1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

luật kinh tế quốc tế bài tập nhóm đề tài hiệp định thương mại tư do fta

24 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hiệp Định Thương Mại Tự Do - FTA
Tác giả Huỳnh Minh Hằng, Trần Thị Châm Anh, Choi Min Hee, Trịnh Thị Vân Anh, Đặng Lan Nhi
Người hướng dẫn GS.TS. Nguyễn Hồng Thao
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Luật Kinh tế Quốc tế
Thể loại Bài tập nhóm
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 2,67 MB

Nội dung

FTA cóthể có nhiều tên gọi khác nhau như hiệp định đối tác kinh tế, hiệp định thương mại khuvực, nhưng thực chất nó là một hiệp định nhằm mục đích tự do hóa thương mại giữa cácnước thành

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

HỌC PHẦN: LUẬT KINH TẾ QUỐC TẾ

BÀI TẬP NHÓM

ĐỀ TÀI: “HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TƯ DO - FTA”

Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 9 bao gồm:

1 Huỳnh Minh Hằng - MSV: 21064018 (Nhóm trưởng)

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 3

NỘI DUNG 4

1 Tổng quan về FTA 4

1.1 Khái niệm 4

1.2 Bối cảnh ra đời và cơ sở pháp lý của FTA 4

1.2.1 Bối cảnh ra đời của FTA 4

1.2.2 Cơ sở pháp lý của FTA 5

1.3 Nội dung chính của FTA 6

1.4 Các nguyên tắc của FTA 8

1.4.1 Nguyên tắc đảm bảo sự công bằng về lợi ích kinh tế giữa các quốc gia 8

1.4.2 Nguyên tắc tạo cơ hội phát triển mới 8

1.5 Đặc trưng của FTA 8

1.6 Phân loại FTA 9

1.6.1 Căn cứ vào quy mô, số lượng các thành viên tham gia 9

1.6.2 Căn cứ vào tiêu chí về phạm vi và nội dung cam kết 10

2 FTA thế hệ mới 10

2.1 Định nghĩa 10

2.2 Những điểm khác biệt của FTA thế hệ mới so với FTA truyền thống 11

3 Tác động của FTA đối với Việt Nam 12

3.1 Thực tiễn tham gia FTA của Việt Nam 12

3.2 Thời cơ và thách thức khi Việt Nam tham gia các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) thế hệ mới 13

3.2.1 Thời cơ 13

3.2.2 Thách thức 15

4 Giải pháp thúc đẩy Việt Nam thực thi các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới 16

Trang 3

4.1 Đối với Nhà nước 16

4.2 Đối với các hiệp hội 17

4.3 Đối với doanh nghiệp 18

KẾT LUẬN 19

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 20

Trang 4

MỞ ĐẦU

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập trở thành xu thế tất yếu chi phối nền kinh tế thế giới, hoạt động trao đổi, buôn bán giữa các quốc gia diễn ra ngày càng mạnh mẽ, sâu rộng Sự liên kết về kinh tế giữa các quốc gia đã đặt ra yêu cầu thực tiễn cần có sự tự do hóa thương mại Do đó, Tổ chức thương mại thế giới (WTO)

đã ra đời đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tự do hóa thương mại quốc tế,tạo thuận lợi cho hoạt động giao thương giữa các nước, thúc đẩy phát triển kinh tế cho các quốc gia trên toàn thế giới Tuy nhiên, WTO cũng đã bộc lộ những bất cập như thời gian đàm phán gia nhập lâu, khó đi đến sự đồng thuận chung giữa các nước thành viên, lĩnh vực bao quát hạn chế,…

Vì những hạn chế của WTO cũng như để việc hội nhập diễn ra nhanh chóng

và hiệu quả, các quốc gia đang có xu hướng chọn tham gia các Hiệp định thương mại tự do (FTA) FTA đã góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho các quốc gia hợp tácquốc tế, tham gia vào hoạt động thương mại trong phạm vi khu vực và liên khu vực, giúp các quốc gia nâng cao, đổi mới chính sách kinh tế, mở rộng thị trường đểcùng nhau phát triển theo mục tiêu tự do hóa thương mại

Trang 5

FTA là hiệp định thương mại giữa hai hoặc nhiều quốc gia trong đó các quốc giađồng ý với một số nghĩa vụ nhất định ảnh hưởng đến thương mại hàng hóa và dịch vụcũng như áp dụng luật bảo vệ nhà đầu tư, quyền sở hữu trí tuệ và các lĩnh vực khác.Phạm vi “thương mại” trong các FTA được hiểu theo nghĩa rộng và có thể bao gồm tất cảcác hoạt động kinh doanh có lợi nhuận, bao gồm thương mại hàng hóa, dịch vụ, đầu tư vàcác vấn đề liên quan trực tiếp khác

Các hiệp định thương mại tự do cho phép các nước trên thế giới hình thành thịtrường thương mại hội nhập về hàng hóa, dịch vụ và theo thống kê, hiện nay có hơn 200hiệp định thương mại tự do đã được ký kết và có hiệu lực, có tác động tích cực, góp phầnvào sự phát triển chung của nền kinh tế thế giới

Như vậy, theo nghĩa chung nhất, FTA là một hình thức thỏa thuận giữa hai hoặc nhiều quốc gia nhằm thống nhất lợi ích kinh tế của họ nhằm giảm bớt hoặc loại bỏ các rào cản thuế quan và phi thuế quan giữa các thành viên với nhau Từ đó từng bước hình thành một thị trường buôn bán thống nhất về hàng hóa và dịch vụ.

1.2 Bối cảnh ra đời và cơ sở pháp lý của FTA

1.2.1 Bối cảnh ra đời của FTA

Sự ra đời, phát triển của FTA gắn liền với quá trình phát triển của thương mại thếgiới Trước chiến tranh thế giới thứ nhất, nhìn chung buôn bán trên thế giới phát triển tự

do Bối cảnh thế giới sau chiến tranh, nhất là sau cuộc đại khủng hoảng 1929 - 1933 vàtiếp đến cuộc chiến tranh thế giới thứ hai đã tác động mạnh đến hoạt động thương mạiquốc tế Để khôi phục nền kinh tế, nhiều quốc gia đã xác lập các hàng rào thuế để bảo vệthị trường nội địa trước sự xâm nhập của hàng hóa bên ngoài có khả năng cạnh tranh caohơn

Cùng với sự phát triển của khoa học - kỹ thuật và sự gia tăng nhu cầu mở rộng giaothương và đầu tư, các quốc gia đều mong muốn giảm thuế quan Cùng với các thỏa thuận

Trang 6

ưu đãi riêng giữa hai hay một số quốc gia, nhu cầu về một dạng hình thỏa thuận có tính

đa phương trong cắt giảm thuế quan cũng ngày càng gia tăng Sự ra đời của Hiệp địnhchung về thuế quan và thương mại (GATT) năm 1947 chính là đáp ứng xu thế chung này.Các nước tham gia GATT đã tiến hành nhiều đợt đàm phán để ký kết những thỏathuận thương mại mới và mỗi đợt đàm phán như vậy được gọi là một vòng đàm phán Tạivòng đàm phán thứ tám, kết thúc năm 1994, các nước thành viên nhất trí thành lập Tổchức Thương mại thế giới (WTO) thay cho GATT Nhìn chung, những thỏa thuận thươngmại trong các vòng đàm phán đó ràng buộc các nước ký kết phải tiến hành cắt giảm thuếcũng như giảm bớt các hàng rào thương mại phi quan thuế khác đối với hàng hóa Mức

độ giảm thuế khác nhau tùy theo từng nước cũng như từng loại hàng hóa Như vậy, quátrình tự do hóa thương mại được tiến hành đồng thời bởi các thỏa thuận theo hướng đaphương và song phương Song các vòng đàm phán cấp độ toàn cầu, theo hướng đaphương thường kéo dài Đến vòng đàm phán Doha bế tắc xuất phát từ bất đồng giữa cácnước đang phát triển, Hoa Kỳ và châu Âu dẫn đến kết quả là vòng đàm phán bị hoãnvào năm 2008

Để đối phó với sự bế tắc trong vòng đàm phán Đô-ha, các quốc gia có xu hướngquay sang ký kết các FTA, dẫn đến sự gia tăng mạnh mẽ của các FTA trong những thậpniên gần đây Vai trò của FTA là thúc đẩy thương mại tự do, hợp tác kinh tế và đầu tư.FTA dường như có sự ưu việt hơn là thời gian đàm phán ký kết ngắn, dễ đạt đồng thuận

do ít nước tham gia, lĩnh vực FTA bao quát rộng hơn so với WTO Theo thông báo củaWTO, từ khi GATT được thành lập cho đến năm 1994, mới có 123 FTA, từ năm 1995đến nay, đã có hơn 400 FTA được ký kết, có thông báo tới WTO

1.2.2 Cơ sở pháp lý của FTA

Mặc dù xu hướng ký kết các FTA đã trở nên phổ biến hơn trong những năm gầnđây, đặc biệt khi các cuộc đàm phán của WTO rơi vào bế tắc do không đạt được thỏathuận thực chất, các thành viên WTO có thể ký kết các FTA về thương mại hàng hóa trên

cơ sở pháp lý Nó đã được quy định từ lâu tại Điều XXIV của Hiệp định Thuế quan vàThương mại (GATT) 1947 và sau đó là GATT 1994 Cụ thể, Khoản 4 Điều XXIV củaGATT ghi nhận việc thành lập các khu vực mậu dịch tự do (Free Trade Area) thông quacác FTA là nhằm mục tiêu tạo thuận lợi thương mại nhưng không được làm gia tăng ràocản cho các nước thành viên khác

“ Các Bên cũng thừa nhận rằng việc lập ra một liên minh quan thuế hay một khu vực mậu dịch tự do phải nhằm mục tiêu là tạo thuận lợi cho thương mại giữa các

Trang 7

lãnh thổ thành viên và không tạo thêm trở ngại cho thương mại của các thành viên khác với các lãnh thổ này.”

Ngoài ra, Điều V Hiệp định chung về thương mại dịch vụ (GATS) cũng cho phépcác quốc gia được ký kết các FTA với mục tiêu loại bỏ các rào cản đối với thương mạidịch vụ Điều V GATS yêu cầu các quốc gia khi ký kết FTA phải cam kết gỡ bỏ rào cảnthương mại với hầu hết tất cả các ngành dịch vụ chính (Điểm a Khoản 1 Điều V), đồngthời không được tạo ra rào cản cao hơn đối với các nước không phải là thành viên củaFTA (Khoản 4 Điều V)

“1 Hiệp định này không ngăn cản bất kỳ Thành viên nào gia nhập hoặc ký kết một Hiệp định tự do hóa thương mại dịch vụ giữa hai hoặc nhiều Thành viên, với điều kiện là hiệp định đó:

(a) có phạm vi thuộc về lĩnh vực chủ yếu, và

Bên cạnh đó, Khoản 3 Điều V GATS quy định thêm ưu đãi dành cho các quốc giađang phát triển, theo đó, nếu các nước đang phát triển ký kết FTA với nhau thì các điềukiện sẽ được áp dụng một cách linh hoạt hơn

“3 (a) Trong trường hợp những nước đang phát triển là thành viên của một hiệp định thuộc loại nêu tại khoản 1, thì những điều kiện nêu tại khoản 1, đặc biệt là những điều kiện liên quan tới điểm (b) của khoản này, , có thể được xem xét một cách linh hoạt phù hợp với trình độ phát triển của những nước liên quan, cả về tổng thể, trong từng lĩnh vực

và tiểu lĩnh vực.

(b) Cho dù có các quy định tại khoản 6, trong trường hợp một hiệp định thuộc loại nêu tại khoản 1 chỉ liên quan đến các nước đang phát triển thì sự đối xử thuận lợi hơn có thể dành cho các pháp nhân thuộc sở hữu hoặc kiểm soát của các thể nhân thuộc các bên tham gia hiệp định này.”

Trang 8

1.3 Nội dung chính của FTA

Các FTA được các quốc gia ký kết với nhau tuy có tên gọi và phạm vi khác nhautùy thuộc vào lựa chọn và thỏa thuận giữa các Thành viên FTA nhưng nhìn chung, chúngvẫn hướng đến mục tiêu chung đó là tự do hóa thương mại Với mục đích loại bỏ rào cảnđối với phần lớn thương mại giữa các nền kinh tế thành viên, xây dựng một thoả thuậnchung cho các nước thành viên tự nguyện cắt giảm và được tiếp nhận các ưu đãi về thuế,

lệ phí và hạn ngạch hàng hoá xuất, nhập khẩu nên thông thường nội dung trong các FTA

sẽ chủ yếu xoay quanh những vấn đề chính sau:

(1) Nhóm các cam kết liên quan tới tự do hàng hóa (thương mại hàng hóa): Nhóm này

bao gồm các cam kết liên quan tới việc dỡ bỏ các rào cản đối với thương mại hàng hóagiữa các Thành viên, cụ thể:

- Ưu đãi thuế quan (thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu): Thường là một Danh mục liệt

kê các dòng thuế được loại bỏ và lộ trình loại bỏ thuế (loại bỏ ngay hay sau một sốnăm)

- Quy tắc xuất xứ: Bao gồm các cam kết về điều kiện xuất xứ để được hưởng ưu đãi

thuế quan và thủ tục chứng nhận xuất xứ

- Loại bỏ hoặc cắt giảm các hàng rào phi thuế quan: Bao gồm các cam kết ràng

buộc, hạn chế các biện pháp hạn chế/cấm xuất nhập khẩu, giấy phép xuất khẩu,hàng rào kỹ thuật, vệ sinh an toàn thực phẩm, chống bán phá giá, chống trợ cấp, tựvệ

Ngoài ra, một số FTA giai đoạn sau này còn có thêm các cam kết về các vấn đề thúc đẩy,

hỗ trợ cho thương mại hàng hóa, ví dụ:

- Hải quan và tạo thuận lợi thương mại: Bao gồm cam kết về quy trình, thủ tục,

minh bạch thông tin trong quá trình xuất nhập khẩu hàng hóa

- Các nguyên tắc trong đối xử với hàng hóa nhập khẩu khi lưu thông trong thị trường nội địa

(2) Nhóm các cam kết liên quan tới tự do dịch vụ (thương mại dịch vụ): Không phải

FTA nào cũng có các cam kết về thương mại dịch vụ Thường thì các FTA được đàmphán ký kết ở giai đoạn sau này mới có các cam kết về vấn đề này, thường sẽ bao gồm:

- Mở cửa thị trường dịch vụ: Thường là một Danh mục các dịch vụ cam kết mở và

các điều kiện mở cửa cụ thể

- Các nguyên tắc liên quan tới việc đối xử với nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài khi

họ cung cấp dịch vụ vào Việt Nam hoặc cho tổ chức, cá nhân Việt Nam

Trang 9

(3) Nhóm các cam kết liên quan tới các vấn đề khác: Các FTA giai đoạn sau này thường

có thêm các cam kết về một hoặc một số các lĩnh vực khác không phải thương mại hànghóa, dịch vụ nhưng có vai trò quan trọng trong thương mại, đầu tư giữa các Thành viênnhư:

- Đầu tư (có thể là cam kết về đầu tư độc lập hoặc cam kết về đầu tư gắn với mở cửa thị trường dịch vụ)

1.4 Các nguyên tắc của FTA

Tất cả mọi sự ký kết hợp tác giữa các quốc gia thành viên đều phải tuân thủ cácnguyên tắc cần thiết Khi tham gia đàm phán ký kết FTA, các quốc gia và tổ chức cầnđảm bảo các nguyên tắc sau đây:

1.4.1 Nguyên tắc đảm bảo sự công bằng về lợi ích kinh tế giữa các quốc gia

Cần xem xét một cách cẩn thận về tình hình kinh tế của mỗi nước để có thể đưa racác hoạt động thoả thuận một cách công bằng nhất

1.4.2 Nguyên tắc tạo cơ hội phát triển mới

FTA được ký phải thúc đẩy quá trình thương mại 2 chiều giữa các thành viên tronghiệp định Suy cho cùng, FTA là một hợp tác kinh tế, nên khi tham gia, các quốc gia cầnphải nắm bắt được các mặt cơ hội thách thức cũng như mặt thuận lợi khó khăn để việcđàm phán đạt được hiệu quả cao nhất Từ đó, góp phần làm tăng mặt hàng xuất nhậpkhẩu và thu hút được các nguồn đầu tư của nước ngoài khác

Việc tuân thủ các nguyên tắc trong FTA được xem là bước đệm và là việc làm cầnthiết để cho các nước có thể cập nhật và nắm bắt thông tin một cách dễ dàng từ đó cùngnhau đầu tư phát triển trên nhiều lĩnh vực khác nhau

Trang 10

1.5 Đặc trưng của FTA

Một số đặc trưng của một Hiệp định Thương mại tự do (FTA) thường thấy nhưsau:

- Giữa các quốc gia thành viên, thuế quan hay hạn ngạch sẽ được giảm hoặc xóa bỏ

- Các FTA sẽ đóng vai trò thúc đẩy thương mại hóa giữa các quốc gia thành viên.Đồng thời, cho phép họ tăng chuyên môn hóa tương ứng với lợi thế của quốc gia

- Để phát triển FTA, tất cả các quốc gia thành viên phải thiết lập quy tắc về cách vậnhành FTA; ví dụ như: mỗi nước cần làm các thủ tục thuế quan nào, các loại thuếnào sẽ giảm và loại nào sẽ bị xóa, quyền sở hữu trí tuệ được bảo vệ ra sao,

- Luôn cố gắng tạo sự cân bằng giữa lợi ích các bên sao cho phù hợp với ảnh hưởngchính trị và quyền lực của từng quốc gia

- Tạo ra các cơ hội phát triển mới cho các nước thành viên

1.6 Phân loại FTA

Dựa vào mục đích nghiên cứu về các tổ chức khác nhau mà sẽ có các tiêu chí khácnhau để phân loại các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) Hiện nay có hai cách phân loạiphổ biến nhất: một là phân loại dựa vào quy mô, số lượng các thành viên; và hai là phânloại dựa vào mức độ tự do hoá

1.6.1 Căn cứ vào quy mô, số lượng các thành viên tham gia

a FTA song phương

Hiệp định Thương mại tự do song phương là loại Hiệp định chỉ có hai nước thamgia ký kết (VD: FTA giữa Việt Nam với Nhật Bản - VJEPA…) và nó cũng sẽ chỉ có giátrị ràng buộc đối với 2 quốc gia này mà thôi Do số lượng thành viên không lớn mà quátrình đàm phán và việc đạt được thỏa thuận cũng trở nên nhanh chóng, dễ dàng hơn sovới các loại FTA khác Trong làn sóng ký kết FTA toàn cầu hiện nay thì FTA songphương là loại FTA được ký kết nhiều nhất, phát triển mạnh cả về số lượng cũng như chấtlượng cam kết

b FTA đa phương

Hiệp định Thương mại tự do đa phương là loại Hiệp định được đàm phán và kýkết giữa nhiều quốc gia khác nhau (VD: FTA giữa Hoa Kỳ - Mexico - Canada: USMCA)

c FTA khu vực

Trang 11

Hiệp định Thương mại tự do khu vực có sự tham gia của từ 3 nước thành viên trởlên, thông thường các nước này sẽ có vị trí địa lý gần nhau Những nước này tham giaFTA khu vực thường với mục đích là tận dụng ưu thế về mặt vị trí địa lý để tăng cườngtrao đổi thương mại, thắt chặt mối quan hệ láng giềng cũng như để nâng cao vị thế củamỗi quốc gia trên trường quốc tế (VD: Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minhchâu Âu - EVFTA; Khu vực Thương mại tự do Bắc Mỹ - NAFTA; Khu vực Thương mại

tự do ASEAN - AFTA…)

d FTA giữa một quốc gia với một tổ chức (FTA hỗn hợp)

Đây là Hiệp định được ký kết giữa một khu vực tự do thương mại (FTA khu vực)với một nước/một số nước/một khu vực tự do thương mại khác Mặc dù rõ ràng là để đạtđược một FTA hỗn hợp sẽ khó khăn phức tạp hơn nhiều so với một FTA song phương,nhất là về khía cạnh đàm phán và hệ quả thì hiện nay loại Hiệp định này cũng đang pháttriển và tăng lên nhanh chóng về mặt số lượng Có thể coi đây là một dạng FTA songphương đặc biệt vì đây là thỏa thuận tự do thương mại giữa 1 bên là quốc gia - 1 bên làmột khu vực mậu dịch tự do (liên minh thuế quan) (VD: FTA Việt Nam - EU: EVFTA;FTA ASEAN - Trung Quốc: ACFTA; )

1.6.2 Căn cứ vào tiêu chí về phạm vi và nội dung cam kết

- FTA truyền thống: Là các FTA được đàm phán, ký kết trong giai đoạn đầu, thường

Thuật ngữ “FTA thế hệ mới” được sử dụng lần đầu tiên từ năm 2007 với các hiệp

định thương mại tự do mà Liên minh châu Âu đã đàm phán với các đối tác thương mạicủa mình Việc các thành viên của WTO thiếu đi sự đồng thuận dẫn đến sự bế tắc trongcác vòng đàm phán Doha kể từ năm 2001 được cho là nguyên nhân chính để thúc đẩy EUthực thi một chiến lược thương mại mới và chiến lược này chính thức được công bố từnăm 2006 Theo đó, EU cam kết phát triển và nâng cao quan hệ thương mại song phươngvới các đối tác Từ đó, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh thương mại của các nước EUtrên toàn cầu Với mục tiêu đó, vào năm 2007, EU bắt đầu khởi động các vòng đàm phán

Trang 12

các hiệp định thương mại tự do “thế hệ mới” với các nước là đối tác thương mại củamình như Ấn Độ, Hàn Quốc và các nước ASEAN với cách tiếp cận toàn diện, gồm nhiềunội dung đổi mới về sở hữu trí tuệ, cạnh tranh, đầu tư, mua sắm chính phủ, hay phát triểnbền vững.

Thuật ngữ “Hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới” được sử dụng để chỉ

các FTA với những cam kết sâu rộng và toàn diện, bao hàm những cam kết về tự do

thương mại hàng hóa và dịch vụ như các “FTA truyền thống”; mức độ cam kết sâu nhất

(cắt giảm thuế gần như về 0%, có thể có lộ trình); có cơ chế thực thi chặt chẽ và hơn thế,

nó bao hàm cả những lĩnh vực được coi là “phi truyền thống” như: Lao động, môi trường,doanh nghiệp nhà nước, mua sắm chính phủ, minh bạch hóa, cơ chế giải quyết tranh chấp

về đầu tư…

Việt Nam hiện nay đã tham gia một số FTA thế hệ mới, trong đó nổi bật là Hiệpđịnh Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định thươngmại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) - EVFTA

2.2 Những điểm khác biệt của FTA thế hệ mới so với FTA truyền thống

Khác với các FTA thế hệ trước (chủ yếu ảnh hưởng tới chính sách thuế quan tại biêngiới), các FTA thế hệ mới có nhiều cam kết ảnh hưởng trực tiếp đến thể chế, chính sáchpháp luật nội địa Có thể đưa ra một số điểm khác biệt cơ bản của các FTA thế hệ mới so

với các FTA thế hệ trước như sau:

- Thứ nhất, các nội dung trong các FTA thế hệ mới bao gồm cả các nội dung vốn

được coi là “phi thương mại” như: Lao động, công đoàn, môi trường, cam kết pháttriển bền vững và quản trị tốt…

- Thứ hai, so với các FTA thế hệ trước và các hiệp định của Tổ chức Thương mại

thế giới (WTO), thì các FTA thế hệ mới bao gồm các nội dung mới hơn như: Đầu

tư, cạnh tranh, mua sắm công, thương mại điện tử, khuyến khích sự phát triển củadoanh nghiê •p (DN) vừa và nhỏ, hỗ trợ kỹ thuâ •t cho các nước đang phát triển cũngnhư dành thời gian chuyển đổi hợp lý để nước đi sau có thể điều chỉnh chính sáchphù hợp với trình đô • phát triển…

- Thứ ba, các nội dung đã có trong các FTA thế hệ trước và các hiệp định của WTO

nay được xử lý sâu sắc hơn trong các FTA thế hệ mới như: Thương mại hàng hóa,bảo vệ động thực vật, thương mại dịch vụ, quyền sở hữu trí tuệ, tự vệ thương mại,

Ngày đăng: 09/08/2024, 19:06

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w