Dù vậy, vấn đề kế thừa trong luật quốc tế có sự khác biệt là khi một quốc gia mới ra đời trên cơ sở một bộ phận lãnh thô của một quốc gia đang tồn tại hoặc một quốc gia mới hình thành do
Trang 1CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập — Tự do - Hạnh phúc
DAI HOC QUOC GIA THANH PHO HO CHi MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TÊ - LUẬT
BÀI THU HOẠCH GIỮA KY MON LUAT QUOC TE
DE TAI: KE THUA QUOC GIA VA VAN DE KE THUA QUOC GIA CUA
VIET NAM TU BAU THE KY XX DEN NAY
Nhom sinh vién thuc hién:
Phạm Nguyễn Thảo Nguyên K185011616 Nguyễn Lê Hoài An K185021713
Nguyễn Ngọc Quỳnh Anh K205012058
Trang 2MO DAU
1 Dat van de:
Cho đến hiện nay, vấn đề “kế thừa quốc gia” vẫn là một vấn đề phức tạp và có nhiều tranh luận xung quanh nó Vì việc xác nhận một quốc gia có phải là quốc gia kế thừa từ quốc gia trước đó hay không không những ảnh hưởng đến riêng quốc gia đó mà còn ảnh hưởng đến nhiều quốc gia khác trên thế giới Trong khi vấn đề này càng ngày càng quan trọng trong sinh hoạt quốc tế, khi mà ngày càng có nhiều quốc gia giành lại độc lập hay một số quốc gia được chia, tách, sáp nhập
Vi vậy, bai tiêu luận của nhóm chúng tôi sẽ trình bảy những vấn đề về kế thừa quốc gia trong Luật Quốc tế cũng như trong thực tiễn; đồng thời đề cập cụ thể về vấn đề
kế thừa quốc gia tại Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến nay
2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Bài tiêu luận của nhóm sẽ tập trung nghiên cứu vấn đề kế thừa quốc gia ở Việt Nam từ thế kỷ XX đến nay Sau đó nhóm cũng đưa ra một số kiến nghị và giải pháp góp phần hoàn thiện hơn vấn đề kế thừa quốc gia trong Luật Quốc tế
Ngoài ra, vì nhóm đứng ở góc nhìn của sinh viên nên sẽ có phần giới hạn thông qua quan sát, đúc kết từ những tải liệu có liên quan
3 Mục dích nghiên cứu:
Nhóm muốn hướng đến mục đích tiềm hiểu về thế nào là kế thừa quốc gia và sự
kế thừa nảy được thực hiện, xảy ra như thế nào tại Việt Nam từ thế ky XX dén nay Từ
đó, đi sâu vào những kế thừa mà Việt Nam đã thực hiện như dân cư, lãnh thé, tai san Đồng thời đưa ra những kiến nghị, giải pháp đối với vấm đề kế thừa quốc gia
4 Phương pháp nghiên cứu
e©_ Phương pháp diễn dịch
e Phuong phap quy nạp
e Phuong phap nghiên cứu tài liệu
e_ Phương pháp phân tích và tông hợp
5 Tổng quan tình hình nghiên cứu
Trang 3Hiện nay, trên các trang mạng cũng như các nguồn tài liệu tham khảo về vấn đề
kế thừa quốc cụ thể là sự kế thừa quốc gia của Việt Nam khá ít và chỉ có một số bài đi sâu vào vấn đẻ, làm rõ các khía cạnh của kế thừa quốc gia Nhóm đã tham khảo một số tài liệu liên quan và thê hiện bằng góc nhìn của mình trên cơ sở vẫn tôn trọng các nghiên cứu, quan điểm cá nhân rõ ràng
6 Y nghĩa của việc nghiên cứu
Vấn đề kế thừa quốc gia ngày cảng chiếm vị trí quan trọng trong quan hệ quốc tế, ảnh hưởng không chỉ với quốc gia sở tại mà còn ảnh hưởng tới một số quốc gia liên quan khác như tranh chấp lãnh thổ Và ngay từ đầu nhóm đã muốn tìm hiểu về vấn đề
kế thừa quốc gia đặc biệt là của Việt Nam từ thế kỷ XX đến nay để đi sâu vào “kế thừa quốc gia” là như thế nào và nó diễn ra như thế nào tại Việt Nam Bên cạnh đó, khi làm
dé tai này, nhóm cũng nhận thấy được nó sẽ bô sung thêm kiến thức cần thiết trong quá trình học tập
7 Bồ cục bài tiểu luận
Bài tiểu luận của nhóm được chia lam 4 phan:
Chuong I: Van dé ké thira quéc gia
Chương II: Kế thừa quốc gia Việt Nam từ thế kỷ XX đến nay
Chương III: Thực tiễn kế thừa quốc gia của Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến nay Chương IV: Xây dựng và bảo vệ sự kế thừa quốc gia Việt Nam
Nhóm đã cố gắng hết sức để tìm hiểu về đề tài trên trong sự hiểu biết hạn hẹp, chưa sâu sắc vì tài liệu cũng khá hạn hẹp nên đồng nghĩa với việc bài tiểu luận còn nhiều sai sót Rất mong nhận được sự phản hồi tích cực từ phía bạn đọc để nhóm có thể rút kinh nghiệm sâu sắc sai này
Xin chân thành cảm ơn!
Trang 4MỤC LỤC
CHUONG I: VAN DE KE THUA QUOC GIA 5 4/0 00)0/vÀ20‹400.0070 (00000 0n ng ố ố 5
8v 1 7n Ắ 5
1.2 Nguồn luật áp dụng cho quan hệ kế trtt cc cccccccccccccesseecsvesseesessseesseseseessesseeeees 7
1.3 Các điều móc quốc tế điều chữnh về kế thừa quốc gia - 7 1.4 Chủ thể - Đối tượng — Sự kiện pháp lý dẫn đến kế thừa quốc gia 8
2.1 Cơ sở làm phát sinh Ke tiriva Quoc gid ccccccccccc cesses cesses sssssssssssssseesssessssessssessseees 9
2.2 Các trường hợp dẫn đến kế thhiva Quoc gid ccccccccscecscesssessssssssessssssssssssssssessseeees ọ
3.1 Kế thừa quyền sở hữu dối với tài sảm à.ä 5S Seo 10
3.2 Kế thừa nghĩa vụ thành viên tại các tổ chức quốc NHA 10 VÂ\/009)00.8‹40 0.0000 e- 11
K20 001406 11 3.1 Nguyên tắc “di chuyển đường biên giới” (moving ƒiontiers) Il 3.2 Nguyén tac Tabula rasa (clean Slate) .cc.cccccccscsesssessvesssesssesssesssessessssssesssesssees 12
3.3 Nguyén tac Uti possidetis .cc.ccccccscccsssssssesssssssessssssssssssssssusssssssssisssussesssesscssecs 13
3.4 Nguyên tắc Nemo dat quod non laB€f 555cc 16 3.5 Nguyén tac Estoppel
4 Ý NGHIA KE THU A cccccccccscecccescssecsssessseseseeessecsssecssseesssesssecsssesssesssetssssesssessseeenseetsees
5 KẺ THỪA QUOC GIA TRONG MOT SO TRƯỜNG HỢP CỤ THẺ - 5 5555 +<<<<52 19
5.1 Kế thừa quốc gia do kết quả của phong trào đấu tranh giải phóng đân tộc I9
5.2 Ví dụ điển hình của Sri Lanka và Ìrdm 55c Sc series
5.3 Kế thừa quốc gia do kết quả của cuộc cách mạng xã hội
5.4 Kế thừa quốc gia do có sự thay đổi, chuyển dịch lãnh thổ
5.5 Sự chuyển giao lãnh thổ từ một quốc gia này sang một quốc gia khác 30 5.6 Chia tích qHỐc gi - 55: 255cc 222222 212 2212211 re 31
CHUONG II: KE THU'A QUOC GIA VIET NAM TU THE KY XX DEN NAY 35 CHUONG III: THUC TIEN KE THUA QUOC GIA CUA VIET NAM TU DAU THE
1 KE THUA VỀ LÃNH THỎ VÀ BIÊN GIỚI QUỐC GIA - <6 c3 SA SE srzz 40
1.1 Biên giới quốc gia Việt INamu 55+ 55c S222 re 40
1.2 Kế thừa biên giới quốc gia Việt Nam với các quốc gia khác 4I
1.3 Vẫn đề kế thừa lãnh thô quốc gia Việt Nam trên biển Đông 45
CHUONG IV: XÂY DUNG VA BAO VE SU KE THUA QUOC GIA VIET NAM52
1 XÂY DỰNG, BẢO VỆ CHỦ QUYÊN LÃNH THỎ, BIỂN GIỚI QUỐC GIA: 52
Trang 52 TRÁCH NHIỆM CÔNG DAN TRONG XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ CHỦ QUYEN LANH THO, BIEN
Trang 6CHUONG I: VAN DE KE THUA QUOC GIA
1 Khái quát về kế thừa quốc gia
1.1 Khái quát chung
1.L1 Định nghĩa
a Định nghĩa về Quốc gia Quốc gia là khái niệm địa lý và chính trị, trừu tượng về tỉnh thần, tình cảm và pháp lý, dé chỉ về một lãnh thô có chủ quyền, một chính quyền và những con người của các dân tộc có trên lãnh thô đó, họ gắn bó với nhau băng luật pháp, quyên lợi, văn hóa, tôn giáo, ngôn ngữ, chữ viết qua quá trình lịch sử lập quốc và những con người chấp nhận nền văn hóa cũng như lịch sử lập quốc đó cũng chịu sự chỉ phối của chính quyền, cùng nhau chia sẻ quá khứ, hiện tại và cùng nhau xây dựng một tương lai chung trên vùng lãnh thô có chủ quyền Trong hệ thống pháp luật quốc tế, quốc gia
là chủ thể cơ bản và chủ yếu tham gia tất cả các lĩnh vực lập pháp, hành pháp và tư pháp quoc tê
Như vậy, quốc gia chính là một thực thê được hình thành bởi các yếu tố tự nhiên
và xã hội, đó là lãnh thô, dân cư, chính phủ và chủ quyền quốc gia
b Định nghĩa Kế thừa quốc gia Thực tiễn quan hệ quốc tế cho thấy việc xuất hiện một quốc gia mới đặt ra hai vẫn
dé Thứ nhất là vấn đề tư cách chủ thê luật quốc gia của thực thể mới ra đời và những
hệ quả của việc xuất hiện quốc gia mới đó (vấn đề công nhận) Thứ hai là việc giải quyết những vấn đề pháp lý liên quan đến quan hệ giữa quốc gia mới ra đời và những quốc gia đang tồn tại, đặc biệt là những quốc gia có sự liên hệ mật thiết với quốc gia moi nay (van dé kế thừa)
Kế thừa đặt ra một loạt vẫn đề như việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ liên quan tới các điều ước quốc tế, quy chế lãnh thô, tài sản, quy chế của công dân, tư cách thành viên của các tô chức quốc tế liên chính phủ Nếu như hành vi công nhận liên quan đến thái độ của các quốc gia đang tồn tại đối với sự xuất hiện của thực thể mới trên trường quốc tẾ, qua đó thể hiện mong muốn thiết lập quan hệ nhiều mặt với thực thê đó thì kế thừa liên quan đến việc giải quyết những vấn đề pháp lý phát sinh từ mối quan hệ giữa thực thê mới và các quoc gia đang tôn tại
Trang 7Ngày nay, quốc gia mới không còn hình thành theo cách thức cỗ điển, sự xuất hiện một hoặc nhiều quốc gia mới thường gắn bó với sự chấm dứt tồn tại của một hoặc nhiều quốc gia trước đó Một hoặc nhiều quốc g1a mới có thể hình thành trên cơ sở là sự chia tách một quốc gia cũ và sau sự kiện chia tách này, quốc gia cũ chấm dứt sự tồn tại Tương tự, một quốc gia mới có thê hình thành đo sự hợp nhất, hoặc sáp nhập nhiều quốc gia cũ, điều này găn với sự kiện quôc gia tôn tại trước đó châm dứt tư cách quốc gia Như vậy, vấn đề kế thừa trong luật quốc tế có sự tương đồng với vẫn đẻ kế thừa trong luật dân sự Do đó, các quy tắc về kế thừa trong luật dân sự có thê được sử dụng
để giải quyết các vấn dé đặt ra trong kế thừa trong luật quốc tế Dù vậy, vấn đề kế thừa trong luật quốc tế có sự khác biệt là khi một quốc gia mới ra đời trên cơ sở một bộ phận lãnh thô của một quốc gia đang tồn tại hoặc một quốc gia mới hình thành do kết quả của cuộc đấu tranh giành độc lập trong quá trình phi thực dân hóa, quốc gia đề lại kế thừa không chấm đứt sự tồn tại trong khi các vấn đề pháp lý liên quan do có sự xuất hiện quốc gia mới vần đặt ra
Căn cứ vào Điểm b Khoản 1 Điều 2 Công ước Vienna 1978: “Sự kế thừa của quốc gia là thuật ngữ dùng đề chỉ sự thay thế của một quốc gia này cho một quốc gia khác trong việc gánh chịu trách nhiệm về quan hệ quốc tẾ đối với lãnh thô nào đó ” Khái niệm kế thừa trong luật quốc tế có thể được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau Chẳng hạn, theo Oppenheim, sự kế thừa của những chủ thê của luật quốc tế xuất hiện khi một hoặc nhiều chủ thể quốc tế thay thế cho một chủ thể khác do sự thay đôi điều kiện cụ thê của chủ thể được thay thế này.! Còn theo Maleolm N Shaw, kế thừa quốc gia là một thuật ngữ có tính bao trùm phản ánh hiện tượng thực tế là có sự thay đối chủ quyền đối với một lãnh thổ cụ thể Khái niệm kế thừa cũng có thé dung để chỉ một chế định của luật quốc tế điều chỉnh các hậu quả pháp lý của sự thay đối chủ quyền quốc gia đối với một lãnh thổ
Kế thừa được định nghĩa theo Công ước Vienna 1983 về kế thừa quốc gia đối với tai san quốc gia, tài liệu và các khoản nợ là “% thay thế của một quốc gia bằng một
1 Oppenheim L, International Law a Treatise, Lauterpacht edited, 8" ed, 1955
2 Malcolm N Shaw, International Law, Cambridge, 5" ed, 2003, tr.864
3 Xem Peter Malanczuk, sdd; Malcom N Shaw, International Law, Cambridge, 7" ed, 2007; D.P.O”’ Connell, State Succession in Municipal and International Law, Vol 2, 1967; W Fiedler, “State Succession’ EPIL 10, 1987; Malcom N Shaw, State Succession Revisited, FYIL 5, 1994
6
Trang 8quốc gia khác về trách nhiệm đối với những quan hệ quốc tế đối với lãnh thổ”.* Cách định nghĩa kế thừa như trên được sử dụng phô biến hiện nay
1.2 Nguồn luật áp dụng cho quan hệ kế thừa Nguồn luật áp dụng cho quan hệ kế thừa chủ yếu là các tập quán quốc tế cũng như các nguyên tắc pháp luật chung có nguồn gốc từ luật dân sự liên quan đến kế thừa Cho đến thời điểm hiện tại, cộng đồng quốc tế đã có hai công ước về giải quyết vẫn đề kế thừa, cụ thể Công ước Vienna 1978 về sự kế thừa quốc gia đối với các điều ước quốc
tế và Công ước Vienna 1983 vẻ sự kế thừa đối với tài sản quốc gia, tài liệu và các khoản nợ.” Ủy ban Trọng tài thành lập tại Hội nghị về Nam tư năm 1991 đã thừa nhận “không nhiễu nguyên tắc được thông qua trong luật quốc tế áp dụng cho vấn đề kế thừa quốc gìa Việc áp dụng những nguyên tắc đó chủ yếu trên cơ sở theo từng vụ việc cụ thể và hai Công ước Vienna 1978 và 1983 có vai trò định hướng thì hành ".°
Tuy nhiên, do tính phức tạp của vấn đề kế thừa và quan điểm của các quốc gia về vấn đề này còn nhiều khác biệt nên hiện chỉ có Công ước 1978 là phát sinh hiệu lực Mặc dù vậy, những quy định của hai công ước nêu trên vẫn có tác dụng như những khoản mẫu định hướng Ngoài ra, các phán quyết và kết luận tư vấn của Tòa án Công lý quốc tế cũng có vai trò làm sáng tỏ những nội dung pháp lý của quan hệ kế thừa 1.3 Các điều ước quốc tẾ điều chỉnh về kế thừa quốc gia
Ủy ban luật quốc tế (ILC) đã xem xét vấn đề một cách bao quát và hai Công ước quốc tế về kế thừa quốc gia được thừa nhận Ủy ban luật quốc tế đã thỏa thuận về kế thừa quốc gia theo bốn nhóm rõ ràng:
- Hiệp ước: Công ước Viên về kế thừa ( Viên I)
- Công ước Viên về kế thừa tài sản, hồ sơ lưu trữ và công nợ quốc gia (Viên
ID
* Điều 1 Công ước Vienna 1983 về kế thừa quốc gia đối với tài sản quốc gia, tài liệu và các khoản nợ
5 Xem định nghĩa kế thừa trong luật quốc tế trong Giáo trình Luật Quốc tế của Dai học Luật Hà Nội, Nxb CAND
năm 2007, tr.73
8 Công ước có hiệu lực từ ngày 06 tháng 11 năm 1996
7 Cong ước hiện chưa có hiệu lực
® Ủy ban Trọng tài về Nam tư được thành lập bởi Hội đồng Bộ trưởng của Cộng đồng Kinh tế châu Âu EEC vào ngày 27 tháng 8 năm 1991 nhằm cung cấp những tư vẫn pháp lý liên quan đến việc giải quyết sự chia tách của liên bang Nam tư
9 Arbitration Commission, Opinion No.13, International Law Reports, 1996
Trang 9- Thành viên tô chức quốc tế: Báo cáo viên của Ủy ban luật quốc tế kết luận răng vấn đề này không thích hợp cho việc xây dựng luật Các báo cáo viên đề nghị một bản báo cáo cung cấp những minh họa về việc giải quyết các loại khác nhau của vấn đề
- Kế thừa quốc gia và ảnh hưởng của nó về quốc tịch tự nhiên: các báo cáo viên cũng không tìm thấy bất cứ triển vọng nào về việc soạn thảo và đề nghị bản báo cáo hoặc dự thảo luật Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc tuyên bố thiết lập các tiêu chuân tôi thiêu
1.4 Chủ thể - Đối tượng — Sự kiện pháp {ÿ dẫn đến kế thừa quốc gia
1.4.1 Chủ thê kế thừa
Chủ thê của quan hệ kê thừa là các quốc gia liên quan trong quan hệ kê thừa, bao gôm các quốc gia đê lại thừa kê và quốc gia có quyên kê thừa Các quốc gia đê lại kê thừa có thê châm dứt tôn tại của mình tại thời điêm quốc gia mới, tức là quôc g1a có quyền kê thừa xuât hiện
Tuy nhiên, cũng có thể hai quốc gia này song song tồn tại khi sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ kế thừa xuất hiện, ví dụ như trường hợp chuyền giao, trao đổi lãnh thô
1.4.2 Đối tượng kế thừa
- Đối tượng kế thừa (còn gọi lại khách thể của sự kế thừa) đó là các quyền và nghĩa vụ pháp lý quốc tế
- Cụ thê là các quyên và nghĩa vụ đôi với lãnh thô quốc gia, điều ước quôc tê, tài san quoc gia trong và ngoài nước, các khoản nợ, quốc tịch và công dân, quy chê thành viên tại các tô chức quốc tê
1.4.3 Sự kiện pháp lý dân đến kế thừa quốc gia
Sự kiện pháp lý dẫn đến phát sinh, thay đôi quyền kế thừa được hiểu là là những biến có chính trị lớn lao xảy ra phù hợp với quy luật khách quan của xã hội và trên cơ
sở luật quốc tế mà nổi bật là nguyên tắc quyền tự quyết của các dân tộc Sự kiện pháp
lý đó có thê là việc chia, tách, hợp nhất, sáp nhập quốc gia, cuộc giải phóng dân tộc khỏi
sự thuộc địa và phụ thuộc
Trang 102 Nguồn gốc
2.1 Cơ sở làm phát sinh kế thừa quốc gia
Cơ sở làm phát sinh kế thừa quốc gia chính là sự xuất hiện trên trường quốc tế những quốc gia mới hoặc có sự chuyển nhượng một bộ phận lãnh thô của quốc gia nay sang quốc gia khác
2.2 Các trường hợp dẫn dễn kế thừa quốc gia
So sánh với chế định thừa kế trong luật dân sự vả kế thừa trong luật quốc tế chúng
ta có thê thay được sự khác biệt cơ bản Trong luật dân sự, thừa kế là một chế định cơ bản được đặt ra trong trường hợp một cá nhân chết đề lại di sản cho những người thừa
kế theo đi chúc hoặc theo pháp luật còn vẫn đề kế thừa quốc gia trong luật quốc tế được đặt ra trong các trường hợp sau:
- Sự kế thừa của quốc gia mới do kết quả của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc
- Sự kê thừa của quôc gia moi do kêt quả của cuộc cách mạng xã hội
- Sự kế thừa của quốc gia mới trong trường hợp các quốc gia hợp nhất hay sáp
nhập
- Sự kê thừa của quôc g1a mới khi có sự chia, tách của một quốc gia
Kế thừa trong luật quốc tế không phải trong mọi trường hợp đều gắn liền với sự chấm dứt và tồn tại của chu thé dé lại kế thừa Bên cạnh những trường hợp trên vấn để
kế thừa quốc gia có thê phát sinh trong một số trường hợp được xác định, khi mà phản ánh những cách thức trong đặc quyền chính trị có thể đạt được Chăng hạn như sự trao trả thuộc địa một phần hay toàn bộ lãnh thô hiện tại, phân chia một nước hiện hữu, ly khai, sáp nhập và hợp nhất Trong mỗi trường hợp, vấn đẻ kế thừa quyền và nghĩa vụ lại được đặt ra Tuy nhiên, câu hỏi về kế thừa quốc gia không xâm phạm quyền và nghĩa
vụ thông thường nếu các quốc gia tuân theo luật quốc tế Vấn đẻ kế thừa quốc gia thường được đặt ra khi có sự thay đổi triệt để về chủ quyền của một quốc gia tai mot lãnh thé nhất định Sự thay đối triệt để về chủ quyền đó có thê là kết quả của việc xuất hiện hoặc châm dứt sự tôn tại của một quôc gia
Trang 113 Phân loại kế thừa
3.1 Kế thừa quyên sở hữu đối với tài sản
Giải quyết kế thừa liên quan đến vấn dé tai san luôn được đặt ra trong mọi trường hợp kế thừa quốc gia Cách giải quyết chủ yếu phụ thuộc vảo tính chất sở hữu tài sản và quan điểm, cách nhìn nhận của mỗi quốc gia khi được kế thừa Thông thường, đối với các quốc gia ra đời sau thời kỳ phi thực dân hóa đều có quan điểm quốc hữu hóa tài sản của tư nhân hoặc của quốc gia thực dân đề lại không có bôi thường Việc quốc gia kế thừa có tiễn hành quốc hữu hóa, hay trưng dụng, trưng thu hoàn toàn phụ thuộc vào quốc gia kế thừa dựa trên cơ sở lợi ích của quốc gia đó Trong một số trường hợp vấn
đề kế thừa tài sản có thê do các bên tự thỏa thuận như trường hợp tách hoặc chuyên nhượng, trao đôi lãnh thô
3.2 Kế thừa nghĩa vụ thành viên tại các tổ chức quốc tế
Đây là một nội dung quan trọng được đặt ra khi giải quyết vẫn đề kế thừa quốc gia
Với điều ước quốc tế mà quốc gia để lại kế thừa đang là thành viên, quốc gia kế thừa có thê tiếp tục thực hiện những điều ước phù hợp với lợi ích quốc gia; hoặc thừa nhận hiệu lực của mọi điều ước mà quốc gia dé lai kế thừa đã ký kết hoặc tham gia Riêng đối với các điều ước liên quan đến biên giới quốc gia — lãnh thô, điều ước về nhân quyên, điều ước tạo ra một số các hoàn cảnh khách quan đặc biệt thì quốc gia kế thừa phải có nghĩa vụ tuân thủ
Kế thừa quy chế thành viên tại tô chức quốc tế: Quan hệ kề thừa này chỉ đặt ra khi quốc gia để lại kế thừa không còn tồn tại trên thực tế Tuy nhiên, đối với trường hợp quốc gia mới được tách ra từ quốc gia liên bang, hoặc từ một quốc gia độc lập khác thì
có quốc gia đương nhiên được hưởng quy chế thành viên của một tô chức quốc tế, trong khi quốc gia còn lại sẽ trở thành thành viên của chính tổ chức quốc tế đó thông qua thủ tục kết nạp thành viên mới
Chẳng hạn như Ân Độ khi tách ra thành Ân Độ và Pakistan thì Ân Độ vẫn là thành viên của Liên hợp quốc còn Pakistan là thành viên của Liên hợp quốc bằng việc kết nạp thành viên mới
10
Trang 122 Mục đích kế thừa
Khi có sự thay đôi triệt để về chủ quyền của một quốc gia tại một lãnh thô nhất định và sự thay đối triệt để về chủ quyền này có thể là kết quả của việc xuất hiện hoặc chấm dứt sự tồn tại của một quốc gia thì vẫn đề kế thừa quốc gia sẽ thường được đặt
ra Đó là sự chuyển dịch quyền và nghĩa vụ quốc tế từ quốc gia này sang quốc gia khác
có liên quan đến vùng lãnh thô nhất định bao gồm:
- Xác nhận một quốc gia có phải là quốc gia kế thừa của quốc gia trước đó hay không
- Xác định quốc gia đề lại quyền thừa kế và quốc gia có quyền kề thừa
- Xác định quyền và nghĩa vụ pháp lý của quốc gia mới thành lập
Từ sự chuyền dịch quyền và nghĩa vụ pháp lý trên, việc kế thừa quốc gia giúp các quốc gia kế thừa bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp đối với lãnh thổ của mình
3 Nguyên tắc kế thừa
3.1 Nguyên tắc “di chuyển dwong bién gidi” (moving frontiers)
Nguyên tắc này nhằm tiếp tục khang định sự tôn trọng các cam kết quốc tế theo tinh than thiện chí, tận tâm Về nguyên tắc, các điều ước sẽ chấm dứt hiệu lực trên phần lãnh thô được chuyên giao trong khi các điều ước quốc tế của quốc gia nhận chuyển giao lãnh thổ bắt đầu có hiệu lực Tuy nhiên, nếu điều ước có sự quy định, nếu việc áp dụng điều ước đối với phần lãnh thô chuyên giao hoặc khi hoàn cảnh điều kiện mới
không thích hợp cho sự thực hiện điều ước thì nguyên tắc này sẽ không được áp dụng.!9
Theo Công ước Vienna 1978, trong trường hợp hợp nhất hoặc sáp nhập, theo nguyên tắc quốc gia có quyền kế thừa sẽ kế thừa các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ các điều ước quốc tế mà từng quốc gia đề lại kế thừa là thành viên Tuy nhiên điều ước quốc
tế đã có hiệu lực vào thời điểm kế thừa có thể có hiệu lực chỉ đối với bộ phận lãnh thô tương ứng của quốc gia có quyền kế thừa, trừ khi quốc gia này thông báo về việc chấp nhận hiệu lực của điều ước quốc tế Theo Điều I1, “Sự kế thừa không làm ảnh hưởng
19 Ví đụ khi Mỹ sáp nhập Hawaii năm 1898, Hiệp định thương mại giữa Mỹ và Bỉ có hiệu lực đối với lãnh thổ
Hawali Trong trường hợp sáp nhập lãnh thô Alsace-Lorraine vào Pháp sau Hiệp ước Versailles 1919, cac Hiép ước của Đức không áp dụng trong khi các hiệp định của Pháp bắt đầu ap dụng đôi với lãnh thô này
11
Trang 13đên các điêu ước quốc tê về biên giới vả lãnh thô, hoặc các quyền và nghĩa vụ phát sinh
từ điều ước liên quan đến quy chế pháp lý của đường biên giới”
Nguyên tắc này cũng áp dụng trong trường hợp chia tách một phần lãnh thô để trở thành quốc gia mới, khi một phần lãnh thổ của quốc gia dé lại kế thừa trở thành một quốc gia mới, các điều ước quốc tế tiếp tục có hiệu lực Tuy nhiên, việc áp dụng nguyên tắc này trên thực tế còn tùy thuộc vào sự đồng ý của các quốc gia liên quan, hoặc điều ước có quy định chỉ áp dụng cho phần lãnh thô được chuyền giao; điều ước có quy định hoặc nếu việc áp dụng điều ước là trái với mục đích và đối tượng của điều ước hoặc
hoàn cảnh điều kiện để thi hành điều ước đã thay đôi về căn bản !! Đồng thời, nguyên
tắc này cũng áp dụng trong trường hợp chia tách một quốc gia thành nhiều quốc gia riêng rẽ Theo đó, những điều ước quốc tế mà quốc gia dé lai ké thừa ký kết vẫn tiếp tục
có hiệu lực trên lãnh thổ cũ trừ trường hợp những điều ước quốc tế đó đi ngược lại với mục đích của việc phân tách, tính chất chủ quyền của quốc gia mới hoặc việc phân tách khiến điều kiện để thực hiện những điều ước quốc tế đã thay đôi !?
3.2 Nguyên tắc Tabula rasa (clean slate)"
Việc một quốc gia mới có quyền không kế thừa các điều ước quốc tế đã ký trước
đó bởi quốc gia kế thừa đã xuất hiện trong thực tiễn quan hệ quốc tế Cơ sở của việc từ chối này dựa trên lập luận cho răng sẽ khó dé buộc các quốc gia mới được thành lập tiếp
tục áp dụng những điều ước quốc tế trước đó khi mà họ không phải là một bên ký kết !*
Tuy nhiên, nguyên tắc này lại được áp dụng rộng rãi trong trường hợp kế thừa quốc gia trong trường hợp giải phóng khỏi chế độ thực dân Theo Ủy ban Pháp luật quốc té (ILC) thì một quốc gia được coi là độc lập nếu như trước đây nó có quy chế của một thuộc địa,
hoặc dưới những hình thức như bảo hộ, quản thác, ty tri ©
" Malcolm N Shaw, International Law, Cambridge, 8° Tr 878 - 881
12 Chẳng hạn, theo Thỏa thuận nam 1991 về việc châm đứt sự tồn tại của Liên bang Xô viết, các nước cam kết đảm bảo tuân thủ các nghĩa vụ quốc tế của Liên bang Xô viết Tương tự, Cộng hòa Séc và Slovakia sau khi chia tách vào năm 1993 đều tuyên bồ tuân thủ các nghĩa vụ quốc tế của Tiệp Khắc trước đây
T3 Nghĩa tiếng Anh “scraped slate”, tạm dich “bat đầu từ đầu” Xem Aaron X Fellmeth and Maurice Horwitz,
Guide to Latin in International Law, Oxford 2009, tr 274
14 Diều này đã được áp dụng bởi Bi khi tách ra khỏi Hà Lan vào năm 1830; Cu Ba giành được độc lập từ Tây Ban Nha vào năm 1898; Panama khi tach khoi Colombia nam 1903 hay Phần Lan tách khỏi Để quốc Nga sau chiến
tranh thể giới thử Nhat Xem M Shaw, International Law, 2008, p 974
15 Xem Andrew M Beato, Tldd, tr 534
12
Trang 14Theo nguyên tắc này, một quốc gia mới thành lập do kết quả của quá trình giải phóng thuộc địa, không mặc nhiên kế thừa những quyền hoặc nghĩa vụ điều ước của các quốc gia dé lại kế thừa (các quốc gia xâm chiếm thuộc địa) Do việc giành độc lập đã thay đôi đặc điểm pháp lý của lãnh thổ thuộc địa, các quốc gia này được giải phóng khỏi
những ràng buộc bởi các điều ước quốc tế mả quốc gia thuộc địa đã ký trước đây.!5
Trong thực tiễn, Burkina Faso sau khi giành độc lập đã tuyên bồ từ bỏ tất cả các điều ước quốc tế với Pháp đang có hiệu lực !7Trong Tuyên ngôn Độc lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa có đoạn “ lâm thời chính phủ của nước Việt Nam mới, đại biểu cho toàn dân Việt Nam, tuyên bố thoát ly hắn quan hệ thực dân với Pháp, xóa bỏ hết những hiệp ước mà Pháp đã ký về nước Việt Nam” Vấn đề này được khăng định bởi Tòa án trọng tài trong vụ tranh chấp biên giới biển giữa Guinee Bissau và Senegal năm 1989 Theo
đó, “một quốc gia sinh ra từ quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc có quyền chấp nhận
hay không các điều ước quốc tế được quốc gia thực dân ký”.!8 Nguyên tắc này cũng đã
được nhắc lại trong phán quyết của ICJ trong vụ Áp dụng Công ước về diệt chủng
(Bosnia Herzegovina va Nam Tu) nam 1996.!°
Mặc dù vậy, nguyên tắc này cũng cho phép các quốc gia mới kế thừa một cách
có chọn lọc những điều ước quốc tế mà quốc gia thuộc địa (quốc gia đề lại kế thừa) ký kết Sự chọn lựa này có thể được áp dụng cho các điều ước quốc tế song phương hoặc
đa phương và được thể hiện bằng việc quốc gia tuyên bố chính thức, hoặc ngụ ý bằng
hành vi ?®Việc kế thừa có chọn lọc này có thể được áp dụng ở những giai đoạn đầu sau
khi giành được độc lập bằng việc tuyên bố tiếp tục kế thừa một số điều ước quốc tế nhất định, hoặc chỉ áp dụng đối với những điều ước quốc tế về những lĩnh vực cụ thể 3.3 Nguyên tắc Uti possidetis
Nguyên tắc này bắt nguồn tt cau “uti possidetis, ita possideatis” trong tiéng Latin
có nghĩa là “bởi anh đã sở hữu nó, anh sé tiếp tục sở hữu nó” Đây còn được gọi là
18 Điều 16 Công ước Vienna năm 1978 về kế thừa điều ước quốc tế Xem thém: Andrew M Beato, Tldd, tr 535:
Richard D Kearney, “The Twenty-Sixth Session of the International Law Commission”, American Journal of
International Law, 69, 1975, tr 592
1? Xem Andrew M Beato, Tldd, tr 539
18 Guinea-Bissau v Senegal, Arbitration Award of 31 July 1989
18 Application of Convention on Genocide, (Bosnia and Herzegovina v Yugoslavia), 1996, ICJ Rep 595, 781
#9 Theo Điều 17 Công ước Vienna năm 1978, một quốc gia có thể thông báo về việc kế thừa một ĐƯỢT đa phương
mà quốc gia dé lai thừa kế ký kết Họ không có nghĩa vụ phải kế thừa một điều ước như vậy nếu họ không muốn Đối với các điều ước song phương, vẫn đề kế thừa chỉ có thể đặt ra nếu quốc gia mới và quốc gia ký kết kia đồng
ý (Điều 24),
18
Trang 15nguyên tắc tôn trọng các đường biên giới đã tồn tại Theo đó, các quốc gia mới giành được độc lập sẽ tôn trọng những đường biên giới đang tồn tại do các nước đế quốc đã vạch ra trước đây Nguyên tắc này được chia thành hai trường hợp khác nhau là uti
possidetis de juris va uti possidetis de facto.!
Nguyên tắc uti possidetis từng được áp dụng rộng rãi bởi các nước châu Mỹ Latin trong thời kỳ độc lập khỏi Tây Ban Nha Theo đó, các đường biên giới hành chính mà thực dân Tây Ban Nha để lại sẽ là biên giới quốc gia của những quốc gia độc lập kế thừa.” Nguyên tắc này có sự liên hệ mật thiết nguyên tắc Tabula rasa ở nội dung cho phép các quốc gia mới giành độc lập tiếp tục công nhận các đường biên giới hoặc quy chế pháp lý của một vùng lãnh thô đã được thiết lập trước đó bởi các chính quyên thực dân Nguyên tắc này có mục đích đảm bảo rằng sự hình thành các quốc gia mới như vậy không làm thay đổi ranh giới hành chính vốn đã được thiết lập trong thời kỳ thuộc địa một cách mặc nhiên trên thực tế (ipso facto) Nghị quyết AHG/Res L6 (L) của Tổ chức thống nhất châu Phi (OAU) năm 1964 tuyên bố rằng những đường biên giới tạo ra ở thời kỳ thuộc địa vào thời điểm giảnh độc lập sẽ tạo nên một thực tế hữu hiệu và tất cả các quốc gia cam kết tôn trọng những đường biên giới đó
Nguyên tắc này được đề cập trong vụ tranh chấp về đường biên giới giữa Burkina Faso và Mali năm 1986 Theo đó, các bên yêu cầu Tòa giải quyết tranh chấp dựa trên sự tôn trọng của nguyên tắc “bất khả xâm phạm của các đường biên giới được tạo ra trong thời kỳ thuộc địa” Tòa ICJ đã tuyên bồ “ nghĩa vụ tôn trọng các đường biên giới quốc
tế đã tồn tại trong trường hợp kế thừa quốc gia xuất phát từ một quy tắc chung của luật quốc tế, thê hiện dưới hình thức của nguyên tắc uti possidetis” Phán quyết của Tòa đựa
trên cơ sở Tuyên bố Thomson-Marchand Declaration (1929 - 1930) vào thời thuộc địa
Pháp Tòa cho rằng “uti possidetis là một nguyên tắc chung có sự liên hệ logic với vấn
đề giành độc lập Mục đích hiển nhiên của nó nhằm bảo vệ cho sự độc lập vả én định của những quốc gia mới khỏi bị đe dọa bởi cuộc chiến huynh đệ tương tàn do sự tranh
châp về biên giới, vôn là kết quả của sự từ bỏ của các nước cai trị.” Theo Tòa, nguyên
21 Néu uti posisdetis đe juris là nguyên tắc áp dụng để giải quyết vẫn đề lãnh thổ, biên giới giữa các bên căn cử vào những văn kiện pháp lý chính thức thì uti possidetis de facto áp dụng cho trường hợp phân định biên giới nêu giữa các quốc gia đã tồn tại một đường biên giới thực tế (đe facto) Xem thêm Trường ĐH Luật TP Hồ Chí Minh,
Tldd, tr 267
22 Xem Malcolm N Shaw, International Law, 2008
23 Frontier Dispute (Burkina Faso v, Mali) case, ICJ Reports, 1986, tr 554
14
Trang 16tắc này đảm bảo sự tôn trọng của các đường biên giới vào thời điểm các quốc gia giành được độc lập và bản chất của những đường biên giới như vậy thực chất là sự phân định giữa các khu vực hành chính hoặc các thuộc địa khác nhau thuộc về cùng một chủ thê cai trị Vì thế, việc áp dụng nguyên tắc uti possidetis sẽ dẫn đến kết quả là chúng sẽ được chuyên thành các đường biên giới quốc tế theo nghĩa đầy đủ của nó Lập luận này đã được khang định lại bởi Tòa ICJ trong vu Land, Island and Maritime Frontier Dispute
(El Salvador va Honduras)
Thực tiễn các tranh chấp về lãnh thô cho thấy nguyên tắc này thường được viện dẫn nhằm ngăn chặn sự thay đôi về biên giới đất liền hoặc biên giới biển của các nước cựu thuộc địa khi tuyên bố độc lập vốn thường dẫn đến những tranh chấp ngay sau đó, nhất là khi các nước này đòi áp dụng những ranh giới có tính lịch sử, như các quyền lịch
sử được thiết lập bởi người dân bản địa trong quá khứ Trong vụ Ngôi đền Preah
Vihear, các bản đồ của Pháp về đường biên giới thê hiện trong hiệp định năm 1904 được
sử dụng làm căn cứ để giải quyết tranh chấp Trong vụ Sipadan và Ligitan (Malaysia và Indonesia) năm 2001, đường biên giới ký giữa Hà Lan và Anh ở Borneo được coI là cơ
sở pháp lý cho tuyên bố về chủ quyền của mình; trong vụ Pulau Batu Putith/Pedra Branca (Malaysia và Singapore) năm 2007, đường biên giới do người Anh thiết lập đều được các bên sử dụng nhăm phục vụ cho lập luận của mình.”
Chính vì thể, nguyên tac uti possideris đã trở thành một quy phạm tập quán chung của luật quốc tế trong vấn để kế thừa quốc gia và cũng có thể được viện dẫn, áp dụng trong những trường hợp khác ngoài bối cảnh phí thực dân hóa Ngoài ra, Ủy ban Trọng tài về Nam Tư cũ cũng đã nhắn mạnh răng trừ khi có sự thỏa thuận khác, những đường biên giới cũ sẽ trở thành những đường biên giới được bảo vệ bởi luật pháp quốc tế Trong Ý kiến thứ ba (về vấn đẻ biên giới) thông qua ngày 11/01/1992, Ủy ban đã cho rằng, đường biên giới giữa Serbia và Croatia, giữa Bosnia và Herzegovina và Serbia, và
có thể giữa những quốc gia độc lập láng giềng khác sẽ không bị thay đối, trừ khi bằng một thỏa thuận ký kết tự nguyện của các bên liên quan
2 Burkina Faso v Mali, ICJ Reports, 1986, tr 566; 80 ILR, tr 459; Land, Island and Maritime Frontier Dispute
(El Salvador/Honduras), ICJ Reports, 1992, tr 351, 386-7; 97 ILR, tr 266, 299-300
25 Xem Aaron X Fellmeth and Maurice Horwitz, Tldd, tr 287
26 Xem cac vu Sovereignty over Pulau Ligitan and Pulau Sipadan, Indonesia v Malaysia, 2002, ICI Rep 625;
Sovereignty over Pedra Branca/Pulau Batu Puteh, Middle Rocks and South Ledge, Malaysia v Singapore, 2008; Case concerning the Temple of Preah Vihear (Cambodia v Thailand), ICJ 1962
15
Trang 17Mặc dù vậy, việc áp dụng nguyên tắc zi possideris trên thực tế, đặc biệt trong bối cảnh các quốc gia giảnh độc lập từ các thuộc dia con tiếp tục dựa trên cơ sở của tiêu chí “hữu hiệu” và được thê hiện trong nhiều án lệ của Tòa ICJ.?7 Theo các lập luận của Tòa thì các hoạt động thực thi hiệu quả sự cai trị của mình đối với các vùng lãnh thô liên quan trong thời kỳ thuộc địa của các chính quyền thực dân là một cơ sở quan trọng khăng định sự tồn tại của các đường biên giới tồn tại vào thời kỳ này Trong vụ kiện giữa Nicaragua và Honduras, Tòa đã khẳng định lại rằng nguyên tắc uti possidetis sẽ không được áp dụng nếu sự cai trị hiệu quả trong thời kỳ thuộc địa là không đủ (insuffcient) đề thiết lập quy chế pháp lý của ranh giới hành chính liên quan 3.4 Nguyén tic Nemo dat quod non habet
Tên đầy đủ của nguyên tắc này theo tiếng Latin là Nemo plus iuris transfere (ad alium) potest quam ipse habet, có nghĩa là “không ai có quyền chuyển giao các quyền
cho người khác nhiều hơn những gì anh ta đang có”.?8 Đây là một nguyên tắc quan trọng
của luật quốc tế về lãnh thổ, trong đó việc chuyên giao lãnh thô từ một quốc gia này sang một quốc gia khác (phố biến trong thời kỳ thuộc địa) phải đảm bảo rằng quốc gia
có quyền chuyến giao lãnh thô là quốc gia có quyền sở hữu hợp pháp (thông qua các hình thức chiếm cứ lãnh thô hữu hiệu) Nguyên tắc này được đề cập đến trong lịch sử
cũng như trong các phán quyết của Tòa án quốc tế.”
Trong vụ tranh chấp liên quan đến đảo Las Palmas, yêu sách lãnh thổ của Hoa
Kỳ dựa trên Hiệp ước năm 1898 với Tây Ban Nha Theo đó, đảo Palmas là một phần thuộc về lãnh thô được Tây Ban Nha chuyên giao cho Hoa Kỳ theo Hiệp ước Trái lại,
Hà Lan khăng định, mặc dù Tây Ban Nha đã tìm thấy hòn đảo này nhưng Hà Lan lại là
đã nước thực thi quyền lực nhà nước tại đây một cách lâu dai, ôn định, hòa bình từ thế
kỷ XVII Vì thế hòn đảo này không thể thuộc chủ quyền của Tây Ban Nha và không thê chuyên giao cho Hoa Kỳ theo Hiệp ước năm 1898 Trọng tài Max Huber đã đồng ý với quan điểm của Hà Lan và lập luận “Tây Ban Nha không thê chuyên giao cho Hoa Kỳ
27 Frontiers (Burkina Faso/Mali); Land, Island and Maritime Frontier Dispute (El Salvador/Honduras)
28 Xem Aaron X Fellmeth, Tldd, tr 195
8 | Brownlie, Tldd, tr 128 Tiêu biểu như các Hiệp ước Bảo hộ giữa Vương quốc Anh với các vị Vua và Thủ lĩnh của vung Calabar (the 1884 Treaty between Great Britain and the Kings and Chiefs of Old Calabar Case Concerning the Land and Maritime); cac hiệp ước giữa Pháp với Morocco, Tunisia and Madagascar vào các năm
1885 và 1895; các hiệp ước giữa Vương quốc Anh, Balrain và Qatar; Các vụ Las Palmas (Mỹ và Hà Lan); Ý kiến
từ vấn của ICJ trong vu Tay Sahara (Western Sahara); Vu phan dinh bién va lanh thé gitta Qatar va Bahrain (Maritime Delimitation and Territorial Questions between Qatar and Bahrain) 2001; Vu Boundary between
Cameroon and Nigeria, 2002)
16
Trang 18hơn các quyền ma ban than minh c6”.*° Phán quyết này đã đóng góp quan trọng trong
việc làm sáng tỏ những nguyên tắc áp dụng trong việc chuyền giao lãnh thô
Nguyên tắc này còn được áp dụng trong các vụ tranh chấp về chủ quyền có liên quan đến việc chuyên giao lãnh thô giữa các quốc gia Cụ thể, nguyên tắc này góp phần vào lập luận của các bên cũng như cơ quan tài phán phân xử nhăm bác bỏ yêu sách chủ quyền của phía bên kia nhằm chứng minh thỏa thuận chuyên giao lãnh thô là vô hiệu bởi một bên không có quyền quyết định hợp pháp đối với đối tượng chuyền giao 3.5 Nguyên tắc Estoppel
Thuật ngữ “estoppel” được hiểu đầy đủ trong cụm từ Latin là “allegans contraria non audiendus est”, có nghĩa rằng “một chủ thể không nên được hưởng lợi từ thái độ bất nhất của mình” Estoppel được xem như là một nguyên tắc pháp luật chung quan trọng của luật quốc tế và được Tòa ICJ áp dụng trong nhiều vụ việc mà Tòa này phân xử về tranh chấp về biên giới, lãnh thô có liên quan đến những tuyên bố của đại diện có thâm quyền của các bên tranh chấp Mục đích chính của nó là ngăn chặn trường hợp một quốc gia có thê hưởng lợi vì những thái độ bất nhất của mình, từ đó gây thiệt hại cho quốc gia khác
Trong vụ Đông Greenland, Tòa ICJ cũng đã lập luận rằng phía Nauy đã chấp nhận các điều ước quốc tế ký với Đan Mạch mà trong đó bao hàm cả đòi hỏi về chủ quyền của Dan Mach đối với toàn bộ lãnh thô Đông Greenland Tòa đã viện dẫn tuyên
bồ của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Na Uy năm 1919 trong đó thể hiện ý “công nhận toàn
bộ Đông Greenland là của Đan Mạch” Tòa cũng cho rằng tuyên bố này là rõ ràng và phù hợp với các tuyên bố trước đó của Na Uy nên tuyên bố năm 1919 đã hình thành estoppel Do đó, Tòa đã bác bỏ những lập luận phản đối của Na Uy đối với chủ quyền của Đan Mạch đối với lãnh thổ Đông Greenland Vụ Ngôi đền Preah Vihear giữa Campuchia và Thái Lan thường được viện dẫn là ví dụ kinh điển cho việc áp dụng nguyên tắc estoppel trong thực tiễn Tòa đã xác định vào năm 1904 một đường biên giới
đã được xác định giữa Cambodia (Pháp bảo hộ) và Siam (Thái Lan) thông qua một hiệp định, trong đó bản đỗ biên giới thể hiện ngôi đền nằm về phía lãnh thô của Cambodia Phía Thái Lan sau đó đã nhận được bản đồ này mà không có phản đối, thậm chí năm
30 [sland of Las Palmas (United States v the Netherland) 2 RIAA, 1928
17
Trang 191930 một Hoàng tử Thái Lan đã đến thăm ngoại giao chính thức cấp nhà nước đến khu vực tranh chấp khi khu vực đó đang do Pháp cai quản Trên cơ sở đó, Tòa đã tuyên bố:
“ trên cơ sở những hành động tiếp diễn sau đó, Thái Lan, bằng hành động của mình, không thể tuyên bố răng họ đã không chấp nhận đối với nó” Tòa ICJ đã cho rằng
“estoppel có thể được suy diễn từ một thái độ, những lời tuyên bố của một quốc gia, nhăm chấp nhận một tình trạng nào đó; thái độ hoặc lời tuyên bố không những phải được phát biểu một cách rõ rệt và liên tục, mà còn phải khiến cho một hoặc nhiều quốc gia khác dựa vào đó mà thay đổi hoạt động, và do đó phải chịu thiệt hại”
Như vậy, nguyên tắc Estoppel đòi hỏi phải thỏa mãn đồng thời cả 3 yếu tổ như sau:
(L) Sự biểu dat của quốc gia liên quan dẫn tới việc suy điễn nguyên tắc estoppel phải
rõ ràng và không đa nghĩa, mập mờ
(2) Sự biểu đạt này phải được thể hiện một cách tự nguyện, vô điều kiện và phải đúng thâm quyền
(3) Phải có sự tin tưởng thiện chí từ phía một chủ thê khác vào sự biểu đạt của một chủ thê đưa ra sự biểu đạt đó, dẫn đến sự thiệt hại cho bên chủ thê có sự tin tưởng này hoặc dẫn đến sự hưởng lợi từ phía chủ thể có sự biểu dat
4 Ý nghĩa kế thừa
Sự kế thừa quốc gia có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong quan hệ pháp luật quốc
tế cũng như quan hệ giữa các quốc gia hiện nay bởi quốc gia là chủ thể cơ bản, chủ yêu của luật quốc tế, đóng vai trò là linh hồn trong luật quốc tế tham gia tất cả các lĩnh vực lập pháp, hành pháp và tư pháp quốc tế
Kế thừa có vai trò ngày càng quan trọng trong sinh hoạt quốc tế, khi mà ngày càng
có nhiều quốc gia giành lại được độc lập hay có thêm một số quốc gia được chia, tách, sáp nhập
Kế thừa quốc gia đã trở nên ngày càng quan trọng vì hơn bao giờ hết nó ảnh hưởng đên nhiêu nước và các quan hệ pháp ly
18
Trang 205 Kế thừa quốc gia trong một số trường hợp cụ thể
5.1 Kế thừa quốc gia do kết quả của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc Đây là trường hợp về việc hình thành quốc gia mới là kết quả của cuộc đấu tranh giành quyền độc lập trên cơ sở thực hiện quyền dân tộc tự quyết Đặc điểm của các quốc gia này như sau:
- Quốc gia mới thành lập, trước đây là thuộc địa hoặc lãnh thô lệ thuộc vào nước
khác
- Quốc gia đề lại kê thừa vần tôn tại và nó van là chủ thê của luật quốc tê Các quyền và nghĩa vụ quốc tê của quốc gia đề lại kê thừa vẫn duy trì ở quôc gia kê thừa nêu không ảnh hưởng đên quyên và nghĩa vụ quốc tê của quốc gia mới kê thừa
Ví dụ: Cộng hòa Pháp là quốc gia đề lại kế thừa, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là quốc gia nhận kế thừa nhưng sau Cách mạng tháng Tám 1945, nước Pháp vẫn tôn tại và vần là một chủ thê của Luật quôc tê
- Quốc gia để lại kế thừa đã bóc lột và đàn áp nhân dân ở nước kế thừa trong nhiều năm nhưng cuối cùng nhân dân ở nước thuộc địa này đã giành được độc lập và thành lập một quốc gia độc lập, có chủ quyền và có địa vị pháp lý bình đăng với quốc gia dé lai kế thừa
- Quốc gia mới thành lập không nhất thiết phải tôn trọng các điều ước quốc tế mà nước để lại kế thừa đã ký trừ các điều ước ký kết về biên giới, lãnh thô
Ví dụ: Cộng hòa Trung Phi khi giành được độc lập đã tuyên bố: “Các hiệp ước do cường quốc thuộc địa trước đây đã ký kết nhân danh các lãnh thổ hải ngoại của mình có thể được coi như chỉ còn giữ được hiệu lực đối với những điều khoản không mâu thuần với nên độc lập của các quốc gia mới có chủ quyền.”
Các đối tượng kế thừa quốc gia trong luật quốc tế bao gồm lãnh thổ, biên giới quốc gia, quốc tịch của công dân, tài sản, công nợ quốc gia, hồ sơ tài liệu quốc gia, điều ước quốc tế, quy chế thành viên
Về kế thừa lãnh thổ: Các quốc gia kê thừa có quyền kế thừa toàn bộ lãnh thô
Về quốc fịch: Công dân của quốc gia kê thừa sẽ mang quôc tịch của quôc gia minh
19
Trang 21Về kế thừa tài sản: Quốc gia mới thành lập có quyền kế thừa chính đáng tất cả những tài sản quốc gia có tại lãnh thổ mới giành được và có quyền thu hồi lại tài sản trên lãnh thô bị thuộc địa do chính quyền thuộc địa quản lý trước khi giành được độc
lập
Về điều ước quốc tế: Vân đề kế thừa quốc gia về điều ước quốc tế trong trường
hợp nay dia trén nguyén tac Tabula rasa (clean slate)! cho phép các quốc gia mới
thành lập được giải phóng khỏi những ràng buộc bởi các điều ước quốc tế mà quốc gia thuộc địa đã ký trước đây Đồng thời, nguyên tắc này cũng cho phép các quốc gia mới
kế thừa một cách có chọn lọc những điều ước quốc tế mà quốc gia thuộc địa (quốc gia
để lại kế thừa) ký kết Vẫn đề nảy được khăng định lại bởi Tòa án Trọng tải trong vụ tranh chấp biên giới biển giữa Guinea-Bissau và Senegal 1989, theo đó “một quốc gia sinh ra từ quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc có quyền chấp nhận hay không các điều ước quốc tế được quốc gia thực dân ký Trong lĩnh vực này, quốc gia mới được hướng một sự tự do tuyệt đốt”.*2
Theo luật quốc tế, quốc gia mới thành lập không nhất thiết phải tôn trọng các điều ước quốc tế đang có hiệu lực vào thời điểm kề thừa tại lãnh thỗ quốc gia mới, trừ trường hợp điều ước quốc tế về thừa kế lãnh thô và biên giới, vì quốc gia độc lập không tham gia vào việc ký kết điều ước quốc tế, quốc gia để lại kế thừa mới là chủ thể phải thực hiện điều ước đó Vấn để này được quy định ở phần III điều 15,16, 30, trong Công ước Viên 1978 Đối với điều ước quốc tế chưa có hiệu lực thì không nhất thiết phải thực hiện nêu cam thay bat loi cho quoc gia minh
Tại Điều 17 Công ước Vienna 1978 quy định, một quốc gia có thê thông báo về việc kế thừa một điều ước quốc tế đa phương mà quốc gia để lại thừa kế ký kết Họ không có nghĩa vụ phải kế thừa một điều ước như vậy nếu họ không muốn Đối với điều ước song phương, vấn dé kế thừa chỉ có thể đặt ra nêu quốc gia mới và quốc gia ký kết kia đồng ý.3
31 Tam dich “bat đầu từ đầu” Xem Aaron X Fellmeth and Maurice Horwitz, Guide to Latin in International Law, Oxford 2009, tr 274
52 Guinea-Bissau v Senegal, Arbitration Award of 31 July 1989
33 Dược quy định tại điều 24 Công ước Vienna 1978
20
Trang 22Trong một số trường hợp, quốc gia kế thừa đã ký kết những điều ước đặc biệt với quốc gia dé lại kế thừa để giải quyết vấn đề cụ thể về kế thừa giữa hai quốc gia Trong nhiều điều ước loại này có ghi nhận việc quốc gia mới thành lập sẽ kế thừa tất cả những điều ước còn hiệu lực thi hành do quốc gia đề lại quyền kế thừa đã ký kết với nước khác
về lãnh thô vốn là thuộc địa hoặc lệ thuộc đó
Đối với các điều ước quốc tế vẻ lãnh thô và biên giới, nhìn chung nguyên tắc tôn
trọng các đường biên giới đã tồn tai (uti possidetisy* được áp dụng Nguyên tắc ri
possideris được nhắc đến bởi Tòa án Công lý trong phán quyết về đường biên giới giữa Burkina Faso va Mali nam 1986: “Uti possidetis la mét nguyén tac chung cé su lién hé logic với vấn đề giành độc lập ( ) Mục đích hiển nhiên của nó nhằm bảo vệ cho sự độc lập và ồn định của những quốc gia mới khỏi bị đe dọa bởi cuộc chiến huynh đệ tương tàn do sự tranh chấp về đường biên giới, vốn là kết quá của sự từ bỏ của các nước cai trị ”.32 Theo đó, các quốc gia mới giành được độc lập sẽ tôn trọng những đường biên giới đang ton tai do các nước đề quốc đã vạch ra trước đây Vẫn đề này được minh chứng qua Nghị quyết do Tổ chức Thống nhất châu Phi (OAU) thông qua năm 1964, theo đó
“tất cả các quốc gìia thành viên cam kết tôn trọng những đường biên giới đã tôn tại vào thời điểm giành độc lập” Trong phán quyết Burkina Faso v Mali năm 1986, Tòa án Công lý quốc tế tuyên bố: “Không có nghỉ ngờ rằng nghĩa vụ tôn trọng các đường biên giới đã tôn tại trong trường hợp kế thừa quốc gia xuất phát từ một quy tắc chung của
luật quốc tế, thê hiện dưới hình thức của nguyên tac uti possidetis” *°
Về kế thừa quy chế thành viên tại các tổ chức quốc tế: Vẫn đề này chưa được quy định rõ trong luật quốc tế hiện đại Thực tiễn quan hệ pháp lý quốc tế cho thấy quốc gia có quyền kế thừa có thé trở thành hội viên của một tô chức quốc tế bằng con đường gia nhập theo đúng các thủ tục mà tô chức đó đặt ra Hiện nay Liên Hợp Quốc đã chấp nhận kết nạp các quốc gia mới giành được độc lập làm thành viên như Zimbabwe (25- 08-1980), Déng Timor (2002), Serbia (2000), Montenegro (2006), Lithuania (1991)
Kê thừa quốc gia sau cách mạng giải phóng dân tộc có ý nghĩa rât lớn đôi với mỗi quốc gia, tạo điều kiện tốt về chính trị, ngoại giao, kinh tế cho quốc gia kế thừa Việc
3 Nguyên tắc này bắt nguồn từ câu “uti possidetis, ita possideatis”: bởi anh đã sở hữu nó, anh sẽ tiếp tục sở hữu
nó
35 Frontier Dispute (Burkina Faso v Mali) case, ICJ Reports, 1986, tr.554
36 Burkina Faso v Mali, [CJ Reports 1986, tr 554 — 565
21
Trang 23này tạo ra sự công băng, bình đăng giữa các quốc gia Đồng thời, đây là một bước đệm
vô cùng quan trọng để quốc gia mới thành lập được gia nhập các tô chức quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của quốc gia đó trong tương lai
5.2 Ví dụ điển hình của Sri Lanka va Iran
Kế thừa về lãnh thổ và quốc tịch:
Sau hơn một ngàn năm đưới quyền cai trị của những quốc gia độc lập đến ngày 4/2/1948 SrI Lanka đã được trao trả độc lập Sau khi giành được độc lập họ đã kế thừa toàn bộ lãnh thô và kê thừa về quốc tịch
Kế thừa về điên woc quốc tế:
Về điều ước quốc tế thì hiệp định ngày 11/11/1947 giữa Anh và Sri Lanka có viết:
“Tất cả những nghĩa vụ trách nhiệm từ trước đến nay nằm ở chính phủ Vương quốc liên hiệp, phát sinh từ bất kỳ điều ước quốc tế hiện hành nào, từ nay trở đi sẽ chuyển cho chính phủ Sri Lanka.Những quyền và ưu đãi tương trợ nhau từ trước tới nay đã được chính phủ Vương quốc liên hiệp sử dụng được chính phủ Sri Lanka sử dụng từ nay trở
đi nhờ có sự áp dụng bất cứ điều ước quốc tế nào nói trên”
Quốc gia Sri Lanka đã ký kết điều ước đặc biệt (Devolution treaty, inheritance agreement) để giải quyết những vấn đẻ cụ thể về ké thừa
5.3 Kế thừa quốc gia do kết quả của cuộc cach mang xã hội
Quốc gia dưới góc độ chủ thê của luật quốc tế là một đơn vị lãnh thổ - dân cư kết hợp với một cơ câu chính trị - giai cấp nhất định Cách mạng xã hội tại các nước vốn không phải là thuộc địa thường giữ lại được đơn vị lãnh thô - dân cư đó với những đặc tính g1ai câp của một kiêu quôc gia khác với quôc gia đã tôn tại trước cách mạng
22
Trang 24Cách mạng xã hội chủ nghĩa là một cuộc cách mạng nhằm thay thế chế độ cũ, nhất
là chế độ tư bản chủ nghĩa bằng chế độ xã hội chủ nghĩa Trong cuộc Cách mạng đó giai cấp công nhân là người lãnh đạo và cùng với quần chúng nhân dân lao động khác xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh
® Theo nghĩa hẹp: Cách mạng xã hội chủ nghĩa được hiểu là một cuộc cách mạng chính trị được kết thúc băng việc giai cấp công nhân và nhân dân lao động giành được chính quyên, thiết lập nên nhà nước chuyên chính
vô sản — nhà nước của giai cấp công nhân và nhân dân lao động
® Theo nghĩa rộng: Cách mạng xã hội chủ nghĩa là quá trình cải biến một cách toàn diện trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội từ kinh tế, chính trị, văn hóa, tư tưởng để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội
và cuối cùng là chủ nghĩa cộng sản Như vậy, theo nghĩa rộng cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa bao gồm cả việc giành chính quyền về tay giai cấp công nhân, nhân dân lao động và cả quá trình giai cấp công nhân cùng với quan chúng nhân dân lao động tiến hành cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới trên tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội, tới khi xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội thì cuộc cách mạng này mới kết thúc
Cách mạng xã hội cũng được hiểu là cuộc cách mạng nỗ ra có sự thay đổi từ hình thái kinh tế xã hội này sang hình thái kinh tế xã hội khác
Vẫn đẻ kế thừa và quyền kế thừa của quốc gia sau cách mạng xã hội được giải quyết rất khác nhau Việc giải quyết các vấn đề đó thường phụ thuộc vào những điều kiện lịch sử cụ thê Luật quốc tế hiện đại chưa có những quy phạm thống nhất cách giải quyết các van dé nay
Cac quốc gia sau cách mạng xã hội làm xuất hiện chế độ xã hội mới với sự lãnh đạo của giai cấp cách mạng Về nguyên tắc quốc gia kế thừa vẫn là thành viên của các
tô chức quốc tế, tài sản quốc gia mới kế thừa toàn bộ của quốc gia cũ, quốc tịch công dân vẫn không thay đối Vẫn áp dụng những điều ước quốc tế về biên giới, lãnh thô Về điều ước quốc tế và quy chế thành viên thì có hai quan điểm Cuộc cách mạng xã hội cho ra đời quốc gia mới sẽ là chủ thể của luật quốc tế khác về chất so với chủ thể cũ, do
đó sẽ có kế thừa quốc gia, vì quốc gia mới với thể chế chính trị mới lên cầm quyền khác với thê chế chính trị cũ về đường lối, chính sách đối nội - đối ngoai va mong muốn làm cho quốc gia mình sẽ phát triển, tiễn bộ nên quốc gia đó không có nghĩa vụ phải công
23
Trang 25nhận những quyền và nghĩa vụ của quốc gia cũ gây cản trở cho sự phát triển của quốc gia của mình, đồng thời có quyền quyết định việc quốc gia đó có tiếp tục là thành viên của tô chức quốc tế nào đó nữa hay không, hoặc có tiếp tục tham gia điều ước hay không
mà không phải chịu sự rang buộc của các chủ thê còn lại khi không ảnh hưởng lớn đến lợi ích các chủ thé do
Tuy nhiên cái mới này không tuyệt đối mà còn có cả sự kế thừa những cái tốt và thành quả của nhà nước cũ Sau cuộc cách mạng xã hội chỉ có cơ cấu giai cấp và thiết chế chính trị cầm quyền thay đôi Vì vậy, quốc gia hình thành sau cách mạng xã hội cũng có nhiều mặt không đồng nhất với quốc gia trước đây
Ví dụ:
® Việt Nam thẻ hiện trong Tuyên ngôn Độc lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc tại Quảng trường Ba Đình ngày 2.9.1945: “Chúng tôi, Lâm thời Chính phủ của nước Việt Nam mới, đại biêu cho toàn dân Việt Nam, tuyên
bồ thoát ly hắn khỏi quan hệ thực dân với Pháp, xóa bỏ hết những Hiệp ước mà Pháp đã ký về nước Việt Nam, xóa bỏ mọi đặc quyền của Pháp trên đât nước Việt Nam”
Mặc dù vậy, vẫn có một nguyên tắc được áp dụng chung cho tất cả mọi trường hợp thừa kế quốc gia - đó là khi thừa kế quốc gia liên quan đến biên giới và lãnh thô Điều LI và 12 của Công ude Vienna 1978 vẻ thừa kế quốc gia quy định: thừa kế quốc gia không làm ảnh hưởng đến đường biên giới, chế độ biên giới hoặc quy chế các vùng lãnh thổ được quy định trong các điều ước quốc tế Nói cách khác tức là các quốc gia thừa kế (ngay cả trường hợp quốc gia mới độc lập), đều không thể đơn phương hủy bỏ, thay đôi các điều ước về biên giới, về chế độ biên giới hoặc về quy chế một vùng lãnh thổ nào đó Nếu điều ước đó là bất hợp lý thì quốc gia mới được thành lập (quốc gia thừa kế), trong bất kỳ trường hợp nào, cũng phải đàm phán với các quốc gia liên quan
để sửa đối
Điều II và 12 đã làm rõ thêm quy định của luật pháp quốc tế: Tranh chấp về biên giới lãnh thô không thê giải quyết bằng các hành động đơn phương, đặc biệt là băng vũ lực Điều này vi phạm những nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế: Nguyên tắc cắm
sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực, nguyên tắc giải quyết tranh chấp quốc tế bằng các biện pháp hòa bình
24
Trang 26Chăng hạn như các trường hợp sau:
®Nước Nga sau cách mạng tháng 10 vào đêm 26/10 (tức 8/11) Đại hội Xô viết toàn Nga đã thông qua hai văn kiện đầu tiên của Chính quyền
Xô viết: Sắc lệnh hòa bình và Sắc lệnh ruộng đất Sắc lệnh ruộng đất tuyên bố thủ tiêu không bồi thường ruộng đất của giai cấp địa chủ quý tộc
và của các sở hữu lớn khác, quốc hữu hóa toàn bộ ruộng đất Sắc lệnh ruộng đất đã thể hiện quyền sở hữu của quốc gia mới đối với tai sản lớn nhất của quốc gia-ruộng đất
® Sau thắng lợi của Cách mạng tháng Mười, tháng 8 năm 1919, Chính phủ Xô viết đã gửi cho nhân dân Mông Cô và Chính phủ Ngoại Mông một bức công hàm với nội dung: “Chính phủ Xô viết một lần nữa trịnh trọng tuyên bố rằng: nhân dân Nga từ bỏ mọi hiệp ước mà Nga hoàng trước đây
đã ký kết với chính phủ Nhật và Trung Hoa về Mông Cô Mông Cô ngày nay là một nước độc lập Đối với bọn có vấn, bọn lãnh sự của Nga hoảng, bọn tài phiệt Nga, phải đuôi cô chúng ra khỏi đất Mông Cô Mọi quyền binh ở Mông Cô đều phải thuộc về tay nhân dân Mông Cố Không một nước ngoài nào được can thiệp vào nội trị của Mông Cô Hiệp ước Nga - Mông năm 1913 đã bị thủ tiêu Mông Cố, một quốc gia độc lập, có quyền ngoại giao trực tiếp với tất cả các nước khác, không cần có sự đỡ đầu hay trung gian nào của Bắc Kinh hay Pêtorôgprát”
5.4 Kế thừa quốc gia do có sự thay đỗi, chuyển dịch lãnh thổ
5.4.1 Hợp nhất hoặc sáp nhập quốc gia
a Hợp nhất:
Đây là một trường hợp mà một quốc gia hoàn toàn mới ra đời trên cơ sở hai hoặc nhiều quốc gia đã tồn tại trước đó, chăng như Cộng hòa Ả Rập thống nhất (United Arab Republic) tén tại từ năm 1958 đến 1961 do sự hợp nhất của Ai Cập và Syria; Cộng hòa Tanzania ra đời do sự hợp nhất của Tanganyika và Zanzibar vào năm 1964; Cộng hòa Yemen hình thành năm 1990 do sự hợp nhất của Cộng hòa A Rập Yemen va Cộng hòa dân chủ nhân dân Yemen Trong trường hợp này, quốc gia để lại kế thừa là các quốc gia tham gia hợp nhất và quốc gia có quyền kế thừa là quốc gia hình thành sau sự kiện hợp nhất đó Trong trường hợp sáp nhập, lãnh thổ của một quốc gia có thê trở thành một bộ
25
Trang 27phận của quốc gia khác và quốc gia bi sáp nhập chấm dứt sự ton tại Ví dụ, sau khi Cộng hòa dân chủ Đức sáp nhập vào Cộng hòa Liên bang Đức theo Hiệp ước ngảy 03 tháng
10 năm 1990, quốc gia để lại kế thừa là Cộng hòa dân chủ Đức chính thức chấm dứt tư cách quốc gia — chủ thê của luật quốc tê
Kế thừa do sự hợp nhất quốc gia đặt ra cho các đối tượng kế thừa những van dé
cụ thê như sau:
Về lãnh thổ, lãnh thô kế thừa là toàn bộ lãnh thô của các quốc gia để lại kế thừa
Về diéu tức quốc fế, về nguyên tắc quốc gia có quyền thừa kê sẽ kê thừa các quyên và nghĩa vụ phát sinh từ các điêu ước quôc tê mà từng quốc gia đề lại kê thừa là thành viên (bao gôm cả quy chê quốc gia ký kết điều ước quôc tê nêu như điêu ước quốc
tế chưa phát sinh hiệu lực) Như vậy, các vấn đề sau đây có thê được đặt ra:
+ Các điêu ước quốc tê sẽ có hiệu lực trong quan hệ giữa quôc gia kê thừa (quốc gia sau hợp nhât) và những quôc gia ký kêt khác, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc khi điêu đó không phù hợp với mục đích và đôi tượng của điều ước quốc tê hoặc hoàn cảnh điêu kiện mới không thích hợp cho sự thực hiện điêu ước;?”
+ Tuy nhiên điêu ước quốc tê đã có hiệu lực vào thời điểm kê thừa có thê có hiệu lực chỉ đôi với một bộ phận lãnh thô tương ứng của quôc g1a có quyên kê thừa, trừ khi
quôc gia này thông báo vê việc điêu ước sẽ có hiệu lực đối với toàn bộ lãnh thô;?Ẻ
+ Trong trường hợp điêu ước quốc tê đa phương, do các điêu khoản của điêu ước hoặc bởi sự hạn chê về sô lượng thành viên, mục đích và đôi tượng của điệu ước mà sự tham gia của bât ky một quốc gia cân phải có sự đông ý của tất cả các quốc gia thanh viên, trừ khi quôc gia kê thừa và các quôc gia thành viên điêu ước có đồng ý khác + Những nguyên tắc trên cũng áp dụng đôi với điêu ước quốc tê song phương, trừ khi các bên liên quan có sự đồng ý khác
37 Điều 31(1) Công ước Vienna 1978 về kế thừa quốc gia đối VỚI Các điều ước quốc tế quy định “khi hai hoặc nhiều quốc gia hợp nhất thành một quốc gia thì những điều ước tiếp tục có hiệu lực trừ khi quốc gia có quyền kế thửa và một quốc gia thành viên điều ước hoặc các quốc g1a thành viên điều ước có đồng ý khác hoặc sự hợp nhất như vậy được coi là trái với mục đích và đối tượng của điều ước hoặc đã tạo ra một sự thay đối về căn bản những
điều kiện cho sự thi hành điều ước”
38 Điều 31 (2) Công ước Vienna 1978
26
Trang 28+ Sự kế thừa không làm ảnh hưởng đến các điều ước quốc tế về biên giới và lãnh thé, hoặc các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ điều ước liên quan đến quy chế pháp ly của đường biên giới Vấn đề này đã đặt ra vào thời điểm các quốc gia giành độc lập sau chiến tranh thế giới thứ hai cùng với sự công nhận của nguyên tắc wfi possidetis Hiện nay nó đang được xem như một quy tắc chung của luật quốc tế trong vấn đề kế thừa
Điển hình cho trường hợp hợp nhất là Hợp chủng quốc Hoa Kỳ - một Cộng hòa
lập hiến liên bang gồm 50 tiêu bang và một đặc khu liên bang Quốc gia này được thành lập ban đầu với 13 thuộc địa của Vương quốc Anh nằm đọc theo bờ biển Đại Tây Dương Sau khi tự tuyên bố trở thành các “tiêu quốc”, cả 13 cựu thuộc địa đã đưa ra tuyên ngôn độc lập vào ngày 04/07/1776 và sau đó là sự chấp thuận “Những điều khoản liên hiệp” với điều khoản đầu tiên được phát biểu “Tên gọi Liên bang này sẽ là Hợp chủng quốc Hoa Kỳ” Hội nghị liên bang quyết định sử dụng bản Hiến pháp Hoa Kỳ hiện tại vào 17/09/1789 Việc thông qua bản Hiến pháp một năm sau đó đã biến các cựu thuộc địa trở thành một phần của một nước cộng hòa duy nhất
Về lãnh thô Lãnh thé Hoa Ky la do kế thừa lại toàn bộ lãnh thổ của 13 cựu thuộc địa trước đâyvà các tiêu bang còn lại Đa số các tiểu bang còn lại đã được thành lập từ những lãnh thô chiếm được qua chiến tranh hay được chính phủ Hoa Kỳ mua lại
VD: Tiểu bang Alaska được Hoa Kỳ mua lại từ Nga với giá 7.200.000 đô la Mỹ vào ngày 09/04/1867, bang California được thành lập từ cuộc Chiến tranh Mỹ-Mexico
(1846-1848)
3® Xem thêm Kết luận tư vẫn của Ủy ban Trọng tài về Nam Tư năm 1991 và phán quyết của Tòa án Công lý quốc
tế trong vụ tranh chấp biên giới Libya/Chad năm 1994
27
Trang 29Về điêu woc quốc tế
+ Hiệp ước Oregon với Anh năm 1846: Điều ước này nói đến việc Hoa Kỳ kiêm soát vùng mà ngày nay là Tây Bắc Hoa Kỳ Chiến thắng trong cuộc chiến tranh Mexico
— Hoa kỳ năm 1848 đưa đến việc Mexico nhượng lại California và phần nhiều vùng đất ngay nay la Tay Nam Hoa ky
+ Điều khoản hợp bang 1777: Trước khi chiến tranh kết thúc, các thuộc địa đã phê chuẩn những điều khoản hợp bang - một khuôn khổ vì nỗ lực chung của họ Mục tiêu của những điều khoản này là xây dựng một liên minh — nhưng là một liên minh lỏng, không có đồng tiền chung, các bang tự phát hành đồng tiền của riêng mình, không có quân đội quốc gia, nhiều bang có quân đội và hải quân riêng, hầu như không có quyền kiểm soát tập trung với chính sách đối ngoại, các bang trực tiếp đàm phán với nước ngoài, không có hệ thống thuế khóa và thu thuế ở cấp độ quốc gia
Về kế thừa tài sản quốc gia
Tại điều VI Hiến pháp Hoa Kỳ năm 1787 có quy định: “Mọi khoản nợ đã ký kết
và những cam kết ký trước khi bản hiển pháp này được thông qua vẫn có hiệu lực đối với hợp chủng quốc được thành lập theo bản hiến pháp này cũng như với liên minh cũ”
Về vấn để tài sản thì sau khi các quốc gia hợp nhất trở thành một bộ phận của hợp chủng quốc Hoa Kỳ thì mọi tài sản đó trở thành tài sản của Hoa Kỳ cụ thể như đất đai, những thành quả đã xây dựng được, khoáng sản, sinh vật học
28