1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài tiểu luận môn xuất nhập khẩu các loại hiệp định thương mại tự do fta lợi ích và thách thức khi tham gia vào nhiều fta của việt nam

26 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG KHOA KINH TẾ - QUẢN LÝBÀI TIỂU LUẬN MÔN XUẤT NHẬP KHẨU HỌC KÌ 1 NHÓM 2 NĂM HỌC 2023-2024 ĐỀ TÀI: CÁC LOẠI HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO FTA , LỢI ÍCH VÀ THÁCH THỨ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG KHOA KINH TẾ - QUẢN LÝ

BÀI TIỂU LUẬN MÔN XUẤT NHẬP KHẨU

( HỌC KÌ 1 NHÓM 2 NĂM HỌC 2023-2024 ) ĐỀ TÀI:

CÁC LOẠI HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO FTA , LỢI ÍCH VÀ THÁCH THỨC KHI THAM GIA VÀO NHIỀU FTA CỦA VIỆT NAM

Giáo viên hướng dẫn: Ngô Khánh Huyền

Sinh viên thực hiện : Nguyễn Phương Chi _ MSV A44479 Lớp : XUATNHAPKHAU.1

Trang 2

3 Nội Dung Chính Của FTA 3

4 Nguyên tắc trong FTA 4

5 Các FTA Việt Nam đã tham gia 5

1.Giới thiệu chung 7

2 Loại FTA theo số lượng thành viên và khu vực địa lý 8

3 Loại FTA theo phạm vi và nội dung cam kết 9

B LỢI ÍCH VÀ THÁCH THỨC KHI THAM GIA VÀO NHIỀU FTA CỦA

3 Về Nhận Thức Của Doanh Nghiệp 16

4 Về Các Điều Kiện Công Nghệ, Môi Trường 17

5 Về Lao Động 17

1 Giải pháp đối với nhà nước 19

2.Giải pháp đối với doanh nghiệp 20

C.KẾT LUẬN 20

D TÀI LIỆU THAM KHẢO 21

Trang 3

A CÁC LOẠI HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO FTA I CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU VỀ HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO FTA 1 Quá trình phát triển

Song hành cùng xu thế phát triển và hội nhập kinh tế trên khắp thế giới, trong thập kỉ qua , số lượng các Hiệp định thương mại tự do đã tăng lên đáng kể Bắt đầu từ năm 1948 đến năm 1994 , Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại ( GATT ) , tiền thân của Tổ chức Thương mại Thế Giới ( WHO ) , đã nhận được tổng cộng 124 thư thông báo Từ năm 1995 , có hơn 300 hiệp định thương mại đã được ký kết

Theo Ngân hàng Phát triển Châu Á ( ADB ) , ở khu vực châu Á số lượng các hiệp đinh thương mại tự do được ký kết giữa các nước châu Á tăng từ 3 hiệp định năm 2000 thành 56 hiệp định vào tháng 8 năm 2009 Trong đó có 19 trên tổng 56 hiệp định được ký kết giữa 16 nền kinh tế châu Á , là một xu hướng tích cực có thể đưa khu vực này trở thành một khối thương mại hùng mạnh

2 Khái niệm

Hiệp định thương mại tự do ( Free Trade Agreement – FTA ) là hiệp định giữa hai hoặc nhiều quốc gia , trong đó các quốc gia tham gia hiệp định đồng ý về một số điều khoản , nghĩa vụ nhất định ảnh hưởng đến thương mại hàng hóa và dịch vụ cũng như các biện pháp bảo vệ nhà đầu tư , sở hữu trí tuệ, môi trường , lao động và các lĩnh vực khác Theo chính sách thương mại tự do , hàng hóa và dịch vụ có thể được mua bán xuyên biên giới với mức thuế rất thấp hoặc không có , mức hạn ngạch , trợ cấp hay các biện pháp cấm của chính phủ đóng vai trò là rào cản thương mại.

Hiệp định thương mại tự do có nhiều tên gọi khác nhau , như Hiệp định thương mại khu vực ( Regional Trade Agreement ) hay Hiệp định Đối tác Kinh tế ( Economic Partnership Agreement )

Trang 4

… nhưng nhìn chung đều là các thỏa thuân có mục đích hướng tới tự do hóa thương mại giữa các nền kinh tế thành viên Thành viên FTA có thể là một quốc gia ( Việt Nam , Nhật Bản , Trung Quốc …) hoặc một hiệp hội các quốc gia , một liên minh các quốc gia ( Liên minh châu Âu – EU , Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á – ASEAN… )

3 Nội Dung Chính Của FTA

Các hiệp định thương mại tự do FTA được kí kết sẽ có các nội dung và quy định khác nhau Tuy nhiên , nhìn chung FTA nào cũng bao gồm một số nội dung chính sau đây :

-Quy định cắt giảm hàng rào thuế quan và phi thuế quan : Trong các FTA , các nước thành viên phải cam kết giảm hoặc loại bỏ thuế cho xuất và nhập khẩu hàng hóa , dịch vụ giữa các nước thành viên

Ví dụ như trong CPTPP , Việt Nam cam kết xóa bỏ thuế xuất khẩu đối với phần lớn các hàng hóa phải chịu thuế xuất khẩu theo lộ trình từ 5 đến 15 năm từ thời điểm hiệp định có hiệu lực Về nhập khẩu , Việt Nam cam kết loại bỏ 65,8% hạn ngạch thuế quan nhập khẩu , 86,5 % báo cáo thuế có thuế suất 0% vào năm thứ 4 Năm thứ 11 , 97,8% số dòng thuế được loại bỏ Phần còn lại chậm nhất vào năm thứ 16 sẽ được xóa bỏ -Quy định danh mục mặt hàng đưa vào cắt giảm thuế quan : Các loại hàng hóa dịch vụ được đưa vào thỏa thuận , ký kết sẽ phụ thuộc vào kết quả của hoạt động đàm phán Nhìn chung khoảng 90% loại hàng hóa được áp dung chung cho các FTA Một số loại hàng hóa nhạy cảm sẽ không được cắt giảm hoặc cắt giảm chậm hơn.

Trang 5

Ví dụ như trong AJCEP , các mặt hàng được cắt giảm thuế xuống 0% vào 2018 , 2023 , 2024 chủ yếu là các mặt hàng công nghiệp Mặt hàng nhạy cảm thường chiếm 0,6% số dòng thuế , duy trì ở mức thuế suất cơ sở , cam kết giảm xuống 5% vào năm 2025 Mặt hàng nhạy cảm cao chiếm 0,8% số dòng thuế , duy trì ở mức thuế suất cao , giảm xuống 50% vào năm 2023 Đối với danh mục không loại bỏ thuế quan chiếm 3,3% , thuế suất duy trì ở mức cơ sở

-Quy định về thời gian cắt giảm thuế xuất nhập khẩu :

Trong mỗi FTA sẽ có phần mục nội dung về thời gian cắt giảm thuế xuất nhập khẩu , thông thường thời gian cắt giảm thuế sẽ kéo dài dưới 10 năm từ thời điểm hiệp định có hiệu lực Ví dụ trong ATIGA , lộ trình cắt giảm thuế quan của nhóm ASEAN-6 (Indonesia , Malaysia , Brunei , Philippines , Thái Lan , Singapore ) kéo dài đến năm 2010 sẽ cắt giảm toàn bộ , thời gian ngắn hơn so với nhóm CLMV (Campuchia , Lào , Myanmar , Việt Nam ) kéo dài từ năm 2015 đến năm 2018 sẽ phải xóa bỏ thuế quan

-Quy định quy tắc xuất xứ :

Đây là quy định quan trong không thể thiếu trong các FTA Mỗi FTA sẽ có các quy định và cam kết về quy tắc xuất xứ khác nhau Hàng hóa dịch vụ muốn xuất khẩu tới nước thành viên của hiệp định phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chí trong hiệp định đã kí kết.

Ví dụ trong VCFTA , hàng hóa được chứng nhận xuất xứ VCFTA là hàng hóa có xuất xứ được sản xuất toàn bộ tại các nước thành viên hoặc đáp ứng hai trường hợp sau :

+ Quy tắc xuất xứ chung :•Hàm lượng giá trị khu vực : tối thiểu 40%

•Chuyển đổi mã HS (CTC): chuyển đổi ở cấp

Trang 6

4 số

+Hàng hóa hóa có quy tắc xuất xứ cụ thể: một số hàng hóa không áp dụng tiêu chí xuất xứ chung mà áp dụng quy tắc xuất xứ cụ thể

4 Nguyên tắc trong FTA

Các hiệp định được đưa vào thảo luận và ký kết đều phải có các nguyên tắc cần thiết Các quốc gia tham gia đàm phán đều cần phải nắm bắt và đảm bảo các nguyên tắc dưới đây :

-Đảm bảo sự công bằng về lợi ích kinh tế giữa các quốc gia thành viên : Mỗi hiêp định được đàm phán đều cần có sự xem xét kĩ lưỡng về tình hình kinh tế riêng của mỗi nước thành viên để đem lại một thỏa thuận công bằng

-Đảm bảo cân bằng các lợi ích khác giữa các quốc gia thành viên : Mỗi hiệp định được đàm phán đều phải đảm bảo công bằng các lợi ích về chính trị , xã hội giữa các thành viên đồng thời cho phép đẩy mạnh chuyên môn hóa thế mạnh từng quốc gia thành viên

-Cơ hội phát triển mới : Các hiệp định đều có các chính sách , quy định để loại bỏ hay giảm bớt thuế quan , hạn ngạch thuế quan xuất nhập khẩu với mục đích làm tăng cường hợp tác giữa các nền kinh tế thành viên , làm tăng ra các nguồn thu từ các mặt hàng xuất nhập khẩu , thu hút thêm nhiều các nguồn đầu tư nước ngoài , tạo ra những cơ hội rất lớn để phát triển cho các nước thành viên

5 Các FTA Việt Nam đã tham gia

Không nằm ngoài xu thế của quá trình mở cửa hội nhập , tính đến thời điểm tháng 1/2023, Việt Nam đã tham gia đàm phán và kí kết 18 FTA , trong đó 15 FTA đã ký kết và đã có hiệu lực, 3 FTA đang trong quá trình đàm phán và ký kết Đây là kết quả của một quá trình không ngừng đổi mới và hội nhập , các FTA đã đưa Việt Nam vươn lên thành nền kinh tế có độ mở lớn ,

Trang 7

có quan hệ thương mại với hơn 230 nền kinh tế trong đó có FTA với 60 nền kinh tế trên toàn cầu , tạo điều kiện thuận lợi không nhỏ cho các doanh nghiệp , các tập đoàn có cơ hội được tiếp xúc và tham gia vào thị trường kinh tế thế giới Dưới đây là danh sách các FTA Việt Nam tham gia :

Hình 1 Danh sách các FTA Việt Nam tham gia

Trang 8

2015 Việt Nam, Hàn Quốc

10VN – EAEU FTACó hiệu lực từ

Trang 10

II CHƯƠNG 2 : GIỚI THIỆU VỀ CÁC LOẠI HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO FTA

1.Giới thiệu chung

Hiện tại , không có một quy định hay định nghĩa chính xác về phân loại các FTA thành các phần mục rõ ràng Trên thực tế , phân loại các FTA được dựa trên các tiêu chí như số lượng quốc gia thành viên tham gia hay nội dung , cam kết của các hiệp định.

Thông thường FTA sẽ được phân loại thành hai tiêu chí chính như sau : -Theo số lượng thành viên và khu vực địa lý

-Theo phạm vi và nội dung cam kết

Mỗi quốc gia tùy theo tiêu chí và mục đích tham gia khác nhau để lựa chọn các FTA cho phù hợp với nền kinh tế quốc gia.

2 Loại FTA theo số lượng thành viên và khu vực địa lý a) Theo số lượng thành viên tham gia

-FTA song phương :

Là hiệp định được đàm phán và ký kết giữa hai quốc gia Việt Nam cũng đã tham gia vào các FTA song phương như UKVFTA ( Hiệp định giữa Việt Nam và Vương quốc Anh ) hay VJEPA ( Hiệp định giữa Việt Nam và Nhật Bản ) …

-FTA đa phương :

Là hiệp định được đàm phán và ký kết giữa nhiều quốc gia Việt Nam cũng tham gia vào các FTA đa phương như CPTPP ( giữa 11 các quốc gia gồm Việt Nam, Canada, Mexico, Peru, Chi Lê, New Zealand, Australia, Nhật Bản, Singapore, Brunei, Malaysia )

b) Theo khu vực -FTA theo khu vực địa lý :

Trang 11

Là hiệp định được ký kết giữa nhiều quốc gia trong cùng một khu vực nhất định Ví dụ như AFTA ( Hiệp định được ký kết giữa các quốc gia trong khối ASEAN ) …

-FTA theo khu vực đối tác :

Là hiệp định được ký kết giữa một bên là một tổ chức đại diện cho nhiều nền kinh tế với một quốc gia Ví dụ như ACFTA (Hiệp định được ký kết giữa ASEAN với Trung Quốc ) hay EVFTA ( Hiệp định được ký kết giữa Việt Nam với Liên minh châu Âu – EU )

3 Loại FTA theo phạm vi và nội dung cam kết -FTA truyền thống :

Là các hiệp định thương mại tự do được ký kết ở những giai đoạn đầu Nội dung các FTA này tập trung vào cam kết tự do hóa thương mại , một vài cam kết khác như về cạnh tranh , sở hữu trí tuệ , thương có tính chung chung , không quá cụ thể và không ràng buộc cao

Các FTA mà Việt Nam đã kí trước năm 2014 đều được coi là các FTA truyền thống gồm có các FTA trong khu vực ASEAN (AFTA , ACFTA, AKFTA, AJCEP , AIFTA , AANZFTA ) và 2 FTA song phương là VJEPA và VCFTA Các FTA tập trung loại bỏ thuế quan xuất nhập khẩu giữa các nền kinh tế thành viên

-FTA thế hệ mới :

Là các FTA được ký kết giai đoạn sau này , nội dung cam kết tự do hóa thương mại được trải dài ở nhiều lĩnh vực môi trường , lao động , sở hữu trí tuệ , đầu tư , hàng hóa , dịch vụ… , được mở rộng và có tính chuyên môn hóa cao hơn Hơn nữa , các FTA thế hệ mới đặt ra tiêu chuẩn cao và nghiêm ngặt hơn trong các quy định , quy tắc về các vấn đề thương mại truyền thống như hàng hóa , dịch vụ , xuất nhập khẩu , Các cam kết cắt giảm , loại bỏ thuế ở FTA thế hệ mới gần như là về 0% với hầu hết các loại hàng hóa.

Trang 12

Các FTA thế hệ mới mà Việt Nam tham gia nổi bật nhất có thế nhắc đến CPTPP và EVFTA Các FTA thế hệ mới đang là một xu thế tích cực thúc đẩy mạnh mẽ sự tăng trưởng của các nền kinh tế thành viên

B LỢI ÍCH VÀ THÁCH THỨC KHI THAM GIA VÀO NHIỀU FTA CỦA VIỆT NAM

I.CHƯƠNG I : THỰC TRẠNG THAM GIA CÁC FTA 1.Trên thế giới

Trong giai đoạn từ năm 2001 đến nay , thế giới ghi nhận xu hướng bùng nổ các hiệp định thương mại tự do Sau khi tăng chậm trong giai đoạn 2015-2020 , số lượng các FTA trên thế giới được dự báo sẽ tăng nhanh trở lại ở giai đoạn 2021-2025 Tính đến thời điểm năm 2023 , theo ghi nhận bởi WTO có tới 361 FTA trên toàn thế giới đã được ký kết và có hiệu lực

Hình 2 : Số lượng FTA có hiệu lực trên thế giới

Nguồn : WorldTrade Organization

Trang 13

Sau các tác động từ đại dịch Covid-19 , chiến tranh Nga – Ukraine hay mới đây nhất là xung đột giữa Israel – Palestine , tình hình thế giới diễn biến vô cùng phức tạp và khó dự đoán chính xác , xu hướng gia nhập nhiều FTA được coi như một “rào chắn bảo vệ” nền kinh tế của các quốc gia thành viên FTA Các quốc gia đều mong muốn đa dạng hóa quan hệ kinh tế , không muốn lệ thuộc hoặc bị ràng buộc vào các nền kinh tế hay những cơ chế quyền lực khác

2.Tại Việt Nam

Không nằm ngoài xu thế gia nhập các FTA trên thế giới , Việt Nam vẫn trên đà tích cực tham gia đàm phán và ký kết các FTA Việc dự báo xu hướng phát triển của các FTA trong giai đoạn 2021-2030 đã khẳng định chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà Nước tại Văn kiện Đại hội lần thứ XIII , Đảng đề ra việc chủ động và tích cực tham gia hội nhập quốc tế toàn diện và sâu rộng , thực hiện nhiều hình thức hội nhập kinh tế quốc tế với các lộ trình linh hoạt , phù hợp với điều kiện và mục tiêu của đất nước trong từng giai đoạn.

Để phát triển tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế , Việt Nam tiếp tục dành sự ưu tiên cho các FTA thế hệ mới với các chính sách , cam kết tự do hóa thương mại trải dài trên nhiều lĩnh vực.

3.Thực trạng chung

Đối với các quốc gia đang phát triển nói chung và đối với Việt Nam nói riêng, việc tham gia các FTA tạo nhiều cơ hội để mở rộng xuất khẩu , đồng thời cũng tạo sức ép để quốc gia cải cách bên trong , nâng cao năng lực sản xuất , cạnh tranh, cải tiến hệ thống pháp luật để phù hợp với chuẩn mực quốc tế Tuy nhiên , việc tập trung nhiều vào các FTA riêng rẽ sẽ giảm sự quan tâm đối với tiến trình tự do hóa thương mại toàn cầu Bên cạnh đó ,song hành với việc tham gia quá nhiều FTA là có quá nhiều các cam kết , quy định đan xen sẽ gây khó khăn cho việc hoạch đính chính sách thương mại quốc gia.

II.CHƯƠNG II: LỢI ÍCH KHI THAM GIA VÀO NHIỀU FTA CỦA VIỆT

Trang 14

1 Về Xuất Khẩu

Việc tham gia ký kết FTA , Việt Nam được hưởng lợi lớn từ những ưu đãi thuế quan , được cắt giảm , xóa bỏ thuế quan theo lộ trình nhất định Từ đó , các doanh nghiệp tại Việt Nam có thêm cơ hội để phát triển cũng như được tăng khả năng cạnh tranh về giá của sản phẩm khi nhập khẩu vào các thị trường khó tính như EU hay Canda , Vương quốc Anh …

Hình 3 : Gia tăng xuất khẩu của Việt Nam theo FTA

Nguồn: Đề tài cấp Nhà nước mã số ĐTĐL.XH.07/16 Ví dụ cụ thể khi Việt Nam tham gia đàm phán và kí kết EVFTA ( Hiệp định thương mại tự do giữa EU – Việt Nam ) khi đang xảy ra dịch bênh Covid-19 , thế nhưng giá trị xuất khẩu vào thị trường EU vẫn tăng trưởng đáng kể , tăng hơn 15,5% so với năm 2020

Hình 4: Giá trị xuất khẩu các mặt hàng của Việt Nam đến EU

Trang 15

Nguồn : Tổng cục Hải Quan

Có thể nói , việc gia nhập nhiều vào FTA có thể hạn chế được nhiều nhất rủi ro về xuất khẩu hàng hóa ra quốc tế trong tình hình kinh tế , chính trị đang bất ổn , khó dự đoán.

Ngoài ra ,trong các FTA , hàng hóa được chứng nhận xuất xứ FTA là hàng hóa có xuất xứ được sản xuất toàn bộ tại các nước thành viên.Các điều kiện về quy tắc xuất xứ chặt chẽ đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc sản xuất nguyên liệu trực tiếp trong nước để thay thế cho nguồn nguyên liệu nhập khẩu , giúp giảm bớt sự phụ thuộc vào các nguyên liệu nhập khẩu làm tăng hiệu quả sản xuất , tăng năng lực cạnh tranh.

2 Về Nhập Khẩu

Việc ký kết các FTA giúp Việt Nam nhận được các nguồn hàng , nguyên liệu được nhập khẩu từ những nền công nghiệp phát triển trên toàn thế giới như Đức, Pháp , Ý , Nhật Bản … góp phần nâng cao tay nghề nhân lực , tăng năng suất , tăng chất lượng sản phẩm và giảm thiêu chi phí , giảm rủi ro khi sản xuất Điển hình khi Việt Nam ký kết VKFTA với Hàn Quốc vào năm 2015 , tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai quốc gia đã tằn

Ngày đăng: 02/05/2024, 21:46

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w