Trang 1 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT SVTH: ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆPNGÀNH KINH DOANH QUỐC TẾS K L 0 1 2 0 5 6GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨUTH
Trang 1THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
SVTH:
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP NGÀNH KINH DOANH QUỐC TẾ
S K L 0 1 2 0 5 6
GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU
THÉP VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU
TRONG BỐI CẢNH HIỆP ĐỊNH EVFTA
ĐẶNG THỊ THANH HUYỀN GVHD: ThS LÊ TRƯỜNG DIỄM TRANG
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM
KHOA KINH TẾ
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGÀNH: KINH DOANH QUỐC TẾ
MSSV: 20136086 Khóa: 2020
TP Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2023
Trang 3NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
SVTH: Đặng Thị Thanh Huyền
MSSV: 20136086
Ngành: Kinh Doanh Quốc Tế
GVHD: Th.S Lê Trường Diễm Trang
Nhận xét
TP Hồ Chí Minh, ngày tháng … năm 2023
Giảng viên hướng dẫn
Trang 4NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN
SVTH: Đặng Thị Thanh Huyền
MSSV: 20136086
Ngành: Kinh Doanh Quốc Tế
GVPB:
Nhận xét
TP Hồ Chí Minh, ngày tháng … năm 2023
Trang 5LỜI CẢM ƠN
Qua thời gian học tập và nghiên cứu tại trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM Tác giả đã tích lũy cho mình rất nhiều kiến thức lẫn kỹ năng Đây là nguồn kiến thức quý giá để bản thân tác giả vận dụng vào bài khóa luận tốt nghiệp này Đồng thời, kiến thức này cũng chính là bước đệm cho con đường học tập và sự nghiệp sau này của tác giả
Với tất cả sự kính trọng, tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Giám Hiệu, Qúy thầy cô Khoa Kinh Tế đã tận tình truyền tải kiến thức và tạo điều kiện trong giai đoạn tác giả học tập và rèn luyện tại trường
Để có được khóa luận hoàn chỉnh như hôm nay, tác giả xin cảm ơn Giảng viên hướng dẫn Th.S Lê Trường Diễm Trang – giảng viên Khoa Kinh Tế đã tận tình, chu đáo, hết lòng quan tâm, hướng dẫn tác giả từ khi định hướng chọn đề tài đến khi tác giả hoàn thành được sản phẩm chỉnh chu cuối cùng Hơn thế nữa Cô còn chăm chút từng lời văn và đã cung cấp những tư liệu vô cùng quan trọng để hỗ trợ cho khóa luận tốt nghiệp của tác giả được hoàn thiện một cách hoàn chỉnh nhất
Tác giả xin cam đoan đây là bài luận tốt nghiệp của tác giả, các nội dung báo cáo và số liệu trong bài hoàn toàn trung thực
Vì kiến thức bản thân còn hạn chế và điều kiện không gian, thời gian không cho phép nên bài khóa luận này khó có thể tránh khỏi sai sót Tác giả rất hi vọng nhận được những ý kiến đóng góp từ Quý Thầy Cô để tác giả có điều kiện bổ sung, nâng cao kiến thức và kỹ năng của bản thân, vận dụng tốt hơn trong công việc sau này
Cuối cùng tôi xin chúc quý thầy cô trường Đại học Sư phạm kỹ thuật thật nhiều sức khỏe để vững tay chèo đưa con thuyền tri thức cập bến thành công
Trân trọng!
Thủ Đức, ngày 30 tháng 10 năm 2023
Sinh viên
Đặng Thị Thanh Huyền
Trang 6Trade Agreement
Hiệp định thương mại tự do Liên minh châu Âu – Việt Nam
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
EU European Union Liên minh châu Âu
GDP Gross Dometic Product Tổng sản phẩm quốc nội GPA Government Procurement
Agreement
Hiệp định mua sắm chính phủ
WTO World Trade Organization Tổ chức thương mại Thế
giới CSR Corporate social responsibility Trách nhiệm của doanh
nghiệp với xã hội ILO International Labour
Organization
Tổ chức Lao động Quốc tế
SPS Sanitary and Phytosanitary Hiệp định về các biện pháp
vệ sinh và kiểm dịch động thực vật
AI Artificial Intelligence Trí tuệ nhân tạo
TBT Technical Barriers to Trade Rào cản kỹ thuật đối với
thương mại GATT General Agreement on Tariffs
Trang 7Thép EAF Thép sản xuất thông qua lò
hồ quang điện
Trang 8DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 2.1 Quy trình sản xuất thép với 2 công nghệ sản xuất thép chính trên thế giới
hiện nay 33
Hình 2.2 Biểu đồ thể hiện sản lượng sản xuất thép của thế giới từ năm 2019 – 2022 36
Hình 2.3 Dự báo tăng trưởng sản lượng thép năm 2023 39
Hình 2.4 Giá thép của EU, US, Trung Quốc giai đoạn 2016-2021 40
Hình 2.5 Những quốc gia nhập khẩu hàng đầu của EU năm 2019 42
Hình 2.6 Nhu cầu tiêu thụ thép theo ngành của Châu Âu năm 2018-2019 43
Trang 9DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 Tóm tắt cam kết thuế quan của EU dành cho một số sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam 23 Bảng 1.2 Tóm tắt cam kết thuế quan của Việt Nam dành cho một số sản phẩm xuất khẩu của EU 27 Bảng 2.1 Top các nước sản xuất thép thô nhiều ra thế giới trong năm 2019 – 2022 35 Bảng 2.2 Những quốc gia nhập khẩu vào thị trường EU năm 2019 42 Bảng 2.3 Lượng xuất khẩu sắt thép các loại sang thị trường Trung Quốc và EU giai đoạn 2019 - 2022 45 Bảng 2.4 Tỷ trọng nhập khẩu một số sản phẩm thép của EU từ Việt Nam năm 2018 47 Bảng 2.5 Tình hình các yếu tố kinh tế của EU giai đoạn 2019-2022 48
Trang 10DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2 1 Top 10 thị trường xuất khẩu thép của Việt Nam 2022 37 Biểu đồ 2 2 Thị phần các công ty sản xuất thép xây dựng lớn nhất Việt Nam năm
2022 38 Biểu đồ 2 3 Sản lượng thép xuất khẩu sang EU giai đoạn 2019 – 2022 47 Biểu đồ 2 4 Lượng thép xuất khẩu vào thị trường EU và Trung Quốc giai đoạn 2019
- 2022 54
Trang 11MỤC LỤC
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN i
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN ii
LỜI CẢM ƠN iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT iv
DANH MỤC HÌNH ẢNH vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU vii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ viii
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
4 Phương pháp nghiên cứu 2
5 Bố cục nghiên cứu 3
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ XUẤT KHẨU THÉP 4
1.1 Một số vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến xuất khẩu 4
1.1.1 Khái niệm xuất khẩu 4
1.1.2 Đặc điểm của xuất khẩu 4
1.1.3 Vai trò của xuất khẩu 5
1.1.4 Các hình thức xuất khẩu chủ yếu 8
1.1.4.1 Xuất khẩu trực tiếp 8
1.1.4.2 Xuất khẩu ủy thác 9
1.1.4.3 Xuất khẩu tại chỗ 10
1.1.4.4 Mua bán đối lưu 11
1.1.4.5 Tạm nhập tái xuất 11
Trang 121.1.4.6 Gia công quốc tế 12
1.2 Tổng quan về xuất khẩu thép 12
1.2.1 Vai trò của xuất khẩu thép 13
1.2.2 Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu thép 14
1.2.2.1 Các nhân tố ảnh hưởng bên ngoài quốc gia 14
1.2.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng bên trong quốc gia 17
1.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động xuất khẩu thép 19
1.3 Hiệp định Thương mại Tự do Liên minh châu Âu - Việt Nam và lợi ích đối với xuất khẩu 21
1.3.1 Tổng quan về Hiệp định thương mại tự do (FTA) 21
1.3.2 Phân loại Hiệp định FTA 23
1.3.3 Một số nội dung của EVFTA 23
1.3.2 Nội dung của Hiệp định EVFTA liên quan đến mặt hàng thép của Việt Nam 30
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU THÉP CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU 33
2.1 Khái quát về hoạt động xuất khẩu thép của Việt Nam và thị trường thép EU 33 2.1.1 Khái quát về tình hình xuất khẩu thép của Việt Nam 33
2.1.1.1 Quy trình sản xuất thép 33
2.1.1.2 Nguyên liệu cho ngành sản xuất thép 34
2.1.1.3 Giới thiệu ngành thép Việt Nam 34
2.1.1.5 Triển vọng của ngành thép Việt Nam 39
2.1.2 Khái quát về thị trường thép của EU 39
2.1.2.1 Quy mô thị trường thép tại EU 39
2.1.2.2 Nhu cầu tiêu thụ thép của thị trường EU hiện tại 40
2.1.2.3 Tình hình nhập khẩu thép tại EU 41
Trang 132.1.2.4 Những quy định của EU đối với mặt hàng thép nhập khẩu 44
2.2 Thực trạng về xuất khẩu thép của Việt Nam sang thị trường EU 45
2.2.1 Quy mô xuất khẩu 45
2.2.2 Thị trường xuất khẩu 46
2.2.3 Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu 46
2.2.4 Giá xuất khẩu 48
2.3 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu thép của Việt Nam sang thị trường EU 48
2.3.1 Các nhân tố ảnh hưởng bên ngoài quốc gia 48
2.3.2 Các nhân tố ảnh hưởng bên trong quốc gia 51
2.3.2.1 Tình hình chính trị - pháp luật 51
2.3.2.2 Nhân lực 52
2.3.2.3 Tỷ giá hối đoái 52
2.3.2.4 Tài nguyên thiên nhiên 53
2.4 Đánh giá hoạt động xuất khẩu thép của Việt Nam sang thị trường EU 53
2.4.1 Thành công 53
2.4.2 Hạn chế và nguyên nhân của hoạt động sản xuất thép 55
2.5 Đánh giá cơ hội và thách thức cho xuất khẩu thép của Việt Nam sang thị trường EU từ Hiệp định EVFTA 57
2.5.1 Cơ hội 57
2.5.2 Thách thức 59
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU THÉP CỦA VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG EU TRONG BỐI CẢNH THỰC HIỆN HIỆP ĐỊNH EVFTA 62
3.1 Quan điểm, mục tiêu và định hướng phát triển của ngành thép Việt Nam 62
3.1.1 Quan điểm phát triển 62
Trang 143.1.2 Mục tiêu phát triển 63
3.1.3 Định hướng phát triển 63
3.3 Giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu thép của Việt Nam sang EU trong bối cảnh thực hiện Hiệp định EVFTA 64
3.3.1 Giải pháp cho hoạt động sản xuất thép 64
3.3.2 Giải pháp cho hoạt động xuất khẩu thép 67
KẾT LUẬN 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO 72
Trang 15MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Xuất khẩu có vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển nền kinh tế đất nước Vì vậy Đảng và nhà nước ta xác định ngoài lương thực – thực phẩm, hàng tiêu dùng thì hàng xuất khẩu là một trong ba chương trình lớn trong kế hoạch 5 năm (1986 -1990) Xuất khẩu đã đóng góp vào ngân sách nhà nước tạo ra nguồn vốn dành cho nhập khẩu, giải quyết được vấn đề việc làm cho người lao động, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại
Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu (EVFTA) vừa được Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV phê chuẩn Kể từ ngày 01/08/2020, Hiệp định EVFTA có hiệu lực giúp hoạt động giao thương giữa Việt Nam và 27 nước thành viên thuận tiện hơn với những cam kết ưu đãi áp dụng vào rất nhiều mặt hàng xuất khẩu từ hai phía Năm 2021, kim ngạch thương mại hàng hóa Việt Nam – EU đạt hơn
57 tỷ USD với mức tăng 14,2% so với năm 2020 (Bộ Công Thương, 2022) Các ngành hàng Việt Nam có ưu thế là dệt may, giày dép, gỗ xuất khẩu sang Liên minh châu Âu gặt hái được những thành tựu đáng tự hào
Với hiệp định này, ngành thép cũng không nằm ngoài vòng xoáy và được kỳ vọng sẽ là một trong những ngành được hưởng lợi khi có thể mở rộng thị trường xuất khẩu sang châu Âu Tuy nhiên, Việt Nam hiện mới chỉ xuất khẩu chủ yếu sang các nước Đông Nam Á, đạt khoảng 494.000 tấn, trị giá 263 triệu USD, chiếm 60% trong tổng lượng sắt thép xuất khẩu của cả nước và chiếm 57,8% trong tổng kim ngạch xuất khẩu Trong khi đó, thị trường Châu Âu mới chỉ đạt con số khiêm tốn là 3,18% Việt Nam vẫn chỉ tập trung ở một số thị trường truyền thống như: ASEAN, Hoa Kỳ, … và thị trường trong nước Vì vậy, cơ hội của ngành thép Việt để xuất sang thị trường EU rất lớn Thêm vào đó, trong bối cảnh cạnh tranh, dịch bệnh từ đầu năm 2019 đến nay các nước châu Âu cũng khiến cho khu vực này bị đình trệ, thị trường xuất khẩu hẹp lại Xu hướng phòng vệ thương mại tiếp tục gia tăng khiến cho việc mở rộng thị trường cũng khó khăn hơn Hi vọng rằng, EVFTA sẽ có các ưu đãi về thuế quan sẽ
là một thị trường lớn cho doanh nghiệp tôn thép nói riêng và doanh nghiệp Việt Nam nói chung đẩy mạnh xuất khẩu
Trang 16Ngoài ra, thép Việt Nam khi xuất khẩu còn nhiều vấn đề liên quan đến chất lượng sản phẩm, tiêu chuẩn kỹ thuật do yêu cầu cao từ phía khách hàng tại EU Đồng thời, năng lực đáp ứng của doanh nghiệp xuất khẩu thép Việt Nam còn hạn chế
do thiếu vốn, nguồn cung ứng vật tư, máy móc thiết bị chế biến; những chiến lược triển khai đẩy mạnh xuất khẩu thép chưa đạt đến kết quả mong đợi
Từ những luận cứ lý luận và thực tiễn đã nêu, tác giả quyết định chọn đề tài
“Giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu thép Việt Nam sang thị trường EU
trong bối cảnh Hiệp định EVFTA” làm khóa luận tốt nghiệp
2 Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện nhằm đạt được các mục tiêu sau:
- Phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động xuất khẩu thép Việt Nam sang thị trường
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: hoạt động xuất khẩu thép Việt Nam sang thị trường
EU
Phạm vi nghiên cứu:
- Không gian: Việt Nam và các quốc gia EU
- Thời gian: Nghiên cứu thực trạng xuất khẩu thép Việt Nam sang thị trường EU giai đoạn 2019-2022;
4 Phương pháp nghiên cứu
Khóa luận được sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như sau:
- Phương pháp lịch sử và logic: Phương pháp này dùng để hệ thống hóa các thông tin liên quan của các nước EU và có áp dụng với Việt Nam
- Phương pháp thống kê, tổng hợp và phân tích: Bằng việc sử dụng các dữ liệu thứ cấp và sơ cấp, thống kê, tổng hợp thông tin và phân tích định tính để chỉ ra tác động của hiệp định EVFTA của EU đang áp dụng và của các yếu tố tác động tới thương mại giữa Việt Nam với EU
Trang 175 Bố cục nghiên cứu
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục bảng biểu, danh mục hình ảnh, danh mục từ viết tắt, danh mục tài liệu tham khảo, đề tài khóa luận được kết cấu 3 chương,
cụ thể:
Chương 1: Một số vấn đề chung về xuất khẩu thép
Chương 2: Thực trạng xuất khẩu thép của Việt Nam sang thị trường EU
Chương 3: Giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu thép của Việt Nam vào thị trường
EU trong bối cảnh hiệp định EVFTA
Trang 18CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ XUẤT KHẨU THÉP
1.1 Một số vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến xuất khẩu
1.1.1 Khái niệm xuất khẩu
Trong từng trường hợp và quan điểm mà mỗi bộ luật, tổ chức và tác giả đã đưa
ra các khái nhiệm xuất khẩu khác nhau với đã dạng luồng ý kiến với đa dạng khái niệm Dưới đây là một và khái niệm về xuất khẩu mà tác giả đã tìm hiểu và chọn lọc
ra được:
Theo Luật Thương Mại (2005) Điều 28 Khoản 1 số 36/2005/QH11, có ghi rõ
“Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hóa được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật”
Theo Nguyễn Khánh Nam (2017) thì “Xuất khẩu là việc bán hàng hóa, sản phẩm hoặc dịch vụ ra nước ngoài căn cứ vào các hợp đồng đã ký kết” (p.38)
Tóm lại “Xuất khẩu” là hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ở một quốc gia và bán cho người mua ở một quốc gia khác Trên cơ sở sử dụng tiền tệ là phương thức thanh toán chính Tiền tệ được sử dụng thường là đồng tiền mạnh hơn theo quốc gia người bán hoặc người mua cũng có thể là đồng tiền của quốc gia thứ ba khác
1.1.2 Đặc điểm của xuất khẩu
Hoạt động xuất khẩu là mua bán hàng hóa và dịch vụ từ quốc gia này sang quốc gia khác diễn ra ở phạm vi quốc tế nên gặp nhiều rào cản và khó khăn Trong lịch sử nước ta thực chất hoạt động xuất khẩu hàng hóa đã có từ rất sớm, từ giai đoạn chiếm hữu nô lệ với hình thức ban đầu chỉ là trao đổi hàng hóa qua lại giữa biên giới các nước thì ngày càng phát triển cả chiều sâu lẫn chiều rộng Dựa theo Trần Quế Anh & Kim Ngân (2009) thì hoạt động xuất khẩu có những đặc điểm dưới đây:
Thứ nhất, thời gian xuất khẩu kèo dài hơn nhiều so với thời gian giao lưu buôn
bán trong nước Vì quá trình xuất khẩu khoảng cách địa lý xa, có khi hàng lênh đênh trên biển vài tháng trời Mặt khác, quy trình xuất khẩu gồm nhiều nghiệp vụ phức tạp, Incoterm, hợp đồng thương mại, thanh toán quốc tế, thủ tục hải quan…
Thứ hai, khách hàng là người nước ngoài do có phong tục tập quán, ngôn ngữ,
pháp luật,…vì thế cần có sự nghiên cứu một cách kỹ lưỡng, toàn diện về nhóm khách
Trang 19hàng và thị trường xuất khẩu để đưa ra chiến lược phù hợp nhất để việc giao thương được thuận lợi hơn
Thứ ba, do đặc thù hoạt động kinh doanh quốc tế vậy nên đa dạng các phương
thức thanh toán như: phương thức thanh toán bằng thư tín dụng, phương thức nhờ thu, phương thức chuyển tiền, phương thức ủy thác mua,… mỗi phương thức thanh toán đều có ưu nhược điểm và rủi ro riêng Các nhà xuất nhập khẩu sẽ dựa vào tình hình thực tế và sự thỏa thuận giữa hai bên mà đưa ra phương thức thanh toán phù hợp nhất Đồng thời phải có trình độ chuyên môn cao để thực hiện các nghiệp vụ phức tạp đó
Thứ tư, pháp luật được áp dụng trong hoạt động xuất nhập khẩu không chỉ là
luật pháp của các quốc gia mà phải dựa vào các hiệp đinh quốc tế, tập quán quốc tế Incoterm, công ước quốc tế, luật thương mại quốc tế…
Thứ năm, hoạt động xuất nhập khẩu có thị trường kinh doanh rộng lớn, phức
tạp, nhiều yếu tố rủi ro, hợp đồng xuất khẩu thường có giá trị lớn nên lợi nhuận cao khi hợp đồng thành công Vì vậy, yếu tố quan trọng là nắm rõ được các nghiệp vụ để hạn chế thấp nhất rủi ro đến với nhà kinh doanh
Thứ sáu, hoạt động xuất khẩu mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp cũng như
đóng góp lớn vào sự phát triển của đất nước nhưng cũng có nhiều rủi ro khách quan khó có thể lường trước được như thiên tai, thời tiết, dịch bệnh, cướp biển…xảy ra trong quá trình vận chuyển hàng
Thứ bảy, mặt hàng của xuất khẩu hàng hóa đa dạng về các mặt hàng từ các linh
kiện điện tử nhỏ xíu đến các container hàng nông sản và thường số lượng rất lớn Vậy nên nhà xuất nhập khẩu cần lựa chọn phương thức vận chuyển phù hợp nhất để tối
ưu rủi ro
1.1.3 Vai trò của xuất khẩu
Hoạt động xuất khẩu thực chất là việc trao đổi hàng hóa giữa các quốc gia và vùng lãnh thổ, diễn ra trên nhiều lĩnh vực, ngành nghề của nền kinh tế cả tư liệu sản xuất nhưng chung quy lại tất cả đều đem lại lợi ích cho nền kinh tế thế giới, nước xuất nhập khẩu và chính doanh nghiệp xuất khẩu Dưới đây là những vai trò cụ thể như sau:
• Đối với nền kinh tế thế giới:
Trang 20Nhờ vào hoạt động xuất khẩu mà các quốc gia sẽ tập trung nghiên cứu, tạo ra các sản phẩm mặt hàng ưu thế, đầu tư vào máy móc trang thiết bị,… điều này tác động đến quá trình phân công lao động quốc tế, đòi hỏi người lao động có trình độ cao hơn Góp phần thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu phát triển thông qua đáp ứng lợi ích của các doanh nghiệp và các quốc gia Xuất khẩu thúc đẩy sản xuất trong nước thông qua khuyến khích việc tận dụng lợi thế tuyệt đối và lợi thế so sánh của các nước
Theo học thuyết Thụy Điển Hecksher Ohlin thể hiện: "Một nước sẽ xuất khẩu hàng hóa mà việc sản xuất ra chúng sử dụng nhiều yếu tố rẻ và tương đối có sẵn của nước đó và nhập khẩu những hàng hóa mà việc sản xuất ra chúng cần nhiều yếu tố đắt và khan hiếm ở quốc gia đó" Quan điểm trên có thể hiểu là mỗi quốc gia nên tận dụng tối đa lợi thế kinh tế của mình sau đó, tạo nên sự chuyên môn hóa cao dẫn đến tổng sản phẩm trên quy mô thế giới tăng lên thúc đẩy ngoại thương ngày càng phát triển
Vậy nên hoạt động xuất khẩu có vai trò rất quan trọng đối với nền kinh tế của toàn thế giới
• Đối với nền kinh tế nước xuất khẩu
Theo giáo trình Kinh tế ngoại thương của Bùi Xuân Lưu và Nguyễn Hữu Khải (2007), đã nhắc đến một vài lợi ích của hoạt động xuất khẩu đối với nền kinh tế nước xuất khẩu dưới đây:
Thứ nhất, hoạt động xuất khẩu giúp đem lại nguồn ngoại tệ cho đất nước, lợi ích
này mang tích vĩ mô và yếu tố then chốt để mà các quốc gia đã khuyến khích xuất khẩu Nguồn ngoại tệ này giúp cân bằng thanh toán tăng tích lũy và dự trữ ngoại tệ
Thứ hai, xuất khẩu càng nhiều càng giúp thúc đẩy quá trình sản xuất phát triển,
chuyển dịch cơ cấu của nền kinh tế Cụ thể là:
Xuất khẩu giúp mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa, tăng độ nhận diện quốc gia trên thị trường, ổn định sản xuất góp phần nào đó mở rộng quy mô
Xuất khẩu giúp nâng cao trình độ của người lao động, phân công lao động lao lĩnh vực và khả năng góp phần chuyên môn hóa trong mỗi ngành nghề Xuất khẩu phát triển kéo theo sự phát triển của các nguồn nguyên vật liệu liên quan đến hoạt động
Trang 21sản xuất, các phụ kiện đi kèm (bao bì, nhãn mác…) các ngành liên quan các nghiệp
vụ hải quan, giáo dục, vận tải… đều khởi sắc
Thứ ba, xuất khẩu mang đến việc làm cho người lao động tận dụng được nguồn
lao động có sẵn của đất nước, giúp họ có việc làm ổn định, nâng cao chất lượng cuộc sống, giảm tỷ lệ thất nghiệp, hạn chế tệ nạn xã hội Xuất khẩu cũng đem lại nhiều ngoại tệ, giúp đa dạng hàng hóa, có nhiều sự lựa chọn hơn (sử dụng hàng ngoại, hàng Việt Nam) đáp ứng với mục đích khác nhau thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng ngày càng
đa dạng của người dân
Thứ tư, xuất khẩu giúp tăng cường quan hệ giao thương giữa các quốc gia đây
chính là tiền đề cho các Hiệp định thương mại giữa các quốc gia được ký kết Đồng thời
giúp quan hệ kinh tế đối ngoại ngày càng thắc chặt gắn kết hơn Nhờ xuất khẩu, mà
các hoạt động ngoại thương khác: tín dụng quốc tế, bảo hiểm quốc tế, công nghệ sản xuất… giữa các quốc gia với nhau được phát triển hơn Điều này là cơ sở đảm bảo tiết kiệm thời gian và chi phí cho hoạt động xuất khẩu
• Đối với doanh nghiệp xuất khẩu
Xuất khẩu đem lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, một vài lợi ích của xuất khẩu đối với doanh nghiệp xuất khẩu được liệt kê dưới đây:
Thứ nhất, quảng bá thương hiệu doanh nghiệp, thương hiệu quốc gia trên trường
quốc tế Các công ty lớn mạnh xuất khẩu có nhiều mặt hàng có giá trị ra thị trường quốc tế ngoài việc chiếm lĩnh thị trường, còn giúp khẳng định tên tuổi của công ty Quốc gia có nhiều thương hiệu mạnh thì cũng được khẳng định thương hiệu của chính quốc gia đó Có thể thấy rõ điều này qua đóng góp của những tên tuổi lớn cho thương hiệu các quốc gia như: Microsoft, Apple (Mỹ), Sony, Toyota (Nhật Bản), Samsung, Hyundai (Hàn Quốc), Lenovo, Alibaba (Trung Quốc)…
Thứ hai, xuất khẩu giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường kinh doanh, có cơ hội
làm việc với các doanh nghiệp ở các quốc gia khác Qua đó học hỏi và áp dụng được các kinh nghiệm về quy trình sản xuất, kiến thức…Đồng thời sẽ doanh nghiệp ngày càng không ngừng hoàn hiện thương hiệu để làm sao có thể đáp ứng được yêu cầu của các khách hàng khác giúp tăng thị phần cả trong và ngoài nước
Thứ ba, xuất khẩu sẽ giúp đem lại cho doanh nghiệp nguồn lợi về kinh tế để duy
trì hoạt động kinh doanh, mở rộng cả chiều sâu lẫn chiều rộng của công ty
Trang 22Thứ tư, quy trình sản xuất hàng hóa đề xuất khẩu thường cần nguồn lao động có
trình độ chuyên môn cao, tăng tay nghề cho doanh nghiệp và giúp doanh nghiệp giữ chân được nhân tài
Thứ năm, hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp càng tăng đồng nghĩa với việc
lợi nhuận thu về càng nhiều góp phần đảm bảo việc làm cho người lao động, tăng lương giảm giờ, tăng thêm các chính sách đãi ngộ cho người lao động, các chính sách công đoàn cả các chính sách về vật chất lẫn tinh thần, đời sống của công nhân viên được cải thiện thì sẽ hoàn thành công việc tốt hơn Ngoài ra, phần lợi nhuận trên doanh nghiệp cũng có thể tham gia các chương trình thiện nguyện giúp đỡ xã hội
Thứ sáu, doanh nghiệp phải liên tục đổi mới, cập nhật xu hướng của thị trường,
cải thiện khả năng quản lý, trình độ điều hành…cơ cấu sản xuất, làm sao để có được chiến lược kinh doanh phù hợp với sự phát triển chung của toàn thế giới, không bị thế giới loại bỏ khỏi cuộc đua lạc hậu
1.1.4 Các hình thức xuất khẩu chủ yếu
1.1.4.1 Xuất khẩu trực tiếp
“Xuất khẩu trực tiếp là hình thức giao dịch, trong đó người bán (người sản xuất, người cung cấp) và người mua quan hệ trực tiếp với nhau (bằng cách gặp mặt, qua thư từ, điện tín) để bàn bạc thỏa thuận về hàng hóa, giá cả và các điều kiện giao dịch khác” theo nghiên cứu Đỗ Quốc Dũng và cộng sự (2015)
Theo Nông Quốc Bình và cộng sự (2017) đã đề ra những ưu nhược điểm dưới đây:
Ưu điểm:
Doanh nghiệp xuất khẩu tham gia trực tiếp vào việc xuất khẩu ở nước nhập khẩu nên chủ động trong việc tìm kiếm nguồn khách hàng, tiếp cận trực tiếp khách hàng điều này giúp hiểu rõ được yêu cầu của khách hàng và đưa ra các chiến lược kinh doanh hợp hợp với nhu cầu của khách hàng Đồng thời góp phần đẩy nhanh việc tiêu thụ hàng hóa trong việc tiêu thụ hàng hóa sản phẩm của mình
• Doanh nghiệp xuất khẩu tham gia trực tiếp đàm phán giá cả và lựa chọn phương thức thanh toán phù hợp tránh hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất
• Doanh nghiệp xuất khẩu sẽ không phải tốn chi phí trung gian, chi phí môi giới qua đó gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp
Trang 23• Doanh nghiệp sẽ chủ động và kiểm soát được ở tất cả mọi khía cạnh để giảm thiểu rủi ro
Nhược điểm:
• Các doanh nghiệp mới chưa có nhiều kinh nghiệm trong ngành xuất khẩu sẽ không phù hợp với hình thức xuất khẩu này vì còn nhiều bỡ ngỡ và dễ bị ép giá
• Doanh nghiệp không am hiểu được khách hàng, thị trường xuất khẩu thì khó tránh khỏi rủi ro và các sai sót, dẫn đến ảnh hưởng tới toàn bộ lô hàng
• Chi phí giao dịch trực tiếp cao và chi phí để làm tiếp thị quốc tế cũng khá cao hơn rất nhiều so với nội địa vì vậy giá trị hợp đồng phải đảm bảo đủ lớn để bù đắp được chi phí trong việc giao dịch
• Đây là hình thức nên được thực hiện bởi các doanh nghiệp uy tín và có nghiệp
vụ xuất khẩu vững mạnh Ngoài ra đội ngũ công nhân viên cần nắm vững nghiệp vụ và có trình độ chuyên môn cao để thực hiện các nghiệp vụ liên quan: khai báo hải quan, thủ tục xuất khẩu, thanh toán quốc tế,… có như vậy mới thu được lợi nhuận cao cho công ty
1.1.4.2 Xuất khẩu ủy thác
“Xuất khẩu ủy thác là hình thức doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài thông qua đơn vị trung gian, hay gọi là forwarder Trong đó, đơn vị đảm nhận
ủy thác sẽ tiến hành ký kết hợp đồng xuất khẩu, tiến hành làm các thủ tục cần thiết
để xuất khẩu mặt hàng thay cho nhà sản xuất và hưởng phí uỷ thác Với hình thức này, hai bên cần ký hợp đồng xuất khẩu ủy thác nhằm thỏa thuận quyền lợi và nghĩa
vụ của hai bên trong hợp đồng.” (Nông Quốc Bình và cộng sự, 2017)
Theo Giang Thị Xuyến và công sự (2021) đã đưa ra một số ưu nhược điểm cho hình thức xuất khẩu ủy thác như sau:
Ưu điểm:
• Các forwarder uy tín trên thị trường thường chuyên môn mảng này nên có nghiệp vụ chuyên môn cao, vì bên thứ ba sẽ am hiểu về thị trường, phong tục tập quán, … dễ dàng thực hiện các nghiệp vụ giúp chủ hàng hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất trong việc xuất khẩu
Trang 24• Tối ưu thời gian, giúp hàng hóa được vận chuyển nhanh chóng hơn, tạo lợi nhuận cho doanh nghiệp
• Khi thuê các đơn vị forwarder giúp chủ hàng tránh được các rủi ro cho lô hàng
và giảm chi phí cũng như thời gian của lô hàng vận chuyển của lô hàng, đáp ứng thời gian yêu cầu giao hàng cho nhà nhập khẩu
• Đối với doanh nghiệp xuất khẩu mới vào thị trường, chưa có nhiều kinh nghiệm hoặc giá trị hợp đồng xuất khẩu nhỏ thì chi phí giao dịch sẽ nhỏ hơn
so với phương thức xuất khẩu trực tiếp
Nhược điểm:
• Doanh nghiệp xuất khẩu sẽ không can thiệp trực tiếp vào thị trường làm mất
đi sự liên kết trực tiếp với thị trường tiêu thụ
• Doanh nghiệp thường phải đáp ứng những yêu cầu từ phía trung gian
• Lợi nhuận của nhà xuất khẩu sẽ phải chia sẽ cho bên thứ ba (forwarder)
• Kết quả giao dịch sẽ phụ thuộc vào khả năng cũng như thiện chí của bên trung gian và khi nhà xuất khẩu muốn liên lạc với thị trường nhập khẩu thì phải thông qua trung gian
1.1.4.3 Xuất khẩu tại chỗ
“Xuất khẩu tại chỗ là hình thức mà nhà xuất khẩu không cần phải thâm nhập vào thị trường nước ngoài mà khách hàng tự tìm đến nhà xuất khẩu và giao hàng ngay tại lãnh thổ Việt Nam Doanh nghiệp xuất khẩu cũng không cần phải tiến hành các thủ tục như thủ tục hải quan, mua bảo hiểm hàng hoá … Như vậy, doanh nghiệp Việt bán hàng cho doanh nghiệp nước ngoài và được chỉ định đến một địa điểm người nhập tại Việt Nam” (Trần Việt Dũng và cộng sự, 2015)
Hình thức kinh doanh này còn khá mới mẻ nhưng đang ngày một phát triển rộng rãi do những điểm ưu việt mà nó đem lại Theo Trần Việt Dũng và cộng sự (2015) đã đưa ra các ưu điểm và nhược điểm cụ thể như sau:
Ưu điểm:
• Chi phí được tối ưu hóa một cách đáng kể nhờ vào việc giảm chị phí vận chuyển, chi phí bảo hiểm Các thủ tục hải quan, chi phí cho bên thứ ba cũng được loại bỏ Thời gian vận chuyển hàng hóa cũng rút gọn đi nhiều
Trang 25• Nhà xuất khẩu sẽ hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất có thể khi không chịu ảnh hưởng từ các yếu tố khách quan so với việc giao hàng ra bên ngoài nước
1.1.4.4 Mua bán đối lưu
“Mua bán đối lưu là một phương thức giao dịch trao đổi hàng hóa, trong đó xuất khẩu kết hợp chặt chẽ với nhập khẩu, người bán đồng thời là người mua, lượng hàng giao đi có giá trị tương đương với lượng hàng nhận về” (Trần Việt Dũng và cộng sự, 2015)
Theo Trần Việt Dũng và cộng sự (2015) có đề cập đến các ưu điểm và nhược điểm như sau:
Ưu điểm:
• Khi mua bán đối lưu không phải sử dụng tiền tệ, sẽ không mất số tiền mà hai bên phải nộp cho ngân hàng Nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu sẽ cũng không phải lo về biến động tỷ giá Trong trường hợp quốc gia đang thiếu tiền tệ thì cũng không ảnh hưởng gì đến các doanh nghiệp khi sử dụng phương thức này
sẽ rất hạn chế sử dụng tiền tệ làm trung gian
Nhược điểm:
• Khi áp dụng phương pháp mua bán đối lưu thì có quy trình khá phức tạp, đòi hỏi doanh nghiệp phải dày dặn kinh nghiệm trên thương trường mua bán quốc
tế và các nghiệp vụ ngoại thương
• Thời gian để doanh nghiệp xuất khẩu, nhập khẩu lại hàng hóa kéo dài khá lâu dẫn đến vòng quay vốn của doanh nghiệp dài, nhiều doanh nghiệp không có
tiềm lực kinh tế tốt thì sẽ không có vốn để tái đầu tư cho các dự án khác
1.1.4.5 Tạm nhập tái xuất
“Tạm nhập tái xuất là hình thức mà hàng hóa chỉ tạm thời đưa vào lãnh thổ Việt Nam rồi sau đó hàng sẽ được xuất sang nước thứ 3” (Trần Việt Dũng và cộng
sự, 2015)
Trang 26Theo Trần Việt Dũng và cộng sự (2015), phương thức xuất khẩu tạm nhập tái xuất có các ưu nhược điểm dưới đây:
Ưu điểm:
• Hình thức xuất khẩu tạm nhập tái xuất có ưu điểm là doanh nghiệp không cần phải tổ chức sản xuất, đầu tư vào nhà xưởng máy móc, thiết bị nhưng vẫn có thể thu được lợi nhuận cao và khả năng thu hồi vốn cũng nhanh chóng
1.1.4.6 Gia công quốc tế
“Gia công quốc tế là phương thức giao dịch kinh doanh trong đó một bên (gọi
là bên nhận gia công) nhập khẩu nguyên liệu hoặc bán thành phẩm của một bên khác (gọi là bên đặt gia công) để chế biến ra thành phẩm, giao lại cho bên đặt gia công và nhận thù lao (gọi là phí gia công)” (Trần Việt Dũng và cộng sự, 2015)
Trần Việt Dũng và cộng sự (2015) nhắc đến một vài ưu nhược điểm của hình thức gia công quốc tế là:
Ưu điểm:
• Tận dụng được chi phí thuê nhân công từ nước nhận gia công cho doanh nghiệp đặt gia công
• Nước nhận gia công sẽ tiếp cận được nhiều công nghệ hiện đại và trang thiết
bị tiên tiến cũng như kinh nghiệm sản xuất từ các doanh nghiệp đặt gia công
Nhược điểm:
• Công ty nhận gia công kém về mặt công nghệ, vốn, kinh nghiệm sản xuất nên nhận được thù lao rẻ
• Bên đặt gia công và bên nhận gia công dễ xảy ra mâu thuẫn vì có sự khác nhau
về phong tục, tập quán, quan điểm… của từng nước
1.2 Tổng quan về xuất khẩu thép
Trang 271.2.1 Vai trò của xuất khẩu thép
Việt Nam là có hơn 300 mỏ và điểm quặng sắt trải dài từ miền Bắc đến miền Trung, đây là tiền đề cho ngành thép Việt Nam phát triển Ngành thép là ngành công nghiệp nặng cơ sở của mỗi quốc gia Nền Công nghiệp gang thép mạnh là sự đảm bảo ổn định và đi lên của nền kinh tế một cách chủ động, vững chắc Sản phẩm thép
là vật tư, nguyên liệu chủ yếu, là đầu vào tất yếu của nhiều ngành kinh tế quan trọng như ngành cơ khí, ngành xây dựng; nó có vai trò quyết định tới sự phát triển kinh tế
nói chung
Đối với kinh tế, xã hội, môi trường, chính trị
Nhờ xuất khẩu thép, nước ta có lượng vốn nhất định cho nhập khẩu, lượng vốn này để tái đầu tư thêm nhiều trang thiết bị hiện đại để phục vụ cho hoạt động kinh tế, góp phần mở rộng quy mô của nền kinh tế Đồng thời tạo ra một môi trường đầu tư
lý tưởng, thu hút các nhà đầu tư nước ngoài cả về mặt kinh tế lẫn các dự án đầu tư cho cơ sỡ hạ tầng, cầu cống,…
Quy trình từ quẳng sét đển chế biến thành phẩm là thép đòi hỏi một quy trình rất phức tạp Đòi hỏi cần có số lượng lao động nhiều Điều này làm giảm tỷ lệ thất nghiệp trên cả nước Khi người lao động có việc làm và thu nhập ổn định thì hạn chế những tệ nạn xã hội, giảm các gánh nặng liên quan đến tiêu cực trong sẽ hội, cuộc sống của người dân ngày càng văn minh Góp phần xây dựng một Việt Nam dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh Ngoài ra, người lao động cũng cần phải có trình độ chuyên môn cao để đáp ứng được các quy trình phức tạp của thị trường làm cho trình độ dân trí của quốc gia ngày càng cao hơn
Trong những năm gần đây, nhà nước ta tập trung vào đề án thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp nặng vì vậy hoạt động khai thác và chế biến quặng sắt diễn ra với tần suất càng dày và quy mô càng rộng, mà trình độ khoa học công nghệ của nước ta còn hạn chế nên việc khai thác quá mức và xử lý rác thải không đúng quy định làm cho môi trường bị tàn phá hết sức nặng nề, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người dân Nhất là người dân sống gần khu vực mỏ quặng, các nhà máy sản xuất…
Đối với các doanh nghiệp sản xuất, chế biến, xuất khẩu thép
Hoạt động xuất khẩu, chế biến, xuất khẩu thép giúp doanh nghiệp thu về lợi nhuận thì doanh nghiệp có thể sử dụng để tái đầu tư vào các hoạt động kinh doanh
Trang 28khác của mình Ngoài ra, doanh nghiệp còn có nguồn vốn để trang bị thêm các trang thiết bị máy móc hiện đại từ các nước phát triển để tạo tiền đề mở rộng quy mô sản xuất, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao để có thể sử dụng các máy móc thiết bị này Doanh nghiệp áp dụng công nghệ cao vào việc quá trình khai thác, chế biến thép thì sẽ tạo ra những sản phẩm thép chất lượng cao đạt tiêu chuẩn quốc tế thì doanh nghiệp sẽ nâng cáo được độ nhận diện và thương hiệu trên thị trường thu hút nhiều đối tác nước ngoài, khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế được cải thiện Giúp gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp
Doanh nghiệp sẽ tiếp cận với các máy móc thiết bị, các kỹ năng quản lý doanh nghiệp… áp dụng vào doanh nghiệp mình
Đối với người lao động tham gia trực tiếp vào hoạt động khai thác, chế biến, xuất khẩu sản phẩm từ quặng sắt
Thép là sản phẩm có giá trị kinh tế cao, ngoài ra sản xuất thép là ngành công nghiệp nặng đòi hỏi người lao động phải làm trong điều kiện môi trường tiềm ẩn nhiều nguy hiểm, tai nạn thương tâm có thể xảy ra bất cứ lúc nào vì vậy người lao động làm trong ngành này cũng được trả mức lương khá ổn định, cao để người dân đảm bảo cuộc sống cá nhân Các mỏ quặng sắt thường nằm ở các cao nguyên, đồi núi người dân không có nhiều việc làm, vì vậy công việc liên quan đến thép góp phần giúp người dân xóa đói giảm nghèo Người lao động trong ngành thép được thường xuyên học tập, cải thiện kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn… góp phần đáp ứng cho tính chất công việc ngày càng phức tạp
1.2.2 Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu thép
Hoạt động xuất khẩu có sự tham gia của hai hay nhiều quốc gia do đó chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố tác động Vì vậy doanh nghiệp xuất khẩu cần xác định rõ nhân tố cụ thể nào để đưa ra các chiến lược đúng đắn cho doanh nghiệp Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu thép được chia thành hai nhóm nhân tố ảnh hưởng bên ngoài quốc gia và nhóm nhân tố ảnh hưởng bên trong quốc gia là:
1.2.2.1 Các nhân tố ảnh hưởng bên ngoài quốc gia
Môi trường chính trị pháp luật
Hiện nay tình hình chính trị trên thế giới đang không ổn định, khi có nhiều cuộc chiến tranh xảy ra giữa Nga và Ukraine hay Israel và Hamas,… Khi chiến tranh
Trang 29nổ ra các quốc gia sẽ chú trọng đến các vũ khí phục vụ cho chiến tranh,… làm thay đổi nhu cầu của thị trường ảnh hưởng trực đến nền kinh tế toàn cầu, đặc biệt đến hoạt động ngoại thương giữa các quốc gia
Chính trị và pháp luật của mỗi quốc gia cũng có sự khác nhau nên doanh nghiệp xuất khẩu muốn thành công xuất khẩu hàng hóa của mình thì phải thâm nhập vào thị trường, am hiểu được pháp luật, tình hình chính trị Nhà kinh doanh sẽ có xu hướng đề phòng không đầu tư vào quốc gia đang có tình hình chính trị bất ổn, ảnh hưởng đến các hoạt động ngoại thương giữa các quốc gia ngày càng hạn chế
Ngoài ra, các quốc gia nhập khẩu để bảo vệ sản xuất trong nước của mình thì thường có các hàng rào thuế quan và phi thuế quan Ví dụ điển hình như chiến tranh thương mại Mỹ Trung năm 2022, Mỹ đánh thuế cao đối với thép nhập khẩu từ Trung Quốc thì Bộ máy chính quyền của xứ Trung đã phải tìm cách núp bóng thép Việt Nam để bán sang Mỹ bằng cách thay đổi nguồn gốc xuất xứ sản phẩm và hạn chế ảnh hưởng đến xuất khẩu thép của quốc gia này
Vì vậy, việc thực hiện tốt pháp luật, quy định của đối tác sẽ góp phần giúp doanh nghiệp thu lại nhiều lợi nhuận, làm ăn lâu dài với nhau
Môi trường cạnh tranh quốc tế
Các doanh nghiệp cần phải đối phó với các đối thủ cạnh tranh trực tiếp lẫn gián tiếp, khi sản xuất và xuất khẩu cùng một loại sản phẩm sang cùng một thị trường tiêu thụ Ngoài ra, còn phải cạnh tranh với các sản phẩm mà doanh nghiệp của nước
sở tại sản xuất ra
Mặt khác, các doanh nghiệp xuất khẩu cũng nhận được các mức thuế ưu đãi, khai thác hết các lợi thế cạnh tranh bởi có được các Hiệp định FTA, Hiệp đinh song phương, đa phương, WTO
Doanh nghiệp xuất khẩu càng phải đối mặt với các doanh nghiệp sản xuất trong nước khi phải bỏ ra nhiều chi phí hơn:
Chi phí vận chuyển: đó là bao gồm chi phí cố định (cơ sở hạ tầng) và chi phí biến đổi (chi phí vận hành), nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố khoảng cách vận chuyển, khối lượng đơn hàng, thời gian bảo quản của đơn hàng, thủ tục hành chính của các bên liên quan…Theo nghiên cứu thực nghiệm của Behar (2009) cho biết rằng chi phí vận tải tăng 10% làm giảm khối lượng xuất khẩu hơn 20% Bên cạnh đó, thường thì
Trang 30các thương vụ xuất khẩu từ biên giới nước này sang nước khác tốn khá nhiều chi phí,
vì quảng đường vận chuyển xa, phí cho các dịch vụ hải quan…Ví dụ như thép là mặt hàng cồng kềnh, vận chuyển khó khăn nên chắc chắn chi phí không hề thấp Vậy nên trong một môi trường có nhiều cạnh tranh gay gắt cả bên trong lẫn bên ngoài như vậy thì doanh nghiệp xuất khẩu cần đưa ra phương án tối ưu nhất để mới có thể tối ưu hóa lợi nhuận cho doanh nghiệp mình được
Môi trường kinh tế:
Môi trường kinh tế giữa mỗi quốc gia luôn có sự khác biệt, quốc gia có tình hình kinh tế phát triển, cũng có quốc gia nền kinh tế nghèo nàn, lạc hậu Tốc độ tăng trưởng nền kinh tế (GDP), tình trạng lạm phát, thất nghiệp, tỷ giá, lãi xuất ngân hàng, kim ngạch xuất nhập khẩu, thu nhập bình quân đầu người và cơ cấu chi tiêu cũng ảnh hưởng đế sức mua, xây dựng của người tiêu dung ở nước nhập khẩu Khi tình hình kinh tế không ổn định, người tiêu dung sẽ có xu hướng mua các sản phẩm thiết yếu, hơn là đầu tư cho xây dựng Môi trường kinh tế còn thể hiện rõ chịu tác động của kinh tế thế giới vĩ mô, chiến tranh thương mại, suy giảm kinh tế toàn cầu, các chính sách trừng phạt kinh tế Ví dụ như hiện nay đang bị khủng hoảng kinh tế toàn cầu ảnh hưởng trực tiếp lên các ngành sản xuất thép nói riêng và các mặt hàng tiêu dung khác nói chung, không có đơn hàng để sản xuất, xuất khẩu các quốc gia lầm vào tình trạng khó khăn
Môi trường văn hóa – xã hội
Môi trường văn hóa – xã hội là một yếu tố khá là quan trọng khi doanh nghiệp muốn thâm nhập vào thị trường cần phải xem xét Nắm được các thể chế xã hội, truyền thống, tôn giáo, phong tục tập quán, lối sống hành vi của xã hội sẽ giúp doanh nghiệp lập ra được kế hoạch hoàn chỉnh nhất trong các cuộc giao lưu buôn bán, hội thảo hội chợ xúc tiến thương mại, các buổi ký hợp đồng đàm phán đối thoại, …để cùng nắm tay nhau, hợp tác lâu dài với các hợp đồng lớn khác trong tương lai
Mỗi thị trường lại có một văn hóa, phong tục tập quán khác nhau, nên doanh nghiệp xuất khẩu phải tìm hiểu kỹ càng, để thay đổi sản phẩm, cách tiếp cận, quảng
bá sản phẩm của mình đến với nhiều người tiêu dùng nhất mà vẫn đảm bảo đúng với pháp luật của Việt Nam
Trang 311.2.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng bên trong quốc gia
Khi tham gia vào thị trường kinh doanh dù trong hay ngoài nước thì doanh nghiệp cũng phải tuân theo quy định của pháp luật, không kinh doanh hàng quốc cấm, trái vi phạm của pháp luật…Đặc biệt đối với doanh nghiệp xuất khẩu cần phải lưu ý đến các quy định của pháp luật về thuế, tự do mậu dịch, hợp đồng ngoại thương, thủ tục hải quan, bảo hộ thương mại, hối phiếu, chính sách hỗ trợ xuất khẩu của nước ta…
Mỗi quốc gia đều có thể chế chính trị - pháp luật khác nhau để thúc đẩy cho hoạt động xuất khẩu của quốc gia Do đó doanh nghiệp kinh doanh cần phải am hiểu các quy định, chính sách để đảm bảo quyền lợi của mình và tránh vi phạm pháp luật, đồng thời lập kế hoach sản xuất kinh doanh đúng đắn, hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất
cá nhân và của đất nước”
Con người tạo ra máy móc, trang thiết bị và điều khiển chúng giúp tăng năng suất lao động, tăng chất lượng lẫn số lương cho hàng hóa xuất khẩu Đồng thời con người nghiên cứu tạo ra sản phẩm mới, tối ưu hóa sức lao động đáp ứng nhu cầu của người lao động Đối với ngành công nghiệp sản xuất thép thì cần lao động có tay nghề
và trình độ chuyên môn cao vì vậy việc phát triển nguồn nhân lực cần được chú trọng chính công ty xuất khẩu và bản than người lao động nhận thức thực hiện
Trang 32Đối với một quốc gia có nguồn lao động dồi dào, giá rẻ, trình độ tay nghề cao thì sẽ thu hút được vốn đầu tư nước ngoài, đồng thời góp phần thúc đẩy ngành kinh
tế của đất nước ngày càng phát triển
Tỷ giá hối đoái
Các hoạt động xuất khẩu sẽ sử dụng phương thức thanh toán là đồng tiền của quốc gia xuất khẩu hay đồng tiền của quốc gia nhập khẩu, tiền của bên thứ ba Mà tỷ giá hối đoái là tỷ giá khi ta đổi từ đồng tiền này sang đồng tiền của quốc gia khác Vì vậy, tỷ giá hối đoái có vai trò rất quan trọng trong hoạt động ngoại thương Khi tỷ giá hối đoái giảm thì giá cả của các mặt hàng trong nước rẻ hơn so với mặt hàng ở nước ngoài, lúc này các doanh nghiệp xuất khẩu sẽ thu được lợi nhuận cao hơn Tuy nhiên, đối với nền công nghiệp sản xuất thép của Việt Nam thì rất cần nhập khẩu nguyên liệu đầu vào cho quy trình sản xuất thép (phôi thép), thì giá lại khá cao Trong trường hợp tỷ giá hối đoái cao, thì giá cả các mặt hàng trong nước sẽ cao hơn các mặt hàng nước ngoài, khi đó xuất khẩu sẽ bị hạn chế điều này ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp xuất khẩu Vì vậy, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cần theo dõi tỷ giá hối đoái thường xuyên từ đó đưa ra chiến lược kinh doanh phù hợp, tối ưu hóa lợi nhuận cho doanh nghiệp
Tài nguyên thiên nhiên – địa lý
Việt Nam là quốc gia có nhiều mỏ quặng sắt, tập trung chủ yếu ở các tỉnh là: Thái Nguyên, Cao Bằng, Hà Tĩnh,… Nguồn tài nguyên có sẵn này là một cơ sở để phát triển cho ngành công nghiệp sản xuất thép của nước ta Đây chính là lợi thế khi
có nguồn nguyên liệu trực tiếp phục vụ cho công nghiệp sản xuất thép Một số quốc gia có vị trí địa lý quan trọng khi nằm trên các đường vận tải biển, vừa thuận lợi cho vận chuyển hàng hóa vừa có thể thu phí dịch vụ khi có các phương tiện vận tải đi qua Thời tiết khí hậu cũng ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình khai thác, sản xuất cũng như vận chuyển sản phẩm xuất khẩu Chẳng hạn như Việt Nam một quốc gia có khí hậu nhiệt đới gió mùa, mưa nhiều, thường xuyên chịu ảnh hưởng bởi bão, thiên tai,… nên
ít nhiều ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình khai thác, sản xuất và vận chuyển thép thành phẩm đến tay doanh nghiệp
Khoa học công nghệ
Trang 33Thời đại hội nhập, khoa học công nghiệp 4.0 thì các doanh nghiệp cần phải tận dụng cơ hội này học hỏi từ các quốc giai phát triển, để áp dụng vào trong quy trình sản xuất của chính doanh nghiệp mình Đặc biệt đối với các doanh nghiệp xuất khẩu thép, đây chính là ngành công nghiệp nặng đòi hỏi yêu cầu kĩ thuật cao, không thể nào dùng tay không mà khai thác và sản xuất được Khi áp dụng khoa học công nghệ
sẽ giúp nâng cao năng xuất sản lượng, cải thiện chất lượng, sản xuất hàng loạt sẽ giảm được chi phí sản xuất
Thời đại trí tuệ nhận tạo AI, internet phủ kín toàn cầu, doanh nghiệp không cần phải in băng rôn, tờ rơi, bảng quảng cáo ở khắp nơi mà chỉ cần xây dựng thương hiệu trên các nền tảng xã hội Tiktok, … hay quảng cáo trực tuyến sẽ dễ dàng tiếp cận với khách hàng hơn, đồng thời giảm chi phí đáng kể cho việc quảng cáo truyền thống Khi Internet len lỏi vào cuộc sống thì đồng nghĩa với việc các thủ tục hải quan, khai báo hải quan, … sẽ làm trên hệ thống của quốc gia, giúp kiểm soát hệ thống thông tin khổng lồ cũng như tối ưu chi phí cho doanh nghiệp, giảm áp lực công việc cho cán
bộ hải quan Tóm lại, khi áp dụng khoa học công nghệ vào hoạt động xuất khẩu thép thì có rất nhiều lợi ích, tuy nhiên doanh nghiệp cũng phải có đủ tiềm lực về kinh tế, nhân lực để đầu tư ban đầu
Qua nhân tố trên ta thấy được, hoạt động xuất khẩu thép chịu ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố, vậy nên doanh nghiệp cần khắc phục điểm yếu, phát huy điểm mạnh của doanh nghiệp để đưa ra chiến lược kinh doanh phù hợp hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất
1.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động xuất khẩu thép
Thương hiệu của sản phẩm xuất khẩu
Chất lượng, lợi ích, mẫu mã và dịch vụ của sản phẩm đã tạo nên thương hiệu của sản phẩm Nó chính là tiêu chí để nhận diện và phân biệt sản phẩm của công ty này với công ty khác mà còn là tài sản vô giá và là vũ khí quan trọng trong cạnh tranh của doanh nghiệp đó Thương hiệu thể hiện được sự tin yêu của người tiêu dùng đối với sản phẩm của mình Đối với một doanh nghiệp xuất khẩu, thương hiệu càng đóng vai trò quan trọng khi khoảng cách địa lý khiến cho nhà nhập khẩu không thể trực tiếp thăm quan sản phẩm thử mà đều dựa vào lòng tin thương hiệu
Trang 34Thương hiệu càng nổi tiếng thì độ nhận diện thương hiệu càng cao, thì sức cạnh tranh của hàng hóa đó càng lớn Vì vậy, để đứng vững trên thương trường ngày càng cạnh tranh khốc liệt như hiện tại thì doanh nghiệp cần phải tạo dựng cho mình một thương hiệu, để khi nhắc đến thương hiệu đó nhiều người đều biết được, có dấu
ấn trong lòng khách hàng
Đây là một trong những nhân tố quan trọng góp phần đánh giá xem hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp có đạt hiệu quả hay không
Kim ngạch xuất khẩu
Theo Võ Văn Khánh (2020): “Tổng giá trị xuất khẩu của (một hoặc nhiều) hàng hóa xuất khẩu của quốc gia (hoặc doanh nghiệp) được thống kê theo từng quý hoặc năm, sau đó quy đổi ra một đơn vị tiền tệ nhất định được gọi chung là kim ngạch xuất khẩu”
Kim ngạch xuất khẩu của một sản phẩm được tính bằng công thức:
“TR= ∑ i=1 ^ n x P x Q
Trong đó:
TR: Kim nghạch xuất khẩu
P: Giá cả của một đơn vị sản phẩm i
Q: Số lượng sản phẩm i được xuất khẩu
n: Số nhóm sản phẩm được xuất khẩu”
Nhìn từ công thức trên ta có thể thấy được, nếu muốn tăng kinh ngạch xuất khẩu thì có hai cách đó chính là tăng sản lượng xuất khẩu của từng đơn vị sản phẩm
và tăng giá của sản phẩm đó Yếu tố kinh ngạch xuất khẩu là một yếu tố vô cùng quyết định hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp có hiệu quả hay là không
Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu
“Cơ cấu hàng xuất khẩu là tỷ lệ phần trăm (tỷ trọng) giá trị của từng loại hàng hóa (hay nhóm hàng hóa) xuất khẩu trong tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu trong một
kỳ hạch toán cụ thể (tháng, quý, năm)” (Dương Văn Linh, 2009)
Theo Trương Đình Tuyển (2008) cho rằng: “Cơ cấu xuất khẩu của chúng ta hiện nay rất lạc hậu, qua nhiều năm hầu như không thay đổi Muốn tăng đà xuất khẩu cần có các yếu tố quan trọng là cơ cấu hàng xuất khẩu, cơ chế chính sách, công tác
Trang 35xúc tiến thương mại và tỷ giá Vấn đề lớn nhất với chúng ta hiện nay là cơ cấu hàng hoá chứ không phải cơ chế xuất khẩu”
Giá xuất khẩu
Giá xuất khẩu (giá XK) là giá bán hàng hóa, dịch vụ từ nước sản xuất (nước xuất khẩu) sang nước nhập khẩu (TTWTO & HN – VCCI,2008)
Theo TTWTO & HN – VCCI (2008) Phụ thuộc vào các điều kiện, hoàn cảnh cụ thể
sẽ có các cách tính giá XK dưới đây:
Cách 1: Giá XK là giá trong giao dịch mua bán giữa nhà sản xuất hoặc nhà xuất khẩu
của nước xuất khẩu với nhà nhập khẩu của nước nhập khẩu Trong những điều kiện thương mại thông thường, đây là cách tính giá XK chuẩn và được ưu tiên áp dụng trước khi tính giá XK Trong trường hợp cụ thể không thể áp dụng được cách 1 thì mới sử dụng cách 2 để tính giá XK
Cách 2: Giá XK là giá tự tính toán (constructed export price) trên cơ sở giá bán sản
phẩm nhập khẩu đó cho người mua độc lập đầu tiên tại nước nhập khẩu; hoặc một trị giá tính toán theo những tiêu chí hợp lý do cơ quan có thẩm quyền quyết định
1.3 Hiệp định Thương mại Tự do Liên minh châu Âu - Việt Nam và lợi ích đối với xuất khẩu
1.3.1 Tổng quan về Hiệp định thương mại tự do (FTA)
“Hiệp định thương mại tự do (Free Trade Agreement – FTA) là một thỏa thuận giữa hai hay nhiều thành viên nhằm loại bỏ các rào cản đối với phần lớn thương mại giữa các thành viên với nhau Bản chất của FTA đều là các thỏa thuận hướng tới tự
do hóa thương mại giữa các thành viên với nhau Thành viên của các FTA có thể là các quốc gia (ví dụ Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản…) hoặc các khu vực thuế quan độc lập (ví dụ như Liên minh Châu Âu, Hồng Kông, Trung Quốc…) Vì vậy, thông thường khi nói tới Thành viên của FTA, người ta sẽ hay dùng từ là nền kinh tế Các FTA có thể là song phương (2 Thành viên) hoặc đa phương/khu vực (nhiều hơn
2 thành viên) Phạm vị thương mại trong các FTA được hiểu theo nghĩa rộng, có thể bao gồm tất cả các hoạt động kinh doanh sinh lời, trong đó có thương mại hàng hóa, dịch vụ, đầu tư và cả các vấn đề khác liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp tới thương mại (sở hữu trí tuệ, mua sắm công, lao động, môi trường…)” (TTWTO & HN – VCCI, 2019)
Trang 36Hiệp định EVFTA bao gồm 2 Hiệp định là Hiệp định Thương mại (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ Đầu tư (EVIPA) Hiệp định EVIPA được thông qua sự phê duyệt bởi Nghị viện bao gồm 27 nước thành viên thuộc EU (nước Anh đã hoàn tất thủ tục rời khỏi Liên minh Châu Âu) thì cách đây vài năm vào ngày 30/06/2019 đã được hai bên ký kết, đánh dấu mốc quan trọng trong lịch sử (TTWTO & HN – VCCI, 2018) Hiệp định EVFTA (European – Vietnam Free Trade Agreement) là Hiệp định Thương mại Tự do Liên minh châu Âu – Việt Nam Hiệp định này bao gồm có 17 Chương, 2 Nghị định thư và một số biên bản ghi nhớ EVFTA có thể nói là cấp bậc mới của FTA vì được kí kết với phạm vị sâu rộng và mức độ cam kết cao hơn và cũng được
ký giữa Việt Nam và 27 nước thành viên EU
Theo TTWTO & HN – VCCI (2016): Những mốc thời gian quan trọng từng bước ký kết Hiệp định EVFTA là:
Từ trước tháng 10 năm 2011, Việt Nam và EU đã thực hiện các hoạt động kỹ thuật nhằm chuẩn bị cho sự kiện đàm phán diễn ra
Vào tháng 6 năm 2012 thì cuộc đàm phán để đi đến kí kết hiệp định EVFTA chính thức được khởi động
Trong vòng 3 năm từ tháng 6/2012 tháng 08/2015 đã có nhiều phiên đàm phán giữa
kỳ và 14 vòng đàm phán chính thức đến ngày 04/8/2015 về cơ bản của đàm phán EVFTA được hai bên tuyên bố kết thúc
Ngày 01/12/2015 là ngày chính thức kết thúc đàm phán
Khoảng 2 tháng sau vào ngày 1/2/2016, văn bản chính thức của Hiệp định EVFTA được công bố
Hiệp định EVFTA được kết thúc quá trình rà soát pháp lý vào khoảng tháng 6 năm
2017 Đồng thời vào ngày 17/10/2018 Ủy ban châu Âu chính thức thông qua EVFTA Vào ngày 30/06/2019, Hiệp định EVFTA giữa Việt Nam và EU chính thức được ký kết và ngày 12/02/2020, Nghị viện châu Âu đã phê chuẩn, đến ngày 08/06/2020 thì Quốc hội Việt Nam mới chính thức thông qua EVFTA Đây là hiệp định quan trọng
sẽ có tầm ảnh hưởng tới thương mại giữa Việt Nam với khu vực châu Âu
Ngày 01/08/2020 Hiệp định EVFTA hoàn thành phê chuẩn, chính thức có hiệu lực Khi hiệp định EVFTA được ký kết góp phần thúc đẩy kim ngạch xuất khẩu hàng hóa
Trang 37của Việt Nam sang EU tăng nhanh chóng, đồng thời mở rộng cơ hội cho hoạt động thương mại giữa Việt Nam và các nước thuộc khối Liên minh châu Âu
1.3.2 Phân loại Hiệp định FTA
Các hiệp định FTA được chia thành 2 loại chính là FTA truyền thống và FTA thế hệ mới:
FTA truyền thống thì có ít lĩnh vực hơn WTO, chủ yếu về thương mại hàng hóa, tác động chủ yếu tới thương mại, nhiều vấn đề khác liên quan Khi tham gia FTA truyền thống sẽ có mức độ tự do hàng hóa và quy tắc xuất xứ cao
FTA thế hệ mới còn gọi là “Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (FTA)” là các cam kết về tự do thương mại hàng hóa và dịch vụ như các hiệp định thương mại Đồng thời FTA thế hệ mới này có các cam kết sâu rộng và toàn diện hơn 1.3.3 Một số nội dung của EVFTA
Theo TTWTO & HN – VCCI (2019), trong EVFTA có một vài nội dung chính dưới đây:
“Thương mại hàng hóa:
• Cam kết của EU về thuế quan và phi thuế quan:
Cam kết mở cửa thị trường hàng hóa của EU:
EU cam kết xóa bỏ thuế quan ngay khi EVFTA có hiệu lực đối với hàng hóa của Việt Nam thuộc 85,6% số dòng thuế trong biểu thuế, tương đương 70,3% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào EU; Trong vòng 7 năm kể từ khi EVFTA có hiệu lực, EU cam kết xóa bỏ 99,2% số dòng thuế trong biểu thuế, tương đương 99,7% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào EU Đối với 0,3% kim ngạch xuất khẩu còn lại, EU cam kết mở cửa cho Việt Nam theo hạn ngạch thuế quan với thuế nhập khẩu trong hạn ngạch là 0%
Bảng 1.1 Tóm tắt cam kết thuế quan của EU dành cho một số sản phẩm
xuất khẩu của Việt Nam
Trang 38Cam kết Cam kết thuế quan của EU dành cho Việt Nam Nhóm hàng Nông – Thủy sản
Áp dụng cơ chế hạn ngạch thuế quan, lượng nhập khẩu trong hạn ngạch được hưởng mức thuế 0%
Gạo
Tổng hạn ngạch là 80.000 tấn/ năm, cụ thể:
- Gạo chưa xay xát: lượng hạn ngạch là 20.000 tấn/ năm
- Gạo xay xát: lượng hạn ngạch là 30.000 tấn/ năm
- Gạo thơm: Lượng hạn ngạch là 30.000 tấn/ năm Xóa bỏ hoàn toàn thuế nhập khẩu đối với gạo tấm sau
5 năm và các sản phẩm từ gạo sau 3 năm hoặc 5 năm
Cà phê Xóa bỏ hoàn toàn thuế nhập khẩu ngay khi Hiệp định có
hiệu lực
Đường
Áp dụng hạn ngạch thuế quan với mức là 10.000 tấn đường trắng và 10.000 tấn sản phẩm chứa trên 80% đường một năm, lượng nhập khẩu trong hạn ngạch được hưởng mức thuế 0%
Mật ong tự nhiên Xóa bỏ hoàn toàn thuế nhập khẩu ngay khi Hiệp định có
hiệu lực
Sản phẩm rau củ quả
tươi và chế biến, nước
hoa quả, hoa tươi
Xóa bỏ hoàn toàn thuế nhập khẩu ngay khi Hiệp định có hiệu lực
Trang 39Các hàng nông sản
khác
Một số sản phẩm được áp dụng cam kết về hạn ngạch thuế quan của EU dành cho Việt Nam:
- Trứng gia cầm đã qua chế biến: 500 tấn/ năm
Dệt may Số còn lại sẽ được xóa bỏ thuế nhập khẩu sau 3 năm –
Trang 40Máy vi tính, sản phẩm
điện tử và linh kiện
74% số dòng thuế sẽ được xóa bỏ thuế nhập khẩu ngay khi Hiệp định có hiệu lực
Các sản phẩm còn lại sẽ được xóa bỏ thuế nhập khẩu sau 3 năm hoặc 5 năm
Một số sản phẩm khác
Một số mặt hàng sẽ được xóa bỏ thuế nhập khẩu ngay khi Hiệp định có hiệu lực ví dụ như sản phẩm nhựa, điện thoại các loại và linh kiện, túi xác, ví, vali, mũ, ô dù…
Nguồn: Theo TTWTO & HN – VCCI (2016)”
Ngoài cam kết về mở của hàng hóa của EU thì hiệp định EVFTA còn đề ra cam kết sau:
“Cam kết về hàng rào phi thuế của EU:
Rào cản kỹ thuật đối với thương mại (TBT): EU tăng cường thực hiện các quy tắc của Hiệp định về các rào cản kỹ thuật đối với thương mại WTO
Các biện pháp vệ sinh dịch tễ (SPS): Đối với hàng hóa nhập khẩu với Việt Nam, chủ thể quản lý phía EU là cơ quan có thẩm quền của từng nước thành viên EU cụ thể (nơi xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa Việt Nam) chứ không phải là cơ quan chung cấp liên minh của EU Ủy ban châu Âu chỉ chịu trách nhiệm về phối hợp chung, kiểm tra/ thanh tra hệ thống kiểm soát và hệ thống pháp luật liên quan của các nước thành viên nhằm đảm bảo việc áp dụng thống nhất các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trong toàn thị trường EU
Các biện pháp phi thuế quan khác: Giảm bớt hàng rào thuế quan khác (ví dụ cam kết về cấp phép xuất khẩu/ nhập khẩu, thủ tục hải quan…) nhằm tạo điều kiện cho hoạt động xuất nhập khẩu
Cam kết của Việt Nam về thuế quan và phi thuế quan”
“Cam kết mở của thị trường hàng hóa của Việt Nam:
Việt Nam cam kết xóa bỏ thuế quan ngay sau khi EVFTA có hiệu lực cho hàng hóa của EU thuộc 48,5% số dòng thuế trong biểu thuế, tương đương 64,5% kim ngạch xuất khẩu của EU sang Việt Nam; trong vòng 7 năm kể từ khi EVFTA có hiệu lực, Việt Nam cam kết xóa bỏ 91,8% số dòng thuế trong biểu thuế, tương đương 97,1% kim ngạch xuất khẩu của EU sang Việt Nam; Trong vòng 10 năm kể từ khi EVFTA
có hiệu lực, Việt Nam cam kết sẽ xóa bỏ khoảng 98,3% số dòng thuế trong biểu thuế,