1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận các trường hợp cấm kết hôn theo quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình hiện hành

13 0 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Các trường hợp cấm kết hôn theo quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình hiện hành
Tác giả Phạm Nguyệt Đông Ngân
Người hướng dẫn Nguyễn Thị Phương
Trường học Trường Đại học Sư Phạm
Chuyên ngành Pháp luật Đại cương
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2022
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 673,38 KB

Nội dung

Từ những lý đo trên, cùng với mong muốn được tìm hiểu thêm về bộ Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 nói chung và các trường hợp cấm kết hôn trong luật này nói riêng, bằng vốn hiểu biết

Trang 1

TRUONG DAI HQC SU PHAM

THANH PHO HO CHi MINH KHOA: GDCT

TIEU LUAN

CAC TRUONG HOP CAM KET HON THEO QUY DINH CUA PHAP LUAT HON NHAN VA GIA DINH

HIEN HANH

HOC PHAN: POLI190320 - PHAP LUAT DAI CUONG

Ho và tên: Phạm Nguyệt Đông Ngân

Mã số sinh viên: 47.01.602.051

Lớp học phần: Pháp luật Đại cương

Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Phương

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 27 tháng 1 năm 2022

Trang 2

MUC LUC

Chuong 1

MOT SO KHAI NIEM VE HON NHAN VA KET HON

1.1 Khái niệm về hôn nhân 2-2222 +29EEEE221522752 21122112271 xe2 2 1.2 Khái niệm về kết hôn - 2 522 S2E19218211212712212711271211212 222C 2 1.3 Khái niệm về điều kiện kết hôn 22-5222 12212212 12212212725E 2x 3 1.4 Khái niệm về cắm kết hôn 22222 2221221122112211211 11212217 5E xe 4 Chương 2

CAC TRUONG HOP CAM KET HON TRONG LUAT HON NHAN VA GIA DINH NAM 2014 (BO LUAT HIEN HANH)

2.1 Kết hôn giả tạo, ly hôn gia ta0 cece eseeseeseeesessceesessetsevessesvenseseeees 5 2.2 Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa đối kết hôn, cản trở kết hôn 5 2.3 Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ : 6 2.4 Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời - 7 2.5 Giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rễ, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chỒng - 5c sc S2 22211 czcg 8 Chương 3

GIAI QUYET VI PHAM VE CAM KET HON

3.1 Hủy việc kết hôn trái pháp luật trong trường hợp vi phạm các quy định

về cắm kết hôn - 25+ S1 19E111187121111211211111121111110121111111 21110 9 3.2 Xử lý hành chính các trường hợp cắm kết hôn 2+ s2cs2zzz2 9 KÉT LUẬN 5 5222221221 11222 t 212 1tr rryg 10

TAI LIEU THAM KHAO

Trang 3

MO DAU

Hôn nhân và gia đình là nguồn gốc quan trọng của xã hội con người Khi những gia đình trong xã hội có sự hạnh phúc bền vững thì xã hội mới phát triển Ở hầu hết quốc gia trên thế giới, đề đảm bảo cho sự ôn định cho các gia đình thi các nhà lãnh đạo của các quốc gia đều ban hành một bộ luật trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình dé đảm bảo cho sự phát triển hoàn thiện của đất nước; xóa bỏ những vấn đề trở ngại trong hôn nhân; khuyến khích phát triển hôn nhân tiến bộ, gia đình hạnh phúc

Việt Nam ta từ xưa đã có những bộ luật về Hôn nhân và Gia đình Trong thời đại ngày nay, bộ luật về hôn nhân và gia đình hiện hành của nước ta chính

là Luật Hôn nhân và Gia đỉnh năm 2014 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua vào ngày 19/6/2014 và có hiệu lực từ ngày 1/1/2015 cho đến nay Với tính thần kế thừa

và phát huy những phần trong những bộ Luật Hôn nhân và Gia đình trước đây, Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 đã có những sửa đôi phù hợp với đời sống con người hiện đại hơn và sẽ có hiệu quả cao hơn

Trong những mục mà Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 đã thay đối so với những bộ luật trước đây thì các trường hợp cắm kết hôn là một trong số những chế định đã có sự phát triển tích cực

Từ những lý đo trên, cùng với mong muốn được tìm hiểu thêm về bộ Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 nói chung và các trường hợp cấm kết hôn trong luật này nói riêng, bằng vốn hiểu biết và quá trình tìm hiểu em xin chọn

dé tài “Các trường hợp cam kết hôn theo quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình hiện hành” đề thực hiện bải tiêu luận này

Trang 4

Chwong 1 MOT SO KHAI NIEM VE HON NHAN VA KET HON 1.1 Khái niệm về hôn nhân

Hôn nhân là một hiện tượng xã hội, là sự liên kết giữa một người đàn ông

và một người đàn bà được pháp luật thừa nhận Đây là một sự kiện quan trọng của cuộc đời mỗi nguoi, quyét dinh phan đời còn lại của minh ở cả ba mặt vật chất, thể xác và tỉnh thần

Về cơ bản, thì bất kì quốc gia nào cũng có một số quy chuẩn nhất định để định nghĩa về hôn nhân Nhìn chung thì các định nghĩa về hôn nhân ở các quốc gia khác nhau vẫn có sự giống nhau ở vài mặt nào đó

Ở thời phong kiến của Việt Nam, theo như tìm hiểu được từ những ghi chép thì thời bấy giờ trong các bộ Luật cô thì vẫn chưa có văn bản nào đề cập đến những khái niệm về bản chất của hôn nhân Cho đến sau năm 1945, trong Luật Hôn nhân và Gia đình năm 1959 và năm 1986, vấn đề về khái niệm của hôn nhân vẫn chưa được các nhà làm luật nêu cụ thể Cuối cùng, trong Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam năm 2014 khái niệm về hôn nhân cũng được nêu một cách cụ thể hơn tại khoản I Điều 3 như sau: “Hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi đã kết hôn”

1.2 Khái niệm về kết hôn

Khái niệm về kết hôn được Nhà nước định nghĩa chính thức trong Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 ở khoản 5 Điều 3 như sau: “Kết hôn là việc nam nữ xác lập quan hệ vợ chồng theo quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn”

Theo như định nghĩa về kết hôn của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 thì ta có thê suy ra được răng, hai người nam và nữ muốn kết hôn với nhau phải thực hiện hoặc đảm bảo những yếu tổ nhất định thì mới được pháp luật thừa nhận và cho phép kết hôn Những yếu tố cần được thực hiện đề pháp luật thừa nhận là:

Trang 5

- Phải thê hiện ý chí của hai bên nam nữ là mong muôn kết hôn với nhau, xác lập quan hệ vợ chồng Sự thê hiện ý chí của nam, nữ phải hoàn toàn tự nguyện không bị cưỡng ép, bị lừa dôi

- Phải tuân thủ các điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn

1.3 Khái niệm về điều kiện kết hôn

Kết hôn là sự kiện quan trọng trong hôn nhân và gia đình vì nó mang một

cơ sở pháp lý hợp pháp và được pháp luật công nhận về quyền lợi, quan hệ giữa vợ - chồng, con cái Kết hôn cũng chỉ thể hiện được ý nghĩa khi việc kết hôn đó là phù hợp, được công nhận và xác định là hợp pháp

Tóm lại, về cơ bản thì việc kết hôn nếu muốn được Nhà nước thừa nhận và bảo vệ bằng pháp luật khi sự kiện kết hôn nảy tuân thủ và thực hiện đầy đủ các điều kiện kết hôn do Nhà nước đưa ra Còn nếu không tuân thủ được những điều kiện nay, thì việc kết hôn đó sẽ không được công nhận và không có bắt ki giá trị pháp lý nào

Nhà nước đặt ra những điều kiện kết hôn có ý nghĩa nhằm đảm bảo quyền lợi cho các mối quan hệ trong hôn nhân Từ điều này, Nhà nước có thê xây dựng hôn nhân bình đẳng, tự nguyện, tiến bộ, gia đình hạnh phúc và bền vững

Ở Điều 8 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 có đưa ra những điều kiện kết hôn như sau:

- Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ I8 tuôi trở lên;

- Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;

- Không bị mat năng lực hành vi dân sự;

- Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định

Một điều thay đổi so với Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 là trong

Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 Nhà nước không thừa nhận hôn nhân

Trang 6

giữa những người cùng giới tính Tức là chỉ không thừa nhận chứ không cam

và không đưa hôn nhân đồng giới vào các trường hợp cắm kết hôn

1.4 Khái niệm về cấm kết hôn

Theo Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 thì Điều 8 quy định các điều kiện dé hai bên nam nữ được phép kết hôn với nhau, trong đó khoản l điều này quy định rõ việc kết hôn phải không thuộc một trong các trường hợp cắm kết hôn Ta có thé thay răng, các trường hợp cắm kết hôn cũng được pháp luật quy định khá nghiêm ngặt Khái nệm về cắm kết hôn không được nêu cụ thé trong các bộ Luật Hôn nhân và Gia đình, tuy nhiên ta cũng có thê nêu khái quát về khái niệm này như sau: Cấm kết hôn được hiểu là các quy định do pháp luật đưa ra mà nếu vi phạm một trong các trường hợp đó sẽ không được phép kết hôn và nếu có thực hiện kết hôn thì việc kết hôn đó cũng không có giá trị pháp

lý, tức không được Nhà nước thừa nhận và bảo vệ quyền lợi cho người kết hôn

Trang 7

Chương 2 CAC TRUONG HOP CAM KET HON TRONG LUAT HON NHAN VA

GIA DINH NAM 2014 (BO LUAT HIEN HANH)

2.1 Két hén gia tao, ly hén gia tao

Theo định nghĩa trong Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 “kết hôn giả tạo” là việc lợi dụng kết hôn đề xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú, nhập quốc tịch Việt Nam, quốc tịch nước ngoài; hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước hoặc đề đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích xây dựng gia đình Và “ly hôn giả tạo” là việc lợi dụng ly hôn đề trén tránh nghĩa vụ tài sản, vi phạm chính sách, pháp luật về dân số hoặc đề đạt được mục đích khác mà không

nhằm mục đích chấm dứt hôn nhân

Những trường hợp này bị cắm vì hai bên không có ý định kết hôn hoặc ly hôn đúng nghĩa, mà họ chỉ muốn lợi dụng việc này dé hưởng các chính sách,

ưu đãi của Nhà nước Đối với trường hợp kết hôn giả tạo, thì sau khi đạt được mục đích thì tỉ lệ ly hôn sẽ rất cao

2.2 Tảo hồn, cưỡng ép kết hôn, lừa đối kết hôn, cần trở kết hôn

Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 định nghĩa khái nệm “tảo hôn” là việc lấy vợ, lấy chồng khi một bên hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định tại khoản 1 Điều 8 của Luật này “Cưỡng ép kết hôn” là việc đe dọa,

uy hiép tinh than, hanh ha, ngược đãi, yêu sách của cải hoặc hành vị khác dé buộc người khác phải kết hôn mà trái với ý muốn của họ “Cản trở kết hôn” là việc đe dọa, uy hiếp tinh than, hanh ha, ngược đãi, yêu sách của cải hoặc hành

vi khác để ngăn cản việc kết hôn của người có đủ điều kiện kết hôn theo quy định

Một điều chắc chắn rằng, khi thực hiện những hành vi kết hôn này, thì hôn nhân sẽ không được bền vững và cả hai bên đều sẽ không hoàn thành trách nhiệm của người chồng và vợ đối với gia đình và xã hội Đồng thười, trong trường hợp tảo hôn, thì nếu con cái được sinh ra khi cả bố hoặc mẹ đều còn quá nhỏ thì sức khỏe của thế hệ sau sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng

Trang 8

2.3 Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ

Hệ thông pháp luật hiện hành quy định nam, nữ khi kết hôn phải tuân theo nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng Từ đó, những người đang có vợ hoặc chồng sẽ bị câm kết hôn với nhau và với người chưa có vợ, chồng

Tuy nhiên, trước khi Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 có hiệu lực thì

Nhà nước ta vẫn thừa nhận những trường hợp nam nữ chung sống với nhau như

vợ chồng, mặc dù không đăng ký kết hôn Do đó, Theo Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23/12/2000, "người đang có vợ, có chồng" được Nhà nước quy định là:

- Người đã kết hôn với người khác theo đúng quy định của pháp luật về Hôn nhân và Gia đình nhưng chưa ly hôn

- Người chung sống với người khác như vợ chồng từ trước ngày

03/01/1987 và đang chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn

- Người đang chung sống với người khác như vợ chồng từ ngày 03/01/1987 đến trước ngày 01/01/2001 và đang chung sống với nhau như vợ chồng có đủ điều kiện kết hôn nhưng không đăng ký kết hôn (trường hợp này chỉ áp dụng

cho đến ngày 01/01/2003)

Theo Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP ngày 03/01/2001 thì những người được coi là chung sống như vợ chồng trong các trường hợp sau đây:

- Có tô chức lễ cưới khi về chung sống với nhau

- Việc họ về chung sống với nhau được gia đình (một hoặc cả hai bên) chấp thuận

- Việc họ về chung sống với nhau được người khác hay tổ chức chứng kiến

- Họ thực sự có chung sống với nhau, chăm sóc, giúp đỡ lẫn nhau cùng xây dựng gia đỉnh

Người đã có vợ, có chông được hiệu là:

Trang 9

- Người đã kết hôn với người khác theo đúng quy định của pháp luật mà quan hệ hôn nhân của họ chưa bị chấm dứt do ly hôn hoặc do một bên chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết

- Người sống chung với người khác như vợ chồng từ trước ngày

03/01/1987 và đang chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn

- Người đã kết hôn với người khác vi phạm điều kiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và g1a đỉnh nhưng đã được Tòa án công nhận quan hệ hôn nhân băng bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nhưng chưa

ly hôn, không có sự kiện vợ (chồng) chết hoặc vợ (chồng) của họ bị tuyên bồ là

đã chết

Tóm lại, ta có thể hiểu rằng trường hợp nam, nữ bắt đầu chung sống với nhau như vợ chồng từ ngày 01/01/2001 trở đi mà không đăng ký kết hôn thì

"họ không được pháp luật công nhận là vợ chồng" Pháp luật không cho phép những người đang có vợ, có chồng kết hôn với người khác, vì thế chỉ những người chưa kết hôn hoặc những người tuy đã kết hôn nhưng vợ hoặc chồng đã chết hoặc cả hai người đã ly hôn thì mới có quyền kết hôn với người khác

2.4 Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời

Theo khoản 17 Điều 3 của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 thì

“những người có củng đòng máu về trực hệ" là những người có quan hệ huyết thống, trong đó, người này sinh ra người kia kế tiếp nhau Theo khoản 18 Điều

3 của Luật Hôn nhân va Gia đình năm 2014 thì "những người có họ trong phạm

vi ba đời" là những người cùng một gốc sinh ra gồm cha mẹ là đời thứ nhất; anh, chị, em cùng cha mẹ, củng cha khác mẹ, củng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con di là đời thứ ba

Việc pháp luật quy định cẩm kết hôn đối với những trường hợp trên nhằm dam bao cho con cai sinh ra được khỏe mạnh, nòi gidng được phát triển tốt, đảm bảo lợi ích gia đình và xã hội Từ những nghiên cứu trên cơ sở khoa học

và khảo sát điều tra trên thực tế, các nhà khoa học đã kết luận rằng, nếu những

Trang 10

người có quan hệ huyết thông kêt hôn với nhau thì con cái của họ sinh ra thường bị bệnh tật và những dị dạng

Thêm một vấn đề nữa là mục đích của quy định cắm kết hôn đối với những người có quan hệ huyết thống còn nhằm làm cho các mối quan hệ trong gia đình lành mạnh hơn và phù hợp với đạo đức, truyền thông của đân tộc Bởi vì nếu cho phép kết hôn cận huyết thì sẽ làm cho thuần phong mỹ tục và đạo đức của quôc gia, của dân tộc bị xâm phạm

2.5 Giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rễ, cha đượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng

Pháp luật Việt Nam quy định cắm kết hôn:

- Giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi

- GIữa những người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi

- Giữa những người đã từng là bố chồng với con dâu

- GIữa những người đã từng là mẹ vợ với con rễ

- Giữa những người đã từng là bố dượng với con riêng của vợ

- Giữa những người đã từng là mẹ kế với con riêng của chồng

Đề xác định những người kết hôn có những mỗi quan hệ trên cần dựa vào quyết định công nhận nuôi con nuôi hoặc giấy chứng nhận kết hôn đo cơ quan nhà nước có thâm quyền cấp Hai người chỉ coi là có quan hệ là cha mẹ nuôi với con nuôi khi đã có quyết định nhận nuôi con nuôi Một người đàn bà chỉ được coi là con dâu của một người đàn ông khi họ có giấy chứng nhận kết hôn với con trai của người đản ông đó Một người đàn ông chỉ được coi là bố dượng của một cô gái khi người đó có giấy chứng nhận kết hôn với mẹ của cô gái đó

Pháp luật cắm kết hôn trong trường hợp này nhằm ôn định các mối quan hệ gia đình, đảm bảo thuần phong mỹ tục trong quan hệ hôn nhân và gia đình và ngăn chặn hiện tượng mỗi quan hệ phụ thuộc

Ngày đăng: 08/08/2024, 18:18

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w