TỔNG QUAN VỀ SẢN PHẨM NHẬP KHẨU VÀ QUẢN LÝ TIÊU THỤ SẢN PHẨM NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN ĐỊA ỐC VIỄN ĐÔNG
Đặc điểm về công ty
- Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty cổ phần tập đoàn địa ốc Viễn Đông
- Tên giao dịch: Công ty Cổ phần tập đoàn Địa ốc Viễn Đông.
- Địa điểm: Tầng 4, Số 17/167 – Tây sơn, Đống Đa, Hà Nội
Tại Ngân hàng TMCP phát triển nhà TP Hồ Chí Minh – Chi nhánh Hà Nội.
- Quá trình hình thành và phát triển
* Tháng 04/1995: được thành lập theo quyết định của UBND TP Hà Nội và sở kế hoạch đầu tư cấp Giấy phép đăng ký kinh doanh số 1778/GP - UB ngày 21/04/1995
Tên đăng ký: CÔNG TY TNHH VIỄN ĐÔNG II
Lĩnh vực kinh doanh tại thời điểm thành lập:
+ Buôn bán tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng
+ Đại lý mua, bán, ký gửi hàng hoá, cửa hàng dịch vụ thương mại.
- Là công ty đầu tiên tại miền Bắc mở và phát triển thành công thị trường cho sản phẩm tấm trần thạch cao của tập đoàn SIAM CEMENT
- Thái Lan và hệ khung xương trần của hãng MF - Singapore.
- Định hướng kinh doanh là sản phẩm vật liệu xây dựng
- Bắt đầu tham gia thi công các dự án lớn đầu tư nước ngoài.
* Năm 1998: Được chọn là nhà phân phối độc quyền của các nhà sản xuất có uy tín ở nước ngoài:
- Hệ thống sàn chịu lực/sàn nâng hiệu MERO của CHLB Đức
- Hệ thống trần bằng tấm nhôm, thép hợp kim hiệu JEILLOUVER của Hàn Quốc.
- Tấm xi măng sợi gỗ hiệu JAMES HARDIE của AUSTRALIA (độc quyền tại miền bắc).
Trở thành nhà phân phối độc quyền sản phẩm:
+ Khung xương trần và vách hiệu KIRII của Nhật Bản.
+ Sàn gạch nhựa GERFLOR của Pháp, CHUNGPEI của Đài Loan.
Bổ xung thêm ngành nghề kinh doanh:
+ Xây dựng dân dụng và công nghiệp (kể cả công trình kĩ thuật hạ tầng)
- Được chỉ định là phân phối thạch cao và khung xương hiệu BORAL của Australia.
Xây dựng Toà văn phòng công ty Viễn đông II cao 12 tầng tại số 134- 136-138 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội Đây là công trình mà công ty Viễn Đông II làm chủ đầu tư và là công trình mà công ty thi công toàn bộ phần hoàn thiện và dùng những mặt hàng công ty đang phân phối như: bọc mặt ngoài bằng tấm nhôm ALCOPLA.
Ngô Thị Thanh Mai – KT39
- Chuyển đổi tên từ Công ty TNHH Viễn Đông II Thành Công ty
CPTĐ Địa ốc Viễn Đông theo giấy phép số 0103017647 ngày 31 tháng 5 năm 2007 của Sở Kế Hoạch và Đầu tư TP Hà Nội.
Vốn pháp định của công ty ban đầu là: 60.000.000.000 VNĐ ( Sáu mươi mươi tỷ đồng)
Loại doanh nghiệp : Công ty Cổ phần
Tăng vốn điều lệ của Công ty lên 168.000.000.000 đồng (Một trăm sáu tám tỷ đồng)
* Tháng 10/2009 tăng vốn điều lệ của Công ty 200.000.000.000 ( Hai trăm tỷ đồng )
- Đặc điểm nhành nghề lĩnh vực kinh doanh của Công ty.
- Công ty được tổ chức theo hình thức công ty cổ phần.
- Lĩnh vực kinh doanh: thương mại - xây dựng và trang trí nội thất.
- Ngành nghề kinh doanh chủ yếu là thương mại – xây dựng và trang trí nội thất.
- Nội dung được phép hành nghề kinh doanh:
* Thương mại và kinh doanh vật liệu xây dựng:
Trong nhiều năm qua, Thương mại là lĩnh vực hoạt động hiệu quả nhất của Công ty và cho đến nay công ty CPTĐ địa ốc Viễn Đông đã tạo lập được một môi trường giao thương rộng lớn trên toàn quốc cũng như trên thế giới. Đặc biệt, Công ty CPTĐ địa ốc Viễn Đông được đánh giá là một trong những nhà tiên phong trong việc tìm và mở ra các ngành hàng mới giúp cho ngành xây dựng hoàn thiện của Việt Nam thêm cơ hội tiếp xúc với các vật liệu mới, công nghệ mới của thế giới.
Công ty CPTĐ địa ốc Viễn Đông chuyên cung cấp vật liệu xây dựng hoàn thiện cao cấp phục vụ cho các công trình xây dựng ở tất cả các quy mô
6 lớn, vừa và nhỏ trên cả nước và một số nước láng giềng Nhìn chung, trong lĩnh vực thương mại, Công ty hiện nay đang phát triển ngành hàng chính đó là ngành hàng vật liệu xây dựng.
Về kinh doanh mặt hàng vật liệu xây dựng Công ty CPTĐ địa ốc Viễn Đông đã nhanh chóng phát triển, giành được một vị trí vững chắc trên thị trường xây dựng Việt Nam và có uy tín như một đơn vị chuyên cung cấp các loại sản phẩm vật liệu xây dựng có chất lượng cao cấp, đặc biệt là vật liệu dùng trong xây dựng hoàn thiện tại Việt Nam Các mặt hàng mà công ty CPTĐ địa ốc Viễn Đông cung cấp chủ yếu hiện nay là:
(1) Các loại tấm trần sợi khoáng cách âm
(2) Các loại tấm thạch cao làm trần thả, trần chìm, vách ngăn.
(3) Tấm thạch cao lõi sợi khoáng thuỷ tinh.
(4) Tấm trần bằng nhôm, bằng thép hợp kim.
(5) Tấm xi măng sợi gỗ chịu ẩm, chống cháy làm trần, vách ngăn.
(6) Tấm nhôm đa hợp dạng composite dùng để ốp trần, vách, cột.
(7) Bông thuỷ tinh, bông sợi khoáng bảo ôn dạng cuộn, dạng ống.
(8) Bông bảo ôn dạng ống mềm.
(9) Hệ thống khung xương trần treo, vách ngăn, cửa kính, khung nhôm.
(10) Gạch trải sàn bằng vinyl chống tĩnh điện dạng tấm, dạng cuộn.
(11) Thảm trải sàn chống tĩnh điện dạng tấm, dạng cuộn.
(12) Hệ thống sàn nâng, sàn chịu lực.
(13) Bột trét, bột tả đường, sơn bột.
(15) Băng keo dán dạng lưới, băng keo bạc.
(16) Giấy bạc dán phủ bông thuỷ tinh.
* Đầu tư xây dựng và trang trí nội thất:
Ngô Thị Thanh Mai – KT39
Nhằm mang lại những công trình hoàn hảo cho khách hàng, công ty CPTĐ địa ốc Viễn Đông không những có khả năng cung cấp mà còn tham gia xây dựng, thi công lắp đặt các sản phẩm chất lượng cao theo đúng tiêu chuẩn của nhà sản xuất.
* Các công trình mà công ty đang đầu tư xây dựng
- Đầu tư Xây Dựng Tòa nhà 36 Hoàng Cầu,trung tâm chăm sóc sức khỏe Hoàng Cầu – Khởi công xây dựng ngày 22/12 năm 2008 – Dự kiến hoàn thành ngày 25/12 năm 2011
Tổng vốn đầu tư là : 1000.000.000.000 ( Một nghìn tỷ đồng )
- Đầu tư xây dựng Nhà máy sản xuất tấm trần kim loại tại cụm Công nghiệp Vĩnh Khúc, Hưng Yên Tổng đầu tư 30 tỷ đồng đang trong giai đoạn xây dựng;
- Ngoài ra, Công ty còn được Ủy Ban nhân dân thành phố Hà Nội chỉ định làm chủ đầu tư cụm Công nghiệp qui mô 250 ha tại huyện Phúc Thọ (đang trong giai đoạn lập Dự án đầu tư);
- Tổ hợp thương mại – văn phòng cho thuê – chung cư cao cấp Lê Đại Hành;
- Tổ hợp trung tâm xúc tiến thương mại và văn phòng cho thuê tại Hoàng Quốc Việt;
- Khu dịch vụ tổng hợp tại phường Phúc Lợi – Quận Long Biên;
- Tổ hợp trung tâm thương mại – Văn phòng – Chung cư cao cấp NguyễnTrãi – Thanh Xuân.
Với đội ngũ công nhân lành nghề, kiến trúc sư và kỹ sư chuyên môn cao và nhiều kinh nghiệm thực tế, Công ty CPCPTĐ địa ốc Viễn Đông đang tiến hành hoạt động kinh doanh của mình một cách hiệu quả đã và đang được khách hàng yêu mến và tin tưởng.
Công ty CPTĐ địa ốc Viễn Đông đã trở thành bạn hàng quen thuộc và tin cậy của các tổ chức tư vấn thiết kế xây dựng, kiến trúc, các tổng công ty xây dựng lớn của Việt Nam và quốc tế như:
- TCT xây dựng Hà Nội – HCC.
- TCT xây dựng XNK Việt Nam – VINACONEX.
- TCT xây dựng và phát triển hạ tầng – LICOGI.
- TCT xây dựng Sông Đà.
- TCT kỹ thuật XNK VLXD – CONSTRESIM.
- TCT xây dựng SHIMIZU – Nhật Bản.
- TCT xây dựng TAISEI – Nhật Bản.
- TCT xây dựng HAZAMA – Nhật Bản.
- TCT xây dựng KAJIMA – Nhật Bản.
- TCT xây dựng OHKI – Nhật Bản
- TCT xây dựng SUMITOMO – Nhật Bản.
- TCT xây dựng HUYNDAI – Hàn Quốc.
- TCT xây dựng FELS – Singapore.
- TCT xây dựng CAMPENON Saigon Builder – Pháp.
Công ty CPTĐ Địa ốc Viễn Đông có 2 lĩnh vực hoạt động là: thương mại và xây dựng Công việc kinh doanh chủ yếu của Công ty CPTĐ Địa ốc Viễn Đông là nhập khẩu trực tiếp các vật liệu xây dựng hoàn thiện từ các
Ngô Thị Thanh Mai – KT39 hãng sản xuất lớn trên thế giới về cung cấp cho các doanh nghiệp thương mại khác hoặc bán cho các công trình xây dựng các sản phẩm chất lượng cao theo đúng tiêu chuẩn của nhà sản xuất, nên công tác tổ chức kinh doanh là tổ chức quy trình luân chuyển hàng hoá chứ không phải là công nghệ sản xuất như ở các đơn vị sản xuất.
Đặc điểm về sản phẩm nhập khẩu
Hàng nhập khẩu là hàng hóa mà các doanh nghiệp mua từ nước ngoài theo các hợp đồng mua bán ngoại thương đã được ký kết giữa nước ta với nước ngoài Hàng nhập khẩu có thể được nhập từ nhiều nguồn khác nhau và với nhiều loại giá khác nhau Hàng nhập khẩu thường là những hàng nhập phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng thiết yếu và phục vụ cho sự phát triển kinh tế quốc dân mà trong nước khan hiếm.
Những hàng hoá được coi là là hàng hóa nhập khẩu bao gồm:
- Hàng nhập khẩu từ nước ngoài được vận chuyển qua biên giới để phát triển kinh tế và thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng trong nước theo hợp đồng mua bán ngoại thương.
- Hàng đưa vào Việt nam tham gia hội chợ triển lãm,sau đó nước ta mua lại và thanh toán bằng ngoại tệ
- Hàng tại khu chế xuất bán tại thị trường Việt nam để thu ngoại tệ
Vì là công ty chuyên về xây dựng và hoàn thiện vì vậy các sản phầm nhập khẩu đều chủ yếu phục vụ yêu cầu của từng công trình, dự án Các sản phẩm nhập khẩu mà công ty đã và đang nhập khẩu bao gồm:
-Các loại tấm trần và vách ngăn: tấm thạch cao, tấm sợi khoáng, tấm phòng sạch
-Các loại khung xương và phụ kiện đồng bộ đi kèm.
-Các loại vật tư khác.
* Đới với tấm nhập khẩu thì yêu cầu thường là:
- Có độ chịu ẩm cao: 90%
- Có phản xạ ánh sáng: >75%
* Đối với các sản phẩm xương nhập khẩu:
- Đồng bộ, đảm bảo quy cách kỹ thuật
- kích thước phụ thuộc vào từng công trình
Các phương thức tiêu thụ sản phẩm nhập khẩu
- Lắp đặt theo các dự án công ty
- Quản lý nghiệp vụ và phương thức tiêu thuj: Công ty quản lý theo quy trinh ISO.
* Quản lý theo dự án:
- Nhu cầu dự án - dự toán công trinh - GĐốc ký duyệt - TGĐ ký duyệt -
Bộ phận Nk - Tìm đơn vị cung cấp - Báo giá - TGĐ + GĐ duyệt giá - BPNK -
Ký hợp đồng - Theo dõi đơn hàng - Nhập khẩu hảng - Hàng về ctrinh - Quyết toán khối lượng hàng nhập khẩu đã thi công tại công trình.
* Quản lý hàng bán thương mại
- Nhu cầu nhập hàng - đề xuất mua hàng + phương án kinh doanh - GĐ + TGĐ duyệt - Tìm nhà cung cấp - báo giá - GĐ + TGĐ ký duyệt - BPNK -
Ký hợp đồng - Theo dõi đơn hàng - hàng nhập kho.
- Đơn đặt hàng của KH - đề nghị xuất hàng của bộ phận kinh doanh - GĐ+TGĐ ký duyệt - kiểm tra tiền chuyển của KH - xuất hàng.
Ngô Thị Thanh Mai – KT39
Sơ đồ tổ chức kinh doanh của Công ty.
Quản lý nghiệp vụ nhập khẩu và tiêu thụ sản phẩm nhập khẩu tại Công ty
Hoạt động nhập khẩu khá phức tạp , đồi hỏi các doanhn ghiệp phải có một iteemf lực kinh tế đủ mạnh, trình độ hiểu biết về nghiệp vụ ngoại thương, tập quán kinh doanh quốc tế,luật pháp quốc tê ở một mức độ nhất định.trong điều kiện hiện nay, mức độ cạnh tranh là tương đối cao giữa các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu.Các doanh nghiệp này hầu hết hoạt động trên cơ sở lấy thu bù chi và kinh doanh có lãi, thực hiện tốt nghĩa vụ đối với nhà nước,đảm bảo đời sống của người lao động nên việc hiệu quả lao động là rất quan trọng.Muốn đạt được các yêu cầu đặt ra đòi hỏi các doanh nghiệp phải làm tốt khâu quản lý Đối với nghiệp vụ nhập khẩu thì việc quản lý các giai đoạn của quá trình này là tối cần thiết.Để quản lý tốt với từng giai đoạn trong quá trình nhập phải đảm bảo những yêu cầu sau :
- Yêu cầu dối với nhà quản lý khi ký kết khi ký kết hợp đông là nắm bắt kịp thời những thông tin về thị trường, cung cầu của các loại hàng hóa dịch vụ mà ta dự định sẽ ký kết hợp đồng , phjair hiểu rõ những qui luật vận động của thị trường đặc biệt là giá cả hàng hóa.Hơn nữa nhà quản lý cần phải
Nhập khẩu Thủ tục hải quan
Bán buôn cho các công ty TM khác
Thi công lắp đặt các công trình Kinh doanh bán lẻ
1 2 quan tõm đến sự biến động khú lường của tỷ giỏ trờn thị trường Cần đặt ra nhiều giả thiết nhằm tránh đợc rủi ro biến động lên xuống của tỷ giá Đồng thời trớc khi ký kết hợp đồng các nhà quản lý phải nắm chắc các điều khoản chủ yếu trong một hợp đồng nh: điều khoản tên hàng, phẩm chất, số lợng, giá cả thanh toán.Ngoài ra còn phải nắm vững pháp luật về hợp đồng kinh tế, các thông lệ luật lệ quốc tế trong quan hệ hoạt động ngoại thơng.
- Một yêu cầu nữa là khi thực hiện hợp đồng doanh nghiệp phải bám sát các điều khoản của hợp đồng, tuân thủ chặt chẽ mọi điều khoản nhng vẫn phải đảm bảo mức chi phí bỏ ra tối thiểu nhằm nâng cao hiệu quả cũng nh tăng thêm uy tín cho doanh nghiệp Muốn làm đợc nh vậy bắt buộc doanh nghiệp cần thực hiện tốt từ khâu đầu nh mở L/C, kiểm tra hàng hoá kỹ lỡng cả về số lợng lẫn chất lợng trớc khi nhập kho cho đến khâu cuối là thanh lý hợp đồng.
- Khi hàng nhập khẩu về kho phải quản lý giám sát thật chặt chẽ, điều này yêu cầu cán bộ công nhân viên phải có trình độ nghiệp vụ chắc chắn trong quản lý và bảo quản lý hàng hoá.
- Khi hàng nhập khẩu đợc đem đi tiêu thụ, cần phải tính toán sao cho hàng bán mang lại hiệu quả cao nhất với chi phí thấp nhất.
Nh vậy, quản lý hoạt động nhập khẩu phải đảm bảo sự chặt chẽ trong từng thơng vụ, từng hợp đồng kể từ khâu nhập đến khâu tiêu thụ mới có thể tính toán đợc chính xác kết qủa mỗi thơng vụ, đẩy mạnh vòng quay của vốn.
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN LƯU CHUYỂN HÀNG HÓA NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN ĐỊA ỐC VIỄN ĐÔNG
Kế toán nghiệp vụ nhập khẩu
Xuất phát từ những yêu cầu quản lý đối với hoạt động nhập khẩu, đòi hỏi công tác kế toán nghiệp vụ nhập khẩu phải đảm bảo thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ sau:
Thứ nhất: Phản ánh, giám đốc tình hình thực hiện kế hoạch nhập khẩu hàng hoá cả về số lượng, trị giá theo từng mặt hàng ,nhóm hàng Đó là nhiệmNgô Thị Thanh Mai – KT39 vụ đầu tiên cơ bản và quan trọng bởi vì thông qua việc phản ánh của kế toán các nhà lãnh đạo mới có thể nắm được toàn bộ các nghiệp vụ nhập khẩu phát sinh, trên cơ sở đó kiểm tra việc chấp hành chính sách kinh tế đối ngoại của nhà nước trong doanh nghiệp, kiểm tra đánh giá được quá trình thực hiện kế hoạch nhập khẩu và tiêu thụ từ đó có biện pháp hoàn thiện công tác kimh doanh nhập khẩu để thu được lợi nhuận tối đa.
Thứ hai: Kiểm tra, giám sát tình hình thanh toán kịp thời giữa các bên. Trong quá trình kinh doanh nói chung và tình hình kinh doanh xuất nhập khẩu nói riêng, hiện nay không tránh khái tình trạng các doanh nghiệp chiếm dụng vốn của nhau Hầu hết các doanh nghiệp đều gặp khó khăn về vốn, một bộ phận lớn vốn kinh doanh là vay từ ngân hàng Việc chiếm dụng vốn ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của đơn vị Vì vậy vấn đề đặt ra cho các nhà quản lý đặc biệt là kế toán phải giám sát chặt chẽ tình hình vật tư tiền vốn của đơn vị, đảm bảo việc kinh doanh được diễn ra thông suốt với hiệu qủa cao. Đối với kế toán thì đây là một trong những yêu cầu bức xúc.
Thứ ba : Kiểm tra tình hình chi phí nhập khẩu và sử dụng tiết kiệm các loại vật tư tiền vốn.
Thứ tư : Phải đảm bảo theo dõi và kiểm tra theo dõi thường xuyên các khoản doanh thu và chi phí bằng ngoại tệ, tổ chức hạch toán các nghiệp vụ thu chi ngoại tệ theo từng loại ngoại tệ, tính toán chính xác kết quả của việc sử dụng ngoại tệ theo từng loại ngoại tệ Đồng thời giám sát việc thực hiện các chính sách ngoại thương của nhà nước về quản lý công tác nhập khẩu và quản lý ngoại hối.
Thứ năm : Cung cấp số liệu và tài liệu cho việc điều hành hoạt động kinh doanh nhập khẩu, kiểm tra phân tích hoạt động tài chính, phục vụ công tác lập và theo dõi thực hiện kế hoạch kỳ sau.
Như vậy ta thấy công tác kế toán rất cần thiết cho tất cả các khâu của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh Trong giai đoạn hiện nay thực hiện đổi mới cơ chế quản lý kinh tế của Đảng và nhà nước, nhiệm vụ của kế toán là được nâng lên rất cao Tăng cường cải tiến và hoàn thiện công tác kế toán trở thành một nhu cầu thiết thực đối với mỗi doanh nghiệp, mỗi ngành và nền kinh tế quốc dân.
Giá của hàng hoá Nhập khẩu :
Giá nhập kho của hàng hoá Nhập khẩu là giá thực tế được tớnh:
Trị giá hàng Nhập khẩu tuỳ theo điều kiện cơ sở giao hàng để tính toán
- Thuế Nhập khẩu: Là loại thuế đánh trực tiếp trên mỗi đơn vị hàng hoá Nhập khẩu
Ngô Thị Thanh Mai – KT39
Giá ghi trong hợp đồng
Giá mua thanh toán với người bán = *
Thuế nhập khẩu phải nộp
Số lượng hàng hóa nhập khẩu ghi trên tờ khai hải quan
Giá nhập tại cửa khẩu
Thuế nhập khẩu phải nộp
Giá mua thực tế hàng
Giá thanh tóan với người bán
Thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có)
NK (nếu không được khấu trừ)
Thuế GTGT của hàng NK phải nộp
= giá nhập tại cửa khẩu +
Thuế nhập khẩu Phải nộp
Chi phí trực tiếp phát sinh trong nhập khẩu
Phí vận tải ngoài nước
Phí bảo Hiểm hàng hoá
Phí thuê kho bến bãi hải quan
Phí trả cho Ngân hàng
Các chi phí không được tính vào giá gốc hàng tồn kho :
Chi phí nguyên liệu vật liệu, chi phí nhân công và các chi phí sản xuất, kinh doanh khác phát sinh trên mức bình thường;
Chi phí bảo quản hàng tồn kho trừ các khoản chi phí bảo quản hàng tồn kho cần thiết cho quá trình sản xuất trực tiếp theo và chi phí bảo quản qui định
Chi phí quản lý doanh nghiệp;
Việc tính giá trị hàng tồn kho được áp dụng theo một trong các phương pháp sau:
Phương pháp tính theo giá đích danh
Phương pháp bình quân gia quyền
Phương pháp nhập trước – xuất trước
Phương pháp nhập sau – Xuất trước
2.1.1 Đặc điểm nghiệp vụ nhập khẩu sản phẩm
Mấy năm gần đây Công ty CPTĐ địa ốc Viễn Đông không phát sinh nghiệp vụ nhận uỷ thác nhập khẩu nào nên em xin phép trình bày nghiệp vụ nhập khẩu trực tiếp
- Nghiệp vụ nhập khẩu trực tiếp
Lấy ví dụ một nghiệp vụ phát sinh tại CP tập đoàn địa ốc Viễn Đông vào ngày 15/8/2009 Hợp đồng 0819/VDCID – HanKuk Nhập khẩu 1350 tấm thạch cao làm vách ngăn Nhà cung cấp: HanKuk Special Material Co.,Ltd. Để nhập khẩu lô hàng trên nhân viên phòng xuất nhập khẩu làm
“Phương án kinh doanh” và “Giấy đề nghị nhập hàng” trình lên Giám đốc xem xét và phê duyệt.
Ngô Thị Thanh Mai – KT39
Biểu 2.1 Giấy đề nghị mua hàng
CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN ĐỊA ỐC VIỄN ĐÔNG ĐỀ NGHỊ MUA HÀNG Tên tôi là: Nguyễn Thanh Hường
Bộ phận công tác: Phòng xuất nhập khẩu Đơn vị bán hàng: Hankuk Special Material Co.,Ltd Đề nghị Công ty cho mua lô hàng sau để bán buôn trong nước
Hình thức và thời hạn thanh toán: L/C sau 15 ngày
STT Tên hàng hoá ĐVT Số lượng Đgiá(USD) Ttiền (USD)
1 Tấm thạch cao làm vách ngăn
Hà nội, ngày 12 tháng 8 năm 2009 Giám đốc Trưởng bộ phận Kế toán Người đề nghị
Sau khi Giám đốc đã thông qua Giấy đề nghị nhập hàng và Phương án kinh doanh thì bắt đầu tiến hành nhập khẩu.
Phòng xuất khẩu làm hợp đồng và đơn xin mở L/C rồi chuyển cho phòng kế toán để giao dịch với ngân hàng làm thủ tục mở L/C.
Ngân hàng mở L/C Ngân hàng thông báo
Người nhập khẩu Người xuất khẩu
- Trình tự tiến hành nghiệp vụ:
(1): Người Nhập khẩu nộp đơn xin mở L/C (thư tín dụng) gửi đến ngân hàng của mình yêu cầu mở thư tín dụng cho người Xuất khẩu hưởng.
(2): Căn cứ vào yêu cầu và đơn xin mở L/C (thư tín dụng), ngân hàng mở thư tín dụng sẽ lập một thư tín dụng và thông qua ngân hàng đại lý của mình ở nước người Xuất khẩu thông báo về việc mở thư tín dụng đó.
(3): Khi nhận được thông báo này, ngân hàng sẽ thông báo cho người Xuất khẩu về toàn bộ nội dụng việc mở thư tín dụng đó Và khi nhận được bản gốc thư tín dụng thì chuyển ngay cho người Xuất khẩu.
(4): Người Xuất khẩu nếu chấp nhận thư tín dụng thì sẽ tiến hành giao hàng nếu không thì tiến hành đề nghị ngân hàng mở L/C sửa đổi, bổ xung thư tín cho phù hợp với hợp đồng
(5): Sau khi giao hàng, người Xuất khẩu lập bộ chứng từ thanh toán theo yêu cầu của thư tín dụng xuất trình qua ngân hàng thông báo cho ngân hàng mở thư tín dụng xin thanh toán.
(6): Ngân hàng mở L/C kiểm tra toàn bộ chứng từ thanh toán, nếu thấy phù hợp với L/C thì tiến hành trả tiền cho người Xuất khẩu Nếu thấy không phù hợp có thể từ chối thanh toán trả lại toàn bộ chứng từ cho người Xuất khẩu. (7): Ngân hàng mở thư tín dụng đòi tiền người Nhập khẩu và chuyển bộ chứng từ hàng hoá cho người Nhập khẩu.
Ngô Thị Thanh Mai – KT39
Kế toán tiêu thụ sản phẩm nhập khẩu tại Công ty cổ phần tập đoàn địa ốc Viễn Đông
- Xác định kết quả tiêu thụ hàng hoá NK trong kỳ:
Cuối kỳ kế toán, kế toán tổng hợp doanh thu và chi phí phát sinh trong kỳ để xác định kết quả tiêu thụ.
Kết quả tiêu thụ hàng NK được xác định theo công thức:
Lợi nhuận gộp về Doanh thu bán Các khoản giảm Giá vốn hàng NK tiêu
5 4 tiêu thụ hàng NK = hàng NK - trừ doanh thu - thụ trong kỳ
Kết quả hoạt động kinh doanh hàng NK được xác định theo công thức:
LN thuần từ hoạt động kinh doanh LN gộp về tiêu thụ hàng NK -
Chi phí quản lý doanh nghiệp
- Tk 911: xác định kết quả kinh doanh – dùng để xác định toàn bộ kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh và các hoạt động khác của Doanh nghiệp. Tài khoản này được mở chi tiết để xác định kết quả tiêu thụ từng loại hàng hoá, từng loại hoạt động Cụ thể:
+ Tk 9111: Xác định kết quả tiêu thụ hàng nội địa, chi tiết:
Tk 9111T: Xác định kết quả tiêu thụ hàng nội địa – Tấm thạch cao
Tk 9111K: Xác định kết quả tiêu thụ hàng nội địa – Khung Xương
+ Tk 9112: Xác định kết quả tiêu thụ hàng NK, cụ thể:
Tk 9112T: Xác định kết quả tiêu thụ hàng NK - Tấm thạch cao
Tk 9112K: Xác định kết quả tiêu thụ hàng NK - Khung Xương
- Tk 421: Lợi nhuận chưa phân phối – dùng để xác dịnh lợi nhuận (lỗ, hay lãi) của Doanh nghiệp trong cả một kỳ hoạt động, kinh doanh.
2.2.1 Đặc điểm nghiệp vụ tiêu thụ sản phẩm nhập khẩu
Quá trình tiêu thụ hàng hóa nhập khẩu được thực hiện theo hai phương thức là bán buôn và bán lẻ trong đó: Bán buôn là bán hàng hoá cho các công trình, tổ chức bán lẻ, tổ chức sản xuất kinh doanh, dịch vụ hoặc các đơn vị xuất khẩu để tiếp tục quá trình lưu chuyển của hàng, bán lẻ là bán hàng cho người tiêu dùng cuối cùng
Bán buôn và bán lẻ hàng hoá có thể thực hiện bằng nhiều hình thức: bán thẳng, bán qua kho trực tiếp, gửi bán qua đơn vị đại lý, ký gửi, bán trả góp,Ngô Thị Thanh Mai – KT39 hàng đổi hàng… Tại Công ty cổ phần Tập đoàn Địa ốc Viễn Đông đang áp dụng các phương thức bán hàng sau:
Bán buôn qua kho : khách hàng chủ yếu là các công ty nhỏ hơn, các doanh nghiệp mua hàng với số lượng lớn.
Việc bán hàng thông qua các đơn đặt hàng, hợp đồng kinh tế, hồ sơ dự thầu Trong hình thức bán buôn qua kho bao gồm hai hình thức:
Bán buôn trực tiếp qua kho: là phương thức giao hàng cho người mua trực tiếp tại kho của Công ty Sản phẩm sau khi bàn giao cho khách hàng được chính thức coi là tiêu thụ và đơn vị bán mất quyền sở hữu về số hàng này.
Chuyển hàng theo hợp đồng: Công ty chuyển hàng cho bên mua theo địa chỉ ghi trong hợp đồng Số hàng chuyển đi vẫn thuộc quyền sở hữu của Công ty, khi được người mua thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán về số hàng chuyển giao (một phần hay toàn bộ) thì số hàng chấp nhận này mới được coi là tiêu thụ.
Phương thức bán lẻ: khách hàng là các cá nhân, các tổ chức có nhu cầu tiêu dùng Khách hàng đến liên hệ trực tiếp tại Phòng Kinh doanh của Công ty để mua hàng và thanh toán tiền hàng cho cán bộ Kinh doanh.
2.2.2 Chứng từ thủ tục kế toán sử dụng Để hạch toán bán hàng Công ty cổ phần đầu tư tập đoàn Địa ốc Viễn Đông sử dụng các loại chứng từ sau:
- Tổ chức công tác kế toán bán hàng tại Công ty được kết hợp cả hạch toán tổng hợp và chi tiết Do sự đa dạng về mặt hàng nên Công ty sử dụng các tài khoản chi tiết để tiện cho việc theo dõi và ghi sổ.
Thủ tục xuất kho theo đúng quy định của nhà nước Phòng kinh doanh căn cứ vào đơn hàng của đơn vị đặt mua hàng duyệt giá, số lượng và hình thức thanh toán cho đơn vị sau đó trình Giám đốc, Giám đốc ký duyệt sẽ chuyển sang phòng kế toán viết phiếu xuất kho và hoá đơn chuyển cho phòng kinh doanh có trách nhiệm giao cho khách hàng Sau khi nhận được hàng đủ số lượng, đơn giá và các thoả thuận giữa hai bên kế toán sẽ lập phiếu thu thanh toán tiền hàng.
Ngô Thị Thanh Mai – KT39
Trường hợp xuất bán lẻ: Đơn vị: Cty CPTĐ Địa ốc Viễn Đông PHIẾU XUẤT KHO Mẫu số : 01-VT Địa chỉ:17/167 Tây Sơn Số : 21 QĐ số 15/QĐ/2006 Ngày 20 tháng 09 Năm 2009 Ngày 20/3/2006 của BTC
Họ tên người nhận hàng: Trần Văn Thành
Lý do xuất: xuất bán.
Xuất tại kho: Nhân Chính
T Tên hàng Mã số Đơn vị tính
Số lượng Đơn giá Thành tiền
1 Tấm thạch cao 12mm Chiếc 01 01 148.000 148.000
Cộng thành tiền (bằng chữ): Một trăm bốn mươi tám nghìn đồng chẵn.
Phụ trách Người mua hàng Thủ kho Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị
Số:203 Quyển: 02 Tên khách hàng: Trần Văn Thành. Địa chỉ: Thanh Xuân – Hà Nội
SL Đơn giá Thành tiền
1 Tấm Thạch cao 12mm Tấm 100 148 000 14.800.000
Viết bằng chữ: Mười bốn triệu tám trăm nghàn đồng chẵn
Số:102 Quyển: 03.08 Người nộp: Trần Văn Thành. Đơn vị: Địa chỉ : Thanh Xuân – Hà Nội (khách hàng lẻ)
Lý do: Thanh toán tiền hàng.
Bằng chữ: Mười bốn triệu tám trăm ngàn đồng chẵn
Người nộp (Ký, họ tên)
Ngô Thị Thanh Mai – KT39
Trường hợp xuất bán buôn: Đơn vị: Cty CPTĐ Địa ốc Viễn Đông PHIẾU XUẤT KHO Mẫu số : 01-VT Địa chỉ:17/167 Tây Sơn Số : 05 QĐ số 15/QĐ/2006 Ngày 23 tháng 9 Năm 2009 Ngày 20/3/2006 của BTC
Họ tên người nhận hàng: Trần Văn Hiếu Địa chỉ: Công ty TNHH Chính Kính
Lý do xuất: xuất bán.
Xuất tại kho: Công ty
Tên hàng Mã số Đơn vị tính
Số lượng Đơn giá Thành tiền
1 Tấm Thạc cao 9mm Tấm 100 100 140.000 14.000.000
2 Tấm thạch cao 12mm Tấm 150 150 148.000 22 200.000
Cộng thành tiền (bằng chữ : Sáu mươi tư triệu hai trăm nghìn đồng chẵn )
Phụ trách Người mua hàng Thủ kho Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị
3LL BB/2007B Đơn vị bán hàng: Công ty cổ phần tập đoàn Địa ốc Viễn Đông. Địa chỉ: 17/167 Tây Sơn – Đống Đa - Hà Nội.
Họ tên người mua hàng : Công ty TNHH Chính Kính. Địa chỉ : 57 Quan Nhân – Nhân Chính – Hà Nội
Hình thức thanh toán : tiền mặt
TT Tên hàng hoá, dịch vụ Đơn vị tính
Số lượng Đơn giá Thành tiền
1 Tấm thạch cao 9mm Tấm 100 140.000 14.000.000
2 Tấm thạch cao 12mm Tấm 150 148.000 22.200.000
Thuế suất GTGT: 10% Tiền thuế GTGT: 6.420.000
Tổng cộng tiền thanh toán 70.620.000
Số tiền viết bằng chữ: (Bẩy mươi triệu sáu trăm hai mươi ngàn đồng chẵn)
(Ký, ghi rõ họ tên)
Người bán hàng (Ký, ghi rõ họ tên)
Thủ trưởng đơn vị (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
Ngô Thị Thanh Mai – KT39
Cty CPTĐ Địa ốc Viễn Đông
Số: 99 Quyển: 03.08 Người nộp: Nguyễn Văn Trung. Đơn vị: Công ty TNHH Chính Kính Địa chỉ: 57 Quan Nhân – Nhân Chính – Hà Nội
Lý do: Thanh toán tiền hàng hoá đơn số 0060670
Bằng chữ: Bẩy mươi triệu sáu trăm hai mươi ngàn đồng chẵn
Người nộp (Ký, họ tên)
2.2.3 Qui trình kế toán chi tiết
Từ những chứng từ thu, chi, hoá đơn, phiếu xuất - nhập kho hàng ngày ta sẽ lên sổ chi tiết theo dõi cho việc bán hàng và phải thu của khách hàng Số liệu của bảng sẽ có kết cấu như sau:
Cột ngày tháng, cột số hợp đồng, cột diễn giải, cột tài khoản đối ứng,cột đơn giá và thành tiền Sau khi hoàn tất số liệu trên sổ chi tiết kế toán sẽ tổng hợp dựa trên số liệu tổng hợp chứng từ đó lập lên bảng tổng tổng hợp chi tiết.
Cty cổ phần tập đoàn Địa ốc Viễn Đông :
SỔ CHI TIẾT BÁN HÀNG
Mặt hàng: Thạch cao Tháng 9/2009
Ngày HĐ Diễn giải TK ĐỨ SL Đgiá Thành tiền
Ngô Thị Thanh Mai – KT39
Cty cổ phần tập đoàn Địa ốc Viễn Đông:
SỔ CHI TIẾT CÔNG NỢ - TK 131
MÃ KHÁCH HÀNG: CHÍNH KÍNH Tên khách hàng: Công ty TNHH Chính Kính
Số phát sinh trong tháng
1 01/9/2009 Thu tiền bán hàng HĐ
2 03/9/2009 Thanh toán công nợ HĐ
2.2.4 Qui trình kế toán tổng hợp
Cty cổ phần tập đoàn Địa ốc Viễn Đông :
BẢNG TỔNG HỢP CHI TIẾT BÁN HÀNG
STT Diễn giải ĐVT SL Đgiá Thành tiền
Ngô Thị Thanh Mai – KT39
Cty cổ phần tập đoàn Địa ôc Viễn Đông:
BẢNG TỔNG HỢP CHI TIẾT CÔNG NỢ - TK 131
Số phát sinh trong tháng Tồn Nợ
1 Công ty TNHH Chính Kính 250.450.000 200.450.000
2 Công ty TNHH Một thành viên
3 Công ty cổ phần Trung Anh 450.680.500 370.850.500
2.3 Xác định kết quả tiêu thụ sản phẩm nhập khẩu
Kế toán ghi sổ Nhật ký chung trên cơ sở chứng từ gốc Căn cứ để ghi và đối chiếu các hoá đơn, phiếu thu, phiếu chi, phiếu xuất kho, chứng từ hàng hoá bán ra, bảng tổng hợp chứng từ gốc cùng loại Kết cấu sổ như sau:
+ Cột chứng từ số hiệu, ngày tháng ghi trên chứng từ
+ Cột diễn giải: ghi rõ từng nội dung của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
+ Cột số hiệu tài khoản và số phát sinh lấy từ cột tài khoản và số tiền bảng tổng hợp chứng từ gốc cùng loại và chứng từ gốc như phiếu thu, chi, nhập, xuất…
Đánh giá thực trạng kế toán nghiệp vụ nhập khẩu hàng hóa tại Công ty
- Về hình thức tổ chức kế toán: Với một đội ngũ kế toán có trình độ chuyên môn thành thạo, có ý thức tổ chức kỷ luật, có trách nhiệm cao trong công việc, công tác kế toán của Công ty được thực hiện quy củ, có kế hoạch xắp xếp chỉ đạo từ trên xuống dưới Chính vì vậy, khi phát sinh nghiệp vụ kinh tế nhiều Công ty vẫn tiến hành quyết toán một cách chính xác, kịp thời đảm bảo cung cấp số liệu đầy đủ cho việc chỉ đạo sát sao các nghiệp vụ kinh doanh, đảm bảo hiệu quả kinh tế cao.
Các cán bộ kế toán đều có kinh nghiệm trong công tác đồng thời luôn được tạo điều kiện đi sâu cải tiến công tác kế toán và nâng cao trình độ chuyên môn Do đó việc hạch toán các nghiệp vụ kinh tế đều đựơc phản ánh đầy đủ chính xác Mỗi nghiệp vụ phát sinh thường được phản ánh ngay vào sổ sách và vào máy rất nhanh gọn và thuận tiện khi đối chiếu và kiểm tra chứng từ.
- Về tình hình công nợ: Đặc thù của Công ty là thương mại – xây dựng và trang trí nội thất, vì vậy việc theo dõi công nợ luôn phức tạp hơn so với các công ty khác bởi công nợ phải thu là các đơn vị trong cùng ngành và từ các công trình xây dựng nhưng công nợ phải trả là các công ty nước ngoài Điều này đặt ra cho Công ty phải theo dõi chính xác kịp thời, bất kỳ một sự sơ sẩy nào cũng gây ảnh hưởng không tốt cho các bên Khó là vậy nhưng Công ty
7 0 vẫn phải theo dõi sát sao từng khoản phải thu phải trả để kịp thời thông báo cho ban lãnh đạo nhằm đưa ra các quyết sách phù hợp, không làm ảnh hưởng tới lợi ích các bên.
- Về tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước: Hàng xuất nhập khẩu bao giờ cũng phải chịu sự điều chỉnh của nhiều loại thuế mà chủ yếu ở Công ty là thuế nhập khẩu và thuế VAT của hàng nhập khẩu Ý thức được thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước, Công ty luôn làm tròn nghĩa vụ của mình, nộp thuế đúng, đủ, chính xác.
- Về sổ sách kế toán: Với việc lựa chọn hình thức chứng từ ghi sổ, ưu điểm nổi bật trong công tác kế toán nhập khẩu là đơn giản dễ thực hiện, nội dung kinh tế thể hiện ngay trên trang sổ làm công tác kiểm tra kiểm soát được thực hiện thuận lợi hơn.Về chứng từ mẫu biểu luân chuyển hợp lý.
- Sự phối hợp giữa phòng xuất khẩu và phòng kế toán trong việc thực hiện các nghiệp vụ nhập khẩu đã đem lại hiệu quả tích cực nhưng bên cạnh đó sự kết hợp này đôi khi cũng đem lại phiền phức vì nếu nhân viên phòng xuất khẩu sơ xuất mà không chuyển chứng từ đến phòng kế toán kịp thời sẽ dẫn đến việc nộp thuế chậm và bị phạt, ảnh hưởng xấu đến doanh nghiệp.
- Cũng do sự phối hợp trên chưa hiệu quả vì vậy tình hình thu mua hàng không chính xác, do đó hàng dự trữ luôn nhiều làm ảnh hưởng đến vốn luân chuyển của Công ty.
- Trong hệ thống tài khoản của Công ty không có TK 007- Ngoại tệ các loại, sẽ không theo dõi được sự biến động của tỷ giá và đánh giá được sự ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đối với hoạt động kinh doanh của Công ty. Phương pháp hạch toán ngoại tệ chưa đúng chế độ.
Ngô Thị Thanh Mai – KT39
Phương hướng và giải pháp hoàn thiện kế toán lưu chuyển hàng hóa nhập khẩu tại công ty
3.2.1 Sự cần thiết phải hoàn thiện kế toán nghiệp vụ nhập khẩu hàng hoá tại Công ty.
Với sự kiện Việt Nam gia nhập WTO đã mang lại nhiều cơ hội và cả thách thức cho nền kinh tế nói chung và cho các công ty kinh doanh xuất nhập khẩu nói riêng, trong đó có Công ty CP tập đoàn địa ốc Viễn Đông Môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt đã khiến cho các doanh nghiệp phải không ngừng vươn lên để có thể tồn tại và phát triển.
Như ta đã biết, kế toán chính là công cụ ghi chép, phản ánh chân thực quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Công tác kế toán rất quan trọng, là một khâu không thể thiếu trong bất kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh nào đặc biệt là hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu Để thích ứng với tình hình kinh doanh ngày càng phức tạp hiện nay đòi hỏi bộ phận kế toán phải đáp ứng những yêu cầu cơ bản sau:
- Phải nắm vững chế độ kế toán hiện hành, các quy định, luật liên quan.
- Phải có trình độ nghiệp vụ kế toán,phải nắm vững về kinh doanh xuất nhập khẩu cũng như các chế định tài chính và thanh toán, có khả năng giao dịch và thanh toán các hợp đồng xuất nhập khẩu.
- Hoàn thiện công tác kế toán nghĩa là phát hiện và khắc phục những yếu tố chưa hợp lý còn tồn tại trong công tác kế toán của Công ty Như vậy, để hoàn thiện công tác kế toán phải căn cứ vào thực tiễn hoạt động của bộ máy kế toán của Công ty: mô hình chung trong hạch toán, những quyết định trong quản lý kế toán, trình tự luân chuyển chứng từ…Kết quả của việc hoàn
7 2 thiện này là công tác kế toán của công ty được hợp lý, khoa học và hiệu quả hơn
- Việc hoàn thiện phải xuất phát từ hoạt động nhập khẩu của công ty, dựa vào thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Hoàn thiện là để nâng cao chất lượng hạch toán nên khi hoàn thiện không thể tách rời công tác tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung của công ty mà phải bám sát phục vụ cho việc tổ chức quản lý chung của công ty.
- Phương án hoàn thiện phải có tính khả thi để đem lại hiệu quả Bên cạnh đó chi phí tiến hành hoàn thiện công tác kế toán phải phù hợp giữa chi phí bỏ ra và lợi ích thu đựơc.
3.2.2 Yêu cầu của việc hoàn thiện công tác kế toán nghiệp vụ nhập khẩu hàng hoá tại Công ty Cổ phần tập đoàn Địa ốc Viễn Đông.
Nói tới hoàn thiện là nói tới vấn đề mang tính tích cực theo chiều hướng ngày càng tốt hơn, hoàn thiện hơn Hoàn thiện là để loại bỏ cái không tốt bằng cái tốt hơn Và trong lĩnh vực hoàn thiện kế toán nghiệp vụ Nhập khẩu cũng vậy Điều này có nghĩa để công tác hoàn thiện trước hết phải đáp ứng được một số yêu cầu nhất định Cụ thể:
- Hoàn thiện trên cơ sở đúng chế độ hạch toán kế toán, phù hợp với cơ chế quản lý và có khả năng thích ứng trong tương lai.
Theo quan điểm này, hoàn thiện trước hết phải dựa trên sự kế thừa các nguyên tắc qui chế hạch toán, có tính chọn lọc cao Không thể đưa ra ý kiến hoàn thiện làm đẩy lùi sự tiến bộ, phát triển mang tính lịch sử, chiến lược của cả một quá trình nghiên cứu dài lâu của nhiều người, nhiều thế hệ khác nhau. Nói cách khác, việc hoàn thiện trong lĩnh vực Nhập khẩu trước hết phải đảm bảo phù hợp với các chính sách, chế độ quản lý tài chính của Nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành luật hiện hành.
Ngô Thị Thanh Mai – KT39 Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường, khi mà lợi nhuận luôn là lợi ích hàng đầu Mỗi người, mỗi ngành, mỗi cơ sở…đều có lợi ích riêng của mình và đều tìm cách tối đa hoá lợi ích đó của mỗi người, mỗi ngành, mỗi cơ sở.
Họ có thể thấy hoặc không thấy sự vi phạm đến lợi ích của người khác, cơ sở khác, ngành khác thì việc hoàn thiện đảm bảo trên cơ sở đúng chế độ là yêu cầu cấp thiết tạo nên sự bình đẳng giữa các đối tượng của quan hệ kinh tế.
Bên cạnh đó, để quá trình hoàn thiện kế toán có cơ sở khoa học và ý nghĩa dài lâu, ngoài việc tôn trọng các chính sách, chế độ kế toán còn cần phải tính đến xu hướng hoặc đón trước được những thay đổi trong tương lai của chính sách, của quan hệ kinh tế.
- Hoàn thiện phải mang tính khả thi cao trên quan điểm hiệu quả và tiết kiệm Sẽ là dư thừa nếu giải pháp hoàn thiện được đưa ra không có tính khả thi vì chỉ có giải pháp không chưa thể nói lên được tính hiệu quả của việc hoàn thiện, dù ý tưởng đó có hay đến đâu đi chăng nữa nhưng không thấy được tính hiệu quả cũng chẳng để làm gì.
Do vậy, một tính tất yếu khi đưa ra các giải pháp hoàn thiện là phải có tính khả thi Cụ thể trong lĩnh vực hạch toán hoạt động Nhập khẩu “khả thi” nghĩa là có thể thực hiện được giải pháp hoàn thiện đó trong hạch toán nghiệp vụ Nhập khẩu trong thực tế và khi thực hiện giải pháp đó sẽ mang lại những lợi ích nhất định như: giúp cho việc xử lý, cung cấp các thông tin của kế toán Nhập khẩu được nhanh, chính xác và chất lượng với mức chi phí bỏ ra để đạt được những hiệu quả đó ở mức thấp nhất có thể Tạo điều kiện cho người làm kế toán được dễ dàng, dễ kiểm tra, đối chiếu hơn nữa giảm được công việc ghi chép của kế toán.
- Hoàn thiện phải phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh,yêu cầu quản lý và trình độ nhân viên kế toán của Doanh nghiệp
Có thể có những chi phối, yêu cầu khác nhau về quan điểm hoàn thiện Song,nếu giải pháp hoàn thiện không phù hợp với đặc điểm của doanh nghiệp thì sẽ mất đi tính khả thi Và nếu có tính khả thi nhưng không phù hợp với trình độ của nhân viên kế toán, yêu cầu quản lý sẽ trở nên vô nghĩa Vì thế, để đảm bảo tính khả thi của giải pháp hoàn thiện thì ngay từ đầu giải pháp đó phải được trình bày phù hợp với đặc điểm của doanh nghiệp Có như vậy mới tạo được điều kiện thúc đẩy hoạt động kinh doanh, tăng năng suất lao động của doanh nghiệp.
Một số giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán nghiệp vụ nhập khẩu hàng hoá tại công ty
Trong thời gian thực tập tìm hiểu thực tế về kế toán nghiệp vụ Nhập khẩu tại Công ty CP tập đoàn Địa ốc Viễn Đông em nhận thấy: Về cơ bản, công tác kế toán sau khi áp dụng chế độ kế toán mới của Nhà nước và Bộ tài chính ban hành đến nay đã đi vào nề nếp đảm bảo tuân thủ đúng mọi chính sách, chế độ phù hợp với tình hình thực tế của Công ty, đáp ứng yêu cầu quản lý, giám đốc tài sản, tiền vốn của Công ty Xuất nhập khẩu bao giờ cũng là hoạt động rắc rối, phức tạp và vất vả nhất nhưng với tinh thần trách nhiệm và khả năng thích ứng công việc cao nên việc kế toán được tiến hành một cách đầy đủ, kịp thời, các báo cáo đều được lập đúng hạn.
Bên cạnh những mặt tích cực trên, việc kế toán nghiệp vụ Nhập khẩu ở Công ty không tránh khỏi những điều bất cập, những vấn đề chưa hoàn chỉnh, hợp lý tối ưu Xuất phát từ những điểm còn tồn tại trong kế toán nghiệp vụ Nhập khẩu ở Công ty em xin mạnh dạn đưa ra một số ý kiến sau:
1 Đối với nghiệp vụ mua hàng nói chung và mua hàng nhập khẩu nói riêng ở mỗi doanh nghiệp đều không tránh khỏi trường hợp hàng nhập kho bị thừa, thiếu, không đúng quy cách, phẩm chất so với hợp đồng đã ký Do vậy,
Ngô Thị Thanh Mai – KT39 để phản ánh nghiệp vụ hàng hoá thừa, thiếu, không đúng quy cách, phẩm chất, và quy trách nhiệm, kế toán mua hàng và thanh toán tiền hàng nên sử dụng “Biên bản kiểm nhận hàng hoá nhập kho”.
BIÊN BẢN KIỂM NHẬN HÀNG HOÁ NHẬP KHO
Căn cứ: Số ngày tháng năm
Bản kiểm nhận gồm: Phó phòng nghiệp vụ
Kế toán mua hàng: Thủ quỹ Người giao nhận:
Tên, nhãn hiệu quy cách phẩm chất vật tư
Mã số Đơn vị tính
Ngày tháng năm hòng nghiệp vụ Người giao hàng Kế toán Thủ kho
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Biên bản này được sử dụng cho từng lần nhập hàng Cách ghi như sau:
- Cột A: Ghi theo số tự nhiên
Ngô Thị Thanh Mai – KT39
- Cột B: Ghi tên từng mặt hàng tương ứng với hoá đơn GTGT bên bán chuyển đến.
- Cột C: Ghi mã số tương ứng với mặt hàng ở cột B
- Cột D: Ghi theo hoá đơn GTGT
- Cột E: Ghi theo số lượng tiền hoá đơn GTGT
- Cột F: Ghi số lượng từng mặt hàng thực nhận
- Cột G: Đánh giá chung về tình hình chất lượng từng mặt hàng như: chứng chỉ chất lượng, năm sản xuất.
- Cột H: Ghi chú các thông tin cần thiết
Từ “Biên bản kiểm nhận hàng hoá nhập kho”, kế toán sẽ theo dõi chi tiết hàng thừa, thiếu (dùng cho vật tư tiêu hao phục vụ ngành y tế) trên “Bảng kê theo dõi TK 3381 (1381)” Bảng kê này được mở cho từng tháng.
BẢNG KÊ THEO DÕI TK 3381 (1381)
Từ ngày đến ngày tháng năm
Nội dung TK đối ứng
Người lập biểu Kế toán trưởng
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Để theo dõi hàng thừa, thiếu và xử lý, kế toán sử dụng 2 tài khoản:
- TK 1381 “Tài sản thiếu chờ xử lý”
- TK 3381 “Tài sản thừa chờ giải quyết”
- Trường hợp phát sinh thiếu
+ Hàng thiếu chưa rõ nguyên nhân:
Nợ TK 1381: giá mua hàng thiếu chưa thuế
Có TK 111, 112, 331: giá thanh toán hàng thiếu + Khi xác định được nguyên nhân của số hàng thiếu:
Nợ TK 1388: bắt bồi thường
Nợ TK 1562: hao hụt tự nhiên
Nợ TK 8211: doanh nghiệp chịu
Có TK 1361: số hàng thiếu
- Trương hợp phát sinh thừa:
+ Hàng thừa chưa rõ nguyên nhân:
Nợ TK 1561: Trị giá hàng hoá nhập kho
Có TK 3381: Trị giá hàng hoá thừa + Khi xử lý:
Nếu doanh nghiệp đồng ý nhập cả lô hàng:
Ngô Thị Thanh Mai – KT39
Nếu từ chối, trả lại và đang bảo quản hộ:
2 Về việc hạch toán các nghiệp vụ nhập khẩu hàng hoá: Kế toán sử dụng tỷ giá thực tế tại thời điểm giao dịch để hạch toán Chênh lệch tỷ giá được hạch toán trực tiếp vào tài khoản 515 hoặc tài khoản 635 là hợp lý và phù hợp với chuẩn kế toán hiện hành.Khi phát sinh nghiệp vụ kinh tế,tiền ngoại tệ được phản ánh vào tài khoản 1112 hoặc các tài khoản 1122 mở chi tiết cho từng ngân hàng Về nguyên tắc các tài khoản này phải được theo dõi bằng đồng Việt Nam dù là tài khoản theo dõi ngoại tệ Như vậy việc theo dõi nguyên tệ và tỷ giá ngoại hối là không chuẩn xác và không sát với thực tế phát sinh nghiệp vụ kinh tế.
Trong hệ thống tài khoản của Công ty nên có thêm tài khoản ngoài bảng: Tài khoản 007 - Ngoại tệ các loại, để theo dõi riêng sự biến động của ngoại tệ theo nguyên tệ đồng thời theo dõi luôn được sự biến động của tỷ giá và đánh giá được ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đối với hoạt động kinh doanh nhập khẩu của Công ty Mẫu sổ tk 007 như sổ Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng nhưng ghi nguyên tệ , TK 007 cũng có thể ghi theo sơ đồ chữ T nhưng ko ghi đối ứng.
3 Khi tính số thuế GTGT phải nộp của hàng nhập khẩu, Công ty CP Xây dựng & TTNT Viễn Đông hạch toán:
Có TK 333 (33312) ngay khi làm thủ tục nhập kho hàng hóa Theo quy định thì việc hạch toán thuế GTGT của hàng nhập khẩu phải thực hiện như sau:
Nhưng tại thời điểm 29/8 Công ty không đựơc phép hạch toán như vậy vì đến 24/9 Công ty mới chuyển nộp thuế nên khoản VAT trên không được phép kê khai vào tháng 8 mà phải kê khai vào tháng 9 Nên giải pháp của Công ty là treo khoản thuế này vào Tài khoản 138 (1388) khi chuyển nộp thuế thì hạch toán tài khoản tiền gửi ngân hàng đối ứng với tài khoản 1388 Cách hạch toán này không đúng với chế độ kế toán hiện hành Theo em thì khi hàng về nhập kho cùng với bộ chứng từ nhập khẩu và giấy thông báo nộp thuế đi kèm, kế toán chỉ hạch toán phần thuế nhập khẩu vào giá hàng hoá, không hạch toán phần VAT hàng nhập khẩu mà chỉ ghi sổ theo dõi riêng Đến ngày 24/8/2008 khi chuyển nộp thuế mới hạch toán:
Có TK 333 (33312) đồng thời ghi:
4 Các loại phí ngân hàng như: Phí mở L/C, phí chuyển tiền và phí swift Công ty phản ánh vào TK 641(6415- Chi phí ngân hàng) Cách hạch toán này không phản ánh đúng giá trị thực của lô hàng nhập khẩu Mọi chi phí phát sinh thực tế trong quá trình nhập khẩu phải được phản ánh vào giá vốn của lô hàng mới chính xác Hơn nữa Công ty sử dụng TK 641 (6415) thực chất là tài khoản dùng để theo dõi chi phí bán hàng, vậy nên thay vì phản ánh vào TK 641 (6415) thì phản ánh vào TK 156 (1562- Chi phí thu mua hàng hoá), phân bổ cho từng mặt hàng cụ thể như vậy giá vốn của hàng hoá nhập khẩu sẽ được theo dõi sát với thực tế.
5 Ngoài ra công ty cũng nên mở thêm tài khoản 151 Hàng đi đường để theo dõi chi tiết từng loại hàng và lập sổ danh điểm hàng hóa đề tiện theo dõi tình hình thu, mua và dự trữ hàng hóa được thuận tiện.
Ngô Thị Thanh Mai – KT39