Chính vì thế để nâng cao vốnkiến thức của bản thân về vấn đề này em xin chọn đề tài : “ Phân tích quy trình xây dựng Quyết định của Uỷ ban nhân dân tỉnh theo quy định của pháp luật hiện
Trang 1BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
BÀI THI KẾT THÚC HỌC
PHẦN
MÔN: Xây dựng văn bản pháp luật
Họ Và Tên : Trần Đăng Tuấn
Lớp : 4522
MSSV: 452225
0
Trang 2Mở đầu 3
Câu 1 : Phân tích quy trình xây dựng quyết định của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định của pháp luật hiện hành 4
I Xác định loại văn bản 4
II Phân tích quy trình xây dựng 4
1 Trình tự , thủ tục ban hành quyết định của uỷ ban nhân dân tỉnh 4
2 Phân tích quy trình xây dựng 4
Câu 2 : Soạn văn bản pháp luật để chủ thể có thẩm quyền giải quyết công việc sau : “ Đề ra các giải pháp bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh H “ 8
Kết luận 11
Danh mục tài liệu tham khảo : 12
Mở đầu
Trong bối cảnh chính quyền trung ương đang tiến hành những cải cách mạnh mẽ nhằm phân cấp, phân quyền cho chính quyền địa phương các cấp để mỗi địa
1
Trang 3phương có thể phát huy quyền chủ động, sáng tạo của mình trong quản lý nhà nước
ở địa phương, các cấp chính quyền địa phương phải làm gì để quản lý và phát triển? Chính quyền địa phương có thể sử dụng pháp luật như một công cụ quan trọng để quản lý và phát triển, thậm chí quản lý tốt và phát triển bền vững Văn bản pháp luật của chính quyền địa phương các cấp phải phục vụ đắc lực cho sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội ở địa phương Có thể thấy mặc dù quy trình ban hành văn bản pháp được quy định rõ ràng trong Luật Ban Hành Văn Bản Pháp Luật
2015 thế nhưng khi thực hiện thì hiệu quả chưa cao, chưa đảm bảo đúng trình tự, thủ tục luật định Số lượng văn bản đăng ký ban hành đạt tỷ lệ không cao, còn mang tính hình thức, còn nhiều lỗi về hình thức, kỹ thuật trình bày hầu hết các văn bản ban hành vẫn chưa đảm bảo về mặt trình tự, thủ tục và thể thức, kỹ thuật trình bày theo quy định của pháp luật Nguyên nhân chủ yếu là do đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác văn bản ở một số tỉnh, thành phố còn thiếu và yếu về trình độ năng lực, nhận thức máy móc về công tác soạn thảo Chính vì thế để nâng cao vốn kiến thức của bản thân về vấn đề này em xin chọn đề tài : “ Phân tích quy trình xây dựng Quyết định của Uỷ ban nhân dân tỉnh theo quy định của pháp luật hiện hành.“
Câu 1 : Phân tích quy trình xây dựng quyết định của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định của pháp luật hiện hành
I Xác định loại văn bản
Có thể thấy quyết định có thể là văn bản quy phạm pháp luật, cũng có thể là văn bản áp dụng pháp luật Thế nhưng theo đề bài Quyết định này được ban hành bởi chủ thề là Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nên nó có thể là văn bản quy phạm pháp luật nếu quyết định không thuộc các trường hợp sau đây : Quyết định phê duyệt kế hoạch; Quyết định giao chỉ tiêu cho từng cơ quan, đơn vị; Quyết định về chỉ tiêu biên chế cơ quan, đơn vị; quyết định về khoán biên chế, kinh phí quản lý hành chính cho từng cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân; Các quyết định khác không có nội dung quy định tại các Điều 28, 29 và 30 của Luật Ban Hành Văn Bản
2
Trang 4Quy Phạm Pháp Luật 2015 sửa đổi bổ sung 2020 ( căn cứ Nghị định số
34/2016/NĐ-CP sửa đổi bổ sung bởi nghị định 154/2020/NĐ-CP )
II Phân tích quy trình xây dựng.
1 Trình tự , thủ tục ban hành quyết định của uỷ ban nhân dân tỉnh
Theo chương IX Luật Ban Hành Văn Bản Quy Phạm Pháp Luật 2015, sửa đổi bổ sung 2020 thì quy trình xây dựng quyết định của uỷ ban nhân dân tỉnh như sau :
1 Đề nghị xây dựng quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
2 Soạn thảo quyết định
3 Lấy ý kiến về dự thảo quyết định;
4 Thẩm định dự thảo quyết định;
5 Ủy ban nhân dân xem xét, thông qua dự thảo quyết định; Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ký ban hành;
6 Đăng công báo
2.Phân tích quy trình xây dựng
Bước 1 Đề nghị xây dựng quyết định :
Đây là thủ tục đầu tiên trong quá trình xây dựng quyết định thế nên cần có sự nghiên cứu kĩ lưỡng nhằm xác định nhu cầu, tìm ra các chính sách quy định phù hợp thế nên chỉ có các cơ quan sau mới có thẩm quyền đề nghị : Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm đề nghị xây dựng quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
Đề nghị xây dựng quyết định phải nêu rõ tên gọi, sự cần thiết ban hành, đối tượng, phạm vi điều chỉnh, nội dung chính của quyết định, dự kiến thời gian ban hành, cơ quan chủ trì soạn thảo Đối với quyết định quy định những vấn đề được giao quy định chi tiết, cơ quan đề xuất phải rà soát văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước trung ương và nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp để xác định rõ nội dung, phạm vi giao quy định cụ thể Đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quyền, nghĩa vụ của doanh nghiệp phải gửi hồ sơ đề nghị xây dựng quyết định đến Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam để lấy ý kiến
3
Trang 5Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chủ trì phối hợp với Sở Tư pháp xem xét kiểm tra việc đề nghị ban hành quyết định, báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, quyết định việc xây dựng
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phân công cơ quan chủ trì soạn thảo
Bước 2 Soạn thảo :
Quá trình soạn thảo quyết định là một quá trình cần đến sự vận dụng tối đa về trí tuệ, năng lực chuyên môn của thành viên nhằm đảm bảo chất lượng về mọi mặt Việc soạn thảo quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được quy định tại Điều
127, 128 và 129 Luật năm 2015
Cơ quan soạn thảo có trách nhiệm: khảo sát, đánh giá thực trạng quan hệ xã hội ở địa phương; nghiên cứu đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước, văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên; xây dựng dự thảo và tờ trình dự thảo quyết định; đánh giá tác động văn bản trong trường hợp dự thảo quyết định có quy định
cụ thể các chính sách đã được quy định trong văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên; đánh giá tác động của thủ tục hành chính trong trường hợp được luật giao, đánh giá tác động về giới (nếu có); tổng hợp, nghiên cứu tiếp thu ý kiến, chỉnh lý hoàn thiện dự thảo quyết định
Bước 3 Lấy ý kiến vào dự thảo quyết định :
Sau khi soạn thảo, đề đảm bảo cho quyết định phù hợp với đối tượng thi hành thế nên dự thảo quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải được đăng tải toàn văn trên cổng thông tin điện tử của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong thời hạn ít nhất là 30 ngày để các cơ quan, tổ chức, cá nhân góp ý kiến; Cơ quan chủ trì soạn thảo tổ chức lấy ý kiến của cơ quan, tổ chức có liên quan Trong trường hợp lấy ý kiến của đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của quyết định thì cơ quan lấy ý kiến có trách nhiệm xác định những vấn đề cần lấy ý kiến và bảo đảm ít nhất là 30 ngày kể từ ngày tổ chức lấy ý kiến để các đối tượng được lấy ý kiến góp ý vào dự thảo văn bản Cơ quan, tổ chức được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được dự thảo văn bản
Dựa vào ý kiến đóng của các cơ quản, tổ chức, cá nhân, cơ quan chủ trì soạn thảo chính lí để hoàn thiện dự thảo bên cạnh đó còn phải đảm bảo sao cho quyết định
4
Trang 6được ban hành phù hợp với chủ trương, đường lối, chính sách của đảng và các tài liệu có liên quan đến quyết định, bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất của quyết định với hệ thống pháp luật
Bước 4 Thẩm định dự thảo quyết định :
Thẩm định dự thảo quyết định là thủ tục có ý nghĩa quan trọng trong quá trình xây dựng quyết định Hoạt động thẩm định quyết định thực hiển bởi Sở Tư Pháp.Cơ quan soạn thảo có trách nhiệm gửi dự thảo quyết định đến Sở Tư pháp để thẩm định chậm nhất là 20 ngày trước ngày Ủy ban nhân dân cấp tỉnh họp Đối với dự thảo quyết định liên quan đến nhiều lĩnh vực hoặc do Sở Tư pháp chủ trì soạn thảo thì Giám đốc Sở Tư pháp thành lập hội đồng tư vấn thẩm định, bao gồm đại diện các cơ quan, tổ chức có liên quan, các chuyên gia, nhà khoa học Tổng số thành viên Hội đồng tư vấn thẩm định do Giám đốc Sở Tư pháp quyết định
Khi thẩm định dự thảo quyết định của Uỷ ban nhân dân tỉnh cần tập trung vào vấn
đề chính như : Sự phù hợp của nội dung quyết định, phạm vi điều chỉnh, tính hợp hiến, hợp pháp tính thống nhất với hệ thống văn bản pháp luật
Hồ sơ thẩm định gồm: Dự thảo Tờ trình Ủy ban nhân dân về dự thảo quyết định;
Dự thảo quyết định; Bản tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến góp ý của cơ quan, tổ chức, cá nhân; bản chụp ý kiến góp ý; Tài liệu khác (nếu có) Tài liệu quy định (1), (2) được gửi bằng bản giấy, tài liệu còn lại được gửi bằng bản điện tử Trên cơ sở nghiên cứu và kết quả cuộc họp thẩm định về dự thảo, Sở Tư pháp có trách nhiệm hoàn thành báo cáo thẩm định gửi cơ quan soạn thảo (Sở Tư pháp có trách nhiệm thẩm định trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ) Sau khi tiền hành thẩm định dự thảo quyết định, Sở Tư pháp phải thể hiện quan điểm về chất lượng của dự thảo Trường hợp Sở Tư pháp kết luận dự thảo chưa đủ điều kiện trình thì phải nêu rõ lý do trong báo cáo thẩm định Cơ quan chủ trì soạn thảo có trách nhiệm giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định để chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo quyết định và đồng thời gửi báo cáo giải trình, tiếp thu kèm theo dự thảo văn bản đã được chỉnh lý đến Sở Tư pháp khi trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh dự thảo quyết định
Bước 5 Ủy ban nhân dân xem xét, thông qua dự thảo quyết định :
5
Trang 7Sau khi có đủ cơ sở để đánh giá mức độ hoàn thiện của dự thảo quyết định, cơ quan soạn thảo phải tiến hành thủ tục trình dự thảo quyết định tới Uỷ ban nhân dân tỉnh, đối với các dự thảo quyết định chất lượng Uỷ ban nhân dân tỉnh tiến hành thảo luận, chỉnh lí và thông qua Để các thành viên Ủy ban nhân dân có thời gian nghiên cứu dự thảo trước khi xem xét, thông qua, Luật năm 2015 quy định cụ thể tại Điều 131 như sau: “Cơ quan soạn thảo gửi hồ sơ dự thảo quyết định đến các thành viên Ủy ban nhân dân chậm nhất là 03 ngày trước ngày Ủy ban nhân dân họp” Theo quy định của Luật năm 2015, tùy theo tính chất và nội dung của dự thảo quyết định, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định phương thức xem xét, thông qua dự thảo quyết định Dự thảo quyết định được thông qua khi có quá nửa tổng số thành viên ủy ban nhân dân biểu quyết, tán thành Đối với các dự thảo không đạt chất lượng sẽ được trả lại cơ quan soạn thảo để chỉnh sửa và tiếp tục hoàn thiện
Bước 6 Đăng công báo:
Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, chính quyền địa phương ở đơn vị hành
chính - kinh tế đặc biệt phải được đăng Công báo cấp tỉnh và phải được đưa tin trên các phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương
Câu 2 : Soạn văn bản pháp luật để chủ thể có thẩm quyền giải quyết công việc sau : “ Đề ra các giải pháp bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh H “
Hiện nay, vấn đề ô nhiễm môi trường đang là chủ đề nóng trên các mặt báo và nhận được rất nhiều sự quan tâm của người dân Thông qua các phương tiện truyền thông, chúng ta có thể dễ dàng thấy được các hình ảnh, cũng như các bài báo phản ánh về thực trạng môi trường.Đặc biệt ở tỉnh H theo ước tính, trong tổng số 65 khu công nghiệp trong tỉnh thì có trên 60% khu công nghiệp chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung Tại các đô thị, chỉ có khoảng 60% - 70% chất thải rắn được thu gom, cơ sở hạ tầng thoát nước và xử lý nước thải, chất thải nên chưa thể đáp ứng được các yêu cầu về bảo vệ môi trường Hầu hết lượng nước thải bị nhiễm dầu mỡ, hóa chất tẩy rửa, hóa phẩm nhuộm Ô nhiễm môi trường tác động xấu tới đời sống
6
Trang 8sinh hoạt cũng như cảnh quan của tỉnh H Chính vì thế cần đề ra chỉ thị để giải
quyết vấn đề trên
Bài làm
UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH H
Số : 27/ CT-UBND
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc
H, ngày 24 tháng 12 năm 2021
CHỈ THỊ
VỀ MỘT SỐ NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH H
Thời gian qua, công tác bảo vệ môi trường đã được Đảng và Nhà nước quan tâm chỉ đạo, là một trong ba trụ cột phát triển bền vững, đã tạo được sự chuyển biến và đạt được một số kết quả bước đầu quan trọng Tuy nhiên, ô nhiễm môi trường vẫn tiếp tục gia tăng, xảy ra nhiều sự cố gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất của nhân dân Nguyên nhân của tình trạng trên là do
7
Trang 9nhận thức, ý thức trách nhiệm của các ngành, các cấp, doanh nghiệp và người dân còn hạn chế Trong thời gian tới, nhiệm vụ bảo vệ môi trường hết sức nặng nề, nhiều vấn đề môi trường tích tụ chưa được giải quyết; biến đổi khí hậu diễn biến nhanh, phức tạp, đặt ra nhiều thách thức lớn đối với công tác bảo vệ môi trường
Để khắc phục những hạn chế, tạo bước chuyển biến căn bản trong công tác bảo vệ môi trường, thu gom và xử lý rác thải trên địa bàn tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh Chỉ thị:
1 Về quan điểm chỉ đạo:
1.1 Yêu cầu thủ trưởng các sở, ban, ngành cấp tỉnh và Chủ tịch UBND các huyện, thành phố H tổ chức quán triệt và thực hiện nghiêm chỉnh các Nghị quyết Số: 06/NQ-CP; chỉ đạo của UBND tỉnh về bảo vệ môi trường, thu gom và xử lý rác thải Thủ trưởng các sở, ban, ngành cấp tỉnh và Chủ tịch UBND các huyện, thành phố chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh và Chủ tịch UBND tỉnh đối với những nhiệm vụ đã được giao về bảo vệ môi trường, thu gom và xử lý rác thải
1.2 Giao Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan đầu mối thống nhất tham mưu
về công tác bảo vệ môi trường và quản lý chất thải; các sở, ngành căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm chủ động triển khai thực hiện các nhiệm
vụ quản lý nhà nước về môi trường và quản lý chất thải, phối hợp chặt chẽ với Sở Tài nguyên và Môi trường trong quá trình tổ chức thực hiện để tạo được phong trào sâu, rộng với sự tham gia của các tổ chức chính trị - xã hội, cộng đồng, doanh nghiệp và nhân dân
2 Về quy hoạch thu gom và xử lý chất thải
2.1 Giao Sở Xây dựng:
- Chủ trì phối hợp với các sở, ngành và UBND các huyện, thành phố tiến hành rà soát điều chỉnh Đồ án quy hoạch quản lý chất thải rắn vùng tỉnh H đến năm 2025 đảm bảo quy hoạch và xác định rõ các điểm xử lý chất thải rắn sinh hoạt đến cấp
xã hoặc cụm xã
- Trên cơ sở đề xuất của UBND các huyện, thành phố, tổng hợp, phối hợp với các ngành tiến hành kiểm tra thực tế (nếu cần) và tham mưu cho UBND tỉnh điều
8
Trang 10chỉnh Đồ án quy hoạch quản lý chất thải rắn vùng tỉnh H đến năm 2025 Thời gian hoàn thành báo cáo UBND tỉnh trước ngày 15/2/2022
2.2 Giao UBND các huyện, thành phố:
- Chỉ đạo UBND các xã tiến hành rà soát, xác định địa điểm xử lý rác thải sinh hoạt, điểm đổ chất thải rắn (đất đá thải) của xã; tổ chức họp nhân dân thông báo về chủ trương quy hoạch và xây dựng bãi rác, điểm đổ thải chất thải rắn (đất, đá thải)
để tạo sự đồng thuận trong nhân dân Thời gian hoàn thành gửi UBND các huyện trước ngày 25/6/2022 kèm theo sơ đồ vị trí điểm quy hoạch (xác định rõ về diện tích với các điểm khép góc cụ thể) và biên bản họp nhân dân
- UBND các huyện, thành phố tiến hành kiểm tra thực tế để xác định các vị trí xử
lý rác thải phù hợp theo danh sách các xã đề xuất Tổng hợp danh sách các điểm xử
lý rác thải trên địa bàn gửi Sở Xây dựng (kèm theo sơ đồ từng vị trí với diện tích
và các điểm khép góc) trước ngày 15/7/2022 để tổng hợp
3 Về giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải:
3.1 Giao Sở Xây dựng hoàn thành phương án giá dịch vụ xử lý chất thải rắn sinh hoạt được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước theo hình thức giá tối đa trình UBND tỉnh ban hành trong tháng 7/2022
3.2 Giao Sở Tài chính chủ trì tiến hành rà soát mức giá dịch vụ thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh, sở tài chính tham mưu cho UBND tỉnh điều chỉnh đảm bảo phù hợp với thực tế của tỉnh và định hướng xã hội hóa công tác thu gom và xử
lý rác thải
4 Về kinh phí sự nghiệp môi trường:
4.1 Giao Sở Tài chính tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc quản lý, sử dụng nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường theo quy định tại các huyện, thành phố 4.2 UBND các huyện, thành phố phân bổ 100% kinh phí sự nghiệp môi trường được UBND tỉnh giao hàng năm cho công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường và hỗ trợ thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt 5.Chế độ báo cáo:
9