Hầu hết các bộ phận của trái dừa đều có khả năng tạo ra các chế phẩm hữu ích cho đời sống nên dừa tươi và các chế phẩm của nó đang gặt hái được nhiều thành công trong hành trình chinh ph
Trang 1HỌC VIỆN NGOẠI GIAO KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ
ĐỀ ÁN THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU DỪA VIỆT NAM SANG NHẬT BẢN
NHÓM THỰC HIỆN: YOUNG COCO
Thành viên
Lê Minh An Nguyễn Hà My Nguyễn Thái Sơn Phạm Hương Trà
Lê Minh Khuê
Lớp
KTQT48C1 KTQT48C1 KTQT49C1 KTQT48C1 KTQT48C1
Hà Nội, năm 2023
Trang 2MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG VIẾT TẮT iv
DANH MỤC BẢNG vii
DANH MỤC HÌNH viii
MỞ ĐẦU 1
TÓM TẮT ĐỀ ÁN 3
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN MẶT HÀNG DỪA TẠI THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN 4
1.1 Quy mô, xu hướng và tăng trưởng thị trường dừa tại Nhật Bản 4 1.1.1 Dựa trên đặc điểm cấu trúc 4
1.1.2 Dựa trên mức tiêu thụ sản phẩm 6
1.1.3 Thói quen tiêu dùng quả của người Nhật 7
1.2 Tình hình cạnh tranh trên thị trường Nhật Bản 8
1.2.1 Các nước có thị phần lớn trong thị trường dừa nhập khẩu của Nhật Bản 9
1.2.2 Các nước có tiềm năng xuất khẩu dừa sang Nhật Bản 10
1.3 Điều kiện tiếp cận thị trường Nhật Bản 14
1.3.1 Quy định chất lượng thương mại và ghi nhãn mác 14
1.3.2 Quy định về an toàn thực phẩm 14
1.3.3 Quy trình xuất khẩu vào Nhật Bản 15
1.3.4 Quy trình kiểm dịch thực phẩm 16
1.3.5 Khai báo hải quan 17
1.4 Các chứng nhận 18
1.4.1 Chứng nhận nông sản xuất khẩu 18
1.4.2 Chứng nhận về xã hội 19
CHƯƠNG 2 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU MẶT HÀNG DỪA CỦA VIỆT NAM 21
2.1 Tình hình sản xuất 21
2.1.1 Sản lượng 21
Trang 32.1.2 Cơ cấu mặt hàng 24
2.1.3 Mô hình sản xuất 24
2.1.4 Giá cả và chất lượng sản phẩm 26
2.2 Tình hình xuất khẩu 27
2.2.1 Cơ cấu xuất khẩu nhóm sản phẩm có HS Code: 08 27
2.2.2 Kim ngạch và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu dừa Việt Nam (HS Code: 080112 và 080119) tại các thị trường chính (Thái Lan, Trung Quốc, Hoa Kỳ) 28
2.2.3 Đánh giá 33
CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG VÀ TRIỂN VỌNG XUẤT KHẨU MẶT HÀNG DỪA CỦA VIỆT NAM SANG NHẬT BẢN 36
3.1 Thực trạng xuất khẩu dừa Việt Nam sang Nhật Bản 36
3.1.1 Kim ngạch xuất khẩu 36
3.1.2 Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu 38
3.2 Đánh giá xuất khẩu mặt hàng dừa sang Nhật Bản 39
3.2.1 Ưu điểm 39
3.2.2 Nhược điểm 40
3.3 Triển vọng xuất khẩu mặt hàng dừa sang Nhật Bản 43
3.3.1 Cơ hội xuất khẩu dừa sang Nhật Bản 44
3.3.2 Lợi ích của việc thúc đẩy xuất khẩu dừa sang Nhật Bản 45
CHƯƠNG 4 ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU TRÁI DỪA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN 47
4.1 Định hướng 47
4.1.1 Chính sách phát triển cụm ngành dừa tại Bến Tre và Trà Vinh 47 4.1.2 Định hướng thúc đẩy xuất khẩu dừa Việt Nam sang Nhật Bản 48 4.2 Chiến lược 49
4.2.1 Chiến lược 1: Xây dựng và phát triển vùng trồng 49
4.2.2 Chiến lược 2: Liên kết vùng trồng dừa và các nhà máy chế biến để phát triển cụm ngành dừa Việt Nam tại Bến Tre và Trà Vinh 50
Trang 44.2.3 Chiến lược 3: Nâng cấp công nghệ để đảm bảo sản phẩm đạt
tiêu chuẩn quốc tế và tiêu chuẩn của Nhật Bản 51
4.2.4 Chiến lược 4: Nghiên cứu thị trường và xúc tiến thương mại Việt Nam – Nhật Bản 51
4.3 Giải pháp 51
4.3.1 Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm dừa 51
4.3.2 Nhóm giải pháp cho hệ thống quản lý, giám sát 54
4.3.3 Nhóm giải pháp thị trường và tiêu thụ sản phẩm 57
4.3.4 Nhóm giải pháp giải quyết vấn đề rác thải 58
KẾT LUẬN 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO 64
Trang 5Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện ASEAN - Nhật Bản
2019
Đại dịch bệnh đường hô hấp cấp tính truyền nhiễm gây ra bởi chủng vi-rút cô-rô-na SARS-CoV-2 và
các biến thể
Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership
Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương
Free Trade Agreement
Hiệp định thương mại tự
do Liên minh châu Âu -
Trang 610 GLP Good Laboratory
Practice
Thực hành phòng thí nghiệm tốt
tới hạn
HS
Harmonized Commodity Description and Coding
sọ dừa)
International Organization for Standardization
Tổ chức tiêu chuẩn hóa
Trang 720 RCEP
The Regional Comprehensive Economic Partnership
Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực
United States Department of Agriculture
Bộ Nông nghiệp Mỹ
Commerce and Industry
Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
The Vietnam-Japan Economic Partnership Agreement
Hiệp định Đối tác Kinh tế Việt Nam – Nhật Bản
Organization
Tổ chức Thương mại
Quốc tế
Trang 8DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: 05 quốc gia có giá trị nhập khẩu dừa tươi (HS Code: 080119) của
Phi-líp-pin cao nhất trong giai đoạn 2017 - 2021 (Đơn vị: nghìn USD) 12
Bảng 2: 10 quốc gia có giá trị nhập khẩu dừa tươi (HS Code: 080119) của Ấn Độ cao nhất trong giai đoạn 2017 - 2021 (Đơn vị: nghìn USD) 13
Bảng 3: 10 quốc gia có giá trị nhập khẩu dừa nguyên sọ (HS Code: 080112) của Ấn Độ cao nhất trong giai đoạn 2017 - 2021 (Đơn vị: nghìn USD) 13
Bảng 4: Chứng nhận về môi trường: Nông nghiệp hữu cơ 19
Bảng 5: Diện tích đất trồng dừa Việt Nam 2022 22
Bảng 6: Sản lượng dừa Việt Nam năm 2022 23
Bảng 7: 10 quốc gia có giá trị nhập khẩu dừa nguyên sọ (HS Code: 080112) của Việt Nam cao nhất trong giai đoạn 2017 - 2021 (Đơn vị: nghìn USD) 28
Bảng 8: 10 quốc gia có giá trị nhập khẩu dừa tươi (HS Code: 080119) của Việt Nam cao nhất trong giai đoạn 2017 - 2021 (Đơn vị: nghìn USD) 29
Bảng 9: Giá trị xuất khẩu dừa tươi từ Việt Nam sang Nhật Bản của HS Code: 080112000 (Dừa còn nguyên sọ) từ năm 2018 đến năm 2022 36
Bảng 10: Giá trị xuất khẩu dừa tươi từ Việt Nam sang Nhật Bản của HS Code: 080119000 (Dừa tươi) từ năm 2018 đến năm 2022 36
Bảng 11: Giá trị nhập khẩu mã sản phẩm HS 080112 (Dừa còn nguyên sọ) và HS Code: 080119 (dừa tươi) từ thế giới và một số quốc gia năm 2021 38
Bảng 12: Thống kê Tổng giá trị xuất nhập khẩu Việt Nam - Nhật Bản trên Thế giới và thương vụ song phương giữa 2 quốc gia 39
Bảng 13: Biểu thuế xuất - nhập khẩu Việt Nam - Nhật Bản theo các hiệp định FTA cho mặt hàng có HS Code: 0801 45
Trang 9DANH MỤC HÌNH
Hình 1: Giá trị xuất khẩu của mặt hàng dừa Nhật Bản (HS Code: 080119) 4 Hình 2: Giá trị nhập khẩu dừa của Nhật Bản (HS Code: 080119) 5 Hình 3: Tiêu thụ dừa bình quân đầu người ở Nhật Bản 6 Hình 4: Thị phần nhập khẩu dừa tươi mã HS 080119 tại thị trường Nhật Bản năm 2021 9 Hình 5: Phần trăm phân bổ diện tích dừa Việt Nam năm 2020 21 Hình 6: Cơ cấu mặt hàng dừa tươi tại Việt Nam 24 Hình 7: Cơ cấu xuất khẩu các mặt hàng nông sản năm 2021 trong nhóm mặt hàng có HS Code 08 (quả và quả hạch (nuts) ăn được; vỏ quả thuộc họ cam quýt hoặc các loại dưa) 27 Hình 8: Sơ đồ chuỗi giá trị đối với cơ sở chế biến xơ, mụn dừa tại Bến Tre 60
Trang 10MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề án
Việt Nam là quốc gia có thế mạnh trong phát triển nền nông nghiệp và xuất khẩu các mặt hàng nông sản, trong đó, trái dừa là một trong những mặt hàng mang lại giá trị kinh tế cao cho Việt Nam Hầu hết các bộ phận của trái dừa đều có khả năng tạo ra các chế phẩm hữu ích cho đời sống nên dừa tươi và các chế phẩm của nó đang gặt hái được nhiều thành công trong hành trình chinh phục các thị trường xuất khẩu Thế giới và tiến tới trở thành mặt hàng xuất khẩu
tỷ đô của Việt Nam Trong giai đoạn 2017 - 2022, Việt Nam đã đạt được một
số thành tựu nhất định trong xuất khẩu dừa tươi và dừa nguyên sọ sang các thị trường quốc tế Tuy nhiên, mức độ tăng trưởng xuất khẩu dừa nhìn chung chưa đạt được tính ổn định và bền vững, đặc biệt là lượng dừa xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản vẫn luôn giữ ở mức thấp Thực trạng hệ thống quản lý và giám sát quy trình sản xuất còn nhiều hạn chế, chất lượng trồng trọt chưa đồng
bộ và nhiều nơi chưa đạt tiêu chuẩn quốc tế dẫn đến số lượng vùng trồng dừa tại Việt Nam được cấp chứng nhận truy xuất nguồn gốc và chỉ dẫn địa lý còn rất khiêm tốn Bên cạnh đó, hiện nay số lượng bài viết nghiên cứu khoa học tìm hiểu về thị trường sản xuất và xuất khẩu dừa Việt Nam là không nhiều, gây khó khăn cho các doanh nghiệp có nhu cầu xuất khẩu trong việc tìm kiếm thông tin thị trường
Vì vậy, với mục đích xây dựng cụm ngành dừa Việt Nam tại 2 tỉnh đi đầu về ngành dừa là Bến Tre và Trà Vinh, gây dựng thương hiệu dừa quốc gia,
từ đó cải thiện tình hình xuất khẩu dừa của Việt Nam, đồng thời kịp thời thông tin thị trường đến doanh nghiệp và nhà nước, nhóm quyết định thực hiện đề án
“Thúc đẩy xuất khẩu dừa Việt Nam sang thị trường Nhật Bản” hy vọng có
thể hỗ trợ doanh nghiệp và chính phủ Việt Nam nắm bắt được tình hình, từ đó
đề xuất giải pháp khắc phục hạn chế còn tồn tại và vạch ra chiến lược mới trong hoạt động thúc đẩy xuất khẩu dừa Việt Nam sang quốc gia này
Trang 112 Phạm vi và Đối tượng nghiên cứu
Phạm vi và đối tượng nghiên cứu của đề án là tình hình xuất khẩu dừa tươi và dừa nguyên sọ của Việt Nam sang Nhật Bản, qua đó có được cái nhìn tổng quát về thị trường và thúc đẩy thương vụ dừa giữa Việt Nam và Nhật Bản
Đặc biệt, trong đề tài nghiên cứu này, để tránh việc độc giả tiếp cận nội dung không chính xác, nhóm chúng tôi có một số lưu ý về các thuật ngữ sử dụng trong bài, cụ thể là:
Thứ nhất, “dừa tươi” (HS Code: 080119) được đề cập trong đề án đại diện cho trái dừa chưa gọt vỏ xanh, hoặc gọt vỏ xanh và giữ lại phần xơ dừa
Thứ hai, “dừa nguyên sọ” (HS Code: 080112) chỉ những trái dừa đã gọt hết vỏ xanh, vỏ trắng và chỉ còn lại phần sọ dừa
Thứ ba, “dừa” gọi chung cho 2 loại “dừa tươi” và “dừa nguyên sọ”
3 Phương pháp nghiên cứu
Đề án sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính: thu thập thông tin, tổng hợp số liệu và phân tích thị trường sản xuất và xuất nhập khẩu dừa Việt Nam - Nhật Bản
4 Kết cấu của đề án
Ngoài lời mở đầu, kết luận, tổng quan các công trình nghiên cứu, danh mục tài liệu tham khảo, đề án được kết cấu thành 4 chương như sau:
Chương 1: Tổng quan mặt hàng dừa tại thị trường Nhật Bản
Chương 2: Tình hình sản xuất và xuất khẩu mặt hàng dừa của Việt Nam Chương 3: Thực trạng và triển vọng xuất khẩu mặt hàng dừa của Việt
Nam sang Nhật Bản
Chương 4: Đề xuất các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng dừa của
Việt Nam sang thị trường Nhật Bản
Trang 12TÓM TẮT ĐỀ ÁN
Hiện nay, những mặt hàng xuất khẩu tiềm năng của Việt Nam vẫn đang gặp nhiều khó khăn trong quá trình tiếp cận thị trường Nhật Bản, đặc biệt là mặt hàng dừa tươi và dừa nguyên sọ Mặc dù, trong những năm gần đây, mặt hàng dừa đã được Việt Nam đưa vào danh sách trọng điểm xúc tiến xuất khẩu, song tổng kim ngạch xuất khẩu sang Nhật Bản còn khá khiêm tốn và doanh nghiệp cũng rất nhiều khó khăn Nhận thấy hạn chế đó, nghiên cứu của đề án
sẽ minh họa tổng quan mặt hàng dừa tại thị trường Nhật Bản về quy mô, xu hướng, điều kiện tiếp cận và tốc độ tăng trưởng giai đoạn hiện nay Sau đó, đi sâu tìm hiểu tình hình sản xuất và xuất khẩu dừa của Việt Nam sang một số thị trường là đối tác chính về lĩnh vực dừa trong giai đoạn 2017 - 2022; phân tích một số quốc gia đối thủ trong sản xuất dừa và xuất khẩu chế phẩm dừa, từ đó đánh giá ưu và nhược điểm của Việt Nam trong hoạt động xuất khẩu dừa; trước khi làm rõ thực trạng và triển vọng xuất khẩu mặt hàng dừa tươi của Việt Nam sang Nhật Bản Cuối cùng, nghiên cứu đề xuất định hướng, chiến lược và giải pháp xây dựng cụm ngành dừa tại Việt Nam và thúc đẩy xuất khẩu, tìm kiếm con đường rộng mở hơn cho trái dừa Việt Nam sang thị trường Nhật Bản Đề
án được thực hiện dựa trên thu thập và phân tích số liệu thống kê về tình hình sản xuất và thương vụ xuất nhập khẩu dừa Việt Nam - Nhật Bản Những kiến nghị về chính sách và chiến lược trong nghiên cứu phần nào khắc phục được tình hình song vẫn tồn tại những hạn chế nhất định Vì thế, hy vọng đề án sẽ là một tài liệu tham khảo hữu ích cho các nghiên cứu sâu rộng tiếp theo và cho hoạt động xúc tiến xuất khẩu Việt Nam - Nhật Bản trong giai đoạn sắp tới
Trang 13CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN MẶT HÀNG DỪA TẠI THỊ TRƯỜNG
NHẬT BẢN 1.1 Quy mô, xu hướng và tăng trưởng thị trường dừa tại Nhật Bản 1.1.1 Dựa trên đặc điểm cấu trúc
Thị trường dừa tại Nhật Bản ghi nhận sự tăng trưởng trong doanh thu bán hàng năm thứ 3 liên tiếp, tăng 137% vào năm 20211 Nhìn chung, sức tiêu thụ đang được mở rộng và được dự đoán là sẽ tiếp tục tăng ổn định trong thời gian tới
1.1.1.1 Về xuất khẩu
Hình 1: Giá trị xuất khẩu của mặt hàng dừa Nhật Bản (HS Code: 080119)
Nguồn: Trung tâm tìm nguồn cung ứng toàn cầu
Thực phẩm và Nông nghiệp TRIDGE 2
Tăng trưởng nổi bật nhất của xuất khẩu dừa từ Nhật Bản được ghi nhận
ở năm 2016, tăng khoảng 228%3 Từ năm 2017 đến năm 2021, sự tăng trưởng
1 IndexBox (2023), Japan - Coconut - Market Analysis, Forecast, Size, Trends and Insights, IndexBox, truy
cập ngày 06/04/2023 tại and-insights/
https://www.indexbox.io/store/japan-coconut-market-analysis-forecast-size-trends-2 Tridge (2021), Other Fresh Coconut import company and importers in Japan, Tridge, truy cập ngày
06/04/2023 tại https://www.tridge.com/intelligences/coconut/JP/import
3 IndexBox (2023), Japan - Coconut - Market Analysis, Forecast, Size, Trends and Insights, IndexBox, truy
cập ngày 06/04/2023 tại and-insights/
Trang 14https://www.indexbox.io/store/japan-coconut-market-analysis-forecast-size-trends-sản lượng và giá trị xuất khẩu của dừa Nhật Bản luôn giữ ở mức thấp và không thể lấy lại được đà với thị trường chủ yếu là Chi-lê Như vậy có thể thấy mặt hàng dừa không phải là mặt hàng thế mạnh trong việc xuất khẩu của Nhật Bản
và dừa nhập khẩu không có xu hướng bị cạnh tranh với sản phẩm nội địa
Hình 2: Giá trị nhập khẩu dừa của Nhật Bản (HS Code: 080119)
Nguồn: Trung tâm tìm nguồn cung ứng toàn cầu
Thực phẩm và Nông nghiệp TRIDGE 6
Trang 151.1.2 Dựa trên mức tiêu thụ sản phẩm
Dân số hiện tại của Nhật Bản là 125.167.903 người vào ngày 29/04/2023 theo số liệu mới nhất từ Liên Hợp Quốc, đứng thứ 11 trên thế giới trong bảng xếp hạng dân số các nước và vùng lãnh thổ 7 Thị trường Nhật Bản được đánh giá là thị trường rộng lớn, tuy nhiên mức tiêu thụ sản phẩm vẫn đang còn thấp
Hình 3: Tiêu thụ dừa bình quân đầu người ở Nhật Bản
Nguồn: Faostat 8
Tiêu thụ dừa bình quân đầu người đạt 0,040 kg vào năm 2020 tại Nhật Bản, theo Faostat Con số này cao hơn 33,3% so với năm trước Theo Faostat, Nhật Bản nằm ở nhóm nước tiêu thụ dừa bình quân đầu người thấp (so với mức
độ tiêu thụ dừa bình quân đầu người trên cả thế giới là 2,6669) Điều này có thể vừa là thách thức cho xuất khẩu dừa Việt Nam vì dừa không nằm trong thói quen ăn uống của người Nhật Tuy nhiên, điều này cũng cho thấy “dư địa” cho
7 Dân số (2023), Dân số Nhật Bản 2023, Dân số, truy cập ngày 06/04/2023 tại https://danso.org/nhat-ban/
8 HelgiLibrary (2023), Coconut Consumption Per Capita in Japan, HelgiLibrary, truy cập ngày 06/04/2023 tại
https://www.helgilibrary.com/indicators/coconut-consumption-per-capita/japan/
9 HelgiLibrary (2023), Coconut Consumption Per Capita, HelgiLibrary, truy cập ngày 06/04/2023 tại
https://www.helgilibrary.com/indicators/coconut-consumption-per-capita/
Trang 16việc xuất khẩu dừa vào Nhật Bản là rất lớn và doanh nghiệp Việt Nam có thể tận dụng để quả dừa có thể xuất hiện nhiều hơn trong thực đơn của người Nhật Nguyên nhân chủ yếu cho lương tiêu thụ thấp này là vì giá cả của dừa tại Nhật Bản tương đối cao Theo trang Rakuten Nhật Bản, 15kg dừa sáp Việt Nam có giá khoảng 7980 Yên - tức khoảng 1.373.000 đồng, gần 100.000 đồng/kg10 Mặt khác, các lý do liên quan đến thói quen của người tiêu dùng Nhật trong đó
có việc ưu tiên sự tiện lợi cũng giải thích phần lớn cho hiện tượng tiêu thụ dừa
ít tại nước này
1.1.3 Thói quen tiêu dùng quả của người Nhật
Theo nghiên cứu của Promar, một công ty tư vấn chuyên về thị trường thực phẩm, đồ uống, thủy sản và kinh doanh nông nghiệp quốc tế, ba yếu tố chính có xu hướng ảnh hưởng đến thói quan tiêu thụ của người Nhật là: tính thời vụ, dễ chế biến và tuổi của người tiêu dùng Để quả dừa Việt Nam có thể xuất hiện nhiều hơn trong thực đơn của người Nhật, việc quảng bá và điều chỉnh sản phẩm để phù hợp với thói quen của họ là điều hết sức quan trọng
Tính thời vụ là vô cùng quan trọng đối với người tiêu dùng Nhật Bản Vào mùa hè, các loại trái cây như mơ, đào, nho, anh đào và dưa hấu rất nhiều, trong khi đó mùa đông là mùa cam quýt ở Nhật Bản Không giống như trái cây trong nước, tính thời vụ của trái cây nhập khẩu thường không được các nhà bán
lẻ nhấn mạnh và do đó người tiêu dùng phần lớn không biết và không quan tâm đến mùa của trái cây nhập khẩu Như vậy, tính thời vụ không thể áp dụng được với dừa do dừa là sản phẩm tự nhiên ra trái quanh năm và mỗi cây dừa có thể cho 100 đến 200 trái mỗi năm
Tiếp tới là sự tiện lợi Trái cây phổ biến có thể được rửa và tiêu thụ ngay lập tức, hoặc dễ dàng gọt vỏ mà không cần dao Người tiêu dùng Nhật Bản ở mọi lứa tuổi mua táo, mikan (cam quýt) và chuối nhiều nhất, với dâu tây, các loại trái cây họ cam quýt khác và nho theo sau, hầu hết là không cần cắt gọt
10 Rakuten (2023), Introducing the tropical scent of coconut, Rakuten, truy cập ngày 06/04/2023 tại https://
item.rakuten.co.jp/hamachu/coco15/?iasid=07rpp_10095 _ex-lh3j9t0r-8j-82d6a5fb-c616-4a89-a0920fc479 fabdca
Trang 17nhiều để sử dụng Những người tham gia khảo sát chỉ ra rằng một lý do chính khiến họ không mua trái cây là trái cây tốn thời gian để chuẩn bị Vì vậy, sơ chế quả dừa sao cho khi đến tay người tiêu dùng thì việc sử dụng được tiện lợi nhất là vấn đề cần được giải quyết hàng đầu của dừa Việt Nam
Cuối cùng là việc tiêu dùng quả khác nhau theo độ tuổi Thế hệ trẻ nhất
và già nhất đến nay là những người tiêu dùng trái cây nhiều nhất, với những người từ 6 tuổi trở xuống ăn trung bình 104gram trái cây mỗi ngày và những người từ 60 tuổi trở lên khoảng 142 gram mỗi ngày11 Ngược lại, người ở độ tuổi 20 chỉ tiêu thụ 61 gram trái cây mỗi ngày (tương đương với khoảng nửa quả bưởi) Độ tuổi trung bình ở Nhật Bản là 49,6 tuổi, khá cao so với thế giới
Như vậy, nhìn chung, việc thâm nhập thị trường trái cây Nhật Bản đòi hỏi sự am hiểu tính thời vụ, sự tiện lợi và tuổi tác của người tiêu dùng ảnh hưởng đến quyết định mua hàng như thế nào Vấn đề lớn nhất của quả dừa Việt Nam là quá trình chuẩn bị trước khi sử dụng đang phức tạp Các doanh nghiệp xuất khẩu dừa Việt Nam sang thị trường Nhật Bản cần xem xét cải thiện sản phẩm để khi đến tay người tiêu dùng công đoạn sơ chế trở nên thuận tiện và đơn giản nhất có thể
1.2 Tình hình cạnh tranh trên thị trường Nhật Bản
Theo thống kê năm 2021, Việt Nam đứng thứ sáu về sản lượng dừa với 1,87 triệu tấn12, xếp sau nhiều nước trong khu vực Châu Á như In-đô-nê-xi-a (17,16 triệu tấn), Phi-líp-pin (14,72 triệu tấn) và Ấn Độ (14,3 triệu tấn) - đây cũng là 3 nước đứng đầu thế giới về tổng sản lượng dừa vào năm 2021 Như vậy, thoạt nhìn vào số liệu thống kê sản lượng có thể thấy, Việt Nam còn quá xa để đuổi kịp các quốc gia này về khả năng sản xuất, song, đây có thực sự là 3 đối thủ mạnh làm nhỏ “miếng bánh” của dừa Việt Nam tại thị trường Nhật Bản?
11 Promar Consulting (2013), What are Japanese Fruit Consumers Thinking?, Promar Consulting, truy cập
ngày 06/04/2023 tại fruit-market/
http://www.promarconsulting.com/company-news/analyzing-consumers-in-the-japanese-12 Statista (2023), Coconut production worldwide in 2021, by leading country, Statista, truy cập ngày
06/04/2023tại https://www.statista.com/statistics/1040499/world-coconut-production-by-leading-producers/
#:~:text=Indonesia%20is%20the%20world's%20leading,tons%20of%20global%20production%20volume
Trang 18Hình 4: Thị phần nhập khẩu dừa tươi mã HS 080119 tại thị trường Nhật Bản
năm 2021
Nguồn: Trung tâm tìm nguồn cung ứng toàn cầu
Thực phẩm và Nông nghiệp TRIDGE13
Như vậy, mặc dù sản lượng sản xuất của Việt Nam chỉ xếp thứ 6 thế giới nhưng tại thị trường Nhật Bản, dừa Việt Nam có thị chiếm tới 70,28%, gấp hơn
3 lần vị trí thứ hai là Úc Tuy nhiên điều đó không đồng nghĩa với việc dừa nhập khẩu từ Việt Nam không có đối thủ cạnh tranh
1.2.1 Các nước có thị phần lớn trong thị trường dừa nhập khẩu của
Nhật Bản
1.2.1.1 Úc
Xếp ở vị trí thứ hai với tỉ trọng xuất khẩu dừa sang Nhật Bản 20,93% là
Úc Tuy vậy, Úc không thực sự được coi là đối thủ cạnh tranh chính do nước này không nằm trong danh sách của những nước sản xuất dừa hàng đầu thế giới Thêm vào đó, giá trị xuất khẩu dừa của Úc sang Nhật Bản năm 2021 chỉ là 613,4 nghìn Đô La Mỹ với thị trường chủ yếu là New Zealand chiếm 54,4%14 Con số
13 Tridge (2021), Other Fresh Coconut import company and importers in Japan, Tridge, truy cập ngày
06/04/2023 tại https://www.tridge.com/intelligences/coconut/JP/import
14 Tridge (2021), Other Fresh Coconut import company and importers in Japan, Tridge, truy cập ngày
06/04/2023 tại https://www.tridge.com/vi/intelligences/coconut/AU/export
Trang 19này rất thấp so với 805,28 nghìn Đô la Mỹ giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản Hơn nữa, đối với loại dừa mã HS 080119 thì Úc hiện đang nhập khẩu tổng giá trị lên tới 2,5 triệu USD, gấp 4 lần giá trị xuất khẩu của nước này Từ đó có thể thấy dừa không phải là mặt hàng sản xuất thế mạnh của Úc
1.2.1.2 Thái Lan
Xếp thứ 3 trong danh sách các quốc gia xuất khẩu dừa sang Nhật với thị phần 3,7% là Thái Lan Theo Tridge, Nhật Bản xếp thứ 16 trong số các nước nhập khẩu mã dừa HS 080119, có thể thấy đây không phải là thị trường tiêu thụ dừa hàng đầu của Thái Lan Năm 2021, lượng dừa mã HS 080119 xuất khẩu sang Nhật Bản chỉ là 43,2 nghìn USD, thấp hơn rất nhiều so với sản lượng của nước nhập khẩu dừa hàng đầu là Hoa Kì với giá trị là 18,05 triệu USD
Tuy nhiên, xét ở khía cạnh sản xuất thì Thái Lan là đối thủ tiềm năng vì đây là một trong những nước có sản lượng dừa đứng thứ 10 trong năm 2021 (Việt Nam xếp thứ 6) Đặc biệt, công nghệ bảo quản trái dừa tươi của Thái Lan được đánh gái là hơn hẳn Việt Nam, bảo quản được chất lượng tự nheien từ 4-6 tuần lễ Với dừa tươi gọt còn vỏ trắng mà phải gọt tới phần sọ dừa, 1 container của Việt Nam chỉ đi được 10.000 trái dừa Trong khi đó, Thái Lan có thể đi được 15.000 trái cho 1 container Như vậy có thể thấy xét trên góc độ công nghệ thì Thái Lan đang là đối thủ cạnh tranh lớn trong thị trường Nhật Bản
1.2.2 Các nước có tiềm năng xuất khẩu dừa sang Nhật Bản
1.2.2.1 In-đô-nê-xi-a
In-đô-nê-xi-a là nước có vùng trồng dừa lớn nhất trên thế giới15, sản lượng hàng năm hơn 21,5 triệu tấn và dự kiến sản lượng này vẫn sẽ tiếp tục tăng trưởng đều đặn trong tương lai nhờ một số yếu tố như: thứ nhất, có khí hậu nhiệt đới điển hình với nhiệt độ trung bình năm trên 25℃; thứ hai, chi phí nhân công tương đối thấp; thứ ba, chính phủ thực hiện nhiều chính sách để thúc đẩy ngành dừa Như vậy, In-đô-nê-xi-a đang có thế mạnh về diện tích trồng dừa
15 IOP Conference Series: Earth and Environmental Science (2020), Present status and outlook of coconut
development in Indonesia, IOP Science, truy cập ngày 06/04/2023 tại https://iopscience.iop.org
/article/10.1088/1755-1315/418/1/012035/pdf
Trang 20hơn so với Việt Nam và đây là cũng là một trong những ngành nông nghiệp lớn tại đất nước này Mặc dù có sản lượng dừa tương đối lớn nhưng dừa sản xuất
ra chủ yếu được dùng để đáp ứng nhu cầu trong nước, số lượng dừa còn lại để xuất khẩu là không nhiều Vì thế, tuy là nước sản xuất dừa lớn nhất nhưng In-đô-nê-xi-a lại không phải nước xuất khẩu dừa lớn nhất16 Sản phẩm xuất khẩu hàng đầu của In-đô-nê-xi-a không phải là dừa nguyên trái mà là dầu dừa, xuất khẩu dừa tươi đang giảm dần Việc thay đổi này chủ yếu là bởi những rào cản thương mại mà In-đô-nê-xi-a phải đối mặt liên quan đến vấn đề tiêu chuẩn sản phẩm Mặc dù In-đô-nê-xi-a xuất khẩu dừa lớn thứ hai sau Việt Nam sang thị trường Nhật Bản nhưng khoảng cách giữa hai nước là rất lớn (dừa của Việt Nam gấp 10 lần so với đối thủ cạnh tranh xếp thứ 2 là In-đô-nê-xi-a)17 Mặt khác, Nhật Bản không phải là thị trường chính cho dừa In-đô-nê-xi-a
Á – Thái Bình Dương, bao gồm APCC vốn chỉ đạt 0,9 tấn copra/ha,
Trang 21pin và In-đô-nê-xi-a đạt 0,85 tấn/ha18 Nếu Việt Nam tận dụng tốt lợi thế từ việc
có kinh nghiệm xuất khẩu sang Nhật Bản cũng như các yếu tố về năng lực sản xuất thì Phi-líp-pin cũng không phải là đối thủ cạnh tranh quá đáng lo ngại
Bảng 1: 05 quốc gia có giá trị nhập khẩu dừa tươi (HS Code: 080119) của Phi-líp-pin cao nhất trong giai đoạn 2017 - 2021 (Đơn vị: nghìn USD)
Lưu ý: Với mặt hàng dừa nguyên sọ (HS Code: 080112), Trademap không
cung cấp đủ dữ liệu về giá trị nhập khẩu
1.2.2.3 Ấn Độ
Về sản lượng, Ấn Độ mỗi năm thu được hơn 6 tỷ quả dừa, sản lượng hàng năm đạt 119 triệu tấn và chỉ đứng sau In-đô-nê-xi-a và Phi-líp-pin19 Ba nhà xuất khẩu dừa hàng đầu là Ấn Độ, Việt Nam với 167.349 và Thái Lan20 Trong thống kê 10 quốc gia nhập khẩu dừa tươi lớn nhất của Ấn Độ có 2 quốc gia cũng là đối tác của Việt Nam là các Tiểu Vương Quốc Ả Rập (đối tác lớn nhất) và Hoa Kỳ (đối tác lớn thứ 5), tuy nhiên lại không có Nhật Bản
18 Tân Nam Chinh (2020), Khả năng vươn xa thế giới với các sản phẩm dừa xuất khẩu chất lượng, Tân Nam
Chinh, truy cập ngày 06/04/2023 tại the-gioi-voi-cac-san-pham-dua-xuat-khau-chat-luong/
https://tannamchinh.com/tin-tuc/tin-tan-nam-chinh/kha-nang-vuon-xa-19 Tuổi Trẻ Online (2020), Cuộc cách mạng ngành hái dừa tại Ấn Độ, Tuổi Trẻ Online, truy cập ngày
06/04/2023 tại https://tuoitre.vn/cuoc-cach-mang-nganh-hai-dua-tai-an-do-20200907135514361.htm
20 Volza (2023), Coconut Exports from Japan - Export data with price, buyer, supplier, HSN code, Volza, truy
cập ngày 06/04/2023 tại https://www.volza.com/p/coconut/export/export-from-japan/
Trang 22Bảng 2: 10 quốc gia có giá trị nhập khẩu dừa tươi (HS Code: 080119) của Ấn
Độ cao nhất trong giai đoạn 2017 - 2021 (Đơn vị: nghìn USD)
21 Jluggage, Shipping Time from Japan to India – how long, Jluggage, truy cập ngày 06/04/2023 tại
https://www.jluggage.com/shipping/from-japan-to-india-time.html
Trang 23thời gian cho hàng hóa từ Việt Nam sang Nhật Bản chỉ từ 7 đến 21 ngày (tùy thuộc vào cảng mà tàu cập bến) Phương thức và thời gian vận chuyển hàng hóa sẽ là lợi thế cho dừa Việt Nam so với dừa từ Ấn Độ, đặc biệt khi đây là hàng hóa tươi cần bảo quản lạnh và có thời gian sử dụng ngắn
Như vậy, xét về đối thủ cạnh tranh trong khu vực, Việt Nam đang giữ vị thế chủ động và nhiều cơ hội Thông qua việc xem xét tình hình xuất khẩu của một số quốc gia có sản lượng trồng dừa lớn nhất trên thế giới và trong khu vực,
có thể nói, cơ hội cho cho trái dừa Việt Nam chinh phục sâu rộng thị trường Nhật Bản là rất khả quan
1.3 Điều kiện tiếp cận thị trường Nhật Bản
1.3.1 Quy định chất lượng thương mại và ghi nhãn mác
Nhật Bản đòi hỏi sản phẩm nhập khẩu phải tuân thủ các quy định trong Luật vệ sinh Thực phẩm, Luật tiêu chuẩn Nông nghiệp của Nhật Bản và Luật
đo lường Thông tin chi tiết về tiêu chuẩn và các thủ tục nhập khẩu đối với các sản phẩm cụ thể có thể thấy trên các trang web của Tổ chức Ngoại thương Nhật Bản22 và Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản Nhật Bản
22 Japan External Trade Organization (2011), Specifications and Standards for Foods, Food Additives, etc
Under the Food Sanitation Act (Abstract) 2010, Jetro, truy cập ngày 06/04/2023 tại
https://www.jetro.go.jp/ext_images/en/reports/regulations/pdf/foodext2010e.pdf
23 Japanese Law Translation (2018), Japanese LawawFood Sanitation Act (Act No 233 of December 24, 1947),
truy cập 15/04/2023 tại https://www.japaneselawtranslation.go.jp/en/laws/view/3687/en#:~:text= Food%20Sanitation%20Act%20%2D%20English%20%2D%20Japanese%20Law%20Translation&text=Arti cle%201The%20purpose%20of,thereby%20to%20protect%20citizens'%20health
24 The Food Safety Basic Law (Tentative Translation), truy cập 15/04/2023 tại https://www.fsc.go
jp/sonota/fsb_law160330.pdf
Trang 241.3.3 Quy trình xuất khẩu vào Nhật Bản
Doanh nghiệp hay cá nhân muốn nhập khẩu nông sản vào Nhật Bản đều trải qua quy trình chuẩn bị phải khai báo thông tin với Tổng cục Hải quan và xin Giấy phép nhập khẩu sau khi tiến hành các thủ tục kiểm hóa hàng hóa Sau khi tiến hành kiểm tra, nhà nhập khẩu sẽ được cấp giấy và xuất nhập khẩu Chính vì vậy, thủ tục hải quan là vấn đề quan trọng nhất khi làm thủ tục xuất khẩu hàng sang Nhật
Bước 1:
Cần nộp đơn xin nhập khẩu thực phẩm cho các trạm kiểm dịch nhập khẩu bởi một đơn vị nhập khẩu Cung cấp thông tin chi tiết như là người giao hàng, đơn vị xuất khẩu, nhà chế biến, nhà sản xuất, thành phần của thực phẩm, sử dụng phụ gia, quá trình sản xuất, v.v…
Bước 2: Cần có chứng chỉ vệ sinh thực phẩm do nước xuất khẩu cấp Bước 3:
Cần thực hiện nghiêm túc việc kiểm tra trong cả hai khâu nhập khẩu và vào nội địa Nhật Bản
Cần thiết phải kiểm soát vệ sinh vào giai đoạn của chế biến trong nước, sản xuất, vận chuyển
Tăng cường kiểm tra, đặc biệt là dư lượng thuốc trừ sâu, thuốc kháng sinh
Bước 4: Cần được thông qua chỉ bởi kết quả kiểm tra của phòng thí
nghiệm quốc gia, Cơ quan đăng ký và kiểm tra, các phòng thí nghiệm chính
thức nước ngoài được Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi chấp nhận
Bước 5: Tất cả các kết quả kiểm tra phải tuân thủ và kiểm soát hình thức
lấy mẫu để kiểm nghiệm kết quả:
Tiêu chuẩn JAS về thực phẩm hữu cơ Nhật Bản25
25 Thư viện tiêu chuẩn, Tiêu chuẩn JAS về thực phẩm hữu cơ của nhật Bản, Thư viện tiêu chuẩn, truy cập ngày
06/04/2023 tại https://thuvientieuchuan.org/tieu-chuan-jas-ve-thuc-pham-huu-co-cua-nhat-ban/
Trang 25 Tiêu chuẩn HACCP26
Tiêu chuẩn GAP27
và Thủy sản Tại Trạm bảo vệ thực vật có khâu “kiểm tra nhập khẩu” để phòng ngừa việc côn trùng gây bệnh cho thực vật từ nước ngoài xâm nhập vào Nhật Bản, với cùng mục đích như vậy Trạm bảo vệ thực vật tiến hành “kiểm tra xuất khẩu” nhằm đáp ứng các điều kiện kiểm dịch thực vật mà nước đối tác xuất khẩu yêu cầu Ngoài ra, cần phải kiểm dịch thực vật trong trường hợp mang thực vật
từ nước ngoài vào và trường hợp mang thực vật ra các nước khác
Quy định trong trường hợp mang thực vật từ nước ngoài vào Nhật Bản
Trường hợp mang thực vật từ nước ngoài vào Nhật Bản bằng đường hàng hóa, hàng hóa xách tay, bưu phẩm, để đề phòng việc côn trùng gây bệnh bám vào thực vật sau đó xâm nhập vào Nhật Bản, bất kể số lượng hay mục đích sử dụng tất cả thực vật đều cần phải được kiểm tra nhập khẩu
Về phía Việt Nam: Thủ tục kiểm dịch xuất khẩu 30:
Bước 1: Đầu tiên doanh nghiệp phải truy cập trang web
29 Thư viện tiêu chuẩn, Tiêu chuẩn ISO/IEC 17025:2017 - Yêu cầu chung về năng lực của phòng thử nghiệm
và hiệu chuẩn, Thư viện tiêu chuẩn, truy cập ngày 06/04/2023 tại
https://thuvientieuchuan.org/tieu-chuan-iso-170252017/
30 Logistics Solution (2021), Thủ tục xuất khẩu nông sản sang Nhật, Logistic Solution, truy cập tại 06/04/2023
tại https://logistics-solution.com/xuat_khau/thu-tuc-xuat-khau-nong-san-sang-nhat/
Trang 26https://khaibaohoso.vnsw.gov.vn/ và đăng ký kiểm dịch thực vật Nếu doanh nghiệp chưa có tài khoản thì doanh nghiệp có thể lên đăng ký tài khoản tại phòng đăng ký tài khoản mới của cơ quan kiểm dịch Tại đó doanh nghiệp được phát 02 loại giấy tờ: Phiếu đăng ký tài khoản và Giấy đăng ký kiểm dịch
Bước 2: Tiếp đó cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành kiểm tra hồ sơ Hồ
sơ kiểm dịch bao gồm: Giấy giới thiệu; Đơn đăng ký kiểm dịch31; Invoice; Packing list; Hợp đồng thương mại; Các giấy tờ chứng nhận tiêu chuẩn vùng trồng, tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm (nếu có); Mẫu hàng hóa cần kiểm dịch (nếu cần)
1.3.5 Khai báo hải quan
Trước khi hàng đến, các nhà xuất khẩu phải thông báo cho các trạm kiểm dịch tại địa điểm nhập khẩu biết thông qua hệ thống điện tử do Bộ Y tế và Phúc lợi xã hội quản lý Để giảm thời gian cho thí nghiệm ở Nhật Bản hay ở tại nước xuất khẩu và kết quả kiểm tra sẽ được dùng cho việc khai báo hải quan trước Thuế tiêu thụ và các khoản thuế nhập khẩu khác phải được trả trước khi những khai báo được hoàn tất Thông tin về các thủ tục nhập khẩu xem tại trang web của Bộ Y tế Nhật Bản32 và Hải quan Nhật Bản33
Hồ sơ hải quan xuất khẩu nông sản sang Nhật Bản bao gồm 34 :
Thứ nhất là hóa đơn thương mại (Invoice): Có thông tin người bán, người mua, giá bán (USD), Incoterm, phương thức thanh toán (T/T hay L/C hoặc phương thức khác), ngày hóa đơn, số hóa đơn, mô tả hàng hóa,…
Thứ hai là phiếu đóng gói (Packing List): Có thông tin người bán, người
mua, quy cách đóng gói (bao nhiêu quả/thùng hoặc tùy quy cách), cân nặng
31 Mẫu giấy đăng kí kiểm dịch thực vật xuất khẩu hoặc tái xuất khẩu, truy cập 02/05/2023 tại
https://drive.google.com/file/d/115Kmsu1Cf8h7_GDTB4Cke_jAxqTWzxs7/view
32 Ministry of Health, Labour and Welfare of Japan, Imported Foods Inspection Services Home Page, Ministry
of Health, Labour and Welfare of Japan, truy cập ngày 06/04/2023 tại http://www.mhlw.go.jp/english /topics/importedfoods/index.htm
33 Japan Customs (2023), truy cập ngày 27/04/2023 tại http://www.customs.go.jp/english/index.htm
34 Advantage Logistic, Quy trình và các quy định tiêu chuẩn để xuất khẩu nông sản Nhật Bản, truy cập
25/04/2023 tại sang-nhat-ban/#5_Khai_bao_hai_quan
Trang 27https://advantage.vn/tieng-viet-quy-trinh-va-cac-quy-dinh-tieu-chuan-de-xuat-khau-nong-san-một kiện, cân nặng tổng lô hàng, kích thước https://advantage.vn/tieng-viet-quy-trinh-va-cac-quy-dinh-tieu-chuan-de-xuat-khau-nong-san-một kiện (dài x rộng x cao), số hóa đơn phải trùng với số hóa đơn thương mại, số ngày…
Thứ ba là chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O): Thông tin về đầu mua vào của mặt hàng, đầu xuất ra của hàng hóa…
Thứ tư là thông tin cơ sở nhà xưởng hoặc xưởng thuê lại: Tên cơ sở sản
xuất, địa chỉ, họ và tên người đứng đầu, số điện thoại, email, diện tích, tên hàng, thông tin về số lượng và loại máy móc, nhân công, sản lượng của cơ sở Nếu là
cơ sở thuê lại thì phải cung cấp được hợp đồng thuê xưởng
Thứ năm là hồ sơ đăng ký kiểm dịch: Mẫu đăng ký kiểm dịch có sẵn và
Invoice, Packing List Bill of lading/airway bill sẽ được cung cấp sau để lấy kết quả kiểm dịch sau khi tàu chạy
Thứ sáu là các chứng từ khác theo yêu cầu nước nhập khẩu và khách
hàng yêu cầu
Thứ bảy là kiểm tra chữ ký số đã đăng ký hải quan chưa, còn thời hạn hay không, doanh nghiệp đã đăng ký hồ sơ thương nhân để xin cấp C/O chưa,…
* Lưu ý: Nông sản xuất khẩu được vận chuyển bằng đường hàng không,
có quy định rõ ràng về trọng lượng hàng và trọng lượng được phép vận chuyển
Do vậy, máy bay chỉ cho phép các món hàng, với trọng lượng ở mức độ vừa và nhỏ, được đóng gói đầy đủ theo quy định Ngoài ra, vận chuyển phải ghi rõ ràng thông tin địa chỉ người nhận Hoàn thiện xong các chứng từ có liên quan, nông sản sẽ được cân và vận chuyển lên máy bay để xuất khẩu sang Nhật Bản Thêm vào đó, theo dõi lịch trình vận chuyển của lô hàng nông sản qua trang website của hãng hàng không để nắm được sớm nhất các thông tin thay đổi
Trang 28môi trường áp dụng cho tất cả mọi tổ chức doanh nghiệp ở bất cứ nơi đâu Được xây dựng theo nguyên tắc Hoạch định – Thực hiện – Kiểm tra – Hành động
Phiên bản ISO 14001:2015 quy định cụ thể các yêu cầu quan trọng nhất
để nhận dạng, kiểm soát và giám sát các khía cạnh môi trường của tổ chức doanh nghiệp, kể cả phương pháp quản lý và cải tiến toàn bộ hệ thống
1.4.1.2 Chứng nhận về môi trường: Nông nghiệp hữu cơ
Bảng 4: Chứng nhận về môi trường: Nông nghiệp hữu cơ
Yêu cầu áp dụng trong trồng trọt Chăn nuôi yêu cầu áp dụng
chăm sóc tốt Duy trì độ phì đất và chu trình tái tạo các chất
Nghiêm cấm việc sử dụng cây trồng biến đổi
gen
Phương thức vận chuyển
và giết mổ
Đa dạng hóa cây trồng trên đồng ruộng
Chế biến, đóng gói và truy xuất nguồn gốc của
sản phẩm
Sử dụng phân bón hữu cơ và các hợp chất hữu
cơ trong việc trong phòng trừ sâu bệnh và cỏ dại
Nguồn: Trung tâm VCCI - WTO, Cẩm nang xuất khẩu nông sản Nhật Bản
1.4.2 Chứng nhận về xã hội
1.4.2.1 Thông tin về công bằng thương mại Quốc tế
Về xuất khẩu sản phẩm công bằng thương mại đến Nhật Bản:
TransFair Nhật Bản 36 :
Năm 1997, tổ chức bảo trợ "Tổ chức Nhãn hiệu Thương mại Công bằng Quốc tế - Fairtrade International" được thành lập bởi 14 tổ chức quảng bá nhãn hiệu, bao gồm cả Nhật Bản, được triển khai ở mỗi quốc gia vào thời điểm đó Tại Nhật Bản, vào tháng 2 năm 2004, tên của tổ chức đã được đổi thành
36 Fair Trade Japan (2023), truy cập 30/04/2023 tại http://www.fairtrade-jp.org/
Trang 29"TransFair Japan" hiện tại cùng với việc giới thiệu nhãn mới và sự kết hợp của
tổ chức với tư cách là một NPO
Alter Trade Nhật Bản 37 :
Công ty TNHH Alter Trade Japan là một công ty tham gia vào hoạt động thương mại giữa người với người, "Thương mại nhân dân" Thông qua việc buôn bán thực phẩm bảo vệ cuộc sống, sinh kế và thiên nhiên, chúng tôi hướng đến sự tự chủ của người sản xuất và mối quan hệ hỗ trợ lẫn nhau giữa người sản xuất và người tiêu dùng
37 Alter Trade Japan (2023), truy cập 30/04/2023 tại http://www.altertrade.co.jp
38 Social Accountability International (2023), truy cập 30/04/2023 tại https://sa-intl.org
Trang 30CHƯƠNG 2 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU MẶT HÀNG
DỪA CỦA VIỆT NAM 2.1 Tình hình sản xuất
2.1.1 Sản lượng
Năm 2020
Hình 5: Phần trăm phân bổ diện tích dừa Việt Nam năm 2020
Nguồn: Công thương Bến Tre
Năm 2022
Năm 2022, tổng diện tích dừa cả nước đạt 188.000 ha, sản lượng khoảng 1,9 triệu tấn Năng suất dừa bình quân của Việt Nam đạt 9.863 trái/ha/năm tương đương 1,9 tấn copra/ha, cao hơn mức bình quân của các nước thuộc Hiệp hội dừa Châu Á - Thái Bình Dương (APCC, chỉ đạt 0,9 tấn copra/ha), Phi-líp-pin , In-đô-nê-xi-a (0,85 tấn), Ấn Độ (1,1 tấn)
Có thể thấy, Bến Tre và Trà Vinh là hai tỉnh có diện tích cũng như sản lượng dừa lớn nhất cả nước, với diện tích chiếm lần lượt 44% và 14% diện tích đất trồng dừa cả nước vào năm 2020 Mặc dù có diện tích trồng dừa lớn, Việt Nam mới chỉ có 3700 ha vườn dừa đạt tiêu chuẩn hữu cơ theo tiêu chuẩn của Hoa Kỳ và Châu Âu Do đó, đây chính là một bất lợi của dừa Việt Nam khi xuất khẩu sang các thị trường “khó tính” như Nhật Bản
Trang 31Bảng 5: Diện tích đất trồng dừa Việt Nam 2022
Trang 32Bảng 6: Sản lượng dừa Việt Nam năm 2022
Trang 332.1.2 Cơ cấu mặt hàng
Cơ cấu mặt hàng dừa tươi ở Việt Nam hiện nay rất đa dạng Đầu tiên,
nước dừa là sản phẩm chủ yếu được sản xuất từ dừa tươi
Hình 6: Cơ cấu mặt hàng dừa tươi tại Việt Nam
Hiện nay, nước dừa chiếm hơn 60% sản lượng dừa tiêu thụ tại Việt Nam, với sản lượng khoảng 1,2 - 1,5 tỷ quả/năm Dừa xiêm là sản phẩm ăn vặt phổ biến và được sản xuất chủ yếu tại các tỉnh miền Tây, chiếm khoảng 5-10% tổng sản lượng dừa tiêu thụ Sản phẩm bột dừa này được sử dụng khá phổ biến trong việc làm bánh và làm kem, chiếm khoảng 10-15% sản lượng dừa tiêu thụ Dừa khô chiếm khoảng 10-15% tổng sản lượng dừa tiêu thụ, sản phẩm này được sử dụng trong các món ăn, đồ uống và làm quà tặng Bên cạnh đó, các sản phẩm khác như nước dừa đóng hộp, dừa bào, dừa ép, kem dừa, sữa dừa, sản lượng không quá lớn so với các sản phẩm chủ đạo như nước dừa và bột dừa Ngoài các sản phẩm trên, một phụ phẩm sau khi chế biến từ dừa có thể kể đến như xơ dừa, mụn dừa, đồ thủ công mỹ nghệ, cũng khá phổ biển
2.1.3 Mô hình sản xuất
2.1.3.1 Các mô hình trồng dừa
Việt Nam hiện có rất nhiều mô hình trồng dừa khác nhau Thứ nhất, trồng dừa truyền thống: Trồng dừa trên đất trồng hữu cơ và thu hoạch bằng tay Thứ hai, trồng dừa công nghệ cao: Sử dụng các phương pháp khoa học, kỹ thuật cao trong trồng dừa như trồng dừa xen kẽ với cây ăn trái khác, sử dụng phân bón
Trang 34và thuốc trừ sâu hữu cơ Thứ ba, trồng dừa lên mô hình hợp tác xã: Đây là mô hình đưa nhiều nông hộ trồng dừa tạo thành một hợp tác xã, từ đó giúp tăng năng suất, giảm chi phí và nâng cao thu nhập cho các nông dân Hiện nay có rất nhiều mô hình hợp tác xã như vậy, trong đó có: Hợp tác xã Thạnh Phú Đông
có diện tích trồng dừa khoảng 200 ha và quản lý hơn 7.000 cây dừa Hợp tác
xã đã áp dụng nhiều công nghệ tiên tiến trong trồng và chăm sóc dừa như sử dụng phân bón hữu cơ, tưới nước tự động, để tăng năng suất và giảm chi phí Bên cạnh đó còn có, hợp tác xã Phú Thuận có quy mô lớn, với diện tích trồng dừa hơn 100 ha và quản lý hơn 6.000 cây dừa Hợp tác xã đã đầu tư và áp dụng nhiều công nghệ hiện đại trong sản xuất, như quá trình chế biến hiện đại, đóng gói sạch đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đảm bảo chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường trong và ngoài nước Thứ tư, trồng dừa kết hợp du lịch:
Mô hình trồng dừa kết hợp với du lịch là một cách để phát triển du lịch khu vực
và tăng thu nhập cho người dân địa phương Có thể kể đến Hòa Khánh - Cẩm Thanh - Hội An: đây là một khu vườn dừa ở Hội An, Quảng Nam, nơi du khách
có thể tham quan, tìm hiểu về quá trình trồng và chăm sóc dừa, thưởng thức các sản phẩm từ dừa và tham gia các hoạt động như đua thuyền trên sông, đạp thuyền trúng phao, đánh cá,…
2.1.3.2 Các mô hình sản xuất dừa
Đầu tiên, mô hình sản xuất dừa truyền thống: Đây là mô hình sản xuất dừa thủ công, được sử dụng phổ biến ở các vùng trồng dừa như Bến Tre, Tiền Giang Sau khi thu hoạch, trái dừa được tách vỏ và cắt nhỏ thành từng miếng dừa Tiếp theo, mô hình sản xuất dừa công nghiệp: Đây là mô hình sản xuất dừa được áp dụng trong các doanh nghiệp sản xuất dừa với quy mô lớn Các công đoạn từ thu hoạch, chế biến cho đến đóng gói đều được tự động hóa và sử dụng công nghệ tiên tiến Tiếp đó, mô hình sản xuất dừa tách vỏ: Đây là mô hình sản xuất dừa được tách vỏ trước khi đưa ra thị trường Trái dừa được tách
vỏ bằng máy móc và sau đó cắt nhỏ thành từng miếng dừa Thứ tư, mô hình sản xuất dừa đóng hộp: Đây là mô hình sản xuất dừa được đóng hộp để tiện lợi
Trang 35cho vận chuyển và bảo quản Các doanh nghiệp sản xuất dừa thường sử dụng
mô hình này để xuất khẩu sang các thị trường khác Trong đó, nổi bật là các công ty như: Công ty TNHH MTV Dừa Khô An Phú: Đây là một doanh nghiệp sản xuất dừa đóng hộp có trụ sở tại tỉnh Bến Tre; Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Sản xuất Thương mại Dịch vụ Xuân Hồng: Đây là một doanh nghiệp sản xuất dừa đóng hộp có trụ sở tại tỉnh Tây Ninh Công ty này sử dụng công nghệ hiện đại để sản xuất dừa đóng hộp với các dòng sản phẩm khác nhau, từ dừa đóng hộp thường đến dừa đóng hộp có hương vị khác nhau như dừa xiêm, dừa cacao, dừa trái dâu, Ngoài ra còn có Công ty TNHH Xuất Nhập Khẩu Thực Phẩm Quang Minh: Đây là một doanh nghiệp sản xuất dừa đóng hộp có trụ sở tại thành phố Hồ Chí Minh Công ty này sử dụng công nghệ tiên tiến để sản xuất dừa đóng hộp với độ tươi ngon được giữ nguyên nhờ quá trình chế biến nhanh chóng và hiện đại Cuối cùng, mô hình sản xuất dừa hữu cơ: Đây là
mô hình sản xuất dừa không sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu hóa học Sản phẩm dừa hữu cơ được đánh giá cao về chất lượng và đang được yêu thích tại
nhiều thị trường trong và ngoài nước
2.1.4 Giá cả và chất lượng sản phẩm
2.1.4.1 Giá cả
Trong năm 2022, giá dừa trong nước khô giảm giá chỉ còn 20.000 - 25.000 đồng/chục 12 quả, mức thấp kỷ lục trong những năm trở lại đây Đối với những vườn dừa xa đường giao thông để vận chuyển, giá dừa giảm chỉ còn 10.000 - 15.000 đồng/chục Đến đầu năm 2023, giá dừa bán ra tại vườn ghi nhận vào thời là 35.000 - 45.000 đồng/chục Dừa xiêm loại 1 hiện có giá 45.000 đồng/chục, nếu thu mua xô không phân loại có giá từ 30.000 - 35.000 đồng/chục Hiện nay, giá dừa rớt sâu là tình trạng chung của thế giới Dừa Bến Tre xuất đi hơn 50 quốc gia nhưng sau đại dịch COVID-19, nhiều nước có diện tích dừa lớn như Ấn Độ, In-đô-nê-xi-a, Phi-líp-pin… bị tồn đọng hàng, do đó, dừa trong tỉnh bị rớt giá
Trang 362.1.4.2 Chất lượng sản phẩm
Trái dừa Việt Nam có một số đặc điểm nổi bật: Thứ nhất, vỏ trái dày, cứng và bền: Trái dừa Việt Nam có vỏ trái dày và cứng, giúp bảo vệ trái khỏi các tác nhân bên ngoài như bụi, gió, nắng, mưa; Thứ hai, nước dừa của Việt Nam có hương vị đặc trưng, ngọt và mát, rất được người tiêu dùng yêu thích Thứ ba, thịt trái dừa Việt Nam dày, giòn và ngọt, chứa nhiều dinh dưỡng và khoáng chất
Tuy nhiên, dừa Việt Nam vẫn còn một số hạn chế Thứ nhất, chất lượng dừa có thể không đồng đều trong mọi vùng trồng, do sự khác biệt về phương pháp chăm sóc và quy trình sản xuất (Có thể xuất hiện các trái dừa không đạt tiêu chuẩn về kích thước, hình dạng, màu sắc hoặc độ chín, một số trái dừa có thể bị nứt, có vết thâm, hoặc bị hư hỏng nghiêm trọng) Thứ hai, dừa là một loại sản phẩm có tuổi thọ ngắn và dễ tổn thương trong quá trình vận chuyển và bảo quản Thứ ba, các nước khác như Thái Lan, Phi-líp-pin và In-đô-nê-xi-a cũng là những người sản xuất và xuất khẩu dừa lớn, tạo ra một sự cạnh tranh mạnh mẽ
2.2 Tình hình xuất khẩu
2.2.1 Cơ cấu xuất khẩu nhóm sản phẩm có HS Code: 08
Hình 7: Cơ cấu xuất khẩu các mặt hàng nông sản năm 2021 trong nhóm mặt hàng có HS Code 08 (quả và quả hạch (nuts) ăn được; vỏ quả thuộc họ cam
quýt hoặc các loại dưa)
Nguồn: Trademap
Trang 37Có thể thấy, nhóm “dừa, quả hạch Brazil và hạt điều tươi hoặc khô, đã hoặc chưa bóc vỏ hoặc lột vỏ” chiếm cơ cấu lớn trong nhóm các mặt hàng nông sản của nhóm HS08 Với mức tỷ trọng 58,9% trong năm 2021; dừa và nhóm quả hạch, hạt điều đã và đang là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam Vì thế, mặt hàng dừa tươi là một lựa chọn tiềm năng, nếu thành công, khả năng cao sẽ góp phần thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động xuất khẩu nông sản Việt Nam sang Nhật Bản nói riêng và toàn thế giới nói chung
2.2.2 Kim ngạch và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu dừa Việt Nam (HS
Code: 080112 và 080119) tại các thị trường chính (Thái Lan, Trung Quốc, Hoa Kỳ)
Bảng 7: 10 quốc gia có giá trị nhập khẩu dừa nguyên sọ (HS Code: 080112) của Việt Nam cao nhất trong giai đoạn 2017 - 2021 (Đơn vị: nghìn USD)
Trang 38Bảng 8: 10 quốc gia có giá trị nhập khẩu dừa tươi (HS Code: 080119) của Việt Nam cao nhất trong giai đoạn 2017 - 2021 (Đơn vị: nghìn USD)
Trong khoảng 5 năm trở lại đây từ 2017 đến 2021, Thương vụ Việt Nam
đã đưa dừa vào danh sách trọng điểm xúc tiến với chủ trương thúc đẩy các chuỗi sản phẩm của ngành dừa nhằm hỗ trợ gia tăng giá trị Nhìn chung, tổng giá trị xuất khẩu của hai nhóm sản phẩm dừa tươi và dừa nguyên sọ trong giai đoạn 2017 - 2021 có sự tăng giảm không ổn định Đối với mặt hàng dừa tươi (HS Code 080119), tổng kim ngạch xuất khẩu dừa tươi của Việt Nam nhìn chung khá biến động trong giai đoạn này, cao nhất vào năm 2020 với 90,200 triệu USD và thấp nhất trong năm 2021 với 45,867 triệu USD Trong khi đó dừa nguyên sọ tạo được giá trị xuất khẩu cao trong năm 2019 với 43,350 triệu USD, giảm mạnh trong 2020 trước khi phục hồi trở lại và đạt được tổng kim ngạch 41,006 triệu USD vào năm 2021 Song, nhìn chung xuất khẩu dừa của Việt Nam đạt được thành tựu lớn trong năm 2020 nhưng lại giảm ngay sau đó
Trang 39vào năm 2021 Nguyên nhân của sự sụt giảm là do Việt Nam phải đối mặt với các chính sách đóng cửa biên giới tại các nước trong bối cảnh đại dịch COVID-
19 Không chỉ vậy, con số này không có dấu hiệu tích cực trong năm 2022, thậm chí là giảm mạnh về giá cả và tổng sản lượng xuất khẩu Tuy nhiên, tính đến tháng 4/2023, Việt Nam đang dần khôi phục, thúc đẩy xuất khẩu dừa và đạt được nhiều triển vọng tại các thị trường lớn như Hoa Kỳ và Trung Quốc
Trong giai đoạn 2019-2021, Thái Lan luôn là đối tác nhập khẩu dừa tươi lớn nhất của Việt Nam với tổng kim ngạch hàng năm trên 30 triệu USD Đặc biệt, trong năm 2020, con số này đạt cao kỷ lục với 74,421 triệu USD (đối với dừa tươi), còn dừa nguyên sọ là 29,678 triệu USD Chỉ tính trong 7 tháng đầu năm 2020, dừa Việt Nam nhập khẩu vào Thái Lan đạt 129 nghìn tấn với tổng giá trị lên đến 50,4 triệu USD, tăng 377,7% về lượng và 781,3% về Giá trị so với cùng kỳ năm 2019, chiếm tỷ trọng 61,4% trong tổng lượng dừa nhập khẩu vào Thái Lan (Thông tin từ Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC) ) Do Thái Lan được xem là trung tâm chế biến thực phẩm của khu vực Đông Nam Á vì thế sự gia tăng mạnh mẽ nhập khẩu dừa từ Việt Nam là bởi sự tăng cao của nhu cầu đa dạng nguồn nguyên liệu cho chế biến Tuy nhiên, từ 2021 trở đi Thái Lan đã bắt đầu tiến hành nghiên cứu mở rộng công ty và hàng hóa nước này tại Trung Quốc, trực tiếp trở thành đối thủ của Việt Nam về xuất khẩu mặt hàng dừa Theo đó, năm 2021, Trung Quốc nhập khẩu từ Thái Lan 284 triệu USD, tăng 49,41% và chiếm đến 62,89% lượng dừa nhập khẩu của Trung Quốc
Trong khi đó, hành trình của trái dừa Việt Nam sang Trung Quốc trải qua khá nhiều thăng trầm trong hơn một thập kỷ qua Kể từ 2009, kim ngạch xuất khẩu dừa tươi của Việt Nam sang Trung Quốc luôn giữ ở mức cao, xuất khẩu
xu hướng tăng nhanh và mạnh, thậm chí có những năm đạt trên 40 triệu USD (năm 2011 (42,699 triệu USD), năm 2014 (41,770 triệu USD) và năm 2018 (51,612 triệu USD) Tuy nhiên, đến năm 2019, kim ngạch xuất khẩu dừa chứng kiến sự sụt giảm chưa từng thấy trong vòng 10 năm kể từ 2008 8 tháng đầu năm 2019, Việt Nam ghi nhận mức giảm sâu từ xuất khẩu rau quả Việt Nam
Trang 40sang Trung Quốc mà đáng kể là lượng dừa giảm tới 30,8% Tình hình không mấy khả quan trong những tháng còn lại và tổng kết lại năm 2019, tổng kim ngạch xuất khẩu dừa tươi Việt Nam - Trung Quốc tụt dốc hơn 92% so với năm
2018 (chỉ đạt 3,725 triệu USD) (Số liệu bảng 8) Nguyên nhân của sự suy giảm trầm trọng này là do kinh tế thế giới còn nhiều bất ổn, căng thẳng thương mại Hoa Kỳ - Trung leo thang gây tâm lý lo ngại cho các hoạt động thương mại và đầu tư Bên cạnh đó, Trung Quốc ngày càng đưa ra các chính sách mới nhằm siết chặt nhập khẩu chính ngạch và tiểu ngạch, đồng thời tăng cường kiểm nghiệm, kiểm dịch an toàn thực phẩm nhập khẩu nên đã đặt thêm các yêu cầu khắt khe hơn về vấn đề truy xuất nguồn gốc sản phẩm gồm mã số vùng trồng
và mã số cơ sở đóng gói Cũng chính vì thế, trong những năm tiếp theo từ 2019 đến nay, xuất khẩu dừa tươi Việt Nam sang Trung Quốc chỉ ở ngưỡng thấp, dưới 5 triệu USD Như vậy, “dừa tươi” Việt Nam muốn chiếm thị phần lớn thị trường Trung Quốc như đã từng đạt được trong quá khứ thì cần phải thay đổi, nâng cao từ khâu quản lý trồng trọt đến chất lượng đóng gói sản phẩm Song, dừa tươi vẫn luôn là mặt hàng có nhu cầu cao ở Trung Quốc, đặc biệt là tỉnh Hải Nam, trong khi sản lượng dừa của nước này chỉ đáp ứng được 10% nhu cầu thị trường nên chỉ có thể dựa vào dừa nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng Vì thế, nắm bắt cơ hội trước mắt, năm 2023, Việt Nam đã và đang đàm phán, đề nghị Trung Quốc mở cửa cho nông sản nước ta, với hy vọng đây
sẽ là một năm khởi sắc cho các mặt hàng nông sản Việt Nam tiếp tục xâm nhập vào thị trường đất nước tỷ dân mà đặc biệt là trái dừa tươi Trong khi đó, tình hình xuất khẩu dừa nguyên sọ sang Trung Quốc của Việt Nam lại có xu hướng ngược lại và ổn định hơn hẳn trong giai đoạn 2018 - 2021, đáng chú ý là mức tăng đáng kể về tổng giá trị xuất khẩu gia tăng cao từ 3,357 triệu USD (năm 2017) lên 21,741 triệu USD (năm 2018) trước khi duy trì ở mức cao hơn 21 triệu đô trong giai đoạn sau Phải chăng, với thị trường Trung Quốc, sau khi dừa tươi gặp nhiều khó khăn trong kiểm dịch và truy xuất nguồn gốc, thì cơ hội xuất khẩu rộng mở hơn với trái dừa nguyên sọ Đồng thời, qua số liệu thống kê