luật, cung cấp dịch vụ, mua bán, giao dịch và thực hiện tất cả các chức năng khác có ảnh hưởng đến sinh kế Quy trình xác định cách thức mà các cấu trúc và các cá nhân vận hành và tương tác Các quy trình rất quan trọng đối với mọi khía cạnh của sinh
kế Chúng cung cấp các khuyến khích từ thị trường từ đó kích thích mọi người đưa ra các lựa chọn cụ thể Chúng cho phép mọi người chuyển đổi một loại tài sản này sang một loại tài sản khác Hoặc có ảnh hưởng mạnh mẽ đến các mối quan hệ giữa các cá nhân [108]
Trang 23Thành phần quan trọng thứ ba của khung sinh kế là kết quả của sinh kế (livelihood outcome) Kết quả sinh kế là những thành tựu hoặc kết quả đầu ra của các chiến lược sinh kế Kết quả của sinh kế nhìn chung là cải thiện phúc lợi của con người nhưng có sự
đa dạng về trọng tâm và sự ưu tiên Đó là có thể cải thiện về mặt vật chất hay tinh thần của con người như tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo, giảm tính dễ bị tổn thương, cải thiện an ninh lương thực hay sử dụng bền vững và hiệu quả tài nguyên thiên nhiên Chiến lược sinh kế là sự phối hợp các hoạt động và lựa chọn mà người dân sử dụng để thực hiện mục tiêu sinh kế của họ hay đó là một loạt các quyết định nhằm khai thác hiệu quả nhất nguồn vốn hiện có Đây là một quá trình liên tục nhưng những thời điểm quyết định có ảnh hưởng lớn lên sự thành công hay thất bại đối với chiến lược sinh kế Đó có thể là lựa chọn cây trồng vật nuôi, thời điểm bán, sự bắt đầu đối với một hoạt động mới, thay đổi sang một hoạt động mới hay thay đổi qui mô hoạt động [108]
Cuối cùng là bối cảnh dễ bị tổn thương Các yếu tố tạo nên bối cảnh dễ bị tổn thương rất quan trọng vì chúng có tác động trực tiếp đến tình trạng tài sản của người dân
và các lựa chọn mở ra cho họ để theo đuổi các kết quả sinh kế có lợi Có thể tác động trực tiếp phá hủy tài sản sinh kế như bão lũ, xung đột dân sự; hoặc tác động của những
cú sốc kinh tế như những thay đổi nhanh chóng về tỷ giá hối đoái và điều kiện thương mại, có thể gây ra cho những người rất nghèo; Sự thay đổi theo mùa về giá cả, cơ hội việc làm và thực phẩm sẵn có là một trong những thay đổi lớn nhất Không phải tất cả bối cảnh sinh kế luôn luôn tiêu cực Tuy nhiên, phức hợp ảnh hưởng của bối cảnh sinh
kế trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hưởng cho nhiều khó khăn mà những người nghèo phải đối mặt Ngay cả khi bối cảnh sinh kế mang tính tích cực thì những người nghèo nhất thường không thể hưởng lợi vì họ thiếu tài sản và các thể chế mạnh hoạt động có lợi cho
1990 Lý do cơ bản dẫn đến suy giảm rừng là 80% diện tích rừng bị phá là do các hoạt động nông nghiệp [114]
Trang 24Tuy nhiên, tỷ lệ mất rừng đã giảm đáng kể, diện tích rừng tự nhiên toàn cầu giảm chậm trong giai đoạn 2000-2010 [144] Từ năm 2010 đến năm 2015, diện tích rừng (kể
cả rừng tự nhiên và rừng trồng lại) giảm theo nhịp độ 0,08% mỗi năm so với thập kỷ
1990 - 2000 là 0,18% Rừng chủ yếu bị thu hẹp lại ở các vùng nhiệt đới, đặc biệt là Nam
Mỹ, Châu Phi Trong đó, Brazil là nước bị mất rừng nhiều nhất (984.000 ha), đứng trên các nước như Indonesia, Miến Điện, Nigeria và Tanzania Ngược lại với các nước trên, Trung Quốc, Úc và Chile là những nước đã và đang mở rộng diện tích rừng Báo cáo của cơ quan Liên Hiệp Quốc cũng ghi nhận rừng trồng không ngừng được mở rộng, hiện đang chiếm tới 7% diện tích rừng của thế giới Trong giai đoạn 5 năm gần đây nhất (2015–2020), tỷ lệ mất rừng hàng năm ước tính là 10 triệu ha, so với mức giảm 12 triệu
ha trong giai đoạn 2010–2015 Diện tích rừng tái sinh tự nhiên giảm từ năm 1990 nhưng diện tích rừng trồng tăng 123 triệu ha [114]
Hình 1.3 Sự thay đổi sử dụng đất trên thế giới [161]
Kế hoạch chiến lược của Liên hợp quốc về rừng 2017–2030 đặt mục tiêu tăng diện tích rừng toàn cầu thêm 3% vào năm 2030 [113] Nghiên cứu của Song và cộng sự (2018) đã đưa ra một phân tích về dữ liệu từ nhiều cảm biến vệ tinh cho thấy mức tăng ròng của tỷ lệ che phủ rừng toàn cầu là hơn hai triệu km2 trong hơn 34 năm (tương đương tăng 7,1 %) [165] Các quốc gia trên thế giới đã đặt mục tiêu rõ ràng là chấm dứt nạn phá rừng: Tại COP26 ở Glasgow, Scotland, Vương quốc Anh năm 2021, các quốc gia
có khoảng 85% diện tích rừng trên thế giới đã cam kết chấm dứt nạn phá rừng vào năm
2030 [161]
Kể từ những năm 1990, lịch sử về chuyển tiếp rừng đã được mô tả bởi nhiều nghiên cứu ở các quốc gia khác nhau thuộc vùng ôn đới như ở miền đông Hoa Kỳ, Canada, Đan Mạch, Pháp, Đức, Ba Lan, Thụy Sĩ, Scotland, New Zealand, Chile, Nhật Bản, Hàn Quốc
và các vùng lãnh thổ khác được quan sát trong thế kỷ XIX và XX [144], [136], [179]
Trang 25Gần đây hơn, quá trình chuyển tiếp rừng mới nổi đã được mô tả ở các nước đang phát triển thuộc các vùng nhiệt đới ở Tây bán cầu như ở một số vùng của Mexico, Ecuador và Brazil, và ở El Salvador, Costa Rica, Panama, Cuba và Puerto Rico [144], [120], [154], [128] Một số khu vực ở Châu Phi như một phần của Nam Phi và Madagascar và ở Ghana [138], [167] và một số quốc gia và vùng lãnh thổ ở Nam Á bao gồm Ấn Độ, Bhutan, miền nam Trung Quốc và Việt Nam [100], [141], [142], [180] Ngoài ra, một số xu hướng nhất định chỉ ra rằng một số quốc gia ở Châu Á như Nepal, Bangladesh, Thái Lan và Philippines có thể đang chạm đến 'đáy' của đường cong hình chữ U, với quá trình chuyển đổi rừng có lẽ sắp bắt đầu [145], [179]
Đối với các nước ôn đới, chuyển tiếp rừng được ngầm hiểu đồng nghĩa với “chuyển đổi bền vững” Dựa trên kinh nghiệm của Châu Âu, có thể giả định rằng bất kỳ sự gia tăng nào về tỷ lệ che phủ rừng đều đại diện cho “tin tốt” Trái ngược với các quốc gia
Âu Mỹ ở thế kỷ XIX, các nước đang phát triển đã kế thừa một số di sản thuộc địa trong
cơ cấu sử dụng đất [139] Hơn nữa, nền kinh tế của các quốc gia liên kết với nhau mạnh
mẽ hơn trước những ảnh hưởng của toàn cầu hóa; điều này gây ra nhiều vấn đề phức tạp khi phân tích mối liên hệ giữa quá trình 'hiện đại hóa' của một quốc gia với chuyển tiếp rừng được quan sát [128], [132], [153], [179] Bên cạnh đó, các đặc thù quy mô nhỏ hơn được đưa vào trong bối cảnh phát triển nông thôn, chẳng hạn như động lực hoạt động tại địa phương của các bên liên quan khác nhau tham gia vào quản lý đất/rừng ảnh hưởng của địa hình và độ dốc để định hình quản lý đất đai, đặc điểm văn hóa/lịch sử, và đặc biệt là phạm vi tiếp cận và những ảnh hưởng từ dao động mạnh mẽ của thị trường hàng hóa trong các mạng lưới kinh tế có tính chất toàn cầu hóa ngày càng tăng [100], [128], [58], [139]
Trên thực tế, có nhiều quốc gia đã chấm dứt lịch sử phá rừng của họ Thậm chí, một số nơi còn quay ngược lại từ mất rừng sang mở rộng những khu rừng hiện tại Sự đảo ngược này, từ phá rừng sang tái trồng rừng, được gọi là chuyển tiếp rừng Biểu đồ tại hình 1.4 cho thấy dữ liệu của một số quốc gia đã đạt được điều này
Hình 1.4 Chuyển tiếp rừng ở một số nước trên thế giới [161]
Tại Châu Á, có nhiều quốc gia đã trải qua hoặc gần đây đã bắt đầu trải qua quá trình chuyển tiếp rừng như Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Philippines, Hàn Quốc và
Trang 26Việt Nam Tuy nhiên vẫn có các quốc gia vẫn đang trong tình trạng mất rừng và suy thoái rừng là Indonesia, Lào và Malaysia [179]
Ấn Độ đã chứng kiến một bước ngoặt về tỷ lệ che phủ của rừng vào những năm 1980 Chính sách lâm nghiệp đầu tiên ở Ấn Độ vào năm 1952 dự kiến một phần ba diện tích địa lý của nước này là rừng Do đó, ngày càng có nhiều khu vực hoang vu được xác định
là rừng của chính phủ và được quản lý một cách khoa học Đồng thời các khu rừng bị chặt phá để sử dụng vào mục đích nông nghiệp theo các quy định pháp lý của các đạo luật định cư đất đai ở các bang khác nhau, nhằm đáp ứng nhu cầu lương thực của dân số ngày càng tăng Với sự khởi đầu của cuộc cách mạng xanh, áp lực chuyển đổi rừng sang nông nghiệp giảm dần vào những năm 1970 Các chính sách lâm nghiệp tạo điều kiện cho người dân địa phương tham gia vào các hoạt động lâm nghiệp đã có hiệu quả trong việc phục hồi đất lâm nghiệp bị suy thoái hoặc bị chuyển đổi trở lại thành rừng [179] Sau Chiến tranh Triều Tiên (1950-1953), Hàn Quốc đã trải qua nạn phá rừng và suy thoái rừng nghiêm trọng Tuy nhiên, sự suy giảm tỷ lệ che phủ rừng ở Hàn Quốc đã kết thúc vào năm 1955, khi diện tích rừng chiếm 35% diện tích đất quốc gia, không bao gồm đất lâm nghiệp không có rừng Sau năm 1955, tỷ lệ che phủ rừng tăng lên, đạt đỉnh 65% vào năm 1980 [93] Tính đến năm 2010, diện tích rừng của Hàn Quốc là khoảng 6,4 triệu ha và chiếm gần 64% tổng diện tích đất Các chính sách tái trồng rừng, kiểm soát nhu cầu gỗ đã góp phần khôi phục rừng thành công ở Hàn Quốc [179]
Nhật Bản đã trải qua một cuộc chuyển đổi rừng khác vào thế kỷ XVIII, tỷ lệ che phủ rừng tăng lên kể từ đầu những năm 1950 [179] Sự suy giảm dân số nông thôn kéo theo quá trình chuyển đổi rừng, dẫn đến việc Nhật Bản ngừng đầu tư vào lâm nghiệp và thiếu
gỗ [143] Hệ thống Quy hoạch Lâm nghiệp và Hệ thống Hợp tác xã được đưa ra trong Luật Lâm nghiệp sửa đổi năm 1951, đã có ảnh hưởng đáng kể đến việc thúc đẩy quản
lý rừng và mở rộng diện tích rừng tại nước này [179]
Một mô hình tương tự cũng xảy ra ở Trung Quốc, nơi mà tỷ lệ che phủ của rừng đã bị suy giảm nghiêm trọng trong nhiều thế kỷ Kể từ những năm 1950, tình trạng khan hiếm
gỗ, xói mòn đất và lũ lụt đã thúc đẩy các nỗ lực tái trồng rừng và các quy định về khai thác gỗ Những chính sách này, ban đầu được thực thi kém và không thành công, dần dần đã được củng cố và cuối cùng dẫn đến chuyển tiếp rừng [137] Trung Quốc mở rộng diện tích các khu bảo tồn của họ tăng nhập khẩu gỗ từ nước láng giềng Nga để giảm nạn phá rừng [144]
Myanmar từng là một quốc gia khá giả ở Đông Nam Á và được coi là vựa lúa của vùng Tuy nhiên, những vựa lúa đó phải trả giá bằng các khu rừng Từ năm 2002 đến 2014, rừng nguyên sinh giảm 22,5%, tỷ lệ che phủ rừng ngập mặn của đồng bằng giảm 64%
từ năm 1978 đến năm 2011 với nguyên nhân chủ yếu là do mở rộng diện tích nông nghiệp [116]
Trang 27Trong khi nhiều sáng kiến của chính phủ nhằm kiểm soát nạn phá rừng và thúc đẩy sử dụng rừng bền vững đã thất bại trước những năm 1980, Philippines đã chứng kiến sự gia tăng diện tích rừng sau những năm 1990 Kể từ đó, chính sách lâm nghiệp đã chuyển
từ các chương trình của chính phủ trung ương sang quan hệ đối tác hợp tác giữa người dân sống phụ thuộc vào rừng và chính quyền địa phương Tác động của thay đổi chính sách bắt đầu xuất hiện trên thực tế khi tỷ lệ che phủ của rừng tăng lên theo thời gian [179]
Indonesia có tài nguyên rừng phong phú nhưng nạn phá rừng nghiêm trọng đã làm giảm
tỷ lệ che phủ rừng từ 62% năm 1990 xuống còn 49% năm 2010 [179] Các chương trình trồng rừng quy mô lớn đã được triển khai, bao gồm chương trình phủ xanh và tái trồng rừng năm 1968 và nỗ lực quốc gia nhằm giải quyết tình trạng suy giảm rừng từ năm
Từ năm 1970 đến năm 2000, diện tích rừng tự nhiên đã giảm khoảng 20% ở Malaysia, chủ yếu do chuyển đổi sang cây cọ dầu, cao su và khai thác gỗ thâm canh Một diện tích lớn rừng bị khai thác quá mức đã được chỉ định để xử lý nhằm đạt được mục tiêu quản
lý rừng bền vững Đến cuối năm 1988, có khoảng 2,29 triệu ha rừng bị khai thác quá mức ở bán đảo Malaysia, 1,92 triệu ha ở Sarawak và khoảng 2,25 triệu ha ở Sabah [177]
Để đảm bảo quản lý rừng hiệu quả và thực hiện Chính sách Lâm nghiệp Quốc gia ở Malaysia, các cơ quan nhà nước đã xây dựng và thực thi nhiều đạo luật và pháp lệnh khác nhau [179]
Nhìn chung, những khu rừng ôn đới đã đạt được quá trình chuyển tiếp rừng, cụ thể nạn phá rừng trước đây rất cao, sau đó lên đến đỉnh điểm vào nửa đầu thế kỷ XX và từ những năm 1990 trở đi, diện tích rừng ôn đới đã được mở rộng Rừng ôn đới đang phát triển trở lại, trong 10 thập kỷ gần đây nhất, có 6 triệu ha rừng ôn đới phục hồi trở lại Thách thức bây giờ là đạt được điều tương tự trong các khu rừng nhiệt đới Tỷ lệ phá
Trang 28rừng ở vùng nhiệt đới cao nhất trong những năm 1980 Kể từ đó, tỷ lệ phá rừng đã giảm
đi 3 lần, tuy nhiên trong thập kỷ gần đây nhất vẫn có 53 triệu ha rừng nhiệt đới bị mất Mặc dù tỷ lệ phá rừng nhiệt đới trên toàn cầu vẫn ở mức cao, nhưng chúng đã giảm trong giai đoạn 2000-2010 và một số quốc gia đang phát triển ở vùng nhiệt đới gần đây
đã trải qua quá trình chuyển tiếp rừng - chuyển từ phá rừng sang tái trồng lại rừng [144] Tại Châu Á, có nhiều quốc gia đã trải qua hoặc gần đây đã bắt đầu trải qua quá trình chuyển tiếp rừng (Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Philippines, Hàn Quốc và Việt Nam) Tuy nhiên vẫn có các quốc gia vẫn đang trong tình trạng mất rừng và suy thoái rừng (Indonesia, Lào, Campuchia, Myanmar và Malaysia) [123] Bên cạnh đó, trong trường hợp một số quốc gia đã đạt được quá trình chuyển đổi này, thì cũng có trường hợp người tiêu dùng ở các quốc gia này góp phần vào nạn phá rừng ở những nơi khác Nếu chúng
ta muốn bảo vệ các khu rừng trên hành tinh thì toàn thế giới cần phải đạt được điều mà nhiều quốc gia đã đạt được, đó là chuyển từ phá rừng sang trồng lại rừng - một quá trình chuyển tiếp rừng toàn cầu [161]
1.2.1.2 Các công trình nghiên cứu về về sinh kế hộ gia đình trên thế giới
Để tồn tại và thịnh vượng trong những hoàn cảnh khó khăn, các hộ gia đình nông thôn theo đuổi một ''chiến lược sinh kế'' với một số hoạt động khác nhau như trồng trọt, chăn nuôi gia súc, đánh bắt cá, việc làm phi nông nghiệp và khai thác tài nguyên thiên nhiên thông qua săn bắn và hái lượm [168] Khoảng 90 % hộ gia đình nông thôn tham gia vào các hoạt động nông nghiệp Ở Châu Phi, 70 % thu nhập hộ gia đình ở khu vực nông thôn là từ hoạt động nông nghiệp, trong khi ở Châu Á và Châu Mỹ Latinh, 50 % thu nhập là từ hoạt động nông nghiệp [105], [106] Ở những vùng nông thôn này, nông nghiệp quy mô nhỏ, đánh bắt cá, chăn nuôi gia súc và các hoạt động phi nông nghiệp là một số sinh kế phổ biến mà những người dân này tồn tại như một nguồn thu nhập Theo Ngân hàng Thế giới, các nước có thu nhập thấp có dân số nông thôn cao hơn so với các nước có thu nhập cao, trong đó Nam Á có dân số nông thôn cao nhất, tiếp theo là Châu Phi cận Sahara [145]
Rừng tạo môi trường sống cho đời sống động thực vật đa dạng, cung cấp các dịch
vụ hệ sinh thái quan trọng và cung cấp sinh kế cho hàng triệu người trên toàn thế giới [110], [152] Có 1,7% lực lượng lao động của thế giới đang làm việc trong ngành lâm nghiệp, đóng góp khoảng 8% thu nhập nội địa của cả hành tinh [114] Rừng đóng vai trò quan trọng trong vấn đề phát triển bền vững người nghèo tại các nước đang phát triển [55], các hoạt động dựa vào rừng cung cấp khoảng 30 triệu việc làm trong khu vực phi chính thức, cũng như tới 1/3 tổng số việc làm phi nông nghiệp ở nông thôn [96] Ở hầu hết các nước đang phát triển, 70-80% dân số là cư dân nông thôn sống dựa vào đất rừng
và nông nghiệp tự cung tự cấp để kiếm sống Ở châu Á, khoảng 450 triệu người phụ thuộc chủ yếu vào tài nguyên rừng và cây cối để kiếm sống và ở châu Phi có hơn 60%
Trang 29của Angelsen và cộng sự (2014) thu nhập từ rừng trong tổng thu nhập của 8000 hộ gia đình ở 24 quốc gia đang phát triển là 22,2% Tại 10 địa điểm ở Châu Mỹ Latinh, thu nhập từ rừng chiếm 28,6% thu nhập trung bình của hộ gia đình, trong khi tỷ lệ thu nhập
từ rừng ở Châu Á và Châu Phi lần lượt là 20,1% và 21,4% [91]
Rừng bao phủ 50% diện tích đất liền của Đông Nam Á, có khoảng 300 triệu người sống ở khu vực nông thôn và có tới 70 triệu người dựa vào rừng để kiếm sống, đảm bảo dinh dưỡng và an ninh lương thực [97] Diện tích vùng núi ở đây chiếm một vùng rộng lớn kéo dài từ Thái Lan, Myan-ma, Nam Trung Quốc (tỉnh Vân Nam), Lào và Việt Nam [30] Các vùng núi ở Châu Á chiếm một phần diện tích khá rộng với hơn 50 triệu ha và
là đất sinh sống của hơn 100 triệu dân; họ chủ yếu kiếm sống dựa vào các nguồn tài nguyên sẵn có Đây là nơi an cư lạc nghiệp của rất nhiều các DTTS sinh sống Tình trạng nghèo khó và vấn đề đảm bảo lương thực đang là vấn nạn ở đây Nông dân thường
sử dụng các phương pháp canh tác truyền thống và không phù hợp với điều kiện môi trường Trước đây, có rất nhiều biện pháp cải thiện nông nghiệp ở những vùng này để nâng cao thu nhập cho nông dân nhưng lại không đem lại hiệu quả cao trong việc đảm bảo lương thực cũng như bảo vệ môi trường Tuy trong những năm gần đây, sinh kế của người dân tại các khu vực này đã cải thiện đáng kể nhờ công nghệ và kỹ thuật mới, nhưng vấn đề về đảm bảo lương thực nghèo đói và vấn đề môi trường vẫn đang là những vấn đề cần phải giải quyết [64]
1.2.3 Các công trình nghiên cứu về chuyển tiếp rừng và sinh kế tại Việt Nam 1.2.3.1 Các công trình nghiên cứu về chuyển tiếp rừng tại Việt Nam
Có nhiều đánh giá khác nhau về sự suy giảm tỷ lệ che phủ rừng ở Việt Nam trong nửa thế kỷ gần đây Diện tích rừng ở Việt Nam ước tính đạt khoảng 181.500 km2 (chiếm 55% tổng diện tích đất đai 330.000 km2) vào cuối những năm 1960 và 56.680 km2
(khoảng 17% tổng diện tích đất đai) vào cuối những năm 1980) [151] Năm 1943, diện tích rừng Việt Nam ước tính có khoảng 14,3 triệu ha [112], với tỷ lệ che phủ là 43,8%; trên mức an toàn sinh thái là 33% Năm 1976, diện tích rừng giảm xuống còn 11 triệu
ha với tỷ lệ che phủ còn 34% Năm 1985, diện tích rừng còn 9,3 triệu ha và tỷ lệ che phủ là 30% Năm 1995, diện tích rừng tiếp tục giảm xuống còn 8 triệu ha với tỷ lệ che phủ là 28% (Jyrki và cộng sự, 1999) Diện tích rừng bình quân vào năm 1995 cho 1 người là 0,13 ha, thấp hơn mức trung bình ở Đông Nam Á (0,42%) Theo ước tính, tốc độ mất rừng tự nhiên Việt Nam khoảng 185.000 ha/năm trong giai đoạn 1976-
1990 (ADB, 2000) Nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng này được cho là do tập quán canh tác nông nghiệp du canh du cư của đồng bào DTTS; mở rộng sản xuất nông nghiệp gắn liền với thực hiện di dân, tái định cư sau giải phóng; khai thác gỗ thiếu bền vững tại các lâm trường quốc doanh, kể cả khai thác gỗ bất hợp pháp; thu hái lâm sản phục vụ cuộc sống, như củi đun; và rừng bị tàn phá trên quy mô lớn bởi chiến tranh [39]
Trang 30Bắt đầu từ năm 1992, các chính sách cải cách quản lý đất đai, các chương trình, dự
án đã góp phần tăng diện tích rừng và phục hồi tỷ lệ che phủ rừng như Nghị định 02/1994 hay Nghị định 01/1995 về giao đất giao rừng, Nghị quyết của Đảng về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp (hay còn gọi Khoán 10, năm 1988); các chương trình dự án trồng rừng, phủ xanh đất trống đồi trọc, giao đất giao rừng như Chương trình 327, Chương trình 661 trồng mới 5 triệu ha rừng Trồng rừng, phục hồi rừng tự nhiên đã nâng tổng diện tích rừng toàn quốc lên khoảng 13,3 triệu ha năm 2010 so với 9,2 triệu ha năm
1992 Đến năm 2015, tỷ lệ che phủ rừng toàn quốc đạt 40,8% [39] Theo Lambin và Meyfroidt (2011), sự gia tăng diện tích rừng ở Việt Nam trong giai đoạn này còn do những thay đổi và tác động bởi năng suất sản xuất nông nghiệp tăng nhanh, xu hướng chuyển dịch sản xuất nông nghiệp định canh định cư…[143] Hiện tại, tỷ lệ che phủ rừng hàng năm ở Việt Nam vẫn tăng thuần nhưng tốc độ tăng đã chậm lại so với thập
kỷ trước [39]
Hình 1.5 Đường cong diễn biến rừng ở Việt Nam giai đoạn 1943 – 2020 [39]
Ở Việt Nam, dường như có sự tương tác giữa năm con đường chuyển tiếp rừng Meyfroidt and Lambin (2008) [142] và De Jong (2010) [125] cho rằng chính tình trạng thiếu đất sản xuất do dân số tăng và suy giảm tài nguyên trước đây cùng với chính sách quốc gia về chuyển đổi mục đích sử dụng rừng, cơ chế khuyến khích các hộ sản xuất nhỏ tăng cường sản xuất nông nghiệp và tiếp cận thị trường, chất lượng vận hành hệ thống quản lý lâm nghiệp là những yếu tố cốt lõi ảnh hưởng đến diễn biến rừng Việt Nam Quá trình chuyển đổi rừng ở Việt Nam được thúc đẩy bởi sự kết hợp giữa các phản ứng kinh tế và chính trị đối với tình trạng khan hiếm đất và rừng, tăng trưởng kinh
tế, tự do hóa thị trường, tư nhân hóa đất đai và thâm canh nông nghiệp [140], [143], [100]
Cụ thể năm con đường chuyển tiếp rừng tại Việt Nam như sau: (1) Con đường khan hiếm tài nguyên rừng thể hiện rõ do nạn chặt phá rừng diễn ra liên tục trong thời gian dài từ thời thuộc địa (do khai thác gỗ và chuyển đổi mục đích sử dụng đất) đến khai thác
gỗ phục vụ phát triển kinh tế trong những năm 1970-1980 của hàng trăm lâm trường
Trang 31chiều sâu cho nông nghiệp nhờ cải cách chính sách, tăng trưởng kinh tế và hội nhập thị trường; (3) Đường lối chính sách lâm nghiệp của Nhà nước đóng vai trò dẫn dắt quá trình chuyển tiếp rừng thông qua những thay đổi chính sách đáng chú ý như cải cách lâm nghiệp, các chương trình tái trồng rừng và tư nhân hóa đất lâm nghiệp bằng cách giao đất lâm nghiệp cho các hộ gia đình [141], [142]; (4) Quá trình chuyển tiếp rừng của Việt Nam cũng bị ảnh hưởng bởi toàn cầu hóa, cụ thể là hội nhập vào thị trường toàn cầu về hàng hóa, lao động và vốn [141], [142] Đặc biệt là sự phát triển của mạng lưới thị trường sản phẩm, trong đó nhu cầu dăm gỗ đã thúc đẩy phát triển rừng trồng ở Việt Nam [141], [142], [100] và (5) Tăng dân số và khan hiếm đất đai đã thúc đẩy đa dạng hóa nông nghiệp bằng cách tăng đầu vào lao động trên những mảnh đất có tiềm năng sinh thái nông nghiệp cao nhất và trồng lại rừng trên những khu vực đất rừng cằn cỗi hoặc thoái hóa cùng với sự phát triển trồng rừng hộ gia đình [141], [142], [100] Theo số liệu của Bộ NN&PTNT (2014), trong giai đoạn từ 2006 – 2013, có tổng cộng 2.991 dự án đã chuyển đổi 386.290 ha rừng sang mục đích sử dụng khác, trong đó rừng tự nhiên chiếm tới 78% Trồng cao su và đầu tư sản xuất cây công nghiệp, đặc sản chiếm tỷ lệ diện tích chuyển đổi cao nhất (80%) [39] Theo Tổng cục Thống kê, diện tích trồng cao su tăng đột biến từ 483.000 ha năm 2005 lên 987.000 ha vào năm 2014,
và để có diện tích này, 260.880 ha rừng với khoảng 88,76% rừng tự nhiên đã bị chuyển đổi mà không phải tiến hành đầu tư trồng rừng thay thế [39] Điều đáng nói là tuy diện tích rừng giảm xuống nhưng để đảm bảo tỷ lệ che phủ rừng, các diện tích cao su, cây đặc sản trồng trên đất lâm nghiệp lại được đưa vào khi tính toán tỷ lệ che phủ rừng, tương đương 1,34% [36] Bên cạnh đó, nghiên cứu của Cochard và cs 2017, 2020 chỉ
ra rằng quá trình chuyển tiếp rừng Việt Nam trong những năm qua thực chất là sự mở rộng về lượng bao gồm cả diện tích và tỷ lệ che phủ rừng [100], [101] Sự gia tăng tỷ lệ che phủ rừng của Việt Nam phụ thuộc chủ yếu vào các diện tích trồng mới, diện tích rừng trồng tăng gấp đôi, từ 2,3 triệu ha vào năm 2005 tăng lên 4,3 triệu ha vào năm
2019, trong khi tỷ lệ che phủ thuần của rừng tự nhiên đã đạt đỉnh vào năm 2006 với 10,4 triệu ha và không có thay đổi đáng kể cho đến nay [65] Rừng trồng hộ gia đình được coi là một trong những yếu tố làm tăng tỷ lệ che phủ rừng ở Việt Nam [100] Hộ gia đình đã tham gia tích cực trồng rừng và hiện kiểm soát khoảng 70% diện tích rừng trồng của cả nước [140] với diện tích trồng keo hiện chiếm hơn 40% tổng diện tích rừng trồng
ở Việt Nam [130]
Quá trình chuyển tiếp rừng có liên quan đến đặc điểm tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội, nhiều nghiên cứu đã cho thấy diễn biến rừng không đồng đều tại các tỉnh trên cả nước Nhiều địa phương và khu vực vẫn đang ở trong giai đoạn đầu của đường cong diễn biến nếu quá trình chuyển tiếp rừng tự nhiên vẫn tiếp tục diễn ra Cụ thể một số tỉnh như sau: Theo Lê Thu Quỳnh (2013) [57], từ năm 2005 đến 2012, bình quân mỗi năm Tây
Trang 32chiếm 78% (chủ yếu để trồng cao su, xây dựng thủy điện, thủy lợi, làm nương rẫy, khu công nghiệp), khai thác rừng trồng theo kế hoạch khoảng 4%, bị chặt phá trái phép khoảng 6% Cùng với đó chất lượng rừng cũng suy giảm rõ rệt: diện tích rừng có trữ lượng thấp, đạt độ che phủ là 32,4%; diện tích còn lại chủ yếu là rừng chưa có trữ lượng hoặc trữ lượng thấp Tài nguyên rừng Tây nguyên đang có chiều hướng suy thoái và gây ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống nhân dân địa phương Dù phần lớn diện tích rừng được giao khoán cho người dân QLBV nhưng do mức thù lao thấp nên người dân nhận rừng mà không mặn mà với nghề rừng và dẫn đến rừng đã có người bảo vệ vẫn bị tàn phá
Theo Lưu Văn Năng (2013) [54], từ năm 2000 đến năm 2012, diện tích đất lâm nghiệp
có rừng tại Tây Nguyên giảm 185.780 ha trong đó riêng tỉnh Đắk Nông đã giảm131.725
ha Biến động sử dụng đất lâm nghiệp do chủ yếu chuyển đổi mục đích sử dụng từ đất lâm nghiệp sang đất canh tác nông nghiệp (đất nương rẫy và đất trồng cây công nghiệp lâu năm) Qua chọn điểm tại Đắk Nông cho thấy việc mất diện tích đất lâm nghiệp (có rừng) do khai thác và chuyển đổi mục đích sử dụng không được cấp có thẩm quyền cho phép chiếm tới 90% diện tích rừng đã mất với nguyên nhân chính là do tình trạng dân
số tăng quá nhanh, đặc biệt là dân di cư tự do từ nơi khác tới
Kết quả nghiên cứu về diễn biến tài nguyên rừng giai đoạn 2010-2016 của tỉnh Quảng Bình của Lã Nguyên Khang và Ninh Thị Hiền (2018) [43] cho thấy, giai đoạn này tổng diện tích rừng của tỉnh Quảng Bình giảm hơn 25.000 ha, trong đó diện tích rừng mất đi
là 85.461.02 ha, diện tích rừng trồng mới và diện tích rừng tự nhiên phục hồi là hơn 58.000 ha Các nguyên nhân mất rừng, suy thoái rừng được xác định gồm: chuyển rừng
tự nhiên sang rừng trồng kinh tế (keo, cao su); xâm lấn đất rừng tự nhiên để sản xuất nông nghiệp với các loại cây trồng chủ yếu là sắn, ngô; chuyển đổi mục đích sử dụng rừng và đất lâm nghiệp sang xây dựng hồ thủy lợi, giao thông; khai thác rừng (trái phép
và theo kế hoạch của Nhà nước); cháy rừng; đốt rừng làm nương rẫy; đô thị hóa và thiên tai
Nguyễn Từ Đức và cộng sự (2016) [32], đã ứng dụng công nghệ GIS và viễn thám để thực hiện đánh giá, phân tích sự biến động các loại hình sử dụng đất, đặc biệt là đất lâm nghiệp trong thời kỳ từ năm 2005 đến năm 2015 trên địa bàn các huyện phía Tây tỉnh Quảng Bình Theo kết quả nghiên cứu, trong giai đoạn từ 2005 - 2015, diện tích đất rừng trồng tại khu vực nghiên cứu đã tăng lên đáng kể với 27.514,77 ha Ngược lại, diện tích đất rừng tự nhiên bị giảm mạnh từ 126.811,18 ha xuống còn 90.845,06 ha Nguyên nhân
cơ bản là do quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất lâm nghiệp diễn ra phổ biến trong giai đoạn này Mặc dù diện tích đất rừng trồng tăng nhưng chủ yếu thuộc quyền
sử dụng của các tổ chức, nông lâm trường trên địa bàn, đất lâm nghiệp dành cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn không có nhiều sự biến chuyển tích cực Do đó, người DTTS
Trang 33tồn vốn có của người DTTS lại bị ảnh hưởng và rừng vẫn là nơi gắn với thói quen giúp người DTTS kiếm sống và sinh tồn
Lã Nguyên Khang và Trần Quang Bảo (2014) [41] cũng tiến hành nghiên cứu về đặc điểm diễn biến và các nguyên nhân dẫn đến tăng/giảm rừng tại 40 xã thuộc 8 huyện của tỉnh Điện Biên Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ che phủ rừng của các xã nghiên cứu tăng/giảm chủ yếu là do thay đổi diện tích các kiểu trạng thái rừng Các nguyên nhân dẫn đến mất rừng được xác định gồm: Nguyên nhân trực tiếp như đốt nương rẫy chiếm 89,22%; rừng tre nứa chiếm 5,93%; do cháy rừng chiếm 3,66% và do chăn thả gia súc chiếm 1,19% Các nguyên nhân sâu xa (gián tiếp) làm mất rừng gồm dân số tăng nhanh;
di dân; thiếu đất canh tác và do quy hoạch
Trong giai đoạn 1995-2014, tại tỉnh Hà Tĩnh, diện tích rừng tự nhiên mất là 38.727,3 ha, chiếm 17,6%; diện tích rừng tự nhiên bị suy thoái là 81.478,5 ha, chiếm 37% tổng diện tích rừng tự nhiên năm 1995 Tuy nhiên, cũng trong thời gian này, diện tích rừng tự nhiên của Hà Tĩnh tăng lên 39.809,3 ha do phục hồi rừng [41] Như vậy, trong vòng 20 năm diện tích rừng tự nhiên của Hà Tĩnh tăng lên nhiều hơn diện tích rừng tự nhiên mất
đi, nhìn chung diện tích rừng tự nhiên của tỉnh có xu hướng tăng lên (tăng 1.082 ha) Nguyên nhân mất rừng, suy thoái rừng và rào cản chính trong việc nâng cao diện tích, chất lượng rừng Hà Tĩnh bao gồm: Chuyển rừng tự nhiên nghèo sang trồng rừng nguyên liệu và cao su; chuyển và xâm lấn rừng tự nhiên nghèo sang sản xuất nông nghiệp; ảnh hưởng của khai thác đến suy thoái rừng tự nhiên; hoạt động nâng cao diện tích và chất lượng rừng tự nhiên có hiệu quả chưa cao [41]
Như vậy có thể thấy, mặc dù tỷ lệ che phủ rừng toàn quốc tăng bắt đầu từ năm
1992 và vẫn tăng chậm trong những năm gần đây Tuy nhiên, sự gia tăng tỷ lệ che phủ rừng phụ thuộc chủ yếu vào các diện tích rừng trồng, trong đó rừng trồng quy mô hộ gia đình đóng vai trò quan trọng Tình trạng mất rừng và suy thoái rừng vẫn diễn ra tại nhiều địa phương Nguyên nhân chủ yếu được xác định là do chuyển đổi mục đích sử dụng rừng, trong đó có việc chuyển và xâm lấn rừng tự nhiên nghèo sang trồng rừng nguyên liệu
1.2.3.2 Các công trình nghiên cứu về sinh kế hộ gia đình ở miền núi Việt Nam
Việt Nam có tổng diện tích đất liền khoảng 331.600 km2 với ba phần tư tổng diện tích là đối núi, trong khi chỉ có 15% là đất nông nghiệp [125] Ước tính có khoảng 25 triệu người nghèo phụ thuộc vào rừng và các nhóm DTTS sử dụng rừng để kiếm sống tại Việt Nam Trong 9 triệu người DTTS có tới 2.879.685 người thuộc 482.612 hộ sống bằng phương thức canh tác nương rẫy Trong đó có người Tày 7%, người Nùng 16%, người Thái 45%, trừ người Kinh ra còn lại tất cả các dân tộc ít người khác sống bằng canh tác nương rẫy [30] Tuỳ theo biến số sử dụng, số người được coi là phụ thuộc vào rừng
có thể dao động từ 15 tới 25 triệu người ở Việt Nam [62] Cộng đồng sống phụ thuộc rừng
Trang 34bao gồm: Các cộng đồng và thôn bản nghèo ở vùng sâu, vùng cao, khu vực biên giới không có cơ hội phát triển công nghiệp thương mại lại có nhiều diện tích đất được chính thức xếp vào khu vực rừng phòng hộ Cộng đồng những người theo cách này hay cách khác phụ thuộc vào những sản phẩm từ rừng: ví dụ những người sản xuất đồ gỗ gia dụng
có thể ở đô thị hay ở miền núi cũng được coi là phụ thuộc vào rừng [62] Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn và Trần, (2018) [150] tại các tỉnh của Bắc Trung Bộ (Nghệ An,
Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế) cho thấy, thu nhập từ rừng chiếm khoảng 17% tổng thu nhập của 3.200 hộ gia đình được khảo sát
Trong nhiều thế kỷ, việc chuyển đổi đất rừng sang đất sản xuất nông nghiệp dù ngắn hạn theo kiểu du canh du cư hay vĩnh viễn theo kiểu định canh là một trong những nền tảng của đời sống ở nông thôn Việt Nam Vào năm 2.000, dân số nông thôn của Việt Nam là 58 triệu người trong tổng 77 triệu người là dân số cả nước Chín triệu người dân nông thôn thuộc 50 dân tộc khác nhau ở Việt Nam sống theo phương thức du canh
du cư và trong đó có ba triệu người sống chính bằng nguồn thu nhập này [68] Mặc dù
du canh du cư là một phương thức sống đã tồn tại trong một thời gian dài, hiện tượng này đã bắt đầu suy giảm trong những thập kỷ gần đây Trong những năm gần đây, sự tăng trưởng mạnh mẽ của ngành nông nghiệp thông qua việc phát triển đất rừng trồng cây lâu năm (ví dụ cà phê, chè, cao su và điều) đã làm tăng thu nhập và cải thiện đáng
kể đời sống của dân số nông thôn Trong giai đoạn từ 1993 đến 1998, thu nhập từ nông nghiệp tăng 61% và là nguyên nhân chính của sự gia tăng mạnh mẽ trong thu nhập hộ gia đình [68]
Trong cuốn sách “Giảm nghèo và rừng ở Việt Nam”, William D Sunderlin và Huỳnh Thu Ba (2005) [68] chỉ ra rằng, có ba mối quan hệ chính giữa giảm nghèo và rừng ở Việt Nam, đó là (1) Những mối quan hệ nhân quả quan trọng giữa sự thay đổi sinh kế nông thôn và những thay đổi mạnh mẽ về tỷ lệ che phủ rừng bởi hai yếu tố này xuất hiện trên cùng vị trí địa lý và cùng thời gian; (2) Đời sống của người nghèo ở các
xã vùng sâu vùng xa ở nông thôn phụ thuộc khá nhiều vào nguồn hàng hóa và dịch vụ môi trường từ rừng tự nhiên; (3) Mặc dù vẫn phụ thuộc vào rừng, một số người dân nông thôn vẫn có lợi ích lớn từ việc mất rừng thông qua việc chuyển đổi đất rừng thành đất nông nghiệp, khai thác và bán gỗ cũng như các sản phầm từ rừng khác lấy tiền làm vốn Cải thiện sinh kế cho cộng đồng gắn với bảo vệ và phát triển rừng không chỉ là mục tiêu, yêu cầu, mà còn là giải pháp quan trọng được xác định trong các văn bản pháp luật, chính sách và đường lối phát triển lâm nghiệp ở Việt Nam Điều này càng trở nên
có ý nghĩa đặc biệt đối với các xã vùng sâu, vùng xa, vùng cao, nơi có gần 10% dân số của cả nước là người nghèo và người DTTS sinh sống bên trong hoặc gần các khu rừng
tự nhiên có diện tích xấp xỉ 12 triệu hecta [31] Để cải thiện điều kiện kinh tế xã hội và môi trường ở các khu vực miền núi của Việt Nam, chính phủ đã theo đuổi các mục tiêu
Trang 35trình, dự án phát triển rừng trồng và xây dựng cơ sở hạ tầng như Chương trình 327, Dự
án 661, Chương trình 135 [155] Năm 1992, trong tổng số 913.460 ha rừng trồng của
cả nước, cây keo chỉ chiếm 66.000 ha Đến năm 2013, có 51% tổng diện tích rừng trồng được trồng các loại keo [125]
Ở các quốc gia khác trên thế giới, hoạt động trồng và phục hồi rừng được thực hiện thông qua việc thiết lập các trang trại quy mô lớn, thường là do Chính phủ hoặc các doanh nghiệp đứng đầu Ở Việt Nam, những hoạt động này không thể không kể đến sự tham gia của các hộ gia đình, những người đang kiểm soát 40-70% diện tích rừng trồng trên cả nước [140] Khoảng một nửa diện tích rừng trồng thuộc quyền quản lý của
hộ gia đình [130] Nguồn tài nguyên này hiện đang đóng góp quan trọng cho nền kinh tế quốc gia và khu vực cũng như sinh kế của hàng ngàn hộ gia đình nông thôn [145] Giá trị kinh tế của rừng trồng thay đổi tùy thuộc vào việc các hộ gia đình có nhu cầu thuê đất, thuê lao động hoặc vay vốn để đầu tư hay không và nếu họ nhận được bất
kỳ khoản trợ cấp nào của chính phủ để trồng hoặc bảo vệ rừng Tỷ lệ đóng góp thu nhập
từ rừng trồng của hộ gia đình cũng thay đổi tùy thuộc vào địa phương, thường khoảng 10-20% tổng thu nhập [140], [109] Ngoài ra, các hộ gia đình có thể sử dụng rừng trồng như một nguồn dự trữ tài chính [140], [169]
Tuy nhiên sự thành công của nỗ lực trồng rừng của hộ gia đình nông thôn ở Việt Nam vẫn còn gây nhiều tranh cãi [140], [109], [99], [156] Hầu hết các đánh giá về các
dự án trồng và phục hồi rừng trong 30 năm qua ở Việt Nam chưa xem xét đầy đủ các tác động xã hội và môi trường, thay vào đó, các báo cáo chính thống chỉ dừng ở việc đánh giá thông qua tiêu chí về tỷ lệ che phủ rừng và có/không đạt được các mục tiêu chương trình đặt ra [140] Về mặt xã hội, việc phát triển rừng trồng có thể làm gia tăng bất bình đẳng xã hội, cụ thể là giữa nhóm hộ nghèo và không nghèo [130], [157], giữa những hộ DTTS và hộ dân tộc Kinh [140] Về mặt môi trường, giá trị kinh tế của rừng trồng có thể thúc đẩy việc lấn chiếm rừng tự nhiên để mở rộng của rừng trồng keo Diện tích rừng tự nhiên còn sót lại có nguy cơ bị chuyển đổi sang trồng keo, theo hình thức chuyển đổi từng bước (ban đầu suy thoái rừng thành cây bụi, sau đó hình thành rừng trồng keo) [157], [172] Việc chuyển từ thảm thực vật tự nhiên sang độc canh cây keo
sẽ kéo theo sự suy giảm đa dạng sinh học và đặc biệt là vấn đề bảo vệ đất sau khai thác đối với trồng rừng keo chu kỳ gỗ ngắn [102]
Trang 361.2.4 Lịch sử sử dụng đất lâm nghiệp và các chính sách liên quan tại Việt Nam và Thừa Thiên Huế
* Giai đoạn 1975-1985: Định canh định cư và quản lý rừng nhà nước
Thực hiện chính sách định canh định cư (ĐCĐC) nhằm đưa người dân tộc tiểu số đang sinh sống du canh du cư tại các cánh rừng tự nhiên xuống khu vực bằng phẳng để sống ổn định lâu dài, ngoài ra còn di dân từ miền xuôi (người Kinh) lên miền núi để xây dựng những vùng kinh tế mới Các hoạt động này đã khuyến khích người dân sử dụng đất lâu dài, ổn định, làm giảm tình trạng du canh du cư, tuy nhiên việc chuyển giao quyền cho các lâm trường quốc doanh (LTQD) đã tạo sự xung đột về quyền sử dụng đất giữa cộng đồng và LTQD, bởi vì các LTQD được yêu cầu phải đáp ứng nhu cầu gỗ hàng năm của nhà nước, họ bắt đầu tăng cường các hoạt động khai thác gỗ ở các khu vực do cộng đồng địa phương quản lý theo phương thức truyền thống Mất quyền đối với rừng cộng với áp lực dân số đã thúc đẩy người dân tiếp cận các khu rừng nhiều hơn, dẫn đến
sự suy thoái nhanh chóng của rừng tự nhiên [175]
* Giai đoạn 1986-1999: Kinh tế thị trường và sự phân quyền trong quản lý bảo vệ rừng
Năm 1986 đánh dấu những thay đổi căn bản về hình thức quản lý kinh tế tại Việt Nam, với ‘đổi mới’ tạo ra bước chuyển đổi từ một nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế theo định hướng thị trường nhằm khắc phục những bế tắc trong phát triển kinh tế Tại vùng núi, đổi mới bao gồm những thay đổi liên quan đến 3 khía cạnh cơ bản: Thứ nhất, xóa bỏ hình thức hợp tác xã (HTX), giao đất cho người dân Thứ hai, tăng đầu tư cho phát triển miền núi thông qua các các chương trình ĐCĐC và trồng rừng trên những diện tích đất trống đồi trọc Thứ ba, thúc đẩy mở rộng thị trường tạo ra sự giao lưu hàng hóa giữa miền núi và đồng bằng, khuyến khích đầu tư từ khu vực nhà nước và khối tư nhân lên vùng cao [46]
Năm 1991, Luật Bảo vệ và Phát triển rừng (BV&PTR) được thông qua đã quy định
về phân loại rừng theo mục đích sử dụng gồm rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và rừng sản xuất Nhiều diện tích rừng trước đây thuộc quyền sở hữu của người dân được chuyển thành rừng do các tổ chức Nhà nước quản lý và hoạt động phát nương làm rẫy dần dần
bị cấm Bên cạnh đó, Luật BV&PTR cũng quy định rừng sản xuất có thể giao cho các lâm trường quốc doanh, hộ gia đình và các tổ chức tập thể [48] Nhằm bảo vệ diện tích rừng hiện có và trồng lại rừng trên đất trống, chính sách giao đất giao rừng đã được thực hiện trên toàn quốc Kể từ đó, các chương trình trồng rừng gắn với giao đất giao rừng cho hộ gia đình được triển khai thực hiện Bao gồm:
Trang 37- Chương trình PAM (1992-1997):
Chương trình lương thực thế giới (Programme Alimentaire Mondial - PAM) được triển khai tại Việt Nam từ năm 1977 thông qua 7 dự án Lâm nghiệp với trên 327.000 tấn lương thực và một số vật tư ngoài lương thực để trồng hơn 460.000 ha rừng các loại tại
23 tỉnh gồm 140 huyện và gần 2.000 HTX với trên 700.000 hộ gia đình tham gia Nguồn viện trợ của PAM đối với ngành Lâm nghiệp Việt Nam có thể chia làm 3 giai đoạn (1977-1981; 1986-1997; 1977-2000) Trong đó, Dự án 4304 (1992 - 1997) thực hiện nhằm trồng lại rừng tại 13 tỉnh ven biển miền trung Việt Nam, trong đó có Thừa Thiên Huế Kết quả, dự án đã trồng được 125.000 ha rừng tập trung, chăm sóc 212.117 ha rừng trồng, đào tạo phổ cập 2.000 người Ngoài nguồn giống cây Lâm nghiệp, dự án còn hỗ trợ cây ăn quả cho các gia đình Qua kết quả thực hiện dự án khẳng định vai trò của hộ gia đình trong việc sản xuất, kinh doanh lâm nghiệp [1] Các hộ gia đình được cung cấp thực phẩm hoặc tiền mặt và cây giống khi tham gia vào chương trình này, tuy nhiên, các
hộ tham gia lại không có quyền khai thác đối với cây mà họ đã trồng [140]
- Chương trình 327 (1993-1998)
Chương trình 327 được thực hiện theo quyết định số 327-CT ngày 15/9/1992 của Thủ tướng Chính phủ với tên gọi “Một số chủ trương, chính sách sử dụng rừng, đất trống đồi núi trọc, bãi bồi ven biển và mặt nước” Một trong những mục tiêu của Chương trình 327 là phủ xanh đất trống đồi núi trọc trên cơ sở bảo vệ rừng hiện có, khoanh nuôi tái sinh và trồng rừng mới [1] Chương trình 327 được thực hiện theo các dự án đầu tư dựa trên quy hoạch các khu rừng phòng hộ Đối với dự án trồng rừng (chủ yếu ở vùng đồi núi trọc) mỗi hộ được giao khoán 6-8 ha đất trồng rừng để trồng trong 2-3 năm, đồng thời được giao quyền sử dụng đất có khả năng làm nông nghiệp để làm 0,5 ha vườn, 1-1,5 ha trồng cây công nghiệp bằng vốn vay không lấy lãi và tiền thu nhập từ trồng rừng
Hộ trồng rừng được hưởng công trồng, chăm sóc rừng theo đơn giá; cơ cấu rừng phòng
hộ bao gồm 40% cây phòng hộ giữ lâu dài, 60% cây phù trợ mọc nhanh được hưởng khi khai thác [1]
Tổng kết 6 năm thực hiện, Chương trình 327 (1993-1998) trên toàn quốc đã tổ chức bảo vệ được 1,69 triệu ha rừng tự nhiên ở những nơi xung yếu; khoanh nuôi tái sinh được 700.000 ha; trồng mới được 640.000 ha rừng Chương trình 327 đã góp phần quan trọng tạo ra việc làm giúp đồng bào dân tộc có thêm thu nhập, hạn chế đốt nương làm rẫy Qua kiểm kê rừng năm 1999 tỷ lệ che phủ của rừng đã tăng 5,2% so với năm 1995 từ 28% lên 33,2% [18] Những nỗ lực của Chương trình 327 bắt đầu mở rộng
tỷ lệ che phủ rừng nhưng vấp phải sự chỉ trích đáng kể vì đã ưu tiên sản xuất gỗ hơn an ninh lương thực và dựa vào nhiều vào cây nhập nội như keo và bạch đàn [125]
Tại Thừa Thiên Huế, chương trình 327 được thực hiện ở các huyện Phong Điền, Hương Trà, A Lưới và Nam Đông từ 1993-1998 với các loại cây trồng chủ yếu là cao
Trang 38su và keo xen cây bản địa với mục tiêu tái trồng rừng và bảo vệ hiệu quả rừng đầu nguồn [71] Đối với rừng trồng, người dân tham gia chương trình được hỗ trợ kinh phí phát quang, giống, công chăm sóc rừng Từ khi có chủ trương, các địa phương đã vận động người dân tham gia trồng rừng Lúc này, người dân nghĩ rằng, việc trồng rừng chủ yếu phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, chưa biết hiệu quả kinh tế, đầu ra sản phẩm như thế nào Vì vậy, nhiều hộ không mặn mà với chủ trương trồng rừng [147]
- Luật Đất đai năm 1993 và những văn bản hướng dẫn thực hiện Luật quy định
việc giao đất cho tổ chức trong và ngoài nhà nước, bao gồm hộ gia đình và cá nhân Luật nhấn mạnh việc sở hữu toàn dân và Nhà nước là đại diện chủ sở hữu đối với đất đai bao gồm đất rừng Luật quy định là đại diện chủ sở hữu Nhà nước giao đất và các quyền sử dụng đi kèm với đất cho các nhóm đối tượng khác nhau, bao gồm các hộ sống lệ thuộc vào rừng [49]
- Năm 1994 và 1995 Chính phủ đã ban hành các nghị định như: Nghị định số
01/CP về việc giao khoán đất sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản trong các doanh nghiệp nhà nước; Nghị định số 02/CP làm cơ sở giao đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng lâu dài vào mục đích lâm
nghiệp Sau đó, Nghị định 163/1999/NĐ-CP liên quan đến giao và cho thuê đất lâm
nghiệp cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân để sử dụng ổn định và lâu dài cho mục đích lâm nghiệp được ban hành Theo đó, Nhà nước giao đất lâm nghiệp không thu tiền sử dụng đất cho các đối tượng là hộ gia đình, cá nhân trực tiếp lao động lâm nghiệp và nguồn sống chủ yếu từ sản xuất lâm nghiệp được UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất lâm nghiệp xác nhận; Đồng thời, Nhà nước cho hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu và khả năng sử dụng đất lâm nghiệp để sản xuất kinh doanh thuê đất để sử dụng vào mục đích lâm nghiệp [14]
Căn cứ vào các Nghị định trên, bắt đầu từ năm 1999, tỉnh Thừa Thiên Huế đã tiến hành giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp cho các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng
ổn định, lâu dài vào mục đích lâm nghiệp với 5.286,3 ha trên địa bàn 4 huyện: Phú Lộc (Lộc Thủy, Lộc Vĩnh, Lộc Hải), Phong Điền (Phong Sơn, Phong Mỹ), Nam Đông (Hương Lộc, Hương Phú, Thượng Quảng, Thượng Long), A Lưới (Hồng Vân)
- Dự án 661 (1999-2010):
Thực hiện Nghị quyết Quốc hội khóa X kỳ họp thứ 2 về Dự án trồng mới 5 triệu
ha rừng, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 661/QĐ-TTg ngày 29/7/1998 về mục tiêu, nhiệm vụ, chính sách và tổ chức thực hiện Dự án 661 Một trong những nhiệm vụ của Dự án là thực hiện việc giao đất, giao rừng cho các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân gắn với ĐCĐC, xóa đói giảm nghèo để bảo vệ, khoanh nuôi rừng kết hợp trồng rừng bổ sung và trồng mới [13]
Trang 39Ngay sau khi có Quyết định 661/QĐ-TTg ngày 29/7/1998, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã thành lập Ban điều hành dự án 661 cấp tỉnh và 11 Ban quản lý dự án cơ sở Các hoạt động của dự án gồm trồng rừng, chăm sóc rừng trồng, quản lý bảo vệ rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh và xây dựng cơ sở hạ tầng Mục tiêu của dự án là bảo vệ diện tích rừng tự nhiên hiện còn, ngăn chặn triệt để nạn chặt phá rừng trái phép, đảm bảo rừng phát triển phục hồi đất cây bụi, trồng mới diện tích trong rừng phòng hộ và sản xuất Cơ cấu cây trồng gồm Thông, keo, một số loài cây bản địa như dầu, sao, ươi, chò…Các loài cây được trồng thuần loài (keo) hoặc kết hợp giữa keo với bời lời và cây bản địa Diện tích rừng trồng phần lớn là nương rẫy trước đây của người dân địa phương và rất gần với rừng tự nhiên
* Giai đoạn 2000-nay: Phát triển rừng trồng và quản lý rừng bền vững
Trước tình trạng vi phạm, phá hoại rừng tại Thừa Thiên Huế ngày càng một nghiêm trọng Diện tích rừng tự nhiên bị mất, bị cạn kiệt nhanh chóng Diện tích rừng trồng không bù đắp nổi diện tích rừng bị phá Đặc biệt diện tích rừng phòng hộ ở các tiểu khu rừng đầu nguồn sông Hương, sông Bồ, sông Ô lâu, sông Truồi bị giảm mạnh [72] Ngày 13/8/1997, UBND tỉnh đã ban hành Nghị quyết về nhiệm vụ đóng cửa rừng tự nhiên, đẩy mạnh trồng rừng, phủ xanh đất trống, đồi núi trọc Sau đó, một số dự phát phát triển rừng trồng được thực hiện như Dự án 661, WB3, Đa dạng hóa ngành Nông nghiệp [72]
- Dự án Đa dạng hóa Nông nghiệp (2001-2006):
Dự án Đa dạng hóa ngành Nông nghiệp bắt đầu triển khai tại Thừa Thiên Huế từ năm 2001 Mục đích của dự án là hỗ trợ đầu tư cho nông dân phục hồi diện tích cao su
đã trồng theo chương trình 327 (giai đoạn 1993-1997) và mở rộng trồng mới trên những diện tích có thể trồng cao su Tính đến 2007, tổng diện tích cao su trồng mới trên địa bàn tỉnh là 6.920,54ha Diện tích cao su chủ yếu tập trung tại Hương Trà, Phong Điền
và Nam Đông Huyện A Lưới thực hiện Dự án từ 2002-2006, tuy nhiên chỉ thực hiện được trên 2 xã (Hồng Hạ và Hương Nguyên) với diện tích ít [33]
- Dự án WB3 (2006-2015):
Dự án WB3 là dự án trồng rừng kinh tế hộ gia đình bằng nguồn vốn vay ưu đãi của Ngân hàng Thế giới (WB) Mục tiêu của Dự án là quản lý bền vững các khu rừng trồng và bảo tồn đa dạng sinh học của rừng đặc dụng Mục tiêu ngắn hạn là phát triển rừng sản xuất, chủ yếu là rừng nguyên liệu công nghiệp đạt năng suất cao trên diện tích đất lâm nghiệp có điều kiện lập địa thích hợp tăng thêm khả năng sản xuất gỗ bền vững đáp ứng nhu cầu của thị trường và hộ gia đình Dự án WB3 được Bộ NN&PTNT phê duyệt tại Quyết định số 1067 QĐ/BNN-LN ngày 27/4/2004 Kết quả thực hiện đến hết năm 2010 dự án đã thiết lập được khoảng 38.700 ha rừng sản xuất trên địa bàn 4 tỉnh
Trang 40Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định, đạt 59% so với mục tiêu toàn
dự án và 70% mục tiêu rừng trồng quy mô hộ gia đình [6]
Tỉnh Thừa Thiên Huế được Quy hoạch trồng rừng kinh tế theo dự án WB3 tại 29
xã thuộc 5 huyện: Phong Điền, Hương Trà, Hương Thủy, Phú Lộc và Nam Đông Với chính sách hỗ trợ toàn bộ chi phí để người dân được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên cơ sơ đất được giao đến đâu tiến hành thiết kế trồng rừng đến đó, cho vay vốn trồng rừng với lãi suất ưu đãi, cơ chế giải ngân vốn thuận lợi… là động lực khuyến khích người dân tích cực tham gia phát triển trồng rừng kinh tế
- Giao rừng tự nhiên cho hộ gia đình, nhóm hộ, cộng đồng quản lý bảo vệ (2003):
Quyền hưởng lợi, nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được giao, được thuê, nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp được công nhận chính thức tại Quyết định số 178/2001/QĐ-TTg, ngày 12/11/2001 của Thủ tướng Chính phủ Luật đất đai năm 2003
và Bảo vệ rừng và phát triển rừng năm 2004 tiếp tục xác định trách nhiệm địa phương
và điều chỉnh lại sự quản lý chung của chính quyền địa phương đối với tài nguyên rừng Những luật này đã trao quyền cho người dân địa phương bằng cách công nhận cộng đồng địa phương với tư cách là người có quyền sử dụng đất hợp pháp Căn cứ các Luật
và văn bản dưới luật đó, bắt đầu từ 2003, huyện Nam Đông và A Lưới tiến hành giao rừng tự nhiên cho các cộng đồng, nhóm hộ quản lý bảo vệ [61], [67]
- Nghị định 200/NĐ-CP ngày 3/12/2004 về sắp xếp, đổi mới và phát triển lâm trường quốc doanh
Theo nghị định 200/NĐ-CP của chính phủ, những lâm trường đang quản lý chủ yếu là rừng phòng hộ có diện tích từ 5.000 ha trở lên, rừng đặc dụng có diện tích từ 1.000 ha trở lên (trường hợp đặc biệt có thể nhỏ hơn) thì chuyển thành Ban Quản lý rừng phòng hộ, Ban Quản lý rừng đặc dụng, hoạt động theo cơ chế đơn vị sự nghiệp có thu Diện tích rừng sản xuất là rừng tự nhiên nghèo kiệt, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng nhỏ, phân tán; diện tích đất hoang hoá và đất khác, đất sử dụng không có hiệu quả của các lâm trường thì chính quyền địa phương thu hồi để giao, cho thuê cho các đối tượng theo quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng [16]
Tỉnh Thừa Thiên Huế đã được Thủ tướng CP phê duyệt đề án sắp xếp đổi mới LTQD theo Quyết định số 162/2005/QĐ-TTg ngày 01/7/2005 Tỉnh đã chỉ đạo quy hoạch rà soát đất đai cho 4 Công ty lâm nghiệp, 3 BQL rừng phòng hộ được đổi mới để giữ lại một số diện tích rừng và đất LN hợp lý nhằm phát triển sản xuất kinh doanh của các đơn vị Diện tích còn lại sẽ được chuyển giao cho chính quyền địa phương các cấp
để giao đất cho nhân dân sản xuất [17]