Trải qua nhiềugiai đoạn của cuộc chiến nhưng có lẽ, Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 15 củaĐảng chính là bước ngoặt cho công cuộc xây dựng Nhà nước Chủ nghĩa Xã hội ở miềnBắc- hậu
Trang 1TIỂU LUẬN MÔN HỌC
Năm học (Học kì) : 2021-2022 (Học kì I)
Họ và Tên : Vũ Công Nam Anh
MSSV : 21070026
Mã lớp học : HIS100107
Giảng viên hướng dẫn : TS Phạm Minh Thế
Đề tài tiểu luận : Anh/chị hãy phân tích tại sao đến Hội nghị lần thứ 15 (tháng
1-1959) Đảng mới quyết định tiến hành khởi nghĩa vũ trang để giành chính quyền, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước thay cho hình thức đấu tranh chính trị?
Hà Nội, 12/2021
Trang 2Mục lục
Phần Mở đầu 3
I Bối cảnh lịch sử và hoàn cảnh ra đời của Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 15 5
II Những nội dung chính cơ bản của Nghị quyết 8
III Nguyên nhân Đảng ta quyết định thay đổi hình thức đấu tranh ở miền Nam Việt Nam 10
IV Ý nghĩa của Nghị quyết hội nghị Trung ương 15 12
Phần Kết luận 13
Phụ lục: Trích dẫn và nguồn tham khảo 14
Trang 3Phần Mở đầu
Trong suốt chiều dài lịch sử Việt Nam với công cuộc dựng nước và giữ nước, trải qua bao cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc đầy cam go, thử thách, hi sinh, mất mát nhưng với tinh thần yêu nước, đoàn kết đồng lòng, một lòng vì Tổ quốc thân yêu mà quân và dân ta đã đi từ thắng lợi này qua thắng lợi khác trước những kẻ địch vô cùng hùng mạnh đe dọa tới nền độc lập Tổ quốc Có thể nói, trong các cuộc đấu tranh giải phóng đất nước, giành độc lập ,tự do cho Tổ quốc, có lẽ, cuộc chiến tranh chống Đế quốc
Mĩ chính là thử thách lớn nhất, cam go nhất mà ta đã từng phải đối mặt Trải qua nhiều giai đoạn của cuộc chiến nhưng có lẽ, Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 15 của Đảng chính là bước ngoặt cho công cuộc xây dựng Nhà nước Chủ nghĩa Xã hội ở miền Bắc- hậu phương vững chắc cho công cuộc chuyển hướng tấn công, đấu tranh vũ trang giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, làm thất bại bước đầu phương thức chủ nghĩa thực dân mới của đế quốc Mỹ, đặt nền móng cho con đường cách mạng giải phóng miền.Nam Việt Nam, thống nhất đất nước
1 Lý do lựa chọn đề tài
ối với sự ra đời của Nghị quyết 15, Cố Tổng Bí thư Đỗ Mười đã viết:
“Trong những ngày đen tối của cách mạng miền Nam, Trung ương Đảng
đã nhận được những ý kiến nhận định, đánh giá sát thực về tình hình cách mạng miền Nam của Võ Chí Công Trên cơ sở ý kiến của ông, cùng với bản Đề cương cách mạng miền Nam của Lê Duẩn, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã xây dựng nên Nghị quyết Hội nghị lần thứ 15 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa II) lịch sử, tạo ra phong trào “đồng khởi”, mở đầu thời kỳ đấu tranh vũ trang, dùng bạo lực cách mạng chống lại bạo lực phản cách mạng của kẻ thù ở miền Nam”.(1)
Đ
Trang 4Có thể nói, Nghị quyết 15 như một luồng sinh khí mới làm bùng lên ngọn lửa đấu tranh của quần chúng nhân dân cách mạng mà trong đó, đỉnh cao nhất chính là phong trào Đồng khởi vào cuối năm 1959 và đầu năm 1960, từng bước đưa cách mạng miền Nam Việt Nam vượt qua những thử thách nghiêm trọng nhất, khó khăn nhất, đồng thời cũng giúp cho công cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam dần từ thế bị động, đấu tranh giữ gìn lực lượng, đấu tranh hòa bình chuyển sang thế tiến công đập tan hình thức xâm lược, thống trị điển hình của chủ nghĩa thực dân mới mà đế quốc Mỹ đang dày công tạo dựng ở miền nam Việt Nam Nghị quyết 15 và tiếp đó là Nghị quyết Ðại hội toàn quốc lần thứ III của Ðảng vào tháng 9-1960 đã hoàn chỉnh đường lối cách mạng Việt Nam nói chung, đường lối và phương thức và giải pháp cách mạng Việt Nam ở miền Nam nói riêng trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước Nghị quyết cũng đồng thể hiện tinh thần độc lập, tự chủ và sáng tạo ,sáng suốt, đúng đắn của Ðảng ta
Bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam được thể hiện sâu sắc qua những đường lối chính trị
và đường lối quân sự đúng đắn, những chiến lược sáng tạo, nhạy bén trong cách phòng
và đánh giặc, truyền thống yêu nước nồng nàn của đất nước ngàn năm văn hiến cho cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược lâu dài, cam go, quyết liệt Việc xác định đường lối cách mạng độc lập, tự chủ, đúng đắn, sáng tạo đã thể hiện tầm nhìn xa trông rộng, tư duy chiến lược, tài thao lược xuất sắc của Đảng, nhất là ở những thời điểm mang tính bước ngoặt của cuộc kháng chiến
Chính vì hiểu rõ được bản chất cũng như tầm quan trọng mang tính chiến lược và sống còn của Nghị quyết 15 đối với vận mệnh của Tổ quốc, quân cà dân ta thời bấy giờ cũng như sự đột phá, sự kịp thời và tính nhất quán của Nghị quyết Hội nghị Trung ương
lần thứ 15 đã thôi thúc em tìm hiểu về đề tài: “Anh/chị hãy phân tích tại sao đến Hội nghị
lần thứ 15 (tháng 1-1959) Đảng mới quyết định tiến hành khởi nghĩa vũ trang để giành chính quyền, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước thay cho hình thức đấu tranh chính trị?”
2 Kết cấu trình bày của đề tài:
Trang 5Bài tiều luận bao gồm :
Mục lục
Phần Mở đầu
Phần Nội dung: Gồm 4 phần:
I Bối cảnh lịch sử và hoàn cảnh ra đời của Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 15
II Những nội dung chính cơ bản của Nghị quyết
III Nguyên nhân Đảng ta quyết định thay đổi hình thức đấu tranh ở miền Nam Việt Nam
IV Ý nghĩa của Nghị quyết hội nghị Trung ương 15
Phần Kết luận
Phụ lục: Trích dẫn và nguồn tham khảo
I Bối cảnh lịch sử và hoàn cảnh ra đời của Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 15
Phần Nội dung
Trang 6A) Bắt nguồn từ thực tiễn cách mạng của Liên khu 5:
Sau khi Hiệp định Giơnevơ được ký kết, chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm đã ngay lập tức cùng lúc thực hiện các chiến lược “Tố cộng”, “Diệt cộng” kịch liệt đánh phá phong trào cách mạng của nhân dân miền Nam ta nói chung, Liên khu 5 nói riêng, gây ra cho ta rất nhiều tổn thất Và chính vì vậy, có thể nói, con đường đấu tranh chính trị đơn thuần của quân và dân ta đã không còn phù hợp với tình hình lâm thời
Chứng kiến những hy sinh, mất mát của các cán bộ, đảng viên, đồng chí và nhân dân ta ở chiến trường Liên Khu 5, với vai trò Phó Bí thư Liên Khu ủy 5, Võ Chí Công luôn luôn trăn trở về con đường và phương hướng đấu tranh ở miền Nam lúc này Bằng nhãn quan chính trị vô cùng nhạy bén của một bậc lãnh đạo, dựa trên cơ sở thực tế, ông nhận định: “Tuy Hiệp định Giơnevơ quy định sau hai năm sẽ tổng tuyển cử, thống nhất nước nhà, nhưng chẳng những chúng tôi trong Khu ủy, mà hầu hết cán bộ, đảng viên, nhân dân cũng không tin có tổng tuyển cử vì thấy rõ âm mưu và hành động của kẻ thù Chúng không bao giờ thi hành hiệp định vả lại chúng càng hành động quyết phá hiệp định” (2)
Bằng tư duy thực tiễn đi sát thực tế, bám sát cơ sở, ông đã trực tiếp đi tới cơ sở nghiên cứu, khảo sát các khu vực xảy ra các vụ tàn sát, khủng bố của địch ở Chợ Được, Chiên Đàn, Cây Cốc (Quảng Nam), vụ Ngân Sơn, Chí Thạnh (Phú Yên) đồng thời đọc những báo cáo của các tỉnh về các cuộc thảm sát nói trên, Võ Chí Công đã “vô cùng xúc động, lòng đau như cắt, nước mắt trào ra không sao cầm được vì đau thương uất hận, vì những người dũng cảm đã hy sinh cho sự nghiệp cách mạng” Đồng thời, cũng qua công tác nghiên cứu về phong trào cách mạng ở Khu 5, ông cũng đã nhận thấy một thực tế rằng: trong khi phong trào đấu tranh ở vùng đồng bằng bị địch đánh phá, nhiều nơi đã và đang bắt đầu bị thoái trào thì phong trào cách mạng ở khu vực miền núi vẫn đứng vững chắc và có phần phát triển hơn thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp Từ đó, Võ Chí Công đã tiến đến kết luận: “Vì ở đây ngay từ đầu đã sử dụng lực lượng vũ trang thô sơ và
có sự lãnh đạo chặt chẽ của Đảng bộ”, “Thực tế trên đây cho ta kết luận rằng mới chỉ dùng bạo lực thô sơ đã tạo được thế và lực tiến công địch, bảo vệ và phát triển lực lượng cách mạng và phong trào cách mạng của quần chúng”.(3)
Từ đó, Võ Chí Công và các đồng chí trong Liên Khu 5 đã đi tới kết luận rằng:
“Thực tiễn miền Nam đã dạy cho chúng ta rằng bạo lực chống lại bạo lực mới thắng
Trang 7được”(4) và đồng thời nhấn mạnh: “Đây là kinh nghiệm xương máu từ cuộc sống, là thực tiễn, là chân lý được kiểm nghiệm trong thực tiễn”.(4)
B) Góp phần to lớn vào sự ra đời của Nghị quyết 15
Năm 1957, Võ Chí Công cùng bàn bạc với Trần Nam Trung- Bí thư Liên Khu ủy
5 về con đường đấu tranh chính trị kết hợp với vũ trang, kể cả lập ra ngay một số đơn vị
vũ trang cần thiết Cuối năm 1957, được sự chấp thuận của Bí thư Liên khu ủy, Võ Chí Công ra Hà Nội để gặp mặt Đảng bộ Trung ương Trên đường ra Bắc, nghe tin Lê Duẩn,
Bí thư Xứ ủy Nam Bộ đã được Trung ương điều động ra miền Bắc nhằm hỗ trợ Trung ương chuẩn bị cho dự thảo Nghị quyết mới của Đảng về con đường cách mạng miền Nam.Ông rất vui mừng và hy vọng Lê Duẩn - người có thực tế, kinh nghiệm ở chiến trường phía Nam sẽ có ý kiến với Trung ương và Chủ tích Hồ Chí Minh về đường lối phát triển cách mạng miền Nam
Đầu năm 1958, sau khi ra Hà Nội, Võ Chí Công đã báo cáo với Lê Duẩn về tình hình Liên khu 5, cũng như đưa ra mong muốn của các đồng chí và nhân dân Liên khu 5 là muốn tiến tới chuyển hướng sang đấu tranh vũ trang Cũng trong lần hội ngộ này, Lê Duẩn đã đưa cho Võ Chí Công bản thảo “Đề cương cách mạng miền Nam” và được Võ Chí Công xem như “một cẩm nang thần kỳ” Ngay sau đó, Võ Chí Công được trực tiếp báo cáo trước Chủ tịch Hồ Chí Minh và Bộ Chính trị về tình hình trước và sau tập kết ở các tỉnh và ở ba vùng của Liên Khu 5 Trả lời câu hỏi của Bác Hồ về khả năng và triển vọng về tình hình sắp tới như thế nào, ông đã nói: “Nếu Bác cho đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh vũ trang thì phong trào cách mạng của nhân dân Khu 5 cũng như miền Nam nhất định bùng lên, đánh địch sẽ mạnh hơn kháng chiến chống Pháp Nếu không có
có đấu tranh vũ trang kết hợp với đấu tranh chính trị thì tình hình ở đồng bằng gặp nhiều khó khăn hơn”(5) Người đã đi đến kết luận rằng: “Ta sẽ tiến hành kháng chiến chống Mỹ- ngụy, giải phóng cả nước Địch dùng bạo lực khủng bố cách mạng, ta muốn đánh thắng địch, giành chính quyền về tay nhân dân thì cũng phải dùng bạo lực, bạo lực là lực lượng quần chúng và lực lượng vũ trang”.(5)
Hiểu rõ quan điểm của Hồ Chủ tịch, của Lê Duẩn, Võ Chí Công đã vô cùng phấn khởi.Trong thời gian chờ Hội nghị Trung ương, ông đã viết thư về cho Liên Khu ủy và các Bí thư các tỉnh với nội dung: Cần lập tức khẩn trương chuẩn bị lực lượng vũ trang để
Trang 8kết hợp với đấu tranh chính trị, tích cực xây dựng lực lượng vũ trang, tăng cường vũ trang tuyên truyền, diệt quân thù ở vùng đồng bằng, dùng bạo lực chống địch càn quét ở miền núi
Trên cơ sở xem xét kĩ lưỡng thực tế tình hình và lắng nghe những kiến nghị khẩn thiết của các cán bộ, đồng bào, chiến sĩ miền Nam, của Võ Chí Công, tháng 1-1959, Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp Hội nghị lần thứ 15 (mở rộng) Hội nghị tiến hành nhiều đợt, đợt thứ nhất, từ ngày 12 đến 22-1-1959 Nghị quyết 15 được thông qua và phổ biến sau cuộc họp vào đợt 2 (7-1959) Trong đó, Nghị quyết 15 đưa ra nhiệm vụ trước mắt của cách mạng miền Nam là “đoàn kết toàn dân kiên quyết đấu tranh chống đế quốc
Mỹ xâm lược và gây chiến, đánh đổ tập đoàn thống trị độc tài Ngô Đình Diệm, tay sai đế quốc, thành lập một chính quyền liên hiệp dân tộc dân chủ ở miền Nam, thực hiện độc lập dân tộc và các quyền tự do dân chủ, cải thiện đời sống của nhân dân, giữ vững hòa bình, thực hiện thống nhất nước nhà”(6) Nghị quyết 15 kết luận: “Con đường phát triển cơ bản của cách mạng Việt Nam ở miền Nam là khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân” (6)
II Những nội dung chính cơ bản của Nghị quyết
ghị quyết chỉ rõ ra hai mâu thuẫn cơ bản của xã hội Việt Nam Đầu tiên chính là sự mâu thuẫn giữa một bên là chủ nghĩa đế quốc Mỹ xâm lược, giai cấp địa chủ phong kiến và bọn tư sản mại bản quan liêu thống trị miền Nam và một bên, là dân tộc, nhân dân cả nước Việt Nam, bao gồm nhân dân cả hai miền Nam, Bắc Tiếp theo đó chính là mâu thuẫn giữa hai con đường Xã hội chủ nghĩa với con đường Tư bản chủ nghĩa ở miền Bắc Hai mâu thuẫn này mặc dù mang tính chất khác nhau, song chúng có quan hệ biện chứng và tác động mạnh mẽ lẫn nhau
N
Chính từ sự phân tích các mâu thuẫn trên, Nghị quyết đã chỉ ra nhiệm vụ cơ bản của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới là: Nâng cao đoàn kết toàn dân, kiên quyết đấu tranh để giữ vững hoà bình, thực hiện thống nhất đất nước trên cơ sở độc lập và dân
Trang 9chủ, hoàn thành nhiệm vụ cách mạng dân tộc dân chủ trên cả nước; ra sức củng cố miền Bắc và từng bước đưa miền Bắc tiến lên chủ nghĩa Xã hội; xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ, tích cực góp phần vào bảo vệ hoà bình ở Đông Nam Á và thế giới
Đối với cách mạng miền Nam, Nghị quyết đã phân tích tình hình xã hội miền Nam sau năm 1954 có hai mâu thuẫn chính: Thứ nhất là, mâu thuần giữa nhân dân miền Nam với quân đế quốc xâm lược, chủ yếu là đế quốc Mỹ; thứ hai là mâu thuẫn giữa nhân dân mìền Nam, cơ bản nhất, là giai cấp nông dân với giai cấp địa chủ phong kiến Trong đó, mâu thuẫn giữa dân tộc ta với đế quốc Mỹ xâm lược cùng với tập đoàn thống trị Ngô Đình Diệm là mâu thuẫn chính và lớn nhất trong giai đoạn cách mạng hiện thời Nhiệm vụ cơ bản của cách mạng miền Nam là giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị đế quốc và phong kiến, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, thực hiện độc lập dân tộc và nông dân có ruộng để cày, góp phần xây dựng nên một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và lớn mạnh
Nhiệm vụ trước mắt là đoàn kết toàn dân, kiên quyết đấu tranh chống đế quốc xâm lược và gây chiến, đánh đổ chính quyền độc tài Ngô Đình Diệm, tay sai của đế quốc Mỹ; thành lập một chính quyền liên hiệp dân tộc, dân chủ ở miền Nam; thực hiện độc lập dân tộc và các quyền tự do dân chủ, cải thiện đời sống của nhân dân, giữ vững hoà bình; thực hiện thống nhất nước nhà trên cơ sở độc lập và dân chủ
Đường lối phát triển cơ bản của cách mạng ở miền Nam là khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân Con đường đó sử dụng sức mạnh của quần chúng, dựa vào lực lượng chính trị của nhân dân là chủ yếu, kết hợp với lực lượng vũ trang để đánh đổ ách thống trị của đế quốc và phong kiến, dựng nên chính quyền cách mạng của nhân dân
Về lực lượng tham gia cách mạng, Nghị quyết xác định rằng: lực lượng cách mạng chính là giai cấp công nhân, nông dân, tiểu tư sản và tư sản dân tộc, lấy liên minh công nông làm cơ sở Nghị quyết chủ trương thành lập một mặt trận dân tộc thống nhất riêng ở miền Nam, với cương lĩnh phù hợp với tính chất, nhiệm vụ và thành phần nhằm tập hợp rộng rãi tất cả các lực lượng chống lại chính quyền đế quốc và tay sai
Về vai trò của Đảng bộ miền Nam, Nghị quyết khẳng định: sự tồn tại và trưởng thành của Đảng bộ miền Nam dưới chế độ độc tài phát xít chính là yếu tố quyết định
Trang 10thắng lợi của phong trào cách mạng giải phóng miền Nam Điểm mấu chốt là phải củng
cố, xây dựng Đảng bộ miền Nam vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức
III Nguyên nhân Đảng ta quyết định thay đổi hình thức đấu tranh ở miền Nam Việt Nam
ào cuối năm 1958, đầu năm 1959, cách mạng miền Nam Việt Nam đứng trước những thử thách vô cùng khó khăn và ác liệt Với chính sách “tố Cộng, diệt Cộng” và đạo luật 10-59, chính quyền Mỹ - Diệm đã gây cho ta những tổn thất vô cùng nặng nề Chỉ tính từ tháng 7-1955 đến tháng
2-1956, chúng đã giết hại, giam cầm 93.362 cán bộ, đảng viên Từ 1955 đến 1958, chỉ tính riêng ở Nam Bộ, quân địch đã giết hại khoảng 68.000 cán bộ và đảng viên, bắt giam hơn 446.000 người
V
Vào tháng 12-1958, chúng đã đầu độc hàng nghìn tù nhân chính trị ở trại giam Phú Lợi, làm thiệt mạng nhiều chiến sĩ và cán bộ cách mạng Tháng 4-1959, Ngô Ðình Diệm tuyên bố "đặt miền Nam trong tình trạng khẩn cấp" Ngay sau đó, vào tháng 5-1959, Quốc hội của chính quyền Sài Gòn đã thông qua Luật 10/59, lê máy chém đi khắp các vùng nông thôn và thành thị miền Nam, công khai giết hại những người yêu nước, tàn sát đồng bào ta vô cùng man rợ
Tình hình trên chỉ ra rằng, với chính sách khủng bố, đàn áp tàn bạo của chính quyền bù nhìn Ngô Ðình Diệm, nhất là với các biện pháp tố Cộng, diệt Cộng ngày càng quyết liệt, thì phương châm đấu tranh chính trị đơn thuần cũng như đấu tranh chính trị kết hợp với vũ trang tự vệ như trước đó không còn phù hợp với thực tế tình hình Ðiều này đòi hỏi Ðảng phải có sự chuyển hướng chỉ đạo kịp thời để duy trì và phát triển phong trào cách mạng, đáp ứng đòi hỏi bức xúc của cán bộ, đảng viên và đồng bào yêu nước miền nam và cũng là đòi hỏi cấp bách của lịch sử đặt ra lúc bấy giờ, nhằm đưa sự nghiệp giải phóng miền nam, thống nhất đất nước của nhân dân ta vượt qua thử thách hiểm nghèo
Từ đó, thông qua Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương khoá II (tháng 1-1959), Đảng ta đã xác định rằng: Miền nam giờ đây đã trở thành hình thức “thuộc địa