Điện ảnh được lưu trữ trên một số dạng thiết bị ghi hình phổ biến tới côngchúng qua các phương tiện kỹ thuật khác nhau như: chiếu rạp, truyền hình, web/stream, video, băng, đĩa…1Leon Lê,
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN VIỆN ĐÀO TẠO BÁO CHÍ VÀ TRUYỀN THÔNG
TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
MÔN: NGHỆ THUẬT HỌC ĐẠI CƯƠNG
Đề tài: Phân tích quan niệm về nghệ thuật và nghệ sĩ, sự kế thừa
và giao thoa, tác động lẫn nhau giữa các loại hình nghệ thuật trong phim “Song Lang” (2018, Leon Quang Lê)
Giảng viên hướng dẫn: Ths Lê Thị Tuân
MÃ HỌC PHẦN: LIT1100 4 TÊN SINH VIÊN: LÊ DIỆU LINH
MÃ SINH VIÊN: 21030012 KHÓA: QH-2021-X -BC
Trang 2MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 2 PHẦN NỘI DUNG 3
I TÓM TẮT BỘ PHIM “SONG LANG” 3 II QUAN ĐIỂM VỀ NGHỆ THUẬT VÀ NGHỆ SĨ ĐƯỢC THỂ HIỆN TRONG PHIM “SONG LANG” 5 1.Quan điểm về nghệ thuật sân khấu – điện ảnh 5
2 Quan điểm về nghệ sĩ 7 III SỰ KẾ THỪA, GIAO THOA, TÁC ĐỘNG LẪN NHAU GIỮA CÁC LOẠI HÌNH NGHỆ THUẬT TRONG PHIM “SONG LANG” 8
Trang 3PHẦN MỞ ĐẦU
Điện ảnh là môn nghệ thuật thứ bảy – nghệ thuật tổng hợp thể hiện bằng hình ảnh kết hợp với âm thanh, đôi khi là một số hình thức kích thích giác quan khác Điện ảnh được lưu trữ trên một số dạng thiết bị ghi hình phổ biến tới công chúng qua các phương tiện kỹ thuật khác nhau như: chiếu rạp, truyền hình, web/stream, video, băng, đĩa…1
Leon Lê, một đạo diễn trẻ Việt kiều Mỹ, là người Việt Nam đầu tiên
đứng trên sân khấu Broadway danh giá với các vở diễn như “King and I”,
“Spider Man”, “Cat in Chicago”… Anh trở về Việt Nam vào năm 2008 và đã
đóng nhiều vai trong các bộ phim như “Khát vọng Thăng Long”, “Những nụ
hôn rực rỡ” Ngoài ra anh cũng đã đạo diễn nhiều phim ngắn đoạt giải như
“Bình minh” (2012) và “Nói chuyện với mẹ” (2014) Đặc biệt phải kể đến
“Song Lang” (2017), một bộ phim điện ảnh được anh và Nguyễn Thị Minh
Ngọc chắp bút viết, đã đạt được hơn 27 giải thưởng quốc tế danh giá 2
“Song Lang” dù không sở hữu một đề tài mới lạ hay một câu chuyện gây sốc, mà trái lại, câu chuyện của “Song Lang” lại hết sức bình dị, đơn giản nhưng cách truyền tải nội dung và cách kể chuyện của ekip làm phim lại cực kì khác biệt so với mặt bằng những phim điện ảnh khác ở Việt Nam Lấy bối cảnh những năm 80 sau khi Sài Gòn được giải phóng, đó cũng chính là những năm tháng “vàng son” của cải lương Việt Nam Bộ phim có cốt truyện vô cùng đơn giản, lời thoại tuy không nhiều nhưng lại cực kì tự nhiên Dù đây không phải một bộ phim “thuần cải lương” nhưng cải lương lại đóng một vai trò cực kì quan trong trong phim “Song Lang” gần như đánh giá được hết những gì đã và đang xảy ra trong thời điểm của bối cảnh phim Nó cũng là một bộ phim thấm đẫm tình người
1 “Reel Women: Pioneers of the Cinema, 1896 to the Present”, Acker, Ally (1991), New York: Continuum.
2 “Đ o diễễn Leon Lễ và cu c sốống sau Song Lang”, ạ ộ P.V, VTV News, 18/2/2020, truy c p ngày 31/5/2022 ậ
Trang 4PHẦN NỘI DUNG
Tựa phim “Song Lang” được lấy tên từ một loại nhạc cụ cầm canh tiết tầu trong dàn nhạc cải lương, nó mang nhiều ý niệm không chỉ trên sân khấu
mà còn cả trong đời sống tâm linh của người nghệ sĩ Mặt khác3 , “Song Lang” còn có ý chí “hai người đàn ông” 4 Dù bản chất song lang không phải
là nhạc cụ chính, nhưng đàn nhạc cải lương lại không thể thiếu được nhịp song lang, điều đó như thể Linh Phụng và Dũng không thể thiếu nhau, hay
như Leon Quang Lê nói, “Linh Phụng chính là chiếc song lang của Dũng.”
Bộ phim kể về chuyện đời và chuyện tình của hai kẻ sống trong hai thế giới hoàn toàn khác biệt: Linh Phụng (Isaac đóng) là mình chứng cho sự sống của sân khấu, còn Dũng “Thiên Lôi” (Liên Bỉnh Phát đóng) sống những ngày tháng như con rối giữa sân khấu cuộc đời Họ gặp nhau tại thánh đường nghệ thuật thuở vàng son nhất của cải lương Việt Nam, tạo nên một mối quan hệ hòa quyện giữa sân khấu và thực tế, giữa kép hát và tay đòi nợ thuê, giữa sự dịu dàng với cái hoang dã.5
“Song Lang” được lấy bối cảnh ở Sài gòn những năm 80 của thế kỉ
trước, những năm tháng sau khi giải phóng Dũng với biệt danh “Thiên Lôi”, một tay đòi nợ thuê cho dì Nga (Minh Phượng đóng), luôn sẵn sàng không từ thủ đoạn để đòi được tiền từ các con nợ Một trong số những con nợ mà
Dũng “Thiên Lôi” đã “ghé thăm” là gia đình Tài “đen” (Thạch Kim Long
đóng), có hai người con gái nhỏ Dũng vốn có gốc cải lương, mẹ anh là
Hồng Điểu (Kiều Trinh đóng), nghệ sĩ của một đoàn hát cải lương, còn cha
của Dũng là một tay chơi đàn nguyệt của đoàn hát Nhưng về sau này, do mẹ Dũng không chịu được hoàn cảnh khó khăn nên đã bỏ đi
3 “Leon Quang Lễ đem c i l ả ươ ng lễn màn nh r ng v i Song Lang”, ả ộ ớ Minh Trang, 20/6/2018, Tu i tr Online, ổ ẻ truy c p ngày 31/5/2022 ậ
4 “Song Lang hé l mốối quan h khó đoán c a kép hát Isaac”, ộ ệ ủ Thu Th y, 4/7/2018, Zing News, truy c p ngày ủ ậ 31/5/2022.
5 Nguốồn: C i Cách L ả ươ ng Truyễồn
Trang 5Một ngày kia, Dũng đến đoàn cải lương Thiên Lý để đòi nợ Khi bà bầu của đoàn xin khất nợ thì Dũng lôi hết đồ diễn xuống và có ý định dùng dầu hôi để đốt Nhưng kịp thời sao, Linh Phụng (Isaac đóng) – kép chính của đoàn – kịp lúc bước vào, tháo dây chuyền và đồng hồ ra đưa Dũng cầm tạm nhưng Dũng lại im lặng bỏ đi Dũng và Lan, con gái dì Nga cũng thường xuyên phát sinh quan hệ với nhau
Một ngày nọ, khi đang ngồi một mình tại quán ăn, Linh Phụng bị một nhóm khách nhậu say gây ẩu đả, hất nước vào mặt vì khinh rẻ nghệ sĩ cải lương Linh Phụng đánh trả lại nhưng bị ngất Dũng tình cờ có mặt ở đó và
đã đánh trả lại kẻ gây sự rồi đuổi họ ra khỏi quán ăn Tỉnh dậy tại nhà Dũng, Linh Phụng hối hận khi đã để lỡ đêm diễn cải lương hôm ấy rồi vội vàng chạy ra ngoài, Nhưng đi chưa được bao lâu thì Linh Phụng quay lại nhà Dũng vì nhận ra mình đã đánh mất chìa khóa Ban đầu cả hai còn bỡ ngỡ nhưng sau khi trò chuyện và cùng chơi điện tử thì dần trở nên thân thiết hơn Khi khu nhà ở của Dũng bị mất điện, cả hai cùng ra ngoài ăn khuya Ở đây, Dũng đã tiết lộ với Linh Phụng rằng cha mình chính là một người đệm đàn cải lương Sau đó, cả hai cùng lên sân thượng nơi Dũng ở, cùng nhau tâm sự Linh Phụng cũng chia sẻ rằng ban đầu bị cha mẹ phản đối theo cải lương nhưng rồi cũng đồng ý Ngày mà Linh Phụng lên kép nam chính, trên đường lên Sài Gòn xem Linh Phụng biểu diễn, cha mẹ của anh đã không may qua đời trong một tai nạn xe
Trở về nhà, Linh phụng tìm thấy cuốn sách mình yêu thích trên giá sách của Dũng Kẹp ở giữa chính là một tờ có lời bài hát mang tên “Trường tương tư” do Tư Sáng (Xuân Hiệp đóng) – cha của Dũng soạn Dũng yêu cầu Linh Phụng hát thử nhưng vì không có tiếng đàn đệm nên Linh Phụng từ chối Sau đó, Dũng lấy chiếc đàn nguyệt và chiếc song lang ra và bắt đầu đẹm đàn để Linh Phụng hát; trong khoảng thời gian đó, Dũng hồi tưởng lại
Trang 6về tuổi thơ không trọn vẹn của mình Linh Phụng rất ấn tượng với khả năng đàn của Dũng và khuyên Dũng nên tiếp tục nối nghiệp cha
Sáng hôm sau, khi đi sửa chìa khóa, Linh Phụng vô tình thấy một sợi dây chuyền nên mua về để tặng Dũng Khi đến bệnh viện và biết rằng người
vợ và hai đứa con của gia đình Tài “đen” mà mình siết nợ đã tự tử, Dũng bán hết đồ đi và giúp gia đình đó trả nợ, đồng thời đến gặp dì Nga và quyết định
bỏ nghề Ngay tối đó, Dũng đi đến quán ăn nơi anh và Linh Phụng gặp nhau rồi được chủ quán trả lại cho chiếc chìa khóa mà Linh Phụng đánh rơi Ngay sau đó, Dũng xách theo cây đàn nguyệt chạy đến rạp hát của đoàn cải lương Thiên Lý Ngay khi đó ở bên trong rạp hát, Linh Phụng đang tiếp tục diễn vở
“Mỵ Châu – Trọng Thủy” Trước cửa rạp hát, Dũng bị chính Tài “đen” –
người anh đã trả nợ giúp – đâm một nhát dao chí mạng và gục ngã Cùng lúc
đó, trước khi bước ra sân khấu tiếp tục diễn vở cải lương dang dở, Linh Phụng dường như cảm nhận được cái chết của Dũng ở bên ngoài kia Ngay sau đó một cơn mưa tầm tã trút xuống, xác của Dũng được xe cấp cứu đưa đi; Linh Phụng kết thúc vở diễn và trở về với một tâm trạng không tên
HIỆN TRONG PHIM “SONG LANG”
1 Quan điểm về nghệ thuật sân khấu – điện ảnh
Sân khấu là một hình thức hợp tác của nghệ thuật sử dụng biểu diễn trực tiếp, thường bao gồm việc các diễn viên trình bày những trải nghiệm một sự kiện có thật hay tưởng tượng trước khán giả Nơi trình diễn sân khấu cũng được gọi tên là sân khấu Và sân khấu chính là loại hình nghệ thuật tổng hợp lâu đời nhất trong 7 loại hình nghệ thuật 6
Ở Việt nam đã có nhiều hình thức sân khấu cổ truyền tồn tại từ lâu đời 7 như chèo, tuồng, múa rối nước…và mới hơn thì có cải lương, kịch dân ca
6 “Journal of Dramatic Theory and Criticism”, M.Carlson, 2011.
7 “Tuốồng – Ngh thu t sân khâốu c truyễồn đ c sắốc”, ệ ậ ổ ặ TTXVN, 25/9/2009, truy c p ngày 31/5/2022 ậ
Trang 7Trong kịch dân ca còn chia nhỏ ra thành các nhánh như kịch bài chòi, kịch ca
Huế và kịch dân ca Nghệ Tĩnh.
Còn về điện ảnh, như đã nói ở phần mở đầu, đây chính là bộ môn nghệ thuật thứ 7 trong 7 loại hình nghệ thuật cơ bản theo phân loại của Hegel bao
gồm: kiến trúc, điêu khắc, hội họa, âm nhạc, thi ca và nhảy múa Trong tiếng Việt, đôi khi ta còn gọi nó là “xi-nê”, bắt nguồn từ cinéma (điện ảnh trong tiếng Pháp), là từ rút gọn của cinématographe, đồng thời cũng là tên chiếc máy ghi hình đều tiên do Léon Bouly tạo ra
Quay trở về với “Song Lang”, bộ phim chính là sự kết hợp mềm mại giữa điện ảnh và nghệ thuật sân khấu, cụ thể ở đây chính là cải lương Qua
“Song Lang”, Leon Lê cho người xem thấy một quan điểm nghệ thuật mới mẻ
về sân khấu và nghệ thuật sân khấu Rằng đối với nghệ sĩ, đâu cũng có thể là
“sân khấu”, chỉ cần họ cất tiếng ca thì chẳng cần phải là rạp hát, mà ngay cả đường phố hay gian nhà nhỏ cũng chính là sân khấu của họ Quan điểm đó được thể hiện rất rõ qua chi tiết: buổi đêm mất điện, Linh Phụng và Dũng cùng nhau
ra ngoài ăn khuya và bắt gặp một “nghệ sĩ” hát cải lương và bán vé số dạo Ngay lập tức Linh Phụng đã bị thu hút ngay Hay là chi tiết ở giữa gian phòng nhỏ, nhịp song lang và tiếng đàn nguyệt của Dũng đệm cho tiếng ca của Linh Phụng, đó cũng là một “sân khấu” khác của hai người
Về phần điện ảnh, Leon Lê đã truyền tải thông điệp về sự cách tân, đổi mới về cả nội dung lẫn kĩ thuật Việc lựa chọn một chủ đề phim khác biệt hẳn với những chủ đề quen thuộc trước đây của điện ảnh Việt đã là cả một sự đổi mới thức thời Thêm việc dùng cải lương làm chất liệu tạo ra bộ phim, dù không nhiều nhưng lại rất quan trọng Và ở “Song Lang”, thay vì sử dụng khung hình 16:9 như hiện nay, Leon Lê đã sử dụng tỉ lệ 3:4, tỷ lệ của ảnh chụp để dựng khung phim Đây cũng chính là một dụng ý của đạo diễn và cả ekip làm phim
Nó như giúp đạo diễn rất nhiều trong việc truyền tải các thông điệp, như kéo
Trang 8gần khoảng cách giữa các nhân vật, các câu chuyện và khán giả lại gần nhau hơn
Ngoài ra ta cũng có thể thấy sự gắn kết của âm nhạc với nghệ thuật sân khấu và điện ảnh là không thể tách rời Âm nhạc khiến cho nghệ thuật sân khấu hay điện ảnh trở nên sinh động hơn bao giờ hết Và hơn tất cả, âm thanh những bản cải lương da diết được phát qua chiếc radio cũ với âm thanh trầm như chất xúc tác để đẩy cao cảm xúc của khán giả lên cao trào, cũng tạo được hiệu ứng thị giác cho khán giả
2 Quan điểm về nghệ sĩ
Nghệ sĩ là người chuyên hoạt động (sáng tác hoặc biểu diễn) trong một
bộ môn nghệ thuật Nghệ sĩ là người tạo ra loại hình nghệ thuật như vẽ, đồ họa,8 chạm khắc, chụp ảnh, làm mô hình, diễn kịch sân khấu về các ý tưởng và cảm xúc Có thể nói, khái niệm nghệ sĩ luôn đi liền với khái niệm nghệ thuật Vậy nên khái niệm nghệ sĩ còn phụ thuộc nhiều vào cách hiểu về nghệ thuật Trong bộ phim “Song Lang”, người nghệ sĩ chính là những kép hát cải lương như Linh Phụng hay Thuỳ Vân, là những người đệm đàn như Tư Sáng, là Dũng “Thiên Lôi” – một người làm nghề đòi nợ thuê nhưng lại có mê cải lương
và biết đệm đàn nguyệt với nhịp song lang
Quan điểm về nghệ sĩ ở “Song Lang” chính là cần phải biết tạo ra cái mới, phải biết cảm nhận và thả cái hồn mình vào nghệ thuật Trong phim, ở phân cảnh tập
vở “Mỵ Châu – Trọng Thủy”, Linh Phụng dù được thầy khen nhưng vẫn còn
một khuyết điểm, chính là thiếu đi cái “hồn” Những câu hát của Linh Phụng thiếu mất đi sự cảm nhận từ con tim, thiếu mất cái “từng trải”, thiếu những cảm xúc chân thật Và rồi sau khi gặp Dũng, tâm hồn ấy của Linh Phụng như được
mở ra, Linh Phụng đã có cho mình cái “từng trải” Hai người như tri kỉ của
8 T đi n Tiễống Vi t, ừ ể ệ 2005, Vi n Ngôn ng h c Vi t Nam.ệ ữ ọ ệ
Trang 9nhau, có thể cảm nhận được đối phương Đúng là như vậy, những gì xuát phát
từ trái tim mới có thể dễ dàng chạm đến trái tim hơn
Người nghệ sĩ cũng cần phải có thái độ nghiêm túc với loại hình nghệ thuật mà bản thân theo đuổi Giống như Linh Phụng, từ bé vốn đã đam mê cải lương Mỗi khi đoàn cải lương về quê hát, Linh Phụng luôn lén ra sau cánh gà khi vở diễn kết thúc, nhặt nhạnh từng hạt mắt gà đính trên trang phục của kép hát Về sau này dù bị gia đình cấm cản, nhưng vì niềm đam mê và sự nghiêm túc với cải lương, gia đình đã đồng ý để Linh Phụng đi theo đoàn hát Anh luôn
cố gắng đi từ con số 0, từ một thằng bé lẻn vào cánh gà, đến kép phụ, cho đến khi lên đến kép nam chính của đoàn cải lương Thiên Lý Cũng giống như Hồng Điểu – mẹ của Dũng – bà luôn một lòng muốn hát cho đoàn cải lương khi đó Giống như Tư Sáng – cha của Dũng – dù vợ có bỏ lại mình cùng con thơ, ông vẫn kiên trì với công việc đệm đàn nguyệt cho đoàn cải lương và còn truyền lại cho Dũng Giống như Dũng “Thiên Lôi”, dù cho có là một tay đòi nợ thuê, nhưng sâu trong Dũng chính là tâm hồn của một nghệ sĩ, luôn đau đáu với cải lương, với chiếc đàn nguyệt và chiếc song lang cha để lại
LOẠI HÌNH NGHỆ THUẬT TRONG PHIM “SONG LANG”
Bộ phim được Leon Quang Lê thực hiện với tình yêu cải lương, tôn vinh môn nghệ thuật quý báu của nước nhà Đây cũng là dự án tiếp theo mà nhà sản xuất Ngô Thanh Vân sẵn sàng mạo hiểm để mang đến cho khán giả tác phẩm nghệ thuật sau thành công của “Cô Ba Sài Gòn”. Nét đặc sắc của phim là sự kết hợp lần đầu giữa yếu tố ngôn tình và nghệ thuật cải lương cổ truyền
Leon Quang Lê chăm chút hết mức trong “Song Lang”, các phân đoạn cải lương trong phim đều được anh và soạn giả Hoàng Song Việt viết mới hoàn
Trang 10toàn, để tránh bị trùng lặp và so sánh với những nghệ sĩ gạo cội từng biểu diễn các vai diễn đó Phần tân nhạc và cổ nhạc cũng được đầu tư và hòa âm với đủ các nhạc cụ của một đoàn hát những năm 80 Theo soạn giả Hoàng Song Việt,
ông từng sống ở thời điểm này nên quyết định nhận lời làm phần nhạc “Tôi
muốn khán giả hiểu đúng về cải lương khi có một loại hình khác làm về cải lương”, ông chia sẻ.
Cải lương vẫn là nhân vật nổi bật nhất trong “Song Lang”. Trong khung cảnh giao thoa giữa cũ và mới của thập niên 80, khi cải lương đương ở giai đoạn đỉnh cao và chuẩn bị thoái trào, Sài Gòn xưa hiện lên chậm rãi và có phần u ám Ở nơi đó, cải lương không chỉ là một câu chuyện, nó là ký ức, là đam mê và là thứ
giữ người ta lại gần với nhau Trong âm thanh của vở tuồng “Mỵ Châu – Trọng
Thủy”, những gì đặc trưng nhất của cải lương dần được tái hiện, từ cánh khán
giả khóc theo từng câu hát, thần thái của diễn viên cho đến lối sinh hoạt trong phòng trang điểm, cảnh nhắc tuồng và hình ảnh những nghệ sĩ đánh đàn, tất cả đều hợp lý, vừa đủ và mang lại một cảm giác hoài niệm Cải lương của ngày ấy hay bây giờ vẫn vậy, vẫn chỉnh chu, vẫn chứa đựng đầy tâm huyết của người làm nghề
“Song Lang” đã chiến thắng nhiều giải thưởng điện ảnh quan trọng của Việt
Nam, bao gồm giải Bông sen vàng cho phim truyện điện ảnh tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 21 và giải Cánh diều bạc cho phim truyện điện ảnh tại Giải Cánh diều 2018 Từ cuối năm 2018, phim đã được gửi đi tham dự và công chiếu tại nhiều liên hoan phim quốc tế, trong đó có Liên hoan phim quốc tế Tokyo và Liên hoan phim quốc tế Bắc Kinh, thu về hơn 30 giải thưởng tại các sự kiện điện ảnh này, đồng thời được cho là phim điện ảnh Việt Nam đoạt nhiều giải thưởng quốc tế nhất từ trước tới nay Song lang ngoài ra cũng được khởi chiếu thương mại tại thị trường Nhật Bản và Hoa Kỳ