1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên đề tài tình hình tài chính tại công ty cổ phần tập đoàn masan

65 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

trên cơ sở đó những chủ doanh nghiệp hay những nhà đầu tư sẽ có được những thông tin căn bản giúp đánh giá chính xác sức mạnh tài chính, tình hình phân phối, sử dụng các nguồn vốn, khả n

Trang 1

BỘ TÀI CHÍNHHỌC VIỆN TÀI CHÍNH

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊNNĂM HỌC 2022-2023

Đề tài: “Tình hình tài chính tại công ty Cổ phần Tập đoàn Masan”

THÀNH VIÊN

Họ và tênLớp niên chếKhoa

1 Đặng Thùy Dương CQ59/11.06CLC Tài chính doanh nghiệp2 Hoàng Trần Thu Trang CQ59/11.06CLC Tài chính doanh nghiệp3 Tô Hoài Ngân CQ59/11.06 Tài chính doanh nghiệp4 Nguyễn Thị Thanh Thảo CQ60/11.01 Tài chính doanh nghiệp5 Vũ Thị Hạ Uyên CQ60/09.03 Tài chính doanh nghiệp

Hà Nội – 2023

Trang 2

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT v

DANH MỤC BẢNG vi

MỞ ĐẦU 1

1.Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 1

2 Tổng quan về đề tài nghiên cứu……… 4

PHẦN 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP……… 9

1.1 Tài chính doanh nghiệp và quản trị tài chính doanh nghiệp………..9

1.1.1.TCDN và các quyết định TCDN……… 9

1.1.1.1 Khái niệm TCDN ……… 9

1.1.1.2 Một số quyết định TCDN ……….11

1.1.2 Quản trị TCDN ………15

1.1.2.1 Khái niệm và vai trò quản trị TCDN ……… 15

1.1.2.2 Nội dung của quản trị TCDN ……… 18

1.2.Tình hình tài chính của doanh nghiệp 201.2.1 Khái niệm tình hình tài chính DN ……… 20

1.2.2 Nội dung và chỉ tiêu phản ánh tình hình tài chính của DN ………….20

1.2.2.1 Tình hình quy mô và cơ cấu nguồn vốn của DN……… 21

1.2.2.2 Tình hình quy mô và cơ cấu vốn của DN……… 22

1.2.2.3 Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của DN ………24

1.1.2.4 Tình hình dòng tiền của doanh nghiệp ………25

1.2.2.5 Tình hình công nợ và khả năng thanh toán của DN ………28

1.2.2.6 Tình hình hiệu suất và hiệu quả hoạt động kinh doanh của DN… 311.2.2.7 Tình hình phân phối lợi nhuận của DN……… 35

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình tài chính của doanh nghiệp.35 1.3.1 Các nhân tố chủ quan ……… ……35

1.3.2 Các nhân tố chủ quan ……… …36

Trang 3

Kết luận phần 1 ……… …… 38

PHẦN 2: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔPHẦN TẬP ĐOÀN MASAN TRONG GIAI ĐOẠN 2018-2022……… 39

2.1 Tổng quan về Công ty Cổ phần Tập đoàn Masan……… 39

2.1.1 Quá trình thành lập và phát triển của Công ty Cổ phần Tập đoàn Masan……….…… 39

2.1.2 Cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận trong bộ máy quản lý của công ty……….…… 40

2.1.3 Tình hình lao động tại công ty ……… 40

2.2 Thực trạng tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Tập đoàn Masan ………42

2.2.1 Tình hình quy mô và cơ cấu nguồn vốn của công ty ………42

2.2.2 Tình hình quy mô và cơ cấu vốn của công ty ……… 44

2.2.3 Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của công ty ……… 53

2.2.4 Tình hình dòng tiền của công ty ……… 58

2.2.5 Tình hình công nợ và khả năng thanh toán của công ty ……… 60

2.2.6 Tình hình hiệu suất và hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty …642.2.7 Tình hình phân phối lợi nhuận của công ty……… 68

2.3 Đánh giá chung về tình hình tài chính của công ty ……… 68

Trang 5

ĐVT Đơn vị tínhHĐĐT Hoạt động đầu tưHĐKD Hoạt động kinh doanhHĐTC Hoạt động tài chính

Trang 6

DANH MỤC BẢNG

BẢNG 2.1: CÁC CHỈ TIÊU PHẢN ÁNH CƠ CẤU NGUỒN VỐN .40

BẢNG 2.2: CƠ CẤU VÀ SỰ BIẾN ĐỘNG NGUỒN VỐN KINH DOANH CỦACÔNG TY 43

BẢNG 2.3: CƠ CẤU VÀ BIẾN ĐỘNG VỐN KINH DOANH 46

BẢNG 2.4: XÁC ĐỊNH NGUỒN VỐN LƯU ĐỘNG THƯỜNG XUYÊN 49

BẢNG 2.5: KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY NĂM 2022 51

2019-BẢNG 2.6: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH LƯU CHUYỂN VÀ KHẢ NĂNG TẠOTIỀN 53

BẢNG 2.7: QUY MÔ C ÔNG NỢ CỦA CÔNG TY TRONG GIAI ĐOẠN 2022 55

2019-BẢNG 2.8: TÌNH HÌNH CÔNG NỢ CỦA CÔNG TY GIAI ĐOẠN 2019-2022 56

BẢNG 2.9: CÁC CHỈ TIÊU PHẢN ÁNH KHẢ NĂNG THANH TOÁN 58

BẢNG 2.10: CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU SUẤT SỬ DỤNG TÀI SẢN 60

BẢNG 2.11: CÁC CHỈ TIÊU PHẢN ÁNH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG 63

BẢNG 2.12: PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ ĐẾN ROE 65

BẢNG 2.13: ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH DÒNG TIỀN CỦA DOANH NGHIỆP 68

BẢNG 2.14 ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH DÒNG TIỀN DOANH NGHIỆP…………

70BẢNG 2.15 ĐỀ XUẤT LỘ TRÌNH VÀ TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN…………87

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Thị trường kinh tế và tài chính toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng đã trải qua “cú sốc bất lợi nhất trong vòng một thế kỷ” do ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19 Theo đó, hệ thống tài chính toàn cầu giai đoạn 2021 – 2023 đã chứng kiến nhiều xu hướng chủ đạo,đặt ra nhiều cơ hội nhưng cũng tiềm tàng không ít những rủi ro, thách thức cho doanh nghiệp do sự vận động không ngừng của thị trường cùng với sự biến động khó lường của đại dịch và sự xuất hiện của các nhân tố mới trong nền kinh tế Tại Việt Nam, trong bối cảnh nền kinh tế quốc tế biến động và tình hình dịch phức, tình hình kinh tế năm 2020-2021 gặp nhiều khó khăn, tăng trưởng thấp Tuy nhiên, nền kinh tế đã dần phục hồi và tăng trưởng một cách tích cực sau khi thay đổi chiến dịch phòng dịch và tái mở cửa trở lạitừ đầu quý 4/2021 cùng với môi trường đầu tư cải thiện và xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế giúp thu hút vốn đầu tư nước ngoài Điều này tạo ra những cơ hội nhưng bên cạnhđó cũng đặt ra thách thức lớn cho các doanh nghiệp nội địa Với nguồn lực thị trường cùng nền kinh tế tăng trưởng ổn định, Việt Nam trở thành thị trường đầu tư đầy hứa hẹn với biên độ tăng trưởng rộng, được nhiều ông lớn quốc tế ao ước Hàng chục nghìn tỷ VND đã được đổ vào Việt Nam Có thể thấy, với sự đổi mới không ngừng của nền kinh tế thị trường sau đại dịch, sự cạnh tranh ngày càng quyết liệt giữa các thành phần kinh tế.

Chính vì thế, một trong những lí do để các doanh nghiệp có thể tồn tại, đứng vững và ngày càng phát triển đó là phải có một tiềm lực tài chính mạnh mẽ để tiến hành sản xuất và cạnh tranh có hiệu quả Là một doanh nghiệp mục tiêu đề ra của họ là làm thế nàođể tối đa hóa lợi nhuận hay gia tăng giá trị cho doanh nghiệp Thế nên, để tồn tại và phát triển vững mạnh, các doanh nghiệp cần đặt ra hướng đi chiến lược vững chắc cho mình, đồng thời tạo sức cạnh tranh cao không chỉ với các doanh nghiệp trong nước và còn với các doanh nghiệp nước ngoài Từ thực tế đó, một doanh nghiệp muốn nhận thức rõ khả năng tồn tại của mình để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cần phải tiến hành định kỳ phân tích, đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp thông qua các báo cáo tài chính,

Trang 8

trên cơ sở đó những chủ doanh nghiệp hay những nhà đầu tư sẽ có được những thông tin căn bản giúp đánh giá chính xác sức mạnh tài chính, tình hình phân phối, sử dụng các nguồn vốn, khả năng sinh lãi, tiềm năng, hiệu quả hoạt động kinh doanh, đánh giá những triển vọng cũng như những rủi ro trong tương lai của doanh nghiệp, để từ đó đề xuất đượccác biện pháp cần thiết để cải tiến hoạt động tài chính tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Hoạt động tài chính là mạch sống của của doanh nghiệp, hiệu quả của hoạt động đó được thể hiện trên các báo cáo tài chính trong từng giai đoạn cụ thể Báo cáo tài chính phản ánh một cách tổng hợp và đầy đủ nhất về tất cả các khía cạnh tài chính như tài sản, nguồn vốn, các khoản vay nợ, khả năng sinh lời, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp,… Chính trên cơ sở này các doanh nghiệp sẽ xác định đúng đắn mục tiêu cùng với chiến lược kinh doanh có hiệu quả Đánh giá thực trạng tình hình tài chính còn là công cụ quan trọng trong các chức năng quản trị có hiệu quả ở doanh nghiệp Đánhgiá thực trạng là quá trình nhận thức hoạt động kinh doanh, là cơ sở cho ra quyết định đúng đắn trong tổ chức quản lý nhất là chức năng kiểm tra, đánh giá và điều hành hoạt động kinh doanh để đạt các mục tiêu kinh doanh Chính vì tầm quan trọng trên mà các doanh nghiệp phải thường xuyên tiến hành đánh giá thực trạng tình hình tài chính của doanh nghiệp mình.

Công ty Cổ phần Tập đoàn Masan - một trong những công ty lớn trong khu vực kinhtế tư nhân Việt Nam, là một trong những tập đoàn hàng đầu về cung cấp hàng thực phẩm tiêu dùng và tài nguyên của Việt Nam Chất lượng sản phẩm và dịch vụ của Masan Group ngày càng tăng trưởng ổn định, giúp công ty không ngừng tăng trưởng và phát triển sang các lĩnh vực khác nhau Mặc dù là “ông lớn” bán lẻ cả nước nhưng tình hình tài chính củacông ty cổ phần Masan vẫn tồn đọng vấn đề bất cập trong những năm vừa qua: giá cổ phiếu rơi không phanh, khả năng thanh khoản thấp, trả được nợ và mức nợ công có giảm nhưng nợ vốn chủ sở hữu vẫn tăng điều này cho thấy Masan vẫn đang tìm ẩn rủi ro tài chính, hạn chế sự cạnh tranh của Masan trên thị trường.

Chính vì lý do trên, sau một thời gian tìm hiểu nhóm chúng em chọn đề tài: “Tình

hình tài chính tại công ty Cổ phần Tập đoàn Masan” làm đề tài nghiên cứu của mình

nhằm hệ thống hóa tình hình tài chính của Masan, từ đó phân tích điểm tích cực và tiêu

Trang 9

cực, các yếu tố tác động đến tài chính của doanh nghiệp, đề xuất được các biện pháp cải thiện tình hình tài chính Masan một cách hiệu quả, nâng cao được giá trị, khả năng cạnh tranh doanh nghiệp.

2 Tổng quan về tình hình nghiên cứu đề tài

Trong tình hình biến động phức tạp của nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, các vấn đề về tình hình tài chính luôn là các bài toán khó cho doanh nghiệp đồng thời cũng là những câu hỏi lớn của các nhà đầu tư Qua nghiên cứu và khảo sát, nhóm tác giả nhận thấy đây cũng là đề tài “nóng” được nhiều tác giả quan tâm, tiêu biểu là một số nghiên cứu liên quan đến Công ty cổ phần Masan đã xây dựng được hệ thống lýthuyết và lập luận tương đối hoàn thiện như sau:

- Nghiên cứu “FINANCIAL ANALYSIS MASAN GROUP” được thực hiện bởi Nguyễn Hồng Ngọc Sử dụng phương pháp thu nhập, so sánh, đưa ra cái nhìn tổng quan hệ thống về tình hình tài chính của tập đoàn Masan Sức cạnh tranh của Masan so với các tập đoàn cùng lĩnh vực mà ở đây tác giả đơn cử là Công ty cổ phần Cholimex.

- Bài “PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN MASAN” bởi nhóm sinh viên trường Đại Học Duy Tân Qua việc phân tích các chỉ số tài chính của Công ty, nhóm sinh viên rút ra kết luận về sự nổi trội và thu về lợi nhuận cao trong kinh doanh ngành hàng tiêu dùng của Masan, bên cạnh đó là sự hạn chế trong một vài hoạt động sản xuất kinh doanh, tiêu biểu là sự tập trung tài trợ vào nguồn tài sản dài hạn mà bỏ quên đi việc quản lí tài sản ngắn hạn làm cho khả năng thanh toán của công ty kém hiệu quả, chi phí tăng dẫn đến lợi nhuận giảm trong các năm 2018 - 2020

- Nghiên cứu “ANALYZING FINANCAIL RATIOS OF MASAN CONSUMER” từ Southern New Hampshire University, thông qua phương pháp phân tích dọc, phân tích tỷ lệ một cách toàn diện các chỉ số thanh khoản, tỷ lệ quản lý tài sản, tỷ lệ quản lý nợ, tỷ suấtlợi nhuận và tỷ lệ giá trị thị trường đề cao chiến lược và nỗ lực chuyển mình của Masan trong năm 2019 và nửa đầu 2020, cho thấy yếu tố tích cực trong các vấn đề tài chính của Công ty

3 Mục đích nghiên cứu và ý nghĩa khoa học của đề tài

Trang 10

* Mục tiêu nghiên cứu:

- Đánh giá, phân tích tình hình tài chính hiện tại.

Mục tiêu đầu tiên của đề tài là phân tích và đánh giá tình hình tài chính hiện tại của Tập đoàn Masan Điều này bao gồm việc xem xét các chỉ số tài chính như tài sản, nợ nần, doanh thu, lợi nhuận và các thông số quan trọng khác để hiểu rõ về hiệu suất tài chính củatập đoàn

- Phân tích chiến lược tài chính.

Để đảm bảo sự bền vững và phát triển, tập đoàn Masan có thể đã áp dụng các chiến lược tài chính cụ thể Mục tiêu này nhằm phân tích các chiến lược này, bao gồm quản lý nợ, đầu tư, tài trợ, và cấu trúc tài chính để hiểu cách tập đoàn quản lý nguồn vốn và tối ưuhóa tài chính.

- Xác định thách thức và cơ hội.

Mục tiêu tiếp theo là xác định những thách thức và cơ hội tài chính mà tập đoàn Masan đối mặt Việc phân tích các rủi ro và cơ hội trong tình hình tài chính sẽ giúp hiểu rõ hơn về tầm ảnh hưởng của các yếu tố này đối với tương lai của tập đoàn.

- Đề xuất giải pháp hiệu quả.

Đưa ra một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính của Công ty cổ phần Masan trong tương lai.

* Ý nghĩa đề tài:

- Cung cấp thông tin thực tế.

Nghiên cứu về tình hình tài chính của Tập đoàn Masan mang lại thông tin thực tế và đáng tin cậy về hiệu suất tài chính, chiến lược quản lý tài chính và cách ứng phó với biến đổi thị trường Điều này giúp định hình quyết định dựa trên cơ sở thông tin chính xác.

- Hướng dẫn quyết định chiến lược.

Trang 11

Nghiên cứu này có thể cung cấp hướng dẫn quan trọng cho các quyết định quản lý và chiến lược của tập đoàn Các phân tích và đánh giá có thể định hình cách tập đoàn đối phó với thách thức tài chính và tối ưu hóa nguồn vốn.

- Giúp cải thiện hiệu suất tài chính.

Bằng cách phân tích các yếu tố tài chính và chiến lược, nghiên cứu này có thể đề xuất các biện pháp cải thiện hiệu suất tài chính của tập đoàn, giúp tạo ra giá trị cho cổ đông và đảm bảo sự phát triển bền vững.

- Đóng góp vào tri thức chuyên môn.

Nghiên cứu này có thể cung cấp thông tin quý báu và các phân tích tài chính đáng giá cho cộng đồng nghiên cứu, giúp bổ sung tri thức chuyên môn trong lĩnh vực quản lý tài chính và kinh doanh.

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

* Đối tượng nghiên cứu của đề tài:

Đề tài tập trung làm rõ phân tích tình hình tài chính, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, những nhân tố ảnh hưởng và sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Masan.

* Phạm vi nghiên cứu của đề tài:

- Phạm vi về không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu Công ty cổ phần Masan, bao gồm công ty mẹ và các đơn vị thành viên.

- Phạm vi về thời gian: Đề tài nghiên cứu phân tích trong giai đoạn 2018-2022 và các giải pháp định hướng cho giai đoạn 2023-2030.

5 Phương pháp nghiên cứu đề tài

Phương pháp được sử dụng chủ yếu trong nghiên cứu đề tài là:+ Phương pháp thu thập, xử lí số liệu.

+ Phương pháp so sánh.

Trang 12

+ Phương pháp phân tích chỉ số.+ Phương pháp Dupont.+ Phương pháp tỉ lệ.

Ngoài ra còn kết hợp với những kiến thức đã được học cùng với kiến thức thực tế vàtài liệu tham khảo

6 Kết cấu của đề tài.

Đề tài được chia thành 3 chương:

Phần 1: Cơ sở lý luận chung về tình hình tài chính doanh nghiệp.

Phần 2: Thực trạng tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Tập đoàn Masan.Phần 3: Một số đề xuất giải pháp cải thiện tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Tập đoàn Masan.

Trang 13

1.2.2.6 Tình hình hiệu suất và hiệu quả hoạt động kinh doanh của DN

Các hệ số hiệu suất hoạt động kinh doanh có tác dụng đo lường năng lực quảnlý và khai thác sử dụng số vốn hiện có của DN Thông thường các hệ số hoạt độngsau đầy được sử dụng trong việc đánh giá mức độ hoạt động kinh doanh của DN.

a) Hiệu suất quản lý hàng tồn kho

+ Số vòng quay HTK:

Đây là một chỉ tiêu khá quan trọng để đánh giá hiệu suất sử dụng vốn tồnkho của doanh nghiệp và được xác định bằng công thức:

Số vòng quay HTK = GVHBGiátrị HTK BQ trongkỳ

Chỉ tiêu này phản ánh số lần mà HTK bình quân luân chuyển trong kỳ Sốvòng quay cao hay thấp còn phụ thuộc rất nhiều vào đặc điểm ngành nghề kinhdoanh Chỉ tiêu này càng cao so với các DN trong ngành thì việc t ổ chứ c và quản lýdự trữ của DN được đánh giá càng tốt, doanh nghiệp có thể rút ngắn được chu kìkinh doanh và giảm được lượng vốn vào HTK Từ đó, dẫn đến dòng tiền vào củaDN bị giảm dần và có t hể đặt DN vào tình thế khó khăn về tài chính trong tươnglai

+ Kỳ luân chuyển HTK:

Chỉ tiêu này được dùng để xác định xem hàng tồn kho quay một vòng mất baonhiêu ngày Kỳ luân chuyển HT K hay còn gọi là số ngày một vòng quay hàng tồnkho được tính như sau:

Số ngày một vòng quay HTK = Số ngày trongnăm(360 ngày)Số vòngquay HTK

Chỉ tiêu này cho biết khả năng số ngày trung bình thực hiện một vòng quayHTK Nó có quan hệ tỷ lệ nghịch với số vòng quay HTK, nghĩa là trong kỳ HTKcàng quay nhanh thì kì luân chuyển hàng tồn kho càng ngắn, doanh nghiệp chỉphản ứng ra số tiền nhỏ để tài trợ cho HTK, giúp tiết kiệm vốn và nâng cao hiệuquả kinh doanh cho DN.

b) Hiệu suất quản lí nợ phải thu

Trang 14

+ Vòng quay nợ phải thu

Đây là chỉ tiêu phản ánh trong một kì, nợ phải thu luân chuyển được bao nhiêuvòng Nó phản ánh tốc độ thu hồi công nợ của DN như thế nào Số vòng quay nợphải thu được xác định bằng công thức

Số vòng quay nợ phải thu = Số dư BQcác khoản phảithuDoanhthucó thuế + Kỳ thu tiền trung bình.

Kỳ thu tiền trung bình (ngày) = DoanhthuBQ 1 ngàytrongkỳ (cóthuế )Số dư BQcác khoản phải thu

c) Hiệu suất quản lý vốn lưu động

+ Số vòng quay vốn lưu động:

Đây là chỉ tiêu phổ biến được sử dụng để đánh giá mức độ tổ chức và sửdụng VLĐ của DN, nó cho biết một đồng vốn lưu động trong kỳ tạo ra được baonhiêu đồng doanh thu Hệ số này càng lớn chứng tỏ hiệu suất sử dụng VLĐ của DNcàng tốt Công thức tính

Số vòng quay VLĐ = Doanhthu thuầntrongkỳVLĐ BQtrongkỳ+ Kỳ luân chuyển vốn lưu động:

Chỉ tiêu này cho biết độ dài thời gian mà một đồng vốn lưu động luân chuyểntrong kỳ, được xác định bằng công thức:

Kỳ luân chuyển vốn lưu động = Số ngàytrong năm(360ngày)Số vòng quayVLĐ

Đây là chỉ tiêu nghịch đảo của chỉ tiêu vong quay VLĐ Kỳ luân chuyểnVLĐ càng nhỏ tức là vốn lưu động quay càng tốt (tốc độ vốn luân chuyển vốn lưuđộng nhanh), doanh nghiệp không bị ứ đọng vốn lưu động

Trang 15

d) Hiệu suất sử dụng vốn cố định và vốn dài hạn khác

Đâu là chỉ tiêu cho phép đánh giá mứ c độ sử dụng vốn cố định của doanhnghiệp trong kỳ, được xác định bằng công thức:

Hiệu suất sử dụng vốn cố định và vốn dài hạn khác = VCĐvà vốnDH BQDTT trongkỳ + Hàm lượng vốn cố định:

Bên cạnh việc xem xét hiệu suất sử dụng vốn cố định thì người ta cũng quantâm tới việc DN cần phải bỏ ra bao nhiêu đồng VCĐ để tạo ra một đồng doanh thu,hay còn gọi là hàm lượng VCĐ.

Hàm lượng vốn lưu động = Doanhthuthuầnbánhàngtrong kỳVCĐ BQtrongkỳ

Hàm lư ợng VCĐ càng thấp thì hiệu suất sử dụng vốn cố định càng cao Trongvốn cố định thì các nhà quản trị đặc biệt quan tâm đến t ài sản cố định vì t hế, ngườita thường xem một đồng TSCĐ tham gia vào hoạt động SXKD trong kỳ có thể sinhra bao nhiêu đồng doanh thu thuần.

Hiệu suất sử dụng tài sản cố định= Nguyên giáTSCĐ BQtrong kỳDTTtrongkỳ

VCĐ l à một phần rất quan trọng trong VKD, việc sử dụng tiết kiệm và có hiệuquả VCĐ sẽ gia tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp

e) Vòng quay tài sản hay vòng quay toàn bộ vốn

Chỉ tiêu này phản ánh tổng quát hiệu suất sử dụng tài sản hay toàn bộ số vốnhiện có của doanh nghiệp và được xác định bằng công thức:

Hiệu suất sử dụng tài sản hay toàn bộ vốn trong kỳ = Số TShayVKD BQDTTtrongkỳChỉ tiêu này cho bi ết mỗi một đồng vốn kinh doanh tạo ra được bao nhiêu đồngdoanh thu trong kì Số vòng quay VKD phụ thuộc vào khả năng kết hợp sử dụngVLĐ và VCĐ, chiến lược kinh doanh, trình độ quản lí sử dụng vốn của lãnh đạodoanh nghiệp, đặc điểm của ngành kinh doanh

Nhóm hệ số hiệu quả hoạt động.

* Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu (ROS)

Trang 16

Hệ số này phản ánh mối quan hệ giữa lợi nhuận sau thuế và doanh thu thuầntrong kỳ của doanh nghiệp Nó thể hiện, khi thực hiện một đồng doanh thu trong kì,doanh nghiệp có thể thu được bao nhiêu lợi nhuận.

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu (ROS)= LNSTtrong kỳDTT trongkỳ *Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản (BEP)

Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản (BEP)= ln trướclãivay vàthuếTổngTS(vốnKDBQ )

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của t ài sản hay vốn kinh doanh khôngtính đến ảnh hưởng của vốn kinh doanh và thuế thu nhập doanh nghiệp

*Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn kinh doanh Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn kinh doanh = LNTT

VốnKD BQ

Chỉ tiêu này thể hiện mỗi đồng vốn kinh doanh trong kỳ có khả năng sinh lờira bao nhiêu đồng lợi nhuận sau khi đã trang t rải lãi tiền vay Chỉ tiêu này đánh giátrình độ quản trị vốn của doanh nghiệp.

*Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh (ROA)

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh (ROA)= VốnKD BQLNST

Hệ số này phản ánh mỗi đồng vốn sử dụng trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợinhuận sau thuế.

*Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (ROE)

Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (ROE) = VCSHBQLNST

Hệ số này đo lường mức lợi nhuận sau thuế thu được trên mỗi đồng vốn củachủ sở hữu trong kỳ.

*Thu nhập một cổ phần thường (EPS)

Thu nhập một cổ phần thường (EPS) = Tổngsố cổ phầnthườngđang lưuhànhLNST−Cổtức trả chocổ đôngưu đãiĐây là chỉ tiêu rất quan t rọng, nó phản ánh mỗi cổ phần thường (hay cổ phầnphổ thông) trong năm thu được bao nhiêu lợi nhuận sau thuế.

Trang 17

1.2.2.7 Hệ số phân phối lợi nhuận.

*Cổ tức một cổ phần thường (DPS).

Cổ tức một cổ phần thường (DPS) = LNST dànhtrảcổ tức chocổ đôngthườngSố cổ phầnthường đanglưuhành

Chỉ tiêu phản ánh mỗi cổ phần thường nhận được bao nhiêu đồng cổ tức t rongnăm.

*Hệ thống chi trả cổ tức.

Hệ thống chi trả cổ tức = Thunhập mộtcổ phầnthườngCổ tứcmột cổ phầnthường

Chỉ tiêu này phản ánh công ty đã dành ra bao nhiêu phần t răm thu nhập để trảcổ tức cho cổ đông Đây cũng là một trong những nhân tố quyết định đến tốc độtăng trưởng bền vững của doanh nghiệp tương lai.

1 3 Các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình tài chính của doanh nghiệp

Chia ra làm 2 nhóm nhân tố: nhân tố bên trong và nhân tố bên ngoài.

1.3.1 Nhân tố chủ quan

Những nhân tố bên trong là những yếu tố mang tí nh chủ quan của doanhnghiệp

+ Nhân tố con người:

Trình độ công nhân viên: Thể hiện ở kiến thức, trình độ tay nghề trong sảnxuất, sự linh hoạt ứng biến nhanh trong khâu bán hàng, hay tư duy sang tạo t rongkhâu kế hoạch… Đặc biệt không thể thiếu đó chính là nhà quản trị tài chính tạo lêntrình độ quản trị doanh nghiệp, chính sách quản trị doanh nghiệp.

Trình độ quản trị tài chính và chính sách quản trị tài chính sẽ là nhân tố quantrọng làm lên tình hình tài chính của doanh nghiệp tốt hay xấu, nó thể hiện đượctầm nhìn cuả nhà quản trị về tình hình tài chính của công ty mình.

+ Nhân tố về công nghệ sản xuất:

Việc nghiên cứu chính sách đầu tư của doanh nghiệp vào công cụ sản xuất

Trang 18

cũng là điều cần thiết trong việc phân tích chi ến lược, nhằm mục đích nghiên cứuvà phát triển những chi tiết cho việc đầu tư và máy móc thiết bị và các tài sản hữuhình l à hoàn toàn cần thiết Vậy, khi doanh nghiệp thấy có sự giảm sút về cáckhoản khấu hao, cũng có nghĩa là tăng về kết quả kinh doanh Do vậy, yếu tố côngnghệ là một trong những yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả sản xuất cũngnhư tình hình tài chính của doanh nghiệp.

+ Nhân tố về chiến lược kinh doanh.

Chiến lược kinh doanh được nói đến ở đây là cách phân chia nhữ ng gi ới kháchhàng khác nhau trong tổng doanh thu của nó Trên thực tế, một doanh nghiệp phảiluôn phụ t huộc vào khách hàng và nhà cung cấp Vì vậy, điều quan trọng với mộtdoanh nghiệp là không nên t ập trung quá vào một nhóm đối tượng khách hàng Mởrộng nhiều nhóm khách hàng tốt hơn là tập trung vào một khách hàng lớn.

+ Nhân tố uy tín, vị thế của doanh nghiệp

Nói đến uy tín là niềm tin của khách hàng, nhà đầu tư, đối tác đối với doanhnghiệp, họ cảm thấy chắc chắn và tin tưởng vào những cam kết mà doanh nghiệpđưa ra Hiện nay, việc doanh nghiệp có nhiều luồng thông tin tích cực và tiêu cựctác động đến hình ảnh, vị thế của doanh nghiệp là không thể tránh khỏi, dẫn đếncác tác động rất lớn trong quá trình quản trị tài chính doanh nghiệp như: hạn m ứ ctài trợ vốn vay, kêu gọi các nguồn đầu tư, tín dụng t hư ơng mại… Do vậy, việc nângcao uy tín, vị thế của doanh nghiệp là vô cùng quan trọng.

1.3.2 Nhân tố khách quan

+ Nhân tố tình hình phát triển kinh tế - xã hội:

Nền kinh tế tăng trưởng luôn là dấu hiệu khả quan đối với mỗi lĩnh vực kinhdoanh, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động, ra tăng sức mua của thịtrường Bao quanh doanh nghiệp là một môi trường kinh tế - xã hội phức tạp và luônbiến động, đó chính là thách thức đối với doanh nghiệp trong việc cạnh tranh: Bao gồmcác nhà sản xuất, kinh doanh cùng sản phẩm của doanh nghiệp hoặc kinh doanh sảnphẩm có khả năng thay thế Đối thủ canh tranh có ảnh hưởng lớn đến doanh

Trang 19

+ Nhân tố lãi suất:

Vay vốn được thể hiện ở nhiều hình thức khác nhau có thể doanh nghiệp vayvốn ở các tổ chức tín dụng hay huy động từ các cổ đông dù là như t hế nào thìdoanh nghiệp đều phải trả ti ền lãi Lãi su ất là biến số kinh tế nhạy cảm, sự thay đổicủa lãi suất sẽ tác động làm thay đổi hành vi sản xuất và tiêu dùng của xã hội, sựthay đổi lãi suất sẽ tác động đến sản lượng và giá cả

+ Nhân tố tỷ giá:

Tỷ giá hối đoái cũng ảnh hưởng nhiều đến hoạt động của doanh nghiệp.Chênh l ệch hối đoái là khoản chênh lệch dương hoặc âm giữa giá trị nợ phải thu vànợ phải trả bằng đồng ngoại tệ đổi sang đồng nội tệ Chênh l ệch này có thể làm lợinhưng ngược lại cũng có thể là khoản lỗ cho doanh nghiệp.

KẾT LUẬN PHẦN 1

Ở Phần 1, trên cơ sở căn cứ lý luận về tình hình tài chính doanh nghiệp, tác giả đưara các chỉ tiêu đánh giá cũng như các nhân tố ảnh hư ởng tình hình tài chính doanhnghiệp, trên cơ sở những căn cứ chính trị, căn cứ pháp lý, căn cứ thự c tiễn Từ đó,tác giả đưa ra nội dung của đề án trong chương 2

Trang 20

PHẦN 2:

THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀNMASAN TRONG GIAI ĐOẠN 2018-2022

2.1 Tổng quan về Công ty cổ phần Tập Đoàn Masan.

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần Tập đoàn Masan.

- Tập đoàn Masan hay còn được gọi đầy đủ theo tên đăng kí doanh nghiệp là Công ty cổ phần Tập đoàn Masan, trực thuộc của bộ Công Thương Lĩnh vực kinh doanh là hoạtđộng trong lĩnh vực Tiêu dùng – Bán lẻ, Vật liệu công nghệ cao, Dịch vụ tài chính Masangroup được biết đến là tập đoàn kinh tế tư nhân kinh doanh lớn nhất tại Việt Nam, ngoài ra còn là tập đoàn lớn chuyên sản xuất các sản phẩm tiêu dùng gắn bó với đời sống hàng ngày Công ty hoạt động trong khu vực Hoa Kỳ, Canada, Pháp, Liên Bang Nga, Cộng hòaSéc, Ba Lan, Đức, Nhật Bản, Trung Đông, Lào và Campuchia Trong nhiều năm hoạt động, Masan luôn dẫn đầu nền kinh tế tư nhân, ghi danh là tập đoàn kinh doanh top 1 có tốc độ phát triển mạnh mẽ không ngừng.

- Để đạt được những thành tựu to lớn và cơ ngơi hùng mạnh như ngày hôm nay, Masan Group đã có một hành trình không ngừng cố gắng và đầy những thăng trầm Xuất phát điểm là nhà máy sản xuất mỳ gói nhỏ tại Nga do ông Nguyễn Đăng Quang sáng lập vào năm 1990 Sau hơn 10 năm hoạt động thì vào năm 2001, thương hiệu Masan Food được đưa vào thị trường Việt Nam Tháng 11/2004, công ty Cổ phần Hàng Hải Masan (MSC) được thành lập với số vốn điều lệ là 3,2 tỷ đồng.Vào tháng 7/2009, Công ty cổ phần Hàng Hải Masan chính thức chuyển giao cho Công ty cổ phần Tập đoàn Masan, số vốn tăng từ 32 tỷ đến 100 tỷ Tháng 8/2009, công ty Cổ phần Tập đoàn Masan được đổi tên thành Công ty Cổ phần Masan (Masan Group) Tại thời điểm này, hãng Masan chính thức được niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam Vào cuối năm 2012, Masan Group phát triển đi đầu với mức doanh thu đạt con số 10.575 tỷ so với năm 2007, doanh số đã tăng gấp 16 lần Số lợi nhuận sau khi đã hoàn tất đóng thuế là 1.962 tỷ, đạt gấp 22,5 lần năm 2007

Trang 21

- Ban Kiểm soát

- Bộ phận phụ trách thương mại: Phụ trách marketing, phát triển khách hàng, bán hàng của Công Ty

- Bộ phận phát triển năng lực tổ chức: Phụ trách phát triển tổ chức, nâng cao các dịch vụ hành chính của Công ty

- Bộ phận phát triển năng lực cung ứng: Nâng cao năng lực cung ứng

- Phòng quyền quyết định vận hành: Phụ trách cung ứng vật liệu, kế hoạch, kho vận,sản xuất, quản lý chất lượng sản phẩm

- Phòng nhân lực: Thực hiện chiến lược nhằm thu hút, nuôi dưỡng, phát triển nhân tài

- Phòng CNTT: Phát triển ứng dụng mới trong quản trị và phát triển kinh doanh, xâydựng hệ thống hạ tầng kỹ tầng CNTT

- Phòng phát triển sản phẩm: Phụ trách nghiên cứu, phát triển, cải tiến sản phẩm, bao bì sản phẩm

- Phòng tài chính: Nâng cao hiệu quả kinh doanh, sử dụng đầu tư, kỹ luật & quản lý,nguồn lực tài chính qua hoạt động kế toán, tài chính

- Ban luật sư: Chịu trách nghiệm về các dịch vụ pháp lý và tuân thủ của Công ty

2.1.3 Tình hình lao động tại công ty

Trang 22

- Là một trong những doanh nghiệp có số lượng lao động nữ cao nhất trong ngành khai khoáng tại Việt Nam cũng như trên thế giới, Masan High-Tech Materials hiện có hơn25% cán bộ, công nhân viên (CB,CNV) nữ trong tổng số 2.237 CB,CNV trên toàn cầu (1) Với chă ng đường gần 13 năm hình thành và phát triển, Masan High-Tech Materials vẫn luôn nỗ lực thực hiện bình đẳng giới tại nơi làm việc, tạo điều kiện làm việc bình đẳng giữa nam và nữ để tăng cường nguồn lực con người Công ty nhận thức sâu sắc rằng, một môi trường làm việc bình đẳng, không khuôn mẫu, không định kiến về giới chính là nền móng vững chắc nhất để doanh nghiệp ổn định tổ chức và phát triển trong tương lai Do đó, ngoài việc thực hiện đầy đủ chế độ chính sách cho lao động nữ, những năm qua Ban lãnh đạo Công ty còn phối hợp chặt chẽ với Công đoàn cơ sở hoàn thiện chính sách chăm lo, đãi ngộ cho đối tượng này.

Trên thực tế, không quá khó để tìm thấy sự có mặt của những phụ nữ có chuyên môncao, đóng góp to lớn cho sự phát triển của Công ty Đơn cử như: Phó Tổng Giám đốc Masan High-Tech Materials, Giám đốc Công nghệ và Đổi mới Sáng tạo toàn cầu, Quản lýnhà máy H.C Starck (Goslar, Đức), Kế toán trưởng, Trưởng phòng Hành chính Nhân sự, Giám sát trưởng Môi trường (Bộ phận Môi trường và Phát triển bền vững), Phó Giám sát trưởng Dịch vụ kĩ thuật (Bộ phận Khai thác và Địa chất), Giám sát vận hành sản xuất (Bộ phận Sản xuất), Giám sát Quản lý Vật tư cấp cao (Bộ phận Quản lý Chuỗi cung ứng) … tất cả đều có sự hiện diện của phái nữ.

- “Masaner” là tên gọi chung cho hơn 40.000 con người đến từ các vùng miền, quốc gia khác nhau, làm việc tại trụ sở chính hay các công ty thành viên, công ty liên kết trên khắp Việ t Nam và thế giới của Masan Năm 2023 vừa qua, Masan đã chính thức thành lậpTrung Tâm Đào Tạo và Phát Triển Nhân Tài - Growth Center, tổ chức thành công 1.705 lớp học nội bộ xuyên suốt từ cấp Tập đoàn cho đến các công ty thành viên, thu hút hơn 33.214 lượt nhân viên tham gia, mới mức độ hài lòng đạt 4.65/5 điểm (93%) Masan chú trọng xây dựng đội ngũ lãnh đạo từ trong nội bộ thông qua các chương trình nâng cao ý thức và năng lực cho nhân sự cấp cao như: Mentoring, Leadership Assessment và 360 Degree Feedback

Trang 23

- Theo phương pháp luận GPTW, chỉ số tin cậy (Trust Index©) được sử dụng để đánh giá môi trường làm việc dựa trên mô hình được phát triển và tinh chỉnh hơn 30 năm qua, với 5 khía cạnh được tập trung khai thác là: Tin cậy (Credibility), Tôn trọng (Respect), Công bằng (Fairness), Tự hào (Pride) và Gắn bó (Camaraderie) Các kết quả tạiMCH đều có tỷ lệ cao như: 85% nhân viên cho rằng đây là nơi làm việc xuất sắc và 89% nhân viên cảm thấy được chào đón khi gia nhập gia đình MCH.

2.2 Thực trạng tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Tập đoàn Masan.

2.2.1 Tình hình về cơ cấu và sự biến động nguồn vốn.

- Cấu trúc nguồn vốn của doanh nghiệp bao gồm Vốn chủ sở hữu và Nợ phải trả được thể hiện trong Bảng cân đối kế toán Trong đó, phát hành trái phiếu thuộc khoản mục Nợ phải trả dài hạn và được lũy kế theo năm, sau khi đã trừ đi các lô trái phiếu đã đáo hạn.

- Biểu đồ dưới đây sẽ thể hiện mối quan hệ giữa trái phiếu phát hành và tổng nguồn vốn của Masan Group giai đoạn 2012 – 2022

TRÁI PHIẾU PHÁT HÀNH VÀ TỔNG NGUỒN VỐN CỦA MSN GIAI ĐOẠN 2012-2022

Trái phiếu phát hành Tổng nguồn vốn

Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất của Masan Group qua các năm

Trang 24

- Qua biểu đồ, có thể thấy giai đoạn năm 2012 – 2016, giá trị trái phiếu phát hành vàtổng nguồn vốn đều có xu hướng tăng Năm 2016, giá trị trái phiếu phát hành là 31.458 tỷđồng chiếm 43,07% so với tổng nguồn vốn, gấp khoảng 49,84 lần so với lượng trái phiếu vào năm 2012 Giai đoạn 2017 – 2022, ghi nhận sự tăng trưởng trong tổng nguồn vốn, tuynhiên giá trị trái phiếu có nhiều sự biến động Hai năm 2018 và 2019 ghi nhận lượng trái phiếu chỉ chiếm 23,26% so với tổng nguồn vốn, giảm ½ tỷ trọng so với giai đoạn trước Nguyên nhân do việc thanh toán tiền gốc khi đáo hạn của các lô trước đó cùng với lượng phát hành thêm trái phiếu trong hai năm này giảm

- Như vậy, có thể nhận định rằng việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp đã làm gia tăng nguồn vốn, nhằm các mục đích đầu tư, phát triển mở rộng kinh doanh…Tuy nhiên, trong những năm gần đây, Masan sử dụng giải pháp này để nhằm mục đích thanh toán nợ đối với những trái phiếu đến kì đáo hạn Điều này dẫn tới nợ phải trả ngày một tăng Biểu đồ dưới đây thể hiện sự mất cân đối trong cơ cấu vốn của Masan Group giai đoạn 2012 – 2022

CƠ CẤU VỐN CỦA MASAN GROUP GIAI ĐOẠN 2012-2022

Vốn chủ sở hữu (tỷ đồng)Nợ phải trả (tỷ đồng)

Nguồn: Báo cáo tài chính của Masan Group qua các năm

Trang 25

- Qua biểu đồ, có thể thấy vốn chủ sở hữu chỉ cao hơn nợ phải trả và chiếm 52% trêntổng nguồn vốn trong năm 2018 và 2019 Giai đoạn 2020 – 2022, ghi nhận nợ phải trả trung bình chiếm 72% trên tổng nguồn vốn và nhiều gấp 3 lần so với vốn chủ sở hữu

- Như vậy, việc tăng nguồn vốn không có được từ sự gia tăng VCSH mà phần lớn phụ thuộc vào vay nợ Điều này có thể dẫn tới những rủi ro tài chính lớn trong tương lai.

2.2.2 Tình hình quy mô và cơ cấu vốn của công ty

Tài sản cơ bản được công bố trên bảng cân đối kế toán thể hiện cơ sở vật chất, tiềm lực kinh tế của tập đoàn dùng trong hoạt động sản xuất kinh doanh Căn cứ vào số liệu ở Bảng cân đối kế toán 3 năm hoạt động của Tập đoàn giai đoạn 2020 – 2022 cho thấy: Sau sự ảnh hưởng nghiệm trọng và nặng nề do đại dịch Covid – 19 để lại, tổng tài sản của Tậpđoàn dần khôi phục và đang có xu hướng tăng lên so với các năm trước Theo số liệu thống kê ta thấy, tổng tài sản năm 2021 tăng thêm

10.356.909 triệu VNĐ so với năm 2020 tương đương gấp 1.09 lần; đến năm 2022 tăng thêm 25.606.253 triệu VNĐ so với năm 2020 tương đương gấp 1.22 lần có thể cho rằng đây là mức tăng trưởng tương đối ổn định Tuy nhiên đây đều là những mức tăng trưởng khá chậm, chưa có sự đột phá hay vượt bậc.

Trang 26

Tài sản dài hạnTài sản ngắn hạn

Biểu đồ 2.1.1 – Diễn biến cơ cấu Tổng tài sản của Công ty CP Tập đoàn Masan

Tài sản cơ bản được công bố trên bảng cân đối kế toán thể hiện cơ sở vật chất, tiềm lực kinh tế của tập đoàn dùng trong hoạt động sản xuất kinh doanh Căn cứ vào số liệu ở Bảng cân đối kế toán 5 năm hoạt động của Tập đoàn giai đoạn 2018 – 2022 cho thấy: Sau sự ảnh hưởng nghiệm trọng và nặng nề do đại dịch Covid – 19 để lại, tổng tài sản của Tậpđoàn dần khôi phục và đang có xu hướng tăng lên so với các năm trước Theo số liệu thống kê ta thấy, tổng tài sản năm 2021 tăng thêm

10.356.909 triệu VNĐ so với năm 2020 tương đương gấp 1.09 lần; đến năm 2022 tăng thêm 25.606.253 triệu VNĐ so với năm 2020 tương đương gấp 1.22 lần có thể cho rằng đây là mức tăng trưởng tương đối ổn định Tuy nhiên đây đều là những mức tăng trưởng khá chậm, chưa có sự đột phá hay vượt bậc.

Nhìn vào biểu đồ cơ cấu tổng tài sản của Masan, tài sản dài hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản của Tập đoàn qua 5năm Tuy nhiên giai đoạn từ năm 2020 – 2022, Masan có xu hướng tập trung đầu tư cho các tài sản tài trợ chi phí phát sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, cụ thể tài sản ngắn hạn có xu hướng tăng từ 25,71% lên33,73% trong khi đó tài sản dài hạn giảm từ 74,29% xuống còn 66,27% Nguyên nhân

Trang 27

4.585.889 6.800.528

7.721.442 22.340.822 13.853.100Đầu tư tài chính ngắn

375.848 784.454

447.250 332.753 3.853.175Các khoản phải thu

ngắn hạn

2.412.555 5.417.776

7.051.442 6.634.409 13.929.560Hàng tồn kho 4.333.191 9.621.821 12.497.917 12.813.391 14.445.345TSNH khác 792.135 1.637.313 2.042634 1.554.801 1.787.444

(Trích theo Bảng cân đối kế toán 2018 – 2022) Nhìn chung về kết cấu tổng tài sản của Tập đoàn, ta có thể thấy tài sản ngắn hạn chiếm rất ít trong tổng tài sản, tài sản ngắn hạn chỉ đạt ở ngưỡng 1/3 tổng tài sản Năm 2021 mức tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao nhất đạt 34,60% Hai năm 2020 và 2022 tỉ lệ này thấp hơn đạt trong khoảng 25 – 33% Tài sản ngắn hạn từ 2020 - 2022 đang dần có sự tăng lên trong cơ cấu tổng tài sản của tập đoàn tuy nhiên không đồng đều.

-Tiền mặt: Lượng tiền mặt của tập đoàn có sự biến động khá lớn ở giai đoạn

2018-2022 Trong 5 năm gần đây năm 2021 sử dụng tiền mặt nhiều nhất chiếm khoảng 17,69%,các năm còn lại chiếm tỉ trọng rất ít chưa tới 10% trong cơ cấu tổng tài sản Khác với năm2018,2019,2020 hay 2022, tiền mặt của tập đoàn chiếm khá ít thì tới năm 2021, tiền mặtcó sự gia tặng một cách nhanh chóng Năm 2022 tiền mặt của tập đoàn giảm mạnh so vớinăm 2021, giảm gần 66%, xuống c òn hơn 7,720 tỉ đồng Nguyên nhân được giải thích ở

Trang 28

đây là do mua cổ phần Phúc Long và Nyobolt Theo báo cáo đến tháng 8 năm 2022,Masan đã chi ra 270 triệu USD để thâu tóm 85% cổ phần của Phúc Long Theo báo cáotài chính năm 2022, trong giai đoạn từ ngày bắt đầu mua đến 31/12/2022, hoạt động kinhdoanh mua lại (Phúc Long) đã đóng góp 1.579 tỷ đồng doanh thu và 38 tỷ đồng lợi nhuậnvào kế t quả kinh doanh của Tập đoàn Tuy nhiên so với số tiền Masan bỏ ra để sở hữuđược Phúc Long thì những con số đạt được này khá thất vọng Sau khi vào hệ sinh tháicủa Masan, gần 1000 ki-ốt của Phúc Long đã được mở, nhưng hoạt động không hiệu quả.Hậu quả là hàng loạt ki-ốt đã phải đóng cửa, tiêu tốn 42 tỷ đồng chi phí của Masan Mộttrong những nguyên nhân khác mà lượng tiề n mặ t của Masan giảm vào năm 2022 làMasan Cons umer đã đề ra trả cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ 10% tương đương 1.000đồng/cổ phiếu.

-Các khoản đầu tư ngắn hạn: Có thể thấy tập đoàn đầu tư khá ít cho các khoản về

ngắn hạn Trong 3 năm từ 2020 – 2021 đầu tư ngắn hạn chiếm tỷ trọng chưa tới 1% tổnggiá trị tài s ản Do năm 2020 và 2021, dịch bệnh Covid – 19 đang diễn ra phức tạp, nềnkinh tế trong toàn thị trường tăng trưởng không ổn định, đầu tư tài chính ngắn hạn bấy giờdường như mạo hiểm và nhiều rủi ro Do đó có thể thấ y trong hai năm 2020 và 2021, tỷtrọng về đầu tư ngắn hạn của Masan là rất thấp Cho đến năm 2022 nền kinh tế dần đi vàoổn định, tập đoàn mới bắt đầu quan tâm và đầu tư tài chính ngắn hạn, ké o tỷ trọng lên gần3% trong tổng tài sản.

-Hàng tồn kho: Hàng tồn kho là một trong những chỉ tiêu chiếm tỷ trọng cao nhất

trong cơ cấu của tài sản ngắn hạn 3 năm gần đây Tuy nhiê n khi so với tổng thể của tổngtài sản thì hàng tồn khó chiếm một lượng không quá nhiều vớ i tỷ trọng 10,80% tổng tàisản thuộc về năm 2020 Có thể thấy đây cũng là một trong những ảnh hưởng của Covid –19, nền kinh tế khó khăn, tiêu dùng người dân cũng thu lại Bởi vậ y số lượng hàng bán ratrong năm 2020 cũng giảm dẫn đến hàng tồn kho của tập đoàn trở nên nhiề u hơn, chiế m42% tài sản ngắn hạn (2020) Sang tới nă m 2021 – 2022, nhờ có các chính sách bán hà nghiệu quả, tỷ trọng lượng hàng tồn kho trong tổng tài sản của tập đoàn đã giảm nhẹ Nhưngso theo chiều ngang của các năm thì lượng hàng tồn kho có tăng hơn các năm trước vànăm 2022 là năm có lượng hàng tồn kho nhiều nhất so với 2 năm trước Nguyên nhân domảng kha i khoáng năm 2022, giá đầu ra thấp ảnh hưởng tiêu cực lên sản phẩm của mỏ

Trang 29

Núi Pháo và hiệu ứng cơ sở từ H.C Starck khiến tích trữ hàng tồn kho vào đầu năm 2022.Và theo báo cáo công ty MCH – một trong những công ty sản xuất về hàng tiêu dùng củaMasan cho rằng: do nhu cầu về hàng tiêu dùng của người dân thấp hơn rất nhiều so với dựkiến của công ty, do đó lượng hàng tồn kho để lại cho tập đoàn bấy giờ là rất nhiều

-Các khoản phải thu ngắn hạn của tậ p đoàn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng giá trị

tài sản, chỉ khoảng 9,86% - cũng là tỷ trọng cao nhất trong 3 năm gần đây Vào năm 2021,tỷ trọng này có xu hướng giảm nhẹ cho thấy được thay đổi có xu hướng tốt, bởi các khoảnnày thực chất là đồng vốn mà doanh nghiệp bị đối tác chiếm dụng Do đó lượng khoảnphải thu càng ít sẽ càng tốt.

-Các tài sản ngắn hạn khác của tập đoàn là những con số nhỏ, không đáng kể, chỉ

chiếm một phần nhỏ trong tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp.

2.2.1.3 Tài sản dài hạn

Nhìn vào cơ cấu tổng tài sản của doanh nghiệp có thể thấy, tài sản dài hạn chiếm tỷ trọng cao trong suốt 5 năm gần đây Mức này cao nhất đạt ở năm 2020 chiếm đến 74,29% tổng giá trị tài sản Tuy nhiên cơ cấu của tài sản dài hạn đang có xu hướng dần giảm nhẹ vào những năm sau nhưng không đáng kể Nguyên nhân chính có thể do các khoản đầu tư và tài sản dài hạn khác giảm

Đơn vị: triệu đồng

7 82.463.295 93.668.191Các khoản phải thu dài hạn 1.599.646 1.377.124 1.592.008 1.878.478 2.113.762Tài sản cố định 40.791.699 29.203.764 49.582.18

7 42.653.939 43.535.355TSCĐ hữu hình 29.170.881 23.798.207 34.321.76

4 31.151.629 30.611.529TSCĐ vô hình 11.620.818 5.405.557 15.238.14 11.292.760 12.574.516

Trang 30

5Chi phí xây dựng cơ bản dở

5 2.021.827 3.324.848Đầu tư dài hạn 17.505.857 15.347.915 14.518 24.538.803 31.333.885 Tài sản dài hạn khác 9.859.185 3.978.850 12.159.30

6 10.560.191 12.630.578 (Trích theo bảng cân đối kế toán 2018- 2022)

Trong khi đó tài sản cố định hữu hình chiếm tỷ trọng không quá cao trong tổng giá trị tài sản, chỉ chiếm 13,17%, năm 2020 là năm có tỷ trọng cao nhất trong 3 năm gần đây Năm 2021, 2022 cũng có xu hướng giảm nhẹ so với năm gốc.

-Bất động sản đầu tư: Trái ngược với hai tài sả n cố định trên thì bất động sản đầu

tư của Masan có xu hướng tăng nhẹ từ năm 2020 – 2022 Năm 2021 là năm được coi làbước nhảy vọt về đầu tư bất động sản của tập đoàn, tăng 795 tỷ đồng so với năm 2020.

Trang 31

Đây là một dấu hiệu tốt, chứng tỏ rằng Masan đã dần khôi phục được kinh tế sau đại dịchCovid – 19 và tự tin hơn trong việc bỏ vốn và đầu tư bất động sản.

-Đầu tư tài chính dài hạn: So với đầu tư ngắn hạn có nhiều rủi ro thì đầu tư tài

chính dài hạn an toàn và hợp lý hơn Đầu tư dài hạn của tập đoàn trong 3 năm gần đâyđang có chiề u hướng phát triển hơn và đi lên Chiếm tới 22,17% tổng tài sản của tập đoànlà năm 2022 cao nhất trong 3 năm, tăng hơn 6.000 tỷ đồng Và nguyên nhân chính choviệc tăng này là do khoản tiền đầu tư, góp vốn vào các tập đoàn liên kết và các đơn vịkhác

-Tài sản dở dang dài hạn và tài sản dài hạn khác: Hai chỉ tiêu này chiế m một

phần khá nhỏ trong tổng cơ cấu tài sản của doanh nghiệp Các khoản chiếm chưa tới 10%trong tổng tài sản và có chiều hướng tăng giảm không ổn định Sau đại dịch Covid – 19thì nền kinh tế Việt Nam cũng như các doanh nghiệp đều chịu ảnh hưởng rất lớn nên cácchỉ số đều thuộc mức khiêm tốn Tuy chỉ chiếm tỉ trọng thấp so với các chỉ tiêu khácnhưng nó vẫn luôn đảm bảo được đầu tư thỏa mã n tiêu chuẩn, tham gia vào nhiều chu kỳkinh doanh.

2.2.1.4 Tổng nguồn vốn

10%20%30%40%50%60%70%80%90%100%

Trang 32

15.795.515 30.492.191 38.874.663 34.547.836 65.320.877Nợ dài hạn 14.703.420 14.916.653 51.831.620 49.208.983 39.385.199

(Trích theo Bảng cân đối kế toán 2020 – 2022)

Mặc dù bức tranh về doanh thu và lợi nhuận của tập đoàn luôn tăng trưởng tốt qua các năm, nhưng so với tình hình kinh doanh ấn tượng thì bức tranh tài chính tại MSN không hẳn tươi sáng hoàn toàn Trong 3 năm gần đây nợ phải trả của MSN đang chiếm tỷ lệ khá cao đặc biệt với sự tăng trưởng lên tới 78,37% của năm 2020, tỷ trọng này có sự biến động qua các năm Cụ thể, từ năm 2020 – 2021, nợ phải trả của Masan giảm 6.949 tỷ đồng; từ năm 2021 – 2022, tỷ trọng này tăng 20% gấp 1.25 lần so với năm 2021 Cuối năm 2022, nợ phải trả của Masan tăng 25% so với cuối năm 2021 lên mức 104.706 tỷ đồng, trong khi đó, vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp này lại giảm 13,5% so với năm trước Nhìn chung thì mức tỷ trọng của nợ phải trả trên tổng nguồn vốn của Tập đoàn rất cao Nguyên nhân là tập đoàn liên tục tăng số nợ vay và phát hành trái phiếu

Nợ ngắn hạn: là chi tiêu tổng hợp phản ánh tổng giá trị các khoản nợ còn phải trả có thời

hạn thanh toán không quá 12 tháng hoặc dưới một chu kỳ sản xuất, kinh doanh thông thường của tập đoàn Trong đó nợ ngắn hạn chiếm phần lớn trong tổng số nợ phải trả của doanh nghiệp Trong 3 năm trở lại, nợ ngắn hạn của tập đoàn có sự biến động không rõ ràng Nó có sự giảm nhẹ từ năm 2020 – 2021, tuy nhiên sang đến năm 2022 có sự tăng đột vọt một cách nhanh chóng, tỷ trọng lên tới 46,21% trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp Nhìn tổng quan vào bảng cân đối kế toán của tập đoàn, ta thấy chỉ tiền vay và nợ thuế tài chính ngắn hạn chiếm tỷ lệ lớn trong cấu trúc nợ ngắn hạn của tập đoàn Kết thúc năm 2022, nợ trái phiếu của Masan là 35.143 tỷ đồng, trong đó có gần 18.700 tỷ đồng là

Ngày đăng: 19/05/2024, 21:41

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.2.2.1 Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Tập đoàn - đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên đề tài tình hình tài chính tại công ty cổ phần tập đoàn masan
Bảng 2.2.2.1 Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Tập đoàn (Trang 34)
Bảng 2.2.2.2 Chênh lệch kết quả hoạt động kinh doanh của năm 2021 với năm 2020 và năm 2022 với năm 2021 - đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên đề tài tình hình tài chính tại công ty cổ phần tập đoàn masan
Bảng 2.2.2.2 Chênh lệch kết quả hoạt động kinh doanh của năm 2021 với năm 2020 và năm 2022 với năm 2021 (Trang 35)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w