1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài tập nhóm đề tài bảo vệ tài nguyên rừng

41 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Khái niệm tài nguyên rừngTheo khái niệm của Pháp Việt Nam: “Rừng là một hệ sinh thái bao gồmcác loài thực vật rừng, động vật rừng, nấm, vi sinh vật, đất rừng và các yếu tố môitrường khác

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

Học phần: Pháp luật về đất đai và môi trườngBÀI TẬP NHÓM

ĐỀ TÀI: “BẢO VỆ TÀI NGUYÊN RỪNG”

Thông tin liên lạc của nhóm trưởng:- SĐT: 0971841183

- Email: minhhang2572003@gmail.com

Lớp học phần: BSL2020 K66TMQT, Thứ 3 (tiết 1-3)

Hà Nội, 2022

Trang 2

1.2 Phân loại tài nguyên rừng[] 5

1.3 Vai trò của tài nguyên rừng 8

2 THỰC TRẠNG VIỆC KHAI THÁC, SỬ DỤNG VÀ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG HIỆN NAY 10

2.1 Hiện trạng tài nguyên rừng hiện nay 10

2.2 Thực trạng khai thác, sử dụng tài nguyên rừng 10

2.3 Thực trạng quản lý tài nguyên rừng 12

3 CÁC NGUYÊN NHÂN GÂY SUY THOÁI RỪNG 13

4 PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ VÀ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG 16

4.1 Pháp luật quốc tế về bảo vệ và quản lý tài nguyên rừng 16

4.2 Pháp luật Việt Nam về bảo vệ và quản lý tài nguyên rừng 19

4.2.1 Các nguyên tắc về bảo vệ và quản lý rừng 19

4.2.2 Quản lý Nhà nước về bảo vệ tài nguyên rừng 23

5 ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ, BẢO VỆ TÀI NGUYÊN RỪNG GẮN VỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 32

KẾT LUẬN 36

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 37

PHẦN POWERPOINT 40

1

Trang 3

PHẦN NỘI DUNG

2

Trang 4

MỞ ĐẦU

Rừng được coi là lá phổi xanh của thế giới, đóng một vai trò quan trọng trongquá trình tồn tại và phát triển của mọi sinh vật cũng như con người trên Trái Đất.Bởi vậy mà bảo vệ rừng đóng một vai trò quan trọng đối với cuộc sống của nhânloại Có thể khẳng định rằng bảo vệ rừng chính là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.

Tuy nhiên, trong thời đại ngày nay, cùng với sự phát triển lớn mạnh của nềncông nghiệp hiện đại, diện tích rừng đang ngày càng bị giảm sút nghiêm trọng, suythoái rừng diễn ra ngày một nhiều Ngoài nguyên nhân do chặt phá rừng bừa bãi vàbuôn lậu gỗ thì một phần còn do chính sách lỏng lẻo trong việc quản lý và khai thácrừng gây ra, cũng như ý thức về việc bảo vệ rừng của cá nhân và các tổ chức cònchưa cao

Xuất phát từ những lý do nêu trên, nhóm chúng em xin chọn đề tài “Bảo vệtài nguyên rừng” nhằm tìm hiểu về thực trạng, nguyên nhân, các chế tài, pháp luật

về bảo vệ tài nguyên rừng từ đó đề xuất các giải pháp để cải thiện cũng như pháttriển tài nguyên rừng một cách bền vững.

3

Trang 5

NỘI DUNG

1 KHÁI NIỆM, PHÂN LOẠI VÀ VAI TRÒ CỦA TÀI NGUYÊN RỪNG

1.1 Khái niệm tài nguyên rừng

Theo khái niệm của Pháp Việt Nam: “Rừng là một hệ sinh thái bao gồmcác loài thực vật rừng, động vật rừng, nấm, vi sinh vật, đất rừng và các yếu tố môitrường khác, trong đó thành phần chính là một hoặc một số loài cây thân gỗ, tre,nứa, cây họ cau có chiều cao được xác định theo hệ thực vật trên núi đất, núi đá,đất ngập nước, đất cát hoặc hệ thực vật đặc trưng khác; diện tích liên vùng từ 0,3ha trở lên; độ tàn che từ 0,1 trở lên.”[1]

Hay nói một cách ngắn gọn hơn, rừng là một hệ sinh thái, là nơi sinh sốngcủa các loài thực vật, động vật, nấm và vi sinh vật, những thành phần này của rừngcó mối liên hệ mật thiết với nhau.

1.2 Phân loại tài nguyên rừng[2]

Căn cứ vào các tiêu chí khác nhau, người ta phân chia rừng thành các loại cácnhau Cụ thể:

1.2.1 Thứ nhất, căn cứ vào mục đích sử dụng rừng chia thành ba loại: rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và rừng sản xuất

a Rừng phòng hộ

Rừng phòng hộ được sử dụng chủ yếu để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất,chống xói mòn, chống sa mạc hóa, hạn chế thiên tai, điều hoà khí hậu, góp phầnbảo vệ môi trường Ngoài ra, rừng phòng hộ còn bao gồm:

- Rừng phòng hộ đầu nguồn.

- Rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay.- Rừng phòng hộ chắn song, lấn biển.- Rừng phòng hộ bảo vệ môi trường.

b Rừng đặc dụng

1[] Khoản 3 Điều 2 Luật Lâm nghiệp Việt Nam 2017

2[] PGS TS Doãn Hồng Nhung, “Pháp luật về bảo vệ môi trường ở Việt Nam”, tr 247 – 251, Trường Đại học Luật –

Đại học Quốc gia Hà Nội, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

4

Trang 6

Rừng đặc dụng là rừng được sử dụng chủ yếu để bảo tồn thiên nhiên, mẫuchuẩn hệ sinh thái của quốc gia, nguồn gen sinh vật rừng; nghiên cứu khoa học;bảo vệ di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh; phục vụ nghỉ ngơi, du lịch, kếthợp phòng hộ bảo vệ môi trường Rừng đặc dụng bao gồm:

- Vườn Quốc Gia.

- Khu bảo tồn thiên nhiên gồm dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài – sinhcảnh.

- Khu bảo vệ cảnh quan gồm: khu rừng di tích lịch sử, văn hóa, danh lamthắng cảnh.

- Khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học.

c Rừng sản xuất

Rừng sản xuất là rừng được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh gỗ,lâm sản ngoài gỗ và kết hợp phòng hộ, góp phần bảo vệ môi trường Rừng sản xuấtbao gồm:

- Rừng sản xuất là rừng tự nhiên.- Rừng sản xuất là rừng trồng

- Rừng giống gồm: rừng trồng và rừng tự nhiên qua bình tuyển, công nhận

1.2.2 Thứ hai, căn cứ theo nguồn gốc hình thành, rừng được chia thànhhai loại là rừng tự nhiên và rừng trồng

Trang 7

b Rừng trồng

Rừng trồng là rừng được hình thành do con người trồng Rừng trồng baogồm:

- Rừng trồng mới trên đất đã có.

- Rừng tái sinh tự nhiên từ rừng trồng đã khai thác.

Theo thời gian sinh trưởng, rừng trồng được phân theo cấp tuổi, tùy từngloại cây trồng, khoảng thời gian quy định cho mỗi cấp tuổi khác nhau.

1.2.3 Thứ ba, căn cứ theo điều kiện lập địa, rừng được phân loại thànhrừng núi đất, rừng núi đá, rừng ngập nước, rừng ngập mặn, rừng trên đất phèn,rừng ngập nước ngọt và rừng trên đất cát

- Rừng núi đất là rừng phát triển trên các đồi, núi đất.

- Rừng núi đá là rừng phát triển trên núi đá, hoặc trên những diện tích đálộ đầu không có hoặc có rất ít đất trên bề mặt.

- Rừng ngập nước thường xuyên ngập nước hoặc định kỳ ngập nước.- Rừng ngập mặn là rừng phát triển ven bờ biển và các cửa sông lớn có

nước triều mặn ngập thường xuyên hoặc định kỳ.

- Rừng trên đất phèn là rừng phát triển trên đất phèn, đặc trưng là rừngTràm ở Nam Bộ.

- Rừng ngập nước ngọt là rừng phát triển ở nơi có nước ngọt ngập thườngxuyên hoặc định kỳ.

- Rừng trên đất cát là rừng trên các cồn cát, bãi cát.

1.2.4 Thứ tư, căn cứ theo loài cây, rừng được phân loại thành: rừng gỗ,rừng tre nứa, rừng cau dừa, rừng hỗn giao gỗ và tre nứa

Rừng gỗ là rừng bao gồm chủ yếu các loài cây thân gỗ:

- Rừng cây lá rộng là rừng có cây lá rộng chiếm trên 75% số cây Rừng lárộng thường xanh là rừng xanh quanh năm; Rừng lá rộng rụng lá là rừngcó các loài cây rụng lá toàn bộ theo mùa chiếm 75% số cây trở lên;Rừng lá rộng nửa rụng mùa với tỷ lệ hỗn giao theo số cây mỗi loại từ25% đến 75%.

- Rừng cây lá kim là rừng có cây lá kim chiếm trên 75% số cây.6

Trang 8

- Rừng hỗn giao cây lá rộng và cây lá kim là rừng có tỷ lệ hỗn giao theosố cây của mỗi loại từ 25% đến 75%.

Rừng tre nứa là rừng chủ yếu gồm các loài cây thuộc họ tre nứa như: tre,mai, diễn, nứa, luồng, vầu, lồ ô, le, may san, hóp, lùng bương, giang, v.v

Rừng cau dừa là rừng có thành phần chính là các loại cau dừa.

Rừng hỗn giao gỗ và tre nứa: Rừng hỗn giao gỗ - tre nứa là rừng có cây gỗchiếm trên 50% độ tàn che; Rừng hỗn giao tre nứa - gỗ là rừng có cây tre nứachiếm trên 50% độ tàn che.

1.2.5 Thứ năm, căn cứ theo trữ lượng, rừng được chia thành rừng gỗ vàrừng tre nứa

Đối với rừng gỗ:

- Rừng rất giàu có trữ lượng cây đứng trên 300 m3/ha.- Rừng giàu có trữ lượng cây đứng từ 201 – 300 m3/ha.- Rừng trung bình có trữ lượng cây đứng từ 101 – 200 m3/ha.- Rừng nghèo có trữ lượng cây đứng từ 10 – 100 m3/ha.

- Rừng chưa có trữ lượng rừng gỗ đường kính bình quân dưới 8cm, trữlượng cây đứng dưới 10 m3/ha.

Đối với rừng tre nứa: Rừng được phân theo loài cây, cấp đường kính và cấpmật độ.

1.3 Vai trò của tài nguyên rừng

Không thể phủ nhận rằng rừng đóng một vai trò rất quan trọng trong đờisống sản xuất, môi trường và xã hội, giữ vai trò chủ đạo trong mối quan hệ tươngtác giữa môi trường và sinh vật

a) Rừng giúp cân bằng lượng khí CO2 và O2 và thanh lọc không khí, điềuhoà khí hậu

Rừng được ví như lá phổi xanh của Trái đất Trong quá trình quang hợp,

các loài thực vật hấp thụ khí CO2 và thải khí O2 ra ngoài môi trường Bên cạnh đó,rừng còn góp phần làm cho môi trường trong lành, bớt độc hại bởi chúng có khảnăng hấp thụ, lọc và hút bớt một lượng các chất khí độc hại, chống ô nhiễm, làmsạch không khí, giảm tiếng ồn giúp tránh được những nguy hại cho sức khỏe con

7

Trang 9

người và tạo được quá trình sinh thái bình thường của sinh vật Theo các kết quảnghiên cứu trong nhiều năm của các nhà khoa học trên thế giới và ở nước ta thì câyxanh có khả năng hấp thụ 50% bụi phóng xạ; quét dọn hơi, bụi độc cùng những cặnbã công nghiệp Chúng có khả năng hút một số chất độc hại như Cacbonic,Anhidrit, Sunfua, Fuo, Clo, Amoniac, và trả lại cho khí quyển nhiều dưỡng khí.Ngoài ra, khi có rừng che phủ, mặt đất sẽ không bị ánh nắng mặt trời chiếu gay gắtvì có những tán lá rộng che phủ làm giảm cường độ ánh sáng và thông qua quátrình thoát hơi nước của lá mà độ ẩm trong rừng tăng, tạo mưa làm cho nhiệt độgiảm xuống, khiến khí hậu mát mẻ.

b) Rừng có tác dụng điều tiết dòng chảy trong sông ngòi và dưới lòng đất.

Rừng có tác dụng làm giảm dòng chảy từ nước mưa và làm tăng lượngnước chứa trong đất đồng thời bảo vệ đất, chống xói mòn, sạt lở Ở những vùng đấtdốc, nếu canh tác các cây trồng nương rẫy thì lượng đất bị bào mòn có thể lên đếntrên 300 tấn/ha/năm, nhưng nếu có cây rừng che phủ tốt thì chỉ mất 5 tấn/ha/năm.Rừng cây với những hệ thống gốc rễ của chúng là kho chứa nước, có tác dụng giữnước, điều hòa và duy trì lưu lượng dòng chảy, làm giảm bớt tốc độ dòng nước, hạnchế được tốc độ dồn nước tập trung gây lũ lụt nhanh Rừng càng nằm gần đầunguồn sông thì tác dụng điều hòa dòng chảy càng lớn Những khu rừng nhiệt đớivới nhiều tầng, cành lá xum xuê, tán lá dầy có thể che cản dưới 20% lượng nướcmưa, chỉ có 35% lượng mưa rơi qua khe lá xuống mặt đất, 45% chảy dọc theo thâncây trong đó 17% ngấm vào vỏ cây, 28% chảy xuống đất Như vậy, chỉ có khoảngtrên 60% lượng nước mưa rơi xuống đất Đến đất, lượng nước này lại dễ dàngngấm qua lớp thảm mục hoặc theo rễ cây ngấm từ từ xuống đất tạo thành nướcngầm, rồi tập trung vào các mạch ngầm chảy từ từ ra các khe sâu, suối, chảy vàosông Do vậy tốc độ dòng chảy của nước trong rừng nhỏ đi Theo tính toán, dòngnước chảy trên phần đất trọc lớn gấp 2 lần trên đất có rừng Ở các vùng núi, khi cónước lũ chảy tràn, lưu lượng nước ở những vùng đất có rừng cây bị chặt phá có thểlớn hơn khu vực có rừng từ 10 đến 20 lần.[3]

3[] Xem thêm tại: KS Nguyễn Văn Huy, “Vai trò của cây xanh và rừng trong việc điều hòa khí hậu thủy văn và bảo

vệ môi trường”, Trung tâm Khí tượng Thủy văn tỉnh Kon Tum, Báo Điện tử Chính phủ, tro-cua-cay-xanh-va-rung-trong-viec-dieu-hoa-khi-hau-thuy-van-va-bao-ve-moi-truong-10259355.htm

https://baochinhphu.vn/vai-8

Trang 10

c) Rừng là nơi trú ngụ của các loại động, thực vật và là nguồn dự trữ cácgen quý hiếm của động, thực vật hoang dã

Đối với các loài động vật và thực vật trên Trái Đất, rừng thực sự là một ngôinhà lớn che chở, giúp chúng tồn tại và sinh trưởng Nhiều khu rừng lớn trên thếgiới có thảm thực vật phong phú, nhiều loài cây tạo thành hệ sinh thái rừng giàu cóvà trù phú Đặc biệt, có những khu rừng là nơi ở của các loài động, thực vật quýhiếm trong sách đỏ cần được bảo tồn Đây chính là nguồn gen sinh học đa dạngphục vụ cho nghiên cứu khoa học…

d) Rừng là nơi cung cấp nguồn nguyên liệu phục vụ cho đời sống con người

Không thể phủ nhận vai trò của rừng trong quá trình phát triển đời sốngkinh tế và xã hội của con người Rừng cung cấp các loại gỗ cần thiết ngành côngnghiệp chế biến gỗ, sợi phát triển, giấy, gỗ trụ mô, …tạo ra các sản phẩm phục vụcho đời sống con người như: bàn ghế gỗ, tủ gỗ, giường gỗ, …Không chỉ vậy, rừngcòn cung cấp nguồn dược liệu quý giá cho chế biến thuốc và thực phẩm chức năngnhư: tam thất, đỗ trọng, thảo quả, hồi, mộc nhĩ, nấm hương, …

e) Rừng đem lại giá trị to lớn cho ngành du lịch

Rừng là nơi có nhiều phong cảnh đẹp và các loài động vật, thực vật hoangdã lôi cuốn con người đến khám phá Vì thế, nhiều dự án phát triển du lịch sinh tháiđược hình thành và gắn liền với các vườn quốc gia, các khu bảo tồn thiên nhiên,các khu rừng có cảnh quan hùng vĩ Hơn nữa, du lịch sinh thái không chỉ phục vụnhu cầu về mặt tinh thần mà còn tăng thêm thu nhập cho dân địa phương Thôngquá đó, người dân đã gắn bó với rừng hơn, tham gia tích cực hơn trong công tácbảo vệ và phát triển rừng.

2 THỰC TRẠNG VIỆC KHAI THÁC, SỬ DỤNG VÀ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG HIỆN NAY

2.1 Hiện trạng tài nguyên rừng hiện nay

Điều 1, Quyết định 2860/QĐ-BNN-TCLN 2022 công bố hiện trạng rừngtoàn quốc năm 2021:

9

Trang 11

1.Diện tích đất có rừng bao gồm cả rừng trồng chưa khép tán: 14.745.201ha, trong đó:

a) Rừng tự nhiên: 10.171.757 ha.b) Rừng trồng: 4.573.444 ha.

2 Diện tích đất có rừng đủ tiêu chuẩn để tính tỷ lệ che phủ toàn quốc là13.923.108 ha, tỷ lệ che phủ là 42,02%.

2.2 Thực trạng khai thác, sử dụng tài nguyên rừng

Tài nguyên rừng là một phần của tài nguyên thiên nhiên và có thể tái tạo lạiđược trong quá trình sử dụng lâu dài Tuy nhiên, nếu tài nguyên rừng không đượcsử dụng một cách hợp lý và có hiệu quả thì sẽ bị suy giảm một cách nhanh chóng,từ đó, gây ra những hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng đến đời sống của con ngườivà hệ sinh thái của môi trường tự nhiên Những vấn đề về tài nguyên rừng trên thếgiới nói chung và Việt Nam nói riêng đang diễn biến theo chiều hướng tiêu cựcmặc kệ các biện pháp được đưa ra để bảo vệ rừng của các quốc gia và các tổ chứcbảo vệ Hiện nay, các nguồn tài nguyên thiên nhiên nói chung và tài nguyên rừngnói riêng không chỉ suy giảm, cạn kiệt về mặt số lượng và cả chất lượng Điều nàyđã dấy lên nỗi lo ngại của nhiều chuyên gia và các quốc gia về vấn đề bảo vệ tàinguyên thiên nhiên nói chung và bảo vệ rừng nói riêng.

Một trong số những nguyên nhân gây ra thực trạng này chính là do hoạtđộng khai thác một cách bừa bãi Bên cạnh đó, sự suy thoát cũng bắt nguồn từ việcsử dụng tài nguyên lãng phí cộng với sự quản lý yếu kém của các cấp chính quyềnđịa phương

Những năm gần đây, diện tích rừng tự nhiên ở Việt Nam ngày càng giảmnhanh, chất lượng rừng suy thoái nặng nề Trong giai đoạn từ năm 2011 đến nay,diện tích rừng bị thiệt hại ước hơn 22.800ha, trong đó, rừng bị cháy khoảng13.700ha, còn lại do bị chặt phá trái phép Bình quân mỗi năm nước ta suy giảmkhoảng 2.500ha rừng.

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2021, cảnước phát hiện 2.653 vụ vi phạm các quy định về bảo vệ rừng, giảm 13% so vớinăm 2020 Diện tích rừng bị thiệt hại là 1.229ha, tăng 527ha Qua đây cho thấy,diện tích rừng bị thiệt hại đã có giảm so với những năm trước đây nhưng mỗi nămvẫn có hàng nghìn hecta biến mất

10

Trang 12

Khu vực Tây Nguyên vẫn là trọng điểm phá rừng, khai thác, mua bán, vậnchuyển, chế biến lâm sản trái pháp luật Theo kết quả công bố hiện trạng rừng năm2019, tổng diện tích có rừng của khu vực này là gần 2,6 triệu hecta, chiếm 17,5%diện tích có rừng cả nước Tỷ lệ che phủ rừng đạt hơn 45,9% Trong năm 2019 và 5tháng đầu năm 2020, các tỉnh Tây Nguyên đã phát hiện 4.863 vụ vi phạm pháp luậtvề lâm nghiệp, tịch thu 9.898m3 gỗ các loại.

Bên cạnh đó, biến đổi khí hậu cũng đang tác động, làm mất một diện tíchrừng rất lớn do bị cháy, sạt lở rừng ven biển Chỉ riêng ở Cà Mau 10 năm qua đãmất gần 5.000ha rừng phòng hộ ven biển Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nôngthôn Cà Mau, giai đoạn 2011-2020, tỉnh này mất khoảng 4.950ha rừng ven biển

Hiện nay, Việt Nam hiện có khoảng 200.000ha rừng ngập mặn, đứng tốpđầu trong các quốc gia có diện tích rừng ngập mặn trên toàn thế giới Tuy nhiên,diện tích rừng ngập mặn trong nước đang có nguy cơ bị đe dọa nghiêm trọng do thuhẹp về diện tích vì tình trạng khai thác, chặt phá rừng bừa bãi vẫn còn diễn ra.Ngoài ra, những cơn gió, bão, sóng biển cũng là nguyên nhân làm thu hẹp diện tíchrừng ngập mặn Bên cạnh đó, tình trạng ô nhiễm môi trường cũng đã gây ảnhhưởng nghiêm trọng đến rừng ngập mặn.[4]

Tuy nhiên, Nhà nước ta cũng có những chính sách để sử dụng tài nguyênrừng một cách có hiệu quả tạo ra những giá trị thiết thực Năm 2021, cả nước trồngđược 277.830ha rừng, tỷ lệ che phủ rừng đạt 42,02%, tăng 0,01%, tương ứng tăngkhoảng 3.300ha, so với năm 2020 Kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ và lâm sản đạt15,87 tỷ USD, tăng 20%, xuất siêu cả năm của ngành lâm nghiệp đạt 12,94 tỷ USD,tăng 21,2%.

2.3 Thực trạng quản lý tài nguyên rừng

Việt Nam là đất nước được thiên nhiên ưu ái ban tặng cho một diện tíchrừng mưa nhiệt đới với tài nguyên rừng giàu có với nhiều loại gỗ quý có giá trị caovà thảm thực vật phong phú Chính vì vậy, Nhà nước cần có những chính sách quảnlý hiệu quả để đảm bảo sự bền vững và phát triển của tài nguyên rừng trước sự xâmhại của con người và của cả thiên nhiên.

4[] Xem thêm tại: Trịnh Hùng, “Mỗi năm nước ta suy giảm khoảng 2.500ha rừng”, Hội Nông dân Việt Nam.

11

Trang 13

Những năm qua mặc dù trong điều kiện còn nhiều khó khăn, song công tácquản lý, bảo vệ rừng đã có nhiều chuyển biến tích cực, được cộng đồng xã hội quantâm sâu sắc hơn Nhiều chủ trương xã hội hóa nghề rừng được hiện thực, góp phầntạo việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện sinh kế cho người làm nghề rừng Cùngvới đó, việc Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới thôngqua các hiệp định thương mại song phương và đa phương đã có tác động tích cựctrong việc tăng giá gỗ rừng trồng; tạo động lực cho đầu tư, phát triển rừng trồng đểthay thế gỗ rừng tự nhiên Cơ chế, chính sách từng bước được sửa đổi, bổ sung, xâydựng mới, thu hút các thành phần kinh tế tham gia bảo vệ và phát triển rừng.

Kết quả thống kê cho thấy, tỷ lệ che phủ rừng toàn quốc tăng từ 40,84%năm 2015 lên 41,89% năm 2019, ước năm 2020 đạt khoảng 42%, đạt chỉ tiêu đề ratại Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng Đến cuối năm2019, tổng diện tích rừng có chứng chỉ quản lý rừng bền vững toàn quốc đạt 269,1nghìn ha trên địa bàn 24 tỉnh (trong đó, diện tích được cấp chứng chỉ rừng theo Hệthống chứng chỉ rừng của Việt Nam là 10 nghìn ha) Diện tích được cấp mới chứngchỉ quản lý rừng bền vững trong năm 2019 là gần 43 nghìn ha Sản lượng khai thácgỗ rừng trồng có chứng chỉ quản lý rừng bền vững đạt 2,0 triệu m 3

Song song với việc xây dựng hệ thống chứng chỉ rừng quốc gia đạt tiêuchuẩn, ngành Lâm nghiệp và các địa phương cũng từng bước tập trung phát triểncây lâm nghiệp bền vững Nhiều giống cây lâm nghiệp mới có năng suất cao, chấtlượng tốt đã được chọn và đưa vào phát triển trong sản xuất Nhiều tiến bộ kỹ thuậtvề thâm canh rừng, quản lý rừng bền vững, quy trình công nghệ, thiết bị, nguyênliệu phụ trợ tiên tiến trong khai thác, bảo quản, chế biến gỗ, lâm sản ngoài gỗ đãchuyển giao vào sản xuất và mang lại hiệu quả thiết thực.

Bên cạnh đó, để có nguồn nguyên liệu bảo đảm cho xuất khẩu, ngành lâmnghiệp đang tập trung xây dựng và đi vào sản xuất các vùng nguyên liệu gỗ và lâmsản theo quy hoạch, bảo đảm chứng chỉ rừng quốc gia Nhiều mô hình phát triểnkinh tế hợp tác và liên doanh, liên kết trong sản xuất lâm nghiệp đã được các địaphương phát triển Điển hình như, mô hình liên kết giữa công ty tiêu thụ sản phẩmđồ gỗ (Tập đoàn IKEA) với công ty chế biến, sản xuất sản phẩm đồ gỗ (công ty chếbiến gỗ); liên kết giữa NAFOCO với các hộ trồng rừng Yên Bái; liên kết giữa Côngty Woodsland với các hộ trồng rừng Tuyên Quang; liên kết giữa Công ty Scansia

12

Trang 14

Pacific với các hộ trồng rừng Quảng Trị; liên doanh, liên kết giữa công ty chế biếngỗ và người dân tại các tỉnh Quảng Nam; Quảng Ninh, [5]

3 CÁC NGUYÊN NHÂN GÂY SUY THOÁI RỪNGa) Cháy rừng

Đây là nguyên nhân khiến tài nguyên rừng suy thoái khá phổ biến ở nhiều quốc gia Cháy rừng có thể xuất phát từ tự nhiên hoặc do tác động của con người Trên thế giới đã xảy ra hàng trăm vụ cháy rừng mỗi năm, để lại thiệt hại vô cùng nặng nề cho nhân loại Tiêu biểu có thể kể đến vụ cháy rừng ở California (Mỹ), từ ngày 22 đến 24-7 đã thiêu rụi 5.780ha rừng ở hạt Mariposa nằm rìa bên ngoài công viên quốc gia Yosemite, khiến hơn 10.000 người phải sơ tán khẩn cấp, phá hủy ít nhất 10 công trình kiến trúc và làm hư hỏng 5 công trình khác.

Trong những năm gần đây, diện tích rừng ở Việt Nam tuy có tăng lên, nhưng chất lượng rừng lại có chiều hướng suy giảm Rừng nguyên sinh chỉ còn khoảng 7%, trong khi rừng thứ sinh nghèo kiệt chiếm gần 70% tổng diện tích rừng trong cả nước, đây là loại rừng rất dễ xảy ra cháy Trong vài thập kỷ qua, trung bìnhmỗi năm Việt Nam mất đi hàng chục nghìn ha rừng, trong đó, mất rừng do cháy rừng khoảng 16.000 ha/năm Ở Việt Nam, tính đến 30/11/2020, toàn quốc đã xảy ra179 vụ cháy rừng Diện tích thiệt hại do cháy là 645 ha Theo thống kê năm 2016- 2019, diện tích rừng thiệt hại lên tới 7283 ha, trung bình mỗi năm mất đi 2430 ha rừng

Nhiệt độ tăng cao và hạn hán khắc nghiệt, kéo dài làm gia tăng nguy cơ cháy đối với tất cả các loại rừng Việt Nam có khoảng 6 triệu ha rừng dễ cháy, bao gồm rừng thông, rừng tràm, rừng tre nứa, rừng bạch đàn, rừng khộp, rừng non khoanh nuôi tái sinh tự nhiên và rừng đặc sản, Trong điều kiện biến đổi khí hậu, khi nhiệt độ ngày càng gia tăng, các đợt hạn hán có xu hướng gia tăng cả về tần suất cũng như cường độ, do đó nguy cơ tiềm ẩn về cháy rừng và cháy lớn ngày càng nghiêm trọng Bên cạnh đó, cũng không thể phủ nhận nguyên nhân cháy rừng cũng xuất phát từ chính con người Những hành động như chặt phá rừng, đốn gỗ, lấy củi, khai mỏ hay ném tàn thuốc lá đang cháy dở cũng có thể chính là nguyên nhân cháy rừng trên diện rộng.

5[] Xem thêm tại: TS Hoàng Thị Thu Thủy – Học viện Chính trị Khu vực III, “Thực trạng quản lý và phát triển

rừng Việt Nam”, Tạp chí Con số Sự kiện nam.htm

https://consosukien.vn/thu-c-tra-ng-qua-n-ly-va-pha-t-trie-n-ru-ng-vie-t-13

Trang 15

b) Đốt rừng làm nương rẫy

Sản xuất nương rẫy là kế sinh nhai đã trở thành tập quán lâu đời của cư dân sống ở vùng núi cao Hành động này đã và đang biến nhiều vùng đất rừng trù phú trở thành vùng đất cằn cỗi, hoang mạc, để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng về môi trường Mất rừng sẽ làm phá vỡ cân bằng sinh thái, gây nên tình trạng sạt lở đất, lũ quét và rửa trôi, cuốn đi hàng triệu mét khối đất màu mỡ, để lại đằng sau là những bãi đất trống khô cằn, trơ sỏi đá ngày càng lan rộng Khả năng phục hồi lại rừng hếtsức khó khăn, khiến cho hàng ngàn hécta đất không thể trồng trọt.

Khắc phục tình trạng mất rừng và tập quán phát nương làm rẫy là giải pháp hàng đầu để bảo vệ rừng và bảo vệ môi trường sinh thái ở các vùng núi cao Tuy nhiên, điều đó không dễ dàng giải quyết trong một thời gian ngắn bởi ngay cả khi kinh tế đời sống của các cư dân đã phát triển, khoa học kỹ thuật trong sản xuất tiến bộ thì vấn đề canh tác trên đất rừng đã trở thành tập quán lâu đời khó có thể thay đổi Do đó, đòi hỏi các cấp chính quyền phải có các biện pháp tuyên truyền, nâng cao dân trí cho bà con đồng bào dân tộc thiểu số.

c) Nạn phá rừng, khai thác lâm sản trái phép

Khu vực Tây Nguyên vẫn là trọng điểm phá rừng, khai thác, mua bán, vận chuyển, chế biến lâm sản trái pháp luật Tình trạng khai thác rừng trái phép ở khu vực này trong 5 năm qua đã làm mất 9.700ha rừng (chiếm 6,1% diện tích rừng bị suy giảm), bình quân mỗi năm mất 2.000ha Mặc dù không chiếm tỷ trọng lớn trong những nguyên nhân suy giảm rừng nhưng cũng gây thiệt hại cho tài nguyên thiên nhiên và tạo ra sự bức xúc trong xã hội Tính riêng trong 9 tháng đầu năm nay, các tỉnh Tây nguyên - Đông Nam Bộ phát hiện 1.710 vụ phá rừng trái phép (chiếm 68,6% toàn quốc), làm thiệt hại 1.047ha rừng.

Theo kết quả công bố hiện trạng rừng năm 2019, tổng diện tích có rừng của khu vực này là gần 2,6 triệu hecta, chiếm 17,5% diện tích có rừng cả nước Tỷ lệ che phủ rừng đạt hơn 45,9% Trong năm 2019 và 5 tháng đầu năm 2020, các tỉnh Tây Nguyên đã phát hiện 4.863 vụ vi phạm pháp luật về lâm nghiệp, tịch thu 9.898m3 gỗ các loại.

Đây là vấn nạn đã có từ lâu nhưng vẫn luôn nỗi trăn trở lớn trong công tác bảo vệ tài nguyên rừng Công tác quản lý, bảo vệ rừng ở nhiều khu vực vẫn còn sơ

14

Trang 16

sài, thiếu kiểm soát chặt chẽ, thậm chí có hiện tượng thông đồng, tiếp tay cho lâm tặc chặt phá rừng, khai thác gỗ trái phép Chính vì vậy, cần nhanh chóng hoàn thiệncác chính sách pháp lý cũng như các chế tài xử phạt nghiêm khắc cho các hành vi vi phạm pháp luật, gây tổn hại nghiêm trọng đến tài nguyên rừng.

d) Sai phạm trong chuyển đổi mục đích sử dụng của đất rừng

Tại Thành phố Phú Quốc (Kiên Giang), tình trạng vi phạm trên đất rừng diễn ra từ lâu Ngày 29-4-2020, Thanh tra Chính phủ có Thông báo kết luận thanh tra số 636/TB-TTCP, trong đó nêu một số vi phạm trong quản lý đất rừng ở Thành phố Phú Quốc, như: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn không đôn đốc chủ đầu tư các dự án có sử dụng đất rừng chuyển đổi sang mục đích khác lập phương án trồng rừng thay thế để phê duyệt và tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.

Ban Quản lý Khu kinh tế Phú Quốc đã giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng từ đất rừng sang mục đích khác khi chủ đầu tư chưa lập phương án trồng rừng đối với diện tích rừng chuyển sang mục đích khác trình cơ quan có thẩmquyền phê duyệt là chưa đủ điều kiện chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích không phải lâm nghiệp theo quy định Nghiêm trọng hơn, việc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban Quản lý rừng phòng hộ Phú Quốc, Vườn Quốcgia Phú Quốc buông lỏng quản lý rừng, dẫn tới tình trạng các hộ dân lấn chiếm đất rừng trong thời gian dài nhưng chậm được ngăn chặn, xử lý, dẫn đến một số hộ dânđược cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chồng lấn với diện tích đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho Vườn Quốc gia Phú Quốc

Không riêng tại Thành phố Phú Quốc, tình trạng lấn chiếm, vi phạm trên đất rừng cũng xảy ra ở nhiều địa phương khác, khiến không ít cán bộ các cấp bị kỷ luật Tại tỉnh Lạng Sơn, dù chưa được cấp có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, nhưng ông Nguyễn Văn Mạnh, trú tại thị trấn Thất Khê, huyện Tràng Định đã tự ý xây dựng trên đất rừng nằm cạnh hồ thủy lợi Khuổi Hin, thôn Khuổi Sao, xã Chi Lăng khiến dư luận bức xúc Điều đáng nói, ông Mạnh là đại biểu Hội đồng nhân dân huyện Tràng Định Trước đó, vào tháng 11-2021, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Đắc Nông đã quyết định kỷ luật khiển trách đối với ông Nguyễn Xuân Thanh, nguyên Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện Đăk Song (thời kỳ 2015-2019) và ông Nguyễn Văn Phò, Phó chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện Đăk Song

15

Trang 17

(hiện là Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện Đăk Song) vì các sai phạm trong công tácquản lý đất đai, cấp đất rừng phòng hộ cho cá nhân, doanh nghiệp

Chính những sai phạm trên đã gây ảnh hưởng đến đời sống chung của xã hội Sự lấn chiếm đất rừng trái phép cùng với sự buông lỏng quản lý, thiếu trách nhiệm,…của một số cán bộ địa phương đã góp phần làm giảm diện tích rừng, gây hậu quả nghiêm trọng Vì vậy, cần có những biện pháp xử phạt nghiêm khắc để tránh tái xảy ra những hiện tượng trên

4 PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ VÀ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG4.1 Pháp luật quốc tế về bảo vệ và quản lý tài nguyên rừng

Tài nguyên rừng của mỗi quốc gia trên thế giới không chỉ khác nhau về bảnchất, tầm quan trọng và vai trò mà còn cả ở trình độ quản lý nằm trong bối cảnh trình độ phát triển kinh tế, chính sách pháp lý, kinh tế, xã hội và thể chế của quốc gia đó Rừng được coi là tài nguyên quốc gia nên luật pháp về rừng không có những khuôn mẫu chung để các nước có thể dễ dàng áp dụng hoặc điều chỉnh sao cho phù hợp Đã có nhiều nỗ lực đưa ra một khung pháp lý chung hay một công ước quốc tế về rừng từ năm 1972 nhưng cho đến nay vẫn chưa thể đạt được

Năm 1992 trong khuôn khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh về Môi trường và phát triển lần thứ nhất tại Rio de Janeiro, một dự thảo Công ước quốc tế về rừng đã

được thảo luận nhưng do bất đồng ý kiến nên chỉ đưa ra được: “Tuyên bố các nguyên tắc không ràng buộc về đồng thuận quốc tế quản lý, bảo tồn và phát triển bền vững tất cả các dạng rừng” - gọi tắt là “Tuyên bố nguyên tắc về rừng 1992”.

Sau Hội nghị thượng đỉnh, Diễn đàn rừng của Liên hợp quốc (UNFF) đã phối hợp với nhiều tổ chức quốc tế khác thúc đẩy dự thảo một Công ước quốc tế về nhưng chưa đạt được kết quả.

Hội nghị UNFF năm 2006 đã xác định 4 mục tiêu cho một văn bản quốc tế chung về bảo vệ và phát triển bền vững rừng là:

Mục tiêu toàn cầu 1: Đảo ngược việc mật độ che phủ rừng trên toàn thế giới

thông qua quản lý rừng bền vững, bao gồm bảo vệ, phục hồi, trồng cây gây rừng vàtrồng lại rừng, và tăng cường nỗ lực để ngăn chặn suy thoái rừng;

Mục tiêu toàn cầu 2: Tăng cường lợi ích kinh tế, xã hội và môi trường dựa

trên rừng bao gồm cải thiện sinh kế của người dân sống phụ thuộc vào rừng;16

Trang 18

Mục tiêu toàn cầu 3: Tăng đáng kể diện tích rừng được bảo vệ trên toàn thế

giới và các khu vực khác của rừng được quản lý bền vững và tăng tỷ lệ lâm sản từ rừng được quản lý bền vững;

Mục tiêu toàn cầu 4: Đảo ngược sự suy giảm trong hỗ trợ phát triển chính

thức cho rừng bền vững, quản lý và huy động tăng đáng kể nguồn tài chính mới và bổ sung từ tất cả các nguồn để thực hiện quản lý rừng bền vững.

Các mục tiêu này hoàn toàn phù hợp với Tuyên bố nguyên tắc về rừng:

“Tài nguyên rừng và đất rừng cần được quản lý bền vững đáp ứng được các nhu cầu xã hội, kinh sinh thái, văn hóa và tinh thần của các thế hệ hiện tại và tương lai.Những nhu cầu này dành cho lâm sản và dịch vụ như gỗ và sản phẩm gỗ, nước, thực phẩm, dược phẩm, thức ăn gia súc, nhiên liệu, nơi ở, việc làm, giải trí, môi trường sống cho động vật hoang dã, đa dạng cảnh quan, bể chứa carbon và hồ chứa, và cho các loại lâm sản khác Các biện pháp phù hợp nên được thực hiện để bảo vệ rừng chống lại tác hại của ô nhiễm, bao gồm ô nhiễm do không khí, hỏa hoạn, sâu bệnh và dịch bệnh, để duy trì toàn bộ giá trị đa dạng của chúng”.

Tuy nhiên việc đạt được một Công ước quốc tế về rừng phụ thuộc vào 2 điều kiện tiên quyết: 1) Cam kết của các quốc gia phát triển cung cấp thêm các nguồn vốn ODA; 2) Sự ủng hộ chính trị của Hoa Kỳ và Brazil, hai nước có tài nguyên rừng lớn.

Từ Hội nghị thượng đỉnh về Môi trường và phát triển lần thứ nhất cho tới nay đã có hàng trăm điều ước quốc tế về rừng Tuy nhiên vẫn còn thiếu một công ước quốc tế mang tính tổng hợp, có quan điểm thống nhất về bảo vệ và phát triển bền vững rừng như một di sản chung của loài người Vẫn tồn tại nhiều khoảng trống và sự chồng chéo quy định trong các điều ước quốc tế liên quan đến rừng Sự phối hợp bảo vệ và phát triển bền vững rừng ở tầm quốc tế, khu vực và quốc gia còn yếu Nhiều điều ước quốc tế liên quan đến rừng vẫn đang trong quá trình điều chỉnh sửa đổi thông qua các quy định của Hội nghị các nước thành viên Công ước (COP) như: Công ước về biến đổi khí hậu, Công ước RAMSAR, CITES Hạn chế quan trọng nữa là các Công ước liên quan không có cơ chế cưỡng chế bắt buộc với các vi phạm về bảo vệ và phát triển bền vững rừng.

Trong quá trình chờ đợi một Công ước quốc tế về rừng, khung pháp lý quốctế hiện nay về rừng được điều chỉnh bởi các công ước quốc tế chính về môi trường và phù hợp với các mục tiêu thiên niên kỷ của Liên hợp quốc bao gồm:

17

Trang 19

- Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC) năm 1992

- Công ước về đa dạng sinh học (CBD) năm 1992

- Công ước của Liên hợp quốc về chống sa mạc hóa tại các nước bị ảnh hưởng khô hạn nghiêm trọng và/hoặc sa mạc hóa, nhất là tại châu Phi (UNCCD) năm 1994.

Ngoài ra, vấn đề bảo vệ rừng còn được điều chỉnh bởi các Công ước sau:- Công ước RAMSAR về đất ngập nước năm 1971,

- Công ước về di sản thế giới năm 1972;

- Công ước về buôn bán quốc tế các loài động, thực vật hoang dã bị đe dọatuyệt chủng CITES năm 1973;

- Công ước về bảo vệ ozon tầng năm 1985;- Công ước về cư dân bản địa và bộ lạc năm 1989;- Thỏa thuận quốc tế về gỗ nhiệt đới năm 1994;- Hiệp định về Tổ chức Thương mại Thế giới năm 1994;

- Các nguyên tắc của Tuyên bố Rio năm 1992 về Môi trường và Phát triển bền vững

Tựu chung lại, Luật quốc tế về bảo vệ rừng cần được tiếp tục phát triển nhằm mục tiêu duy trì tài nguyên, chống khai thác cạn kiệt rừng và gây ô nhiễm Nhất là trong bối cảnh của thời đại mà nền kinh tế phát triển ngày càng cao, quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá của các quốc gia đã gây tác động không nhỏ đến tài nguyên rừng – một trong những tài nguyên đóng vai trò quan trọng cho sự sống trên Trái Đất Chính vì vậy, sự hiện hữu của một Luật quốc tế chung về quản lý, bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng sẽ là điều kiện quan trọng thúc đẩy nhân loại hướng tới mục tiêu phát triển cuộc sống xanh bền vững, hoà hợp với môi trường.

4.2 Pháp luật Việt Nam về bảo vệ và quản lý tài nguyên rừng

Trong hệ thống pháp luật Việt Nam, đối với công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên rừng nói riêng và hoạt động trong lĩnh vực lâm nghiệp nói chung, Nhà nước đã ban hành Luật Lâm nghiệp 2017 điều chỉnh vấn đề này Các quy định của luật sẽ là nền móng cơ bản, định hướng các hoạt động lâm nghiệp được thực hiện một cách đúng đắn và có hiệu quả, gắn phát triển kinh tế - xã hội với bảo vệ tài

18

Trang 20

nguyên rừng, đi tới mục tiêu phát triển bền vững Bên cạnh luật Lâm nghiệp 2017, các nghị định như: Nghị định 01/2019/NĐ-CP về Kiểm lâm và lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng, Nghị định 35/2019/NĐ-CP về Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp, Nghị định 07/2022/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp, bảo vệ và kiểm dịch thực vật; thú y; chăn nuôi …cũng góp phần hỗ trợ ,

công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên rừng được thực hiện đồng bộ, chặt chẽ.

4.2.1 Các nguyên tắc về bảo vệ và quản lý rừng

Các quy định liên quan đến bảo vệ và quản lý rừng được quy định cụ thểtrong luật Lâm nghiệp 2017 Trong đó, các nguyên tắc chung nhất, mang tính địnhhướng cho toàn bộ hoạt động về bảo vệ và quản lý rừng bao gồm:

a) Nguyên tắc thứ nhất: Quản lý và bảo vệ rừng phải đảm bảo phát triểnbền vững.

Điều này này được thể hiện thông qua khoản 1 Điều 3 Luật Lâm nghiệpnăm 2017:

“Rừng được quản lý bền vững về diện tích và chất lượng, bảo đảm hài hòacác mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo tồn đa dạng sinhhọc, nâng cao tỷ lệ che phủ rừng, giá trị dịch vụ môi trường rừng và ứng phó vớibiến đổi khí hậu.”

Với nội dung của việc bảo vệ rừng phải đảm bảo phát triển bền vững thìviệc quản lý, khai thác, sử dụng đất rừng phải đúng theo các quy định của phápluật Đồng thời phải có kế hoạch và thực hiện trong quy hoạch mà Nhà nước đặt ra,áp dụng đồng đều ở tất cả các tỉnh, thành phố trên cả nước.

Khoản 2 Điều 4 Luật bảo vệ Môi trường năm 2020 cũng đã có quy định vềviệc bảo vệ rừng phải đảm bảo phát triển bền vững như sau:

“Bảo vệ môi trường là điều kiện, nền tảng, yếu tố trung tâm, tiên quyết chophát triển kinh tế - xã hội bền vững Hoạt động bảo vệ môi trường phải gắn kết vớiphát triển kinh tế, quản lý tài nguyên và được xem xét, đánh giá trong quá trìnhthực hiện các hoạt động phát triển.”

Nguyên tắc quản lý, bảo vệ rừng phải đảm bảo phát triển bền vững có tínhlâu dài, là nguyên tắc cốt lõi đảm bảo cho đời sống kinh tế - xã hội được phát triểnphù hợp với bảo vệ, phát triển rừng nói riêng và bảo vệ môi trường nói chung Tuy

19

Ngày đăng: 09/08/2024, 19:06

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN