MỤC LỤC
Phạm vi và đối tượng nghiên cứu của đề án là tình hình xuất khẩu dừa tươi và dừa nguyên sọ của Việt Nam sang Nhật Bản, qua đó có được cái nhìn tổng quát về thị trường và thúc đẩy thương vụ dừa giữa Việt Nam và Nhật Bản.
Mặc dù, trong những năm gần đây, mặt hàng dừa đã được Việt Nam đưa vào danh sách trọng điểm xúc tiến xuất khẩu, song tổng kim ngạch xuất khẩu sang Nhật Bản còn khá khiêm tốn và doanh nghiệp cũng rất nhiều khó khăn. Sau đó, đi sâu tìm hiểu tình hình sản xuất và xuất khẩu dừa của Việt Nam sang một số thị trường là đối tác chính về lĩnh vực dừa trong giai đoạn 2017 - 2022; phân tích một số quốc gia đối thủ trong sản xuất dừa và xuất khẩu chế phẩm dừa, từ đó đánh giá ưu và nhược điểm của Việt Nam trong hoạt động xuất khẩu dừa; trước khi làm rừ thực trạng và triển vọng xuất khẩu mặt hàng dừa tươi của Việt Nam sang Nhật Bản.
Trái dừa Việt Nam có một số đặc điểm nổi bật: Thứ nhất, vỏ trái dày, cứng và bền: Trái dừa Việt Nam có vỏ trái dày và cứng, giúp bảo vệ trái khỏi các tác nhân bên ngoài như bụi, gió, nắng, mưa; Thứ hai, nước dừa của Việt Nam có hương vị đặc trưng, ngọt và mát, rất được người tiêu dùng yêu thích. Thứ nhất, chất lượng dừa có thể không đồng đều trong mọi vùng trồng, do sự khác biệt về phương pháp chăm sóc và quy trình sản xuất (Có thể xuất hiện các trái dừa không đạt tiêu chuẩn về kích thước, hình dạng, màu sắc hoặc độ chín, một số trái dừa có thể bị nứt, có vết thâm, hoặc bị hư hỏng nghiêm trọng).
Bên cạnh đó, Trung Quốc ngày càng đưa ra các chính sách mới nhằm siết chặt nhập khẩu chính ngạch và tiểu ngạch, đồng thời tăng cường kiểm nghiệm, kiểm dịch an toàn thực phẩm nhập khẩu nên đã đặt thêm các yêu cầu khắt khe hơn về vấn đề truy xuất nguồn gốc sản phẩm gồm mã số vùng trồng và mã số cơ sở đóng gói. Nguyên nhân là do Hoa Kỳ đề ra các yêu cầu khắt khe hơn, ví dụ như: để dừa tươi có thể xuất khẩu sang Hoa Kỳ thì cần phải phân tích nguy cơ dịch hại; ngoài ra, vỏ dừa không chỉ gọt hết vỏ xanh để lại vỏ trắng như trước đây mà phải gọt tới phần sọ dừa mới đạt tiêu chuẩn - điều này tạo ra thách thức lớn cho Việt Nam trong việc tìm kiếm các biện pháp bảo đảm độ tươi, vỏ trái dừa không bị khô hay ố vàng trong thời gian dài đóng gói, vận chuyển, trước khi được đặt lên kệ và đến tay người tiêu dùng.
Lạm phát năm 2022 của Nhật Bản cũng ở mức tăng cao kỷ lục trong vòng 40 năm vừa qua, CPI lừi tăng 4% trong khi đú mức lương của người lao động trong 30 năm qua tăng không quá 5%, điều này đã dẫn tới việc người lao động phải thay đổi chỉ tiêu để có thể chống chọi với các phí sinh hoạt trong quốc gia đắt đỏ này, đây có thể là một trong những nguyên nhân dẫn tới việc tiêu thụ dừa tươi giảm đi đáng kể. Muốn xuất khẩu sản phẩm tươi, đặc biệt là dừa tươi, cần phải đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm dịch động thực vật, và đòi hỏi phải được sản xuất, nuôi trồng theo các tiêu chuẩn GAP, HACCP hay JAS (đây được gọi đáp ứng các cuộc kiểm chất lượng và an toàn thực phẩm trước khi nhập khẩu vào Nhật Bản).
Thứ nhất, Việt Nam và Nhật Bản cùng là thành viên của các Hiệp định thương mại tự do như Hiệp định Đối tác Kinh tế Việt Nam-Nhật Bản (VJEPA), Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN-Nhật Bản (AJCEP), Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) hay Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP). Nói cách khác, với lợi thế có được từ hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, trái dừa tươi Việt Nam hoàn toàn có cơ sở để hy vọng EU cũng là một trong những điểm dừng lý tưởng trong tương lai… Hơn nữa, nếu chỉ xét trên góc độ lợi ích về thuế xuất khẩu, thì Việt Nam nên tận dụng Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) được ký kết vào năm 2018, CPTPP đã giảm tỷ lệ thuế xuất khẩu đối với nhiều mặt hàng của Việt Nam sang Nhật Bản, bao gồm cả dừa tươi.
Để thực hiện quy trình chuẩn hóa dữ liệu, cần tham khảo và sử dụng các quy định, tiêu chuẩn, cũng như hướng dẫn của các tổ chức quốc tế, đặc biệt là Tổ chức Nông lương và Lương thực (FAO) và Cộng đồng Dừa Quốc tế (ICC). Thứ hai, tạo giao diện đồng nhất. Sau khi dữ liệu đã được chuẩn hóa, cần điều chỉnh giao diện của hai trang web Hiệp hội Dừa Bến Tre và Hiệp hội Dừa Việt Nam đồng nhất với hệ thống của các quốc gia và khu vực. Thứ ba, xác định cơ chế chia sẻ dữ liệu. Việc đồng bộ dữ liệu số sẽ hỗ trợ quá trình thiết lập các thỏa thuận hợp tác, quy định pháp lý, hoặc cơ chế trao đổi thông tin giữa các tổ chức, cơ quan quản lý ngành dừa của Việt Nam với các tổ chức quốc gia và khu vực. Quy trình này cần có sự phối hợp và thương lượng để đảm bảo việc chia sẻ dữ liệu diễn ra một cách an toàn và hiệu quả. Đồng thời, cần thực hiện các biện pháp bảo mật công nghệ thông tin, như mã hóa dữ liệu, kiểm tra danh tính và quản lý quyền truy cập để tạo niềm tin cho người dùng. Thứ tư, không ngừng thúc đẩy quá trình liên kết với các tổ chức và mạng lưới. Việc tiếp tục mở rộng liên kết với các tổ chức và mạng lưới có liên quan để thúc đẩy tích hợp và chia sẻ dữ liệu về ngành dừa Bến Tre có thể giúp hộ. nông dân và doanh nghiệp ngành dừa Việt Nam tiếp cận nhiều hơn với các tổ chức nghiên cứu, viện nghiên cứu, cơ quan quản lý, các công ty trong ngành dừa và các cộng đồng chuyên ngành quốc tế; từ đó có cơ hội học hỏi, trao đổi thông tin và phát triển hệ thống quản lý và giám sát tốt hơn. Như vậy, để giải quyết những hạn chế trong hệ thống quản lý và giám sát ngành dừa, chính phủ cần tạo điều kiện và khuyến khích đầu tư cho quá trình số hóa thông tin dữ liệu. Song, hạn chế của giải pháp này vẫn còn nằm ở vấn đề vốn và chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt là vấn đề phổ cập và nâng cao trình độ tiếp cận và sử dụng công nghệ thông tin cho người nông dân. b) Xây dựng chính sách phát triển, tăng cường liên kết ngang và liên kết dọc trong cụm ngành dừa. Các hộ nông dân trồng dừa, hợp tác xã, doanh nghiệp và nhà khoa học cần liên kết dọc, tạo thành một khối thống nhất và chuyên môn hóa theo từng khâu trong chuỗi cung ứng như: sản xuất nguyên liệu đầu vào, trồng trọt và phân phối,.. Trong đó, các hộ nông dân và hợp tác xã cần liên kết ngang, trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm để tìm ra thế mạnh riêng cho loại dừa mà hộ hay hợp tác xã đảm nhận trồng trọt, từ đó phân chia khu vực trồng các loại dừa khác nhau trong cụm. Đồng thời, nhà khoa học đóng vai trò là cố vấn chuyên môn, hỗ trợ người nông dân trong việc tiếp cận và đi đúng hướng trong quá trình thực hiện quy trình trồng trọt hữu cơ đạt chuẩn quốc tế. Với chủ thể doanh nghiệp, mỗi doanh nghiệp trong chuỗi sẽ đảm nhận quy trình thu nhận và phân phối sản phẩm dừa, cung ứng tới các nhà bán lẻ và khách hàng cuối cùng; đồng thời giúp đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người nông dân và hợp tác xã, tránh tình trạng “ép giá” từ các thương lái. Đồng thời, doanh nghiệp phân phối cần tích cực liên kết với các nhà phát triển sản phẩm để đẩy mạnh truyền thông, quảng bá hình ảnh cho trái dừa Việt Nam, từ đó xây dựng thương hiệu quốc gia. Trong mô hình này, chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Hiệp hội Dừa Việt Nam cùng các bên liên quan có vai trò xây dựng chính sách và khung quy định chung cho hoạt động liên kết cũng như bộ tiêu chuẩn. và quy tắc riêng cho dừa để nâng cao giá trị và đảm bảo chất lượng sản phẩm đáp ứng các yêu cầu ngày càng cao của thị trường quốc tế; xây dựng phương án và kịch bản tối ưu tạo điều kiện cho ngành dừa Việt Nam xây dựng bộ nhận diện thương hiệu quốc gia; đồng thời, hỗ trợ người nông dân và doanh nghiệp ổn định giá cả và tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước. Nhóm giải pháp thị trường và tiêu thụ sản phẩm. Doanh nghiệp cử người sang Nhật Bản để khảo sát: xu hướng tiêu dùng, sở thích và nhu cầu của người Nhật, các đối thủ cạnh tranh về mặt hàng dừa xuất khẩu. Ngoài ra, họ cũng cần tiếp xúc trực tiếp với các nhóm khách hàng tại Nhật Bản như: người Việt, người châu Á tại Nhật, người Nhật bản xứ để hiểu rừ hơn mong muốn, nhu cầu, ý kiến mà cỏc nhúm đối tượng này đưa ra để từ đó tìm ra hướng đi phù hợp nhất cho doanh nghiệp. Ngoài ra, các doanh nghiệp có thể dựa vào đánh giá thị trường của các doanh nghiệp xuất khẩu và các kết quả đánh giá, thăm dò thị trường của các hiệp hội dừa và trung tâm xúc tiến thương mại tỉnh trong các năm qua để xác định thị trường chủ yếu, sản phẩm chủ yếu cho từng giai đoạn phát triển và hình thành lộ trình nâng cấp công nghệ để đón đầu thị trường, sản xuất chế biến các sản phẩm theo nhu cầu thị trường và đạt tiêu chuẩn thị trường. a) Quảng bá hình ảnh. 42 Mã QR (Quick Response Code): mã phản hồi nhanh. là vấn đề không còn mới lạ đối với các doanh nghiệp, song tính tới thời điểm hiện tại vẫn chưa được giải quyết một cách triệt để. Nếu có thể giải quyết vấn đề đầu ra cho rác thải từ ngành chế biến dừa thì không chỉ các doanh nghiệp trong nước đạt lợi ích mà còn nâng cao hình ảnh trái dừa Việt Nam trong mắt người tiêu dùng. Việc tận dụng xơ dừa, gáo dừa,.. còn sót lại sau quá trình chế biến sẽ giải quyết định tình trạng ô nhiễm của địa phương và giảm chi phí xử lý rác thải mà doanh nghiệp phải chi trả cho các công ty môi trường. Mặt khác, các sản phẩm mà rác thải của chúng được xử lý, không gây hại cho môi trường sẽ được đóng dấu “Ecomark” và được Cục Môi trường của Nhật Bản khuyến khích sử dụng. Hiện nay có nhiều ý tưởng xử lý vừa giúp bảo vệ môi trường lại tận dụng được nguồn nguyên liệu sẵn có. Ví dụ như năm 2016, công ty khởi nghiệp CocoPallet của Hà Lan đã thương mại hóa quy trình lấy vỏ dừa để tạo ra các tấm pallet. Tập đoàn John Cockerill muốn hợp tác với Việt Nam xử lý rác thải xơ dừa thành than hoạt tính để xuất khẩu thông qua phương thức chuyển giao công nghệ xử lý. Không chỉ các doanh nghiệp nước ngoài mà tại Việt Nam cũng đã có các doanh nghiệp có ý tưởng kinh doanh từ vỏ dừa sau khi chế biến. Điều này không chỉ giúp giải quyết các vấn đề về rác thải mà còn mở ra hy vọng mới cho các ngành công nghiệp từ phụ phẩm của dừa. a) Phát triển mô hình liên kết theo chuỗi giá trị.