Khái niệm:Chính sách tài khóa Fiscal policy là hệ thống các giải pháp nhằm điềuchỉnh thu nhập và chi tiêu của chính phủ để thực hiện các mục tiêu vĩ môcho nền kinh tế, hướng nền kinh tế
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HỒ CHÍ MINH
Tài chính công và thực tiễn chính sách tài khóa tại Việt Nam
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: NGUYỄN THẾ BÍNH
NHÓM SINH VIÊN THỰC HIỆN: NHÓM 6
LỚP HỌC PHẦN: FIN301_222_1_D04
Nguyễn Anh Yến Nhi 030138220283 Nguyễn Thị Kiều Trinh 030138220446 Huỳnh Thị Mỹ Hồng(NT) 030138220139 Phạm Thị Thúy Hằng 030138220105 Trần Thị Mỹ An 030138220005 Trương Bích Phượng 030138220327 Trần Thị Yến Nhi 030138220288 Võ Hoàng Thanh Vân 030138220482 Phạm Minh Thư 030138220393 Trần Thị Cẩm Tú 030138220456
Trang 2Chương 1 PHẦN I TỔNG QUAN VỀ CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VÀ TÀI CHÍNH CÔNG
1.1 CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA
1.1.1 Giới thiệu về chính sách tài khóa:
Chính sách tài khóa được ví như ‘’bàn tay vô hình’’ của Chính phủ nhằm
can thiệp đến tình hình kinh tế quốc dân hay vùng lãnh thổ, đặc biệt làtrong thời kỳ xảy ra lạm phát hay giảm phát, suy thoái leo thang, thôngqua đó nhằm thúc đẩy tăng trưởng phát triển kinh tế, tạo công ăn việclàm, bình ổn giá và hạn chế lạm phát
1.1.2 Khái niệm:
Chính sách tài khóa (Fiscal policy) là hệ thống các giải pháp nhằm điềuchỉnh thu nhập và chi tiêu của chính phủ để thực hiện các mục tiêu vĩ môcho nền kinh tế, hướng nền kinh tế đạt mức sản lượng và việc làm mongmuốn thông qua biện pháp thay đổi Chi tiêu hoặc Thuế của Chính phủ
Do đó, khi xây dựng và điều hành chính sách tài khóa, chính phủ các nướcthường tập trung phân tích ảnh hưởng của những thay đổi trong ngânsách nhà nước đến tổng thu nhập của nền kinh tế, thất nghiệp và lạmphát Về ngắn hạn, chính sách tài khóa sẽ giúp nền kinh tế điều tiết tăngtrưởng, lạm phát, thất nghiệp tạo sự ổn định cho nền kinh tế; còn về dàihạn chúng có tác dụng điều chỉnh cơ cấu kinh tế, thúc đẩy tăng trưởngkinh tế lâu dài
*Cần lưu ý rằng, chỉ chính quyền trung ương (chính phủ) mới có quyền và chức năng thi hành chính sách tài khóa.
1.1.3 Mục tiêu của chính sách tài khóa:
1.1.3.1 Ổn định tiền tệ, ổn định sức mua của đồng tiền.
Chính sách tài khóa cần có những tác động thỏa đáng nhằm kiểm
soát và duy trì lạm phát ở mức hợp lý để từ đó có thể giảm dần lãi suất,khuyến khích đầu tư Bên cạnh đó, cần phải ổn định giá trị đồng tiền, thiếplập chuyển đổi đồng tiền sẽ giúp ích cho việc liên kết kinh tế trong nướcvới quốc tế, tạo điều kiện cho kinh tế đối ngoại phát triển, thu hhuts mạnh
mẽ các nguồn vốn nước ngoài, tạo vị thế cho quốc gia trên thị trường quốctế
1.1.3.2 Tăng cường tiềm lực tài chính nhằm tăng trưởng kinh tế.
Nhiệm vụ của chính sách tài khóa là phải khai thác và huy động tối đacác nguồn vốn trong nước, nguồn vốn nước ngoài Tiếp đó, việc phân phối,
sử dụng nguồn vốn phải có hiệu quả, tạo bước chuyển tốt cho việc khaithác các tiềm năng về nhân lực và vật lực hướng tới mục tiêu nhà nướcđặt ra Chỉ khi huy động được nguồn vốn từ bên ngoài và phát triển nhanh
Trang 3nguồn vốn trong nước thì mới có thể duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao
và ổn định trong 1 thời gian dài
1.1.3.3 Phân phối công bằng , tạo công ăn việc làm, hạn chế thất nghiệp, tăng cường an ninh xã hội.
Chính sách tài khoá còn hướng tới việc tạo ra môi trường cạnh tranhlành mạnh, đề cao tính công bằng cho các doanh nghiệp đang hoạt độngtrên thị trường, nâng cao hiệu quả kinh tế, qua đó tạo công ăn việc làm vàhạn chế thất nghiệp, tăng cường an sinh xã hội Chính sách xây dựng môitrường cạnh tranh công bằng cho các doanh nghiệp được nhà nước thựchiện bằng cách đảm bảo công bằng thuế khoá, phát huy ý nghĩa tích cựcnhất của việc thu thuế Nhằm để nâng cao hiệu quả kinh tế, chính sách tàikhoá có nhiệm vụ phân bổ nguồn lực khan hiếm một cách tối ưu cho cácngành nghề bằng cách điều chỉnh dự toán, chi tiêu, chính sách tài khoá cóthể ủng hộ hoặc hạn chế một cách có chọn lọc sự phát triển của mộtngành nghề nào đó Từ đây sẽ thúc đẩy phát triển nền kinh tế theo hướngbền vững, tạo thêm nhiều công ăn việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp, tăngcường an sinh xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống cho toàn thể ngườidân
1.1.4 Công cụ của chính sách tài khóa:
Chính sách tài khoá của chính phủ có một vai trò quan trọng trong nềnkinh tế Vì vậy chính phủ phải can thiệp vào nền kinh tế, thúc đẩy nềnkinh tế phát triển bằng cách tác động vào tổng cầu thông qua hai công cụchủ yếu đó là chính sách thu ngân sách và chính sách chi ngân sách nhànước
1.1.4.1 Chính sách thu ngân sách
Thu ngân sách nhà nước được thực hiện dưới nhiều hình thức khácnhau như thu thuế, thu phí, lệ phí, bán tài sản của nhà nước, vay nợ trong
và ngoài nước Trong đó, thu thuế là nguồn thu chủ yếu, quan trọng nhất
và hoàn toàn mang tính bắt buộc Để đảm bảo sao cho thuế là nguồn thuchủ yếu của ngân sách nhà nước, vấn đề có tính quan trọng trong chínhsách thu ngân sách nhà nước là tiếp tục hoàn thiện chính sách thuế, pháthuy tính hiệu quả trong từng sắc thuế Nhìn chung chính sách thu ngânsách nhà nước phải đảm bảo các yêu cầu sau đây:
Một là, phải động viên mọi nguồn lực tài chính một cách hợp lý và thực hiện tốt vai trò điều tiết vĩ mô của nhà nước
Vì thu ngân sách chủ yếu là thu từ thuế, do đó chính sách thuế quyếtđịnh chính sách thu ngân sách Chính sách thuế cần bao quát được hếttất nguồn thu, cần áp dụng đa dạng các loại thuế để quản lý nguồn thu
và nâng cao vai trò điều tiết Cơ cấu của hệ thống thuế phải có nhữngthay đổi để phù hợp với sự phát triển kinh tế Nền kinh tế các nướcđang dần hội nhập với thế giới thì thuế đánh vào thương mại quốc tế sẽgiảm dần, để ổn định nguồn ngân sách nhà nước, chính sách thuế cầngia tăng thuế thu nhập cá nhân, thuế tài sản Đi kèm theo đó thuế giátrị gia tăng cũng cần được tăng cường và kết hợp với thuế tiêu thụ đặcbiệt để điều tiết sản xuất và tiêu dùng, hỗ trợ cho việc sản xuất trongnước
Trang 4 Ngoài ra, để huy động ở mức cao nhất nguồn lực tài chính từ bên ngoài
và hỗ trợ cho nguồn thu trong nước của ngân sách, chính phủ cần thựchiện các giải pháp cơ bản sau:
Cố gắng tiếp cận với các nguồn vốn ưu đãi đa phương và songphương từ các chính phủ hoặc các tổ chức quốc tế dưới các hìnhthức như vay trực tiếp viện trợ, phát hành trái phiếu chính phủ Nâng cao uy tín và lành mạnh hoá nguồn vốn vay băng cách xử
lý tốt nợ cũ và các khoản nợ đang phát sinh
Xây dựng chiến lược quản lý nợ vay của chính phủ với những kếhoạch vay nợ và trả nợ rõ ràng, hợp lý, đảm bảo môi tương quanchặt chẽ với các chính sách và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội
ở tầm vĩ mô và vi mô, đặc biệt là chính sách tiền tệ
Nâng cao năng lực quản lý điều hành, khả năng hoạch định chínhsách và theo dõi vay nợ, trả nợ nước ngoài; hoàn thiện hệ thốngpháp luật cũng như xây dựng cơ sở thông tin dữ liệu về vay nợ,trả nợ nước ngoài,
Hai là, chính sách thu ngân sách phải góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Qua đây, cải cách chính sách thuế góp phần vào việc nâng cao năng lựccạnh tranh cho các doanh nghiệp bằng việc từng bước đưa hệ thống thuếthống nhất, trung lập, minh bạch và không có sự phân biệt giữa các thànhphần kinh tế Ngoài ra, chính sách bảo hộ sẽ được thu hẹp dần, hàng ràophi thuế quan được xoá bỏ, thuế nhập khẩu giảm Chính từ những vấn đềtrên các doanh nghiệp sẽ đứng trước sức ép phải tăng cường đổi mới côngnghệ, chú trọng công tác quản trị điều hành, nâng cao chất lượng sảnphẩm để cạnh tranh với các đối thủ trong và ngoài nước khi mà ngày nay,các doanh nghiệp đứng trước sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thịtrường nội địa lẫn quốc tế Vì vậy, việc tích tụ vốn để phát triển và nângcao công nghệ, phục vụ công tác sản xuất điều hành là nhu cầu cấp bách.Chính sách thuế cần điều chỉnh hợp lý nhằm khuyến khích các doanhnghiệp tăng cường tích tụ vốn và đầu tư thay đổi công nghệ, hiện đại hóasản xuất, hạ thấp giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng thịtrường tiêu thụ, bồi dưỡng nguồn thu, thông qua đó tăng nguồn thu chongân sách
Ba là, chính sách thu ngân sách phải đơn giản, ổn định, mang tính luật pháp cao và có sự tương đồng với các nước khác trong khu vực và phù hợp với thông lệ quốc tế.
Trong chính sách thu ngân sách nói chung và trong chính sách thuế nóiriêng, cần đáp ứng các yêu cầu “đơn giản – rõ ràng – phù hợp” với trình
độ của các cơ quan thu thuế và người nộp thuế, luôn đảm bảo tính dễhiểu, dễ chấp hành và dễ kiểm tra
Hệ thống thuế đa thuế suất là hệ thống thuế có phân biệt về ngànhnghề kinh doanh và loại hàng hóa Ưu điểm của hệ thống này là giúpcho việc thực hiện điều chỉnh cơ cấu kinh tế linh hoạt hơn Tuy nhiên,
hệ thống thuế đa thuế suất có nhược điểm là rất phức tạp, có thể gâynhiều biến dạng thị trường, làm tăng chi phí cho việc thu thuế, gây thấtthoát cho ngân sách nhà nước Do đó yêu cầu được đặt ra là phải cải
Trang 5cách hệ thống thuế hướng đến sự đơn giản hóa và giảm bớt sự chênhlệch giữa các mức thuế suất trong cùng một sắc thuế.
Khi tiến hành đơn giản hoá hệ thống thuế, yêu cầu được đặt ra là phảiphân chia rõ ràng nhiệm vụ theo hướng chuyên môn hoá các chứcnăng và thống nhất hoá mục tiêu nhằm khắc phục tình trạng nhiêumục tiêu trong một sắc thuế Vì vậy cần phải tối ưu hóa hệ thống thuếbằng cách hoàn thiện và đồng bộ các kỹ thuật thu thuế một cách tốtnhất
Song hành cùng với điều này là các chính phủ phải có kế hoạch mởrộng các diện đánh thuế mới và phạm vi điều chỉnh của thuế để phùhợp với các nguồn tài chính phát sinh Mỗi một loại thuế có một hoặchai chức năng nhất định và tổng hợp các chức năng của từng loại thuế
sẽ làm cho hệ thống thuế quốc gia trở thành công cụ nhạy bén, hiệuquả trong quản lý kinh tế vĩ mô Nhưng ở các nước đang phát triển khi
mà các công cụ tài chính chưa đủ khả năng thiết lập, phân bổ tối ưucho các nguồn lực tài chính trong nền kinh tế thì việc chuyển từ đathuế suất sang đơn thuế suất dự đoán sẽ gặp rất nhiều khó khăn
Trong quá trình hội nhập của các quốc gia, hệ thống thuế mỗi nướcphải tương đồng với quốc tế về một số thuế liên quan đến đầu tư vàthương mại quốc tế, nhằm giúp các nhà đầu tư nước ngoài yên tâmhơn
1.1.4.2 Chính sách chi ngân sách
Chi ngân sách nhà nước là hoạt động phân phối và sử dụng quỹ ngân sáchnhà nước nhằm thực hiện các mục tiêu của quốc gia Chi ngân sách nhànước là quá trình chính phủ sử dụng nguồn lực tài chính đã tập trung đượcvào ngân sách để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình, có quy mô
và mức độ thực hiện lớn, liên quan đến nhiều lĩnh vực, ở tất cả các địaphương và cơ quan nhà nước Chính sách chi ngân sách nhà nước baogồm các chính sách chi đầu tư phát triển, chính sách chi phúc lợi xã hội,chính sách tiền lương, chính sách việc làm Chính sách chi ngân sách nhànước cần phải đảm bảo các yêu cầu sau:
Tôn trọng kỷ luật tài chính tổng thể
Nguồn lực của nền kinh tế luôn có một giới hạn nhất định (giới hạn nguồnlực trong và ngoài nước, giới hạn về thời gian ) Do đó, khi chỉ tiêu ngânsách gia tăng thì nền kinh tế trong tương lai sẽ phải gánh thêm nợ, từ đóhậu quả dẫn đến là phá vỡ cân bằng kinh tế vĩ mô, cân bằng cán cânthanh toán, cân bằng giữa tiết kiệm và đầu tư Vì vậy để ổn định kinh tế vĩ
mô, cần phải đặt ra kỷ luật tài chính tổng thể một cách độc lập, quyết tâmtuân thủ nó và sau đó mới đưa ra các quyết định chi tiêu từng phần Thiếtlập và duy trì giới hạn tổng chi ngân sách trong khuôn khổ trung hạn Kể
từ đó sẽ đưa ra các quyết định chính sách phân bổ nguồn lực tài chính saocho phù hợp nhất
Phân bổ nguồn lực tài chính một cách có hiệu quả
Nhằm tối đa hóa phân bổ nguồn lực tài chính, chi ngân sách phải phù hợpvới các ưu tiên chiến lược của nhà nước để đảm bảo tính tương hợp giữangân sách kế hoạch và ngân sách thực tế cũng như tính kỷ luật tài chínhtổng thể Một khi điều kiện nguồn lực tài chính còn hạn hẹp, đòi hỏi chính
Trang 6phủ cần xây dựng một khuôn khổ chi tiêu trung hạn làm cơ sở để đo lườngnhững tác động của những thay đổi về chính sách và điều kiện kinh tế đếnngân sách, qua đó giúp cho nhà nước tái lập các mục tiêu chiến lược vàphân bổ tối ưu các nguồn lực, đảm bảo ổn định kinh tế và giữ được kỷ luậttài chính tổng thể.
Đảm bảo tính hiệu quả trong việc sử dụng nguồn lực tài chính
Khi thực hiện chi ngân sách, chính phủ luôn phải chú trọng đến hiệu quảcủa việc sử dụng nguồn lực tài chính So sánh chi phí của những hàng hoá
và dịch vụ công do chính phủ cung cấp với mức giá thị trường cạnh tranhhoặc thông qua việc đánh giá, phân tích hoặc qua điều tra thực tế để địnhlượng về tính hiệu quả của việc chi tiêu ngân sách Vốn ngân sách sử dụngthành công và có hiệu quả thì khả năng thu hút vốn của xã hội càng lớn
Đẩy mạnh xã hội hóa các quan hệ tài chính trong chi ngân sách
Trách nhiệm chính của nhà nước là cung ứng hàng hoá công, nhưng hiệnnay các nền kinh tế với các yêu cầu phức tạp, ràng buộc giới hạn chi tiêu,nguồn thu và hiệu quả của việc phân bổ ngân sách nên cần phải có mộtchiến lược cung ứng sản phẩm công mà có thêm sự phối hợp của cácdoanh nghiệp tư nhân Xã hội hoá các quan hệ tài chính trong chi ngânsách giúp làm cho minh bạch về chính sách, tính độc quyền sẽ được phá
bỏ, nâng cao hiệu quả việc phân bổ chi tiêu ngân sách, thu hút thêmnguồn tài chính từ khối tư nhân vào cung ứng hàng hoá công với chấtlượng cao
Gắn kết chặt chẽ giữa nhóm chi thường xuyên và chi đầu tư trong phân phối nguồn lực tài chính
Tối ưu hoá giữa chỉ cho đầu tư và chi thường xuyên để phù hợp với nhucầu và tình hình phát triển của nền kinh tế Chi thường xuyên phải dựatrên cơ sở của thu thường xuyên Tốc độ tăng chi đầu tư phát triển cơ sở
hạ tầng phải cao hơn tốc độ tăng chi thường xuyên, và việc nâng cao chiđầu tư của ngân sách giúp phát triển cơ sở hạ tầng sẽ là động lực thúc đẩythu hút các nguồn vốn mồi từ khu vực tư nhân Chính phủ phải chấp nhận
sự đánh đổi giữa các mục tiêu trong lựa chọn để tập trung nguồn lực chocác mục tiêu ưu tiên của quốc gia Do vậy, cần xác lập giới hạn tổng mứcnguồn lực phân bố cho các lĩnh vực ưu tiên đầu tư phù hợp với khuôn khổtài chính được thiết lập
Thực hành triệt để chính sách tiết kiệm chi ngân sách để gia tăng nguồn vốn đầu tư cho chính phủ
Thực hiện đánh giá, phân tích để thiết lập những mục tiêu ưu tiên mangtính chiến lược trước khi phân bổ nguồn lực Khi có sự biến động, hệ thốngchi tiêu ngân sách phải thể hiện tính linh hoạt, luân chuyển nguồn lực từnhững ưu tiên thấp sang ưu tiên cao phù hợp với nhu cầu thực tế, từnhững dự án kém hiệu quả sang những chương trình, dự án có hiệu quảtốt hơn Thực hiện chế độ khoán chi nhằm trao cho người quản lý dự ánquyền tự quyết trong vấn đề tái phân bổ nguồn lực và kèm theo đó lànghĩa vụ phải chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động Đồng thời, bãi bỏ cơchế ngân sách nhà nước luôn đáp ứng trong mọi trường hợp đối tượng đềnghị cấp ngân sách có nhu cầu, đảm bảo tính minh bạch của chi ngânsách và giữ kỷ luật tài chính tổng thể Đẩy mạnh cải cách hành chính và
Trang 7tái cấu trúc khu vực quản lý nhà nước nếu hoạt động chưa suôn sẻ vàkhông mang lại hiệu quả, hướng đến thực hiện tiết kiệm chi ngân sáchnhà nước.
1.1.4.3 Chính sách cân đối ngân sách
Cân đối ngân sách nhà nước là hoạt động điều chỉnh mối tương quan giữathu ngân sách và chi ngân sách nhà nước Cân đối ngân sách không cónghĩa là đảm bảo cho ngân sách nhà nước luôn được cân bằng Các lýthuyết kinh tế hiện đại đều cho rằng, ngân sách nhà nước không nhấtthiết lúc nào cũng cân bằng, vấn đề là quản lý thu chi ngân sách sao chokhông bị thâm hụt quá lớn và kéo dài
Chính sách cân đối ngân sách là một trong những công cụ quan trọng củachính sách tài khoá, phản ánh sự điều chỉnh mối quan hệ tương tác giữathu và chỉ ngân sách nhà nước nhằm đạt mục tiêu kinh tế - xã hội mà nhànước đã đề ra ở tầm vĩ mô cũng như trong từng lĩnh vực và địa bàn cụ thể.Chính sách cân đối ngân sách phải đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc sau:
Các khoản thu cho ngân sách cần phải được xác định trên cơ sở tăngtrưởng ổn định và chắc chắn
Khống chế mức bội chi ngân sách ở một ngưỡng phù hợp, có thể căn
cứ vào giá trị tổng thu nhập nội địa GDP làm cơ sở so sánh để từ đóxác định giới hạn vay nợ hợp lý, đề phòng những tác động xấu xảy
ra Kế hoạch chi tiêu của chính phủ cần phải đảm bảo sự phát triểnbình thường của quốc gia
Ngân sách nhà nước cũng cần phải có các khoản dự phòng để tăngtính chủ động, hạn chế tối đa việc thu theo thời vụ Các khoản dựphòng này giúp hình thành các quỹ dự trữ tài chính, giúp chi choviệc thực thi chính sách mới, chỉ đột xuất và có thể xuất phát từnguồn thu tăng hàng năm thực tế so với dự kiến, hoặc có thể bố tríngay thành một khoản mục cụ sách hàng năm
Mục tiêu tiết kiệm trong chi tiêu của chính phủ cần phải được quantâm và thực hiện để đảm bảo kinh tế có khả năng phát triển, ngânsách có điều kiện được ổn định Cân đối ngân sách nên đảm bảonguyên tắc: ưu tiên cho chi tiêu vào mục đích đầu tư phát triển, duytrì mức độ hợp lý vừa phải cho chi tiêu vào tiêu dùng của chính phủ
Cố gắng tránh tình trạng ngân sách bội chi và ở vào tình trạng thâmhụt trong thời gian dài không thể kiểm soát
Theo Luật ngân sách Nhà nước (2015), cân đối thu chi ngân sách nhà nước phải theo nguyên tắc sau:
Chính sách thu ngân sách phải đảm bảo nguyên tắc cân đối ngânsách trong trung và dài hạn và thực hiện các cam kết về hội nhậpquốc tế
Tổng số thu từ thuế, phí, lệ phí phải lớn hơn tổng số chi thườngxuyên và góp phần tích lũy ngày càng cao vào chi đầu tư phát triển
Trường hợp bội chi, thì số bội chi phải nhỏ hơn số chi cho đầu tư pháttriển, có nghĩa là khoản bội chi này cũng chính là khoản tăng chi chođầu tư phát triển
Trang 8 Khoản vay để bù đắp bội chi ngân sách Nhà nước chỉ được sử dụngđầu tư phát triển, không sử dụng cho chi thường xuyên.
Bội chi ngân sách địa phương chỉ được sử dụng để đầu tư các dự ánthuộckế hoạch đầu tư công trung hạn đã được hội đồng nhân dâncấp tỉnh quyết định
Trong quản lý, cân đối ngân sách nhà nước ở các nước có nền kinh tế thịtrường, một nguyên tắc luôn luôn được quán triệt là phân biệt rạch ròi vềranh giới giữa thu thường xuyên (thu từ thuế và các khoản khác khôngmang tính hoàn trả) với chỉ thường xuyên và chi đầu tư phát triển kinh tế
1.1.5 PHÂN LOẠI CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA
1.1.5.1 Chính sách tài khóa cân bằng, mở rộng và thắt chặt
Các trạng thái này có thể xảy ra trong ngắn hạn (tạm thời) hoặc dài hạn,hoặc có thể được diễn ra một cách chủ động hoặc bị động, tức nằm trong
kế hoạch hay ngoài kế hoạch tài chính của chính phủ Nhằm đạt được sựchủ động tối đa trong kế hoạch tài chính của mình, chính phủ phải hết sứccẩn trọng trong việc đề ra các chính sách thu, chi cho phù hợp để đạtđược mục tiêu như mong muốn
1.1.5.1.1 Chính sách tài khóa cân bằng
Với chính sách này, chính phủ cố gắng duy trì các khoản chi tiêu ở mức độhợp lý, vừa phải, nằm trong khả năng tự chủ về tài chính mà không phải đivay nợ Theo đó, các nhu cầu chi tiêu công sẽ được cân đối dựa trên khảnăng thu ngân sách, mà chủ yếu là đến từ các nguồn thu từ thuế và tươngđương thuế Mọi sự mở rộng trong chi tiêu nếu có, phải được tính toánnằm trong khả năng khơi tăng và bồi dưỡng các nguồn thu
Đây cũng là mục tiêu dài hạn mà bất kỳ chính phủ nào cũng muốn hướngtới nhằm hạn chế sự lệ thuộc về tài chính, tăng tính chắc chắn và sự chủđộng hơn trong công tác quản lý và điều hành Tuy nhiên, nhìn chungtrong ngắn hạn, chính sách này khó thực thi bởi nhu cầu tăng trưởng vàphát triển là luôn luôn có, trong khi nguồn lực của nền kinh tế thì có hạnhoặc chưa có điều kiện được khai thác hiệu quả, đặc biệt là đối với nhữngnước chậm phát triển và đang phát triển
Chính sách này thường được thực hiện trong bối cảnh nền kinh tế ổn định,mục tiêu tăng trưởng kinh tế được đảm bảo và chính phủ đang theo đuổimục tiêu kiểm soát lạm phát và giảm áp lực nợ công
1.1.5.1.2 Chính sách tài khóa mở rộng
Chính sách tài khóa mở rộng hay còn gọi là chính sách tài khóa thâm hụt.Chính sách này là việc Chính phủ thực hiện tăng chi tiêu chính phủ hoặcgiảm nguồn thu từ thuế hay có thể là kết hợp cả hai phương thức (nhằmtăng Tổng cầu) Theo đó, các khoản chi của chính phủ sẽ có xu hướng lớnhơn các nguồn thu trong cân đối ngân sách, hướng ngân sách đến trạngthái bội chi điều này làm cho áp lực nợ công gia tăng
Chính sách tài khóa mở rộng áp dụng khi nền kinh tế suy thoái, chậm pháttriển, tăng trưởng kém và tỷ lệ thất nghiệp trong xã hội ở mức cao Mục
Trang 9tiêu của chính sách này là giúp tăng sản lượng nền kinh tế, kích cầu từ đótạo ra việc làm giúp tăng trưởng nền kinh tế Cụ thể là:
Khi chính phủ giảm thuế đánh vào thu nhập cá nhân và các doanhnghiệp thì người tiêu dùng (cá nhân) sẽ cảm thấy thu nhập cao hơn họ
có chi cho tiêu dùng nhiều hơn kích cầu AD tăng lên kinh tế phát triển (vì khi AD tăng lên sẽ kích thích sản xuất tạo ra nhiều việc làm chonền kinh tế tình trạng thất nghiệp giảm xuống đáng kể) , còn về doanhnghiệp khi chính phủ giảm thuế đánh vào doanh nghiệp sẽ kích thích cácdoanh nghiệp đầu tư nhiều hơn I tăng kinh tế phát triển
Xu hướng bội chi ngân sách là xu hướng phổ biến ở các quốc gia, nhất làđối với những nước chậm phát triển và đang phát triển Trong khi nền kinh
tế còn hạn hẹp về nguồn lực hoặc chưa có điều kiện sử dụng, thì việc giatăng đầu tư công, thậm chí chấp nhận đi vay nợ để phục vụ cho xây dựng
cơ sở vật chất hạ tầng, đầu tư vào các lĩnh vực then chốt là tất yếu, cầnphải được chú trọng Tuy nhiên cần phải lưu ý rằng, sự gia tăng trong cáckhoản chi tiêu chỉ nên nhằm đáp ứng cho nhu cầu đầu tư phát triển dàihạn, mang tính chất trọng điểm, bền vững, và hiệu quả, đồng thời hạn chế
sự bành trướng trong các hoạt động chi thường xuyên nhằm mục đích tiêudùng, hay các hoạt động đầu tư tràn lan, không mang tính hiệu quả.Thông qua việc mở rộng các khoản chi tiêu của mình, nhà nước không chỉđóng vai trò là người hỗ trợ nền kinh vượt qua những khó khăn, khủnghoảng, mà còn là người tiên phong, đi đầu trong việc định hướng, kíchthích nền kinh tế mở rộng tăng trưởng Bên cạnh đó, chính sách mở rộngtài khóa còn giúp ổn định an ninh chính trị, đảm bảo an sinh xã hội thôngqua việc chú trọng các tiện ích, dịch vụ công, tăng hiệu quả công tác quản
lý của bộ máy nhà nước và gia tăng các khoản phúc lợi xã hội
1.1.5.1.3 Chính sách tài khóa thắt chặt
Chính sách tài khóa thắt chặt hay còn gọi là chính sách tài khóa thặng dư.Chính sách này là việc Chính phủ tăng thu thuế cho ngân sách nhà nướchoặc giảm chi tiêu chính phủ hay kết hợp cả hai phương thức này vớinhau Với chính sách này các khoản thu có xu hướng cao hơn so với cáckhoản chi tiêu, đảm bảo nhu cầu của chính phủ, giảm áp lực nợ công và
sự lệ thuộc tài chính, đồng thời tăng tính chủ động trong quản lý và điềuhành của nhà nước
Chính sách tài khóa thắt chặt thường được áp dụng trong ngắn hạn khinền kinh tế tăng trưởng quá nóng, mất kiểm soát và thiếu ổn định và gâynên áp lực lạm phát cao hoặc khi bội chi ngân sách nhà nước kéo dài gây
áp lực nợ công lớn Mục tiêu của chính sách này là giúp cho tổng cầu giảmxuống kéo nền kinh tế phát triển chậm lại và ổn định hơn tránh tình trạngnền kinh tế phát triển quá nóng gây nên áp lực lạm phát cao và khi tổngcầu giảm xuống thì các doanh nghiệp sẽ sản xuất ít hàng hóa hơn cungcầu được cân bằng lạm phát giảm Cụ thể là:
Khi chính phủ đánh thuế cao làm cho thu nhập của người tiêu dùng giảmxuống dẫn đến người tiêu dùng giảm sức mua của mình tiêu dùng (C)giảm AD giảm lạm phát giảm
Đối với doanh nghiệp khi mà chính phủ đánh thuế cao sẽ kìm hãm sự đầu
tư của các doanh nghiệp dẫn đến I giảm AD giảm.
Trang 10Hình thức thực hiện:
Việc tăng thu chủ yếu dựa trên các biện pháp tăng các nguồn thu từthuế, bằng cách tăng mức thuế phải nộp, mở rộng phạm vi, đốitượng chịu thuế
Các biện pháp tiết giảm chi tiêu ngân sách chủ yếu bằng cách kíchthích gia tăng tiết kiệm, cải cách bộ máy và cắt giảm các khoản đầu
tư công, phúc lợi xã hội
Nhận xét:
Nếu như trạng thái bội chi ngân sách có xu hướng xảy ra phổ biến và chủyếu trong dài hạn nhằm đáp ứng cho nhu cầu mở rộng và tăng trưởng, thìtrạng thái thặng dư ngân sách lại có xu hướng xảy ra ít hơn, và chủ yếutrong ngắn hạn Trạng thái thặng dư ngân sách kéo dài là dấu hiệu chothấy sự yếu kém, lãng phí trong quản lý nguồn lực của nhà nước, hiệu quảđầu tư công thấp, đòi hỏi cần phải được chấn chỉnh kịp thời Chính vì lý do
đó, chính sách tài chính thắt chặt thường rất ít được sử dụng đặc biệt làtrong dài hạn, nếu không sẽ rất dễ dẫn đến sự bất ổn về chính trị - xã hội,kiềm hãm, thậm chí triệt tiêu đầu tư, tăng trưởng
1.1.5.2 Chính sách tài khóa cùng chiều và chính sách tài khóa ngược chiều
1.1.5.2.1 Chính sách tài khóa cùng chiều
Nếu mục tiêu của chính phủ là luôn đạt được ngân sách cân bằng cho dùsản lượng có thay đổi như thế nào, thì chính phủ thường thực hiện chínhsách tài khóa cùng chiều
Khi đánh giá tác động của chính sách tài khóa cùng chiều đối với mục tiêu
ổn định kinh tế vĩ mô, cần phải căn cứ vào trạng thái của nền kinh tế vàmức thay đổi của sản lượng Nếu nền kinh tế ban đầu cân bằng tại điểmnằm ở bên trái mức sản lượng tiềm năng (Y<Y*) thì thực hiện đồng thờităng c (chi tiêu ngân sách) và T (thu thuế) sẽ làm tăng tổng cầu, đẩy sảnlượng thực tế tiến gần đến sản lượng tiềm năng Ngược lại, nếu (Y>Y*) thìthực hiện đồng thời giảm T và G sẽ tốt hơn Nhưng nếu nền kinh tế đang ởtrạng thái (Y=Y*) thì thực hiện tăng T và G sẽ làm gia tăng lạm phát, cònnếu giảm T và G thì sẽ đưa nền kinh tế đến suy thoái và thất nghiệp giatăng
Như vậy khi thực hiện chính sách tài khóa cùng chiều, cân bằng ngân sáchkhông phải luôn luôn là tốt
1.1.5.2.2 Chính sách tài khóa ngược chiều
Nếu mục tiêu của chính phủ là giữ cho nền kinh tế luôn ở mức sản lượngtiềm năng và mức thất nghiệp thấp, thì chính phủ sẽ thực hiện chính sáchtài khóa ngược chiều Đối với chính sách tài khóa ngược chiều, chính phủ
có thể thực hiện 3 cách: (i) thay đổi G trong khi vẫn giữ nguyên T, (ii) thayđổi T mà vẫn giữ nguyên G, (iii) thay đổi ngược chiều đồng thời cả T và G.Tùy theo trạng thái của nền kinh tế, tùy theo mức thay đổi và chiều hướngthay đổi của T và/hoặc G mà sẽ có tác động khác nhau đến nền kinh tế
Trang 111.1.5.3 Chính sách tài khoá thuận chu kỳ và chính sách tài khóa ngược chu kỳ
1.1.5.3.1 Chính sách tài khoá thuận chu kỳ
Chính sách tài khóa thuận chu kỳ được chính phủ các nước tiến hànhchính sách tài khoá mở rộng vào giai đoạn nền kinh tế tăng trưởng vàphát triển, và tiến hành chính sách tài khoá thu hẹp vào giai đoạn nềnkinh tế suy thoái
Ở các nước đang phát triển, chính sách tài khoá có xu hướng thuận chu
kỳ Chính phủ thường chỉ tiêu ngân sách nhiều hơn cho các khoản đầu tư
và các khoản công ích xã hội vào thời kỳ đất nước phát triển ổn định, vàcắt giảm chi tiêu vào thời kỳ có suy thoái Và chính phủ cũng rất khó cắtgiảm nhu cầu chi tiêu thiết yếu cho giáo dục, y tế và cơ sở hạ tầng vàonhững lúc kinh tế phát triển
Có nhiều lý do khiến cho ở các nước đang phát triển, chính sách tài khoá
có xu hướng thuận chu kỳ Ví dụ như chi ngân sách tăng khi tổng cầuđang rất cao Một lý do lớn nữa là đầu tư nước ngoài tăng, kết quả là cácnguồn đầu tư này làm cho chính phủ tăng nguồn thu Chính phủ cảm thấyngân sách dồi dào hơn do hiệu ứng tăng của cải, tăng đầu tư công, mởrộng các dự án nhà nước Trong thời kỳ hưng thịnh, giá nhiên liệu tăng lên,tạo ra áp lực cho mức giá chung, thuế thu được cho chính phủ tăng theo,
và chính phủ tiếp tục tăng chi tiêu Áp lực chính trị cũng tạo động cơ chochính phủ tăng chi tiêu ngân sách vào thời kỳ nền kinh tế phát triển tốt.Cho đến khi nền kinh tế lâm vào tình trạng suy yếu, câu chuyện ngược lạixảy ra khi dòng vốn chảy ra khỏi nền kinh tế, dẫn tới một hiện tượng màcác nhà kinh tế gọi là “cú dừng đột ngột” (sudden stop) Chính phủ phảiđối mặt với lượng vốn đầu tư giảm đột ngột, và buộc phải giảm thâm hụtbằng cách cắt giảm chi ngân sách Chính vì vậy, khi nền kinh tế suy yếu,chỉ ngân sách sẽ giảm
Như vậy, ở các nước đang phát triển do những đặc thù của nền kinh tế, xãhội làm cho chính sách tài khoá là rất thuận chu kỳ
1.1.5.3.2 Chính sách tài khoá ngược chu kỳ
Chính sách tài khóa ngược chu kỳ được chính phủ các nước tiến hànhchính sách tài khoá thắt chặt khi nền kinh tế đang ở trạng thái phát triểnnóng, và chính sách tài khoá mở rộng khi nền kinh tế đang ở trạng tháisuy yếu
Chính sách tài khoá ngược chu kỳ là cần thiết để chính phủ đưa nền kinh
tế của đất nước thoát khỏi tình trạng suy thoái hoặc lạm phát Thế nhưng
do đặc điểm và trình độ phát triển kinh tế của các nước là khác nhau tạo
ra các yếu tố tác động khác nhau làm cho chính sách tài khoá có xu hướngngược chiều hay thuận chiều
Ở các nước phát triển thường có chế độ phúc lợi xã hội rất tốt, đồng thờithu nhập của người dân cũng rất cao, vì vậy mức đóng góp của họ cũngchiếm tỉ trọng lớn trong ngân sách quốc gia
Do đó, các nước phát triển có thể thực hiện chính sách tài khóa ngược chu
kỳ Chẳng hạn, khi nền kinh tế rơi vào suy thoái, tỷ lệ thất nghiệp tăng
Trang 12khiến cho bảo hiểm thất nghiệp và các khoản hỗ trợ xã hội như đã đề cậptăng lên theo Để giúp đỡ người dân, chính phủ tăng các khoản trợ cấp,bảo hiểm xã hội, hỗ trợ người thất nghiệp Có nghĩa là các khoản chi ngânsách của chính phủ đã tăng trong thời kỳ suy thoái, giúp kích thích và khôiphục nền kinh tế Tương tự, chính sách thu ngân sách cũng có thể ngượcchu kỳ
chẳng hạn khi suy thoái thì thu nhập của các chủ thể trong nền kinh tếgiảm thì làm cho nguồn thu từ thuế của chính phủ cũng giảm theo
1.1.6 TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA
Với chính sách tài khóa của mình, nhà nước có thể tác động đến mọi chủthể lĩnh vực của đời sống chính trị, kinh tế, xã hội nhằm đảm bảo vai tròquản lý, hỗ trợ, định hướng và điều tiết nền kinh tế, ổn định chính trị, anninh, quốc phòng và đảm bảo an sinh xã hội
Nội dung chủ yếu của chính sách tài khóa đó là chính sách thuế, chínhsách chi tiêu công và chính sách vay nợ của chính phủ Do đó, dưới góc độkinh tế - xã hội, chính sách tài khóa sẽ có ảnh hưởng mạnh mẽ đến cácyếu tố sau đây:
1.1.6.1 Chính sách tài khóa và thu nhập
Các nguồn thu của nhà nước chủ yếu đến từ một phần thu nhập của nềnkinh tế, trong đó vai trò nòng cốt là các khoản thu từ thuế và tương đươngthuế Do đó, sự gia tăng trong các nguồn thu nhà nước tất yếu sẽ dẫn đến
sự sụt giảm trong thu nhập thực của dân chúng và ngược lại Bên cạnh đó,với vai trò hỗ trợ, hiệu quả của các hoạt động chi tiêu của nhà nước có thểtác động gián tiếp đến thu nhập tương lai của nền kinh tế Chính vì vậy,chính sách tài khóa cũng chính là công cụ để nhà nước có thể điều tiết vàphân phối lại thu nhập quốc dân
1.1.6.2 Chính sách tài khóa và tăng trưởng kinh tế
Chính sách thu và chi ngân sách tác động mạnh mẽ đến nguồn vốn đầu tư
xã hội do tác động gián tiếp đến nguồn vốn tiết kiệm của dân chúng, vàtác động trực tiếp thông qua các dự án đầu tư của nhà nước, hoạt độngcủa các doanh nghiệp nhà nước
Chính sách thuế ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập thực của nền kinh tế, từ
đó tác động đến tiết kiệm tư nhân và lợi nhuận của doanh nghiệp Mặtkhác, hoạt động đầu tư của nhà nước còn đóng vai trò nền tảng, địnhhướng cho đầu tư tư nhân, kích thích, hỗ trợ cho đầu tư tư nhân phát triển.Khi nền kinh tế trong điều kiện (Y>Y*), việc thắt chặt về tài khóa, sẽ có xuhướng làm giảm nguồn vốn đầu tư, kiềm hãm sản xuất, dẫn đến giảmtăng trưởng kinh tế Ngược lại, khi nền kinh tế trong điều kiện (Y<Y*),chính phủ các nước thường thực hiện chính sách tài khóa nới lỏng, sẽ có
xu hướng kích thích, mở rộng đầu tư, tạo tăng trưởng kinh tế
Đối với các hoạt động đầu tư quốc tế, chính sách tài khóa sẽ tác động đếndòng chuyển dịch của các nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước Chínhsách thuế ưu đãi, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng hoàn thiện sẽ có tác dụngthu hút đầu tư nước ngoài đặc biệt là đầu tư trực tiếp