Nha đam là cây trồng đa dụng, có giá trị sử dụng và kinh tế cao Thật vậy, lợi ích của cây nha đam ngày càng được khẳng định rõ ràng qua các sản phẩm được bày bán trên thị trường như tron
TOÅNG QUAN
Nguồn gốc lịch sử – Phân loại thực vật
Từ xa xưa con người đã xem nha đam như một loại thảo dược Trong các tài liệu cổ của người Sumeri viết bằng chữ hình nêm trên các phiến đá nung được người ta tìm thấy ở thành phố Nippur cách đây vào khoảng 2200 năm trước công nguyên cho thấy người cổ xưa đã biết sử dụng lá cây nha đam làm thuốc tẩy xổ Còn ghi chép của người Ai Cập cổ đại trên giấy sậy cách đây 1550 năm trước công nguyên cho thấy họ đã biết dùng lá nha đam nguyên chất cùng một số loại thảo dược khác bào chế ra 12 bài thuốc khác nhau để chữa các loại bệnh nội và ngoại khoa một cách hiệu quả [1] Trên các văn tự cổ xưa cùng với các bằng chứng trên các vách đá , đền đài, sách vở y khoa của người Ba Tư cổ, người Ả Rập, La Mã, Ấn Độ, các bộ lạc ở Châu Phi, Châu Mỹ… đã chứng minh cây nha đam được sử dụng để chữa bệnh , tăng cường sinh lực và làm đẹp da
[28] Trên các vách đá của Kim Tự Tháp đã tìm thấy một số tư liệu, hình ảnh về việc nữ hoàng Ai Cập nổi tiếng là Merfertiti và Cleopatra đã sử dụng loại dược thảo này để chăm sóc và bảo vệ nhan sắc của mình [12][8]
Vào khoảng 400 năm trước công nguyên, nhựa và lá nha đam khô đã được bán sang Châu Á Vào khoảng 50 năm trước công nguyên, Clesins một thầy thuốc người Hy Lạp đã sử dụng nhựa nha đam làm thuốc tẩy Kể từ đó, nha đam đã được giới y học quan tâm và dùng rộng rãi trong Tây y và Đông y [2][15][16][20]
Người Trung Quốc gọi nha đam là lô hội vì lô là đen, hội là tụ lại, kết lại Lô hội có nghĩa là cây cho nhựa đen Nha đam được sử dụng ở Trung Quốc vào khoảng thế kỷ 7-8 đời Tùy-Đường [28] Các thầy thuốc Trung Quốc đã dùng nha đam để chữa bệnh sốt cao, co giật ở trẻ em Vào thế kỷ 17, nha đam được người Tây Ban Nha xuất sang Châu Mỹ và Châu Mỹ trở thành nơi sản xuất chính cây nha đam và rồi sau đó nha đam được xuất khẩu rộng rãi sang Châu AÂu [1]
Cây nha đam có nguồn gốc ở Châu Phi nhưng lại phát triển mạnh ở Địa Trung Hải[1] Theo thống kê của các nhà thực vật học thì hiện có khoảng 363 loại nha đam [27] được tìm thấy trên thế giới, bao gồm cả nha đam mọc hoang dại và được trồng trọt Riêng trong lĩnh vực dược nhìn chung có 4 loại nha đam có đặc tính dược tính cao đáp ứng được tiêu chuẩn dược thảo đó là Aloe Vulgaris
Lamk, Aloe Perryi, Aloe Ferox, Aloe Arborescens [12]
Năm 1720 cây nha đam được Cart Von Linne mô tả, đặt tên khoa học và phân loại như sau
* Thuộc ngành : Magnoliophytus (Ngọc Lan)
* Thuộc họ : Aloaceae (Lô hội)
Tên khoa học của nha đam là Aloe vera, tên này được giới khoa học thừa nhận rộng rãi và sử dụng cho đến ngày nay [23][1]
Đặc điểm thực vật
Nha đam là loài cây có thân hóa gỗ, ngắn, to, thô Có chiều cao từ 50-70 cm và chu vi của mỗi cây từ 70-140 cm
Lá không cuống, dạng kiếm, mọc nghiêng, mọc khít nhau xếp thành tầng theo hình xoắn ốc Lá có chiều dài 40-70 cm, chiều rộng 5-10 cm và chiều dày
Mép lá dày, có từ 20-30 đôi gai màu trắng thô, cứng và thưa
Lá nha đam có cấu tạo gồm 2 thành phần chính: lớp vỏ cứng màu xanh bên ngoài bao lấy phần thịt màu trắng bên trong dạng gel Khi cắt ngang lá ta thấy nhựa nha đam có màu vàng nhạt, nhựa này khi được cô lại chuyển sang màu đen và có mùi rất hắc
Thịt lá (dạng gel) là phần chính dùng để chế biến trong công nghệ thực phẩm và mỹ phẩm, còn phần nhựa được sử dụng chính trong ngành dược
Hoa nha đam mọc ở chính giữa bụi Hoa mọc thành chùm và có thân mang chùm hoa dài khoảng 1m mọc thẳng đứng Hoa có màu vàng xanh lục nhạt, mới đầu mọc đứng sau rũ xuống, dài khoảng 3 – 4 cm Hoa to đều có các màng bao quanh tạo hình ống, thường nở vào mùa xuân và mùa thu Quả nang hình trứng, thuôn dài, lúc đầu xanh sau chuyển sang nâu, bên trong quả chứa nhiều hạt
2.2.2 Đặc điểm vi phẫu lá nha đam [4][5]
Lá nha đam cắt ngang có những đặc điểm sau: biểu bì dày, mô mềm, phần ngoài gồm các tế bào thành mỏng chứa những hạt diệp lục, phần giữa lá thì mô mềm gồm các tế bào to hơn chứa chất nhầy Một số tế bào mô mềm có chứa tinh thể Canxi oxalat hình kim Ở ranh giới hai vùng mô mềm có một vòng các bó libe gỗ Mỗi bó libe gỗ gồm các mạch gỗ ở giữa và libe ở xung quanh Phía ngoài libe có một lớp tế bào to chứa các dẫn chất anthraquinon Các tế bào này chạy dọc bó libe gỗ, vì có vách ngang mỏng nên dễ rách làm cho dịch chứa hoạt chất dễ chảy ra sau khi thu hoạch lá
Các phương pháp thu và chế biến nhựa nha đam
Nhựa thu được khi cắt lá cây nha đam gọi là nhựa thô (chưa qua các biện pháp xử lý) sau khi cô đặc lại gọi là nhựa Nguyên tắc chung để thu nhựa nha đam là lấy dịch chảy ra từ lá rồi cô đặc lại, nhưng tùy từng vùng cách thu nhựa nha đam có khác nhau
2.3.1 Phương pháp ở Cáp (Nam Châu Phi)
Cắt tận gốc lá xếp thành đống cao 1m, ở miệng hố đào dưới đất có lót da dê hay da ngựa, lá xếp càng lên trên càng vươn ra để nhựa thô chảy vào hố Sau
24 giờ khi nhựa thô đã chảy hết thì bỏ lá đi, lấy nhựa thô cô để bốc hơi từ 4 đến
5 giờ trong nồi đồng Khi cô rất vất vả vì mùi và khói rất hắc Đun quá thì bị cháy, đun chưa đủ thì nha đam bị mềm, cho nên người ta thường tập trung vào một xưởng riêng để cô đặc Sau khi cô xong và để nguội thu được sản phẩm nhựa
Cắt lá xếp vào thùng hình chữ V, đầu lá cắt quay xuống dưới Nhựa thô sẽ tự chảy ra, không cần ép Cô đặc trong nồi đồng Để nguội ta thu được nhựa nha ủam
• Cắt nhỏ lá, giã và ép, để lắng 24 giờ, gạn, nước thu được đem cô ở ngoài nắng hay đun cho đặc Phương pháp này cho nhựa nha đam không được tốt lắm vì lẫn nhiều tạp chất
• Có thể ngâm lá giã thái nhỏ với nước, lọc lấy nước Đun bã với một số nước nữa, trộn chỗ nước sau với nước trước Cô đặc lại ta thu được nhựa nha ủam
• Có thể cho lá thái nhỏ vào rỗ bằng dây thép, nhúng 10 phút vào thùng nước sôi tiếp tục làm như thế với lượt lá mới cho đến khi có một thứ nước đen đặc thì đem gạn và cô đặc, ta sẽ thu được nhựa nha đam
Do phương pháp chế tạo khác nhau, nên nhựa nha đam thu được cũng khác nhau Nhựa nha đam dùng làm thuốc là những cục có dạng tinh thể, màu từ nâu đến đen óng ánh, xanh hay đỏ tùy theo loại Khi khô thì rắn, giòn, dễ tan Nhựa nha đam tan trong rượu ( nhiều nhất trong rượu 80 0 ), ít tan trong nước lạnh, hoàn toàn tan trong nước sôi, nước kiềm, hầu như không tan trong ete, clorofoc, benzen, ete dầu hỏa Nhựa nha đam để nguội sẽ lại cho cặn Nhựa nha đam có vị rất đắng, mùi đặc biệt do một chất tinh dầu chưa rõ thành phần
Thành phần hóa học nhựa nha đam – Giá trị dinh dưỡng
Aloe emodin (chất này không có trong dịch nha đam tươi): trong nhựa nha đam Aloe emodin chiếm khoảng 0,05-0,50% Chất này tan trong ete, cloroform, benzen và kết tinh hình kim màu vàng cam [22]
Bacbaloin: chiếm 15-30% thành phần của nhựa nha đam Nó là bột kết tinh hình kim màu vàng chanh đến vàng sẫm, vị đắng, đen dần ngoài không khí và ánh sáng, tan trong nước, cồn, axeton, amoniac, hydroxyd kiềm, rất ít tan trong benzen, cloroform, ete Bacbaloin cũng như những loại C-glycozit khác, rất khó bị thủy phân bằng acid [4][14] Bacbaloin là một anthraglucosid và là một glucosid của aloe emodin Bacbaloin cũng có tác dụng tẩy như aloe emodin bằng cách hấp thụ vào máu, kích thích niên mạc ruột gây ra phản ứng tẩy [49] Ngoài ra bacbaloin còn kích thích sự phát triển của vi khuẩn Eubacterium sp giúp quá trình bài tiết các chất cặn bã [45]
Công thức hoá học của Bacbaloin
Gồm có aloezin được xác định cấu trúc năm 1970 và aloenin được xác định naêm 1972
Nha đam chứa rất nhiều vitamin như B1, B2, B3, B6, B12, A, C, E… trừ vitamin D Trong đó hàm lượng vitamin A (B-caroten), C và E rất cao Đặc biệt
Aloe Vera có chứa nhiều vitamin B12
Có trong lớp chất nhầy của các tế bào xung quanh lớp gel bên trong của lá Nó được biết đến là một mucopolysaccharid, có tác dụng làm tăng cường hệ thống miễn dịch và giúp giải độc Aloe vera chứa 2 loại đường: monosaccharid và polysaccharid Các loại đường này sẽ được tiêu hóa ngay chứ không bị bẽ gãy mạch phân tử như các loại đường khác Một số đường trong số polysaccharid không được hấp thụ sẽ bám vào các tế bào dọc theo thành ruột và trở thành lớp áo bảo vệ vững chắc, chống lại bệnh viêm đường ruột
Nha đam chứa các loại chất khoáng cần thiết cho cơ thể như calci, kali, natri, phosphorus, magnesi… đặc biệt là chất chống oxy hoá selen Các chất này giúp tăng cường sinh lực, chống mệt mỏi phát sinh từ các sinh hoạt thường nhật Những khoáng chất này giữ chức năng chuyên biệt cho những hệ enzym khác nhau vì bất kỳ con đường trao đổi chất nào đều cần phải có chất khoáng và các nguyên tố vi lượng cho dù chỉ cần một lượng rất nhỏ
Có 22 loại acid amin cần thiết cho cơ thể con người để tạo thành prôtêin, trong đó nha đam đã chứa đến 20 loại Điều quan trọng hơn cả là có 8 loại acid amin cơ thể con người không tự tạo ra mà chỉ hấp thụ trực tiếp từ thức ăn bên ngoài thì nha đam đã chứa đến 7 loại trong số 8 loại này Ngoài ra nha đam còn có 11 loại acid amin trong 12 thứ acid amin phụ mà cơ thể đòi hỏi
Lignin có tác dụng thu hút các chất dinh dưỡng vào các tổ chức tế bào dưới da , kích thích hệ thống tuần hoàn máu dưới da, kìm hãm sự lão hóa của tế bào da
Có rất nhiều enzym như oxydase, amylase, catalase, lipase, protease… Trong đó lypase và protease là quan trọng nhất vì chúng có khả năng phân giải lipid, protein, tăng cường quá trình tiêu hóa
Chiếm tỷ lệ 3% trong gel nha đam Có tác dụng thanh lọc trong cơ thể Ngoài ra saponin còn có thể kháng lại vi khuẩn, virus, nấm rất tốt
Gồm 4 loại steroid: cholesterol, campesterol, B-sitosterol và lupeol Một số steroid có tác dụng kháng viêm
Là một hợp chất tương tự như aspirin, có tác dụng chống viêm và kháng khuaồn
Anthraquinon là những hợp chất phenolic Trong nhựa cây nha đam có
12 hợp chất phenolic Anthraquinon có tác dụng kích thích niêm mạc ruột, nhuận trường, làm giảm đau, trị viêm da, ngăn ngừa sự xâm nhập của các độc tố vi khuẩn Nhựa nha đam với liều nhỏ 0,02 - 0,06 g giúp cho việc hấp thụ thức ăn từ dạ dày vào ruột, thông mật Liều 0,2 – 0,5 g có tác dụng tẩy xổ Do đó ở những loại nước uống dinh dưỡng thương mại hiện nay, người ta phải tìm cách loại bỏ thành phần anthraquinon
Tác dụng chữa bệnh của nha đam trong y học
2.5.1 Một số nghiên cứu về tác dụng của nha đam trong điều trị [1][3][21]
Năm 1934 người ta dùng phần vỏ của lá nha đam để chữa trị các vết bỏng do tia phóng xạ [39][34]
Năm 1945 nhà bác học người Nga Filatov đã phát hiện nước ép nha đam chữa được nhiều bệnh ngoài da và bệnh phổi Đặc biệt ông còn phát hiện ra rằng nếu đặt lá nha đam vào bóng tối và lạnh nó sẽ sinh ra các kích thích tố (biostimuline) Nó là tiền đề để ông đưa vào sản xuất Filatov từ chiết suất nha đam Qua các nghiên cứu và thử nghiệm, các bác sỹ Liên Xô đã so sánh loại thuốc Filatov từ nha đam có tác dụng cao hơn thuốc Filatov từ nhau thai Ở những cuộc thí nghiệm với các lô chuột bị tiêm chất độc strychnin liều tử vong 100%, Filatov từ nha đam cứu sống được 35% còn Filatov từ nhau thai chỉ cứu được 4% Các nghiên cứu tiếp theo đều cho thấy nha đam có đặc tính kháng sinh cao, chữa lành nhiều vết thương ngoài da cũng như răng miệng, dạ dày, đại tràng [23][47]
Năm 1953 các nhà nghiên cứu ở Ủy ban nguyên tử Hoa Kỳ đã tuyên bố là lá nha đam chữa lành các vết bỏng phóng xạ trên xúc vật thí nghiệm nhanh hơn 50% các biện pháp khác
Năm 1978, G.R.Waller thuộc trường đại học tổng hợp bang Oklahoma đã báo cáo chi tiết về phần vỏ và phần nhựa của cây nha đam có chứa nhiều acid amin tự do, các đường đơn, B-sitosterol, lupeol, trong đó B-sitosterol có tác dụng chống viêm, làm giảm đau và chống các vi sinh vật [26] [29][34][38]
Năm 1980 John Heggars ở trung tâm bỏng trường đại học tổng hợp Chicago đã phát hiện ra acid salicylic trong lá nha đam, điều này có thể lý giải và chứng minh về việc nha đam có thể chống viêm nhiễm [40][41] và làm giảm đau [31] Từ cuối năm 1980 và cả thập niên 1990, các nhà khoa học Mỹ đã tập trung vào nghiên cứu tác dụng của nha đam trên AIDS Một số báo cáo đã cho thấy khả năng kìm hãm và tiêu diệt HIV của nha đam [3][32]
Năm 1994, FDA (Food and Drug Administration) đồng ý cho thử nghiệm các chế phẩm nha đam trên những người mắc bệnh AIDS Các cuộc nghiên cứu vẫn còn đang tiếp tục tiến hành Ngoài ra còn cho thấy nha đam có khả năng ức chế tế bào ung thư [24][35]
Tóm lại các nghiên cứu đã cho thấy nha đam có tác dụng kích thích hệ thống miễn dịch, chúng còn có khả năng chống lại các khối u Tuy nhiên các nhà khoa học vẫn chưa khẳng định được là nha đam có thể thay thế các loại thuốc đặc trị hay chỉ nên dùng như một loại dinh dưỡng bổ sung cho sức đề kháng của cơ thể
Hiện nay các nhà nghiên cứu chỉ có thể khẳng định nha đam có thể sử dụng trong các bệnh như: lành vết thương, tiểu đường [33][39], nhiễm phóng xạ, nhuận trường [16][32][39], viêm da, HIV, ung thư, viêm loét dạ dày [8][46], đau nhức kinh niên, dị ứng, huyết áp cao [7][15], kháng khuẩn, táo bón, trĩ, phong thấp, mát gan, côn trùng đốt, rối loạn tiêu hóa [12]
Ngày nay các chiết xuất từ nha đam được sử dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp sản xuất bào chế dược liệu, mỹ phẩm, nước uống thiên nhiên
- Liều nhỏ từ 0,05 đến 0,10g nhựa (tương đương với khoảng 50-100g lá nha đam tươi) mỗi ngày có tác dụng kích thích niên mạc ruột, trợ tiêu hóa ,bài tiết phân
- Liều cao 1-2g/ngày, có tính nhuận tràng, xổ hay xổ mạnh tùy nguồn gốc và tùy theo cơ thể mỗi người
- Liều độc 8g nhựa trở lên có thể gây ngộ độc, chết người
CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA
VÀ THÍ NGHIỆM Đề tài nghiên cứu được chia làm 2 phần
- Điều tra giống và kỹ thuật canh tác nha đam Aloe sp ở một số huyện ngoại thành TPHCM và thị xã Phan Rang-Tháp Chàm
- Đánh giá khả năng dùng làm thuốc của các giống nha đam điều tra
3.1 ĐIỀU TRA GIỐNG VÀ KỸ THUẬT CANH TÁC NHA ĐAM (ALOE SP.) Ở MỘT SỐ HUYỆN NGOẠI THÀNH TPHCM VÀ THỊ XÃ PHAN RANG THÁP CHÀM
Thước dây cm (Việt Nam)
Thước nhựa cm (Việt Nam)
Thông qua sở nông nghiệp thành phố, trung tâm khuyến nông của tỉnh, trạm khuyến nông, phòng nông nghiệp của huyện xác định các khu vực có trồng nha đam sau: xã Phạm Văn Hai – huyện Bình Chánh, trạm khuyến nông Nhị Xuân – huyện Hoóc Môn, xã Văn Hải – thị xã Phan Rang-Tháp Chàm
Tại các địa phương này chọn các hộ sản xuất tiêu biểu, có tiếng từ lâu trong nghề trồng nha đam và có diện tích trồng tương đối lớn Điển hình:
* Lê Văn Rồng: 7K7/1 - Ấp 7 - xã Phạm Văn Hai – huyện Bình Chánh TPHCM với diện tích 7000 m 2
* Trạm khuyến nông Nhị Xuân huyện Hoóc Môn với diện tích 3000 m 2
* Nguyễn Thị Thu: 43/82 – đường Trường Chinh – thôn Văn Sơn – xã Văn Hải thị xã Phan Rang-Tháp Chàm với diện tích 2000 m 2
Aùp dụng biện pháp điều tra truyền thống bằng cách phỏng vấn các hộ troàng nha ủam
Quan sát đo đếm ngoài đồng ruộng Mỗi địa điểm điều tra ta chọn một diện tích điển hình cho một giống, rồi chọn 5 cây theo 2 đường chéo hình chữ nhật (cố định mỗi cây 3 lá) và đo đếm các chỉ tiêu: chiều dài lá, chiều rộng lá, chiều dày lá, trọng lượng lá, số lá trên cây, chiều cao cây, độ nghiêng của lá so với trục chính, số đôi gai trên một lá
Cách thức đo các chỉ tiêu: chọn lá trưởng thành (lá cho thu hoạch) để đo Lá cho thu hoạch là lá không còn lớp phấn trắng ở trên bề mặt lá và nằm ở phía ngoài cùng nhưng không phải lá chân ( lá già: có màu vàng đỏ, lá ngắn và mập)
* Chiều dài lá: đo từ phần lá dính vào thân lên đến đỉnh lá
* Chiều rộng lá: đo phần rộng nhất của lá ( đo sát gốc)
* Chiều dày lá: tách lá ra khỏi cây, dùng dao cắt ngang phần to nhất (phần có nhiều thịt nhất) và đặt thước theo bề ngang của lá để đo bề dày
* Độ nghiêng của lá so với trục chính: độ nghiêng lá trưởng thành nằm ở đoạn giữa cây
* Chiều cao cây: đo sát mặt đất lên đến đỉnh của lá cao nhất
* Trọng lượng lá: tách lá ra khỏi cây và mang lên cân để xác định trọng lượng
* Số lá trên cây và số đôi gai trên lá: đếm hết số lá trên cây và số gai trên lá
Công việc điều tra được tiến hành trong thời gian từ 20/08/2005 – 20/10/2005
Đánh giá khả năng dùng làm thuốc của các giống nha đam điều tra
- Địa điểm: thí nghiệm tiến hành tại Bộ Môn Hóa Dược – Khoa Dược – Trường Đại Học Y Dược TPHCM
- Thời gian: thí nghiệm tiến hành trong thời gian từ 20/10/2005 đến 30/12/2005
3.2.2 Vật liệu và dụng cụ nghiên cứu
- Các giống nha đam thu thập được trong quá trình điều tra
3.2.2.2 Duùng cuù – Trang thieỏt bũ
Cân điện tử (Ohaus, Mỹ)
Các loại pipette 1 ml, 2 ml, 5 ml, 10 ml (Nichiryo, Nhật)
Bình caàu 100 ml ẹúa petri
Caõn 500 g (Vieọt Nam) Ống sinh hàn
Bình định mức 50 ml, 100 ml, 1000 ml
Máy đo độ ẩm ( Sartorius MA 45)
- Chọn lá trưởng thành (lá không còn lớp phấn trắng ở phía trên bề mặt lá), lá xanh tốt, không bị sâu bệnh, không bị rách và có cùng độ tuổi
- Dùng nước rửa và lau sạch lá rồi cho vào từng bọc nylông tương ứng với từng gioáng
- Ghi đầy đủ các thông tin về mẫu ( ngày lấy mẫu, địa điểm lấy mẫu, tên mẫu)
- Vận chuyển mẫu về phòng thí nghiệm
- Mẫu sẽ được để ở nơi thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp
- Xử lý mẫu ngay sau khi lấy về
3.2.3.2 Chiết xuất: dựa theo hai phương pháp sau đây:
Sơ đồ 1 Chiết xuất nhựa nha đam từ lá nha đam xay nhỏ
Phần nhựa thu được ở phương pháp này sau khi qua sấy vẫn không khô do có lẫn rất nhiều thành phần khác Vì thế không đáp ứng đủ tiêu chuẩn dược điển Việt Nam III Do đó ta không thể áp dụng phương pháp này để thu hồi nhựa nha đam
Sơ đồ 2 Chiết xuất nhựa nha đam từ lá nha đam nguyên
Phần nhựa thu được theo phương pháp này đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn của dược điển Việt Nam III Do đó ta chọn phương pháp này để thu nhựa nha ủam
Nguyên tắc: dựa vào phương pháp sấy hồng ngoại để đo độ ẩm Độ ẩm được đo trên máy Sartorius MA 45 Từ độ ẩm ta xác định được lượng nhựa nha đam theo công thức sau m = 0,3
0,3: khối lượng nhựa nha đam (gam) ĐA: độ ẩm đo được trên máy (%)
3.2.3.4 Xác định hàm lượng dẫn chất hydroxyanthracen [6]
Cắt bỏ phần chaân Caân Dựng đứng lá Hướng nhựa Saáy 60 0 C
Nhựa Định lượng hàm lượng dẫn chất hydroxyanthracen bằng phương pháp đo độ hấp thụ (Abs) trên máy UV Nguyên tắc của phương pháp này dựa vào phản ứng tạo màu của sắt (III) với nhóm OH (phenol) sẽ cho màu hồng hay màu tím Màu tím của phức hợp này cho độ hấp thụ cực đại ở bước sóng (λ max ) 512nm Độ hấp thụ trên biến đổi tuyến tính với nồng độ hydroxyanthracen Dựa vào đó có thể xác định hàm lượng hydroxyanthracen Hàm lượng dẫn chất hydroxyanthracen theo bacbaloin được tính theo công thức m
%- A: độ hấp thụ đo ở bước sóng 512 nm
- m: lượng bột dược liệu đã trừ độ ẩm tính theo gam
- X: hàm lượng dẫn chất hydroxyanthracen tính theo bacbaloin
Theo tiêu chuẩn dược điển Việt Nam III nhựa của Aloe Vera có hàm lượng dẫn chất hydroxyanthracen không dưới 28% Nhựa của Aloe Ferox có hàm lượng dẫn chất hydroxyanthracen không dưới 18%
3.2.3.5 Xử lý kết quả bằng thống kê [17] a Xác định hàm lượng dẫn chất hydroxyanthracen theo phương pháp đánh giá một mẫu không phân nhóm 15]
- Bước 1: Tìm trung bình cộng của mẫu
- Bước 3: Tìm độ lệch tiêu chuẩn SD
- Bước 4: Tìm giá trị ngoại lệ OL
- Bước 5: Tìm độ sai tiêu chuẩn của mẫu ( SEM )
- Bước 6: Tìm khoảng tin cậy CI ( confidence interval ) ở mức độ tin cậy là 95% Với n – 1 thì ta sẽ tìm được giá trị t ở mức tin cậy 95% ( bằng cách tra bảng T)
- Bước 7: Tìm khoảng tin cậy CI
- Bước 8: Tìm giới hạn tin cậy ( CL)
Giới hạn tin cậy trên ( UCL )
Giới hạn tin cậy dưới ( LCL )
- Bước 9: Tìm hệ số biến thiên
SD b Đánh giá và kiểm định bằng kiểm định t cho 2 nhóm độc lập
- Bước 1: So sánh hàm lượng của 2 mẫu
Ho hai mẫu khác nhau không có ý nghĩa X 1 = X 2
Hλ hai mẫu khác nhau có ý nghĩa X 1 # X 2
- Bước 2: Tính SE bằng phương pháp cấp tốc
E 1 = Xlớn 1 – Xbé 1 tra bảng với n-6 → kn
E 2 = Xlớn2 – Xbé 2 tra bảng với n-6 → kn
- Bước 3: Tìm giới hạn tin cậy t t = ( 2 2 )
Với đô tự do (n 1 -1) + (n 2 - 1) tra bảng t một chiều ta được 2 giá trị t 0 , 5 và t 0 , 1
Nếu t > t 0 , 1 > t 0 , 5 : Không chấp nhận Ho và hàm lượng của hydroxyanthracen ở 2 mẫu khác nhau có ý nghĩa
Nếu t < t 0 , 5 < t 0 , 1 : Chấp nhận Ho và hàm lượng của hydroxyanthracen ở 2 mẫu khác nhau không có ý nghĩa.