1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đề tài so sánh sự thay đổi cảm hứng sáng tác và ngôn ngữ trong thể loại du ký việt nam giai đoạn 1900 1930 với giai đoạn 1930 1945

40 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề So sánh sự thay đổi cảm hứng sáng tác và ngôn ngữ trong thể loại du kí Việt Nam giai đoạn 1900 – 1930 với giai đoạn 1930 – 1945
Tác giả Lềnh Phúc Nghĩa, Phạm Khánh Chi, Phan Ngọc Diễm, Trần Yến Nhi, Nguyễn Xuân Huy, Lê Phạm Vân Anh, Huỳnh Phạm Minh Nhựt, Diệp Thanh Tuyền
Người hướng dẫn TS. Hoàng Thị Thùy Dương
Trường học Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Văn học hiện đại Việt Nam I
Thể loại Bài tập lớn
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 40
Dung lượng 5,16 MB

Nội dung

Trong văn học có nhiều loại cảm hứng sáng tác như: cảm hứng trữ tình ngợi ca vẻ đẹp thiên nhiên, con người, cuộc sống Thơ duyên – Xuân Diệu; cảm hứng nhân văn mang những tư tưởng, quan đ

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA NGỮ VĂN HỌC PHẦN: VĂN HỌC HIỆN ĐẠI VIỆT NAM I

MÃ HỌC PHẦN: LITR1883

ĐỀ TÀI: SO SÁNH SỰ THAY ĐỔI CẢM HỨNG SÁNG TÁC

VÀ NGÔN NGỮ TRONG THỂ LOẠI DU KÝ VIỆT NAM

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: TS HOÀNG THỊ THÙY DƯƠNG SINH VIÊN THỰC HIỆN:

4. TRẦN YẾN NHI – 48.01.606.044

8. DIỆP THANH TUYỀN – 48.01.606.077

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, 2024

Trang 2

PHÂN CÔNG VÀ ĐÁNH GIÁ CÔNG VIỆC

STT Tên thành viên Công việc Tự đánh

giá

Nhóm đánh giá

Giảng viên đánh giá

Tổng

1 Phan Ngọc Diễm Làm PPT, nội dung chương

2, lập dàn ý, sửa Word

100% 100%

2 Phạm Khánh Chi Nội dung chương 2 100% 100%

3 Lềnh Phúc Nghĩa Thuyết trình, nội dung

chương 1, sửa Word

100% 100%

4 Huỳnh Phạm Minh

Nhựt

Nội dung chương 2 100% 100%

5 Diệp Thanh Tuyền Nội dung chương 3 100% 100%

6 Lê Phạm Vân Anh Nội dung chương 3, phụ

PPT

100% 100%

7 Trần Yến Nhi Nội dung chương 3 100% 100%

8 Nguyễn Xuân Huy Thuyết trình, nội dung

chương 1 sửa Word ,

100% 100%

Trang 3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG : 2

1.1 Các khái niệm chính 2

1.1.1 Khái niệm du kí 2

1.1.2 Khái niệm cảm hứng sáng tác 2

1.2 Bối cảnh lịch sử 3

1.2.1 Tóm tắt bối cảnh giai đoạn 1900 – 1930 3

1.2.2 Tóm tắt bối cảnh giai đoạn 1930 – 1945 4

CHƯƠNG II SỰ THAY ĐỔI CẢM HỨNG SÁNG TÁC TRONG DU KÍ VIỆT NAM : GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 1900 – 1930 VÀ 1930 – 1945 6

2.1 Cảm hứng sáng tác du kí Việt Nam trong giai đoạn 1900 – 1930 6

2.1.1 Cảm hứng viễn du 6

2.1.2 Cảm hứng trữ tình 8

2.1.3 Cảm hứng yêu nước 11

2.2 Cảm hứng sáng tác du kí Việt Nam trong giai đoạn 1930 – 1945 12

2.2.1 Cảm hứng viễn du 12

2.2.2 Cảm hứng yêu nước (văn hóa – lịch sử) 15

2.2.3 Cảm hứng tâm linh 17

2.2.4 Cảm hứng thế sự 19

2.2.5 Cảm hứng trữ tình 21

2.3 So sánh sự khác biệt về cảm hứng sáng tác giữa hai giai đoạn 22

2.3.1 Điểm giống nhau 22

2.3.2 Điểm khác nhau 22

CHƯƠNG 3: SỰ THAY ĐỔI VỀ NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT CỦA DU KÝ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1900 – 1930 VÀ 1930 – 1945 28

3.1 Ngôn ngữ nghệ thuật Việt Nam trong giai đoạn 1900 – 1930 28

3.2 Ngôn ngữ nghệ thuật Việt Nam trong giai đoạn 1930 – 1945 31

3.2.1 Ảnh hưởng từ Hán học 31

3.2.2 Ảnh hưởng của tiếng Pháp 32

3.2.3 Ngôn ngữ bình dân chiếm khối lượng lớn trong du kí 32

3.3 So sánh sự thay đổi về ngôn ngữ nghệ thuật giữa hai giai đoạn 33

3.3.1 Điểm giống nhau 33

3.3.2 Điểm khác nhau 34

KẾT LUẬN 36

TÀI LIỆU THAM KHẢO 37

Trang 4

đi lại chở nên thuận tiện hơn, tạo điều kiện cho những chuyến đi xa mà không tốn nhiều thời gian hoặc di chuyển sang nước ngoài với tàu thuyền trở nên khả thi hơn đối với người Việt đã quen với lối sống nhờ làng, chết nhờ làng Nếu trước đây du kí chủ yếu ết bởi các vị quan hay sứ ần cần phải di chuyểvi th n nhiều nơi thì bây giờ ai cũng có thể đi từ Bắc đến Nam hay từ tỉnh này sang tỉnh khác trong một ngày và cả đi sang nước ngoài, từ đó các nhà trí thức đặc biệt là những cây viết của tạp chí Nam Phong đã cho ra đời nhiều bài du kí đặc sắc vẫn còn lưu giữ đến hiện tại Với những biến đổi lớn trong thời đại, cảm hứng sáng tác và ngôn ngữ cũng có những thay đổi nhấn định để phù hợp với

sự phát triển của xã hội và văn học Để tìm hiểu vấn đề trên, nhóm chúng tôi quyết định nghiên cứu về đề tài: “SO SÁNH SỰ THAY ĐỔI CẢM HỨNG

ĐOẠN 1900-1930 VỚI GIAI ĐOẠN 1930-1945”

Trang 5

19, Phạm Đình Hổ viết Vũ trung tùy bút ghi chép lại các nhiều sự việc xảy ra lúc sinh thời

Nhìn nhận kí từ giai đoạn văn học trung đại, kí có vai trò ghi chép những sự kiện có thật trên nhiều phương diện như lịch sử, phong tục, địa lý, văn hóa… Đầu thế kỷ XX, văn học Việt Nam chịu ảnh hưởng lớn từ phương Tây, kí văn học đã phát triển nhiều tiểu loại nhỏ tùy theo nội dung và hình thức như nhật kí, hồi kí,

du kí, tùy bút, kí sự… Điểm cốt yếu mà các tiểu loại đều phải có đó là ghi chép lại sự thật, người thật, việc thật và bày tỏ quan điểm riêng của người viết

Du kí không đơn thuần chỉ là ghi chép danh lam thắng tích, phong tục địa phương và những gì người viết quan sát được, như thế dễ rơi vào báo chí tường thuật đơn điệu; chỉ truyền đạt thông tin, kiến thức Du kí luôn chất chứa những suy tư, tình cảm của người cầm bút đối với những điều mắt thấy tai nghe, câu văn được chau chuốt giàu hình ảnh, cảm xúc

1.1.2 Khái niệm cảm hứng sáng tác

Cảm hứng là những cảm xúc chủ đạo trong sáng tác, là sự rung động cho óc tưởng tượng sáng tạo Trong văn học có nhiều loại cảm hứng sáng tác như: cảm hứng trữ tình ngợi ca vẻ đẹp thiên nhiên, con người, cuộc sống (Thơ duyên – Xuân Diệu); cảm hứng nhân văn mang những tư tưởng, quan điểm quý trọng những giá trị cao đẹp của con người (Truyện Kiều – Nguyễn Du); cảm hứng lãng mạn giữ niềm tin vào một xã hội lí tưởng, có xu hướng vượt lên thực tế, thoát li hiện thực (tiểu thuyết Tự lực văn đoàn)

Trang 6

3

1.2 Bối cảnh lịch sử

1.2.1 Tóm tắt bối cảnh giai đoạn 1900 – 1930

Giai đoạn giao thời đầy bỡ ngỡ và hỗn loạn Đây là giai đoạn sau khi Thực Dân Pháp đã hoàn thành đô hộ nước ta, biến nước ta thành một nước nửa thuộc địa nửa phong kiến đầy kệch cỡm, dưới chiêu bài “khai hóa văn minh” cho dân tộc ta Thực chất chỉ là chiêu bài chính trị, một lời nói dối, một cái cớ để hợp pháp hóa cho việc đô hộ của mình Đối với sự phát triển không ngừng của mình Pháp cần có thêm nhiều thị trường, thuộc địa hơn nửa để củng cố cho sự giàu có cho chính quê hương của mình và cũng để có một chỗ đứng chân ở viễn đông như các nước phương tây khác Việt Nam đã vào tầm ngắm của Pháp từ sớm Khi đã đạt được mục đích của mình chúng liền bắt tay vào khai thác, các chính sách khai thác thuộc địa dã man mà Pháp thi hành đã tác động lớn đến bộ mặt kinh tế – xã hội Việt Nam Đầu tiên, về kinh tế chúng không những tăng mà còn tạo ra hàng

tá những thứ thuế vô lý như thuế thân, thuế rượu, thuế muối…, không những thế chúng cấu kết với đám phong kiến phản động thi nhau cướp đoạt ruộng đất của người nông dân, khiến họ phải rời bỏ làng quê và trở thành những công nhân Tầng lớp tư sản mới hình thành cũng bị đè nén và chèn ép dữ dội Mọi thứ được xây dựng đều nhằm phục vụ cho quá trình khai thác thuộc địa (cướp bóc) của Pháp, ngay cả các ngành công nghiệp nhẹ (được xây dựng để bổ trợ cho mẫu quốc chứ không nhằm làm giàu cho thuộc địa) Về văn hóa – giáo dục, chúng thi hành chính sách “ngu dân” để dễ bề cai trị, sử dụng thuốc phiện để làm “suy nhược cả thể chất và tinh thần” của nhân dân ta, làm cho dân ta rơi vào trụy lạc, tha hóa Pháp vẫn duy trì lối học hành thi cử theo nho giáo bên cạnh đó mở các trường học theo lối mới để đào tạo ra những kẻ thừa hành trung thành với chúng Xã hội Việt Nam giai đoạn này đã mâu thuẫn giữa cái mới và cái cũ nay vì chính sách giáo dục này mà càng bị cứa xâu thêm và gay gắt hơn, xã hội bị chia rẽ nghiêm trọng Ngoài ra còn có hệ thống cảnh sát, mật thám, nhà tù ở khắp nơi, phải nói chính xác là “nhà tù nhiều hơn trường học” Nhân dân ta cũng không khoanh tay chịu trói trước tình cảnh đó hàng loạt phong trào yêu nước của các nhà nho chí sĩ

Trang 7

4

tiến bộ và binh lính thuộc địa, đầu bếp… đã nổ ra như phong trào Đông Du của Phan Bội Châu, Duy Tân của Phan Châu Trinh, binh biến Đô Lương… dù có thất bại đi chăng nữa tất cả các phong trào nói trên đều chứng tỏ rằng nhân dân ta vẫn không ngừng chiến đấu giành lại nền độc lập quý giá

1.2.2 Tóm tắt bối cảnh giai đoạn 1930 – 1945

Giai đoạn này là trang sử mới vô cùng quan trọng của đất nước Đây là giai đoạn người Việt Nam đã tìm thấy con đường thích hợp để giải phóng mình ra khỏi đêm đen tăm tối, thoát khỏi kiếp nô lệ cho Thực Dân Pháp tàn bạo và tham lam Với sự truyền bá của chủ nghĩa Mác – Lênin và phong trào công nhân, đặc biệt là sự ảnh hưởng từ cuộc cách mạng tháng 10 Nga – cuộc cách mạng vô sản đầu tiên trên thế giới thành công Ở Việt Nam, ngày 3/2/1930 Đảng Cộng Sản Việt Nam đã được thành lập đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh để lãnh đạo cuộc cách mạng vĩ đại của dân tộc Việt Nam Với sự ra đời của Đảng nhân dân ta hưởng ứng nhiệt tình cuộc đấu tranh chống thực dân và phong kiến tay sai mà nổi bật là phong trào đấu cách mạng 30 – 31 mà đỉnh cao là phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh Tiếp đến là giai đoạn 36 – 39 ta đấu tranh cho tự do, dân sinh, dân chủ, cơm

áo và hòa bình, đây là giai đoạn Đảng và nhân dân ta linh hoạt thay đổi cách đấu tranh cho phù hợp với hoàn cảnh thế giới lúc này với nhiều hình thức đấu tranh phong phú Nhưng tình hình thế giới ngày càng diễn biến tệ hơn, đến 1939 mâu thuẫn giữa các nước đế quốc đã bùng nổ thành thế chiến thứ 2, diễn ra vô cùng khốc liệt ở cả hai chiến trường Á và Âu Ở châu Á, đế quốc Nhật Bản nay đã tham gia liên minh phát xít (phe trục) đã xâm chiếm nhiều vùng đất ở Đông Á và Đông Nam Á Nhật đã tấn công Đông Dương vào năm 1940 và đã đánh bại thực dân Pháp đang hoang mang rệu rã vì Paris đã thất thủ Nhật không hất cẳng Pháp ra khỏi Đông Dương ngay lập tức mà cùng cai trị, đưa dân ta vào tình trạng “một cổ hai tròng” Để phục vụ cho chiến tranh Nhật đã bắt nhân dân ta nhổ hoa màu trồng bông, đay… kết quả là nạn đói năm 1945 xảy ra với hơn 2 triệu người chết, một cảnh tượng kinh hoàng và đầy thảm thương Rồi khi Nhật và Pháp không thể chung sống với nhau được nữa Nhật đã đảo chính giành quyền cai trị, nhưng

Trang 8

5

không lâu sau đó Nhật tuyên bố đầu hàng đồng minh Đây là cơ hội ngàn vàng cho nhân dân ta giành độc lập, với cuộc cách mạng tháng 8/1945 nhân dân ta đã giành được độc lập và thành lập nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa với bản tuyên ngôn độc lập hùng hồn và đầy tự hào của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vang lên trên quảng trường Ba Đình

Trang 9

có những điều hoàn toàn nằm ngoài sự hình dung của người Việt lúc bấy giờ Cái mới, cái khác bao giờ cũng có sức hấp dẫn đặc biệt Và đó cũng là một trong những nguyên nhân tạo nên nhu cầu xê dịch của tầng lớp trí thức mới Đi để “thay đổi thực đơn cho giác quan” như cách nói của Nguyễn Tuân Đi để trải nghiệm, tìm tòi, khám phá những phương xa, xứ lạ Chính những chuyến du lãm đã cho

ra đời những trang du kí

Các tác phẩm du kí được viết trong các dịp thăm cảnh quan, thắng tích, chứa đựng nhiều xúc cảm và suy tư của tác giả trước cảnh đẹp và lịch sử nước nhà Mỗi cuộc hành trình là một khám phá đầy bất ngờ, thú vị về phong cảnh thiên nhiên, văn hóa, phong tục tập quán, tôn giáo… Chính thông qua các chuyến

đi, các cuộc giao lưu mà các tác giả vừa tăng thêm nhận thức và niềm tự hào dân tộc với chiêm nghiệm và chứng nghiệm được đầy đủ tình nghĩa đồng bào Phạm Quỳnh là một trong những tác giả có đóng góp đặc biệt quan trọng

ở thể tài du kí giai đoạn 1900–1930 nói riêng và đầu thế kỉ XX nói chung Cảm hứng viễn du của Phạm Quỳnh bắt đầu bằng sự kết hợp với cảm hứng văn hóa nhân chuyến đi thăm kinh thành Huế và dự lễ tế Đàn Nam Giao Cảm hứng này

đã được ông nói ra từ đầu bài du kí “Mười ngày ở Huế”: “Nhân dịp tế Nam Giao,

Trang 10

7

tôi có về chơi Huế, thật là phỉ cái lòng mong mỏi đã lâu nay” (Nam Phong, số 10, tr.198) Với Phạm Quỳnh, văn hóa là rất đa dạng, là gánh nặng, “thấm thía bao nhiêu mồ hôi nước mắt cả tiên tổ cha ông, lại in dấu bao vui buồn của mỗi kiếp người” Cho nên, mỗi chuyến đi tới một miền đất, đồng thời với hành trình trải nghiệm của bản thân là công việc khám phá phong thổ và những nét văn hóa đặc sắc của vùng đất ấy Trong “Mười ngày ở Huế”, người đọc không chỉ cảm nhận được vẻ đẹp phong cảnh Huế mà còn đúc rút được nhiều kinh nghiệm du lịch đất Huế thuở đó: “…Muốn đi xem lăng phải đi vào ngày gió thu hiu hắt, giời đông u

ám thì mới cảm nhận được hết cái thú thâm trầm…” Phạm Quỳnh còn thể hiện

mỹ cảm của mình qua việc thưởng ngoạn cái “cảnh tượng rất đẹp, rất trang nghiêm của cái Việt Nam cổ quốc này”

Trong bài “Cùng các phái viên Nam Kỳ”, Phạm Quỳnh có viết: “Thiệt

không ngờ giang sơn nước Nam cẩm tú như vầy Là bởi xưa nay chưa đi khắp nên chưa biết, chưa biết bờ cõi nước ta to rộng, nhân dân nước ta đông đảo là dường nào” (Nam Phong, số 32, tr.156) Không chỉ viết về các dịp thăm cảnh quan, thắng tích của đất nước mà du kí giai đoạn này còn mở rộng không gian sáng tác ra nhiều nước trên thế giới

“ Sang Tây Mười tháng ở Pháp” của Phạm Vân Anh (Đào Trinh Nhất) là hành –

trình đến Pháp du lịch trải nghiệm của tác giả Mở đầu tác phẩm, tác giả đã đặt vấn đề việc nữ giới cần thực hiện những “chuyến đi” để mở mang hiểu biết, là cách thức để nâng tầm vị trí ngang với nam giới: “Năm bảy năm về trước, tuy em còn nhỏ tuổi, mà mỗi khi nghe ai hát tới câu phương ngôn này của ta: Đi cho biết

đó biết đây – Ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn, hay hoặc tự mình có khi nhớ đến,

là trong óc phát hiện ra một điều cảm giác lạ lắm Cũng muốn đi cho biết đó biết đây, chứ cứ tối ngày ra vào ở cửa phòng khuê, ngắm cảnh vật bằng câu văn cuốn sách, buồn lắm Sự học của người ta không phải ở trên đầu ghế nhà trường và trong mấy cuốn sách mà đã là đủ; phải học ở trường thiên nhiên của tạo vật nữa mới được, điều khôn lẽ phải của con người đều do ở nơi lịch duyệt mà ra” Năm

1926, tác giả Phạm Vân Anh du lịch Pháp bằng tàu Porthos Tác giả ghé qua nhiều

Trang 11

8

địa danh nổi tiếng trước khi đến Marseille vào ngày 16/4/1926 Tại Pháp, tác giả tham quan các địa danh lịch sử, văn hóa như Paris, đền Pantheon, thư viện Paris, viện bảo tàng Le Louvre Tác giả cùng hòa mình vào cuộc sống của người dân Pháp và tham gia các phong trào xã hội

Ngoài những bài du kí “đi Tây” của Phạm Quỳnh, Phạm Vân Anh, Cao Văn Chánh, thời kỳ này còn có nhiều bài du kí “đi Đông” như: Thái Lan, Nhật

Bản, Hương Cảng, Thượng Hải, Tứ Xuyên (Hạn Mạn du kí của Nguyễn Bá Trác); Lào (Ai–lao hành trình của Trần Quang Huyến, Du lịch xứ Lào của Phạm Quỳnh)

Nguyễn Bá Trác viết “Hạn mạn du kí” sau cuộc hành trình đã 5 năm, nhưng

như tác giả đã viết, “những điều mắt thấy tai nghe hãy còn in trong trí nhớ” (Nam Phong, số 38, tr.394) Ghi lại cuộc hành trình trong 6 năm, “từ năm 1908 bước chân ra đi, đến 1914 trở về Sài Gòn”, qua nhiều nơi như Xiêm La, Nhật Bản, Trung Hoa mà “hồi tưởng lại giống như cảnh mộng” Nguyễn Bá Trác đã đưa người đọc đi theo những trải nghiệm của bản thân ông đến những địa danh mà lúc bấy giờ còn xa lạ với nhiều người Thông qua hồi tưởng của Nguyễn Bá Trác, cuộc hành trình của ông không phải là để chơi phiếm như tác giả đặt nhan đề mà

là một sự khám phá mọi mặt về văn hóa, xã hội, kinh tế, chính trị, quân sự ở các nước mà ông đặt chân đến Nếu không chuẩn bị cho mình cái tư tưởng tìm hiểu đất nước người thì làm sao sau chừng đó năm trời, tác giả nhớ lại những gì đã trải qua như đang chứng kiến trước mặt từng chi tiết, từng sự việc để kể lại một cách tường tận như thế

2.1.2 Cảm hứng trữ tình

Cảm hứng trữ tình trong du kí chính là một dạng thức phản ánh hiện thực của chủ thể trong cuộc hành trình, thông qua những điều mà nhà văn quan sát, chứng kiến, nhìn thấy hay nghe thấy, thông qua trí tưởng tượng và cảm xúc mà biểu thị sự vật, con người và những hiện tượng khác mà nhà văn đã trải qua Vậy tại sao cảm hứng trữ tình lại xuất hiện trong thể loại kí giai đoạn 1900–1930? Để giải thích cho vấn đề này, chúng ta cần đi sâu vào phân tích những lý

Trang 12

9

do sau Điều đầu tiên chúng ta phải nói đến là trong lịch sử bối cảnh có nhiều biến động xã hội, văn hóa từ đó khơi gợi lòng yêu nước và ý thức giữ gìn bản sắc dân tộc Đất nước bước vào giai đoạn bị xâm lược ít nhiều chúng ta cũng bị ảnh hưởng của văn học phương Tây Chủ nghĩa lãng mạn và thơ ca trữ tình phương Tây du nhập vào Việt Nam, ảnh hưởng đến phong cách sáng tác của các tác giả kí Các tác giả kí thường có tâm hồn lãng mạn, yêu thích thiên nhiên và con người, muốn chia sẻ cảm xúc và suy nghĩ của mình Trên phương diện tiếp cận nội dung, nhóm

đã xác định đối tượng mà nhà văn thể hiện cảm xúc trữ tình, đó là: lộ trình, địa danh, cảnh vật

Biểu hiện của cảm hứng trữ tình:

Cái tôi cá nhân: Các tác giả du kí thường thể hiện rõ cái tôi cá nhân trong tác phẩm của mình Bày tỏ quan điểm về các vấn đề xã hội, văn hóa, lịch sử Chia

sẻ cảm xúc trước cảnh đẹp thiên nhiên, con người Suy ngẫm về cuộc sống, về thân phận con người Có góc nhìn độc đáo, riêng biệt về những địa danh, con người Đánh giá dựa trên quan điểm cá nhân, không rập khuôn Thể hiện sự sáng tạo, mới mẻ trong cách nhìn nhận Trong tác phẩm “Hạn mạn du kí” của Nguyễn

Bá Trác Ông chỉ ra sự khác nhau giữa Tây học của ta và Nhật: “Xét ra người Nhật vì trí thức loài người mà phải học chữ Âu, còn người nước ta là vì việc sinh hoạt từng người mà phải học chữ Tây, mục đích khác nhau cho nên kết quả cũng khác”

Ông cho rằng chính giáo dục đã đưa Nhật Bản đến phú cường, ông so sánh tính cần kiệm, ham làm việc của người Nhật và cái nghèo của người Việt và xấu

hổ khi thấy: “mình cũng là một người đồng văn đồng hóa, sao người ta hớn hở như hoa tươi, mà mình tiêu điều như lá rụng? Nếu đem lòng so sánh chẳng càng

Trang 13

Cái phi thường: Các tác giả du kí thường sử dụng ngôn ngữ, hình ảnh sinh động, hấp dẫn để miêu tả cảnh đẹp hùng vĩ, tráng lệ Các tác giả lồng ghép cảm xúc, suy nghĩ, quan điểm của mình vào miêu tả; khơi gợi trí tưởng tượng, óc khám phá của người đọc Đồng thời các tác giả cũng tập trung vào những con người có phẩm chất độc đáo, phi thường và ngợi ca những đóng góp, cống hiến của họ cho đất nước Qua đó truyền cảm hứng cho người đọc về lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc; giới thiệu những giá trị văn hóa truyền thống độc đáo của dân tộc

Du kí “Một tháng ở Nam kỳ” của Pha m Quynh, năm đo ông mơi 26 tuôi, đa co

nhưng nhâ n xet tinh t , sâu s c v ê ă ê con ngươi, văn hoa, đời sông… Sài Gòn: “Nhất

là ngày Chúa nhật, sau khi tan lễ Nhà Thờ Chánh, không cảnh tượng gì đẹp bằng đường Catinat chừng hồi chín mười giờ Đàn ông, đàn bà, con trai, con gái, người Tây, người Nam, ăn bận rất lịch sự, ở nhà thờ ra đi dạo qua các cửa hàng, lũ lượt như ngày hội” “Đường phố như vẽ bằng tay, kẻ bằng thước, đều đặn, thẳng thắn, rộng rãi khang trang, nhiều đường ở giữa lại để những khoảng rộng trồng cỏ, đặt những tượng đồng kỷ niệm, chiều đến hàng trăm cái đèn điện lớn chiếu sáng như một giẫy [day] dài những quả ba lông lấp loáng thả phấp phới ngay trên giữa đường phố, coi rất là ngoạn mục.”…

Thoát khỏi thực tại: Nền văn hóa phong kiến kìm hãm sự tự do, sáng tạo của con người Nhiều nhà văn, nhà thơ cảm thấy bế tắc, chán nản trước thực trạng đất nước Các tác giả du kí thường sử dụng du kí như một cách để thoát khỏi thực tại tù túng, bế tắc Họ tìm đến những vùng đất mới, những con người mới để khám

phá và trải nghiệm Những câu chuyện viết ở “Giấc mộng con I” và “Giấc mộng con II” của Tản Đà Đây là hai tập du kí mang màu sắc huyền ảo, của một thế

giới viễn tưởng, mà từ trước chưa bao giờ có ở nước ta Hai giấc mộng văn

Trang 14

11

chương, tác giả muốn đưa mọi người đến những thế giới lý tưởng, diệu kỳ và những nhân vật tài năng, đáng yêu Thế giới của ông muốn là cái cao đẹp, tình yêu thương và tôn trọng lẫn nhau đem lại sự sống tươi sáng và có tương lai

2.1.3 Cảm hứng yêu nước

Cảm nhận về sự thay đổi của xã hội Việt Nam trong thời kỳ này: Cơ sở xã hội của cảm hứng yêu nước trong du kí Việt Nam giai đoạn này là xuất phát từ hoàn cảnh của người trí thức trong một nước thuộc địa luôn ý thức về thân phận

và trách nhiệm của mình trước lịch sử và thời đại Trong tác phẩm “Cùng các phái viên Nam Kỳ”, những trang du kí của Phạm Quỳnh mở ra trước mắt người

đọc một Sài Gòn – Gia Định vô cùng sống động trong “Một tháng ở Nam Kỳ”:

“từ cách đặt đường phố cho đến cách dựng cửa nhà, từ cách thắp đèn điện cho đến cách đặt máy nước ở các nhà, cho đến cách tuần phòng vệ sinh trong phố xá, nhất nhất đều tiến bộ hơn Hà Thành ta cả Ở Sài Gòn thật là có cái cảm giác một nơi đô hội mới, nghĩa là một nơi đô hội theo lối Tây…”

Nhận thấy quang cảnh đất nước Việt Nam đang dần bị mai một bởi những tác động của xã hội, bối cảnh lịch sử các tác giả du kí đã ghi chép lại những quang cảnh xưa Đồng thời là cả những thay đổi của đất nước khi xu hướng hóa phương Tây lúc bấy giờ

Hoài niệm về văn hóa truyền thống, mô tả văn hóa, tập quán, di tích lịch

sử Ca ngợi bản sắc và đặc điểm riêng của Việt Nam, lo lắng cho sự mai một của

những giá trị văn hóa truyền thống “Mười ngày ở Huế” của Phạm Quỳnh có mục

đích là để xem cho được lễ tế đàn Nam Giao Câu chuyện hành trình được thuật

trong “Mười ngày ở Huế” là sự đan xen hai câu chuyện: chơi Huế và dự lễ tế đàn

Nam Giao với tư cách là một nhà báo Câu chuyện kể về Huế trong tác phẩm tường thuật về các sự việc: xem đàn Nam Giao, dự lễ, thăm cung điện và lăng tẩm Những đối tượng mà tác giả nói đến trong câu chuyện kể về Huế thuộc di sản văn hóa cổ truyền đang hiện hữu một cách sống động ở ngay thời đương đại Như sợ thời gian làm phai mờ đi những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể này, tác giả quan sát tỉ mỉ, miêu tả đối tượng từ nhiều hướng khác nhau: khi thì bằng

Trang 15

12

đôi mắt của người đi xem lễ để cố nhìn cho rõ "Hoàng–thượng ngồi trong loan giá, mặc áo vàng, chít khăn vàng…", khi thì "lấy đôi mắt triết học mà giải nghĩa Giao", khi thì "lấy con mắt nhà mỹ học, nhà thi nhân mà xét"… Nhưng chi phối bởi cách nhìn ấy là thái độ đối với những di sản văn hóa dân tộc đang đứng trước

sự vô tình của thời gian và người đời "Đổ nát đâu phải chữa đấy, đừng để cho rầm mục tường xiêu, nhưng chữa không được làm sai quy–củ cũ" (Nam Phong,

số 10) Lễ tế đàn Nam giao được thuật lại trong du kí Phạm Quỳnh như là một chứng tích sống động về nghi lễ tế cáo trời đất tôn miếu của triều đại phong kiến cuối cùng trong lịch sử văn hóa dân tộc được văn học lưu giữ

2.2 Cảm hứng sáng tác du kí Việt Nam trong giai đoạn 1930 – 1945

Trong cuộc sống, những yếu tố tâm lý như: cảm xúc, tâm tư hay tình cảm đều trở thành động lực để con người hành động Văn chương cũng thế, cảm xúc hay cảm hứng cũng là động lực đầu tiên để những nhà văn, nhà thơ đặt bút hiện thực hóa ngôn ngữ của trái tim mình lên trang giấy Những tác phẩm du kí trong giai đoạn 1930 – 1945 này cũng không phải là ngoại lệ Trước tiên, phải nói đến cảm hứng yêu nước

2.2.1 Cảm hứng viễn du

Cảm hứng viễn du là sự hào hứng của tác giả khi được đặt chân đến những nơi xa xôi, những nơi có sức hấp dẫn mà tác giả chưa hề biết đến Và ở giai đoạn

từ năm 1900 đến 1930, có rất nhiều tác phẩm mang cảm hứng này ra đời, có thể

kể đến chuyến đi thăm kinh thành Huế và dự lễ tế Đàn Nam Giao của Phạm Quỳnh trong Mười ngày ở Huế Hay cuộc hành trình đến Pháp du lịch của Phạm Vân Anh, rất nhiều, đã để lại trong lòng người đọc rất nhiều ấn tượng sâu sắc Qua đến giai đoạn sau năm ba mươi, thì cảm hứng này có vẻ khá là hạn chế do một số lý do khách quan Nhưng nhìn chung vẫn xuất hiện và đem đến cho người đọc những trải nghiệm hết sức thú vị

Ta có thể kể đến Một ngày ở xứ Chàm của Tam Lang Đó là một cuộc khám phá vô cùng thú vị của tác giả, về những con người rất lạ, nếp sống của họ

Trang 16

13

cũng lạ không kém, nhưng sẽ đem đến những cái nhìn thú vị cho người đọc: “Tại mấy xóm Đoon đoong, Ma dam, nơi chúng tôi ở lại quan sát lâu nhất, tôi thường - -nhận thấy, cứ đúng giờ tí (12 giờ đêm), người trong xóm mới đi ngủ cho mãi đến giờ ngọ (12 giờ trưa) hôm sau, họ mới dậy làm việc hoặc ngồi suông.Tục Chàm trước vẫn lấy nửa cuối ngày hôm trước làm ngày và nửa sáng ngày hôm sau làm đêm”

Kế tiếp, phải nói về vai trò của người phụ nữ trong cuộc sống gia đình Họ

là người chủ và hầu như quán xuyến mọi thứ Có thể nói đó là kiểu mẫu của một gia đình mẫu hệ, Người phụ nữ Chàm (Champa) là trụ cột trong gia đình, gần như vai trò của người đàn ông trong xã hội ta Họ nuôi chồng, nuôi con, và làm hết thảy mọi việc trong nhà: “trong gia đình Chàm, chỉ người đàn bà mới suốt ngày bận rộn Từ sáng đến tối, họ làm hết các công việc khó nhọc như ra đồng cấy gặt,

ra tỉnh mua bán, vào Mọi đổi chắc, rồi về nhà lại dã gạo, sàng gạo, chăn con trẻ, giặt áo xống, nấu ăn, tiếp khách, dệt vải, se bông Sầm tối, khi công việc đã ngớt, người đàn bà Chàm, đầu đội chiếc bình đất lớn, lại ra sông, lạch, vợi nước về dùng”

Không chỉ là quán xuyến mọi công việc mà đáng lẽ ra phải là trách nhiệm của người đàn ông Ngay cả tính cách của họ cũng mạnh mẽ hơn nhiều: “Tình cờ tôi đã được mắt thấy một anh chàng người chàm gặp rắn co giò chạy trước, trong khi người vợ, đầu đội một sọt hàng nặng, còn đứng lại, cố lôi một cành cây khô trong bụi rậm, đánh con rắn đang quăng mình thoăn thoắt ngang đường” Điều này tuy có vẻ khôi hài, nhưng qua đó chúng ta cũng thấy được cái nếp sống cũng như phong tục, tập quán rất khác lạ của con người nơi đây Tác giả thông qua bài ký của mình còn phác họa lên một bức tranh rất riêng về cách họ

ăn ở, hay những thói quen sinh hoạt hằng ngày của một gia đình Họ thường nấu cơm ngô hoặc cơm gạo, cá đã ươn rồi nhưng vẫn nấu và ăn lại được, rồi họ đánh những cơm sườn cơm cháy và bẻ những đầu cá, đuôi cá ăn sau đó mới ra đồng làm việc Họ không dùng lửa như ta, mà mỗi nhà sẽ có hòn đá đánh lửa riêng, cho lửa bắt vào một thứ mồi làm bằng một chất nõn cây mềm phơi khô tẩm nhựa

Trang 17

14

thông để sẵn rồi bắt đầu chụm….vân vân còn rất nhiều điều thú vị về cuộc sống của con người nơi đây mà tác giả đã mang đến cho người đọc Dù chẳng phải lặn lội đến tận xứ Chàm xa xôi, ta cũng có thể phần nào hình dung ra được cái nếp sống vô cùng khác lạ so với đại đa số người dân nơi miền xuôi Tuy khác lạ như thế, nhưng đó lại là bản sắc riêng, là gì đó rất đẹp tạo nên con người và vóc dáng của người dân nơi đây

Ngoài ra, nhắc đến cảm hứng viễn du, ta cũng không thể bỏ qua hòn đảo

Cát Bà xinh đẹp của tác Vân Đài với tác phẩm Bốn năm trên đảo Các Bà in trong

Tạp chí Tri tân số 149, tháng 7 1944 Đó là một trải nghiệm thú vị và đầy màu sắc, chẳng những về vẻ đẹp của phong cảnh nơi đây, mà ở đó còn cho tác giả nhiều suy ngẫm về cuộc đời Những điều mà tác giả rút ra được mang tính triết

-lý, ta sẽ đề cập ở phần sau Ở đây, ta chủ yếu khai thác khía cạnh viễn du, những điều mới mẻ mà tác giả góp nhặt được trong chuyến đi này Đó là một chân trời mới đầy màu sắc: “Hôm ấy vào một sáng hè, vòm trời xanh đậm màu lơ và khí trời đã bắt đầu oi ả Một ngọn gió đưa từ xa lại, chiếc buồm treo trên cột thuyền thong thả quay ngang Cửa bể con con của Các Bà bệ vệ như một chiếc ngai vàng, mở rộng hai tay để che chở những con thuyền phiêu bạc Bao bọc chung quanh những giải núi xanh, Các Bà đã lọt vào giữa lòng khu đất ấy Tất cả trông như một cái vòng tròn Trước vòng tròn mở ra một cửa đón thuyền ra vào, trông thật là một nơi rất an ổn cho những thuyền bè trong những ngày sóng gió” Với bốn năm sống trên đảo, nữ sĩ Vân Đài đã có cái nhìn khái quát, toàn cảnh về vẻ đẹp thần tiên và hùng vĩ của vịnh Hạ Long: “Bao nhiêu cái đẹp hoàn toàn chọn lọc chỉ riêng nơi đây mới có thể cho ta vừa ý được Trùng điệp những ngọn núi xanh, không cao lắm, chằng chịt những cây cối cằn cỗi với thời gian, nhưng vẫn giữ một màu tươi mới mẻ Các dãy núi chia nhau, chắn lấy một góc

bể, làm một thế giới của mình, một thế giới vô cùng kỳ tú Những buổi trời yên sóng lặng, Các Bà lúc nào cũng êm đềm, nhưng không ủ dột Mặt bể phẳng lặng

và xanh, xa trông như một tấm thảm Chân trời rơi xuống gần quá, bao chung quanh nước một khoảng tròn như một vòng hoa tim tím Dăm chiếc thuyền đủng

Trang 18

15

đỉnh tạt qua, chiến buông câu, chiếc ghé bến Dòng nước xanh và trong vắt, tưởng chừng không một sóng gió gì có quyền khuấy đục tấm gương ngọc bích này ”Qua ngòi bút điêu luyện, một tâm hồn phóng khoáng, say mê trước cái đẹp, người nữ sĩ đã phát họa nên một bức tranh non nước hữu tình Đưa người đọc chìm đắm vào một khoảng không gian mới mẻ, tràn đầy nhựa sống Cũng có thể nói đó là những gì đẹp đẽ nhất, mà một quyển du ký mang cảm hứng viễn du đem đến cho người đọc Không cần lội suối băng đèo, người đọc cũng có thể tự mình đắm chìm trong khoảng không gian bao la, mới mẻ mà tác giả gửi gắm qua từng trang sách

2.2.2 Cảm hứng yêu nước (văn hóa – lịch sử)

Đây là cảm hứng nổi bật trong giai đoạn này Có thể nói, tình yêu nước là truyền thống quý báu của cả dân tộc, là “sợi chỉ đỏ” xuyên suốt trong suốt quá trình dựng nước và giữ nước, các tác phẩm du kí trong giai đoạn này cũng không

hề thoát ly ra khỏi dòng chảy đó Nhưng cụ thể ở chỗ, nơi du kí dừng chân trong xuyên suốt quá trình đó, là tình yêu với văn hóa – lịch sử của cả dân tộc Có thể nói cảm hứng yêu nước trong thể loại du kí 1930 – 1945 cũng có thể hiểu là cảm hứng yêu lấy văn hóa và lịch sử của dân tộc mình

Trong nhiều bài du kí ở giai đoạn này, dù đi đến đâu, các nhà văn, nhà báo thời bấy giờ cũng đều thấy trong đó những dấu tích lịch sử, thôi thúc họ ghé thăm

và cảm nhận về nó Cảm hứng văn hóa – lịch sử trong du kí Việt Nam đã làm cho những di tích, di vật, hiện vật không đơn thuần là hình ảnh vật chất, trái lại nó được tái hiện bằng câu chuyện cổ tích, huyền thoại kết hợp với những lời nhận xét, suy tưởng, cùng với lời văn mang tính biểu cảm đã trở nên có hồn, có cánh

Có những địa danh sử tích văn hóa đã từng đi vào văn học, nhưng trong nhiều tác phẩm du kí, nó được vẽ lại bởi một bức tranh khác, ở góc nhìn khác Trong bài

du kí “Am Tiên”, bằng nghệ thuật ngôn từ, các nhà du kí của chúng ta đã phục

chế lại được nhiều di tích bị thời gian tàn phá Con đường lên Am Tiên vô cùng khó khăn : “Am Tiên cách Cổ Định chừng năm cây số Phải trèo qua ba quả núi Mấy người bạn và tôi bắt đầu ra đi từ 8 giờ sáng Chúng tôi đi theo sườn núi Nưa,

Trang 19

16

lên dần mãi, qua ngọn núi này sang ngọn núi khác Đường đi vằn vèo, lởm chởm những đá Lau, sậy, nứa, giang mọc um tùm…” Khung cảnh thì: “Dưới những nhát búa thời gian, Am Tiên bây giờ chỉ còn là một nơi hoang tàn, hiu quạnh, để hàng năm nắng rọi với trăng soi Bây giờ chỉ còn đôi chút vết tích sót lại Hay nói cho đúng, Am Tiên bây giờ tức là một cái lều tranh mà một người dân ở vùng này mới dựng lên để ghi lại cái dấu vết của ngàn xưa” Tuy nhiên, dẫu hoang tàn như vậy, Am Tiên vẫn luôn là một hoài niệm để tác giả hình dung về sự lớn lao, kỳ vĩ của di tích này từ trước đó mấy ngàn năm Hơn hết, khung cảnh nơi đây làm tác giả trăn trở “Chúng tôi lẳng lặng cùng nhau đi trên những dấu vết ngàn xưa : Không biết từ mấy ngàn năm, mấy trăm năm về trước, chỗ này đã có một thời oanh liệt Biết đâu trong lòng trái đồi này còn ngậm bao dấu vết của tiền nhân?

Mà biết đến đời nào mới lại có người moi ra ánh sáng? Hay theo những cuộc phế, hưng, tang, hải, lớp người đã sống ở đây từ mấy mươi thế kỷ trước cứ bị quên dần trong bóng tối của thời gian cũng như vết tích họ để lại bị chôn vùi trong thâm tâm trái đất!”

Nếu Hoàng Minh đã đưa ta về “Am Tiên” – một địa danh gắn liền với cuộc khởi nghĩa của bà Triệu, thì Vị Dung sẽ đưa ta đến vùng đất Lam Sơn anh hùng – nơi

Lê Lợi đã lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa để chống lại ách đô hộ của nhà Minh Tuy nhiên, mảnh đất Lam Sơn ngày nay đã khác: “Làng to, đồng ruộng phẳng phiu Có lẽ Lam Sơn không giữ được cái phong phú của thời vua Lê Lợi còn là một trưởng trại Lam Sơn không còn thấy những đàn trâu bò dài dằng dặc ra vào cổng làng những buổi tinh sương và những lúc hoàng hôn; không còn nghe tiếng sừng trâu đây đó thổi vang, tiếng người, tiếng vật hỗn độn Lam Sơn không còn thấy bụi tung trắng xóa Bao nhiêu đời bụi đã thôi tung, Lam Sơn bây giờ lặng lẽ, thái bình”…

Những vị khách đã đi qua làng mạc, đã ghé thăm cánh rừng xưa kia “người trưởng trại Lê Lợi đã đêm đêm họp các mưu sĩ để luận binh cơ” Cánh rừng thiêng

ấy – nơi vẫn còn lưu dấu hình ảnh, bước chân của những con người vĩ đại đã làm

“tôn lòng sùng thượng”, “cảm động một cách thấm thía” khiến những vị khách e

Trang 20

17

dè, chẳng ai bảo ai mà đều lặng im trước vẻ trang nghiêm phảng phất: “Mỗi gốc cây, mỗi ngọn cỏ như mang một kỷ niệm, một dấu tích gì khiến chúng tôi không dám xâm phạm đến, khiến chúng tôi nhìn bằng con mắt kính cẩn” hính những C

vị khách ấy bất giác mà tự hỏi: “Có phải máu Nam quân xưa kia đã đổ lên cây lá

để ngày nay cây lá trở nên thiêng?”

Khi đến bên lăng vợ vua Lê – “một ngôi mộ lớn, xung quanh xây gạch, ở trên đắp đất”, “không một chân nhang” nằm giữa khoảng rộng, “từng bậc, từng bậc cao lên, hai bên có ngựa, voi, đình thần bằng đá đứng chầu” Họ đã đi tìm

mộ vua Lê Lợi trong rừng cây um tùm rậm rạp, lau mọc chi chít rồi ngậm ngùi buồn vương: “Cái bậc có công với đất nước là dường ấy, vị vua khai quốc ấy, ngày nay yên nghỉ nơi nào, hỏi ai là người biết rõ?” Họ cũng đến đền thờ vua Lê Thái tổ, ngôi đền nhỏ dựa vào rừng, nhìn về phía làng Lam Sơn Mọi thứ đều hoài niệm và khó quên

Cảm hứng văn hóa – lịch sử trong du kí giai đoạn 1930 1945 như là một – hình thức biểu hiện một phương diện chức năng của du kí, như Hoàng Văn Trung

đã bộc lộ trong tác phẩm “Ba Bể du kí”: “Người trong một xứ mà không biết nơi

danh thắng xứ mình, sao gọi là người trí thức”

2.2.3 Cảm hứng tâm linh

Đối với các hiện tượng tâm linh, không phải trí thức Việt Nam không coi trọng Mà ngược lại, đời sống tâm linh chính là một phần của đời sống tinh thần của các tác giả Chính vì thế mà các cuộc du ngoạn, hành hương đến chốn thiền môn, di tích trong du kí Việt Nam giai đoạn này cũng chính là đi đến và khám phá một phần rất tâm linh trong con người của họ Không kể đến hàng loạt bài du

kí nói về những cuộc hành trình vãn cảnh chùa, chiêm ngưỡng nơi được coi là Phật hiển linh mà còn có nhiều bài du kí đến những nơi mà theo dân gian, là chốn linh thiêng, có miếu, có đình, có tháp và cả những nơi sinh hoạt tâm linh đang diễn ra Việc hành hương đến các chùa chiền, đình miếu và di tích không phải vì các tác giả muốn chứng kiến những điều bí ẩn, thần kỳ mà dân gian truyền tụng

Mà đó là cả một tấm lòng thành kính, ngưỡng mộ Và hơn thế nữa đó chính là

Ngày đăng: 08/08/2024, 18:21

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w