Eizenstat, Esq, luật sư cao cấp về chính sách của Công ty Miller & Chevallier của Hoa Kỳ cho rằng: TPP là một hiệp định thương mại tư do khu vực toàn diện có thể đem đến những cơ hội rất
Trang 1GIẢI PHÁP CHO VIỆT NAM KHI GIA NHẬP CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI FTA VÀ TPP
TS Nguyễn Thị Thúy
Khoa Kinh tế - Quản lý, Trường Đại học Thăng Long
Email: nthuy189@gmail.com
Tóm tắt: Việt Nam đang mở ra những bước tiến mới trong hội nhập kinh tế thế giới,
bằng những hiệp định thương mại đa phương và song phương nhằm tăng thế và lực trong tăng trưởng bền vững nền kinh tế Bài này đưa ra phân tích những thuận lợi và khó khăn thách thức phải vượt qua của nền kinh tế nói chung, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh xuất khẩu nói riêng Tác giả kiến nghị những giải pháp đón đầu thực thi có hiệu quả các hiệp định thương mại sắp tới
Từ khóa: FTA, TPP, Việt Nam, toàn cầu hóa, hiệp định thương mại
Đặt vấn đề: Trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế khu vực - thỏa thuận
thương mại giữa các khối quốc gia - đã tăng cường trong những năm gần đây Sự phát triển này có nghĩa là các công ty có nhiều khả năng thâm nhập toàn khu vực trong cùng thời gian Một số quốc gia đã hình thành khu vực thương mại tự do hay cộng đồng kinh tế - nhóm các quốc gia được tổ chức để hoạt động hướng về các mục tiêu chung trong quy chế thương mại thế giới Những cộng đồng bao gồm các tổ chức Hợp tác kinh tế Châu Á Thái Bình Dương (APEC), Liên minh Châu Âu (EU), Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA), và Khu vực thương mại tự do Mỹ Latinh (MERCOSUL)
APEC: Hai mươi mốt quốc gia ven bờ Thái Bình Dương, bao gồm các nước thành
viên NAFTA, Nhật và Trung Quốc, đang làm việc để hình thành một khu vực mậu dịch tự do Liên Thái Bình Dương dưới sự bảo trợ của diễn đàn APEC Cũng có những nỗ lực tích cực hội nhập kinh tế khu vực Caribbean, Đông Nam Á, và các phần của Châu Phi
EU: EU bao gồm 25 nước thành viên với hơn 454 triệu người tiêu dùng, và chiếm
23% xuất khẩu của thế giới EU có đồng tiền chung, đồng euro, và cung cấp cơ hội thương mại to lớn cho các công ty không thuộc Châu Âu Tuy nhiên, nó cũng đặt ra những mối đe dọa khi các Công ty Châu Âu phát triển lớn hơn và cạnh tranh hơn EU cũng không phải là thị trường đồng nhất, khi các công ty sẽ đối mặt với 14 ngôn ngữ, 2,000 năm khác biệt về lịch sử
và văn hóa, và vô số luật lệ địa phương
NAFTA: NAFTA gồm Mỹ, Canada và Mexico Vùng này có 360 triệu người tiêu thụ
hàng chục tỷ Đôla hàng hóa và dịch vụ hàng năm
MERCOSUL: Vùng này hiện nay liên kết Braxin, Argentina, Paraguay, Uruguay,
Chile và Mexico, và có thể hòa nhập với NAFTA để hình thành khu vực mậu dịch tự do các nước châu Mỹ
Việt Nam đã và đang thực hiện những hiệp định thương mại được ký kết vào thời gian
từ năm 2000 đến nay như:
- Hợp tác kinh tế châu Á Thái Bình Dương (APEC)
- Tổ chức thương mại Thế giới (WTO)
Trang 2- Hiệp định thương mại song phương Việt - Mỹ (BTA)
- Hiệp định thương mại tự do ASEAN
- Là sáng lập viên diễn đàn Hợp tác Á - Âu (ASEM)
- Cùng với các nước ASEAN ký Hiệp định thành lập khu mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc; ASEAN - Hàn Quốc; ASEAN - Ấn Độ; ASEAN Úc và Niu-Di-Lân; ASEAN - Mỹ; ASEAN - Nga…
Việt Nam đang đàm phán sẽ hoàn tất và ký Hiệp định trong thời gian tới như:
+ Hiệp định thương mại tự do giữa EU và Việt Nam (FTA)
+ Hiệp định thương mại tự do - Liên minh hải quan giữa Việt Nam, Liên bang Nga, Benlarút và Kasastan
+ Hiệp định đối tác thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP) là một đàm phán thương mại tự do nhiều bên, với mục tiêu thiết lập một khu vực thương mại tự do chung cho các nước đối tác trong khu vực châu Á Thái Bình Dương Cho đến nay, đã có 12 nước tham gia vào đàm phán TPP (bao gồm New Zealand, Brunei, Chile, Singapore, Australia, Peru, Hoa Kỳ, Malaysia, Việt Nam, Canada, Mexico và Nhật Bản) Đàm phán TPP hiện đang là một trong những đàm phán thương mại quan trọng nhất của Việt Nam Theo đánh giá của các chuyên gia thì TPP là một hiệp định của thế kỷ 21 vì độ lớn và tầm vóc ảnh hưởng của nó (Luật sư Trần Hữu Huỳnh - Chủ tịch Ủy ban tư vấn về chính sách thương mại quốc tế, Trưởng Ban pháp chế của VCCI) Ngoài ra, ông Jay L Eizenstat, Esq, luật sư cao cấp về chính sách của Công ty Miller & Chevallier của Hoa Kỳ cho rằng: TPP là một hiệp định thương mại tư do khu vực toàn diện có thể đem đến những cơ hội rất lớn cho Việt Nam kết nối nền kinh tế của mình với Hoa Kỳ và các thành viên TPP khác Nó có thể mang lại lợi ích kinh tế lớn cho Việt Nam trong việc phát triển kinh tế và đẩy mạnh xuất khẩu, tạo thuận lợi cho thương mại và hiệu quả trong chuỗi cung ứng, hiện đại hoá các lĩnh vực dịch vụ, đẩy nhanh cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước, mở cửa thị trường mua sắm; thuận lợi trong tiếp cận thị trường tất cả các nước TPP, trong đó có các lĩnh vực quan trọng của Việt Nam như nuôi trồng thuỷ sản, dệt may, da giầy, đồ nội thất; được giảm thuế đối với hàng hoá xuất khẩu sang Hoa Kỳ, cắt giảm thuế đối với nhà nhập khẩu Hoa Kỳ; cải thiện các biện pháp hạn chế nhập khẩu; có cơ hội được công nhận là nền kinh tế thị trường sớm hơn
Như vậy, về phạm vi, so với các hiệp định khác và trong WTO, Hiệp định thương mại xuyên Thái Bình Dương mở rộng hơn cả về thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, đầu
tư, sở hữu trí tuệ và còn cả những vấn đề phi thương mại như môi trường, lao động, hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, mua sắm của chính phủ (luật sư Trần Hữu Huỳnh), trong
đó thương mại hàng hóa giữ vị trí hàng đầu
Với phạm vi như vậy, cùng với các cam kết sâu và mở ra cho các nước tham gia có trình độ phát triển khác nhau yêu cầu giống nhau (một mẫu số chung) nên chắc chắn có ảnh hưởng rất lớn cho sự phát triển một khối và cho từng thành viên tham gia Người ta dự báo lợi ích mang lại cho một khối trên 1.000 tỷ USD, mà các nước đang phát triển thu về trên 2/3 số
đó
Trang 3Do đó, mốc thời gian 2015 sẽ là một năm thuộc thời gian rất quan trọng vì là năm mà quy định trong cam kết của Việt Nam (WTO) thực hiện cắt giảm tỷ suất thuế nhập khẩu khá lớn, là năm bắt đầu thực hiện việc mở cửa thị trường dịch vụ (WTO) và cũng là năm bắt đầu thực hiện các Hiệp định thương mại tự do FTA; TPP… Trong các hiệp định thương mại thì WTO là lớn nhất, có tính chi phí cao nhất, theo cam kết thì sau 10 năm thì Việt Nam phải thực hiện theo kinh tế thị trường; phải cắt giảm mức tỷ suất hàng nhập khẩu theo quy định (thấp nhất, có nhiều mặt hàng bằng 0%) và tất nhiên hàng xuất khẩu của Việt Nam vào nền kinh tế các nước thành viên khác cũng được hưởng thuế suất ưu đãi như vậy
Thêm nữa Việt Nam phải mở cửa thị trường dịch vụ… như vậy năm 2015 phải được WTO xem xét quyết định trong đó có những nội dung cam kết là hạn cuối cùng; cũng có những nội dung được xem xét ân hạn nhưng không quá năm 2018; Riêng những cam kết thuộc các hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa EU và Việt Nam hay hiệp định xuyên Thái Bình dương (TPP) thì phải thực hiện theo cam kết ngay, và đương nhiên tạo cho kinh tế Việt Nam vừa có thuận lợi, vừa gặp khó khăn
1 Tổng quan những cơ hội và thách thức:
Quá trình tham gia tổ chức thương mại WTO và các hiệp định thương mại đa phương, song phương khác đã đang và sẽ đưa lại những cơ hội thuận lợi cho kinh tế Việt Nam trên các mặt sau đây:
Một là: Được tiếp cận thị trường hàng hóa và dịch vụ ở tất cả các nước thành viên với
mức thuế nhập khẩu đã được cắt giảm và các ngành dịch vụ mà các nước mở cửa theo các Nghị định thư gia nhập của các nước này, không bị phân biệt đối xử Điều đó, tạo điều kiện cho chúng ta mở rộng thị trường xuất khẩu và trong tương lai - với sự lớn mạnh của doanh nghiệp và nền kinh tế nước ta - mở rộng kinh doanh dịch vụ ra ngoài biên giới quốc gia Với một nền kinh tế có độ mở lớn như nền kinh tế nước ta, kim ngạch xuất khẩu luôn chiếm trên 60% GDP thì điều này là đặc biệt quan trọng, là yếu tố bảo đảm tăng trưởng bền vững Hàng năm công nghiệp tăng trưởng 15 - 16%
Xuất khẩu hàng năm tăng trên 20% Việt Nam từ một nước nhập siêu từ 2010 đến nay trở thành nước xuất siêu với tỷ phần ngày càng lớn
Hai là: Các cơ hội tiếp cận các thị trường rộng lớn gồm Mỹ, Nhật Bản, Canada với
thuế nhập khẩu bằng 0%, kết hợp với các cam kết rõ ràng hơn về cải thiện môi trường đầu tư
và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ chắc chắn sẽ góp phần thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, nhất là của các tập đoàn lớn Nếu biết tận dụng thời cơ này, Việt Nam sẽ hưởng lợi lớn
từ làn sóng đầu tư mới, tạo ra nhiều công ăn việc làm, hình thành năng lực sản xuất mới để tận dụng các cơ hội xuất khẩu và tham gia các chuỗi giá trị trong khu vực và toàn cầu do TPP đem lại
Ba là: Thực hiện các hiệp định thương mại chúng ta có được vị thế bình đẳng như các
thành viên khác trong việc hoạch định chính sách thương mại toàn cầu, có cơ hội để đấu tranh nhằm thiết lập một trật tự kinh tế mới công bằng hơn, hợp lý hơn, có điều kiện để bảo vệ lợi ích của đất nước, của doanh nghiệp Số liệu thống kê cho thấy, khu vực Đông Á, bao gồm ASEAN, Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Nhật Bản và Hàn Quốc luôn chiếm tỷ trọng rất lớn trong kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam, thường xuyên ở mức trên 60%, nếu tính
Trang 4riêng nhập khẩu thì lên tới trên 75% Với sự gần gũi về vị trí địa lý, việc Đông Á chiếm tỷ trọng lớn trong quan hệ thương mại với Việt Nam là việc khó tránh Tuy nhiên, tỷ trọng trên
là quá lớn, có thể tiềm ẩn rủi ro khi kinh tế Đông Á có biến động bất lợi Đàm phán và ký kết FTA với một số thị trường trọng điểm như Mỹ, EU có thể giúp chúng ta khắc phục tình trạng mất cân đối này
Bốn là: Mặc dầu chủ trương của chúng ta là chủ động đổi mới, cải cách thể chế kinh tế
trong nước để phát huy nội lực và hội nhập với bên ngoài nhưng chính việc thực hiện cam kết theo hiệp định và hội nhập vào nền kinh tế thế giới cũng thúc đẩy tiến trình cải cách trong nước, bảo đảm cho tiến trình cải cách của ta đồng bộ hơn, có hiệu quả hơn
Năm là: Điều đặt biệt quan trọng, có ảnh hưởng lâu dài là tiến trình đổi mới kinh tế
theo cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế đã từng bước xuất hiện một đội ngũ những nhà doanh nghiệp mới, có kiến thức, năng động và tự tin, dám chấp nhận mạo hiểm, dám đối đầu với cạnh tranh Đào tạo được hàng trăm ngàn lao động có tay nghề cao Đây là nguồn lực quý báu cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
Sáu là: Cùng với những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử và thời đại, việc gia nhập
WTO và thực hiện các hiệp định thương mại những năm qua đã nâng cao vị thế của ta trên trường quốc tế, tạo điều kiện cho ta triển khai có hiệu quả đường lối đối ngoại theo phương châm: Việt Nam mong muốn là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng thế giới
vì hòa bình, hợp tác và phát triển
Bẩy là: Quan hệ thương mại tự do với các thị trường lớn như Mỹ, Canada và việc
Nhật Bản xóa bỏ thuế nhập khẩu cho hàng nông sản trong TPP, sẽ là cú hích thực sự cho xuất khẩu của Việt Nam Theo tính toán của các doanh nghiệp, nếu thuế nhập khẩu được hạ về mức 0% thì hàng dệt may và giày dép Việt Nam sẽ đứng trước cơ hội lớn trong việc mở rộng thị phần trên thị trường các nước TPP, trong đó có thị trường Mỹ Cơ hội cho các sản phẩm xuất khẩu chủ lực khác như thủy sản, đồ gỗ và nông sản cũng rất lớn
2 Thực trạng năng lực tiếp đón các hiệp định thương mại tới đây
Trong khi nhận thức rõ những cơ hội có được do việc hội nhập thế giới thông qua các hiệp định thương mại mang lại, cần thấy hết những thách thức mà chúng ta phải đối đầu, nhất
là trong điều kiện nước ta là một nước đang phát triển ở trình độ thấp, quản lý nhà nước còn nhiều yếu kém và bất cấp, doanh nghiệp và đội ngũ doanh nhân còn nhỏ bé Những thách thức này bắt nguồn từ sự chênh lệch giữa năng lực nội sinh của đất nước với yêu cầu hội nhập, từ những tác động tiêu cực tiềm tàng của chính quá trình thông qua việc thực hiện các hiệp định thương mại tự do (thương mại quốc tế)
Những thách thức này bao gồm:
Một là: Cạnh tranh sẽ diễn ra gay gắt hơn, với nhiều "đối thủ" hơn, trên bình diện rộng
hơn, sâu hơn Đây là sự cạnh tranh giữa sản phẩm của ta với sản phẩm các nước, giữa doanh nghiệp nước ta với doanh nghiệp các nước, không chỉ trên thị trường thế giới và ngay trên thị trường nước ta do thuế nhập khẩu phải cắt giảm Cạnh tranh không chỉ diễn ra ở cấp độ sản phẩm với sản phẩm, doanh nghiệp với doanh nghiệp Cạnh tranh còn diễn ra giữa nhà nước và nhà nước trong việc hoạch định chính sách quản lý và chiến lược phát triển nhằm phát huy nội lực và thu hút đầu tư từ bên ngoài
Trang 5Cụ thể, ở cấp quốc gia các vấn đề nổi cộm là thể chế, năng lực thi hành thể chế; kết cấu hạ tầng kỹ thuật cũng như hạ tầng mềm; nguồn nhân lực Mặc dù ta có chủ trương trong 5 năm từ 2011 tới 2015 cần có 3 đột phá chiến lược (1): Hoàn thiện thể chế kinh tế; phát triển nhanh nguồn nhân lực; xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ nhưng đã trải qua gần 3 năm ta chưa tạo ra được sự đột phá như mong muốn
Ở cấp độ doanh nghiệp: Về cơ bản doanh nghiệp vẫn chưa tận dụng được cơ hội từ việc Việt nam là thành viên để tổ chức nâng cao trình độ quản trị hiện đại, tham gia tích cực
và vững vàng trên thị trường trong nước và quốc tế
Về khả năng cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam hì ngoài những sản phẩm có lợi thế tự nhiên, hầu hết hàng hóa còn lại sức cạnh tranh yếu bởi 3 yếu tố giá, phẩm chất, kiểu cách Nhiều hàng hóa có nguy cơ thất bại ngay trên thị trường nội địa
Các yếu tố cạnh tranh trên đây sẽ tạo nên sức cạnh tranh của toàn bộ nền kinh tế, sức cạnh tranh quốc gia
Hai là: Trên thế giới sự "phân phối" lợi ích của toàn cầu hóa là không đồng đều
Những nước có nền kinh tế phát triển thấp được hưởng lợi ít hơn Ở mỗi quốc gia, sự "phân
phối" lợi ích cũng không đồng đều Mỗi bộ phận dân cư được hưởng lợi ít hơn, thậm chí còn
bị tác động tiêu cực của toàn cầu hóa; nguy cơ phá sản một bộ phận doanh nghiệp và nguy cơ thất nghiệp sẽ tăng lên, phân hóa giàu nghèo sẽ mạnh hơn Điều đó đòi hỏi phải có chính sách phúc lợi và an sinh xã hội đúng đắn; phải quán triệt và thực hiện thật tốt chủ trương của Đảng:
"Tăng trưởng kinh tế đi đôi với xóa đói, giảm nghèo, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước phát triển"
Ba là: Hội nhập kinh tế trong một thế giới toàn cầu hóa, phụ thuộc lẫn nhau giữa các
nước sẽ tăng lên Sự biến động trên thị trường các nước sẽ tăng lên Sự biến động trên thị trường các nước sẽ tác động mạnh đến thị trường trong nước, đòi hỏi chúng ta phải có chính sách kinh tế vĩ mô đúng đắn, có năng lực dự báo và phân tích tình hình, cơ chế quản lý phải tạo cơ sở để nền kinh tế có khả năng phản ứng tích cực, hạn chế được ảnh hưởng tiêu cực trước những biến động trên thị trường thế giới Trong điều kiện tiềm lực đất nước có hạn, hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện Chẳng hạn, về sở hữu trí tuệ đối với thuốc bảo vệ thực vật, phân bón và dược phẩm Mỹ đề nghị tăng cường mức độ và thời gian bảo hộ sẽ tăng, chi phí sản xuất nông nghiệp và an sinh xã hội khả năng tiếp cận khoa học, tài sản văn hóa tinh thần Bảo hộ chỉ dẫn địa lý như bảo hộ thương hiệu sẽ dẫn đến nguy cơ rủi ro nếu không nhanh chóng đăng ký bảo hộ thương hiệu sẽ bị mất tên (nước mắm Phú Quốc, hoa Đà lạt, cà phe Buôn mê thuột, tỏi Lý Sơn ) Đặc biệt, trong quy định của TPP có một điểm rất nghiêm túc
là câu chuyện bảo vệ bản quyền Đó là bản quyền liên quan đến giống, công nghệ… Rất nhiều nước tham gia đàm phán TPP đều triển khai khá tốt vấn đề này, trong khi đó phía Việt Nam còn nhiều lúng túng Như vậy, nếu Việt Nam không khắc phục được điểm yếu này thì sẽ rất khó khăn cho cả nông dân lẫn các doanh nghiệp xuất khẩu
Bốn là: Hội nhập kinh tế đặt ra những vấn đề mới trong việc bảo vệ môi trường, bảo
vệ an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hóa và truyền thống tốt đẹp của dân tộc, chống lại lối sống thực dụng chạy theo đồng tiền
Trang 6Năm là: Thực trạng nền kinh tế và các doanh nghiệp Việt Nam đón tiếp các Hiệp định
Thương mại tự do mới Một thách thức rất quan trọng, cơ bản đối với hệ thống chính sách và đối với doanh nghiệp nước ta đó là: Thời điểm cắt giảm mạnh về thuế đối với hàng nhập khẩu trong cam kết của WTO và các hiệp định thương mại tự do khác được thực hiện, trong đó đặc biệt với hiệp định thương mại tự do giữa EU và Việt Nam FTA và hiệp định hợp tác kinh tế chiến lược xuyên Thái bình dương (TPP) Thực trạng đối với những mặt hàng Việt Nam có lợi thế được hưởng ưu đãi về thuế nhập khẩu bằng 0% như hàng dệt may, điện tử, cá tôm, hàng nông sản… xuất sang hai thị trường lớn nhất là Mỹ, EU và các thành viên khác Thế nhưng để được hưởng mức thuế suất ưu đãi các doanh nghiệp phải đáp ứng được điều kiện sản phẩm có xuất xứ từ nguyên kiện trở đi phải trong khu vực TPP (ví dụ hàng dệt may phải
từ sợi trở đi, cá phải tự giống, thức ăn trở đi…) Theo điều khoản về xuất xứ hàng hóa được
đề xuất, các sản phẩm xuất khẩu trong các nước thành viên phải có xuất xứ nội khối TPP mới được hưởng ưu đãi Đây là một bất lợi vì Việt Nam chủ yếu nhập khẩu từ các nước bên ngoài TPP để gia công hàng xuất khẩu Các chuyên gia chỉ ra rằng, nếu áp dụng quy tắc xuất xứ “từ sợi trở đi” đối với hàng dệt may trong TPP (mọi công đoạn từ sợi trở đi phải được làm ở các nước TPP) thì phần lớn hàng dệt may của Việt Nam sẽ không được miễn thuế bởi chúng được làm từ rất nhiều vải của Trung Quốc, sợi chỉ nhập của Hàn Quốc, các loại phụ kiện từ một số nước Đông Nam Á Nếu không chuyển đổi được vùng nguyên liệu, hàng xuất khẩu của Việt Nam sẽ không được hưởng ưu đãi thuế Vấn đề đặt ra là dệt may chẳng phải là nhóm hàng duy nhất vấp phải rào cản này Bởi ngoài nông sản, phần lớn các sản phẩm xuất khẩu thế mạnh của Việt Nam (giầy dép, đồ gỗ, điện tử, công cụ ) đều đang sử dụng đa số nguyên liệu nhập khẩu từ Trung Quốc, các nước ASEAN… Bởi vậy, các doanh nghiệp Việt Nam hiện có những yếu thế cần được khắc phục đó là:
- Thiếu vốn để tổ chức sản xuất và kinh doanh qui mô lớn
- Phương tiện sản xuất, công nghệ lạc hậu, năng suất lao động thấp, chi phí sản xuất cao
- Hàng xuất khẩu phần lớn dưới phương thức hợp đồng gia công (lấy công làm lãi) + Hàng dệt may, điện tử… thì thực hiện ứng nguyên liệu, chi phí, bao tiêu sản phẩm + Hàng nông sản thì mua thức ăn, mua giống thuốc phòng chống sâu bệnh, vi rút… tiêu thụ sản phẩm qua thương lái nhập cho Công ty đầu mối xuất khẩu
Thực chất người sản xuất và người lao động không được trực tiếp hưởng ưu đãi do các hiệp định thương mại tự do đưa lại
Việt Nam đã từng tự làm giảm sức mạnh về xuất khẩu của mình: chính sách lấy xuất khẩu để tăng trưởng kinh tế là cần thiết và đúng đắn đối với nền kinh tế đang phát triển như nước ta Tuy nhiên trong cơ cấu về số lượng và giá trị xuất khẩu hàng năm luôn trên 60% thuộc các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đi theo đó là chính sách ưu tiên “mềm mại” đối với vốn đầu tư nước ngoài cùng với năng lực quản lý yếu kém như để họ chuyển giao trốn thuế… là một minh chứng Hiện tượng đó còn lặp lại nếu không được nâng cao năng lực và quan điểm quản lý Hiện Việt Nam đang đàm phán để đi đến ký kết các hiệp định thương mại
tự do (FTA) giữa Việt Nam - EU và giữa Việt Nam - Liên bang Nga, Belamét, Kazastan; Hiệp định xuyên Thái bình dương (TPP) Trong khi các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam
Trang 7đang oằn lưng vì nợ xấu, không tiếp cận được vốn vay Ngân hàng, thế mà các nhà đầu tư nước ngoài đang đổ xô vào Việt Nam đầu tư vào các ngành có thế mạnh được ưu đãi lãi suất nhập khẩu vào các thị trường lớn Mỹ - EU (Bài viết của tác giả Mai Phương trong bài "chạy đua đối đầu TPP" trên báo Thanh Niên số 283 ngày 10 - 10 – 2013)
Cơ hội dễ vuột mất
Ông Nguyễn Văn Hùng, Phó tổng giám đốc Agtex 28, nói: Nhìn "tương quan" cuộc chạy đua đầu tư đón đầu cơ hội từ TPP, có thể thấy, các DN FDI đang chiếm ưu thế so với
DN nước ngoài Đó là lý do rất nhiều ý kiến lo ngại DN vừa và nhỏ nội địa khó tận dụng được
cơ hội từ TPP, thậm chí không khéo lại phải làm thuê trên chính sân nhà Sản xuất các loại vải cao cấp thì phải đầu tư lớn Còn nếu sản xuất hàng trung bình thì không cạnh tranh nổi với vải Trung Quốc Vì vậy chỉ có vốn nhà nước mới có thể đầu tư vào lĩnh vực dệt nhuộm"
Ông Phạm Xuân Hồng, Phó chủ tịch Vitas, cũng cho rằng ngoài vốn lớn, đầu tư vào nguyên liệu như dệt nhuộm có yêu cầu rất cao về công nghệ, tiêu chuẩn bảo vệ môi trường khắt khe Mà nếu không có nhuộm thì không có vải hoàn tất cho ngành may Nghịch lý là có nhiều doanh nghiệp muốn đầu tư nhuộm nhưng đi đến đâu cũng bị từ chối khéo vì sợ bị ô nhiễm môi trường." Nếu không thay đổi ngay từ bây giờ, các sản phẩm dệt may của Việt Nam cũng không thể hưởng ưu đãi về thuế nhập khẩu vào các nước Mỹ, Canada như thỏa thuận Vì vậy, nhà nước phải cấp bách có những chính sách phù hợp như hỗ trợ lãi suất các dự án đầu tư sợi, dệt và nhuộm cho ngành may hay thuộc da cho ngành da giày Đồng thời quy hoạch cụ thể về các cụm Khu công nghiệp riêng cho các dự án dệt nhuộm", ông Hồng nói
Tại hội thảo dành cho doanh nghiệp về Hiệp định thương mại tự do và Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam diễn ra sáng18/4, chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành, Phó Viện trưởng Viện Quản lý kinh tế Trung ương cho rằng, để Hiệp định hợp tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) thành hiện thực, Chính phủ cần phải cải cách mạnh mẽ thể chế, chính sách Hội nhập kinh tế có rủi ro, thách thức nhưng không hội nhập thì đất nước không phát triển được Hiện tại Việt Nam đang đứng trước thời cơ hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới Tuy nhiên, có một thực tế là tâm lý lo sợ những rủi ro của hội nhập cũng là một trong những rào cản lớn khiến việc đàm phán, ký kết và triển khai thực hiện các thỏa thuận thương mại tự do (FTA)
3 Một số kiến nghị và giải pháp
Đối với những quốc gia lấy xuất khẩu để đẩy mạnh tăng trưởng như Việt Nam, cần phải có chính sách thỏa đáng và tập trung đầu tư vào những ngành có năng lực tiềm năng xuất khẩu lớn như dầu thô, hải sản, các sản phẩm nông nghiệp như cao su, gạo, cafê Đặc biệt với thế mạnh xuất khẩu hàng dệt may cần được quan tâm và phát triển đúng hướng Đồng thời mở rộng mặt hàng thuộc sản phẩm công nghiệp như điện tử, sắt thép (đang tồn kho lớn) nhằm giải phóng vốn, thu hút lao động là rất cần thiết Trên cơ sở đó nên có những kiến nghị dưới đây:
Về chính sách và quản lý vĩ mô:
Một là: Định hướng tập trung cho hoạt động xuất khẩu vào 2 thị trường lớn, thuế suất
nhập khẩu thấp Đó là các đối tác thương mại tự do (FTA) giữa EU - Việt Nam và các liên minh Hải quan giữa Liên bang Nga, Benlarut, Kazatstar - Việt Nam Các đối tác thuộc Hiệp
Trang 8định Xuyên Á Thái Bình Dương (TPP) gồm 12 quốc gia là : Úc, Brunay, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, Newzealand, Peru, Singapore, Mỹ và Việt Nam
Hai là: Có chính sách ưu đãi phát triển nguyên liệu trong nước như trồng bông, kéo sợi
cho dệt may Thức ăn gia súc, phân bón, thuốc phòng trừ dịch bệnh… cho sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu, sản phẩm sau chế xuất dần, buôn đỏ trong sản xuất bo xít, đát hiếm… cho sản xuất sản phẩm công nghiệp xuất khẩu
Ba là: Hướng dẫn từ sản xuất và kinh doanh hàng xuất khẩu nhằm vào tăng cường
năng lực về vốn phát triển và đổi mới công nghệ nên theo phương thức kinh doanh liên kết các doanh nghiệp trong nước là liên doanh với các tập đoàn, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để khép kín chu trình sản xuất mặt bằng xuất khẩu (như kéo sợi, nhuộm, dệt và may)…
Cần có chính sách phù hợp đúng đắn việc cấp phép và quản lý chặt chẽ đúng đắn các doanh nghiệp FDI Sản xuất hàng xuất khẩu mà Việt Nam đang có lợi thế Nếu cấp phép tràn lan, quản lý không chặt chẽ thì chỉ có được lợi thế thu hút lao động mà còn triệt tiêu năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước, cùng với phù phép chuyển giá, trốn thuế… thì Việt Nam chỉ là nơi họ mượn đất thuê lao động và lợi dụng lợi thế ưu tiên mà Việt Nam được hưởng mà thôi
Đối với các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu
Để thực hiện theo quy định của hiệp định FTA và TPP các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu hoàn thiện các nội dung sau đây:
- Từng bước thoát khỏi tình trạng làm gia công đặt hàng chờ công ty nước ngoài bao tiêu sản phẩm Bằng liên doanh liên kết, sáp nhập để tạo khả năng về vốn, đổi mới công nghệ, đầu tư khép kín chu trình sản xuất và xuất khẩu trực tiếp
- Liên doanh với các tập đoàn, doanh nghiệp nước ngoài tạo năng lực về vốn, công nghệ để sản xuất và xuất khẩu trực tiếp sang các thị trường lớn
- Các doanh nghiệp xuất khẩu cần chủ động kết hợp với các địa phương tổ chức sản xuất và khai thác nguyên liệu trở thành những vùng, những cụm công nghiệp cho sản xuất sản phẩm xuất khẩu tăng trưởng bền vững
Hoạt động tài chính
- Củng cố và tạo sản phẩm cho hoạt động chứng khoán thông qua việc kiên quyết thực hiện cổ phần hóa DNNN, tạo khả năng huy động vốn dài hạn cho doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đủ vốn và năng lực cạnh tranh ngay trên sân nhà
- Nhanh chóng cơ cấu lại các TCTD đủ lớn và tầm vóc tài trợ vốn lưu động cho hoạt động sản xuất kinh doanh xuất khẩu bằng những hợp đồng tín dụng dài hạn và tín nhiệm giữa doanh nghiệp và NH càng phát triển
Hiệp định hợp tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương TPP là AFTA mới của thế kỷ này Đúng như nhận định của Đại hội Đảng lần thứ XI về bối cảnh quốc tế những năm tới là “xuất hiện các hình thức tập hợp lực lượng và đan xen lợi ích mới” Việc Việt Nam trở thành thành viên đầy đủ là một chủ trương, quyết sách đúng đắn của Nhà nước ta Bởi vậy, những kiến nghị, giải pháp trên đây vừa mang tính chất và hàm ý lâu dài, vừa tăng tốc cho hoạt
Trang 9động sản xuất kinh doanh xuất khẩu đi trước đón đầu thực hiện những cam kết của các hiệp định thương mại tự do tới đây của kinh tế nước ta./
Tài liệu tham khảo
[1] Báo Lao động, số 221, “Việt Nam tham gia TPP, lợi thế cho các doanh nghiệp
xuất khẩu củ lực” ngày 25/09/2013
[2] Các Ngọc, “Hiệp định đối tác chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP), Quy tắc
xuất xứ như một chìa khóa”, Bài báo Sài Gòn tiếp thị, ngày 31/10/2013
[3] Tài liệu phục vụ Hội thảo "Hành trang cho doanh nghiệp khi tham gia TPP", Hà Nội, tháng 12/2013
[4] Trần Đình Thiên – Viện Kinh tế Việt Nam, "Kinh tế Việt Nam trước ngưỡng cửa
TPP", Tài liệu Hội thảo "Hành trang cho doanh nghiệp khi tham gia TPP"
[5] TPP – Cơ hội đan xen thách thức cơ hội cho nền kinh tế và Ngành Ngân hàng Việt Nam, xem tại website http://www.sacombank.com.vn/nhadautu/bantinnhadautu
[6] Http://m.voatiengviet.com/a/vietnam-va-hiep-dinh-tpp-thach-thuc-va-co-hoi
WHILE PROMOTING THE BENEFITS JOIN THE AGREEMENT TRADE AND TPP FTA
Abstract: Vietnam is opening up new step in the integration of the world, by the
multilateral trade agreements and bilateral in order to increase the power generation and sustainable growth economy This paper made analysis of the advantages and challenges to
be overcome in the economy generally, the enterprises producing export business in particular The author also contribute recommendations prepared solutions proactively enforce trade agreements coming
Keywords: FTA, TPP, Việt Nam, Globalization, trade agreements