1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đề án kinh doanh xuất khẩu thép việt nam sang lào

39 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đề Án Kinh Doanh Xuất Khẩu Thép Việt Nam Sang Lào
Tác giả Hà Dương Thúy Quỳnh, Bùi Thùy Trang, Nguyễn Thị Khánh Huyền, Đặng Thanh Nhàn, Nguyễn Tuyết Mai
Người hướng dẫn PGS.TS. Đặng Hoàng Linh
Trường học Học Viện Ngoại Giao
Chuyên ngành Kinh Tế Quốc Tế
Thể loại Đề án
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 39
Dung lượng 4,35 MB

Cấu trúc

  • I. Tổng quan về thị trường thép (5)
    • 1. Thị trường thép tại Việt Nam (5)
    • 2. Thị trường thép tại Lào (6)
  • II. Phân tích thị trường Lào (7)
    • 1. Phân tích môi trường vĩ mô (7)
      • 1.1. Môi trường chính trị (Politics) (7)
      • 1.2. Môi trường pháp luật (Legal) (10)
      • 1.3. Môi trường kinh tế (Economics) (11)
      • 1.4. Môi trường văn hóa - xã hội (Socio-culture) (15)
      • 1.5. Môi trường công nghệ (Technology) (18)
      • 1.6. Môi trường tự nhiên (Environment) (19)
    • 2. Phân tích môi trường vi mô (20)
      • 2.1. Đối thủ cạnh tranh (20)
      • 2.2. Sản phẩm thay thế (23)
      • 2.3. Đơn vị cung cấp (24)
      • 2.4. Khách hàng (25)
    • 3. Đánh giá môi trường kinh doanh (25)
      • 3.1. Cơ hội (25)
      • 3.2. Thách thức (26)
  • III. Phương thức thâm nhập và chiến lược kinh doanh tại thị trường Lào (28)
    • 1. Phương thức thâm nhập thị trường (28)
      • 1.1. Các phương thức thâm nhập thị trường (28)
      • 1.2. Lựa chọn phương thức thâm nhập thị trường (31)
    • 2. Chiến lược kinh doanh (33)

Nội dung

KẾT LUẬN...34TÀI LIỆU THAM KHẢO...35LỜI MỞ ĐẦUVới vị trí địa lý đắc địa cùng tiềm năng kinh tế đang phát triển, Lào đang thuhút lượng lớn sự chú ý của các doanh nghiệp quốc tế, trong đó

Tổng quan về thị trường thép

Thị trường thép tại Việt Nam

Việt Nam là một trong những nước sản xuất thép lớn tại khu vực Đông Nam Á. Theo WSA, sản xuất thép thô của Việt Nam đạt gần 20 triệu tấn, đứng vị trí số 1 Đông Nam Á và đứng thứ 13 năm 2022.

Theo báo cáo của VIRAC, trong 6 tháng đầu năm 2023, sản xuất thép thành phẩm của Việt Nam đạt hơn 13 triệu tấn, giảm khoảng 21% so với cùng kỳ năm

2022 Cùng với đó, tiêu thụ thép thành phẩm đạt khoảng 12,5 triệu tấn, giảm khoảng 17% so với cùng kỳ năm 2022.

Hình 1: Tình hình sản xuất thép thành phẩm năm 2023

Mặc dù bán hàng thép thành phẩm sụt giảm nhưng xuất khẩu thép vẫn thấy sự tăng trưởng Tính chung 8 tháng đầu năm 2023, Việt Nam đã xuất khẩu khoảng7,38 triệu tấn thép tăng 24,44% so với cùng kỳ năm trước (VITIC, 2023).

Hình 2: Tình hình xuất khẩu thép Việt Nam 9 tháng đầu năm

Nguồn: Bản tin Hiệp hội Thép tháng 10/2023

Thị trường xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam trong 8 tháng đầu năm 2023 là: khu vực ASEAN (31,64%), Khu vực EU (25,44%), Hoa Kỳ (9,71%), Ấn Độ (5,46%) và Brazil (3,39%) Với thị trường Lào, tính trong nửa đầu năm, Việt Nam xuất khẩu thép đạt 23 triệu USD.

Tuy vậy, xuất khẩu thép Việt Nam sang thị trường khu vực và quốc tế vẫn còn gặp một số thách thức nhất định về yêu cầu môi trường và bền vững; cũng như các biến động trong chính sách thương mại quốc tế.

Hiện nay nhu cầu thị trường thép trong nước đang xuống thấp do thị trường bất động sản trong nước đóng băng Các chính sách tín dụng bất động sản siết chặt,thị trường trái phiếu doanh nghiệp gặp khó khăn, lãi suất tăng cao, lạm phát,… đang gây ra nhiều khó khăn cho thị trường bất động sản Đây cũng là một vấn đề đáng quan ngại đối với ngành thép Việt Nam, do không luân chuyển được số lượng thép tồn kho, dẫn đến nhiều thiệt hại về chất lượng sản phẩm.

Thị trường thép tại Lào

Kể từ ngày 1/1/2019, lệnh dừng cấp phép nhập khẩu sắt thép và xi măng củaChính phủ chính thức có hiệu lực được coi là sẽ hỗ trợ cho cạnh tranh của sản phẩm sắt thép trong nước với sản phẩm nhập khẩu, tuy nhiên thách thức đặt ra cho các nhà sản xuất nội địa vẫn là bài toán chất lượng, vốn đầu vào quá lớn do nguyên liệu và thiết bị phần lớn là nhập khẩu, bên cạnh đó là khó khăn của doanh nghiệp sản xuất sắt thép khi tìm kiếm ngoại tệ để nhập khẩu Trong khi chi phí đầu tư thăm dò khai thác nguồn nguyên liệu tự nhiên cho ngành công nghiệp sản xuất sắt thép lại quá lớn, gây trở ngại đối với doanh nghiệp trong nước

Thêm nữa, ảnh hưởng tiêu cực từ dự án đường sắt Lào – Trung, khi các loại vật liệu cho dự án trong đó có mặt hàng sắt thép được ưu tiên nhập khẩu từ Trung Quốc, sắt thép nội địa chỉ cung cấp cho một số hạng mục phụ của dự án đường sắt trên, mặc dù giá nhập từ Trung Quốc cao hơn lên đến 6.2 triệu Kíp/ tấn thép, trong khi giá trong nước chỉ là 5.8 triệu Kíp/ tấn Tương lai, khi tuyến đường sắt đi vào vận hành, chi phí vận tải rẻ hơn, khả năng trọng tải lớn hơn thì sản phẩm sắt thép Trung Quốc sẽ lấn át hoàn toàn sản phẩm trong nước.

Nhìn chung, thị trường thép tại Lào chưa có những khởi sắc nhất định, và còn có nhiều hạn chế.

Phân tích thị trường Lào

Phân tích môi trường vĩ mô

1.1 Môi trường chính trị (Politics)

Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào là một nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa độc đảng Đảng chính trị hợp pháp duy nhất là Đảng Nhân dân Cách mạng Lào (LPRP) Người đứng đầu nhà nước là Chủ tịch nước Thongloun Sisoulith Người đứng đầu chính phủ hiện tại là Thủ tướng Phankham Viphavanh Chính sách của chính phủ được Đảng định đoạt thông qua 9 thành viên của Bộ Chính trị Đảng Nhân dân Cách mạng Lào và 49 thành viên của Ủy ban Trung ương Đảng. Những quyết định quan trọng của chính phủ được xem xét chặt chẽ bởi Hội đồng

Mô hình chính trị trên đảm bảo cho Đảng Nhân dân Cách mạng Lào quyền lãnh đạo toàn diện đối với toàn bộ hệ thống chính trị đất nước, kiểm soát tuyệt đối các lực lượng vũ trang (quân đội và công an) với tư cách là công cụ của đảng cầm quyền và của chế độ chính trị - xã hội do Đảng xây dựng và lãnh đạo.

Lào là quốc gia có tình hình chính trị nội bộ khá ổn định Sự ổn định chính trị này luôn được coi là cơ hội thuận lợi và hấp dẫn nhất cho hoạt động đầu tư và sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam

Tuy nhiên, mô hình thể chế chính trị được vận hành ở Lào có xuất phát điểm kinh tế - xã hội tương đối lạc hậu, đã và đang gặp phải một số hạn chế nhất định

Thứ nhất, sự năng động và tính hiệu quả của các hoạt động kinh tế - xã hội ở Lào nhìn chung còn thấp do sự đổi mới về chính trị còn chậm, chưa đồng bộ và chưa theo kịp với đổi mới kinh tế, nhất là đổi mới về tổ chức, thể chế, cơ chế, chính sách trong hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội Hệ thống chính trị Lào vẫn còn cồng kềnh, hiệu lực, hiệu quả hoạt động còn thấp, chưa ngang tầm với nhiệm vụ mà Đảng và Chính phủ Lào đặt ra Hạn chế này phần lớn cũng là do tính chịu trách nhiệm của từng cá nhân lãnh đạo trong hệ thống chính trị chưa cao Thêm vào đó, biên chế của hệ thống chính trị ngày càng gia tăng, nhưng chất lượng công vụ nhìn chung còn thấp, chưa đáp ứng được đòi hỏi của yêu cầu đổi mới và hội nhập quốc tế.

Việc xây dựng, hoàn thiện nhà nước pháp quyền XHCN ở Lào tuy có nhiều tiến bộ, song cũng còn nhiều hạn chế Nguyên tắc kiểm soát quyền lực nhà nước còn nhiều bất cập Số lượng các văn bản luật ngày càng gia tăng nhưng hiệu lực pháp lý chưa cao Việc phát huy dân chủ ở mọi ngành, mọi cấp chưa đi liền với bảo đảm kỷ cương, kỷ luật và pháp luật Hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước Lào còn nhiều hạn chế; cải cách hành chính còn chậm chạp, cải cách tư pháp còn nhiều lúng túng

Thứ hai, vấn đề tham nhũng, hối lộ, lãng phí có chiều hướng gia tăng Hiện nay, song song với với những thành tựu đạt được trong lĩnh vực kinh tế - xã hội, nạn tham nhũng, hối lộ, lãng phí trong hệ thống công quyền và khu vực kinh tế nhà nước ở Lào đang là một vấn đề nhức nhối Vì thế, phòng chống tham nhũng, hối lộ đang trở thành trọng điểm công tác của các cơ quan Đảng, Nhà nước, Quốc hội và Chính phủ Lào từ sau Đại hội X (2016) và XI (2021) Bên cạnh tham nhũng, tệ lãng phí, xài sang cũng là một vấn nạn trong các cơ quan công quyền, làm tổn hại không nhỏ đến ngân sách nhà nước.

Tham nhũng, hối lộ ở Lào tồn tại từ lâu, dưới nhiều hình thức Có nhiều trường hợp tham những kiểu tập thể hoặc theo nhóm Có những trường hợp tham nhũng do coi thường pháp luật, không sợ bị bắt vì có thế lực chống lưng

Năm 2020, hơn 1.561 tỷ Kip và 147.387 USD đã bị tham ô, tham nhũng ở Lào. Năm 2022, chỉ số tham nhũng ở Lào là 31/100 và là quốc gia ít tham nhũng thứ

Biểu đồ 1: Chỉ số tham nhũng của Lào qua các năm

Nguồn: Trading Economics Thứ ba, vấn đề suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống của không ít cán bộ, đảng viên trong nội bộ ở Lào Cùng với tình trạng tham nhũng, hối lộ, lãng phí,vấn đề suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống của nhiều cán bộ, đảng viên trong nội bộ Đảng và Nhà nước Lào đã được dư luận báo chí Lào chỉ rõ với những biểu hiện khá đa dạng Tình trạng này có ở một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên của Đảng, Nhà nước Lào và diễn biến ngày càng phức tạp đã khiến không ít người có chức có quyền bị kỷ luật.

Những hạn chế tồn tại trong hệ thống chính trị không chỉ có thể tác động tiêu cực đến bộ mặt quốc gia, làm giảm niềm tin ở nhân dân, mà còn ảnh hưởng đến niềm tin và quyết định của các doanh nghiệp nước ngoài khi tham gia hoạt động kinh doanh quốc tế tại Lào.

1.2 Môi trường pháp luật (Legal)

Các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vào Lào hiện nay rất khó lường trước những rủi ro, nhất là khi hệ thống pháp luật liên quan đến đầu tư tại Lào đang trong quá trình sửa đổi, hoàn thiện nên có nhiều thay đổi, mâu thuẫn, thiếu minh bạch và khó tiếp cận, dẫn đến những trở ngại đáng tiếc trong quá trình triển khai dự án ở Lào Việc xử phạt các hợp đồng không được hiểu rõ ở Lào và quyền sở hữu tài sản có thể chồng chéo hoặc mâu thuẫn với các quy định khác.

Thủ tục hải quan đang được cải thiện xuyên suốt, nhưng một số cải cách vẫn chưa rõ ràng Tốc độ thông quan đã được cải thiện rõ rệt trong những năm gần đây thông qua việc tinh giản quy trình theo các phương pháp như sử dụng hệ thống điện tử - SMART-Tax và mô-đun e-mainfest - để tăng cường quản lý và kiểm tra hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu Do đó, thời gian xử lý thủ tục hải quan đã giảm 10% từ mức trung bình là 9 giờ trong năm 2018 xuống còn 8 giờ 10 phút vào năm 2019 Chi phí cho một container vận chuyển tiêu chuẩn đã giảm từ 2100 USD xuống 1810 USD vào năm 2016.

Vào tháng 2 năm 2018, Chính phủ Lào đã ban hành Lệnh số 2 về Cải thiện các Quy định và Cơ chế Điều phối Kinh doanh tại CHDCND Lào, với kỳ vọng cải thiện vị trí của Lào trong xếp hạng Mức độ dễ dàng kinh doanh của Ngân hàng Thế giới (Ease of Doing Business của World Bank) Nhờ đó, quá trình thành lập doanh nghiệp nhanh chóng hơn do đơn giản hóa các thủ tục xin giấy phép và đăng ký con dấu công ty từ 174 ngày xuống còn dưới 40 ngày.

Quản lý thuế luôn được coi là một trong những rào cản lớn nhất đối với thương mại ở Lào trong các cuộc khảo sát đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Về cơ bản hệ thống pháp luật, pháp quy của Lào đã tương đối đầy đủ, tuy nhiên trên thực tế áp dụng còn nhiều bất cập, mức độ chấp hành pháp luật thấp, do đó tồn tại rủi ro nhất định về mặt luật pháp đối với các nhà đầu tư nước ngoài.

1.3 Môi trường kinh tế (Economics)

Phân tích môi trường vi mô

Hiện nay, Lào sở hữu hơn 20 nhà máy thép, cung ứng khoảng tổng nhu cầu sử⅕ dụng mặt hàng này của cả nước Trong đó, tiêu biểu nhất là công ty Công nghiệpThép Thủ đô (VSI) và nhà máy sản xuất thép Whessoe

Công ty Công nghiệp Thép Thủ đô (VSI) được thành lập năm 1994 và bắt đầu hoạt động sản xuất từ năm 1996 Đến năm 2010, công ty thực hiện tăng vốn điều lệ lên 40 tỷ Kip, trong khi tổng vốn đầu tư hiện đạt khoảng 50 triệu USD, tương đương 456,2 tỷ kip Công ty có tổng số hơn 400 công nhân, năng lực sản xuất bình quân 300.000-350.000 tấn/năm Tuy nhiên, công suất hiện tại chỉ đạt 20%, tương đương 60.000 tấn/năm do tình hình kinh tế trong và ngoài nước khó khăn, nhiều dự án tạm dừng xây dựng Hiện, VSI đã có chi nhánh ở khắp các tỉnh thành trong cả nước, có quy trình sản xuất được chú trọng kiểm tra chất lượng từ khâu sản xuất cho đến khi xuất xưởng, đều đạt tiêu chuẩn chứng nhận quốc gia và chứng nhận ISO 9001-2015.

Nhà máy sản xuất thép Whessoe nằm ở vùng ngoại ô của Thủ đô Viêng Chăn,

Lào Tại đây, thép được chế biến và tiêu thụ phần lớn để phục vụ cho ngành khai thác mỏ, cơ khí thủy điện và xây dựng Whessoe, được thành lập ở Anh cách đây hơn 230 năm và có trụ sở chính tại Malaysia từ năm 1999 Whessoe đã nhìn thấy cơ hội tại Lào và đầu tư một nhà máy sản xuất lâu dài tại thủ đô nước này, bắt đầu với dự án thủy điện Nam Ngun 2 và gần đây là Xayaburi và Nam Kong 3. Được trang bị thiết bị chế tạo thép hạng nặng hiện đại, Whessoe có thể sản xuất các linh kiện thép trong nước theo tiêu chuẩn quốc tế cao nhất mà không phải nhập khẩu từ các nước láng giềng Với chứng nhận ISO, công ty đã khẳng định vị trí hàng đầu của mình trong lĩnh vực chế tạo thép với sự hỗ trợ của các chuyên gia của họ tại các nhà máy ở Malaysia, Vương quốc Anh và Philippines. Whessoe với văn hóa và thái độ làm việc linh hoạt, chuẩn mực cùng khẩu hiệu

“Can do” là những yếu tố then chốt giúp doanh nghiệp thành công và tạo nên sự khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh khác tại Lào

Sản phẩm thép Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường Lào sẽ phải cạnh tranh gay gắt với mặt hàng thép có nguồn gốc từ Trung Quốc và Thái Lan Theo cơ sở dữ liệu COMTRADE của Liên Hợp Quốc (2022) về thương mại quốc tế, Trung

Quốc là một trong những thị trường có sản lượng xuất khẩu thép lớn nhất sang Lào.

Biểu đồ 6: Lào nhập khẩu sắt và thép từ Trung Quốc

Nguồn: Trading Economics Biểu đồ trên cho thấy trong giai đoạn 2013-2021, mặt hàng sắt thép Trung Quốc nhập khẩu vào thị trường Lào với giá trị xấp xỉ 20 triệu USD vào năm 2013, chạm đỉnh vào năm 2017 với giá trị xấp xỉ 352 triệu USD, sau đó giảm xuống còn khoảng 130 triệu USD vào năm 2018 và 105 triệu USD vào năm 2020. Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do kinh tế Lào nói riêng và kinh tế toàn cầu nói chung phải đối mặt với toàn cảnh kinh tế ảm đạm do Covid 19 gây ra, chính sách cắt giảm sản lượng thép và các quy định kiểm định chất lượng gắt gao, chống bán phá giá tại Trung Quốc

Cũng theo số liệu của COMTRADE (2022), nhập khẩu sắt thép từ Thái Lan của Lào lần lượt là 130 triệu USD và 107 triệu USD vào năm 2013 và 2014, giảm sâu vào năm 2015 với giá trị xấp xỉ 25 triệu USD, giữ ổn định trong giai đoạn 2016-

2018 và giảm dần trong ba năm tiếp theo Giá trị nhập khẩu thép từ thị trườngThái Lan của Lào giảm xuống chủ yếu là do sự tăng giá bán thép của Thái Lan trong những năm gần đây khi ngành công nghiệp sản xuất thép của nước này phải đối mặt với nhiều khó khăn như chi phí sản xuất cao, từ giá nguyên liệu thô, giá điện cho tới lương tối thiểu hàng ngày đều gia tăng Bên cạnh đó, các nhà sản xuất thép tại Thái Lan trong giai đoạn này được chính phủ khuyến khích sản xuất thép chất lượng cao nhằm hướng tới các phân khúc thị trường cao cấp ít cạnh tranh hơn

Biểu đồ 7: Lào nhập khẩu sắt và thép từ Thái Lan

Hiện nay, trên thế giới đã xuất hiện một số sản phẩm được mong đợi sẽ thay thế thép trong tương lai như: chất dẻo phức hợp nano, sợi carbon fiber, thanh polymer cốt sợi hay gỗ siêu cứng Tại Lào, các sản phẩm làm từ gỗ được người tiêu dùng khá ưa chuộng do chi phí rẻ và độ bền khá cao Bên cạnh đó, chính phủ Lào trong những năm gần đây đã đưa ra những chiến lược nhằm phát triển ngành công nghiệp gỗ hướng tới chuyển đổi ngành lâm nghiệp thành trụ cột trung tâm của nền kinh tế xanh mới 108.000 ha rừng sản xuất của nhà nước đã được chứng nhận độc lập và các hệ thống theo dõi tính hợp pháp của gỗ trong toàn bộ chuỗi giá trị đang được phát triển Tuy nhiên, với tính chất tự nhiên của gỗ thì vẫn khó có thể cạnh tranh trực tiếp với các sản phẩm thép nói chung Mặt khác, trong giai đoạn từ 2016-2021, chính phủ Lào đã ban hành chỉ thị quy định cấm xuất khẩu gỗ tròn, gỗ tấm, gỗ xẻ… để đối phó với nạn phá rừng làm giảm nguồn cung gỗ trầm trọng tại nước này (Báo Hà Tĩnh, 2021)

Ngoài ra, sắt, nhựa và gốm sứ cũng là những sản phẩm có công dụng thay thế thép được người tiêu dùng Lào lựa chọn tùy theo tính chất ứng dụng trong tiêu dùng Theo số liệu thống kê năm 2022 của Bộ công thương Lào, các sản phẩm nhựa chiếm phần lớn trong nhóm hàng hóa nhập khẩu của Lào với giá trị lên tới khoảng 200 triệu USD/năm Ngoài ra, Thủ tướng Lào cũng nhấn mạnh, một số bộ phận người dân ưa sử dụng các sản phẩm làm từ nhựa, đặc biệt là tại các lễ hội ở Lào thì số lượng các sản phẩm nhựa được sử dụng ngày càng nhiều (Báo điện tử VOV, 06/2023) Đặc tính của sản phẩm từ nhựa là giá cả rẻ, tiện lợi, dễ sử dụng nên được tiêu thụ đáng kể trong đời sống sinh hoạt của người dân nước này.

Vì số lượng các mặt hàng thay thế thép có chất lượng tương đồng chiếm phần lớn thị trường tiêu thụ tại Lào nên chi phí chuyển đổi thấp Nguyên nhân chính là do chất lượng sản phẩm ít cải tiến, buôn bán nhỏ lẻ và chưa xây dựng được chiến lược kinh doanh rõ ràng

Chính phủ Lào mong muốn thúc đẩy sản xuất nội địa, hạn chế nhập khẩu, đặc biệt là mặt hàng kim loại trong đó có thép Do đó, chính phủ đã đưa ra những giải pháp, chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất thép trong nước giải quyết khó khăn trong tình hình kinh tế ảm đạm trên toàn cầu Tuy nhiên, theo Phó Chủ tịchTập đoàn Vật liệu xây dựng (CMG) của Lào, sự gia tăng số lượng doanh nghiệp sản xuất thép quy mô nhỏ đang “bóp nghẹt” ngành thép nước này Sự cạnh tranh nhỏ lẻ giữa các công ty trong nước để tranh giành khách hàng buộc giá bán thép giảm xuống Một vấn đề đặt ra được người dân bắt đầu quan tâm chính là chất lượng của mặt hàng này so với giá cả của chúng Ông Phisith Sayathith, Phó Chủ tịch Công nghiệp thép Viêng Chăn cho biết: “Có nhiều công ty sản xuất thép kém chất lượng với giá rẻ để thu hút khách hàng” Một cuộc kiểm tra do CMG thực hiện đã cho thấy chất lượng thép do hầu hết các công ty thép quy mô nhỏ này sản xuất không tuân thủ các tiêu chuẩn Thách thức đặt ra cho các nhà sản xuất nội địa vẫn là bài toán chất lượng, vốn đầu vào quá lớn do nguyên liệu phần lớn là nhập khẩu, bên cạnh đó là khó khăn của doanh nghiệp sản xuất sắt thép khi tìm kiếm ngoại tệ để nhập khẩu Trong khi chi phí đầu tư thăm dò khai thác nguồn nguyên liệu tự nhiên cho ngành công nghiệp sản xuất thép lại quá lớn, gây trở ngại đối với doanh nghiệp trong nước

Lào với dân số khoảng 7.4 triệu người, nhu cầu sử dụng thép cho xây dựng và phục vụ cuộc sống sinh hoạt, sản xuất cũng ngày càng tăng Tuy nhiên, so với các quốc gia khác trong khối ASEAN, ngành công nghiệp thép của Lào vẫn đang trong giai đoạn tìm định hướng phát triển, với những khó khăn trong khai thác, chế biến, kiểm định chất lượng và bán thành phẩm Mức độ sử dụng thép hầu hết tập trung nhiều vào những dự án trọng điểm có chi phí đầu tư lớn tại các tỉnh, thành phố lớn Do trình độ học vấn chưa cao và dân số nhỏ nên thu nhập tính trên đầu người và sức mua của người dân Lào còn khiêm tốn Bên cạnh đó, việc đào tạo chuyên môn cho người lao động về các kiến thức, kinh nghiệm thực hành liên quan đến ngành thép tại Lào cũng chưa được chú trọng và khai thác triệt để Trong những năm gần đây, chính phủ Lào đang tích cực đầu tư vào xây dựng các dự án công như cầu, đường bộ, đường sắt hay đập thủy điện nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, chất lượng cơ sở hạ tầng vật chất và cải thiện tình hình kinh tế tại Lào Do đó, nhu cầu về thép nhập khẩu cũng tăng lên đáng kể

Năng lực sản xuất của các doanh nghiệp thép trong nước chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng nội địa, đặc biệt là yếu tố chất lượng sản phẩm, mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp thép nước ngoài cung ứng sản phẩm phù hợp với thị hiếu của người dân.

Đánh giá môi trường kinh doanh

Thứ nhất, Lào có nhiều chính sách ưu đãi đặc biệt dành cho Việt Nam Mối quan hệ hợp tác thương mại giữa Lào - Việt Nam là hợp tác đặc biệt và có truyền thống từ lâu đời, kể từ lãnh đạo cấp cao nhà nước đến các cấp bộ, ngành Hai bên ký Hiệp định Thương mại song phương và Thương mại biên giới từ năm 2015.

Lào luôn tăng cường xúc tiến và phát triển thương mại biên giới và dịch vụ thương mại kết nối với logistics quá cảnh với Việt Nam Tháng 4/2022, hai Bộ Công Thương Lào - Việt Nam đã hoàn thành tổ chức Hội nghị hợp tác phát triển thương mại biên giới lần thứ 12 tại Viêng Chăn Hiệp định thương mại biên giới Lào - Việt Nam và Quyết định Hà Nội năm 2007 về việc tạo điều kiện thuận lợi cho người, phương tiện và hàng hóa cho phù hợp với thực tế; tạo điều kiện thuận lợi để tiếp cận thị trường lẫn nhau Ngoài ra, hai nước đã phối hợp thực hiện ưu đãi thuế nhập khẩu hàng hóa có xuất xứ từ hai nước cũng như danh mục hàng hóa được miễn thuế 0%, thể hiện kim ngạch thương mại giữa Lào - Việt Nam có sự tăng trưởng khá.

Thứ hai, Lào sở hữu dư địa khai thác lớn Lào là thị trường tiềm năng với dân số ổn định, trẻ (50% dưới 25 tuổi và 60% dưới 35 tuổi); GDP tăng trưởng tốt; thu nhập khả dụng tăng, tầng lớp trung lưu đang mở rộng; Chính phủ Lào cũng đặt mục tiêu trở thành “cục pin Đông Nam Á” thông qua các hoạt động khai thác các nguồn nguyên liệu thô Với tiềm năng như vậy, dư địa để các doanh nghiệp Việt Nam khai thác tiềm năng của thị trường này còn rất lớn Điều quan trọng là doanh nghiệp cần chủ động tận dụng được các cơ hội từ thị trường, xây dựng chiến lược tuyên truyền quảng bá để nhanh chóng thâm nhập, khẳng định thương hiệu tại thị trường Lào Theo ông Đỗ Quốc Hưng - Phó Vụ trưởng Vụ thị trường châu Á – châu Phi, Bộ Công Thương nhận định, thời gian tới, các doanh nghiệp Việt Nam cần quan tâm, gia tăng xuất khẩu mặt hàng sắt thép, phương tiện vận tải và phụ tùng, máy móc phục vụ nông nghiệp để tận dụng được làn sóng đầu tư vào thị trường Lào

Xuất nhập khẩu của Lào được định hướng nhằm thúc đẩy nhập khẩu nguyên liệu đầu vào cho đầu tư và sản xuất, đồng thời bảo vệ sản xuất trong nước và hạn chế nhập khẩu hàng hóa xa xỉ Do dân số Lào không lớn nên lực cầu hạn chế Mật độ dân số nhỏ ở đất nước có diện tích lớn là một rào cản đáng kể Việc siết chặt các khâu trong quá trình nhập khẩu cũng mang lại không ít khó khăn cho các doanh nghiệp thép nhập khẩu vào Lào Các doanh nghiệp cần quan tâm tới việc xây dựng thương hiệu tại thị trường Lào, in nhãn mác, hướng dẫn sử dụng sản phẩm bằng ngôn ngữ bản địa theo quy định của Lào Việc này cũng để đảm bảo tuân thủ pháp luật của nước này, theo Luật Bảo vệ người tiêu dùng Lào quy định hàng hóa sản xuất trong nước, hàng hóa nhập khẩu trước khi đưa ra bán trên thị trường phải được dán nhãn mác bằng tiếng Lào trong đó ghi cụ thể loại hàng hóa, nhãn hiệu, nơi sản xuất, nguyên liệu của sản phẩm, nhà nhập khẩu phân phối, nước sản xuất, giá tiền, hạn sử dụng theo quy định…Bộ Thông tin, Văn hóa và Du lịch Lào chịu trách nhiệm phê duyệt logo sản phẩm hàng hóa lưu thông trên thị trường Về quy định về tiêu chuẩn hàng nhập khẩu, Lào chủ yếu dựa vào chứng nhận về tiêu chuẩn của các nước xuất khẩu.

Năm 2019, chính phủ Lào đưa ra chính sách hạn chế nhập khẩu một số sản phẩm trong đó có thép để khuyến khích sản xuất và tiêu thụ trong nước Tuy nhiên, do nhu cầu tiêu thụ trong nước gia tăng và các nhà máy, doanh nghiệp sản xuất thép trong nước không đáp ứng được yêu cầu về số lượng, chất lượng sản phẩm nên chính phủ nước nước vẫn tiếp tục phải nới lỏng chính sách nhập khẩu với mặt hàng thép để ổn định thị trường trong nước

Thuế quan của Lào dựa trên Danh sách thuế quan hài hòa ASEAN (AHTN 2012), chịu mức thuế nhập khẩu tiêu chuẩn của ASEAN từ 0 đến 40%, không bao gồm các nước ngoài ASEAN Các loại thuế này được quy định bởi Cục Hải quan. Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt dao động từ 5-90% đối với nhiều mặt hàng. Chính phủ Lào đã loại bỏ thuế bán hàng trong vài năm qua và thay thế bằng chế độ Thuế giá trị gia tăng (VAT), mặc dù thuế VAT được áp dụng chưa nhất quán.Thủ tục hải quan của Lào trong thời gian qua có cải thiện nhưng vẫn còn lỏng lẻo Tốc độ thông quan đã được cải thiện rõ rệt trong những năm gần đây thông qua việc đơn giản hóa các quy trình như sử dụng hệ thống điện tử để tăng cường quản lý hải quan và kiểm tra hàng hóa xuất nhập khẩu Nhờ đó, thời gian xử lý thông quan đã giảm từ mức trung bình 11 giờ năm 2012 xuống còn 9 giờ vào năm 2020 Chi phí cho một container vận chuyển tiêu chuẩn đã giảm từ 2100 USD xuống 1550 USD vào năm 2022.

Chính phủ Lào đã đưa ra những mô hình cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế

"một cửa"- "one stop service" nhằm nâng cao tính nhanh gọn, công khai và minh bạch Tuy nhiên, thực tế cho thấy để đăng ký và cấp phép kinh doanh tại Lào, các thủ tục đầu tư vẫn còn rườm rà, và việc phê duyệt thường không diễn ra theo thời gian hoặc quy định đã nêu.

Phương thức thâm nhập và chiến lược kinh doanh tại thị trường Lào

Phương thức thâm nhập thị trường

1.1 Các phương thức thâm nhập thị trường

Phương thức Ưu điểm Nhược điểm

Xuất khẩu - Ít rủi ro, không tốn nhiều chi phí, tận dụng được công suất dư thừa, dễ thâm nhập thị trường.

- Đa dạng hoá khách hàng, giảm sự phụ thuộc vào thị trường trong nước.

- Tăng doanh số, phát triển thị phần, tạo mức lợi nhuận biên cao hơn so với kinh doanh nội địa.

- Ổn định sự biến động về doanh số.

- Tiếp thu được kinh nghiệm

- Ít cơ hội tiếp xúc trực tiếp với người tiêu dùng, đối thủ cạnh tranh.

- Thiếu am hiểu về phong tục tập quán, luật pháp của thị trường dẫn đến dễ mất thị trường.

- Đối mặt với thuế, rào cản thương mại.

- Khai thác được các khả năng tiềm tàng và ưu tiên của nguồn lực doanh nghiệp.

- Sử dụng mua bán đối lưu như một cách để kiếm lại lợi nhuận đã không còn trong những tài khoản bị phong tỏa của chi nhánh nước ngoài.

- Doanh nghiệp không còn sự lựa chọn mua bán nào khác ngoài mua bán đối lưu.

- Giúp doanh nghiệp thâm nhập thị trường mới, tạo dựng được mối quan hệ với khách hàng.

- Phát triển nguồn cung mới và cân bằng cán cân thương mại.

- Giao dịch phức tạp, tốn nhiều thời gian.

- Hàng hóa kém chất lượng.

- Khó định giá thị trường bởi vì sản phẩm kém chất lượng.

- Không hiệu quả vì cả hai bên đều “độn" giá hàng hoá.

- Quan liêu do chịu ảnh hưởng từ các quy định, luật lệ phức tạp. Đầu tư trực tiếp nước ngoài

- Tận dụng triệt để được các nguồn nguyên, vật liệu cũng như lao động rẻ và dồi dào.

- Có thể hạ giá thành sản phẩm, gia tăng sức cạnh tranh của sản phẩm so với các sản phẩm cùng loại.

- Phải đối mặt với nhiều rủi ro, đặc biệt ở các nước đang phát triển hệ thống pháp luật chưa ổn định.

- Giải quyết vấn đề thiếu vốn ở các nước nghèo.

- Nguồn thu từ thuế tăng góp phần vào ngân sách nhà nước.

- Tiếp nhận được công nghệ từ việc chuyển giao công nghệ của các nước phát triển.

- Do thiếu kinh nghiệm và yếu kém trong công tác quản lý các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài, bị NĐT lợi dụng.

- Phải chịu áp lực cạnh tranh lớn, những bất lợi trong quá

- Tận dụng được nguồn lao động sẵn có. trình chuyển giao công nghệ khi các chủ đầu tư không thực hiện đúng quy trình.

- Sự hợp tác giúp các công ty khắc phụ được rủi ro và chi phí kinh doanh quốc tế.

- Hợp tác giúp dự án thành công, từ đó mở rộng năng lực của công ty.

- Khác biệt lớn về văn hóa quản lý.

- Không kiểm soát chặt chẽ được công nghệ.

- Phải chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức, bí quyết.

- Đối tác sau này có thể trở thành đối thủ.

Cấp phép - Hình thức cấp phép không yêu cầu đầu tư vốn hay sự hiện diện của doanh nghiệp cấp phép tại thị trường nước ngoài.

- Cho phép doanh nghiệp nhanh chóng thâm nhập thị trường.

- Ít rủi ro hơn các hình thức khác khi thâm nhập thị trường quốc tế.

- Có thể hỗ trợ các doanh nghiệp thâm nhập vào thị trường bị hạn chế bởi các rào cản thương mại, rào cản đầu tư.

- Bị hạn chế trong việc kiểm soát các hình thức sử dụng tài sản.

- Thâm nhập thị trường thông qua hợp đồng sử dụng giấy phép có thể tạo ra những đối thủ cạnh tranh trong tương lai.

- Việc cấp phép quyền sử dụng các tài sản vô hình cho các đối tác khác nhau ở các quốc gia khác nhau, vô tình tạo nên áp lực về chất lượng quản lý.

- Doanh nghiệp có thể khai thác dược cơ hội kinh doanh quốc tế.

- Đòi hỏi doanh nghiệp phải phân bổ lại nguồn lực trong quyền - Không cần đầu tư nguồn lực đáng kể ở nước ngoài.

- Giúp nước sở tại phát triển kỹ năng, trình độ của đội ngũ công nhân và các nhà quản trị địa phương. một thời gian nhất định.

- Tăng sự cạnh tranh với chính doanh nghiệp quản lý.

1.2 Lựa chọn phương thức thâm nhập thị trường

Xuất khẩu là hình thức thâm nhập thị trường sẽ giúp cho các công ty tăng được doanh số bán hàng, tiếp thu được kinh nghiệm kinh doanh quốc tế, tận dụng được những năng lực dư thừa và tăng thu ngoại tệ cho đất nước Đặc biệt, hình thức thâm nhập này ít bị rủi ro, không tốn nhiều chi phí nên dễ áp dụng trong giai đoạn đầu mới thâm nhập thị trường quốc tế, nếu gặp phải vấn đề doanh nghiệp cũng có thể nhanh chóng rút lui Tuy nhiên, hình thức này cũng có thể gây cho các công ty những khó khăn trong việc tiếp xúc với người tiêu dùng cuối cùng ở Lào nên không có các biện pháp mạnh để cạnh tranh với các đối thủ Mặt khác, các công ty cũng không am hiểu sâu sắc về phong tục tập quán, luật pháp của thị trường Lào cũng dễ bị mất thị trường.

Có hai hình thức xuất khẩu là xuất khẩu trực tiếp và gián tiếp Hình thức xuất khẩu trực tiếp giúp doanh nghiệp Việt Nam kiểm soát được quá trình xuất khẩu chặt chẽ hơn, thu được lợi nhuận cao hơn khi không phải chia sẻ cho các bên thứ ba, xây dựng được mối quan hệ lâu dài với khách hàng Tuy nhiên thị trường luôn thay đổi vì vậy doanh nghiệp đầu tư theo hình thức này nên có kiến thức và hiểu rõ về thị trường Lào, đặc biệt là thị trường thép ở Lào Không những vậy,doanh nghiệp cần phải có nguồn lực lớn, có kiến thức và kinh nghiệm kinh doanh quốc tế Hình thức xuất khẩu gián tiếp sẽ có các bên trung gian thực hiện các hoạt động giao dịch xuất khẩu sang Lào, giúp các doanh nghiệp Việt Nam tập trung vào phát triển sản xuất, xây dựng và nâng cao chất lượng sản phẩm Đây là hình thức phù hợp với các doanh nghiệp nhỏ, có ít hoặc chưa có kinh nghiệm xuất khẩu ra quốc tế cũng như thị trường Lào, không có bộ phận xuất nhập khẩu hoặc kiến thức về thủ tục xuất nhập khẩu

Thị trường Lào là một thị trường khó tiếp cận ngay tức thì bởi sự đặc biệt về văn hóa và địa lý Khi tham gia liên doanh với các công ty ở Lào sẽ giúp doanh nghiệp Việt Nam có hiểu biết về tính chất của thị trường Lào cũng như phát triển được chiến lược kinh doanh phù hợp Từ đó, hoạt động kinh doanh và lợi nhuận có thể đạt được tối đa Trong quá trình liên doanh, mỗi doanh nghiệp có một cách thức hoạt động và thế mạnh riêng, từ đó doanh nghiệp có thể chuyên môn hóa mảng thế mạnh của mình, nhờ đó các doanh nghiệp Việt Nam có thể kết hợp nguồn lực với các doanh nghiệp ở Lào để tạo ra thuận lợi trong quá trình kinh doanh giúp thực hiện các dự án một cách nhanh chóng và hiệu quả Không những vậy đây cũng là một hình thức thâm nhập giúp doanh nghiệp Việt Nam chia sẻ rủi ro, chi phi khi thâm nhập vào một thị trường không mấy tiềm năng như Lào. Nhưng đồng thời, hình thức này cũng khiến cho các doanh nghiệp phải chia sẻ lợi nhuận với nhau, doanh nghiệp phụ thuộc nhiều vào đối tác có thể gây ra những rủi ro và mâu thuẫn thuẫn trong quá trình hợp tác

Với hình thức liên doanh, các doanh doanh nghiệp Việt Nam sẽ đóng góp vốn, công nghệ, chuyên môn quản lý đào tạo, sản phẩm Còn các doanh nghiệp ở Lào cung cấp mạng lưới gồm cơ sở vật chất kinh doanh, kênh phân phối, kiến thức về ngôn ngữ và văn hóa các địa phương địa phương, nhận sự

Có hai hình thức doanh nghiệp liên doanh hợp tác cơ bản là liên doanh góp vốn cổ phần và các liên doanh dựa trên dự án không góp vốn cổ phần Khi doanh nghiệp tham gia đầu tư góp vốn cổ phần sẽ tạo ra một pháp nhân mới khiến cho cơ cấu quản lý phức tạp và thường phải đối mặt bởi các vấn đề về chính trị Hình thức này phù hợp với các doanh nghiệp Việt Nam có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, ổn định; chưa có nhiều hiểu biết về thị trường Lào nhưng mong muốn xâm nhập vào thị trường Lào và có mục tiêu mở rộng kinh doanh ở Lào Đối với hình thức liên doanh dựa trên dự án, đây là hình thức hợp tác có thời hạn hợp đồng rõ ràng,không tạo ra một thực thể pháp lý, phù hợp với các doanh nghiệp có tài chính hạn chế, muốn thử sức với thị trường Lào để đưa ra những mục tiêu dài hạn hơn khi đầu tư vào Lào.

Chiến lược kinh doanh

Các doanh nghiệp bán cho khách hàng qua các cửa hàng trực tiếp tại thủ đô Viêng Chăn và các thành phố lớn ở Lào như: Luang Prabang, Savannakhet, và Pakse Đồng thời, xây dựng đội ngũ bán hàng tiếp cận các khách hàng là các nhà thầu của công trình xây dựng ở Lào Phân phối gián tiếp qua các đại lý, các cửa hàng vật liệu xây dựng tại các tỉnh của Lào hướng tới các đối tượng là các khách hàng nhỏ lẻ, các hộ gia đình

Thép thành phẩm lưu thông trong thị trường Lào phải dán mác bằng tiếng Lào, trong đó ghi cụ thể về loại hàng, nhãn hiệu, nơi sản xuất, nguyên liệu, nhà nhập khẩu, phân phối, nước sản xuất, giá tiền, hạn sử dụng; logo của sản phẩm hàng hóa lưu thông trên thị trường do Bộ Văn hóa Thông tin Việt Nam quy định Điều này nhằm đáp ứng quy định trong Luật Bảo vệ người tiêu dùng của Lào cũng như dễ dàng tiếp cận người Lào khi Việt Nam và Lào không có sự giống nhau về ngôn ngữ, đồng thời cũng giúp xây dựng thương hiệu thép Việt Nam

Xây dựng mạng lưới đối tác

Doanh nghiệp thép Việt Nam nên tham gia các diễn đàn hội chợ thương mại Việt

- Lào để xúc tiến thương mại và không chỉ tham gia hội chợ quy mô quốc gia mà nên tham gia cả hội chợ cấp địa phương như các hoạt động xúc tiến thương mại, Hội thảo giao thương, kết nối doanh nghiệp tại các tỉnh miền Bắc và Nam Lào do

Bộ Công Thương thông qua Thương vụ Đại sứ quán Việt Nam tại Lào phối hợp với Sở Công Thương các tỉnh trong nước tổ chức.

Tóm lại, Lào là một thị trường tiềm năng mà các doanh nghiệp Việt Nam nói riêng và các doanh nghiệp nước ngoài khác nói chung đang tích cực thăm dò, khai thác nhằm nắm bắt thời cơ đầu tư và kinh doanh tại thị trường này Dựa vào nhu cầu nhập khẩu thép phục vụ cho nhu cầu xây dựng và sản xuất của Lào đang tăng cao, nhóm nghiên cứu đã đưa ra những nhận định toàn cảnh làm tư liệu tham khảo cho các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh thép tại Việt Nam muốn xuất khẩu loại hàng hóa này sang Lào

Nghiên cứu đã cho thấy Lào là một quốc gia nhỏ, đang từng bước xây dựng nền kinh tế Vì vậy, môi trường kinh doanh tại đây có rất nhiều cơ hội cũng như thách thức đặt ra cho những doanh nghiệp thép Việt Nam khi muốn tiêu thụ sản phẩm thép tại tại thị trường này Các doanh nghiệp thép Việt Nam khi muốn kinh doanh tại Lào cần nắm rõ quy mô cũng như cách thức hoạt động tại thị trường này, xây dựng chiến lược kinh doanh rõ ràng nhằm khẳng định chất lượng của thương hiệu thép Việt Nam, từ đó có những đường lối, chính sách kinh doanh hiệu quả

1 Đặng Hoàng Linh (2023) Giáo trình Kinh doanh quốc tế Hà Nội, NXB Chính trị quốc gia sự thật.

2 Trương Duy Hòa (2022) Mô hình chính trị nội bộ và đặc trưng chính sách đối ngoại của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Nghiên cứu Đông

3 International Monetary Fund (2023) Real GDP growth (Annual percent change) Truy cập ngày 13/11/2023 tại: https://www.imf.org/external

/datamappe r/NGDP_RPCH@WEO/LAO

4 Trịnh Dũng, Hải Tiến, Báo Nhân dân (21/4/2023) IMF dự báo kinh tế

Lào năm 2023 đạt tăng trưởng 4% Truy cập ngày 13/11/2023 tại: https://nhandan.vn/imf-du-bao-kinh-te-lao-nam-2023-dat-tang-truong-4- post748947 html

5 Phan Minh Chiến (11/7/2023) Bản tin kinh tế số tháng 06-2023 Bản tin kinh tế - Đại sứ quán Việt Nam tại Lào Truy cập ngày 13/11/2023 tại: https://ngkt mofa.gov.vn/forums/lao/ban-tin-kinh-te-so-thang-06-2023/

6 International Monetary Fund (2023) Inflation rate, average consumer prices Truy cập ngày 13/11/2023 tại: https://www.imf.org/external

/datamapper/PCPIP CH@WEO/LAO

7 Hồ Hải (2023) Tỷ lệ lạm phát giảm, Chính phủ Lào đặt mục tiêu tăng chi phí sinh hoạt Báo điện tử VOV Truy cập ngày 13/11/2023 tại: https://vov.vn/kinh-te/ty-le-lam-phat-giam-chinh-phu-lao-dat-muc-tieu- tang-chi-phi-sinh-hoat-post1051128.vov

8 Vũ Huy Hùng (2023) Thương mại Việt Nam - Lào: Một chặng đường nhìn lại Viện nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công Thương Truy cập ngày 13/11/2023 tại: https://vioit.org.vn/vn/chien-luoc-chinh-sach/thuong - mai-viet-nam-lao mot-chang-duong-nhin-lai-5154.4050.html

9 Trường An (2023) 6 tháng đầu năm 2023, kim ngạch thương mại song phương Lào – Việt Nam đạt hơn 833 triệu USD Truy cập ngày 13/11/2023 tại: https://www.qdnd.vn/quoc-te/tin-tuc/6-thang-dau-nam -2023-kim- ngach-thuong-mai-song-phuong-lao-viet-nam-dat-hon-833-trieu-usd-

10.Lưu Hương (2023) Doanh nghiệp Việt Nam đầu tư 5,47 tỷ USD vào Lào. Truy cập ngày 13/11/2023 tại: https://baochinhphu.vn/doanh-nghiep-viet- nam-dau-tu-547-ty-usd-vao-lao-102230912180144241.htm

11.Báo Nhân dân (2023) Hợp tác Việt Nam và các nước đạt thành quả tích cực Truy cập ngày 13/11/2023 tại: https://nhandan.vn/hop-tac-viet-nam- va-cac-nuoc-dat-thanh-qua-tich-cuc-post771812.html

12.Báo Nhân dân (2022) Thông tin cơ bản về CHDCND Lào Truy cập ngày 13/11/2023 tại: https://special.nhandan.vn/thongtincoban_lao/index.html 13.Tạp chí Lào - Việt (2020) Phật giáo: tôn giáo gắn liền với đời sống người dân Lào Truy cập ngày 13/11/2023 tại: https:// tapchilaoviet org/tin- bai-noi-bat/phat-giao-ton-giao-gan-lien-voi-doi-song-nguoi-dan-lao- 22346.html

14.Hoàng Linh (2023) Dân số Lào 2023 Truy cập ngày 13/11/2023 tại: https://acc group.vn/lao-co-bao-nhieu-dan-so

15.United Nations Population Fund (2023) World Population Dashboard

Lao People's Democratic Republic Truy cập ngày 13/11/2023 tại: https://www.unfpa.org/data/world-population/LA

16.Đại học Đà Nẵng (2022) Dự án cuối cùng: Chiến lược kinh doanh quốc tế của Viettel tại thị trường Lào Truy cập ngày 13/11/2023 tại: https://www.studocu.com/vn/document/truong-dai-hoc-cong-nghe-thong- tin-va-truyen-thong-viet-han/digital-marketing/phan-tich-chien-luoc-kinh- doanh-quoc-te-cua-viettel-tai-thi-truong-lao/35150495

17.Hải Minh (2023) Việt Nam - Lào ký hợp tác khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo Truy cập ngày 13/11/2023 tại: https://vnexpress.net /viet- nam-lao-ky-hop-tac-khoa-hoc-cong-nghe-va-doi-moi-sang-tao-

18.Đỗ Thị Ánh (2016) Hoạt động đầu tư của một số nước vào Cộng hòa

Dân chủ nhân dân Lào Truy cập ngày 13/11/2023 tại: http://lyluanchinhtri.vn/home/index.php/quoc-te/item/1667-hoat-dong-dau- tu-cua-mot-so-nuoc-vao-cong-hoa-dan-chu-nhan-dan-lao.html

Ngày đăng: 08/08/2024, 18:33

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đặng Hoàng Linh. (2023). Giáo trình Kinh doanh quốc tế. Hà Nội, NXB Chính trị quốc gia sự thật Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Kinh doanh quốc tế
Tác giả: Đặng Hoàng Linh
Nhà XB: NXBChính trị quốc gia sự thật
Năm: 2023
2. Trương Duy Hòa. (2022). Mô hình chính trị nội bộ và đặc trưng chính sách đối ngoại của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. Nghiên cứu Đông Nam Á, số 4/2022, 3-15 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mô hình chính trị nội bộ và đặc trưng chínhsách đối ngoại của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào
Tác giả: Trương Duy Hòa
Năm: 2022
3. International Monetary Fund. (2023). Real GDP growth (Annual percent change). Truy cập ngày 13/11/2023 tại: https://www.imf.org/external /datamappe r/NGDP_RPCH@WEO/LAO Sách, tạp chí
Tiêu đề: Real GDP growth (Annual percentchange)
Tác giả: International Monetary Fund
Năm: 2023
4. Trịnh Dũng, Hải Tiến, Báo Nhân dân. (21/4/2023). IMF dự báo kinh tế Lào năm 2023 đạt tăng trưởng 4%. Truy cập ngày 13/11/2023 tại:https://nhandan.vn/imf-du-bao-kinh-te-lao-nam-2023-dat-tang-truong-4-post748947.html Sách, tạp chí
Tiêu đề: IMF dự báo kinh tếLào năm 2023 đạt tăng trưởng 4%
5. Phan Minh Chiến. (11/7/2023). Bản tin kinh tế số tháng 06-2023. Bản tin kinh tế - Đại sứ quán Việt Nam tại Lào. Truy cập ngày 13/11/2023 tại:https://ngkt .mofa.gov.vn/forums/lao/ban-tin-kinh-te-so-thang-06-2023/ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bản tin kinh tế số tháng 06-2023
6. International Monetary Fund. (2023). Inflation rate, average consumer prices. Truy cập ngày 13/11/2023 tại: https://www.imf.org/external /datamapper/PCPIP CH@WEO/LAO Sách, tạp chí
Tiêu đề: Inflation rate, average consumerprices
Tác giả: International Monetary Fund
Năm: 2023
7. Hồ Hải. (2023). Tỷ lệ lạm phát giảm, Chính phủ Lào đặt mục tiêu tăng chi phí sinh hoạt. Báo điện tử VOV. Truy cập ngày 13/11/2023 tại:https://vov.vn/kinh-te/ty-le-lam-phat-giam-chinh-phu-lao-dat-muc-tieu-tang-chi-phi-sinh-hoat-post1051128.vov Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tỷ lệ lạm phát giảm, Chính phủ Lào đặt mục tiêu tăng chiphí sinh hoạt
Tác giả: Hồ Hải
Năm: 2023
8. Vũ Huy Hùng. (2023). Thương mại Việt Nam - Lào: Một chặng đường nhìn lại. Viện nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công Thương. Truy cập ngày 13/11/2023 tại: https://vioit.org.vn/vn/chien-luoc-chinh-sach/thuong - mai-viet-nam-lao--mot-chang-duong-nhin-lai-5154.4050.html Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thương mại Việt Nam - Lào: Một chặng đườngnhìn lại
Tác giả: Vũ Huy Hùng
Năm: 2023
9. Trường An. (2023). 6 tháng đầu năm 2023, kim ngạch thương mại song phương Lào – Việt Nam đạt hơn 833 triệu USD. Truy cập ngày 13/11/2023 tại: https://www.qdnd.vn/quoc-te/tin-tuc/6-thang-dau-nam -2023-kim- ngach-thuong-mai-song-phuong-lao-viet-nam-dat-hon-833-trieu-usd-743392 Sách, tạp chí
Tiêu đề: 6 tháng đầu năm 2023, kim ngạch thương mại songphương Lào – Việt Nam đạt hơn 833 triệu USD
Tác giả: Trường An
Năm: 2023
10.Lưu Hương. (2023). Doanh nghiệp Việt Nam đầu tư 5,47 tỷ USD vào Lào.Truy cập ngày 13/11/2023 tại: https://baochinhphu.vn/doanh-nghiep-viet-nam-dau-tu-547-ty-usd-vao-lao-102230912180144241.htm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Doanh nghiệp Việt Nam đầu tư 5,47 tỷ USD vào Lào
Tác giả: Lưu Hương
Năm: 2023
11.Báo Nhân dân. (2023). Hợp tác Việt Nam và các nước đạt thành quả tích cực. Truy cập ngày 13/11/2023 tại: https://nhandan.vn/hop-tac-viet-nam-va-cac-nuoc-dat-thanh-qua-tich-cuc-post771812.html Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hợp tác Việt Nam và các nước đạt thành quả tíchcực
Tác giả: Báo Nhân dân
Năm: 2023
12.Báo Nhân dân. (2022). Thông tin cơ bản về CHDCND Lào . Truy cập ngày 13/11/2023 tại: https://special.nhandan.vn/thongtincoban_lao/index.html13.Tạp chí Lào - Việt. (2020). Phật giáo: tôn giáo gắn liền với đời sốngngười dân Lào. Truy cập ngày 13/11/2023 tại: https:// tapchilaoviet . org/tin- bai-noi-bat/phat-giao-ton-giao-gan-lien-voi-doi-song-nguoi-dan-lao-22346.html Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tin cơ bản về CHDCND Lào". Truy cập ngày13/11/2023 tại: https://special.nhandan.vn/thongtincoban_lao/index.html 13.Tạp chí Lào - Việt. (2020). "Phật giáo: tôn giáo gắn liền với đời sống"người dân Lào
Tác giả: Báo Nhân dân. (2022). Thông tin cơ bản về CHDCND Lào . Truy cập ngày 13/11/2023 tại: https://special.nhandan.vn/thongtincoban_lao/index.html13.Tạp chí Lào - Việt
Năm: 2020
14.Hoàng Linh. (2023). Dân số Lào 2023. Truy cập ngày 13/11/2023 tại:https://acc group.vn/lao-co-bao-nhieu-dan-so Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dân số Lào 2023
Tác giả: Hoàng Linh
Năm: 2023
15.United Nations Population Fund. (2023). World Population Dashboard Lao People's Democratic Republic. Truy cập ngày 13/11/2023 tại:https://www.unfpa.org/data/world-population/LA Sách, tạp chí
Tiêu đề: World Population DashboardLao People's Democratic Republic
Tác giả: United Nations Population Fund
Năm: 2023
16.Đại học Đà Nẵng. (2022). Dự án cuối cùng: Chiến lược kinh doanh quốc tế của Viettel tại thị trường Lào. Truy cập ngày 13/11/2023 tại:https://www.studocu.com/vn/document/truong-dai-hoc-cong-nghe-thong-tin-va-truyen-thong-viet-han/digital-marketing/phan-tich-chien-luoc-kinh-doanh-quoc-te-cua-viettel-tai-thi-truong-lao/35150495 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dự án cuối cùng: Chiến lược kinh doanh quốctế của Viettel tại thị trường Lào
Tác giả: Đại học Đà Nẵng
Năm: 2022
17.Hải Minh. (2023). Việt Nam - Lào ký hợp tác khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo. Truy cập ngày 13/11/2023 tại: https://vnexpress.net /viet- Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việt Nam - Lào ký hợp tác khoa học, công nghệ và đổimới sáng tạo
Tác giả: Hải Minh
Năm: 2023
18.Đỗ Thị Ánh. (2016). Hoạt động đầu tư của một số nước vào Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào. Truy cập ngày 13/11/2023 tại:http://lyluanchinhtri.vn/home/index.php/quoc-te/item/1667-hoat-dong-dau-tu-cua-mot-so-nuoc-vao-cong-hoa-dan-chu-nhan-dan-lao.html Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoạt động đầu tư của một số nước vào Cộng hòaDân chủ nhân dân Lào
Tác giả: Đỗ Thị Ánh
Năm: 2016
19.Trần Tuấn. (2023). Lào quyết tâm cải thiện tình trạng ô nhiễm môi trường.Truy cập ngày 13/11/2023 tại: https://vov.vn/the-gioi/lao-quyet -tam-cai- thien-tinh-trang-o-nhiem-moi-truong-post1041130.vov Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lào quyết tâm cải thiện tình trạng ô nhiễm môi trường
Tác giả: Trần Tuấn
Năm: 2023
20.Trading Economics. (2022). Laos Imports of iron and steel from Thailand . Truy cập ngày 10/11/2023 tại: https://tradingeconomics.com/laos/imports/thailand/ iron-steel Sách, tạp chí
Tiêu đề: Laos Imports of iron and steel from Thailand
Tác giả: Trading Economics
Năm: 2022
21.Trading Economics. (2022). Laos Imports of iron and steel from China . Truy cập ngày 10/11/2023 tại: https://tradingeconomics.com /laos/imports/china /iron-steel Sách, tạp chí
Tiêu đề: Laos Imports of iron and steel from China
Tác giả: Trading Economics
Năm: 2022

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w