Bài tiêu luận kết thúc học phần PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG Dé tai: Quyên con người về nhóm quyền dân sự, chính trị trong Hiến pháp Việt Nam năm 2013 — Cơ chế đảm bảo và giải pháp th
Trang 1
TRUONG DAI HOC SU PHAM THANH PHO HO CHi MINH
KHOA TIENG HAN QUOC
op ayy
TP HO CHI MINH
a
Oo
7S
Bt 0181
HCMUE KOREAN DEPT
Bài tiêu luận kết thúc học phần
PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG
Dé tai:
Quyên con người về nhóm quyền dân sự, chính trị trong
Hiến pháp Việt Nam năm 2013 — Cơ chế đảm bảo và giải pháp
thực hiện
Nguyễn Ngọc Minh Anh
Thành phố Hồ Chí Minh
Trang 2
MUC LUC
DANH SÁCH TỪ VIẾT 'TẮTT 2 2 5£ +2S2S22SE£SEE+EE22EEE2X22422122112212212223222222Xe2 3
MO DAU occ 44 )H,)pH,., ), HĂẬH, 4 )'98010I9057".154:, ) ).).)HẬĂẬHẬậH,H ,ÔỎ 5
L Khái quát về báo đảm quyền dân sự, chính trị (QDSCT): 2-5 5z£- 5
1 Khái niệm quyền chính trị: - 225¿5s+222+SE£2E£+EE£2EESEX222222322132242222222e22, 5 2 Khái niệm quyên đân sự: . -+- 2-22 ©22+2++EE2SEEE2E222127121121E2132212221 222.2, 5
3 Bao dam quyén dan sur, Chink tris 6
IL Thực trạng đảm bảo quyền chính trị, dân sư ở Việt Nam hiện nay: 6
1 Đối với quyên chính trị: - ¿2£ ©22+E++SE£SEE+2E2EA223EEE12322112212221221222e20, 6
3 Quyền của các đồng bào, dân tộc ít NQUOL oes esseessessessecseeeeeesteceeeseeee 9
Ill Cơ chế đảm bảo và giải pháp thực hiện quyền dân sự, chính trị của Việt Nam:
10
1 Cơ chế đám báo các quyên dân sự, chính trị ở Việt Nam: - - 11
2 Giải pháp tăng cường bảo dam quyền dân sự chính trị ở Việt Nam: 12
.4$1/809/.0 8 44:, ,.à ).)HĂA ÔỎ 14
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHÁO -©222V2222222+21222222222222222222727, 15
Trang 3DANH SACH TU VIET TAT
KY HIEU/VIET TAT GIAI THICH/TEN DAY DU
ICCPR Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị
(tiếng Anh: International Covenant on Civil and Political Rights)
(tiếng Anh: Association of South East Asian Nations
(tiếng Anh: ASEAN Intergovernmental Commission on Human Rights)
Trang 4MO DAU
Quyền con người luôn là mục tiêu hướng tới của nhân loại, nhưng quyền con người chỉ thực sự được áp dụng vào thực tiễn, có giá trị pháp lý và được quốc tế hóa sau khi Liên hợp quốc ra đời Thông qua nỗ lực của Liên hợp quốc, Luật quốc tế về
quyền con người đã ra đời và trở thành một ngành luật độc lập của công pháp quốc tế
Các văn kiện quyền con người luôn nhân mạnh: “Quyền con người phải được bảo vệ bằng luật pháp”, theo các nguyên tắc pháp quyền, chế độ pháp quyên
Trong phạm vi quốc gia, pháp luật báo vệ quyền con người thể hiện ở việc ghi
nhận các quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp, pháp luật, hoàn thiện các
bộ máy nhằm bảo vệ ngày càng tốt hơn quyền con người Đó cũng là cơ sở để Đảng và
Nhà nước ta nhân mạnh vai trò của pháp luật trong việc bảo đảm quyền con người Từ
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội của Đảng
cộng sán Việt Nam đến Hiến pháp năm 1992 đều ghi nhận các quyền con người về chính trị, dân sự, văn hóa và xã hội Đến Hiến pháp năm 2013 quy định rõ hơn về trách nhiệm của Nhà nước trong báo đảm các quyền con người, cụ thể là: “Nhà nước bảo
đảm và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân; công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo
đảm quyền con người, quyền công dân; thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân
chủ, công bằng, văn minh, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều
Ao
kiện phát triển toàn điện” Hiến pháp năm 2013 đã có những thay đôi hết sức quan
trọng về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân
Bài tiểu luận này tập trung khái quát những vấn đề lý luận về quyền dân sự, chính
trị - là một bộ phận cơ bán, thiết yếu, có vị trí đặc biệt quan trọng trong tông thê quyền con người, bảo đám quyền dân sự, chính trị thông qua phân tích các quy định của Hiến
pháp, pháp luật và thực tiễn bảo đám quyền dân sự, chính trị ở Việt Nam; đồng thời,
đưa ra một số giải pháp góp phần bảo đảm tốt hơn các quyền dân sự, chính trị ở Việt
Nam.
Trang 5NOI DUNG
L Khai quat vé bao dam quyén dan sy, chinh tri (QDSCT):
1 Khái niệm quyền chính trị:
“Các quyền chính trị là các quyền của cá nhân được tham gia một cách trực tiếp
và gián tiếp vào công việc của Nhà nước và xã hội, bao gồm cả việc thành lập và quán
lý nhà nước” Đề thực hiện các quyền chính trị, cá nhân phải tham gia cùng với những người khác, như quyên hội họp hòa bình, quyền bầu cử, quyền tự do ngôn luận Hiện nay, do sự phát triên của dân chủ, nội hàm khái niệm quyền chính trị ngày
càng được mở rộng, bao gồm cả việc tham gia với Nhà nước quyết định các vấn đề
chính trị, trọng đại của đất nước, như ban hành các chính sách có liên quan tới quyền của người dân; quyết định về thê chế chính trị, hình thức Chính phủ, sửa đối Hiễn
pháp
2 Khái niệm quyền dân sự:
“Quyền dân sự là khả năng được phép xử sự theo một cách nhất định của chủ thê
trong quan hệ dân sự dé thực hiện, bảo vệ lợi ích của mình”, bao gồm các quyền cơ bản
sau: quyền sông, quyền tự do đi lại và tự do cư trú, quyền không bị bắt giữ làm nô lệ, quyền tự do và an ninh cá nhân, quyền được xét xử công bằng, quyền không bị tra tấn,
sử dụng các hình thức phạt hay đối xử một cách tàn nhẫn, vô nhân đạo hoặc hạ nhục,
quyền kết hôn, quyền ly hôn, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, quyền được xét xử công bằng
Trong Tuyên ngôn toàn thê giới về quyền con người năm 1948, các QDSCT được quy định từ Điều 2 — 21; trong Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị
(ICCPR) năm 1966, nhóm quyên này được quy định từ Điều 6 — 27
Điều 14 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Quyền con người, quyền công dân chí
có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc
phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng
Trang 6dong” Vậy nên so với việc thực hiện các quyền dân sự (QDS), mức độ thực hiện các
quyền chính trị bao giờ cũng kèm theo những giới hạn nhất định
3 Bao dam quyền dân sự, chính trị:
Bao dam quyên chính tri, dân sự là việc các chủ thể (nhà nước, các tô chức chính
trị - xã hội, xã hội — nghề nghiệp, hiệp hội quần chúng, các doanh nghiệp, gia đình, cá
nhân) tạo ra các tiền đề, điều kiện cần thiết để công dân (hoặc mọi người) thực hiện các QDSCT đã được pháp luật ghi nhận trên thực tế
Các điều kiện, tiền đề ở đây chính là điều kiện, tiền đề về chính trị, kinh tế,
văn hóa — xã hội, pháp luật Theo đó, bảo đảm QDSCT' bao hàm từ việc tiễn hành xây dựng, ban hành chính sách, pháp luật của nhà nước đến cá việc thực hiện chính sách,
pháp luật đó trên thực tế
Việc bảo đảm tốt quyền con người nói chung, các QDSCT nói riêng, sẽ giúp giảm
thiểu, ngăn ngừa những mâu thuẫn trong xã hội; đồng thời, củng cô tình đoàn kết, phát huy dân chủ và thúc đây sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia
IL Thực trạng đảm bảo quyền chính trị, dân sư ở Việt Nam hiện nay:
Việc nâng cao chất lượng thụ hưởng các quyền con người nói chung, QDSCT nói
riêng là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước và của toàn xã hội, thể hiện bản chất của Nhà
nước ta; Nhà nước của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân Suốt những năm qua, Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn coi con người vừa là mục tiêu, động lực của sự
nghiệp phát triển đất nước, vừa là trung tâm của các chính sách kinh tế — xã hội Mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đều phần đầu
phục vụ cho con người, tất cả vì con người
1 Đối với quyền chính trị:
1.1 Quyền bầu cử, ứng cử, tham gia quản lý nhà nước:
Hiến pháp Việt Nam nêu rõ: nhân dân sử dụng quyền lực nhà nước thông qua
Quốc hội và hội đồng nhân dân là những cơ quan đại diện cho ý chí và nguyện vọng
của nhân dân, do nhân dân bâu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân; công dân có
Trang 7quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thao luận các vẫn đề chung của
cả nước và địa phương, kiến nghị với cơ quan nhà nước, biêu quyết khi Nhà nước tô
chức trưng cầu ý dân; công dân, không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phân xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo đủ 18 tuổi trở lên đều có quyền bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên đều
có quyền ứng cử vào Quốc hội, hội đồng nhân dân
Trong cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biêu HĐND các cấp nhiệm
kỳ 2021-2026, theo tổng hợp báo cáo của các địa phương, tổng số cử tri cả nước gồm 69.523.133 cử tri; tổng số cử tri đã tham gia bỏ phiêu là 69.243.604 cử tri (đạt tỷ lệ
99,60% cử tri đi bầu) So với cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biêu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016-2021, tỷ lệ cử tri đi bầu cao hơn 0,25% so với nhiệm kỳ
trước (Theo Hội đồng Bầu cử Quốc gia) Tỷ lệ cử tri thực hiện quyền bầu cử ở mức
cao như vậy là do người dân ngày càng ý thức được quyền của mình
Trong mỗi kỳ họp Quốc hội, phần chất vẫn các thành viên Chính phủ đã trở thành
việc làm thường xuyên, có tác dụng như diễn đàn để người dân thông qua đại biêu của
mình chất vấn cách thức điều hành của Chính phủ, đặc biệt đối với các hiện tượng tiêu
cực, tham nhũng và đề xuất các giải pháp khắc phục khó khăn, thách thức Việc truyền
hình trực tiếp các phiên chất vấn của Quốc hội tạo điều kiện cho người dân thực thi các
quyền kiểm tra, giám sát hoạt động của Chính phủ
1.2 Quyền tự do ngôn luận, báo chí và tự do lập hội:
Nhờ sự phát triên mạnh mẽ, đa dạng của các phương tiện thông tin đại chúng,
quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do thông tin ở Việt Nam cũng ngày càng được
báo đảm tốt hơn
Tính đến tháng 6-2018, cả nước có 60 nhà xuat ban, 857 co quan bao in, 195 co
quan báo và tạp chí điện tử, 67 đài phát thanh, truyền hình Trung ương và địa phương,
01 hãng thông tấn Người dân Việt Nam được tiếp cận với 58 kênh truyền hình nước
ngoài (1)
Trang 8Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 khẳng định:
“Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biêu tình” (Điều 25) Các phiên họp của Quốc hội, hội đồng nhân dân, nhất là các buôi
chất vẫn được truyền hình trực tiếp về mọi vẫn đề chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước, với sự tham gia tích cực của các tô chức chính trị, xã hội và người dân chính là
biéu hiện sinh động của tự do ngôn luận trong thực tiễn đời sống của người dân Việt
Nam Các quyền tự do ngôn luận, báo chí trở thành một trong những biện pháp hữu
hiệu, tích cực nhằm đây lùi nạn quan liêu, tham nhũng, các biểu hiện tiêu cực khác
trong xã hội
Quyền tự do lập hội: quyền lập hội được quy định trong Hiến pháp năm 2013 Bộ
luật hình sự năm 2015 cũng quy định hình phạt với tội: “Xâm phạm quyền hội họp, lập
hội của công dân” (Điều 163) Đến năm 2017, Việt Nam có 68.125 hội, trong đó 5 tô
chức chính trị - xã hội lớn có tầm ảnh hưởng sâu rộng là: Công đoàn Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và Hội Cựu chiến binh Việt Nam (2)
2 Đôi với quyền dân sự:
2.1 Quyền tự do đi lại, tự do cư trú:
Nhà nước tạo mọi điều kiện và bảo đảm quyền tự do di lai va tw do cw trú của
công dân Tại Điều 23 Hiến pháp năm 2013 đã khăng định: “Công dân có quyền tự do
đi lại và cư trú ở trong nước, có quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước Việc
thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”
Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động xuất, nhập cảnh, cho đến nay
Việt Nam đã ký Hiệp định, thỏa thuận miễn thị thực với 84 nước, đơn phương miễn thị
thực cho công dân 13 nước và quan chức Ban thư ký ASEAN; miễn thị thực cho thành
viên tô bay của 18 nước, vùng lãnh thở trên nguyên tắc có đi có lại; thực hiện thí điểm
cáp thị thực điện tử cho người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam (3)
Trang 9Cách mạng Tháng Tam năm 1945 thành công, Chủ tịch Hỗ Chí Minh đã nhắn
mạnh chính sách "tín ngưỡng tự do và Lương - Giáo đoàn kết" trong chương trình hành
động của Chính phủ, coi đó là một nhiệm vụ cấp bách của Nhà nước Việt Nam Từ đó đến nay, Nhà nước Việt Nam luôn tôn trọng và bảo vệ quyền của các tín đồ được tự do
thờ cúng và thực hành tín ngưỡng, tôn giáo và chính sách này đã được thê chế hóa
bằng pháp luật
Quốc hội đã thông qua Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016 Đây là cơ sở để
củng có khối đại đoàn kết dân tộc, tạo ra sự đồng bộ trong hệ thông pháp luật, thê hiện
đúng tinh thần Hiến pháp năm 2013, đồng thời đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc, bảo đảm sự công bằng, bình đẳng cho mọi tín đồ
3 Quyền của các đồng bào, dân tộc ít người:
Bác viết: “Đồng bào Kinh hay Thổ, Mường hay Mán, Gia Lai hay Ê Đê, Xơ Dang hay Bana và các dân tộc thiểu số khác đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột
thịt Chúng ta sông chết có nhau, sướng khô cùng nhau, no đói giúp nhau ” Thế hiện
tinh thần đó, Nhà nước Việt Nam đặc biệt coi trọng chính sách dân tộc, bảo đảm quyền
bình đẳng giữa các dân tộc, coi đó là một trong những nhân tố quyết định sự phát triển bên vững của đất nước
Theo Tổng cục thống kê Việt Nam, tính đến tháng 4-2019, quy mô của 53 đồng bào, dân tộc thiêu số là 14.119.256 triệu người, chiếm 14,6% dân số cả nước
Các quyền chính trị của đồng bào dân tộc ít người được tôn trọng và bảo vệ
Công dân Việt Nam thuộc các dân tộc ít người có quyền tham gia quản lý nhà nước và
xã hội, ứng cử vào Quốc hội và hội đồng nhân dân như mọi công dân khác theo quy định tại Điều 53 và 54 Hiến pháp Hiện nay, có nhiều đại biêu của dân tộc ít người giữ
các vỊ trí lãnh đạo, kể cả cấp cao nhất trong bộ máy lãnh đạo của Quốc hội và Chính
phủ Việt Nam
Tại Quốc hội khóa XV nhiệm kỳ 2021-2026, số lượng đại biêu người dân tộc thiểu số là 89 người, tương đương 17,84% và nhìn chung tăng so với nhiệm kỳ trước
Trang 1010
Hàng loạt các chính sách, chương trình được áp dụng nhằm thu hẹp khoảng cách
về kinh tế - xã hội như: chương trình 135 về phát triên kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc ít người, miễn núi, vùng sâu, vùng xa; chương trình
327 về phát triển rừng, báo vệ môi trường sông miền núi, Văn hóa - giáo dục cũng
được Nhà nước coi là chính sách được quan tâm hàng đầu (4)
Việc thực hiện chính sách dân tộc của Nhà nước đã và đang mang lại những kết
quả to lớn, nhất là trong thời kỳ đôi mới Tình hình phát triển kinh tế, xã hội ở các vùng đồng bào dân tộc ít người và miền núi đã mang lại kết quả rõ rệt Tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chuẩn Việt Nam giảm liên tục từ 35% (năm 2011) xuống còn 16,8% (năm
2015) (5)
4 Những hạn chế trong công tác bảo đảm quyền dân sự, chính trị:
Việt Nam chưa tham gia các nghị định thư bô sung của Công ước quốc tế về các
QDSCT, ICCPR 1966 Do đó, công dân Việt Nam chưa thê gửi khiếu nại về QDSCT
tới các cơ quan nhân quyền Liên hiệp quốc, đồng thời việc khiếu nại theo cơ chế bảo
vệ và thúc đây quyền con người trong khu vực ASEAN cũng không khả thi khi Ủy ban
liên chính phủ ASEAN về quyền con người (AICHR) chỉ là một “cơ quan tư vẫn” chứ
không có thâm quyền nhận các khiếu nại của các cá nhân là nạn nhân của vi phạm nhân quyền trong khu vực (7)
Ill Cơ chế đảm báo và giái pháp thực hiện quyên dân sự, chính trị của Việt
Nam:
Bên cạnh việc khẳng định các quyền con người, điều 119 Hiến pháp năm 2013
cũng xác định sự cần thiết có cơ chế đảm bảo Hiến pháp Quy định này không chỉ để bảo vệ Hiến pháp mà còn mang ý nghĩa tăng cường cơ chế bảo vệ quyền con người ở
Việt Nam bởi bảo vệ Hiến pháp là báo vệ các quyền con người cơ bản được hiến định
trong Hiến pháp bao gồm quyên dân sự, chính trị của công dân.