1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

chủ đề phân tích tình hình xuất khẩu trái cây vào thị trường trung quốc

18 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Chia sẻ về tình hình mở cửa thị trường cho rau quả Việt sang thị trường Trung Quốc, ông Nguyễn Quý Dương- Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật Bộ NN&PTNT- cho biết, Trung Quốc là thị trườn

Trang 1

TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA QUẢN TRỊ - KINH DOANH

-

BÁO CÁO MÔN HỌC

LOGISTICS VÀ CHUỖI CUNG ỨNG CĂN BẢN Ngành: Logistics

Chủ đề: Phân tích tình hình xuất khẩu trái cây vào thị trường Trung Quốc

Giáo viên hướng dẫn : ThS: NGUYỄN TẤN PHONG Biên soạn: Nhóm 2_HCE_02

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 5 năm 2024

Trang 2

NỘI DUNG BÀI

I Thực trạng tình hình xuất khẩu trái cây vào thị trường Trung Quốc

1 Thị hiếu 2 Thực trạng

II Cơ hội và thách thức 1 Cơ hội

2 Thách thức

Trang 3

I Thực trạng tình hình xuất khẩu trái cây vào thị trường Trung Quốc

1 Thị hiếu :

Thị trường rộng lớn của Trung Quốc cho trái cây trong nước và nhập khẩu được thúc đẩy bởi dân số 1,3 tỷ người và nền kinh tế mạnh mẽ Miền Nam Trung Quốc đang đóng một vai trò quan trọng, do sự gia tăng bùng nổ về nguồn lực kinh tế có sẵn để mua trái cây chất lượng cao Trong phạm vi rộng lớn của các thị trường bán buôn của Trung Quốc, Chợ Giang Nam ở Quảng Châu đã trở thành điểm vào chính và trung tâm cho hầu như tất cả các loại trái cây vào thị trường Trung Quốc, chính thức hoặc thông qua "kênh màu xám" Sản xuất trái cây trong nước đã tăng trưởng nhảy vọt; chủ yếu là táo, cam quýt, lê (giống châu Á), chuối và nho Ngày càng có nhiều sự quan tâm đến quả mâm xôi, dâu tây và quả việt quất

Trái cây nhập khẩu sẽ vẫn là lựa chọn mua hàng đầu tiên cho người tiêu dùng Trung Quốc vì chất lượng, hình thức và hương vị cao Ngoài ra, ở Trung Quốc trái cây thường được mua như một món quà Do đó, chất lượng cao hơn phản ánh trực tiếp trở lại người cho

Đã có sự gia tăng ổn định về nhu cầu đối với hàng hóa nhập khẩu Các danh sách sau đây tăng theo các loại khác nhau:

Chuối 23%

Quả Longanberry 17% Nho để bàn 14%

Trái cây họ cam quýt 11% Sầu riêng 11%

Đu đủ và dưa 5%

Trang 4

4 Việt Nam 5 Chile

6 New Zealand

2 Thực trạng:

5 tháng đầu năm 2021, lượng hàng xuất khẩu trái cây tươi của Việt Nam sang Trung Quốc đạt hơn 2,5 triệu tấn, bằng khoảng 77% so với cả năm 2020 Trong đó, xoài là loại trái cây có mức tăng sản lượng xuất khẩu lớn nhất với gần 157%, tương ứng hơn 468.000 tấn

Một số nhóm mặt hàng trái cây có mức tăng sản lượng xuất khẩu ấn tượng trong nửa đầu năm 2021 có thể kể tới là: Thanh long 1,2 triệu tấn (tăng 138%), dưa hấu 290.000

Trang 5

tấn (tăng gần 132%) Riêng đối với quả vải, hiện đã xuất khẩu được hơn 51.000 tấn, với mức tăng khoảng 44% so với cùng kỳ năm 2020

Hình ảnh minh họa

Tuy nhiên, xuất khẩu thuận lợi đa số rơi vào các mặt hàng truyền thống, đã được cấp phép xuất khẩu chính thức Đối với các mặt hàng mới như ớt, khoai lang tím… để có được kim ngạch tốt, thì cần nâng cao năng lực cạnh tranh bằng các biện pháp kỹ thuật và thương mại

Trong khi đó, nhận định về khả năng cạnh tranh của rau quả Việt Nam với các nước trong khu vực, ông Nguyễn Như Tiệp- Cục trưởng Cục quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (Nafiqad)- cho rằng, các sản phẩm của

Trang 6

chúng ta đang yếu về mẫu mã, bao bì cần phải cải thiện sớm

Chia sẻ về tình hình mở cửa thị trường cho rau quả Việt sang thị trường Trung Quốc, ông Nguyễn Quý Dương- Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT)- cho biết, Trung Quốc là thị trường chủ lực và quan trọng cho xuất khẩu nông sản, trái cây của Việt Nam Đối với sầu riêng và khoai lang, do tình hình Covid-19, Trung Quốc không cử chuyên gia sang làm việc được Phía Cục có nhiều hình thức để trao đổi với phía Hải quan Trung Quốc, do đó, Trung Quốc chấp nhận phương án tạm thời cho xuất khẩu khoai lang, sầu riêng Theo yêu cầu của phía Hải quan Trung Quốc, Cục đã gửi tài liệu kỹ thuật để họ đánh giá, trên cơ sở đó sẽ có ý kiến chính thức trả lời Như vậy, tính đến thời điểm hiện tại, mới chỉ có 9 loại quả tươi của Việt Nam được phép xuất khẩu chính ngạch vào thị trường Trung Quốc bao gồm: Thanh long, xoài, dưa hấu, vải, nhãn, chuối, mít, chôm chôm, măng cụt

Hình ảnh minh họa

Bên cạnh đó, Trung Quốc đã đồng ý phương án cho xuất khẩu tạm thời hai mặt hàng là khoai lang và sầu riêng Bộ NN&PTNT đã giao Cục Bảo vệ thực vật phối hợp với các địa phương để hoàn tất hồ sơ kỹ thuật gửi phía Trung

Trang 7

Quốc nhằm sớm xuất khẩu các nhóm ngành hàng này Ngoài ra, nhà quản lý vẫn đang đề nghị phía Trung Quốc thúc đẩy nhanh tiến trình mở cửa thị trường thêm cho các loại trái cây Việt Nam khác như: bưởi, chanh leo, na, roi, bơ, dừa,…

Khối lượng xuất khẩu trái cây tươi xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc trung bình trong những năm gần đây là từ 3,3 – 3,5 triệu tấn/năm Thị trường Trung Quốc giờ không còn “dễ tính” như trước Hàng hóa, nông sản nhập khẩu vào Trung Quốc hiện nay đòi hỏi rất cao không chỉ về chất lượng

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, giá trị xuất khẩu rau quả tháng 6 ước 723 triệu USD, đưa tổng giá trị xuất khẩu rau quả 6 tháng đầu năm 2023 đạt 2,75 tỉ USD, tăng 64,2% so với cùng kỳ năm 2022

Đây là ngành hàng có mức tăng trưởng xuất khẩu cao nhất giữa bối cảnh xuất khẩu nông - lâm - thủy sản cả nước 6 tháng đầu năm 2023 giảm 11,1% so với cùng kỳ 2022 Tính 5 tháng đầu năm 2023, Trung Quốc đứng vị trí thứ nhất về tiêu thụ hàng rau quả của Việt Nam với 63,5% thị phần, đạt giá trị 1,29 tỉ USD, tăng 80% so với cùng kỳ năm 2022

Trang 8

Hình ảnh minh họa

Theo phân tích của Trung tâm Chuyển đổi số và Thống kê nông nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), trong 5 tháng đầu năm 2023, cơ cấu nhập khẩu rau quả của Trung Quốc tập trung vào nhóm trái cây Trong đó, 5 loại trái cây chiếm giá trị cao nhất (84%), gồm: sầu riêng (37%), thanh long (19%), chuối (12%), mít (9%), xoài (7%); còn lại là các loại quả như: dưa hấu, dừa, chanh leo,…

Xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc tăng 10 lần trong 1 tháng

Cơ cấu rau quả xuất khẩu sang Trung Quốc tháng 5-2023 - Nguồn Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (IPSARD)

Riêng trong tháng 5-2023, báo cáo của Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (IPSARD) cho thấy sầu riêng xuất khẩu sang Trung Quốc mang về giá trị đến 319,8 triệu USD, tăng hơn 1.082% lần so với tháng 4 và tăng trên tăng 57.061% so với cùng kỳ năm trước (tức tăng hơn 10 lần và hơn 57 lần); xuất khẩu

Trang 9

thanh long đạt 46,5 triệu USD, tăng 82,5% Điều này cũng cho thấy tính chất mùa vụ của rau quả nên giá trị xuất khẩu biến động lớn trong các tháng

Cũng theo Trung tâm Chuyển đổi số và Thống kê nông nghiệp, cập nhật đến tháng 5-2023, sầu riêng đã chính thức vượt thanh long, trở thành loại trái cây dẫn đầu về doanh thu xuất khẩu – tính chung tất cả các thị trường với tỉ lệ 26%, tiếp theo là thanh long 15%, chuối 9%

Hình ảnh minh họa

11 loại trái cây của Việt Nam hiện xuất chính ngạch sang Trung Quốc bao gồm xoài, thanh long, chuối, nhãn, vải, dưa hấu, chôm chôm, mít, măng cụt, chanh dây và sầu riêng là những loại đứng ở tốp đầu về kim ngạch xuất khẩu Với mặt hàng thanh long, thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy, 5 tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu thanh long các loại (tươi, đông lạnh, sấy khô, nước ép) đạt 344,23 triệu đô la Mỹ, giảm 38,2% so với cùng kỳ, nhưng đây là loại trái cây có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất Xét về cơ cấu thị trường, thanh long chủ yếu được xuất khẩu sang Trung Quốc với tỷ trọng chiếm đến 84,9% (tương đương trên 292 triệu đô la Mỹ), cho nên việc sụt giảm mạnh ở thị trường này (giảm 42,6% so với cùng kỳ) đã dẫn đến kết quả sụt giảm 38,2% như đã nói ở trên Với trái

Trang 10

mít, mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn thứ ba về trái cây, 5 tháng đầu năm 2022 đạt 90,8 triệu đô la Mỹ, giảm 12% so với cùng kỳ Trong đó, Trung Quốc cũng là thị trường xuất khẩu lớn nhất với kim ngạch đạt gần 78,8 triệu đô la Mỹ (chiếm tỷ trọng 86,74%), giảm 20,7% so với cùng kỳ Trong khi đó, chuối, có kim ngạch xuất khẩu lớn thứ hai về trái cây, 5 tháng đầu năm 2022 đạt 207,6 triệu đô la Mỹ, tăng 36% so với cùng kỳ năm ngoái Các loại trái cây khác trong những sản phẩm xuất chính ngạch sang Trung Quốc đều nằm trong tốp đầu về kim ngạch xuất khẩu 5 tháng đầu năm nay, bao gồm xoài đạt 76,7 triệu đô la Mỹ, giảm 60,1% so với cùng kỳ; sầu riêng đạt 46,2 triệu đô la Mỹ, tăng 109,4%; chanh dây đạt 34,4 triệu đô la Mỹ, tăng 40,8%; dưa hấu đạt 17 triệu đô la Mỹ, giảm 63,4% so với cùng kỳ…

Hình ảnh minh họa

• Về việc Việc ký nghị định thư xuất khẩu dưa hấu chính ngạch sang Trung Quốc sẽ giúp mặt hàng này được kỳ vọng sẽ thu về thêm 20 - 30 triệu USD mỗi năm Ðiều quan trọng nhất là việc kiểm tra hàng hóa tại cửa khẩu sẽ nhanh hơn nhiều Hải quan Trung Quốc sẽ giảm tần suất

Trang 11

lấy mẫu kiểm tra chỉ còn 2-3% nên sẽ không còn lo bị ùn ứ khi bước vào cao điểm như lễ Tết mọi năm

• Sầu riêng vẫn là mặt hàng "át chủ bài" bởi đến đầu tháng 1 năm nay có 708 vùng trồng và 168 cơ sở đóng gói sầu riêng của Việt Nam được phép xuất khẩu sang Trung Quốc Ðặc biệt, nếu nghị định thư về xuất khẩu sầu riêng đông lạnh được ký kết sớm trong năm nay thì sầu riêng tươi và sầu riêng đông lạnh sẽ đưa về khoảng 3,5 tỉ USD Tương tự, trái dừa nếu ký được nghị định thư thì hứa hẹn sẽ mang về từ 500-600 triệu USD

Theo đó, Thái Lan tiếp tục dẫn đầu với kim ngạch 8,6 tỷ USD, chiếm 36% thị phần tại thị trường Trung Quốc về sản phẩm rau quả So với năm 2022, thị phần của Thái Lan đã giảm gần 2% Theo số liệu từ Hải quan Trung Quốc, trong năm 2023 quốc gia tỷ dân đã chi hơn 24 tỷ USD để nhập khẩu các mặt hàng rau quả và sản phẩm chế biến của nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng nội địa Thực tế, theo Hiệp hội Rau quả Việt Nam, sản lượng sầu riêng của Việt Nam mỗi năm đều tăng 15 - 20% Năm ngoái kim ngạch xuất khẩu đạt 2,2 tỷ USD Nếu số lượng mã số vùng trồng nhiều hơn và thêm Nghị định thư của sầu riêng cấp đông thì kim ngạch xuất khẩu sầu riêng có thể đạt 3 - 3,5 tỷ USD/năm

Trang 12

Hình ảnh minh họa

Bên cạnh sầu riêng, hiện Việt Nam đã có 13 mặt hàng nông sản xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc, gồm: tổ yến, khoai lang, thanh long, nhãn, chôm chôm, xoài, mít, dưa hấu, chuối, thạch đen, măng cụt, vải và chanh dây

Ngoài mặt hàng xuất khẩu về rau quả tăng trưởng nói riêng thì các mặt hàng xuất khẩu nông sản nói chung đều đang tăng tốc tốt, báo hiệu một năm khả quan

Bên cạnh đó, sau chuyến công tác sang Trung Quốc vừa qua vào tháng 1/2024, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trần Thanh Nam, cho biết trái cây của nước ta có lợi thế khi vào thị trường Trung Quốc, đặc biệt là sầu riêng Phía nước bạn đánh giá rất cao về sầu riêng Việt, sản lượng sầu riêng của chúng ta đang đứng nhất nhì tại thị trường này

Trang 13

Khi làm việc với chính quyền tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc), doanh nghiệp hai bên đi đến thỏa thuận xây dựng chuỗi logistics để các sản phẩm trái cây của Việt Nam thông qua chợ đầu mối ở tỉnh này có thể tiến sâu vào thị trường Trung Quốc

Đồng thời, trung tâm nông sản ở Thâm Quyến cũng muốn tăng cường hợp tác để đưa các mặt hàng nông sản Việt vào trung tâm, trong đó có mặt hàng rau quả

Tuy nhiên, để giữ được thị trường Trung Quốc, lãnh đạo ngành nông nghiệp và các chuyên gia cũng đưa ra cảnh báo, nông dân và doanh nghiệp Việt cần duy trì, nâng cao chất lượng, tuân thủ nghiêm quy định về chất lượng và truy xuất nguồn gốc để có thể tận dụng được cơ hội xuất khẩu

Ngoài thị trường Trung Quốc, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng xác định Mỹ, Nhật Bản và EU là các thị trường trọng điểm Tới đây, Bộ sẽ thúc đẩy mở cửa các thị trường mới còn nhiều tiềm năng như các nước Hồi giáo Halen, Trung Đông, Châu Phi

Tính đến Ðầu năm 2024 Trung Quốc vẫn quốc gia đứng đầu về nhập khẩu trái cây của nước ta chiếm 65% thị phần , tổng sản lượng bằng cả 3 nước Mỹ , Nhật , Úc cộng lại

II Các cơ hội và thách thức cho trái cây Việt Nam nhập qua Trung Quốc

1 Cơ hội:

Yếu tố đầu tiên cần phải vượt qua đó là hàng rào kỹ thuật, tức sản phẩm xuất khẩu phải vượt qua được các tiêu chuẩn của quốc gia nhập khẩu yêu cầu như GlobalGAP (thực hành sản xuất nông nghiệp tốt theo tiêu chuẩn toàn cầu),

Trang 14

tiêu chuẩn hữu cơ hoặc yêu cầu riêng của nước nhập khẩu… Thị trường lớn: Trung Quốc có dân số đông đúc, tạo ra nhu cầu tiêu thụ lớn Sự đa dạng sản phẩm: Việt Nam có nhiều loại trái cây chất lượng cao như , Xoài, Dừa, Chuối, Dưa Hấu phù hợp với nhu cầu của người dân Trung Quốc

Vị trí địa lí: Việt Nam và Trung Quốc có vị trí địa lí gần và chung đường biên giới cả đường bộ ,đường biển có thể vận chuyển hàng sang cửa khẩu dễ dàng tiết kiệm rất nhiều chi phí, là đối thủ cạnh tranh lớn của các nước trong khu vực có cùng mặc hàng xuất khẩu

Trang 15

và thời gian tới Trung Quốc đẩy mạnh việc tham gia vào hiệp định Ðối tác Toàn diện và xuyên Thái Bình Dương (CTCPP) Quan hệ kinh tế thương mại với Trung Quốc là một trong những mục tiêu ưu tiên trong chính sách kinh tế đối ngoại của nước ta Việt Nam tạo những điều kiện để việc giao thương trở nên thuận lợi như gần đây Việt Nam đã cho thử nghiệm xuất khẩu Vải thiều Lục Ngạn bằng container lạnh trên tàu liên vận quốc tế sang Trung Quốc , và nếu thành công ngành đường sắt có thể vận chuyển từ 200-300 tấn vải thiều tươi /ngày , chi phí giao động từ 20-30 triệu đồng tùy loại container

Hình ảnh minh họa

Về thời gian di chuyển từ Lục Ngạn đến ga Bằng Tường dự kiến khoảng 12 giờ bao gồm cả thời gian làm thủ tục thông quan 6 tháng đầu năm nay kim ngạch xuất khẩu rau và trái cây của nước ta cao kỷ lục, đạt, 2.75 tỷ đô la Mỹ, gần bằng toàn bộ kim ngạch xuất khẩu của năm ngoái Trong đó thị trường đứng đầu là Nhật Bản, tiếp đến là Trung Quốc

Trang 16

Hiện đang có 11 loại trái cây của Việt Nam được xuất khẩu chính ngạch vào Trung Quốc gồm: vải thiều, nhãn, dưa hấu, thanh long, chôm chôm, chuối chín và chuối tươi, mít, xoài, măng cụt, sầu riêng và chanh leo Và để sự hiện diện của trái cây Việt ngày càng thuyết phục người tiêu dùng Trung Quốc hơn, mang lại giá trị cao hơn, đã có nhiều giải pháp từ cả hai phía Trung tâm thương mại trái cây Bằng Tường là nơi tập kết toàn bộ trái cây Việt Nam sau khi qua cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị Từ đây, các loại trái cây Việt đạt tiêu chuẩn chất lượng và an toàn sẽ được vận chuyển đi khắp Trung Quốc Ngoài ra, để nâng cao công suất thông quan và tiếp nhận hàng hóa Việt Nam nói chung và hoa quả Việt Nam nói riêng, thành phố Bằng Tường đã triển khai Cửa khẩu thông minh Ðây là Cửa khẩu thông quan tự động và xe tải không người lái, có thể làm việc 24/24 giờ

2 Những thách thức mà Việt Nam có thể đối mặt khi nhập trái cây vào thị trường Trung Quốc

Quy định kiểm soát chất lượng: Việt Nam cần tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt của Trung Quốc, bao gồm về an toàn thực phẩm và hạn chế vi sinh vật có hại

Trang 17

Hình ảnh minh họa

Cạnh tranh giá cả: Việt Nam phải đối mặt với cạnh tranh từ các đối thủ khác nhập khẩu trái cây vào Trung Quốc, đặc biệt là từ các nước sản xuất lân cận có chi phí lao động thấp Thị trường địa phương: Các sản phẩm trái cây Trung Quốc địa phương có thể cạnh tranh mạnh mẽ về giá cả và sự hiểu biết về thị trường, tạo ra áp lực đối với các sản phẩm nhập khẩu từ Việt Nam

+ Số liệu từ hải quan VN cho thấy 8 tháng , xuất khẩu thanh long 442 triệu USD, giảm 4,4% cùng kỳ 2022 Xuất khẩu thanh long ruột đỏ sang thị trường Trung Quốc giảm mạnh 38% do nước này tăng trồng thanh long Hiện sản lượng của Trung Quốc vượt Việt Nam, đồng thời giá bán cũng rẻ hơn so với hàng Việt Thay đổi thị trường và chính sách: Thị trường Trung Quốc có thể thay đổi nhanh chóng do yêu cầu của người tiêu dùng và chính sách thương mại , đòi hỏi việt nam phải linh hoạt và nhanh chống thích nghi +Thủ tục hải quan và vận chuyển : Phức tạp và hệ thống không hoàn hảo có thể làm tăng chi phí và thời gian cho

Ngày đăng: 12/08/2024, 13:40

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w