1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận Đặc trưng cơ bản của quyền con người, quyền công dân và vấn đề thực hiện quyền con người ở việt nam

13 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đặc Trưng Cơ Bản Của Quyền Con Người, Quyền Công Dân Và Vấn Đề Thực Hiện Quyền Con Người Ở Việt Nam
Thể loại tiểu luận
Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 186 KB
File đính kèm 3- Tieu luan quyen con nguoi o VN.rar (40 KB)

Nội dung

Ngay sau khi giành được chính quyền, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã quan tâm sâu sắc vấn đề quyền con người; xác định mục tiêu hướng tới của Nhà nước là bảo vệ quyền con người và trân trọng ghi nhận những giá trị quý báu nói trên trong Hiến pháp. Đồng thời, bằng thực tiễn đấu tranh của mình, dân tộc Việt Nam đã góp phần vào sự nghiệp cao cả của nhân dân thế giới vì quyền con người. Quyền con người luôn được ghi nhận trong các văn kiện của Đảng, Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước. Việt Nam cũng bước đầu tham gia vào hệ thống pháp luật quốc tế, dù đất nước đang phải tiến hành kháng chiến chống xâm lược. Khi đất nước hóa bình, thống nhất, chỉ bốn năm sau khi trở thành thành viên Liên hợp quốc (1977), Nhà nước Việt Nam đã tích cực tham gia vào hệ thống pháp luật quốc tế về quyền con người. Vấn đề quyền con người luôn là vấn đề nóng và nhận được nhiều sự quan tâm nghiên cứu từ nhiều phía, từ nhiều thành phần tầng lớp xã hội cũng như từ mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội… Xuất phát từ thực tiễn đó, việc nghiên cứu “đặc trưng cơ bản của quyền con người, quyền công dân và vấn đề thực hiện quyền con người ở Việt Nam” là hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay.

Trang 1

MỤC LỤC

I MỞ ĐẦU 1

II NỘI DUNG 1

1 Cơ sở lý luận 1

1.1 Khái niệm quyền con người 1

1.2 Khái niệm quyền công dân 1

2 Những đặt trưng cơ bản của quyền con người, quyền công dân 2

3 Việc thực hiện quyền con người ở Việt Nam 4

3.1 Thành tựu 4

3.2 Hạn chế 7

4 Giải pháp thúc đẩy quyền con người ở Việt nam 8

III KẾT LUẬN 12

Trang 2

Tên bài thu hoạch: đặc trưng cơ bản của quyền con người, quyền công dân và vấn đề thực hiện quyền con người ở Việt Nam

BÀI LÀM

I MỞ ĐẦU

Ngay sau khi giành được chính quyền, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã quan tâm sâu sắc vấn đề quyền con người; xác định mục tiêu hướng tới của Nhà nước là bảo vệ quyền con người và trân trọng ghi nhận những giá trị quý báu nói trên trong Hiến pháp Đồng thời, bằng thực tiễn đấu tranh của mình, dân tộc Việt Nam đã góp phần vào sự nghiệp cao cả của nhân dân thế giới vì quyền con người

Quyền con người luôn được ghi nhận trong các văn kiện của Đảng, Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước Việt Nam cũng bước đầu tham gia vào hệ thống pháp luật quốc tế, dù đất nước đang phải tiến hành kháng chiến chống xâm lược Khi đất nước hóa bình, thống nhất, chỉ bốn năm sau khi trở thành thành viên Liên hợp quốc (1977), Nhà nước Việt Nam đã tích cực tham gia vào hệ thống pháp luật quốc tế về quyền con người

Vấn đề quyền con người luôn là vấn đề nóng và nhận được nhiều sự quan tâm nghiên cứu từ nhiều phía, từ nhiều thành phần tầng lớp xã hội cũng như từ mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội… Xuất phát từ thực tiễn đó, việc nghiên cứu

“đặc trưng cơ bản của quyền con người, quyền công dân và vấn đề thực hiện quyền con người ở Việt Nam” là hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay.

II NỘI DUNG

1 Cơ sở lý luận

1.1 Khái niệm quyền con người

Quyền con người là các đặc quyền tự nhiên, bắt nguồn từ phẩm giá vốn có của tất cả mọi người, được cộng đồng quốc tế và quốc gia thừa nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm bằng hệ thống pháp luật quốc gia và quốc tế

1.2 Khái niệm quyền công dân

Quyền công dân là tổng hợp các quyền và tự do cơ bản của mỗi cá nhân, tạo nên địa vị pháp lý của cá nhân trong mối quan hệ với nhà nước thông qua chế định quốc tịch, được thừa nhận và bảo đảm bằng Hiến pháp và pháp luật của quốc gia

Trang 3

2 Những đặt trưng cơ bản của quyền con người, quyền công dân

- Tính phổ biến và tính phụ thuộc vào bối cảnh lịch sử, văn hóa, dân tộc, tôn giáo

Tính phổ biến của quyền con người nghĩa là quyền con người thuộc về tất cả mọi người, không có sự phân biệt đối xử về chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, địa vị xã hội, hoàn cảnh kinh tế, khu vực địa lý, v.v “Trên thực tế tính phổ biến là bản chất của quyền con người”

Quyền con người phổ biến khi được áp dụng cho công dân của mỗi quốc gia đều phản ánh những truyền thống đa dạng về lịch sử, chính trị, văn hóa, pháp lý, nên quyền công dân thể hiện rõ tính phụ thuộc của quyền con người vào bối cảnh lịch

sử Giữa các quốc gia mức độ hường thụ quyền công dân là khác nhau, đặc biệt là các quyền tham gia công việc nhà nước và xã hội, quyền được tiếp cận với các dịch

vụ xã hội cơ bản, các quyền của phụ nữ, bình đẳng giới v.v

Liên quan đến tính chất này, cần lưu ý là bản chất của sự bình đẳng về quyền con người không có nghĩa là cào bằng mức độ hưởng thụ các quyền, mà là bình đẳng về tư cách chủ thể của quyền con người Ở đây, mọi thành viên của nhân loại đều có được công nhận có các quyền con người, song mức độ hưởng thụ các quyền phụ thuộc vào năng lực của cá nhân từng người, cũng như vào hoàn cảnh chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá… mà người đó đang sống

Mối quan hệ giữa tính phổ biến và tính phụ thuộc đã được Tuyên bố Viên và Chương trình hành động (1993) nhấn mạnh:

“Trong khi phải luôn ghi nhớ ý nghĩa của tính đặc thù dân tộc, khu vực và bối cảnh khác nhau về lịch sử, văn hóa, tôn giáo, các quốc gia không phân biệt hệ thống chính trị, kinh tế, văn hỏa có nghĩa vụ đề cao và bảo vệ các quyền và tự do cơ bản”

- Tính không thể chuyển nhượng (Inalienability)

Các quyền con người đều là những quyền không thể chuyển nhượng vì nó thuộc sở hữu vốn có của con người Các quyền này không phải là sự ban phát hay tùy tiện tước đoạt Các quyền và tự do cơ bản như đã được ghi nhận trong Bộ luật quốc tế về quyền con người đều là các quyền bình đẳng và không thể chuyển nhượng Những vi phạm về quyền con người, quyền công dân cần được các quốc

Trang 4

gia xử lý bằng những cơ chế, biện pháp kịp thời, hữu hiệu.

- Tính không thể phân chia (Indivisibity)

Quyền con người dù ở lĩnh vực dân sự, chính trị hay kinh tế, xã hội, văn hóa thì chúng đều có tầm quan trọng như nhau và tạo nên một chỉnh thể thống nhất đòi hỏi phải thực thi đồng thời Không nhóm quyền nào được coi là đặc quyền, giữ vị trí cao hơn so với nhóm quyền khác Trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, một số quốc gia

xã hội chủ nghĩa đã thể hiện sự ưu tiên đối với nhóm quyền kinh tế, xã hội và văn hóa hơn nhóm quyền dân sự, chính trị Trong khi Mỹ và nhiều quốc gia châu Âu lại thể hiện sự ưu tiên đối với quyền dân sự, chính trị Mâu thuẫn này đã được giải quyết bằng việc công nhận các quyền con người là quan trọng như nhau tại Hội nghị quốc tế về quyền con người tại Viên (Áo, 1993)

Tuy nhiên, tính không thể phân chia không hàm ý rằng mọi quyền con người đều cần phải được chú ý quan tâm với mức độ giống hệt nhau trong mọi hoàn cảnh Trong từng bối cảnh cụ thể, cần và có thể ưu tiên thực hiện một số quyền nhất định, miễn là phải dựa trên những yêu cầu thực tế của việc bảo đảm các quyền đó chứ không phải dựa trên sự đánh giá về giá trị của các quyền đó Ví dụ, trong bối cảnh dịch bệnh đe dọa hoặc với những người bị bệnh tật, quyền được ưu tiên thực hiện là quyền được chăm sóc y tế; còn trong bối cảnh nạn đói, quyền được ưu tiên phải là quyền về lương thực, thực phẩm Ở góc độ rộng hơn, trong một số hoàn cảnh, cần

ưu tiên thực hiện quyền của một số nhóm xã hội dễ bị tổn thương trong khi vẫn tôn trọng quyền của tất cả các nhóm khác Điều này không có nghĩa là bởi các quyền được ưu tiên thực hiện có giá trị cao hơn các quyền khác, mà là bởi các quyền đó trong thực tế đang bị đe doạ hoặc bị vi phạm nhiều hơn so với các quyền khác

- Tính liên hệ và phụ thuộc lẫn nhau (Interrelation, Interdependence)

Quyền con người có phạm vi rộng, bao trùm nhiều lĩnh vực: chính trị, dân sự, kinh tế, xã hội và văn hóa Các quyền trong mỗi lĩnh vực là khác nhau, song chúng đều có mối quan hệ tương tác và phụ thuộc lẫn nhau Việc thực thi các quyền kinh tế cấp bách không thể bỏ qua hay vi phạm quyền dân sự, chính trị, quyền xã hội, văn hóa Quyền thoát khỏi đói nghèo, quyền có mức sống thích đáng gắn bó chặt chẽ với quyền tự do ngôn luận, báo chí và tham gia quản lý nhà nước, xã hội Quyền về việc

Trang 5

làm, thu nhập có mối liên hệ không thể tach rời với quyền được giáo dục, chăm sóc sức khỏe

Thực tế cho thấy, để bảo đảm các quyền bầu cử, ứng cử (các quyền chính trị cơ bản), cần đồng thời bảo đảm một loạt quyền kinh tế, xã hội, văn hóa khác có liên quan như quyền được giáo dục, quyền được chăm sóc y tế, quyền có mức sống thích đáng vì nếu không, các quyền bầu cử, ứng cử rất ít có ý nghĩa với những người đói khổ, bệnh tật hay mù chữ Tương tự, việc bảo đảm các quyền kinh tế, xã hội, văn hoá đều gắn liền với sự phát triển của các quyền dân sự, chính trị, bởi kết quả của việc bảo đảm các quyền dân sự, chính trị chính là sự ổn định, lành mạnh và hiệu quả trong quản lý nhà nước, quản lý xã hội – yếu tố nền tảng để thúc đẩy các điều kiện sống về kinh tế, xã hội, văn hoá của mọi người dân

3 Việc thực hiện quyền con người ở Việt Nam

3.1 Thành tựu

Ngay sau khi ra đời, Nhà nước Việt Nam đã xác định rõ nhiệm vụ bảo đảm quyền con người Hiến pháp đầu tiên (1946) đã đặt quyền con người ở vị trí trang trọng (tại chương II “Nghĩa vụ và quyền lợi công dân", với 18/70 điều) Các hiến pháp tiếp theo đã không ngừng mở rộng thêm các quyền (Hiến pháp 1959 ghi nhận

21 điều về quyền con người; Hiến pháp 1980 có 29 điều; Hiến pháp 1992 có 34 điều; Hiến pháp 2013 có 36 điều) Hiến pháp 2013 nêu rõ: “Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật” (Điều 141) Hiến pháp mới ghi nhận thêm nhiều quyền như quyền sống, quyền không bị tra tấn, quyền sở hữu tư nhân, quyền được bảo đảm an sinh xã hội, quyền tự do kinh doanh “trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm”, quyền được sống trong môi trường trong lành, v.v

Trên cơ sở Hiến pháp, hệ thống pháp luật Việt Nam ngày càng được hoàn thiện Đến nay, pháp luật về quyền con người đã khá đầy đủ (đến nay, Quốc hội đã thông qua hơn 300 luật, “bao phủ” hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội) và nhìn chung tương thích với những nguyên tắc, quy định của Luật Nhân quyền quốc tế Nhà nước đã thông qua nhiều chương trình quan trọng trong việc xây dựng nhà nước pháp quyền như thông qua các chương trình cải cách tư pháp, cải cách hành chính (các giai đoạn 2001-2010; 2011–2020); kiện toàn các cơ quan bảo vệ pháp

Trang 6

luật trong sạch, vững mạnh, bảo vệ có hiệu quả các quyền con người Nhà nước triển khai nhiều chương trình kinh tế - xã hội lớn, nhằm bảo đảm và nâng cao chất lượng các quyền con người của mọi người, đặc biệt là các đối tượng dễ bị tổn thương trên thực tế như: chiến lược quốc gia bảo vệ chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân; Chiến lược phát triển giáo dục; Chiến lược phát triển dạy nghề; Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng; Chiến lược dân số và sức khỏe sinh sản Việt Nam; Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới; Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa; Chương trình quốc gia bảo

vệ trẻ em Các chuc trình dành cho các đối tượng dễ bị tổn thương, như: Chương trình 134, Chương trình 135, Chương trình 30a

Trong hoạt động đối ngoại, một mặt, Nhà nước không ngừng mở rộng quan hệ quốc tế (đến nay, Việt Nam đã thiết lập quan hệ với 185 quốc gia, là thành viên của

63 tổ chức quốc tế, có quan hệ với hơn 650 tổ chức phi chính phủ trên thế giới, quan

hệ thương mại với 165 nước và vùng lãnh thổ, v.v ), mặt khác chủ động và kiên định nguyên tắc giữ vững độc lập, chủ quyền, không thỏa hiệp trước những yêu sách gây tổn hại đến an ninh quốc gia; đồng thời có đối sách linh hoạt, xử lý mềm dẻo trong những vụ việc không phương hại đến lợi ích của đất nước, v.v

Hơn 75 năm qua, mặc dù trái qua biết bao thử thách, hy sinh, dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước, việc bảo đảm quyền con người ở nước ta đã đạt được những thành quả to lớn Nền độc lập dân tộc được giữ vững Người dân ngày càng được hưởng thụ đầy đủ các quyền con người Đặc biệt, trong thời kỳ đổi mới, cùng với sự phát triển kinh tế, xã hội, việc bảo đảm quyền con người ở nước ta cũng không ngừng được nâng cao, thể hiện ở những chỉ số quan trọng như: Chỉ số phát triển con người (HDI), Chỉ số phát triển giới (GDI), Chỉ số bất bình đẳng phân phối thu nhập giữa cá nhân và hệ kinh tế trong một nền kinh tế (GINI) không ngừng được cải thiện

Một trong những thành tựu nổi bật nhất của Việt Nam bảo đảm quyền con người là đạt được những tiến bộ vượt bậc về xoá đói giảm nghèo, phát triển con người và chất lượng cuộc sống Thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, Nhà nước đã huy động nguồn lực xã hội vào các hoạt động giảm nghèo, nhất là đối với vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số gặp điều kiện khó khăn Tính đến cuối năm 2018 tỷ lệ hộ nghèo còn 5,2-5,7%, giảm 1-1,5% (riêng các huyện

Trang 7

nghèo giảm trên 4%); Thu nhập bình quân đầu người liên tục tăng, trong đó thu nhập của hộ nghèo tăng từ 15 đến 20% Việt Nam là quốc gia đạt được kết quả ấn tượng trong việc thực hiện mục tiêu thiên niên kỷ về giảm nghèo, được cộng đồng quốc tế ghi nhận

Trên lĩnh vực giáo dục, quy mô giáo dục tiếp tục tăng ở tất cả các bậc học, ngành học, đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng lớn của nhân dân Đến nay 63 tỉnh, thành phố đạt phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi và phổ cập giáo dục tiểu học

Lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cho người dân ngày càng được nâng cao, ngoài sự phát triển các dịch vụ y tế và chăm sóc sức khoẻ trực tiếp, Việt Nam còn thi hành nhiều biện pháp nhằm nâng cao sức khoẻ của người dân, ngăn ngừa bệnh tật từ xa như chương trình cung cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn Tỷ lệ hộ gia đình sử dụng nước sạch tăng lên qua các năm Bảo hiểm y tế được phát triển, mở rộng Số lượng người tham gia bảo hiểm y tế đã tăng từ 3,8 triệu (chiếm 5,4% dân số) năm

1993 lên 85 triệu người (gần 90% dân số) năm 2019

Trên lĩnh vực văn hóa, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” được đẩy mạnh; Chính phủ đã ban hành Nghị định mới về công nhận các danh hiệu văn hóa Việt Nam có nhiều di sản được UNESCO công nhận là di sản văn hóa của nhân loại

Nói đến thành tựu bảo đảm quyền con người không thể không nói tới những nỗ lực của Nhà nước Việt Nam trong chăm sóc, bảo đảm quyền của nhóm xã hội dễ bị tổn thương, bao gồm phụ nữ, trẻ em, người khuyết tật

- Trẻ em

Việt Nam là quốc gia đầu tiên trong khu vực và thứ hai trên thế giới tham gia

ký “Công ước quốc tế về quyền trẻ em”, năm 1989 Hằng năm, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội phối hợp với các bộ, ngành, tổ chức liên quan và các địa phương thực hiện “Tháng hành động vì trẻ em” nhằm vận động toàn xã hội chung tay bảo vệ, chăm sóc trẻ em, tạo môi trường sống an toàn, lành mạnh để trẻ em phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, tinh thần Chương trình “Trái tim cho em” do Đài Truyền hình Việt Nam và Tập đoàn Công nghiệp-Viễn thông Quân đội (Viettel) tổ chức, sau 7 năm triển khai đã quyên góp được 90 tỷ đồng, hỗ trợ phẫu thuật thành công cho 2.700 em nhỏ dưới 16 tuổi mắc bệnh tim bẩm sinh có hoàn cảnh khó

Trang 8

khăn

- Phụ nữ

Bình đẳng giới là một trong những chỉ số về quyền con người quan trọng Từ năm 2010 đến nay, Quốc hội Việt Nam đã ban hành 40 đạo luật; trong đó, quyền của nữ giới được lồng ghép đầy đủ trong hệ thống pháp luật quốc gia

Trong những năm qua, tỷ lệ nữ giới được giáo dục ở mọi cấp tăng cao Lao động nữ được quan tâm nhiều hơn trong thời kỳ thai sản và tuổi nghỉ hưu Các chính sách đổi mới của Việt Nam đã tạo cơ hội cho phụ nữ tham gia ngày càng nhiều vào các hoạt động kinh tế-xã hội của đất nước Nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV (2016-2021), tỷ lệ phụ nữ tham gia vào Quốc hội đạt 26,71%, cao hơn mức trung bình thế giới là 22,3%; phụ nữ làm chủ doanh nghiệp, chủ cơ sở kinh doanh đạt hơn 27,8%

- Người khuyết tật

Sau nhiều thập kỷ chiến tranh khốc liệt, Việt Nam hiện nay là một quốc gia có

tỷ lệ người tàn tật cao, trong đó có trên 3 triệu người do hậu quả chiến tranh Chính phủ rất quan tâm giúp đỡ, chăm sóc và tạo mọi cơ hội bình đẳng cho người bị thiệt thòi, trong đó có người tàn tật và khuyết tật Các trung tâm chỉnh hình và phục hồi chức năng đã trợ giúp dụng cụ chỉnh hình và xe lăn cho nhiều người tàn tật Nhiều

cơ sở y tế đã thực hiện khám, chữa bệnh miễn phí cho người tàn tật nặng và trẻ em nghèo tàn tật

Người khuyết tật được tạo điều kiện thuận lợi để tham gia các câu lạc bộ, được học văn hoá, được ưu tiên bố trí việc làm Cùng với sự quan tâm, chăm sóc của Nhà nước và xã hội, bản thân người tàn tật đã không ngừng vươn lên để thật sự hoà nhập cộng đồng

3.2 Hạn Chế

Mặc dù đạt được những thành tựu rất cơ bản nói trên, nhưng đến nay Việt Nam vẫn còn là nước nghèo Sự phát triển của đất nước còn thiếu bền vững cả về kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường Nhiều vấn đề bức xúc nảy sinh, nhất là các vấn đề xã hội và quản lý xã hội chưa được nhận thức đầy đủ và giải quyết có hiệu quả, còn tiềm ẩn những nhân tố và nguy cơ mất ổn định xã hội Trên một số mặt, một số lĩnh vực, một bộ phận nhân dân chưa được thụ hưởng đầy đủ, công bằng thành quả của công cuộc đổi mới Bên cạnh đó, hệ thống pháp luật chưa đầy đủ, đồng bộ Tình trạng quan liêu, cửa quyền, tham nhũng, lãng phí, vi phạm quyền làm chủ, v.v diễn

Trang 9

ra ở nhiều nơi, ảnh hưởng lớn đến sự hưởng thụ quyền con người và làm giảm sút niềm tin của người dân vào Nhà nước

Trong giai đoạn phát triển mới của đất nước, các điểm, quan chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về quyền con người cần tiếp tục được quán triệt sâu rộng trong toàn bộ hệ thống chính trị và được tổ chức triển khai mạnh mẽ ở các cấp, các ngành Qua đó, chúng ta vừa tiếp tục nâng cao được sự thụ hưởng các quyền con người của mọi người dân Việt Nam, vừa bảo vệ được những thành quả đất nước đã giành được trong hơn 75 năm qua

4 Giải pháp thúc đẩy quyền con người ở Việt nam

Để vượt qua khó khăn, thách thức đối với sự vận hành của cơ chế bảo đảm thực hiện và phát triển quyền con người và để đạt được nhiều tiến bộ hơn nữa trong việc nâng cao giá trị quyền con người, đất nước ta cần thực hiện một số ưu tiên quốc gia trong những năm tiếp theo

Tăng trưởng kinh tế phải đi liền với công bằng, bình đẳng Phát triển kinh tế thị trưởng phải gắn bó chặt chẽ với tiến bộ xã hội, phát triển đất nước giầu mạnh đồng thời xóa đói giảm nghèo tiến tới không còn hộ nghèo là một trong các ưu tiên hàng đầu để thực hiện và phát triển quyền con người Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên đạt Mục tiêu Thiên niên kỷ về xoá đói giảm nghèo trước thời hạn 10 năm so với hạn đề ra của Tuyên bố Thiên niên kỷ, song những kết quả đạt được chưa thực sự bền vững Chương trình Mục tiêu quốc gia về giảm nghèo giai đoạn 2006-2010 đã giành ưu tiên cho đối tượng thuộc các nhóm dễ bị tổn thương như phụ

nữ, người dân tộc thiểu số, người già, người tàn tật, trẻ em Đẩy nhanh tốc độ giảm nghèo; củng cố thành quả giảm nghèo; nâng cao chất lượng cuộc sống và điều kiện sản xuất của nhóm hộ nghèo; tiến tới xóa nghèo trong toàn quốc Cần hạn chế tốc độ gia tăng khoảng cách về thu nhập, khoảng cách về mức sống giữa thành thị và nông thôn, giữa đồng bằng và miền núi, tạo cơ hội để thực hiện mục tiêu "dân giàu" là một hướng ưu tiên của cơ chế bảo đảm thực hiện và phát triển quyền con người Vấn đề giải quyết lao động và việc làm cần tiếp tục là một hướng ưu tiên quốc gia, không chỉ để giải quyết những vấn đề bức xúc hiện tại về dân số và phân công lao động xã hội mà có ý nghĩa cơ bản trong chiến lược phát triển con người Việt Nam đang tiếp tục triển khai các dự án vay vốn tạo việc làm, hỗ trợ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, hỗ trợ phát triển thị trường lao động Tuy nhiên thực

Trang 10

hiện ưu tiên quốc gia này vừa đòi hỏi phải nâng cao trình độ nguồn năng lực lao động đáp ứng nhu cầu hội nhập kinh tế thế giới vừa đòi hỏi các giá trị lao động của con người Việt Nam cần phải được tôn trọng và bảo vệ, bảo đảm thực hiện và phát triển quyền con người

Các chương trình cải cách pháp luật, cải cách hành chính và cải cách tư pháp cần tiếp tục được đẩy mạnh hướng tới xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước Ngăn chặn và đẩy lùi tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, phát huy dân chủ, bảo đảm thực hiện và phát triển quyền con người Tổ chức bộ máy nhà nước thống nhất có phân công rành mạch giữa các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp cần được phát triển theo hướng mọi quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, nhân dân giám sát, kiểm tra việc thực hiện quyền lực của nhà nước, đồng thời tạo cơ chế giám sát hữu hiện ngay trong tổ chức bộ máy nhà nước để chống lạm quyền, bảo đảm mọi tổ chức và cá nhân hoạt động tuân theo pháp luật, bình đẳng trước pháp luật

Chiến lược hoàn thiện Hệ thống pháp luật thực hiện nhiệm vụ xây dựng một hệ thống pháp luật đồng bộ, thống nhất, khả thi, công khai, minh bạch, một hệ thống pháp luật xã hội nhủ nghĩa của dân, do dân và vì dân Trọng tâm của chiến lược này

là củng cố cơ sở pháp lý về trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong việc thực thi các điều ước quốc tế nhân quyền mà Việt Nam tham gia; hoàn thiện chế độ bảo

hộ của Nhà nước đối với các quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, chế độ trách nhiệm của cơ quan nhà nước; hoàn thiện pháp luật về quyền giám sát của các cơ quan dân cử, quyền trực tiếp giám sát, kiểm tra của công dân đối với các hoạt động của các cơ quan, cán bộ, công chức nhà nước; thể chế hóa các chính sách về công bằng xã hội để đảm bảo mọi công dân được tiếp cận và hưởng thụ các loại dịch vụ công về văn hóa, giáo dục, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, cứu trợ xã hội, xoá đói giảm nghèo

Cải cách hành chính có trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính theo hướng đơn giản hóa và công khai, minh bạch các thủ tục hành chính, đồng thời đổi mới tổ chức bộ máy và hoạt động của chính phủ và hệ thống cơ quan hành pháp và các cơ quan hành chính nhà nước theo hướng thống nhất, tinh giản, gon nhẹ, hiện đại, phục

vụ nhân dân Luật hóa cơ cấu tổ chức và hoạt động của chính phủ, tổ chức bộ máy quản lý theo hướng quản lý đa ngành, đa lĩnh vực đồng thời quản lý chuyên sâu và

Ngày đăng: 12/04/2024, 17:01

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w